Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

LUẬN VĂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH BIỂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.54 KB, 93 trang )

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển chung của các nước trên thế giới hiện nay, kinh tế
biển nói chung, kinh tế DLB nói riêng là một hướng quan trọng thu hút sự quan
tâm của các quốc gia có biển và các nhà kinh doanh du lịch. Một số quốc gia có
thể mạnh về biển coi DLB là ngành kinh tế mũi nhọn góp phần quan trọng vào
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh của mình.
Việt Nam có bờ biển dài 3260km, diện tích mặt nước biển trên 1 triệu km 2
với hàng ngàn đảo lớn nhỏ ở ven bờ và ngoài khơi. Tài nguyên thiên nhiên và tài
nguyên nhân văn thuận lợi đã mang lại cho nước ta lợi thế đặc biệt để phát triển
kinh tế DLB. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, đánh giá được
tầm quan trọng của kinh tế du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và củng
cố quốc phòng - an ninh của đất nước, Đảng ta chỉ rõ: “phát triển du lịch thật sự
trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” [15, tr 1-78]. Trong chiến lược phát triển
của kinh tế du lịch nói chung, kinh tế DLB ln là một hướng được quan tâm
hàng đầu.
Khánh Hoà là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, có vị trí chiến lược về
quốc phịng, phía Bắc giáp tỉnh Phú n, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, là cửa
ngõ của Tây Nguyên thông ra biển. Giao thông của tỉnh thuận lợi cả về đường
sắt, đường bộ, đường không và đường biển. Chiều dài bờ biển 385km với
khoảng 200 đảo và bán đảo lớn nhỏ nằm ven bờ cùng các đảo san hô trên quần
đảo Trường Sa ở ngồi khơi. Dọc bờ biển có nhiều vịnh đẹp như: Vịnh Nha
Trang, Vân Phong, Cam Ranh, với các loài sinh vật biển đa dạng cư trú. Con
người Khánh Hồ cịn mở và mến khách. Cuộc sống của cư dân nơi đây từ lâu
đã gắn liền với biển, tạo nên những nét văn hoá biển độc đáo; thu bút được sự
quan tâm của du khách trong nước và quốc tế. Tài nguyên thiên nhiên và tài
nguyên nhân văn đã tạo cho Khánh Hoà lợi thế đặc biệt để có thể phái triển
thành một trung tâm DLB mang tầm cỡ quốc tế.
Hiện nay kinh tế DLB Khánh Hòa đang đứng trước vận hội phát triển mới,


đồng thời cũng gặp phải khơng ít những khó khăn, thử thách, phải cạnh tranh
gay gắt trong q trình phát triển. Tình hình chính trị - xã hội và QP - AN trên
địa bàn Tỉnh diễn biến khá phức tạp. Do có vị trí chiến lược trọng yếu về quốc
phòng nên các thế lực thù địch đang tăng cường chống phá hòng gây mất ổn
định chính trị, trưc tiếp đe dọa chủ quyền an ninh quốc gia ở các vùng ven biển


2
trên địa bàn Tỉnh.
Những năm gần đây kinh tế DLB Khánh Hịa đã có bước phát triển quan
trọng song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Tỉnh. Tình hình
QP - AN cịn tiềm ẩn những ngay cơ gây mất ổn định. Quá trình phát triển kinh
tế DLB gắn với củng cố quốc phòng chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn,
Kinh tế DLB càng phát triển càng tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã
hội, trong đó có lĩnh vực quốc phịng. u cầu bức thiết đặt ra trong giai đoạn
hiện nay là cần phải nghiên cứu quá trình phát triển của kinh tế DLB và tác động
của nó đến củng cố quốc phịng trên địa bàn Tỉnh. Từ đó đưa ra những giải pháp
thiết thực gắn phát triển kinh tế DLB với củng cố quốc phòng, nhằm nâng cao
hơn nữa hiệu quả của hai q trình này. Xuất phát từ địi hỏi khách quan đó, tác
giả chọn đề tài “Phái triển kinh tế du lịch biển và tác động của nó đến củng cố
quốc phịng trên địa bàn tỉnh Khánh Hồ hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao
học.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đã có những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như:
- Xung quanh vấn đề phát triển kinh tế du lịch trên phạm vi cả nước có các

tác giả: Th.s Trần Xuân cảnh (2001), “Bàn về thu hút vốn cho đầu tư phát triển
ngành du lịch tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế (số 123); Dương Vũ
(2002), “Phát triển du lịch trong tầm nhìn mới”, Tạp chí Cộng sản, (số 20); Đỗ
Quang Trung (1996) “Phát triển nhanh, bền vững du lịch Việt Nam'”. Tạp chí

Cộng sản (số 4). Những đề tài cơng trình nghiên cứu này đã giúp tác giả tiếp cận
nhiều thơng tin bổ ích, nhiều lập luận khoa học về một số vấn đề liên quan tới sự
phát triển của kinh tế du lịch. Song do phạm vi nghiên cứu trên địa bàn cả nước
nên không đề cập đến tiềm năng kinh tế DLB của Khánh Hòa, các giải pháp đưa
ra không sát với thực tiễn của Tỉnh.
- Xung quanh vấn đề phát triển kinh tế du lịch ở một số địa phương trong

nước có các tác giả: Nguyễn Thị Hoá (1997), Tiềm năng và xu hướng phái triển
du lịch Thừa Thiên - Huế, Luận văn thạc sỹ kinh tế, HVCTQG Hổ Chí Minh;
Hồng Đức Cường (1999), Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An Luận văn thạc
sỹ kinh tế, HVCTQG Hồ Chí Minh; Nguyễn Đình Sơn (2003), Phát triển kinh
tế du lịch và tác động của nó tới quốc phịng an ninh trên địa bàn tỉnh Hà Tây,
Luận văn thạc sỹ kinh tế, HVCTQS. Những đề tài này đã cho tác giả một số gợi
ý về các giải pháp phát triển kinh tế du lịch trên một địa phương cụ thể. Song do
nghiên cứu về kinh tế du lịch nói chung, gắn với các địa phương khác, nên


3
khơng phù hợp với Khánh Hịa.
- Đề cập đến việc kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng trên địa bàn

tỉnh Khánh Hồ có các tác giả: Nguyễn VănTự (2002), “Khánh Hoà đẩy mạnh
phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nền quốc phịng tồn dân vững
mạnh Quốc phịng tồn dân, (số 5); Phan Thanh Hải (1997), Phát triển kinh tế
biển với xây dựng quốc phòng - an ninh trong giai đoạn hiện nay ở tỉnh Khánh
Hoà, Luận văn thạc sỹ kinh tế, HVCTQVS; Nguyễn Văn Dung (2004), Phát
triển ngành kinh tế Thủy sản và vai trị của nó đối với xây dựng thế trận quốc
phịng ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, HVCTQS. Các đề
tài trên trực tiếp đề cập tới tình hình QP - AN của tỉnh song do nghiên cứu phát
triển kinh tế nối chung hoặc ở ngành kinh tế khác, không gắn với kinh tế DLB

nên các giải pháp không phù hợp với sự phát triển của kinh tế DLB .
Trong các cơng trình nghiên cứu trên, chưa có tác giả nào đề cập một cách
tồn diện về sự phát triển của kinh tế DLB và tác động của nó đến củng cố quốc
phịng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Do vậy, đề tài lác giả lựa chọn khơng trùng
với các cơng trình nghiên cứu khác.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
* Mục đích
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển kính tế DLB và tác
động của nó đến củng cố quốc phịng, trên cơ sở đó đưa ra các quan điểm, giải
pháp cơ bản nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động
tiêu cực, gắn quá trình phát triển kinh tế DLB với củng cố quốc phịng trên địa
bàn tỉnh Khánh Hồ.
* Nhiệm vụ
Thực hiện mục đích trên, để tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản
sau:
- Nghiên cứu một số vấn để lý luận chung về phát triển kinh tế DLB và một

số tác động chủ yếu của phát triển kinh tế DLB đến củng cố quốc phòng trên địa
bàn tỉnh Khánh Hoà.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế DLB và thực trạng tác động của

phát triển kinh tế DLB đến củng cố quốc phòng trên địa bàn Tỉnh.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu gắn phát triển kinh tế

DLB với củng cố quốc phòng trên địa bàn Tỉnh.
* Đối tượng


4
Đề tài nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế DLB và sự tác động của nó

đến củng cố quốc phòng trên địa bàn Khánh Hòa.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế DLB và một số tác
động chủ yếu của nó đến củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ
năm 1995 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin. Tư
tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, các quan điểm
của Đảng. Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa về phát
triển kinh tế du lịch và củng cố quốc phòng. Đồng thời kế thừa một số kết quả
nghiên cứu của những cơng trình nghiên cứu có liên quan.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp biện chứng duy vật, đề tài sử dụng phương pháp
trừu tượng hoá khoa học kết hợp với một số phương pháp khác như: thống kê,
phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn, chuyên gia để giải quyết những nhiệm vụ
đặt ra.
5. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
kinh tế DLB và phát triển kinh tế DLB gắn với củng cố quốc phòng trên địa bàn
tỉnh Khánh Hồ. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo
trong nghiên cứu và giảng dạy mơn Kinh tế học chính trị Mác Lênin và kinh tế
quân sự Mác - Lênin, làm tài liệu tham khảo để xây dựng các chủ trương, biện
pháp phát triển kinh tế DLB gắn với củng cố quốc phòng trên địa bằn tỉnh
Khánh Hoà.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 2 chương (5 tiết) và danh
mục tài liệu tham khảo, phụ lục kèm theo.



