Khung pháp lý về quyền tự do thông tin
trong một thế giới phẳng
Mạng toàn cầu đã tạo cơ hội cho con người sức mạnh thông tin và
hợp tác. Con người bình đẳng gần như tuyệt đối trong tiếp cận và
phổ biến thông tin. Mỗi cá nhân có quyền làm những gì mà họ cho là
tốt nhất với những thông tin mà họ có. Hay nói cách khác, với mạng
toàn cầu, con người có thêm sức mạnh để tìm kiếm thông tin. Hơn
nữa, sự kết nối, hợp tác không biên giới trở nên dễ dàng hơn bao giờ
hết. Điều đó tạo triển vọng cho những cộng đồng toàn cầu.
Mạng toàn cầu: nhân tố quan trọng “làm phẳng” thế giới
Tạp chí Times đã bình chọn khoa học người Anh Tim Berner-Lee là một trong
100 người quan trọng nhất của thế kỷ XX. Bởi vì chính ông là người đã góp phần
“làm phẳng” thế giới khi phát triển mạng toàn cầu (World Wide Web) - một hệ
thống tạo ra, sắp xếp và liên kết các tài liệu để có thể dễ dàng truy nhập qua
Internet. Và ngày 06/8/1991 - ngày mà địa chỉ web đầu tiên
đã
được Berner-Lee tạo ra và đưa vào hoạt động - đánh dấu mốc quan trọng của quá
trình “làm phẳng” thế giới.
Quả thật, mạng toàn cầu đã tạo cơ hội cho con người sức mạnh thông tin và hợp
tác. Con người bình đẳng gần như tuyệt đối trong tiếp cận và phổ biến thông tin.
Mỗi cá nhân có quyền làm những gì mà họ cho là tốt nhất với những thông tin mà
họ có. Hay nói cách khác, với mạng toàn cầu, con người có thêm sức mạnh để tìm
kiếm thông tin. Hơn nữa, sự kết nối, hợp tác không biên giới trở nên dễ dàng hơn
bao giờ hết. Điều đó tạo triển vọng cho những cộng đồng toàn cầu.
Một nghiên cứu mới của Hội đồng Hiệp sỹ (Mỹ), một nhóm gồm 17 chuyên gia về
chính sách công, Internet và tin tức cho rằng: Thời đại kỹ thuật số đang tạo ra một
sự phục hưng cho truyền thông và thông tin - thời của những tư duy mới và táo
bạo để thúc đẩy mạnh mẽ cơ hội tiếp cận thông cho người dân Mỹ, thông tin y tế
cho các cộng đồng trong nước và giá trị của nền dân chủ Mỹ. Các mạng mở đóng
vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Tiềm
năng sử dụng công nghệ nhằm tạo ra một nền dân chủ minh bạch và liên thông
dường như chưa bao giờ xán lạn hơn
[1]
.
Mạng toàn cầu mở rộng quyền tự do thông tin của con người
Quyền tự do thông tin là một quyền cơ bản của con người đã được nhân loại thừa
nhận. Thậm chí, có ý kiến khẳng định rằng nó là quyền để thực hiện mọi quyền vì
không có thông tin thì người dân không thể biết, không thể bàn, không thể làm và
không thể kiểm tra bất cứ vấn đề gì; và tất cả các quyền chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa, xã hội của công dân đều chỉ có thể đảm bảo thực hiện trên cơ sở đảm bảo
quyền tự do thông tin
[2]
.
Tuyên ngôn quốc tế về Quyền con người 1948 đã tuyên bố:
“Mọi người đều có
quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến. Quyền này bao gồm quyền tự do giữ quan
điểm mà không bị can thiệp và tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ các ý tưởng và
thông tin bằng bất kỳ phương tiện nào mà không có biên giới”
[3]
(Điều 19). Hiến
pháp Việt Nam hiện hành năm 1992 cũng ghi nhận
“Công dân có quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu
tình theo quy định của pháp luật”
(Điều 69). Cho đến nay, những khẳng định trên
vẫn hoàn toàn đúng. Nhưng vào thời điểm các văn bản trên được ban hành, loài
người chưa hiểu rõ về Internet, về mạng toàn cầu và do đó, cũng chưa thể hiểu
được quyền tự do thông tin sẽ biến đổi ra sao trong xã hội thông tin toàn cầu.
Thời nay, quyền tự do thông tin đã phát triển một cách bùng nổ:
1. Con người có thể tiếp cận gần như mọi thông tin qua mạng toàn cầu mà không
lệ thuộc truyền thông truyền thống (báo chí, sách, nhà nước) như trước.
2. Con người có thể thu thập lượng thông tin đồ sộ một cách dễ dàng và gần như
miễn phí. Đặc biệt với sự hỗ trợ của những trang tìm kiếm (nổi tiếng nhất là
Google.com).
3. Con người được tiếp cận các thông tin đa chiều (do ai cũng có thể đưa thông tin
lên mạng) để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Nhờ vào Internet, hoàn toàn
có thể hi vọng một sự thay đổi thực sự, đặc biệt là thông qua việc sử dụng các mô
hình kết hợp để cho ra đời các báo cáo xác thực, dựa trên phương pháp thu thập dữ
liệu từ công chúng. Có hàng chục tổ chức phi chính phủ bắt đầu tìm kiếm tất cả
các loại dữ liệu mà trước đây không thể có được, ví dụ như các báo cáo về ô
nhiễm và tội phạm thành thị. Các báo cáo này có sự đóng góp của những người sử
dụng thường xuyên
[4]
.
