Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Một số vần đề pháp lý về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.05 KB, 60 trang )

343.04

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LUẬT

PHẠM VĨNH HƢNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

Nghệ An, tháng 5 năm 2015

1


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, kết quả
nghiên cứu trong khóa luận là hồn tồn trung thực, nếu có gì sai sót, tơi xin
chịu hồn tồn trách nhiệm.
Tác giả khóa luận
Phạm Vĩnh Hưng

LỜI CẢM ƠN

2


Để hồn thành khóa luận này, em xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến giảng
viên HỒ THỊ HẢI đã tận tình hướng dẫn trong suốt q trình viết khóa luận
tốt nghiệp.


Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa LUẬT, Trường Đại
Học VINH đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến
thức được tiếp thu trong q trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình
nghiên cứu khóa luận mà cịn là hành trang quý báu để em bước vào đời một
cách vững chắc và tự tin.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp trồng người cao quý.
Em xin cảm ơn
Tác giả khóa luận
Phạm Vĩnh Hưng

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
3


1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
5. Kết cấu của khóa luận ................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 4
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ............................. 4
1.1. Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân ................................................ 4
1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân ............................................................ 4
1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân....................................................... 5
1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân ........................................................... 7
1.2. Khái quát chung về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú 10

1.2.1. Thu nhập chịu thuế TNCN .................................................................... 10
1.2.1. Cá nhân cư trú ....................................................................................... 13
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUẢN
LÝ THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA CÁ NHÂN
CƢ TRÚ .................................................................................................. 15
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam ..... 15
2.2. Quy định của pháp luật hiện hành về quản lý thu nhập chịu thuế TNCN
của cá nhân cư trú............................................................................................ 19
2.2.1. Đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh............................................. 19
2.2.2. Đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công ............................. 20
2.2.3. Đối với các thu nhập chịu thuế khác ..................................................... 22
2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thu nhập của cá nhân cư trú hiện nay .. 23
2.3.1. Những thành tựu đạt được..................................................................... 23
2.3.2. Những hạn chế vướng mắc trong quá trình quản lý thu nhập chịu thuế
của cá nhân cư trú............................................................................................ 29

4


CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THU
NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA CÁ NHÂN CƢ TRÚ .. 35
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát thu nhập
chịu thuế TNCN của cá nhân cư trú ................................................................ 35
3.2.1. Tăng cường công tác Thanh tra, kiểm tra thuế TNCN ......................... 35
3.2.2. Tăng cường công tác quản lý thu nhập dân cư ..................................... 36
3.2.3. Đẩy mạnh quản lý thu nhập của cá nhân kinh doanh ........................... 37
3.2.4. Ngăn chặn hiện tượng gian lận trong kê khai thuế TNCN ................... 39
3.2.5. Thu thuế thu nhập cá nhân thông qua hệ thống ngân hàng................... 40
3.2.6. Thực hiện quyết toán thuế cho từng đối tượng nộp thuế ...................... 42

3.2.7. Đào tạo năng lực và phẩm chất cho đội ngũ cán bộ thuế .................... 43
3.2.8. Thiết lập hệ thống tính thuế thu nhập cá nhân tự động......................... 45
3.2.9. Xây dựng hành lang pháp lý cho dịch vụ tư vấn thuế TNCN.............. 45
3.2.10. Tăng cường kiểm tra thuế TNCN đối với giới ca sĩ và họa sĩ ............ 45
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát thu nhập
chịu thuế TNCN của cá nhân cư trú ................................................................ 46
3.3.1. Nâng cao hiệu quả của cơ chế hành thu và kiểm soát thu nhập của
người nộp thuế................................................................................................. 46
3.3.2. Đẩy mạnh hoạt động đăng ký và cấp mã số thuế cho người nộp thuế . 48
3.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin ................... 49
3.3.4. Cải cách hệ thống hành chính thuế TNCN ........................................... 49
3.3.5. Tăng cường cơng tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế TNCN;
thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế TNCN............................ 50
KẾT LUẬN .................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
5