5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH BIỂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NĨ ĐẾN CỦNG CỐ
QUỐC PHỊNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

1.1. Một số vấn đề chung về kinh tế du lịch biển và phát triển kinh tế du lịch
biển
1.1.1. Khái niệm kinh tế du lịch biển và phát triển kinh tế du lịch biển
1.1.1.1. Kinh tế du lịch biển
Khi đề cập đến hoạt động DLB một số tác giả Trung Quốc đưa ra quan
niệm: “Gọi du lịch biển là tổng hòa hiện tượng và quan hệ của các hoạt động du
ngoạn, vui chơi, nghỉ ngơi tiến hành ở biển, sinh ra lấy biển làm chỗ dựa nhằm
mục đích thỏa mãn yêu cầu về vật chất tinh thần của mọi người dưới điều kiện
kinh tế - xã hội nhất định” [35, tr.173]. Đây là khái niệm về hoạt động DLB dưới
góc độ kinh tế ngành, khái niệm này mặc dù đã phản ánh được cơ sở của ngành
kinh tế DLB là dựa vào việc khai thác tài nguyên du lịch ở biển để phát triển,
song quan niệm này chưa đề cập một cách sâu sắc đến quan hệ kinh tế, cũng như
mối liên hệ của nó đối với các ngành kinh tế khác.
Một số nhà nghiên cứu lại gộp DLB vào lĩnh vực kinh tế biển. Họ quan
niệm thủy sản, dầu khí, vận tải biển và DLB hợp thành kinh tế biển. Quan niệm
nằy thường thấy ở các quốc gia có thế mạnh về biển. Theo đó có thể thấy giữa
kinh tế du lịch và kinh tế biển có sự giao thoa với nhau, khoảng giao thoa ấy
chính là kinh tế DLB. Tuy nhiên, quan niệm này chỉ phán ánh được phần nào nội
hàm của khái niệm kinh tế DLB, mới chỉ quan tâm đến phạm vi hoạt động của
kinh tế DLB, quan niệm này chưa diễn tả được các mối quan hệ kinh tế cũng
như vị trí, vai trị của kinh tế DLB.
Để có quan niệm đầy đủ về kinh tế DLB, yêu cầu đặt ra là phải phản ánh
được cơ sở tồn tại và phát triển của ngành kinh tế này. Đối với ngành kinh tế du
lịch nói chung, kinh tế DLB nói riêng, nhu cầu chỉ trở thành cầu trong những

điều kiện nhất định. Điều kiện đó là thu nhập của người có nhu cầu phải đủ lớn,
đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của cuộc viễn du xa nơi cư trú thường
xuyên của họ, khi thu nhập càng cao thì nhu cầu về du lịch càng lớn. Ngồi ra,
để nhu cầu trở thành cịn phù thuộc nhiều yếu tố như điều kiện chính trị, văn hóa
xã hội, QP - AN ở địa điểm du lịch.


6

Cơ sở để ngành kinh tế DLB phát triển còn dựa vào việc khai thác tài
nguyên DLB và khả năng cung cấp các sản phẩm DLB. Cũng về DLB phụ thuộc
vào cầu và ý muốn chủ quan của người kinh doanh DLB. Cũng như cầu, cung về
DLB cũng phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khác như điều kiện kinh tế, chính
trị, xã hội, QP - AN. Khi những điều kiện này thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho
cung về DLB được mở rộng. Ngược lại, sẽ làm cho nó có xu hướng bị thu hẹp.
Mặt khác, khi đề cập đến khái niệm kinh tế DLB cần chỉ ra được những
mối liên hệ kinh tế nảy sinh và vận hành trong lĩnh vực DLB ở nội hàm của khái
niệm, bao gồm cả mối quan hệ giữa con người với tự nhiên (tức lực lượng sản
xuất) và mối quan hệ giữa con người với con người (tức quan hệ sản xuất). Lực
lượng sản xuất trong ngành kinh tế DLB biểu hiện ở khả năng nhận thức, đánh
giá về tài nguyên DLB cùng khả năng cải tạo, khai thác những tài nguyên ấy
phục vụ cho mục đích kinh tế. Kinh tế DLB là ngành kinh tế mang định hướng
tài nguyên khá rõ rệt, khơng có tài ngun DLB thì khơng thể có cơ sở để ngành
kinh tế này tồn tại và phát triển. Trong lực lượng sản xuất, con người chính là
lực lượng sản xuất hàng đầu, là yếu tố cơ bản quan trọng nhất, còn tài nguyên
DLB là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của nó. Con người với khả năng và
trình độ của mình có thể cải tạo tự nhiên, biến tiềm năng DLB thành những sản
phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình.
Bên cạnh đó, khi đề cập đến khái niệm kinh tế DLB phải chỉ ra được vị trí,
vai trị, xu hướng vận động cùng những mối liên hệ của nó đối với các ngành

kinh tế khác trong cơ cấu của một nền kinh tế. Đồng thời, trong điều kiện kinh tế
thị trường phải xác định được định hướng phát triển của nó một cách cụ thể.
Từ cách tiếp cận trên có thể đưa ra quan niệm kinh tế DLB dưới góc độ
kinh tế chính trị như sau:
Kinh tế DLB là một phạm trù kinh tế chỉ mối quan hệ giữa người với
người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng các sản
phẩm, dịch vụ du lịch biển, nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách và người
kinh doanh du lịch trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên
nhân văn gắn liền với biển, trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
Cũng như kinh tế du lịch nói chung, kinh tế DLB là ngành mang tính dịch
vụ, về cơ bản đây là ngành phi sản xuất vật chất, là một bộ phận cấu thành của
nền kinh tế ở những vùng có tài nguyên DLB. Quá trình vận hành của kinh tế
DLB phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao


7
đổi và tiêu dùng, các sản phẩm DLB.

Trong kinh tế DLB cũng tồn tại thị trường DLB chịu sự tác động của các
quy luật kinh tế khách quan như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật
cạnh tranh ...
Thị trường DLB là nơi gặp gỡ giữa cung (người bán) và cầu (người tiêu
dùng) các sản phẩm DLB. Đây là loại thị trường mang tính thời vụ khá rõ rệt, thị
trường này thường sôi động vào kỳ nghỉ hè, khi du khách có thời gian và nhu
cầu nghỉ ngơi, giải trí, Tuy nhiên, ở một số trường bợp đặc biệt thì du khách
cũng có thể tìm đến những vùng biển lạnh lẽo hoặc vào những thời điểm bất kỳ
để du lịch theo những mục đích cụ thể.
Thị trường DLB chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố như: thu nhập của du
khách, mơi trường kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh... Sự thay đổi của các
yêu tố nói trên đều trực liếp hoặc gián tiếp tác động đến sự vận hành của nó theo

cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Nếu các yếu tố trên thuận lợi sẽ góp
phần làm cho thị trường DLB được mở rộng, ngược lại sẽ làm cho nó bị thu hẹp.
Sự khác biệt của thị trường du lịch biển so với thị trường hàng hố nói
chung thể hiện ở chỗ: nếu như ở thị trường hàng hóa thơng thường, bao giờ
người bán cũng tìm đến chỗ người mua để bán hàng. Ở thị trường DLB thì
ngược lại người mua tìm đến nơi có các sản phẩm du lịch để mua và liêu thụ.
Người tiêu dùng biết đến các sản phẩm DLB qua những thông tin mà các nhà
cung cấp đưa đến. Vì vậy, việc quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm cung cấp thông
tin về sản phẩm cho khách hàng rất quan trọng. Đơi khi, nó làm nảy sinh và định
hướng nhu cầu của du khách.
Sản phẩm du lịch biển cũng giống như các sản phẩm dịch vụ nói chung, đa
số là sản phẩm phi vật thể. Người ta tiêu dùng và đánh giá mức độ tốt, xấu của
nó thông qua chất lượng phục vụ của người bán, qua mức độ thoả mãn các nhu
cầu vui chơi, giải trí, tìm hiểu, bổ sung kiến thức…của người mua.
1.1.1.2. Phát triển kinh tế du lịch biển
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin: phát triển là một quá trình
vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hồn thiện đến hồn
thiện hơn. Vì vậy, có thể tiếp cận khái niệm phát triển kinh tế DLB trên cơ sở sự
hồn thiện khơng ngừng cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Các mối
liên hệ kinh tế nảy sinh và vận hành trong kinh tế DLB thể hiện trên cả ba mặt


