Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Những rủi ro, hiểm họa do biến đổi khí hậu gây ra và đề xuất biện pháp thích ứng trong xu hướng biến đổi khí hậu ở 2 xã nghi văn, nghi kiều thuộc huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 99 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÍ - QLTN
---------------551.6

TRẦN THỊ PHƯƠNG CHI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

NHỮNG RỦI RO, HIỂM HỌA DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÂY RA VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG TRONG XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ở 2 XÃ NGHI VĂN, NGHI KIỀU THUỘC HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

Ngành:Quản lí tài ngun & mơi trường

Nghệ An, năm 2015


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Thu Hà

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÍ - QLTN
----------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài

NHỮNG RỦI RO, HIỂM HỌA DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÂY RA VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG TRONG XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


Ở 2 XÃ NGHI VĂN, NGHI KIỀU THUỘC HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

Ngành:Quản lí tài nguyên & môi trường

Người hướng dẫn

: ThS Võ Thị Thu Hà

Người thực hiện

: Trần Thị Phương Chi

Lớp

: 52K2 Quản lí TN&MT

Nghệ An, năm 2015

SVTH: Trần Thị Phương Chi

1

MSSV: 1153076016


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Thu Hà

LỜI CẢM ƠN

Quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài là một cơ hội rèn luyện, học hỏi
quan trọng trong cuộc đời tôi. Trong q trình thực hiện,tơi gặp rất nhiều
khó khăn, vướng mắc, tuy nhiên tôi đã may mắn nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ, động viên để vượt qua mọi trở ngại và có thể hồn thành khóa luận này.
Đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới ThS. Võ Thị Thu Hà, người
đã chỉ dẫn tận tình các vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu và dành
nhiều thời gian q báu giúp tơi có thể hồn thành đề tài nghiên cứu này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Địa lý – QTN
cùng các thầy cô và các cán bộ xã Nghi Văn và xã Nghi Kiều đã tạo điều kiện
giúp đỡ tơi hồn thành đề tài này.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tơi đã chia sẻ,
động viên khích lệ và cùng tranh luận với tơi trong q trình học tập và thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, 15 tháng 5 năm 2015.
Sinh viên
Trần Thị Phương Chi

SVTH: Trần Thị Phương Chi

2

MSSV: 1153076016


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tính mới của đề tài........................................................................................ 2

3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
6. Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
8. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU...... 5
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 5
1.1.1. Một số khái niệm về thiên tai .................................................................. 5
1.1.2. Tổng quan về biến đổi khí hậu ................................................................ 8
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 14
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về đánh giá rủi ro và đề xuất thích ứng với thiên
tai trong bối cảnh BĐKH trên thế giới ............................................................ 14
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về đánh giá rủi ro và đề xuất thích ứng với thiên
tai trong bối cảnh BĐKH ở Việt Nam ............................................................ 23
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về đánh giá rủi ro và đề xuất thích ứng với thiên
tai trong bối cảnh BĐKH ở Nghệ An.............................................................. 27
Chương 2: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở 2 XÃ NGHI VĂN, NGHI
KIỀU, HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN ......................................... 29
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu ...29
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc ......... 29


2.1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của 2 xã Nghi Văn
và xã Nghi Kiều của huyện Nghi Lộc ............................................................. 36
2.2. Kết quả nghiên cứu tại địa bàn 2 xã Nghi Văn, Nghi Kiều. .................... 45
2.2.1. Các hiểm họa tự nhiên và biện pháp khắc phục về thời tiết khí hậu tại 2
xã Nghi văn, Nghi Kiều của Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.................................... 45

2.2.2. Tính trạng dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng với các vấn đề do
BĐKH……...................................................................................................... 56
2.2.3. Năng lực thích ứng với BĐKH trong quản lý thiên tai của chính quyền
địa phương (CQĐP) ........................................................................................ 67
2.2.4. Năng lực thích ứng với BĐKH trong phịng ngừa, ứng phó thiên tai của
người dân ......................................................................................................... 73
Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI THIÊN TAI
TRONG BỐI CẢNH BĐKH Ở 2 XÃ NGHI VĂN VÀ NGHI KIỀU
THUỘC HUYỆN NGHI LỘC-TỈNH NGHỆ AN ...................................... 77
3.1. Các nguyên tắc và định hướng xây dựng biên pháp thích ứng, hành động
ứng phó với BĐKH ở 2 xã Nghi Kiều , Nghi Văn.......................................... 77
3.2. Nhóm các giải pháp thích ứng ................................................................ 80
3.3. Biện pháp thích ứng đối với Biến đổi khí hậu ........................................ 81
3.3.1 Các giải pháp thích ứng trong nơng nghiệp ........................................... 82
3.3.2 Các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực lâm nghiệp ............................... 82
3.3.3 Các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực ngư nghiệp............................... 82
3.3.4 Các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực y tế và sức khỏe . ..................... 83
3.3.5. Về cơ sở hạ tầng: ................................................................................... 83
3.3.6. Về nâng cao nhận thức về BĐKH ......................................................... 83
3.4 Nhóm các giải pháp hỗ trợ gồm : .............................................................. 84
3.5. Nhóm các giải pháp giảm thiểu BĐKH ................................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Một số chính sách, kế hoạch hành động quốc gia .......................... 15
Bảng 1.2: Các giải pháp thích ứng cho nơng nghiệp ...................................... 18
Bảng 2.1. Phân bố dân cư tại các xã ................................................................. 33
Bảng 2.2. Giá trị và tỷ trọng giữa các ngành kinh tế năm 2013 ..................... 35