Bảng 2.1: Số thuế TNCN trong tổng thu NSNN ở Việt Nam (2010-2012) ... 23
Bảng 2.2. Các nguồn thu trong thuế thu nhập cá nhân giai đoạn 2008 -2011 .... 25
Bảng 2.3. Khả năng nạp thuế thu nhập cá nhân .............................................. 27
Bảng 2.4. Các khoản thu chịu thuế thu nhập cá nhân trong thu nhập từ chuyển
nhượng vốn, chứng khoán…. .......................................................................... 28
Biểu đồ 2.1: Kết quả thu thuế TNCN ở Việt Nam (1992 - 2012)................... 25

6



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thuế là vấn đề quan trọng của m i Quốc gia. Để đảm bảo cho sự tồn tại
và phát triển của mình, Nhà nước chỉ có thể và cần phải dùng quyền lực để
bắt buộc các thành viên trong xã hội có nghĩa vụ đóng góp một phần sản
phẩm, một phần thu nhập cho Nhà nước. Ngày nay, khi nước ta đang quá độ
đi lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành đổi mới, mở cửa và hội nhập, thuế lại càng
có vị thế lớn. Xây dựng một hệ thống thuế tối ưu không chỉ là yêu cầu bức
thiết để cho bộ máy Nhà nước quản lý mọi thành viên trong xã hội, tạo nguồn
thu cho mình mà quan trọng hơn là tạo ra động lực thúc đẩy nền kinh tế phát
triển nhanh và bền vững, xa hơn nữa hệ thống đó phải phục vụ cho tiến trình
hồ nhập nền kinh tế khu vực và thế giới của đất nước.
Khơng n m ngồi xu thế chung đó, thuế Thu nhập cá nhân là một loại
thuế trực thu quan trọng trong hệ thống thuế của một Quốc gia cũng cần được
xây dựng và phát triển đúng với vị thế của nó. Tại các nước cơng nghiệp phát
triển, thuế trực thu chiếm 69
chiếm đến 27

tổng thu thuế, trong đó thuế Thu nhập cá nhân

tống thu, là một trong những khoản mục đem lại nguồn thu

lớn nhất cho Nhà nước. Việt Nam trong tiến trình xây dựng một nền kinh tế
phát triền không thể không quan tâm đến vấn đề này. ngày 27 12 1990, Hội
đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thuế Thu nhập đối với người có thu
nhập cao, năm 2007 ban hành luật thuế thu nhập cá nhân và cho đến nay đã
nhiều lần tiến hành sửa đổi, bổ sung nh m hoàn thiện Pháp luật này mà gần
đây nhất là đầu năm2013, 2015. Với vị trí và vai trị của mình trong hệ thống
thuế, thuế thu nhập cá nhân đóng một vai trị quan trọng trong ngân sách quốc

gia nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Chính vì thế việc quản lý thuế
thu nhập cá nhân có ý nghĩa hết vô cùng quan trọng, trong những năm qua
bên cạnh những thành tựu đạt được của công tác quản lý cũng tồn tại khơng ít
những hạn chê cần được hồn thiện.

1


Là sinh viên khoa luật, em thấy đây là một vấn đề đáng quan tâm.
Được sự đồng ý của Nhà trường và khoa, được sự hướng dẫn của giảng viên
ThS. HỒ THỊ HẢI, em xin chọn đề tài “Một số vần đề pháp lý về thu nhập
chịu thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú ở Việt Nam hiện nay. Thực
trạng và giải pháp” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a, Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNCN, đề xuất các giải pháp
cải cách nh m hồn thiện cơng tác quản lý thuế thu nhập cá nhân góp phần
xây dựng ngành thuế, hiện đại và chuyên nghiệp, đảm bảo thực thi tốt pháp
luật thuế; đảm bảo quản lý thuế công b ng, minh bạch, hiệu lực và hiệu quả
theo các chuẩn mực quốc tế; phục vụ tốt đối tượng nộp thuế, tăng tính tự giác
tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế; đảm bảo nguồn thu cho Ngân
sách nhà nước cho Trung ương, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
 Mục tiêu cụ thể
- Khái quát hoá những vấn đề lý luận về thuế TNCN; quản lý thuế
TNCN; hồn thiện cơng tác quản lý thuế TNCN.
- Phân tích thực trạng cơng tác quản lý thuế TNCN, giai đoạn 2009 - 2012.
- Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNCN.
- Xác định ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân tồn tại trong công tác quản
lý thuế TNCN.

- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nh m hồn thiện cơng tác
quản lý TNCN đến năm 2015.
b, Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về thuế thu nhập cá nhân và
công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân.
- Làm rõ được các quy định hiện hành của pháp luật về cơng tác quản
lý thuế.
- Phân tích, làm rõ được thực trạng áp dụng việc quản lý thuế thu nhập
cá nhân.
2


3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong phạm vi nghên cứu đề tài có sử dung phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương
pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như phương pháp tổng hợp và phân tích, phương
pháp logic và lịch sử, phương pháp điều tra xã hội và phưng pháp khảo sát, báo
cáo... Trong đó, phương pháp tổng hợp và phân tích là phương pháp chủ yếu được
tác giả sử dụng trong q trình nghiên cứu hồn thành đề tài này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a, Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của khóa luận là nghiên cứu về công tác quản lý thuế thu
nhập cá nhâncủa các cơ quan chức năng hiện nay trên các phương diện lý
luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng.
b, Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian : Khóa luận nghiên cứu về cơng tác quản lý
thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam trên phạm vi cả nước cũng như thực tiễn
áp dụng các quy định của pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với
nước ta trong thời kỳ hội nhập hiện nay
- Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thuế

TNCN, giai đoạn 2009 - 2012; giải pháp đến năm 2015.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý thuế TNCN và thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
bao gồm ba chương chính với nội dung:
Chương 1: Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân và thu nhập chịu
thuế thu nhập cá nhân
Chương 2: Thực trạng pháp luật hiện hành về quản lý thu nhập chịu
thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về quản lý thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của cá
nhân cư trú.
3


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1.1. Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân
1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân
Thuế TNCN là một trong các sắc thuế xuất hiện khá sớm trong lịch sử
phát triển thuế khoá của hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những
nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Thuế TNCN đầu tiên được áp dụng
tại Hà Lan vào năm 1797, sau đó là Anh Quốc vào năm 1799. Lúc đầu Anh
Quốc đưa vào thực hiện như một hình thức thu tạm thời nh m mục đích trang
trải cho cuộc chiến tranh chống Pháp và được chính thức áp dụng vào năm
1942, một số nước tư bản phát triển khác cũng áp dụng thuế này như Ðức
(1899), Hoa Kỳ (1903), Pháp (1916). Các nước Châu Á như: Thái Lan áp
dụng năm 1939, Philipin năm 1945, Hàn Quốc năm 1948, In-đô-nê-xia năm

1949, Trung quốc năm 1984; Những nước Đông Âu thuộc các nền kinh tế
chuyển đổi như Rumani năm 1990, Nga năm 1991, Ba Lan năm 1992...
Hiện nay trên thế giới đã có khoảng 180 nước áp dụng thuế TNCN. Ưu
điểm của cách này là đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo thu kịp thời vào ngân
sách Nhà nước. Nhưng có nhược điểm là chưa đảm bảo yêu cầu phân phối lại
thu nhập quốc dân qua thuế sao cho có hiệu quả, đáp ứng được sự công b ng
xã hội và nhất là đối với những cá nhân có nhiều người phụ thuộc.
Về nguyên tắc, bất kỳ một thể nhân hay pháp nhân nào khi nhận được
thu nhập dưới bất cứ hình thái nào (hiện vật hay giá trị) và bất kể từ nguồn
nào (do lao động, hay đầu tư…) đều phải trích một phần từ thu nhập đó để
nộp cho Nhà nước dưới dạng thuế thu nhập.
Cho đến nay, có nhiều khái niệm khác nhau về thuế do quan điểm về
Thuế ở các nước khác nhau như:
“Thuế là một khoản thu của nhà nước đối với các tổ chức và mọi thành
viên trong xã hội, Thuế là khoản thu có tính bắt buộc và khơng hồn trả trực
tiếp theo luật định”.
4