8
của quan hệ sản xuất, bao gồm: quan hệ giữa người với người trong sở hữu về tư
liệu sản xuất để sản xuất và cung ứng các dịch vụ DLB; quan hệ giữa người với
người trong quá trình tổ chức điều hành, quản lý việc sản xuất và cung ứng các
dịch vụ DLB và quan hệ trong tổ chức phân phối các sản phẩm, dịch vụ du lịch
biển. Các quan hệ trên diễn ra ở cả bốn khâu của quá trình sản xuất, phân phối,
trao đổi và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ DLB. Từ đó có thể quan niệm:
Phát triển kinh tế DLB là quá trình vận động, hồn thiện khơng ngừng cả

về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, thơng qua việc khai thác có hiệu
quả các tài nguyên DLB gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao số lượng và
chất lượng các sản phẩm, dịch vụ; không ngừng mở rộng thị trường, đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách, trên cơ sở đó đạt được hiệu quả kinh
tế - xã hội cao và bền vững.
Từ khái niệm trên, phát triển kinh tế DLB ở Khánh Hòa đòi hỏi phải được
tiến hành một cách toàn diện, bền vũng cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất; sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành cùng mối liên hệ của kinh tế
DLB với các ngành kinh tế khác, biểu hiện trên một số nội dung chủ yếu sau:
Một là, phát triển kinh tế DLB trước hết phải là sự phát triển bền vững.
Phát triển kinh tế DLB bền vững ở Khánh Hòa được hiểu là hoạt động kinh tế
nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau. Kinh tế DLB là ngành kinh tế đặc
thù, sự phát triển của nó gắn liền với mơi trường, có nghĩa là nó dựa vào nguồn
tài nguyên đặc biệt, đó là tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền
với biển. Phát triển kinh tế DLB nếu khơng tính đến việc khai thác hợp lý, bảo
vệ và tôn tạo các tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn thì bản thân
kinh tế DLB khơng thể phát triển bền vững, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự
phát triển bền vững nói chung của xã hội. Vì vậy, khi đề cập đến phát triển kinh
tế DLB ở Khánh Hòa trước hết cần phải quan tâm đến vấn đề phát triển bền
vững, tức là phải gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tài nguvên nhân văn
trên địa bàn.
Hai là, phát triển kinh tế DLB ở Khánh Hòa phải được xem xét cụ thể cả về
lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ
ngành, mối liên hệ tác động qua lại của nó đối với các ngành kinh tế khác cũng
như vị trí vai trị của nó trong cơ cấu của nền kinh tế.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện ở sự tăng cường cả về số
lượng, chất lượng các cơ sở kinh doanh và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng



9
cho nhu cầu phát triển của kinh tế DLB. Đồng thời, sự phát triển của kinh tế
DLB còn thể hiện ở trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân
viên và các nhà kinh doanh trong ngành khơng ngừng được nâng cao, có khả
năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách.

- Sự phát triển của các quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất để sản xuất và
cung ứng các sản phẩm dịch vụ DLB thể hiện ở chỗ: sự phát triển ấy phải tuân
theo định hướng chung của nền kinh tế, trong đó sở hữu nhà nước cùng với sở
hữu tập thể ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Trong lĩnh vực tổ chức quản lý,
người lao động ngày càng có điều kiện phát huy quyền làm chủ: tham gia vào
quá trình tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh với vị trí vai trò và hiệu quả
ngày càng cao; trong lĩnh vực phân phối, những người tham gia vào ngành kinh
tế này được phân phối công bằng, thu nhập không ngừng được cải thiện.
Ba là, sự phát triển của kinh tế DLB cịn biểu hiện ra ở sự phân cơng lao
động diễn ra ngày càng sâu sắc, cả theo chiều rộng và chiều sâu. Cơ sở vật chất
kỹ thuật sử dụng vào việc khai thác các tài nguyên DLB ngày càng hiện đại, cơ
cấu hợp lý, cho ra đời nhũng sản phẩm DLB đa dạng với chất lượng, hiệu quả
ngày càng cao.
Bốn là, sự phát triển của kinh tế DLB ở Khánh Hịa cịn được xem xét ở
khía cạnh về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất. Biểu hiện cửa sự phù hợp ở hiệu quả kinh tế - xã hội thu
được từ quá trình kinh doanh DLB ngày càng cao, mơi trường được bảo vệ,
người lao động tích cực trong q trình lao động. Ngồi ra, trong q trình phát
triển của kinh tế DLB, mối liên hệ của ngành này với các ngành kinh tế khác
như giao thông vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng, bưu chính viễn thơng, thơng tin
liên lạc, tài chính ngân hàng ... diễn ra ngày càng sâu sắc. Tác động ảnh hưởng
và vị trí vai trị của nó đối với đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, QP - AN ngày
càng lớn, kinh tế DLB trở thành một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển
và tiến bộ xã hội.

1.12. Sự cần thiết phát triển kinh tế du lịch Biển ở tỉnh Khánh Hòa
Phát triển kinh tế DLB ở Khánh Hòa là một tất yểu khách quan đặt ra trong
giai đoạn hiện nay. Khẳng định vấn đề này dựa trên một số lý đo cơ bản sau:
- Khánh Hòa là địa phương có tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát

triển kinh tế DLB.


10
Nói đến Khánh Hịa, ấn tượng của rất nhiều người là cảnh đẹp của biển,
biển không chỉ đem lại cho Khánh Hòa phong cảnh đẹp, là lá phổi vĩ đại điều
tiết khí hậu, mơi trường mà cịn là kho tàng vô giá cho sinh hoạt và đời sống
kinh tế của con người. Bờ biển Khánh Hoà kéo dài 385km với nhiều cửa lạch,
đầm, vịnh...(xem phụ lục 1, 2). Vùng biển Khánh Hịa khơng chỉ là nơi thuận lợi
cho các loại thuỷ sinh cư trú mà cịn có hệ sinh thái phong phú với các khu rừng
ngập mặn vốn được xác định là khu sinh thái tiêu biểu của quốc gia. Tiềm năng
DLB ở Khánh Hịa rất phong phú. Vì vậy, nói đến kinh tế du lịch Khánh Hịa
cũng có nghĩa là nói đến kinh tế DLB.
Dọc bờ biển Khánh Hồ có điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình
DLB. Qua khỏi đèo Cả về phía Nam là đoạn bờ biển thấp thuộc bãi biển Đại
Lãnh. Tiếp theo về phía Nam là các đoạn bờ hiển cao thuộc núi cổ Mã. Từ Ninh
Mã có một dải cồn cát nối đảo gọi Trường Chăm tạo nên bán đảo Hòn Gốm, bán
đảo này diện tích 83,5km2 với nhiều đỉnh núi cao, phong cảnh đẹp. Du khách
đến đây có thể đón những tia nắng ban mai trên đất liền sớm nhất nước ta. Từ
mũi Đơi đến mũi Hịn Cho có đoạn bờ biển thấp và bãi cái đẹp thuận tiện cho du
khách có thể nghỉ ngơi và tắm biển. Từ mũi Hịn Cho đến mũi Giành là đoạn bờ
biển cao, vách đứng xen lẫn bãi đá. Từ Sơn Đừng đến mũi Nai Ba Kèn là đoạn
bờ biển thấp gồm gãi cát, bãi đá, có điều kiện thuận lợi để xây dựng các điểm du
lịch nhỏ, thuận tiện cho việc nghỉ ngơi, tắm biển.
Cạnh bán đảo Hịn Gốm về phía Tây là đảo Hòn Lớn (Ninh Đảo). Bờ biển

quanh đảo này là dạng bờ biển cao gồm chán núi đá, bãi đá xen kẽ là các bãi cát
hẹp. Bán đảo Hòn Gốm và đảo Hịn Lớn như “một bức bình phong’' ngăn bờ
biển phía Đơng Bắc của vịnh Vân Phong. Vùng vịnh Vân Phong cùng với bãi
biển Đại Lãnh, vùng núi Sơn Tập - Trại Thơm, bãi biển Dốc Lết là nơi có tiềm
năng du lịch tổng hợp biển - rồng - núi, mơi trường trong lành ít bị ơ nhiễm, là
điều kiện thuận lợi để xây dựng khu du lịch tổng hợp biển lớn ở nước ra. Đồng
thời, nơi đây cũng có thể xây dựng các cảng biển có khả năng đón tiếp các tàu
du lịch cỡ lớn vào thăm quan du lịch ở Khánh Hòa.
Vịnh Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Phía Bắc vịnh Nha
Trang bắt đầu từ Bãi Tiên đến Hòn Chồng lã điểm đến quen thuộc của du khách.
Tiếp đó là bãi biển Nha Trang dài 7km nhu một mảnh trăng lưỡi liềm viền phía
Đơng thành phố ơm lấy vịnh biển Nha Trang. Phía Đơng Nam thành phố Nha
Trang có núi cảnh Long và núi Chụt đâm ra biển làm cho bờ biển ở đoạn này
cao và lõm. Tại đây có lầu “Nghinh Phong” và lầu "Vọng Nguyệt" của vua Bảo
Đại thời Pháp, có viện Hải Dương Học và cảng DLB Cầu Đá. Đây là những địa