Bảng 2.3. Các hiểm họa tự nhiên ở 2 xã Nghi văn, Nghi Kiều 10 năm gần đây............ 46
Bảng 2.4. Xếp hạng những hiện tượng thời tiết cực đoan tại 2 xã Nghi Văn,
Nghi Kiều. ....................................................................................................... 46
Bảng 2.5. Số đợt rét đậm, rét hại ở 2 xã Nghi Văn , Nghi Kiều năm 2005 2014 ................................................................................................................. 54
Bảng 2.6. Mức độ tác dộng của BĐKH đến nguồn nước sinh hoạt................ 57
Bảng 2.7. Mức độ tác dộng của BĐKH đến nguồn nước, sản xuất nông nghiệp ..58
Bảng 2.8. Mức độ tác dộng của BĐKH đến sức khỏe, y tế ............................ 60
Bảng 2.9. Mức độ tác dộng của BĐKH đến cây trồng và vật nuôi ................ 61
Bảng 2.10. Mức độ tác dộng của BĐKH đến ô nhiễm môi trường ................ 63
Bảng 2.11. Mức độ tác dộng của BĐKH đến rừng ......................................... 64
Bảng 2.12. Mức độ tác dộng của BĐKH đến nhà cửa, giao thông ................. 66
Bảng 2.13. Nhận thức về BĐKH của CQĐP .................................................. 67
Bảng 2.14. Bảng phân công nhiệm vụ PCLB-TKCN xã Nghi Kiều, Nghi Văn
năm 2014 ......................................................................................................... 69
Bảng 2.15. Sự thích ứng với BĐKH trong quản lý thiên tai của chính quyền
xã Nghi Kiều năm 2012 .................................................................................. 71
Bảng 2.16. Nhận thức về BĐKH của người dân địa phương ......................... 73
Bảng 2.17. Vai trò của nhân dân trong việc phòng ngừa, ứng phó với thiên tai ....74


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1.Nhiệt độ trái đất trong vịng 140 năm qua ...................................... 10
Hình 1.2. Hiện tượng bất thường của thời tiết bang tan…………..…………25
Hình 1. 3. Mực nước biển dâng giai đoạn1960 - 2003 ................................... 11
Hình 1. 4.Các hiện tượng thiên tai .................................................................. 12
Hình 2.1. Bản đồ huyện Nghi Lộc .................................................................. 29
Hình 2.2. Bản đồ địa chính xã Nghi Văn ........................................................ 37
Hình 2.3. Bản đồ xã Nghi Kiều ......................................................................... 41
Hình 2.4. Lúa bị ngập úng do lũ lụt ................................................................ 49
Hình 2.5. Nhà bị ngập nước ............................................................................ 49

Hình 2.6. Những hình ảnh do bão gây nên ..................................................... 52
Hình 2.7. Những hình ảnh phịng chống ......................................................... 52
Hình 2.7. Biến đổi khí hậu làm giảm năng suất xản xuất vụ mùa. ................. 59
Hình 2.8. Bệnh long móng, lở mồm................................................................ 62
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lí phịng chống thiên tai của CQĐP ...... 68


CHỮ VIẾT TẮT

DBTT

DỰ BIẾN THIÊN TAI

BĐKH

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

NA

NGHỆ AN

TN-MT

TÀI NGUN – MƠI TRƯỜNG

UBND

ỦY BAN NHÂN DÂN


PCLB-TKCN PHỊNG CHƠNG LŨ BÃO – TÌM KIẾM CỨU NẠN
CQĐP

CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

HTX

HỢP TÁC XÃ

ATNĐ

ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI

KT – XH

KINH TẾ - XÃ HỘI

BCH

BAN CHỈ HUY

TCN

TRƯỚC CÔNG NGUYÊN

TTH

THỪA THIÊN HUẾ



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Thu Hà

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu tồn cầu là một chủ đề “nóng” trong các chương trình
nghị sự hiện nay ở cấp quốc gia và quốc tế. Vấn đề này báo hiệu một sự phát
triển thiếu bền vững bởi xu hướng ngày càng gia tăng các thảm họa (sóng
thần, động đất, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất, nước biển dâng, …), và thiên tai, các
hiện tượng thời tiết cực đoan có thể cướp đi sinh mạng con người, của cải vật
chất bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu trên trái đất này. Trong đó người dân nông
thôn, ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng ở các nước đang phát triển là nhạy
cảm nhất và chịu tác động từ thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, từ
biến đổi khí hậu lớn nhất bởi một số đặc thù của nhóm người này, nhóm
người yếu thế hơn trong xã hội, thiếu tài chính, kỹ thuật và tiếng nói. Chính
những điều này đe dọa, tác động tới cuộc sống người dân và an ninh lương
thực của loài người.
Việt Nam, với đường bờ biển dài 3260km và hàng chục triệu người dân
sinh sống nơi đây, là quốc gia chịu tác động lớn nhất của BĐKH. Theo Ngân
hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm quốc gia ở châu Á và Thái
Bình Dương chịu tác động mạnh mẽ nhất khi nước biển dâng, gây ra ngập lụt
tới mức có thể nhấn chìm hàng triệu hecta đất canh tác. Nếu nước biển dâng
lên cao khoảng 1m thì sẽ có khoảng 10% dân số chịu tác động trực tiếp và có
thể mất khoảng 10% GDP. Nếu khơng có ứng phó kịp thời nào thì Việt Nam
sẽ mất đi ít nhất 12,2% diện tích đất, là nơi sinh sống của 23% dân số; 22
triệu người dân Việt Nam sẽ mất nhà cửa; và 45% đất canh tác nông nghiệp
tại Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa lớn của Việt Nam, sẽ bị ngập chìm
trong nước biển. Nếu điều này xảy ra thì ước tính sẽ có khoảng 40 triệu người
hay hơn một nửa dân số Việt Nam sẽ bị tác động trực tiếp.