“Thuế TNCN là thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế có được của
cá nhân trong kỳ tính thuế (thường là một năm)”.
Theo Marx “Thuế là cở sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn
đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc
chi tiêu của nhà nước".
Các nhà nghiên cứu kinh tế khác cho r ng “Thuế là hình thức phân phối
thu nhập tài chính của Nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào
quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một
cách cưỡng chế và khơng hồn lại”.
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa về Thuế khác nhau nhưng có thể thấy
những điểm tương đồng sau: Thuế là khoản thu mang tính bắt buộc mà các tổ

chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có những điều kiện nhất định. Thuế
mang tính bắt buộc và khơng mang tính hồn trả trực tiếp, ngang giá. Một
phần thuế nộp vào ngân sách Nhà nước được trả về với người dân một cách
gián tiếp dưới nhiều hình thức khác nhau như trợ cấp xã hội, phúc lợi xã hội
và quỹ tiêu dùng khác.
Trên cơ sở nhưng khái niệm về Thuế, có thể rút ra khái niệm về thuế
TNCN theo pháp luật hiện hành như sau: “Thuế thu TNCN là loại thuế chủ
yếu đánh vào thu nhập của cá nhân nh m thực hiện công b ng xã hội, động
viên một phần thu nhập của cá nhân vào ngân sách nhà nước và có thể được
sử dụng để điều tiết vĩ mơ nền kinh tế thơng qua việc khuyến khích làm việc
hay nghỉ ngơi, thông qua việc thu hay không thu thuế đối với các khoảng thu
nhập từ kinh doanh, đầu tư,…. Thuế TNCN được coi là loại thuế đặc biệt vì
có lưu ý đến hồn cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thơng qua
việc xác định miễn, giảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc biệt” .
1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
Một là, thuế TNCN là thuế trực thu, đánh vào thu nhập chính đáng
của từng cá nhân. Do là thuế trực thu nên nó phản ánh sự đồng nhất giữa
đối tượng nộp thuế theo luật và đối tượng chịu thuế theo ý nghĩa kinh tế.
Người nộp thuế cũng là người chịu thuế, người chịu thuế TNCN khơng có
5


khả năng chuyển giao gánh nặng thuế sang cho các đối tượng khác tại thời
điểm đánh thuế.
Hai là, thuế TNCN có diện đánh thuế rất rộng, thể hiện trên hai khía cạnh:
- Đối tượng đánh thuế TNCN là tồn bộ các khoản thu nhập của cá
nhân thuộc diện đánh thuế, khơng phân biệt thu nhập đó có nguồn gốc phát
sinh trong nước hay ở nước ngoài.
- Đối tượng phải kê khai nộp thuế TNCN là tồn bộ những người có
thu nhập, bao gồm tất cả công dân của nước sở tại và những người nước ngoài