11
điểm thu hút khá nhiều du khách vào thăm quan và là nơi đón liếp du khách từ
đất liền đi thăm các đảo theo các tuyến du lịch biển ngắn. Phía ngồi vịnh Nha
Trang là đảo Hịn Tre, trên đảo có những bãi tắm rất quen thuộc như Bãi Trũ,
Bãi Tre, có khu du lịch 5 sao Hịn Ngọc Việt, là nơi thăm quan nghỉ mát lý
tưởng đối với du khách. Phía Nam vịnh Nha Trang là đảo Hịn Miễu có điểm du
lịch Trí Ngun, đảo Hịn Mun - khu bảo tồn sinh vật biển quốc gia với quần thể
sinh vật biển đa dạng, còn nguyên sơ gần như độc nhất, vơ nhị khơng chỉ của
Việt Nam mà cịn của cả Đơng Nam Á. Các đảo Hịn Tằm, Hịn Chà Là, Hịn
Hổ, Hịn Đụn, Hịn Xưởng là những đảo có cảnh đẹp, có điều kiện thuận lợi để
phát triển các loại hình DLB.
Bán đảo Cam Ranh là bức bình phong che chắn vùng biển bên trong, phía
bắc là vũng Thuỷ Triều, phía nam vũng Thuỷ Triều là vịnh Cam Ranh, ngồi cửa

vịnh là đảo Bình Ba. Điều kiện tự nhiên và môi trường nơi đây không chỉ thuận
lợi để phát triển thành khu kinh tế tổng hợp bao gồm cảng hàng khơng, cảng
biển, mà cịn là nơi lý tưởng để phát triển các loại hình DLB.
Ngồi điều kiện tự nhiên ở các vùng ven biển và các đảo gần bờ thuận lợi
cho phát triển kinh tế DLB, Khánh Hồ cịn có Quần đảo Trường Sa ở ngồi
khơi là nơi có điều kiện lý tưởng để phát triển DLB. Thiên nhiên và môi trường
ở quần đảo Trường Sa trong lành, sinh vật biển ở đây đa dạng với các rạn san hơ
đẹp và đàn cá đủ màu sắc, thích hợp cho du lịch lặn biển, thám hiểm và thể thao
mạo hiểm biển.
- Khánh Hịa có tài ngun nhân văn hấp dẫn đối với du khách

Văn hoá là nền tảng của sự phát triển. Đặc biệt, đối với kinh tế DLB, việc
khai thác có hiệu quả những tài nguyên nhân văn trong đó có văn hố để phục
vụ cho sự phát triển là một yêu cầu khách quan đặt ra. Con người Khánh Hòa
cởi mở mến khách. Cuộc sống của cư dân Khánh Hịa từ lâu đã gắn liền với
biển, q trình lao động sản xuất và đấu tranh sinh tồn trong lịch sử đã hình
thành nên những nét văn hố biển độc đáo và đa dạng, ở Khánh Hoà hiện nay
vẫn lưu giữ nhiều di tích vật chất quan trọng như: bia Võ Cạnh (niên đại khoảng
cuối thế kỷ thứ IX sau cơng ngun), khu di tích đền tháp Pơnasar - Nha trang
(niên đại chủ yếu từ thế kỷ thứ XI đến cuối thế kỷ thứ XIII). Dọc bờ biển và trên
một số đảo cịn có nhiều đền, chùa, miếu, các di tích lịch sử văn hố độc đáo và
hấp dẫn đối với du khách.
Về văn hoá phi vật thể ở Khánh Hồ, do có nhiều tộc người sinh sống
(34/54 dân tộc anh em) nên có sự giao lưu văn hố khá đa dạng, trong đó có cả


12
văn hoá của người Chăm, người Rắc Lây rất nổi tiếng. Hiện nay, ở Khánh Hồ
cịn lưu giữ nhiều truyền thuyết, lễ hội gắn liền với cuộc sống lao động sản xuất
của cư dân miền biển như: Lễ hội cầu ngư, hội đua thuvền, truyền thuyết về thần

Siva, các làn điệu dân ca, hị vè… Du lịch khơng những phải đảm bảo nhu cầu
ăn, nghỉ, vui chơi, giải trí và tham quan thưởng ngoạn mà còn phải gắn liền với
nhu cầu hưởng thụ văn hố. Các chương trình tham quan thành phố, làng quê,
các di tích cổ, di tích lịch sử, viện bảo tàng, căn cứ cách mạng… đã thu hút một
bộ phận khơng nhỏ du khách muốn tìm hiểu về nền văn hố, văn minh dân tộc.
- Khánh Hịa là địa phương có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi cho

phái triển kinh tế DLB
Tỉnh Khánh Hồ nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đưởng sắt,
đường biển và đường không, thành phố Nha Trang - trung tâm hành chính kinh
tế, chính trị văn hố của tỉnh là đơ thị loại 2, đồng thời là một trong 10 trung tâm
du lịch lớn của cả nước. Nơi đây có cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch khá đồng bộ.
Hệ thống giao thông nội tỉnh đã được đầu tư phát triển tương đối hồn thiện, các
cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống khách sạn, nhà hàng có khả năng đáp ứng tương
đối tốt các nhu cầu của du khách.
Việc giao lưu kinh tế, văn hố giữa Khánh Hồ và các tỉnh trong Nam,
ngoài Bắc thuận lợi nhờ đường sắt xuyên việt và qủốc lộ 1A xuyên suốt chiều
dài của Tỉnh. Về phía Tây, tỉnh Khánh Hoà tựa lưng vào Tây Nguyên, là cửa ngõ
thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên qua quốc lộ 26. Ven biển cịn có hệ thống
các cảng biển quan trọng, có thể phục vụ cho phát triển kinh tế DLB đã và đang
được chú trọng đầu tư xây dựng.
Đảng bộ và chính quyền Tỉnh thường xuyên quan tâm, chú trọng đầu tư
cho phát triển kinh tế DLB. Những năm gần đây, thu nhập của nhân dân không
ngừng được cải thiện nên nhu cầu về du lịch tăng nhanh. Tinh hình chính trị -xã
hội, QP - AN của tỉnh những năm qua khá ổn định nên đã thu hút được một
lượng lớn khách du lịch quốc tế càng làm cho kinh tế DLB có điều kiện phát
triển thuận lợi. Sự phát triển kinh tế DLB góp phần quan trọng vào thúc đẩy
kinh tế của Tỉnh phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
nên được ủng hộ rỗng rãi.
- Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiện CNH, HĐH ở


Khánh Hòa cũng đòi hỏi phải phát triển kinh tế DLB
Để có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, vấn đề đặt ra là phải
phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh để phục vụ cho mục tiêu phái triển.


13
Khánh Hịa có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế DLB, do vậy cần phải phát huy
có hiệu quả lợi thế đó. Mặt khác, q trình đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH
cũng đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Một trong
những tiêu chí để đánh giá cơ cấu kinh tế hiện đại là ngành dịch vụ phải chiếm
tỷ trọng lớn so với công nghiệp và nông nghiệp. Kinh tế DLB là ngành kinh tế
mang tính dịch vụ, vì vậy kinh tế DLB phát triển cũng góp phần vào chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của Khánh Hòa theo hướng hiện đại. Kinh tế DLB là ngành
kinh tế tổng hợp, có tính liên đới rộng, sự phát triển của nó sẽ góp phần thúc đẩy
các ngành kinh tế khác phát triển. Đầu tư phát triển kinh tế DLB sẽ góp phần
thúc đẩy kinh tế của Tỉnh phát triển nhanh chóng hơn.
Trước tiềm năng về kinh tế DLB to lớn và yêu cầu phát triển kinh tế, đẩy
mạnh sự nghiệp CNH, HĐH. Việc phát triển mạnh hơn nữa kinh tế DLB là một
yêu cầu khách quan đặt ra đối với Khánh Hịa trong tình hình hiện nay.
1.2. Tác động của phát triển kinh tế du lịch biển đến củng cố quốc phòng
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
1.2.1. Cơ sở khách quan của sự tác động
Xuất phát từ mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng
Chủ nghĩa Mác - Lê nin chỉ rõ kinh tế và quốc phòng là hai lĩnh vực khác
nhau, hoạt động theo những quy luật riêng, song giữa chúng có mối liên hệ biện
chứng, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau. Kinh tế phát triển là tiền đề để xây
dựng và củng cố quốc phòng vững mạnh. Ngược lại, quốc phòng được củng cố
vững chắc sẽ tạo điều kiện để kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Sự tác
động của kinh tế đến quốc phòng thể hiện một cách tồn diện trên nhiều mặt,

trong đó tập trung vào các mặt chủ yếu là: Tiềm lực quốc phòng, thế trận quốc
phòng và quản lý nhà nước về quốc phòng. Để tạo mối quan hệ giữa kinh tế với
quốc phòng Lê nin đã chỉ rõ: “Chúng ta chủ trương bảo vệ tổ quốc nên chúng ta
địi hỏi phải có thái độ nghiêm túc đối với vấn đề khả năng quốc phòng và đối
với vấn đề chuẩn bị chiến đấu của nước nhà. Cuộc chiến tranh cần được chuẩn
bị trước, lâu dài, nghiêm túc bắt đầu từ kinh tế” [98, tr 480]. Nhận thức rõ mối
quan hệ giữa kính tế với quốc phòng Đảng ta chủ trương kết hợp giữa kinh tế
với quốc phòng ngay trong rừng bước phát triển kinh tế. Nghị quyết đại hội VII
chỉ rõ: Trong lúc tập trung vào phát triển kinh tế chúng ta không một chút lơi
lỏng nhiệm vụ quốc phịng - an ninh, coi đó là hai nhiệm vụ trung tâm xuyên
suốt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Ngày nay, quan niệm mới về quốc phịng của Đảng khơng chỉ bó hẹp lĩnh