Nghi Lộc là huyện có điều kiện tự nhiên khá phức tạp, là huyện gần biển
nhưng diện tích rừng núi nhiều, địa hình bị chia cắt, điều kiện lập địa trong
vùng hết sức cực đoan, tốc độ xói mịn rửa trơi mạnh. Khí hậu thành hai mùa

SVTH: Trần Thị Phương Chi

1

MSSV: 1153076016


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Thu Hà

rõ rệt, mùa nắng nóng thường khơ hạn do gió Nam Lào gây nên, mùa mưa
thường bị gió bão,lũ lụt, rét đậm, rét hại. Nghi Văn, Nghi Kiều là 02 xã miền
núi phía tây của huyện, là 2 địa phương ảnh hưởng trực tiếp từ biến đổi khí
hậu do thiên tai gây nên. Bởi nguy cơ thảm họa thường ít được chú ý do nhiều
nguyên nhân, hoặc chưa có các biện pháp tổng hợp đủ mạnh và “chuyên
nghiệp”, cho đến khi biến cố nghiêm trọng xảy ra, lúc đó hậu quả sẽ khơn
lường. Do đó, cần chú ý đúng mực sự “phịng ngừa”, tránh việc chỉ “giải
quyết hậu quả” mà khơng phịng ngừa, thích ứng. Thích ứng là xu thế tất yếu
trong vấn đề biến đổi khí hậu tồn cầu hiện nay, nhằm giảm thiểu tác động
của BĐKH lên cuộc sống con người, và biện pháp phù hợp. Xuất pháp từ thực
trạng này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Những rủi ro, hiểm họa do biến
đổi khí hậu gây ra và đề xuất biện pháp thích ứng trong xu hướng biến đổi
khí hậu ở 2 xã Nghi Văn, Nghi kiều thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
2. Tính mới của đề tài
- Tìm hiểu các hiểm họa tự nhiên ở 2 xã Nghi Văn và xã Nghi Kiều của

huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An trong xu hướng ảnh hưởng của BĐKH.
- Tìm hiểu năng lực quản lý và phòng ngừa thảm họa, phân tích tình
trạng diễn biến thời tiết do thiên tai trong xu hướng biến đổi khí hậu.
- Đề xuất các biện pháp thích ứng với BĐKH ở địa bàn nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu những rủi ro các hiểm họa tự nhiên, khả năng dễ bị ảnh hưởng
và năng lực ứng phó của cộng đồng các xã Nghi Văn, Nghi Kiều của huyện
Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Xây dựng một số biện pháp thích ứng với thiên tai
dựa vào cộng đồng, góp phần giảm thiểu tác hại do thiên tai trong bối cảnh bị
ảnh hưởng bởi BĐKH tại 2 địa phương.
4. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình thiên tai thường xảy ra ở 2 xã Nghi Văn, Nghi kiều thuộc
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
5. Phạm vi nghiên cứu

SVTH: Trần Thị Phương Chi

2

MSSV: 1153076016


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Thu Hà

Địa bàn 2 xã Nghi Văn, Nghi kiều thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
6. Thời gian nghiên cứu
Bắt đầu tư tháng 1/2015 đến tháng 5/2015
7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu
Các thông tin thứ cấp được thu thập trực tiếp từ phịng Tài ngun
& Mơi Trường thuộc UBND huyện Nghi Lộc và từ cơng chức địa chính
thuộc UBND xã, tập trung vào:
-

Các điều kiện tự nhiên như : Địa hình, khí hậu, thủy văn, các nguồn tài

ngun.
-

Các điều kiện kinh tế - xã hội qua niên giám thống kê, các báo cáo về

kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm; các báo cáo về y tế, sức khỏe.
-

Các cơng trình phịng chống lụt, bão, hạn hán, nhiễm mặn, xói mịn;

các kế hoạch PCLB-TKCN, các văn bản liên quan đến triển khai, thực hiện và
đánh giá tình hình ứng phó với thiên tai tại các địa phương.
7.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia
7.2.1. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
Sử dụng 2 công cụ chính:
-

Phỏng vấn bán cấu trúc: Sử dụng để phỏng vấn các nhân vật chủ chốt

là cán bộ, lãnh đạo hoặc người dân có kinh nghiệm và am hiểu tình hình liên
quan đến thiên tai tại địa phương. Các nội dung phỏng vấn bao gồm tình hình
tác động của thiên tai, tính dễ bị ảnh hưởng và khả năng ứng phó của người

dân địa phương; Những diễn biến và đánh giá chủ quan của người được
phỏng vấn về tình hình thời tiết, khí hậu trong những năm gần đây. Số lượng
xóm được phỏng vấn: 10 xóm /1 xã (20 xóm/2 xã).
-

Phỏng vấn có cấu trúc: Là cơng cụ thu thập thông tin nghiên cứu định

lượng chủ yếu của đề tài, bảng thu thập thông tin gồm các câu hỏi được sắp
xếp theo một trật tự nhất định dựa trên nguyên tắc lôgic, tâm lý và đảm bảo
nội dung. Đối tượng phỏng vấn là các hộ gia đình trong vùng nghiên cứu. Số

SVTH: Trần Thị Phương Chi

3

MSSV: 1153076016


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Thu Hà

lượng người được phỏng vấn: 70 người / 1 xã (140 người/2 xã).
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia
-

Thơng tin lịch sử (Historical profile): được dùng để biết được các sự

kiện lịch sử chính, các hiểm họa tự nhiên trong 10 năm gần đây cũng như ảnh
hưởng của chúng đến đời sống của cộng đồng.