cư trú thường xuyên hay khơng thường xun nhưng có số ngày có mặt, làm
việc, có thu nhập theo mức độ quy định của pháp luật thuế TNCN.
Ba là, thuế TNCN là một hình thức động viên mang tính bắt buộc trên
nguyên tắc theo luật định. Phân phối khoản thu nhập qua thuế TNCN gắn với
quyền lực, sức mạnh của Nhà nước.
Bốn là, thuế thu nhập cá nhân là khoản đóng góp khơng hồn trả trực
tiếp cho người nộp. Nó vận động một chiều, khơng phải là khoản thù lao mà
người nộp thuế phải trả cho Nhà nước do được hưởng các dịch vụ Nhà nước
cung cấp.
Năm là, thuế TNCN ln gắn với chính sách xã hội của m i quốc gia.
Hầu hết các quốc gia đều gắn chính sách thuế TNCN với một số chính sách
xã hội khác (như phúc lợi cơng cộng, chăm sóc sức khỏe…).
Sáu là, thuế TNCN có diện thu thuế rất rộng, tất cả các cá nhân có thu
nhập bao gồm: cơng dân nước sở tại và người nước ngồi cư trú thường
xun hay khơng thường xun tại nước đó và hầu như tất cả số thu nhập có
được của các cá nhân đều phải tính thuế khơng kể nguồn thu nhập phát sinh
trong nước hay ngồi nước. Chính vì vậy, khả năng tạo nguồn thu cho ngân
sách của thuế TNCN rất cao.
Bảy là, việc đánh thuế TNCN thường áp dụng theo nguyên tắc thuế
suất lũy tiến từng phần. Đặc điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế
TNCN là điều tiết mạnh người có thu nhập cao, góp phần thực hiện cơng
b ng xã hội. Do vậy, việc sử dụng thuế suất lũy tiến từng phần sẽ đáp ứng
6


được nhu cầu đó vì phần thu nhập tăng thêm càng cao thì sẽ phải tính thuế
suất càng cao.
Tám là, xét về góc độ kinh tế, thuế TNCN có tính trung lập cao hơn so
với các loại thuế khác vì việc tăng hay giảm thuế TNCN hầu như không kéo
theo những biến đổi về cơ cấu kinh tế.

1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân
Trước bối cảnh đẩy mạnh hội nhập KTQT và những sự biến đổi lớn của
điều kiện KT - XH ở nước ta hiện nay, thuế TNCN và việc ban hành Luật
thuế TNCN ở Việt Nam là hết sức cần thiết và có vai trị quan trọng về nhiều
mặt. Là một bộ phận của hệ thống thuế nên thuế TNCN vừa có vai trị chủ
yếu của thuế nói chung, vừa có các vai trị đặc thù mà các sắc thuế khác
khơng có được.
a. Vai trị quan trọng đối với nền kinh tế- xã hội:
- Tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước: Thuế TNCN là một
trong những bộ phận quan trọng cấu thành thuế nói chung nên cũng góp một
phần quan trọng để tạo nguồn tài chính cho nhà nước. Thuế TNCN được tính
với diện rộng, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách rất lớn. Bên cạnh đó,
thuế TNCN tác động trực tiếp vào thu nhập của dân cư mà người dân của bất
kỳ quốc gia nào cũng đều mong muốn và cố gắng có thu nhập ngày càng cao
để nâng cao đời sống vật chất tinh thần. Thuế TNCN ln có sự gia tăng
nhanh chóng cùng với sự tăng lên của thu nhập bình qn đầu người. - Dù
khơng phải là mục tiêu chủ yếu, song thực hiện phát triển chính sách thuế trực
thu nói chung, thuế TNCN nói riêng chính là là việc tạo lập và phát triển
nguồn thu vững chắc cho ngân sách nhà nước. Cùng với xu hướng tăng
trưởng kinh tế ngày càng cao, hội nhập và phát triển, thu nhập quốc dân đầu
người ngày càng lớn thì khả năng huy động nguồn thu cho ngân sách nhà
nước thông qua thuế TNCN sẽ ngày càng tăng và sẽ ngày một dồi dào. Thực
tế tỷ trọng thu thuế TNCN trong tổng thu ngân sách của nhiều quốc gia đã
phản ánh tiến trình đó, tại các nước khối ASEAN: 5-10 , các nước phát triển
có tỷ trọng 15-16

có nước đạt tới tỷ trọng 30- 40
7

như Anh, Mỹ. Tại Việt



Nam, mới tiếp cận chính sách thu và cịn phân tán ở nhiều sắc thuế nhưng
cũng đã có kết quả tăng trưởng thu khá lớn trong những năm gần đây: năm
1991 thu theo chính sách thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là 62 tỷ
đồng, đến năm 2000 thu được 1.831 tỷ đồng, năm 2005 số thu đã đạt 4.400 tỷ
đồng và tính đến năm 2011 con số này đạt 36.940 tỷ đồng. Tuy vậy, tỷ trọng
thu cũng mới chỉ đạt khoảng 5

tổng thu ngân sách.