14
vực hoạt động quân sự mà bao gồm cả hoạt động đối nội và đối ngoại và an ninh
quốc gia. Quốc phịng gắn bó chặt chẽ với an ninh quốc gia. Nền quốc phịng
của ta là nền tồn dân, gắn bó chặt chẽ với an ninh nhân dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Nội dung chủ yếu của củng cố quốc phòng là củng cố tiềm lực quốc
phòng; củng cố thế trận quốc phòng và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về
quốc phịng. Những nội dung này có quan hệ chặt chẽ với nhau, quá trình xây
dựng và củng cố nền quốc phịng chúng ta khơng thể bỏ qua nội dung nào.
Trong lịch sử cũng như hiện tại, công cuộc dựng nước và giữ nước của
nhân dân ta luôn gắn liền với biển. Hướng biển luôn là hướng trọng yếu có vị trí
chiến lược về quốc phịng. Lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta cho thấy
đã có nhiều cuộc chiến tranh kẻ thù xâm lược nước ta bắt đầu tiến công từ
hướng biển. Ngày nay, hướng biển vẫn là hướng chiến lược. Đối với khu vực
biển đảo Khánh Hịa, do có vị trí chiến lược về quốc phịng nên q trình củng
cố quốc phịng trên địa bàn phải quan tâm đặc biệt đến hướng biển.
Là một bộ phận trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hồ, kinh tế DLB có

vai trị ngày càng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và củng cố QP
- AN trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động của kinh tế DLB không chỉ diễn ra trên
đất liền mà còn trải rộng khắp các vùng biển, ven biển, hải đảo. Kinh tế DLB là
ngành nhạy cảm, có liên quan chặt chẽ và chịu sự tác động mạnh mẽ của điều
kiện QP - AN. Quá trình phát triển kinh tế DLB có quan hệ mật thiết với bảo vệ
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trên vùng biển đảo do địa phương quản lý. Đồng
thời, kinh tế DLB cũng tác động to lớn tới việc củng cố nền quốc phịng tồn
dân, thế trận an ninh nhân dân ở các vùng ven biển và hải đảo. Giữa quốc phòng
và kinh tế DLB có mối quan hệ biện chứng. Kinh tế DLB phát triển sẽ tạo cơ sở
tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội cho củng cố quốc phòng. Ngược lại,
quốc phòng được củng cố vững chắc sẽ là điều kiện để kinh tế DLB phát triển.
* Xuất phát từ vai trò của kinh tế du lịch biển trong cơ cấu kinh tể của

Khánh Hịa
Nói đến kinh tế du lịch của Khánh Hịa là nói đến kinh tế DLB. Do có điều
kiện thuận lợi đế phát triển nên trong những năm qua kinh tế DLB Khánh Hòa
phát triển khá mạnh, vươn lên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trị ngày
càng quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong chương trình phát triển
kinh tế biến Khánh Hòa đến năm 2010, Đảng bộ và chính quyền Tỉnh đã xác
định: “Khánh Hịa là một trong những tỉnh có nhiều lợi thế vể điều kiện tự
nhiên, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, khí hậu ơn hịa, mùa mưa
ngắn, bờ biển có nhiều cảnh đẹp, nhiều vịnh, nhiều đảo, bãi tắm lý tưởng để phát


15
triển du lịch, được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch của cả nước” [48,
tr. 19]. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Khánh Hòa, tỷ trọng của du
lịch và thương mại hiện đang chiếm vị trí quan trọng nhất. Trong đó. kinh tế
DLB phát triển mạnh, đóng góp một phần đáng kể. DLB với tốc độ phát triển
nhanh chóng đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Vì vậy, trong

phương hướng phát triển các ngành kinh tế biển của tỉnh Khánh Hỏa, Đảng bộ
Tỉnh đã xác định: “Tập trung đầu tư tạo bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế
biển, đạt mức tăng trưởng bình quân của các ngành kinh tế biển là 15-20 %/năm.
Xây dựng nền kinh tế biển Khánh Hòa thực sự là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế của
Tỉnh phát triển với tốc độ cao đưa du lịch biển trở thành ngành mạnh nhất trong
kinh tế biển Khánh Hịa vào 2010” [48. tr.2.7].
* Xuất phát từ vị trí chiến lược về quốc phịng của Khánh Hịa

Khánh Hịa khơng chỉ có địa kinh tế mà cịn là nơi có địa chính trị, địa qn
sự xung yếu. Từ Khánh Hịa có thể nhanh chóng triển khai lực lượng quân sự
vào Nam, ra Bắc, lên Tây Nguyên hay ra hướng biển. Nơi đây có nhiều địa danh
khá nổi tiếng và có tầm quan trọng đặc biệt về quân sự. Trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ nhân dân Khánh Hòa đã từng xây dựng các
chiến khu lớn như chiến khu Đồng Bò, chiến khu Hòn Hỡi, là nơi che dấu lực
lượng và tổ chức đánh địch dài ngày.
Ở khu vực Núi Đá Bia nhơ hẳn mình ra biển Đơng, kéo dài tạo nên một bán
đảo che chắn sóng gió cho vũng Rô. Bởi vậy, cảng Vũng Rô tuy rất sâu, nơi sâu
nhất tới 15- 16m nước mà vẫn quanh năm sóng yên biển lặng. Trước năm 1975,
đây đã từng là một cảng quân sự của Mỹ - Nguỵ đảm bảo tiếp tế hậu cần cho
hàng loạt các căn cứ quân sự suốt từ Đà Nông đến Đông Tác. Đồng thời, cũng là
điểm tập kết vũ khí, đạn dược và các phương tiện chiến đấu gửi vào từ miền
Bắc, chi viện cho chiến trường Quân khu V qua những con tàu không số huyền
thoại của Hải quân nhân dân Việt Nam. Hiện nay Vũng Rô cùng với khu vực
Vân Phong và Cam Ranh vẫn được coi là những khu vực có tiềm năng về kinh
tế và vị trí chiến lược về quốc phòng của Khánh Hòa cũng như cả nước.
Bán đảo Cam Ranh khơng chỉ có tiềm năng DLB mà cịn có vị trí đặc biệt
quan trọng về quốc phịng. Tầm quan trọng về mặt quân sự của khu vực này
không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà cịn có vị trí chiến lược đối với
khu vực và thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà trước đây Mỹ đã xây dựng Cam
Ranh thành một trong những căn cứ quân sự tổng hợp lớn ở khu vực Đông Nam

Á. Với diện tích rộng, độ sâu và chế độ thuỷ triều lên xuống đều đặn ngày 2 lần,
cấu tạo đáy vịnh bằng phẳng nên các tàu ngầm và tàu mặt nước có thể ra vào bất


16
cứ lúc nào. Vịnh có thể chứa cùng lúc nhiều hạm đội. Khi muốn ra khơi chỉ cần
sau 1 giờ đồng hồ ỉà tàu có thể ra tới hải phận quốc tế (trong khi đó từ cảng Hải
Phịng phải mất 8 giờ, từ Vũng Tàu là 3 giờ). Do có vị trí địa lý và các yếu tố tự
nhiên đặc biệt tốt nên từ lâu vịnh Cam Ranh được các nhà hàng hải và quân sự
quốc tế liệt vào hạng mục một trong 3 hải cảng có điều kiện thiên nhiên tốt nhất
thế giới (cùng với cảng Xan-Fran-xi-cô ở Mỹ và Rio-đờ-da-nây-rô ở Bra-xin).
Chỉ riêng điều này cũng cho thấy vị trí chiến lược về mặt quân sự của vịnh Cam
Ranh nói riêng, vùng biển đảo Khánh Hịa nói chung.

Ngồi ra, khu vực Huyện đảo Trường Sa của Khánh Hòa là nơi có tiềm
năng kinh tế to lớn, đồng thời cùng là vùng “nhạy cảm” có sự tranh chấp chủ
quyền quốc gia giữa các các nước trong khu vực. Trường Sa nằm ở giữa biển
Đơng, từ Trường Sa có thể khống chế được khu vực biển Đông, phong toả được
con đường hàng hải quốc tế nối liền từ Đông sang Tây. Vì vậy, vấn đề chủ quyền
ở khu vực Trường Sa hết sức phức tạp. Đối với nước ta, Trường Sa là một phần
lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Bảo vệ vững chắc được chủ quyền biển đảo ở
khu vực Trường Sa là điều kiện để có thể khai thác được tiềm năng kinh tế của
khu vực này.
Tóm lại, Khánh Hồ là tỉnh có tiềm năng và thế mạnh về kinh tế DLB,
đồng thời có vị trí chiến lược về quốc phòng. Kinh tế DLB càng phát triển càng
tác động sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực quốc
phịng. Vì vậy, q trình phát triển kinh lế DLB địi hỏi phải tính đến những tác
động của nó đến củng cố quốc phịng.
1.2.2. Nội dung tác động của phát triển kinh tế DLB tới củng cố quốc phòng
Tác động của phát triển kinh tế DLB tới củng cố quốc phòng trên địa bàn

Khánh Hòa thể hiện trên nhiều mặt, diễn ra theo cả hai chiều tích cực và tiêu
cực. Trong phạm vi đề tài này tác giả chỉ tập trung phân tích sự tác động của
phái triển kinh tế DLB đến củng cố quốc phòng trên ba mặt chủ yếu là: Tiềm lực
quốc phòng, thế trận quốc phòng và quản lý nhà nước về quốc phòng.
* Sự phát triển của kinh tế du lịch biển góp phần tăng cường tiềm lực quốc

phịng của Khánh Hòa
Tiềm lực quốc phòng của một quốc gia bao gồm các yếu tố cơ bản là: Tiềm
lực chính trị tinh thần, tiềm lực kinh tế, tiếm lực khoa học cơng nghệ, tiềm lực
qn sự. Tiềm lực quốc phịng của Khánh Hòa là một bộ phận hợp thành tiềm
lực quốc phịng quốc gia cũng bao gồm các yếu tố nói trên. Sự phát triển của