-

Dòng thời gian (Timeline): được dùng để lấy các thông tin lịch sử về

những thay đổi của các hiểm họa tự nhiên, sinh kế, dân số... để hiểu các hành
động và thái độ của cộng đồng địa phương trong quá khứ và hiện tại
-

Bảng xếp hạng (Ranking): Bao gồm xếp hạng hiểm họa, xếp hạng ưu

tiên các vấn đề quan tâm, xếp hạng các đề xuất, nhu cầu của cộng đồng trong
ứng phó với thiên tai và BĐKH.
-

Bảng phân cơng lao động và phân tích vai trị : để biết được các

cơng việc và vai trị do mỗi ban ngành đảm nhiệm trong phịng ngừa, ứng phó
thiên tai.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, các phụ
lục, nội dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về BĐKH
Chương 2: Những rủi ro và biện pháp thích ứng với thiên tai trong xu
hướng BĐKH ở 2 xã Nghi Văn, Nghi Kiều thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ
An
Chương 3: Đề xuất các biện pháp thích ứng với thiên tai trong xu hướng
BĐKH ở 2 xã Nghi Văn, Nghi Kiều thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

NỘI DUNG


SVTH: Trần Thị Phương Chi

4

MSSV: 1153076016


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Thu Hà

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1.

Cơ sở lí luận

1.1.1. Một số khái niệm về thiên tai
Thiên tai là hiện tượng bất thường của thiên nhiên có thể tạo ra các ảnh
hưởng bất lợi và rủi ro cho con người, sinh vật và môi trường. Thiên tai có thể
xảy ra ở một vùng, một khu vực nhất định nào đó (sấm sét, núi lửa…), một
quốc gia (bão, lũ lụt, hạn hán…), một châu lục (động đất, đứt gãy địa
chấn…), hoặc trên tồn thế giới (hiện tượng nóng lên toàn cầu, hiện tượng El
Nino, La Nina…).
Bão là một nhiễu động sâu sắc nhất trong cơ chế gió mùa mùa hè. Đó là
một vùng khí áp thấp gần trịn, có sức gió từ cấp 8 (17,2 m/s) trở lên, cịn
những vùng gió xốy có sức gió từ cấp 6, cấp 7 được gọi là áp thấp nhiệt đới;
bán kính một cơn bão vào khoảng 200–300 km, các đường đẳng áp gần đồng
tâm và dày xít nhau, gây ra gió rất mạnh có thể lên tới trên 35 m/s. Trừ phần
trung tâm của bão gọi là mắt bão lặng gió, cịn tồn bộ hệ thống có chuyển

động xốy đi lên rất mãnh liệt. Bão có trữ lượng ẩm rất lớn, có năng lượng
nội tại khổng lồ. Mây hình thành trong bão là những lớp mây rất dày, cho
mưa dữ dội trên một vùng rộng lớn. Riêng vùng trung tâm bão là một vùng
gió yếu, thậm chí lặng gió và thường rất ít mây.
Lũ lụt là hiện tượng nước sơng dâng cao trong một khoảng thời gian nhất
định, sau đó giảm dần. Trong mùa mưa lũ, những trận mưa từng đợt liên tiếp,
cường độ mạnh, nước mưa tích lũy nhanh trên lưu vực sông, phá, ao, hồ…
làm cho nước sông từng đợt nối tiếp nhau dâng cao, tạo ra những trận lũ trong
sông, suối, nếu đất tại chỗ đã no nước thì nước mưa đổ cả vào dịng chảy, dễ
gây ra lũ.
Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm
giảm hàm lượng ẩm trong khơng khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy
kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng

SVTH: Trần Thị Phương Chi

5

MSSV: 1153076016


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Thu Hà

chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm
mơi trường suy thối gây đói nghèo, dịch bệnh... Dựa vào nguyên nhân gây ra
hạn mà có thể chia ra làm hai loại là: hạn đất và hạn khơng khí.
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên tồn cầu, trong
nó khơng bao gồm triều và nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí

nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình tồn cầu vì có sự khác
nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác .
Lốc là những xốy với hồn lưu nhỏ cỡ hàng chục đến hàng trăm mét,
thường xảy ra nhanh và khơng lan rộng. Lốc xốy là những xốy nhỏ cuốn
lên, thường xảy ra khi khí quyển có sự nhiễu loạn và về cơ bản là không dự
báo được.
El Nino là hiện tượng nóng lên khác thường của nước biển dọc vành đai
xích đạo dài gần 10.000 km, từ bờ biển Nam Mỹ đến khu vực giữa Thái Bình
Dương. El Nino gắn liền với q trình tương tác khí quyển - đại dương rộng
lớn. Hiện tượng El Nino thường lặp lại với chu kỳ từ 2 đến 7 năm. El Nino được
xác định bởi chỉ số dao động nam bán cầu (SOI). El Niđo xuất hiện khi SOI có
giá trị âm, và ngược lại là sự xuất hiện của hiện tượng La Niđa. Trên thực tế, khí
hậu trái đất là trục ngang của một đồ thị hình sin giữa một cực là El Nino và cực
kia là La Nina. El Nino và La Nina là nguyên nhân của nhiều thiên tai bất
thường trên thế giới như: mưa lớn, bão, lũ ở vùng này, hạn hán, cháy rừng ở
vùng khác, gây thiệt hại lớn về người và của.
Thảm họa là sự phá vỡ nghiêm trọng hoạt động của một xã hội, gây ra
những tổn thất về con người, môi trường và vật chất trên diện rộng, vượt quá
khả năng đối phó của xã hội bị ảnh hưởng nếu chỉ sử dụng các nguồn lực của
xã hội đó. Thảm họa có thể được phân loại theo tốc độ xuất hiện (đột ngột hay
từ từ), theo nguyên nhân (do thiên nhiên, con người, hoặc là do cả hai). Thảm
họa là sự kết hợp của các yếu tố hiểm họa, rủi ro và tình trạng DBTT.
Hiểm họa là bất kỳ sự kiện, hiện tượng không bình thường nào có khả
năng đe dọa cuộc sống, tài sản hoặc các hoạt động của con người đến mức có