- Góp phần thực hiện công b ng xã hội: Trong m i quốc gia, thu nhập
của m i cá nhân phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như khả năng và trình độ
lao động, vị trí cơng tác, quyền sở hữu về tài sản của cá nhân đó. Tuy nhiên,
các yếu tố nói trên của m i cá nhân thường không giống nhau nên đã tạo ra sự
khác nhau về thu nhập của m i người. Chính sự khác nhau ấy là nguồn gốc
tạo ra sự phân cực giàu nghèo, là sự bất bình đẳng trong xã hội. Để giải quyết
vấn đề này, các nước đã dùng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau trong
đó thuế TNCN được xem như một công cụ hữu hiệu để điều tiết bớt thu nhập
của những người có thu nhập cao, đảm bảo công b ng xã hội.
- Điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm: Thuế TNCN là một công cụ
rất cần thiết để thực hiện việc kiểm soát thu nhập của các tầng lớp dân cư, thực
hiện công b ng xã hội và quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để kiểm soát thu
nhập dân cư, nhà nước phải sử dụng đồng thời cả hai cơ chế quản lý quỹ tiền
lương, tiền công, chế độ báo cáo quyết toán kinh doanh…và cơ chế kê khai nộp
thuế TNCN, tuy ban đầu có thể chưa chính xác, nhưng sẽ là căn cứ để thống kê
thu nhập dân cư phục vụ chương trình mục tiêu nghiên cứu quốc gia, hoạch
định chính sách phát triển phù hợp khi tính tuân thủ pháp luật, pháp chế xã hội
được nâng lên. Thông qua các cơ chế và cơng cụ quản lý đó mà nhà nước sẽ có
giải pháp tăng cường hoặc giảm bớt điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư

làm cho tổng cầu xã hội giảm hoặc tăng, từ đó có tác dụng co hẹp hay kích
thích kinh tế phát triển. Đó chính là vai trị quản lý điều tiết vĩ mơ nền kinh tế
mà chính sách thuế thu nhập cá nhân góp phần tác dụng đáng kể.
- Góp phần phát hiện thu nhập bất hợp pháp: Thực tế đã chứng minh
nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân nhận được từ việc thực hiện các
8


hành vi bất hợp pháp hoặc b ng cách lợi dụng những kẽ hở của pháp luật mà
nhà nước không kiểm sốt được như tham ơ, nhận hối lộ, bn bán hàng quốc
cấm, trốn tránh thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nước và công dân...
Những hành vi này ảnh hưởng rất xấu đến đời sống kinh tế - xã hội của m i
quốc gia. Phải kết hợp hữu hiệu nhiều biện pháp để ngăn chặn và chống lại
những hành vi trên, một trong số các biện pháp ngăn chặn đó thì phải kể đến
vai trị của thuế TNCN.
b. Vai trị đối với hệ thống thuế:
- Góp phần khắc phục nhược điểm của một số loại thuế khác: Một số
thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đều có nhược điểm
là có tính luỹ thối và ảnh hưởng đến người nghèo nhiều hơn người giàu vì khi
tiêu thụ cùng một lượng hàng hố mọi người khơng phân biệt giàu nghèo và
đều phải chịu thuế như nhau. Nếu tính thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp
luỹ tiến từng phần sẽ góp phần khắc phục được nhược điểm này.
- Góp phần hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp: Trong
doanh nghiệp thường tồn tại cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế TNCN
Giữa hai loại thuế này luôn luôn tồn tại mối quan hệ gắn bó với nhau. Thuế
TNCN cịn góp phần khắc phục sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp khi có
sự thơng đồng giữa các doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với cá nhân.
Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế những chi phí phải
trả cho các cá nhân để làm giảm thu nhập tính thuế của doanh nghiệp hòng
trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thì các cá nhân nhận được những khoản trả