17
kinh tế DLB có tác động tích cực tới củng cố tiềm lực quốc phỏng trên địa bàn
Khánh Hòa thể hiện trên một số mặt cụ thể sau;
- Kinh tế DLB phát triển góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần

của nhân dân, mở rộng giao lưu quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường
tiềm lực chính trị tinh thần. Tiềm lực chính trị tinh thần là thành tố cơ bản của
tiềm lực quốc phòng, chứa đựng trong nhân tố con người, trong truyền thống
văn hóa của dân tộc và trong hệ thống chính trị. Sự tác động của phát triển kinh
tế DLB tới tiềm lực chính trị tinh thần theo chiều hướng tích cực thể hiện ở việc
củng cố niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân vào bản chất tốt đẹp của chế độ, vào
vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và vào thắng lợi của sự
nghiệp cách mạng XHCN trên đất nước ta. Kinh tế DLB phát triển không những
là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế của Tỉnh mả cịn góp phần quan
trọng vào việc củng cổ tiềm lực chính trị tinh thần của nhân dân và các lực
lượng vũ trang trên địa bàn.
Như đã đề cập, DLB là ngành kinh tế có tính liên đới rộng, sự phát triển

của nó sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo cơ hội giải
quyết việc làm, tăng thu nhập của nhân dân các vùng ven biển. Thu nhập được
nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không những được cải
thiện, thơng qua đó lịng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng
và bộ máy chính quyền địa phương khơng ngừng được củng cố. Đây là yếu tố
quan trọng hàng đầu để củng cố quốc phòng, đồng thời là điều kiện tiền đề để
đẩy lùi các nguy cơ tự diễn biến, suy thoái niềm tin của nhân dân vào sự lãnh
đạo của Đảng và sự tuyên truyền phá hoại của kẻ thù. Kinh tế DLB phát triển
cịn góp phần nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, tạo cơ sở để xây dựng
mơi trường văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, khi văn hóa phát triển sẽ tạo mơi trường thuận lợi cho giáo dục
lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa cho nhân dân.
Mặt khác, kinh tế DLB phát triển góp phần tăng thu ngân sách cho địa
phương, trên cơ sở đó Tỉnh có điều kiện để đầu tư nâng cao đời sống vật chất
tinh thần, giải quyết chính sách hậu phương quân đội cho cán bộ chiến sỹ lực
lượng vũ trang địa phương, làm cho họ yên tâm phục vụ, không ngừng nâng cao
chất lượng và hiệu quả công tác, tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước, thấy rõ tính chất ưu việt của chế độ ta. Đây là yếu tố
quan trọng góp phần củng cố tiềm lực chính trị tinh thần cho lực lượng vũ trang
địa phương. Bên cạnh đó, du khách đến với Khánh Hồ thơng qua du lịch sẽ có


18
điều kiện tìm hiểu về lịch sử, đất nước con người Việt Nam. Những điều mắt
thấy tai nghe sẽ làm cho họ bớt nghi kỵ, hiểu lầm, chính họ sẽ là người tuyên
truyền về những gì đã được chứng kiến, thơng qua đó hạn chế những tác động
xấu do sự xuyên tạc của kẻ địch gây ra.
- Sự phát triển của kinh tế DLB góp phần tăng cường tiềm lực kinh tế của
Tỉnh từ đó tạo điều kiện để tăng cường tiềm lực kinh tế quân sự và sức mạnh

quân sự. Cũng như đối với một quốc gia, tiềm lực kinh tế của một tỉnh là cơ sở
vật chất của nền quốc phịng tồn dân trong mối liên hệ với tổng thể kế hoạch,
chiến lược chung của quốc gia. Kinh tế DLB là một bộ phận trong cơ cấu kinh tế
của Khánh Hòa. Sự phát triển của kinh tế DLB góp phần làm cho kinh tế phát
triển. Kinh tế là yếu tố suy đến cùng quyết định sức mạnh của nền quốc phịng
tồn dân và thế trận an ninh nhân dân, vì vậy phát triển kinh tế là cơ sở để củng
cố quốc phòng. Nhờ sự phát triển của kinh tế Tỉnh có điều kiện nâng cao khả
năng huy động để tăng cường tiềm lực kinh tế quân sự, đầu tư nâng cấp các
cơng trình kinh tế quốc phịng, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tập trung
nhân lực, vật lực cho huấn luyện lực lượng vũ trang địa phương, xây dựng lực
lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, thiết lập mạng an ninh du lịch rộng khắp
trên địa bàn. Nhờ đó tình hình chính trị - xã hội, QP - AN được củng cố vững
chắc hơn.
- Kinh tế DLB phát triển góp phần tạo ra cơ sở vật chất, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của khoa học công nghệ. Tiềm
lực khoa học công nghệ là thành tố có vai trị ngày càng quan trọng trong tiềm
lực quốc phòng. Những yếu tố cơ bản của tiềm lực khoa học cơng nghệ là khả
năng và trình độ phát triển khoa học - công nghệ, số lượng, chất lượng đội ngũ
cán bộ khoa học, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu, phát triển, phổ
biến ứng dụng khoa học công nghệ. Sự phát triển của kinh tế DLB có tác động
tồn diện lên các mặt của tiềm lực khoa học - công nghệ trên địa bàn Tỉnh.
Trong phạm vi đề tài này tác giả chỉ đề cập ở một số góc độ cơ bản sau:
Một là, quá trình phát triển kinh tế DLB thu hút lực lượng lao động với số
lượng và chất lượng ngày càng cao góp phần tăng cường chất lượng nguồn nhân
lực, tạo cơ sở để phát triển tiềm lực khoa học của Tỉnh. Để kinh doanh du lịch
đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao địi hỏi có một đội ngũ những nhà kinh
doanh giỏi. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và nhân viên phục vụ cũng địi hỏi
phải có sự am hiểu về ngoại ngữ, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử, văn
hoá của địa phương và của các đối tượng du khách. Mặt khác, do phải đầu tư
xây dựng, khai thác những trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện ngày càng hiện



19
đại đòi hỏi phải cố lực lượng lao động với trình độ, tay nghề cao, có sự am hiểu
về khoa học kỹ thuật nền phải thu hút nhiều chuyên gia, cán bộ kỹ thuật đến làm
việc. Đây chính là điều kiện để tăng cuờng tiềm lực khoa học công nghệ của
Khánh Hịa.
Hai là, kinh tế DLB có quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác của đời sống
kinh tế - xã hội. Q trình phát triển của nó cũng phải dựa trên những điều kiện,
tiền đề về khoa học công nghệ. Kinh tế DLB muốn phát triển được một phần
quan trọng là nhờ được ứng dụng rộng rãi những thành tựu của cuộc cách mạng
khoa học công nghệ vào q trình kinh doanh. Trong đó bao gồm cả những
thành tựu của khoa học quản lý, khoa học kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn,
khoa học kỹ thuật... Q trình phát triển của kinh tế DLB là mơi trường thuận lợi
để ứng dụng những thành tựu của các lĩnh vực khoa học nói trrên vào thực tiễn.
Vì vậy, sự phát triển của kinh tế DLB góp phần đáng kể vào việc phổ biến, ứng
dụng những thành tựu khoa học cơng nghệ vào thực tiễn, qua đó góp phần vào
tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ của Tỉnh.
Ba là, phát triển kinh tế DLB góp phần tăng cường ngân sách đầu tư cho
phát triển khoa học công nghệ của Tỉnh. Do có tiềm năng to lớn về kinh tế DLB
nên vai trò của kinh tế DLB trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hòa ngày càng
quan trọng. Doanh thu từ quá trình phát triển kinh tế DLB đem lại ngày càng
lớn, góp phần tăng thu ngân sách, trên cơ sở đó Tỉnh có điều kiện đầu tư cơ sở
vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng khoa học công
nghệ, đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo, tạo ra những điều kiện cần thiết để
góp phần tăng cường tiềm lực khoa học cơng nghệ.
- Kinh tế DLB phát triển góp phần củng cố và nâng cao sức mạnh của tiềm
lực quân sự. Tiềm lực quân sự là bộ phận nòng cốt của tiềm lực quốc phòng,
được xây dựng trên nền tảng của tiềm lực chính trị tinh thần, tiềm lực kinh tế,
tiềm lực khoa học công nghệ. Biểu hiện của tiềm lực quân sự là sức mạnh quân

sự và khả năng thắng lợi trong chiến đấu của các lực lượng vũ trang và nhân dân
khi phải đương đầu với kẻ thù trong chiến tranh.
Kinh tế DLB phát triền góp phần củng cố tiềm lực chính trị tinh thần, tiềm
lực kinh tế, tiềm lực khoa học công nghệ, tất yếu sẽ dẫn đến tăng cường củng cố
tiềm lực quân sự của tỉnh Khánh Hòa. Sự tác động của phát triển DLB tới tiềm
lực quân sự trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là hệ quả của sự tăng cường tiềm lực
chính trị tinh thần, tiềm lực kính tế và tiềm lực khoa học công nghệ, thể hiện
thông qua việc tăng ngân sách đầu tư cho quốc phòng tăng cường số lượng và
chất lượng của nguồn nhân lực, tăng khả năng huy động và sử dụng các phương