4. Một cộng đồng người có thể truyền tin cho nhau một cách đồng thời và cực kỳ
nhanh chóng thông qua các mạng xã hội (Facebook, Twitter, Youtube…)
Sự bùng nổ thông tin đã nảy sinh những cuộc tranh luận lớn kéo dài cả thập kỷ qua
như vai trò của điện thoại di động trong sự phát triển kinh tế, vai trò của blog trong
việc tăng cường sự đa dạng của truyền thông, vai trò của mạng xã hội trong các
cuộc phát động chính trị
[5]
...
Quyền tự do thông tin phát triển theo xu hướng không thể đảo ngược: Những
tích cực và tiêu cực
Tích cực:
1. Việc tìm kiếm thông tin trở nên quá dễ dàng tạo ra hiệu ứng thừa thông tin.
Chính vì vậy, con người sẽ phải chọn lọc những thông tin hữu ích. Những thông
tin “rác” sẽ bị loại trừ, những thông tin tích cực sẽ được khuyến khích. Hay nói
cách khác, thông tin được sàng lọc để ngày càng chất lượng hơn. Đã có những
dịch vụ “sàng lọc” thông tin như tại website
đã quảng cáo
“Bạn có muốn thông tin tiêu cực được gỡ bỏ? Chúng tôi là những
chuyên gia trong việc gỡ bỏ nhưng link xấu ra khỏi trang đầu trong bộ máy tìm
kiếm!”
[6]
.
2. Quyền tự do thông tin được mở rộng cũng tạo điều kiện cho các quyền con
người khác phát triển. Đặc biệt là những quyền cần xử lý thông tin như quyền tự
do báo chí, quyền lập hội, quyền tham gia quản lý nhà nước, quyền khiếu nại,
quyền tố cáo… Tiếp cận theo lý thuyết về “điểm bùng phát”
[7]
, quyền tự do thông
tin sẽ là điểm chốt và cần kích thích vào điểm chốt này để tạo hiệu ứng “bùng
phát” trong hệ thống các quyền con người.
Chúng ta có thể hy vọng một sự thúc đẩy dân chủ hóa xã hội một cách tích cực.
Một nền “chính trị điện tử” đã xuất hiện. Như có người đã phân tích: “không gian
số” sẽ đem lại sinh khí mà xã hội dân sự cần để hoạt động. Được trang bị các công
cụ rẻ tiền và dễ sử dụng để huy động nguồn quỹ, dễ xuất bản, và các nền tảng huy
động hiệu quả (đầu tiên là MySpace và bây giờ là Facebook và MeetUp), các tổ
chức xã hội dân sự có thể vượt qua lỗ hổng tài nguyên và sự thiếu hiệu quả trong
hoạt động trước đây để trở nên nhanh hơn, tinh gọn và mạnh mẽ hơn
[8]
.
3. Trong xã hội thông tin toàn cầu, dường như không có chỗ cho sự lọc lừa, dối
trá, bưng bít. Những bí mật ngày càng ít đi. Để không bị đặt ra ngoài lề xã hội, con
người (nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân) ngày càng phải trung thực, minh bạch
hơn. Đây là tiền đề quan trọng cho nhà nước pháp quyền và xã hội lành mạnh.
Tiêu cực:
1. Sự vi phạm quyền con người cũng trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt các quyền liên
quan đến bí mật đời tư, bí mật thư tín, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tác
giả… Thông tin bôi nhọ, thông tin đời tư có thể “lây lan” khủng khiếp qua mạng.
Hơn nữa, lại rất khó khăn phát hiện người vi phạm pháp luật thông qua mạng toàn
cầu.
2. Sự kích động nhằm mục đích xấu (khủng bố, bạo lực, phân biệt chủng tộc...) trở
nên nguy hiểm hơn cho xã hội do có tính lây lan rất nhanh. Mặc dù công nghệ
Internet chắc chắn là đã giảm bớt đi quyền lực nhà nước nhưng đồng thời, nó cũng
củng cố quyền lực cho những ai không nằm trong danh sách “bạn bè của xã hội
dân sự” (các phong trào cực đoan)
[9]
.
Các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền tự do thông tin
Mạng toàn cầu đã làm thay đổi quyền tự do thông tin của con người theo cả hai
hướng tích cực và tiêu cực. Những vấn đề xã hội mới được hình thành. Xu hướng
không thể đảo ngược này khiến các nhà nước phải quan tâm xây dựng một khung
pháp lý về quyền tự do thông tin nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu
cực của mạng toàn cầu.
Chúng ta cần có một cách tiếp cận toàn diện và hệ thống về các vấn đề pháp lý
liên quan đến quyền tự do thông tin. Việt Nam sẽ không chỉ quan tâm đến xây
dựng
Luật Tiếp cận thông tin
[10]
mà cần phải tạo lập một khung pháp lý đẩy đủ
và hiệu quả về quyền tự do thông tin. Bởi vì việc tiếp cận thông tin của nhà nước
chỉ là một khía cạnh của quyền tự do thông tin. Khung pháp lý này tập trung ở
những lĩnh vực sau:
- Quyền tiếp cận thông tin của người dân và trách nhiệm cung cấp thông tin của
nhà nước
- Quyền tham gia quản lý nhà nước
- Quyền khiếu nại, quyền tố cáo
- Quyền bày tỏ quan điểm
- Quyền lập hội
- Sự công khai, minh bạch của nhà nước