SVTH: Trần Thị Phương Chi

6

MSSV: 1153076016



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Thu Hà

thể gây nên thảm họa. Hiểm họa có thể xảy ra đột ngột như lũ quét, sóng thần,
sạt lở đất, hoặc xảy ra từ từ như hạn hán, sa mạc hóa, nước biển dâng.
Rủi ro là những thiệt hại ước đoán (số người chết, bị thương, thiệt hại tài
sản và sự đình trệ các hoạt động kinh tế hay đời sống) do một hiện tượng cụ
thể gây ra. Rủi ro là hàm số giữa khả năng xảy ra cụ thể và những thiệt hại
từng trường hợp sẽ gây nên. Cụm từ này cũng được sử dụng theo nghĩa khả
năng thảm họa xảy ra và hậu quả dưới từng mức độ thiệt hại cụ thể. Đánh giá
rủi ro trong thảm họa dựa vào cộng đồng là một q trình tổng hợp và phân
tích có sự tham gia của cộng đồng về các loại thảm họa đã xảy ra và những
mối đe dọa hiện tại đối với cộng đồng (đánh giá hiểm họa), kết hợp với sự
hiểu biết về nguyên nhân sâu xa khiến hiểm họa trở thành thảm họa (đánh giá
tình trạng DBTT) và những nguồn lực sẵn có trong một cộng đồng được sử
dụng nhằm giảm nhẹ rủi ro (đánh giá khả năng) và cách nhìn nhận khác nhau
về rủi ro.
Đánh giá hiểm họa là quá trình đánh giá trên những khu vực xác định,
các nguy cơ xảy ra hiện tượng có thể gây thiệt hại ở mức độ nào đó trong một
khoảng thời gian nhất định. Đánh giá hiểm họa bao gồm việc phân tích các dữ
liệu chính thức hoặc khơng chính thức, và giải thích chun mơn các bản đồ
địa hình, địa chất, thủy văn và sử dụng đất, cũng như việc phân tích các điều
kiện kinh tế, chính trị và xã hội .
Tình trạng DBTT là khái niệm đề cập đến một cá nhân, cộng đồng, cơng
trình, dịch vụ hoặc khu vực địa lý sẽ chịu thiệt hại hay bị đình trệ do ảnh
hưởng của một hiểm họa mang tính thảm họa cụ thể. Khả năng DBTT do tác
động của BĐKH là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, kinh tế - xã hội) có thể

bị tổn thương do BĐKH, hoặc khơng có khả năng thích ứng với những tác
động bất lợi của BĐKH.
Đánh giá tình trạng DBTT là quá trình các thành viên trong cộng đồng
tham gia xác định các yếu tố chịu rủi ro cao đối với mỗi loại hiểm họa và
phân tích nguyên nhân sâu xa làm cho những yếu tố đó chịu rủi ro .

SVTH: Trần Thị Phương Chi

7

MSSV: 1153076016


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Thu Hà

Đánh giá khả năng là q trình tìm hiểu, phân tích nhằm xác định xem
người dân làm gì trong thời kỳ khủng hoảng để giảm nhẹ tác động gây hại của
hiểm họa và để đảm bảo các nguồn sinh sống của họ.
Mối quan hệ giữa hiểm họa (H), tình trạng DBTT (V) và khả năng (C) có
thể trình bày như sau:
Rủi ro trong thảm họa =

Hiểm họa (H) x Tình trạng DBTT(V)
Khả năng (c)

Nguồn: Sách Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam (2002), Giới thiệu về quản lý
thảm họa tại cộng đồng, Hà Nội, trang 106.
Rủi ro trong thảm họa sẽ tăng lên nếu hiểm họa tác động đến một

cộng đồng DBTT và có khả năng hạn chế. Do đó để hạn chế rủi ro trong
thảm họa, một cộng đồng có thể thực hiện các hoạt động nhằm giảm nhẹ
tác hại của hiểm họa, giảm nhẹ tình trạng DBTT và nâng cao năng lực của
cộng đồng
1.1.2. Tổng quan về biến đổi khí hậu
1.1.2.1. Khái niệm
BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và (hoặc)
dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài
thập kỷ hoặc dài hơn.
Đó là những thay đổi theo thời gian của các hình thái thời tiết trên tồn
thế giới, nhiệt độ trung bình tăng hay cịn gọi là sự nóng dần lên của Trái
Đất, tăng nồng độ khí nhà kính hoặc khí cacbon thải ra từ các hoạt động của
con người và đọng lại trong khí quyển. Có rất nhiều khái niệm được đưa ra
về BĐKH.
Theo định nghĩa: BĐKH trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm
khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
Theo Công ước chung của Liên Hợp Quốc: “BĐKH là những ảnh hưởng có
hại của khí hậu, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra

SVTH: Trần Thị Phương Chi

8

MSSV: 1153076016


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Thu Hà


những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh
sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ
thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
Theo IPCC, 2007 “BĐKH là những thay đổi theo thời gian của khí hậu,
trong đó bao gồm cả những biến đổi do các hoạt động của con người gây ra.
BĐKH xuất phát từ sự thay đổi cán cân năng lượng của trái đất do thay đổi
nồng độ các khí nhà kính, nồng độ bụi trong khí quyển, thảm phủ và lượng
bức xạ mặt trời”…
Như vậy, chung quy lại, dù theo định nghĩa nào thì BĐKH cũng là những
thay đổi của khí hậu theo chiều hướng tiêu cực, có ảnh hưởng tới ngưỡng sinh
học của tất cả mọi sự sống trên trái đất.
1.1.2.2. Biểu hiện biến đổi khí hậu
- Tình hình biến đổi khí hậu trong q khứ:
Khí hậu Trái đất đã có những thay đổi trong quá khứ với quy mô thời
gian từ vài triệu năm đến vài trăm năm. Những vụ núi lửa phun trào mạnh,
đưa vào khí quyển một lượng khói bụi khổng lồ ngăn cản ánh sáng mặt trời
xuống Trái đất, có thể làm lạnh Trái đất trong một thời gian dài (Ví dụ núi lửa
Pinatubo – Philipin vào năm 1982 và 1999). Sự thay đổi dòng chảy đại dương
cũng làm thay đổi sự phân bố của nhiệt độ và mưa
Quá trình băng hà và không băng hà bắt đầu xảy ra từ khoảng hai triệu năm
trước công nguyên. Trong chu kỳ này, nhiệt độ bề mặt trái đất thường biến động
từ 5 – 70C ở các vùng vĩ độ trung bình và vĩ độ cao thuộc bán cầu Bắc. Ở thời kỳ
không băng hà, khoảng 125000 – 130000 năm trước công nguyên (TCN), nhiệt
độ trung bình bán cầu Bắc cao hơn thời kì tiền cơng nghiệp 20C
Trái đất đã trải qua thời kì băng hà cuối cùng khoảng 18.000 năm TCN.
Trong thời kì này, băng bao phủ phần lớn Bắc Mỹ, Bắc Âu và Bắc Châu Á
với mực nước biển thấp hơn hiện nay tới 120m. Thời kì băng hà này kết thúc
vào khoảng 10.000 – 15.000 năm TCN.


SVTH: Trần Thị Phương Chi

9

MSSV: 1153076016


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Thu Hà

Cách đây khoảng 12.000 năm, Trái đất ấm lên đáng kể khoảng 10.500
năm TCN, Trái đất lạnh đi đột ngột, thời kì này kéo dài khoảng 500 năm, rồi
cũng đột ngột chấm dứt và ấm trở lại
Khoảng 5.000 – 6.000 năm trước, nhiệt độ khơng khí ở vĩ độ trung bình
của bán cầu Bắc cao hơn hiện nay 1 – 30C. Trong thời kì cuối băng hà, có
những thay đổi nhỏ trong nhiệt độ Trái đất và Trái đất cũng ẩm hơn. Chẳng
hạn, sa mạc Sahara trong khoảng từ 12.000 đến 4.000 năm TCN là vùng có
cây cỏ, các lồi cá và chim thú. Từ khoảng 4.000 năm TCN, khí hậu trái đất
trở nên khơ hạn, nhiều hồ bị cạn. Có nhiều bằng chứng cho thấy, khoảng
5.000 – 6.000 năm TCN, nhiệt độ cao hơn hiện nay.
Bắt đầu từ thế kỷ XIV, Châu Âu trải qua thời kì băng hà nhỏ kéo dài
khoảng vài trăm năm. Trong thời kì băng hà nhỏ, những khối băng lớn cùng
với những mùa đông khắc nghiệt kèm theo nạn đói đã làm nhiều gia đình phải
rời bỏ quê hương
- Biểu hiện chính của BĐKH hiện nay
Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu
tăng lên. Nhiệt độ trung bình của Trái đất hiện nay đã tăng 0,74oC (trong TK
20) (Hình 1.1; 1.2)


Nguồn: IPCC, 2007

Hình 1. 1.Nhiệt độ trái đất trong

Hình 1. 2. Hiện tượng bất thường

vòng 140 năm qua

SVTH: Trần Thị Phương Chi

của thời tiết (băng tan)

10

MSSV: 1153076016


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Thu Hà

Lượng mưa thay đổi, lượng mưa tăng 5-10% (Bắc bán cầu), giảm (một
số nơi)
Mực nước biển tăng lên do sự tan băng ở các cực và khí hậu tăng lên.
(Hình 1.3)
1960
0

1970


1980

Year

1990

2000

2010

)mm( LSM

5

10

15

20

25

1961-2003: 0.5 mm/năm

1994-2003: 0.9 mm/năm

Nguồn: IPCC, 2007
Hình 1. 3. Mực nước biển dâng giai đoạn1960 - 2003
Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão, lũ
lụt, hạn hán…) xảy ra với tần xuất bất thường và có thể cả cường độ tăng lên

(Hình 1.4)

SVTH: Trần Thị Phương Chi

11

MSSV: 1153076016


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Thu Hà

Hình 1. 4.Các hiện tượng thiên tai
1.1.2.3. Nguyên nhân biến đổi khí hậu
Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phát xả khí nhà kính (chủ
yếu là CO2 và Metan CH2) là nguyên nhân hàng đầu của BĐKH, đặc biệt
kể từ 1950 khi thế giới đẩy nhanh tốc độ cơng nghiệp hóa và tiêu dùng, liên
quan với điều đó là sự tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than
đá, dầu mỏ, sản xuất xi măng, phá rừng và gia tăng chăn nuôi đại gia súc
(phát xả nhiều phân gia súc tạo ra nguồn tăng Metan), khai hoang các vùng
đất ngập nước chứa than bùn.. Kết luận của các nhà nghiên cứu thuộc
trường Đại học Berne - Thụy Sĩ công bố trên tạp chí khoa học Nature ngày
15.5 cho biết nồng độ khí CO 2 trong khí quyển hiện ở mức cao nhất trong
800.000 năm qua.
Đã làm tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển, làm Trái đất
nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới mơi trường tồn cầu
(Al Gore, 2006) .Vì vậy, ngun nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất
được cho là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các
hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng,

các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác .

SVTH: Trần Thị Phương Chi

12

MSSV: 1153076016


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Thu Hà

Các loại khí làm ảnh hưởng tới môi trường cung như ảnh hưởng tới hiệu
ứng nhà kính CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.
+ CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là
nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO 2 cũng
sinh ra tử các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
+ CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại,
hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
+ N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
+ HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23
là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
+ PFCs sinh ra từ q trình sản xuất nhơm.
+ SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magie
Các kết quả nghiên cứu khoa học trong báo cáo của IPCC (2007) cho
thấy các hoạt động khí thải nhà kính đã tăng khoảng 70% trong khoảng từ
1970 đến 2004. Những thay đổi trong thành phần hóa học cấu tạo khí quyển
đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 18, thời kì Cách mạng cơng nghiệp. Từ năm 1850,
khí CO2 đã tăng 36%, CH4 tăng 17%, N20 tăng 151%. Cũng trong cùng

khoảng thời gian đó, nhiệt độ trung bình của Trái đất được ghi nhận đã tăng
0,8o C, trong đó thập kỷ 90 được ghi nhận là thập kỷ ấm nhất.
Tỷ lệ phần trăm các hoạt động của loài người đối với sự làm tăng nhiệt
độ Trái Đất:
- Sản xuất điện năng 21,3%.
- Công nghiệp 16,6%.
- Giao thông vận tải 14%.
- Nông nghiệp 12,5%,
- Khai thác, chế biến và phân phối nhiên liệu 11,3%.
- Thương mại và tiêu dùng 10,3%.
- Sử dụng đất và đốt cháy sinh khối 10,0%
- Rác thải 3,4%.

SVTH: Trần Thị Phương Chi

13

MSSV: 1153076016


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Thu Hà

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về đánh giá rủi ro và đề xuất thích ứng
với thiên tai trong bối cảnh BĐKH trên thế giới
Vào những năm 1998 – 2003, Subbiah và cs, thuộc Trung tâm sẵn
sàng ứng phó với thiên tai Châu Á (ADPC) đã nghiên cứu và ứng dụng
một hệ thống thơng tin về khí hậu để giảm thiểu các rủi ro thiên tai. Hệ

thống thông tin này bao gồm một chu trình liên tục của các hệ dự báo, sự
phổ biến, sự áp dụng và đánh giá kết quả. Nhờ hệ thống này mà người
dân các huyện Kupang, Nusa Tenggara Timur và Indramayu (Indonesia)
có thể ứng phó, thích ứng được các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Họ
có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thay đổi mùa vụ cho phù hợp với
điều kiện biến đổi của thời tiết, khí hậu. Khi đạt được các kết quả tốt thì
chính phủ, quốc hội của nước Indonesia đã đầu tư kinh phí để nhân rộng
hệ thống thơng tin về khí hậu để giảm thiểu các rủi ro thiên tai này.
Năm 1998, MacLeod trong dự án “Chuẩn bị và giảm lũ lụt dựa vào
cộng đồng ở Campuchia (CBFMP)”. Mục tiêu của chương trình được
thiết lập bền vững, nhân rộng cơ chế phi chính phủ cho giảm nhẹ thiên
tai và sẵn sàng ứng phó với lũ lụt. Dự án nghiên cứu này được thực hiện
trong 3 tỉnh thường xuyên ngập lũ là Kompong Cham, Prey Veng và
Kandal trên hai lưu vực sơng chính của đất nước Campuchia là sơng
Mekong và Tonle Sap. Các giải pháp thích ứng bao gồm: (1) Trao quyền
cho cộng đồng ñể phát triển các giải pháp ñể giảm nhẹ lũ lụt; (2) Cung
cấp cho cộng đồng với một mức độ an toàn từ các thảm họa thiên nhiên;
(3) Đào tạo tình nguyện viên trong làng địa phương bằng các khái niệm
và kỹ thuật chuẩn bị sẵn sàng ứng phó thiên tai; (4) Thành lập Uỷ ban
thiên tai trong làng để tham gia quá trình thực hiện các giải pháp để
giảm tác động của thiên tai cho cộng đồng của họ.
Năm 2001, Peter và Rober trong báo cáo: “Dự báo khí hậu và ứng
dụng ở Bangladesh (CFAB): Hội thảo tham vấn quốc gia”. Các tác giả

SVTH: Trần Thị Phương Chi

14

MSSV: 1153076016



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Thu Hà

mã áp dụng công nghệ thông tin trong việc cảnh báo thiên tai sớm từ 48
- 72 giờ, có thể nâng mức cảnh sớm lên 2 tháng đối với lịch thời vụ do
đó bà con nơng dân có thể gieo trồng và thu hoạch trước khi mùa mưa
bão xuất hiện. Ngoài ra, họ còn dự báo sớm trong khoảng 5 - 15 ngày để
bà con nơng dân có thể di tản, chuẩn bị lương thực, thực phẩm, kê cao
tài sản trong nhà, di chuyển các động vật nuôi, gia súc gia cầm lên các
địa điểm cao hơn. Sự cảnh báo sớm từ 5 - 15 ngày sẽ không áp dụng đối
với các trường hợp sau: (1) Thúc đẩy việc thu hoạch mùa màng khi bị đe
dọa bởi lũ lụt; (2) Thiết lập lại lịch thời vụ và trì hỗn sự phát triển của
hạt giống trong trường hợp nước sâu; (3) Thực hiện điều chỉnh vào giữa
mùa vụ và các biện pháp gieo trồng các giống cây trồng ở bất cứ nơi nào
có thể; (4) Nâng cao nhà tạm ở để lưu trữ các loại lương thực thực phẩm
trên mức lũ tối đa; (5) Bảo vệ tài sản như vật nuôi và trang trại nông
nghiệp thiết yếu .
Bildan (2003), đã viết tác phẩm “Quản lý thiên tai ở Đơng Nam Á:
một cánh nhìn tổng quan”. Đây là tài liệu nghiên cứu các hiểm họa, cơ
chế quản lý thiên tai của một số nước DBTT là Campuchia, Lào,
Philippin, Indonesia và Việt Nam.