20
tiện vào thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, khả năng khai thác, sử dụng vũ khí
trang bị kỹ thuật, chiến thuật của lực lượng lao động trong lĩnh vực DLB được
huy động thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng khi chiến tranh xảy ra.
Bên cạnh những tác động tích cực, sự phát triển của kinh tế DLB cũng có
những tác động tiêu cực tới tiềm lực quốc phòng của tỉnh, thể hiện trên một số
mặt cụ thể sau:
Một là, cùng với quá trình phát triển của kinh tế DLB lượng du khách đến
với Khánh Hồ ngày càng đơng sẽ mang tới nhiều thói quen, lối sống, cách sinh
hoạt, tập tục và truyền thống văn hố khác nhau. Trong đó có cả những cái tốt,
phù hợp với truyền thống văn hố, phong tục của người Việt Nam, đồng thời
cũng có những cái không phù hợp gây ảnh hưởng không tốt tới cách tư duy, lối
sống, thói quen của nhân dân địa phương đặc biệt là lớp trẻ. Mặt khác, du khách
đến với Khánh Hồ đa số là những người có nhu cầu tham quan du lịch nghỉ
dưỡng, song trong số đó cũng có kẻ xấu lợi dụng con đường du lịch để xâm
nhập trái phép, tiến hành tuyên truyền kích động, gây rối, len lỏi vào những
vùng sâu, vùng xa truyền đạo trái phép, trinh sát các mục tiêu kinh tế, quốc
phòng và hoạt động của các lực lượng vũ trang địa phương trên địa bàn. Bên
cạnh đó, khách du lịch đến từ nhiều vùng, quốc gia, nhiều nền văn hố khác

nhau, việc tiếp đón nếu khơng có sự hiểu biết về phong tục tập quán, thói quen
của từng dân tộc, từng nền văn hoá sẽ dễ gây hiểu lầm có thể dẫn đến những ấn
tượng khơng tốt về đất nước, con người Việt Nam.
Hai là, quá trình phát triển của kinh tế DLB do khả năng kinh doanh và
năng lực quản lý không ngang bằng nhau, dưới tác động của quy luật kinh tế thị
trường tất yếu dẫn đến thu nhập khác nhau, một số người giàu lên nhanh chóng
số khác lại nghèo đi cả về tuyệt đối và tương đối. Mặt khác, những người tham
gia kinh doanh du lịch trực tiếp hoặc gián tiếp đời sống không ngừng được cải
thiện, số khác không tham gia vào các hoạt đông này, đời sống không được cải
thiện hoặc cải thiện khơng đáng kể. Tình trạng trên kéo dài sẽ dẫn đến phân hoá
giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Sự khác biệt về thu nhập càng lớn càng dẫn đến
những khả năng biến động về mặt xã hội. Bên cạnh đó, du khách đi du lịch hầu
hết là những người có thu nhập cao hoặc tương đối ổn định quá trình du lịch họ
thường chi tiêu cao hơn mức bình thường. Số lượng du khách tập trung quá
đông sẽ gây đến sự quá tải về sức chứa, làm cho giá cả leo thang, ảnh hưởng
không nhỏ tới cuộc sống của nhân dân địa phương làm cho thu nhập thực tế của
họ bị giảm sút. Thực tế này sẽ tác động không nhỏ tới đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân địa phương, gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình củng cố


21
quốc phòng trên địa bàn Tỉnh.
Ba là, do tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch có cơ hội nâng cao
thu nhập, cải thiện đời sống nên một số người không muốn tham gia vào các lực
lượng vũ trang, dân quân tự vệ. Khi thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng sẽ ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh nên nhiều cơ sở kinh doanh và đội ngũ nhân
viên hoạt động trong lĩnh vực này ngại tham gia, tìm cách né tránh, gây khó
khăn cho cơng tác tập trung, huấn luyện quân sự, xây dựng lực lượng vũ trang
địa phương.
Bốn là, cũng như những ngành kinh tế khác, kinh tế DLB chịu sự tác động

của nhiều yếu tố. Kinh doanh trong lĩnh vực này cũng phải chấp nhận rủi ro cao.
Chỉ cần có sự mất ổn định về chính trị, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, khủng
bố hay bệnh dịch... cũng có thể ảnh hưởng lớn đến q trình kinh doanh DLB.
Sự đổ vỡ của ngành kinh tế này gây thiệt hại cho kinh tế của địa phương cũng
như cả nước. Mặt khác, DLB là ngành kinh tế mang tính thời vụ, du khách
thường chỉ tập trung nhiều vào mùa du lịch song việc chuẩn bị đón tiếp lại phải
tiến hành chuẩn bị từ trước. Nhiều trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật nếu
khơng có kế hoạch khai thác sừ dụng hợp lý sẽ không phát huy hết cơng suất
gây lãng phí lớn cho nền kinh tế, trong khi đó nhiều lĩnh vực khác cần phải đầu
tư lại thiếu vốn.
* Sự phát triển của kinh tế du lịch biển góp phần củng cố vững chắc thế

trận quốc phòng trên địa bàn Khánh Hòa.
Thế trận Quốc phòng là sự tổ chức, bố trí lực lượng chiến đấu phù hợp với
ý định tác chiến, cùng các điều kiện về chính trị tinh thần, hậu cần kỹ thuật...
tương ứng được chuẩn bị nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN trong điều kiện thời bình cũng như trong chuyển
trạng thái thời bình sang thời chiến. Thế trận quốc phịng tỉnh được xây dựng,
củng cố gắn liền với quy hoạch tổng thể của quốc gia theo hướng kết hợp kinh tế
với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế.
Phát triển kinh tế DLB có tác động tích cực đến thế trận quốc phòng trên
địa bàn tỉnh Khánh Hòa thể hiện trên một sổ mặt cơ bản sau:
- Phát triển kinh tế DLB góp phần xâv dụng hậu phương kinh tế và quy
hoạch dân cư đáp ứng vêu cầu củng cố thế trận quốc phòng trên địa bàn Tỉnh.
Kinh tế DLB phát triển góp phần tăng cường tiềm lực kinh tế nói chung và khả
năng đảm bảo kinh tế cho xây dựng thế trận quốc phịng nói riêng. Ngày nay,
trong điều kiện chiến tranh hiện đại, các phương tiện chiến tranh mà kẻ thù sử


22

dụng về cơ bản sẽ là vũ khí cơng nghệ cao, khả năng và mức độ tàn phá sẽ ngày
càng ác liệt. Để đương đầu với những loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện
đại ấy địi hỏi phải khơng ngừng hiện đại hóa vũ khí trang bị kỹ thuật, nâng cao
trình độ kỹ chiến thuật, chất lượng con người, xây dựng hậu phương vững mạnh
về mọi mặt... Chỉ trong điều kiện kinh tế phát triển mới đủ khả năng đáp ứng với
những yêu cầu ngày càng cao đó. Mặt khác, chiến tranh hiện đại cũng đặt ra
yêu cầu ngày càng cao đối với sức sống của nền kinh tế. Muốn duy trì sức sống
của nền kinh tế đáp ứng yêu cầu của chiến tranh ngay trong thời bình phải chú
trọng xây dựng hậu phương vững mạnh về kinh tế, có khả năng chuyển đổi
nhanh, sức cơ động lớn, có thể đứng vững và duy trì được sức sống trong điều
kiện chiến tranh.
Nhu cầu đảm bảo kinh tế cho xây dựng thế trận quốc phòng sẽ ngày càng
gia tăng. Bao gồm cả nhu cầu về tài chính, khoa học, cơng nghệ, vật tư và các
loại hình dịch vụ khác. Kinh tế DLB phát triển, doanh thu và lợi nhuận tăng,
càng có điều kiện làm tăng ngân sách trung ương và địa phương. Trên cơ sở đó,
nhu cầu bảo đảm tài chính cho q trình xây dựng thế trận quốc phịng của
Khánh Hòa cũng được đáp ứng tốt hơn. Hậu phương kinh tế vững chắc là cơ sở
để tiến hành xây dựng và củng cố thế trận quốc phòng trên địa bàn Tỉnh.
Sự phát triên của kinh tế DLB cịn góp phần đáp ứng tốt hơn cốc yêu cầu
về chuẩn bị lực lượng hậu cần, xây dựng lực lượng tại chỗ ở các vùng ven biển.
Cùng với sự phát triển của kinh tế ĐLB, các cơ sở du lịch được xây dựng dọc
theo tuyên biển và trên các đảo vốn trước đây dân cư thưa thớt, có những đảo và
những vùng ven biển chưa có dân cư, việc quản lý tình hình an ninh chính trị rất
phức tạp. Khi các cơ sở DLB được xây dựng kéo theo sự thay đổi của cơ cấu
dân cư. Lực lượng lao động và cư dân ra các đảo và các vùng ven biển sẽ ngày
một đông, việc huy động lực lượng lại chỗ phục vụ cho các nhiệm vụ quốc
phòng sẽ thuận lợi hơn. Sự hoạt động thường xuyên của các phương tiện tàu
thuyền và lực lượng bảo vệ của các cơ sở kinh doanh DLB cũng góp phần quan
trọng vào việc xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân, ổn
định chính trị xã hội tại các vùng ven biển.

Phát triến kinh tế DLB góp phần tạo thế trận phòng thủ liên hòa bờ -biển đảo, chủ động bảo vệ địa bàn. Hoạt động kinh tế DLB gắn liền với môi trường
biển đảo và các vùng ven biển, với hệ thống các cơ sở du lịch, tàu thuyền,
phương tiện và lực lượng lao động đông đảo hoạt động thường xuyên trên các
khu vực ven biển góp phần quan trọng trong việc tạo dựng thế trận liên hoàn bờ
- biển - đảo chủ động bảo vệ địa bàn lực lượng lao động tại các cơ sở du lịch


23
biển có tri thức, sức khỏe tốt có kinh nghiệm trong giao tiếp ứng xử (đặc biệt là
trong tiếp xúc với du khách nước ngồi), ln nhạy cảm với tình hình kinh tế.
Chính QP - AN lực lượng này nếu được giáo dục, nâng cao ý thức quốc phòng,
huấn luyện xử lý các tình huống khi hoạt động trên biển sẽ có khả năng vừa
tham gia hoại động kinh tế vừa đồng thời cùng các lực lượng vũ trang và nhân
dân địa phương tham gia trinh sát phát hiện địch, tham gia bảo vệ địa bàn góp
phần xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân trên biển.
Mặt khác, trong quá trình phát triển kinh tế DLB địi hỏi phải có nhiều nhà
đầu tư, trong đó có cả những nhà đầu tư nước ngồi tham gia đầu tư vào các dự
án phát triển kinh tế DLB, tạo nên thế đan cài về lợi ích giữa nước ta với các
nước trong khu vực và trên thế giới, đây cũng là một trong những yếu tố quan
trọng góp phần củng cố thế trận quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
- Quá trình phát triển kết cấu hạ tầng đáp úng yêu cầu phát triển kinh tế

DLB cũng là quá trình đáp ứng tốt hơn yêu cầu về kết cấu hạ tầng; quân sự
trong xây dựng thế trận quốc phòng trên địa bàn Tỉnh. Trong lĩnh vực quân sự
nói chung, trong xây dựng thế trận quốc phòng và tiến hành chiến tranh nói
riêng, địa hình và cơ sở hạ tầng quân sự giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Củng cố
thế trận quốc phòng trong chiến lược bảo vệ Tồ quốc trên phạm vi cả nước cũng
như ở từng địa phương ln địi hỏi phải coi trọng yếu tố này.
Qúa trình nhát triển kinh tế DLB ở Khánh Hịa, một mặt do yêu cầu phát
triển của ngành đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật tương ứng. Mặt

khác, do ý thức quán triệt chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phịng trong q
trình xây đựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành đã chủ động
tạo ra những yếu tố địa hình và hệ thống cơ sở hạ tầng có lợi cho củng cố quốc
phòng. Điều này thể hiện rõ nét ở việc triển khai xây dựng các cơ sở DLB, hệ
thống đường giao thông, sân bay, cảng du lịch ở ven bờ và trên các đảo - những
nơi có vị trí chiền lược về quốc phịng. Hệ thống các cơng trình này một mặt
phục vụ cho sự phát triển của kinh tế DLB, mặt khác có thể phục vụ thuận lợi
cho việc bố trí triển khai lực lượng chiến đấu, xây dựng các cơ sở hậu cần tại
chỗ, di chuyển lực lượng khi chiến tranh xảy ra.
Sự phát triển kinh tế DLB còn kéo theo sự phát triển tương ứng của hệ
thống thơng tin liên lạc, tài chính ngân hàng, nơng nghiệp, cơng nghiệp đóng
tàu, các loại hình dịch vụ .... Với khả năng “lưỡng dụng” của các ngành này
trong điều kiện thời bình có thể phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội
kết hợp với củng cố quốc phòng - an ninh, khi chiến tranh xảy ra có thể huy
động cho các nhiệm vụ quốc phòng.


24
Bên cạnh những tác động tích cực q trình phát triển của DLB cũng có
những tác động tiêu cực đến thế trận quốc phòng, thể hiện trên một số mặt cụ
thể sau:
Một là, khi thực hiện các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế DLB đặc biệt
là ở những khu vực có vị trí chiến lược về quốc phịng như: Bán đảo Cam Ranh,
Vịnh Vân Phong hay trên một số đảo nếu khơng có sự nghiên cứu tính tốn thận
trọng sẽ dẫn đến phá vỡ thế trận quốc phòng đã được bố trí từ trước.
Hai là, các đơn vị kinh doanh DLB thuộc nhiều thành phần kinh tế khác
nhau, lực lượng lao động tham gia khá đông đảo lại đến từ nhiều địa phương sẽ
gây khó khăn cho cơng tác quản lý nguồn nhân lực trên địa bàn việc huy động
lực lượng dự bị động viên, dân quan tự vệ, tổ chức giáo dục quốc phòng, huấn
luyện quân sự hàng năm theo chương trình và thời gian định trước sẽ gặp khó

khăn phức tạp.
* Sự phát triển của kinh tế du lịch biển góp phần nâng cao hiệu lực quản lý
nhà nước về quốc phòng trên địa bàn Khánh Hòa.
Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước quản lý mọi mặt
đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật trong đó có lĩnh vực quốc phịng.
Nội dung cơ bản của cơng lác quản lý nhà nước về quốc phòng gồm: Ban hành
hệ thống pháp luật về quốc phòng; xây đựng quy hoạch, kế hoạch động viên
quốc phòng; tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng và các biện
pháp cần thiết để bảo vệ tổ quốc. Nội dung quản lý nhà nước về quốc phịng rất
đa dạng, song khi phân tích tác động của phát triển kinh tế DLB tới củng cố
quốc phòng chỉ xin đề cập đến một số mặt cụ thể sau:
- Sự phát triển của kinh tế DLB đòi hỏi phải xây dựng hệ thống các văn bản
pháp lý để quản lý các hoạt động kinh tế DLB, hệ thống này cũng góp phần vào
giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội, từ đó góp phần nâng cao hiệu
lực quản lý về quốc phịng. Ngồi ra, q trình phát triển kinh tế DLB địi hỏi
phải thiết lập một hệ thống an ninh du lịch rộng khắp tại các địa phương ven
biển. Hệ thống này qua q trình hoạt động sẽ góp phần giữ vững an ninh chính
tri, trật tự an tồn xã hội, bảo đảm cho du khách được an toàn khi đi du lịch, hạn
chế các tệ nạn xã hội và sự chống phá của các thế lực thù địch. Sự phối hợp giữa
các cơ quan công an, quân đội với lực lượng an ninh du lịch và các lực lượng vũ
trang trên địa bàn tỉnh thường xun được duy trì làm cho cơng tác quản lý nhà
nước về QP - AN thuận lợi hơn.
- Việc phát triển các dự án DLB nếu có quy hoạch phù hợp, có quy chế


25
phôi hợp giữa các cơ sở du lịch với các đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ các mục
tiêu kinh tế, qn sự, các cơng trình quốc phịng sẽ góp phần củng cố vững chắc
thế trận quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh nhân dân, từ đó góp phần nâng
cao hiệu lực quản lý về quốc phòng.

- Đối với lực lượng lao động tại các doanh nghiệp kinh doanh ĐLB nếu
được giáo dục đầy đủ về ý thức quốc phòng, luật dự bị động viên, dân quân - tự
vệ- được quán triệt về các quy hoạch, kế hoạch động viên quốc phịng khi có
u cầu nhiệm vụ quốc phịng có thể huy động, triển khi phối hợp với các lực
lượng trên địa bàn tham gia trinh sát, phát hiện địch, bảo vệ các mục tiêu quốc
phòng, đánh địch lại chỗ.
- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch biển cịn có thể tham gia tích cực
vào việc bảo đảm đời sống vật chất cho các lực lượng vũ trang địa phương trong
thời bình, cũng như thời chiến, thực hiện chính sách hậu phương qn đội, góp
phần làm cho cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang yên tâm thực hiện các nhiệm
vụ quốc phòng an ninh trên địa bàn Tỉnh.
Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên sự phát triển của DLB cũng có
những tác động tiêu cực tới cơng tác quản lý nhà nước về quốc phịng, cụ thể là:
- Quá trình phát triển các dự án du lịch biển nếu khơng có quy hoạch phù

hợp có thể ảnh hưởng tói thế trận quốc phịng, nhất là khi thực hiện các dự án ở
khu vực bán đảo Cam Ranh và vịnh Vân Phong và trên các đảo gần bờ. Việc
phát triển du lịch biển ở Trường Sa - vùng hết sức nhạy cảm về chính trị và quân
sự nếu không thận trọng sẽ dễ gây mất ổn định trong khu vực. Mặt khác, việc
phát triển quá nhiều các dự án DLB sẽ làm cho công tác quy hoạch, kế hoạch
động viên quốc phòng phải thường xuyên bổ sung và thav đổi cho phù hợp, gây
khó khăn cho cơng tác quản lý nhà nước về quốc phịng.
- Khi các doanh nghiệp nước ngoài tham gia kinh doanh du lịch biển tại các

khu vực có vị trí trọng yếu về quốc phịng sẽ gâv khó khăn cho cơng tác bảo vệ
bí mật quốc gia bảo vệ các cơng trình quốc phịng và động viên quốc phịng khi
có tình huống đặt ra.
- Cùng với sự phát triển của kinh tế DLB, lực lượng, lao động sẽ thường

xuyên biến động gây khó khăn cho cơng tác quản lý lực lượng dự bị động viên

dân quân tự vệ. Kinh tế DLB phát triển cũng kéo theo nhiều hiện tượng tiêu cực
các tệ nạn xã hội nảy sinh làm cho công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an
tồn xã hội diễn biến phức tạp, từ đó ảnh hương tiêu cực tới cơng tác quản lý
nhà nước về quốc phịng.


×