Bảng 1.1: Một số chính sách, kế hoạch hành động quốc gia
quản lý thảm họa
Quốc gia

Chính sách quản lý


SVTH: Trần Thị Phương Chi

Kế hoạch hành

15

Tiêu điểm

MSSV: 1153076016


Khóa luận tốt nghiệp

Campuchia

thảm họa

động quốc gia

Được soạn thảo vào

Kế hoạch hành

Uy ban Quốc gia

năm 1997 bởi Hội

động quốc gia năm

quản lý thiên tai


đồng bộ trưởng.

2002 - 2003

Nghị định số 28 (nam
Indonesia

GVHD: Võ Thị Thu Hà

1979); sửa đổi mới
nhất: Nghị định
số 3(2001)

Tích hợp vào Kế

Tổ chức quốc gia

hoạch phát triển 5

quản lý thảm họa

năm (2000 - 2004)

và di dời dân.

Kế hoạch hành

Văn phòng quản


động quản lý thảm

lý thảm họa quốc

họa quốc gia 2020

gia

Công thức dựa trên
Lào

của Nghị định số 158
(1999) của Bộ trưởng
Bộ Hành động

Các loại thảm họa
philoppin

Nghị định số 1566

quốc gia, kê hoạch

(1978)

phòng ngừa thảm

Tổ chức hội đồng
thảm họa quốc
gia


họa.
Chiến lược và kế
Việt Nam

Nghị định số 168 -

hoạch hành động

Uy ban trung

HDBT (1990) của

quản lý và giảm nhe

ương về phòng

Hội đồng bộ trưởng

thiên tai thứ 2

chống lụt bão

(2001 - 2020)
Cả hai chính phủ và xã hội dân sự của Campuchia và Indonesia phải
thực hiện hành động lãnh đạo trong quản lý các thảm họa có nguy cơ
bằng việc kết hợp, xem xét việc quản lý rủi ro và thường xuyên ra quyết
định, xây dựng các liên minh và quan hệ đối tác, khai thác các sáng kiến
của các nhóm cộng đồng địa phương. Điều cần thiết bao gồm: (1) Một
cộng đồng có sự hiểu biết; (2) Một cơ quan tích hợp; (3) Đáp ứng lại sự


SVTH: Trần Thị Phương Chi

16

MSSV: 1153076016


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Võ Thị Thu Hà

cung cấp thơng tin về các mối nguy hiểm; (4) Những chương trình đối
tác; (5) Một văn hố của sự an tồn và sự hướng dẫn phịng ngừa, ứng
phó với những hiểm họa trở thành các thảm họa .
Năm 2004, Ban thư ký sông Mekong (MRCS) xuất bản: “Tiếp cận
nâng cao nhận thức cộng đồng để giảm thiểu lũ lụt ở Campuchia”. Họ
đã xây dựng 2 chiến lược khác nhau nhằm nâng cao nhận thức về nguy
cơ lũ lụt: một là chiến dịch nâng cao nhận thức đối với đại chúng, hai là
chiến dịch cụ thể hơn nhằm mục tiêu phân đoạn các đối tượng DBTT
của cộng đồng dân cư bao gồm trẻ em và phụ nữ chủ hộ. Các chiến
lược này được sử dụng trong việc thực hiện các cuộc vận động ở các
vùng có nguy cơ ngập lụt cao, liên quan đến các cách tiếp cận, việc sử
dụng các tài liệu hiện có, thích nghi với bối cảnh địa phương, xây dựng
năng lực địa phương để nhân rộng trong tương lai và chia sẻ kiến thức.
Đây là Bộ Kit thông tin lũ lụt dành cho nhóm DBTT là giáo viên và học
sinh (ghi rõ thiết kế kỹ thuật để cung cấp cho giáo viên và giáo dục cho
học sinh với các thông tin, công cụ để phổ biến các kiến thức về an tồn
lũ lụt). Bộ Kit thơng tin về lũ lụt bao gồm: (1) Một tập

sách


bàn

về lũ lụt, giảm nguy cơ lũ; (2) Một tập sách về cảnh báo sớm cộng đồng
lũ lụt; (3) Một tập sách liên quan "sống chung với lụt" thông tin thiết
lập (CD và video); (4) Một tập sách "vấn đề sức khỏe trong thời gian
lụt".
Vào năm 2005, Burton và Lim trong nghiên cứu: “Đạt được sự thích
ứng đầy đủ trong nơng nghiệp”, các tác giả đã nghiên cứu sự thích ứng
với BĐKH bằng những thay đổi ngắn hạn trong sản xuất

nông

nghiệp. Hai ông đã lựachọn cây trồng và phương cách trồng trọt linh
hoạt để giảm tình trạng áp lực cao (ví dụ: Nhiệt độ cao, hạn hán, lũ lụt,
nhiễm mặn, sâu bệnh và dịch bệnh), cho phép vừa thay đổi gen mới với
các giống cây mới, vừa phát triển các giống cây ở địa phương có khả
năng chống chịu tốt, năng suất ổn định từ trước cho đến nay, nếu các

SVTH: Trần Thị Phương Chi

17

MSSV: 1153076016


×