nói trên sẽ phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập nhận
được kê khai tăng thêm đó. Thu nhập của doanh nghiệp tăng thường kéo theo
sự tăng lên của thuế TNCN và thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Góp phần hồn thiện hệ thống chính sách thuế: Xây dựng và phát
triển, hồn thiện chính sách thuế TNCN là góp phần hồn thiện hệ thống
chính sách thuế, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập với kinh tế
thế giới. Việc ban hành Luật thuế TNCN là bước thể chế hố đường lối chính
sách của Đảng về lĩnh vực tài chính tiền tệ đồng thời là bước đi phù hợp lộ
9


trình cải cách thuế theo mục tiêu chiến lược Chính phủ đã hoạch định. Nhận
thức đúng vai trị vị trí hiện tại cũng như hướng phát triển hồn chỉnh của
chính sách thuế TNCN, quán triệt đầy đủ nội dung yêu cầu của Luật thuế thu
nhập cá nhân mới ban hành để tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế, vận
động toàn dân hiểu biết, chấp hành là nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ
chức, cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, công dân theo quy định của Luật
Quản lý thuế, ban hành ngày 29/11/2006.
Tóm lại, thuế TNCN đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển
của m i quốc gia, ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng của NSNN nói
chung. Dù khơng phải là mục tiêu chủ yếu, song thực hiện quản lý và phát
triển chính sách thuế trực thu nói chung, thuế TNCN nói riêng chính là là việc
tạo lập và phát triển nguồn thu vững chắc cho ngân sách nhà nước. Cùng với
xu hướng tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, hội nhập và phát triển, thu nhập
quốc dân đầu người ngày càng lớn thì khả năng huy động nguồn thu cho ngân
sách nhà nước thông qua thuế TNCN sẽ ngày càng tăng và sẽ ngày một dồi
dào. Tuy nhiên, vì cơng tác quản lý thuế TNCN còn nhiều hạn chế nên những
vai trò này vẫn chưa thực sự được phát huy ở những nước chậm phát triển,
trong đó có Việt Nam.
1.2. Khái quát chung về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của cá

nhân cƣ trú
1.2.1. Thu nhập chịu thuế TNCN
a. Khái niệm thu nhập:
Thu nhập luôn gắn với một chủ thể nhất định trong nền kinh tế, xã hội
thể hiện tính sở hữu của thu nhập. Việc xác định thu nhập của các
chủ thể khác nhau trong một thời gian nhất định được biểu hiện dưới hình
thức tiền tệ - là hình thức thơng qua đó biết được tổng thu nhập các nguồn
khác nhau của một cá nhân hay một pháp nhân. Thu nhập được hình thành
thơng qua q trình phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, do
thị trường và Nhà nước thực hiện. Từ các đặc điểm trên, khái niệm về thu
nhập được tổng hợp như sau “Thu nhập là tổng các giá trị tài sản và của
10


cải được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ do một chủ thể trong nền kinh tế xã hội tạo ra và nhận được từ các nguồn lao động, tài sản hay đầu tư thơng
qua q trình phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong
một khoảng thời gian nhất định - thường là một năm”
Cho đến nay, hầu hết các đạo luật về thuế TNCN ở các nước thường
chỉ quy định những khoản thu nhập nào phải tính thuế. Tuy nhiên, trên thực tế
cũng tồn tại một số quan niệm về thu nhập như sau: “Thu nhập là giá trị nhận
được của một pháp nhân hay thể nhân nào đó trong một khoảng thời gian nhất
định không phân biệt nguồn gốc phát sinh. Giá trị đó có thể được biểu hiện
dưới hình thức tiền tệ hay các giá trị vật chất, phi vật chất nhưng có thước đo
chung là tiền tệ”.
Từ những quan niệm trên, có thể nói r ng TNCN là giá trị một cá nhân
kiếm được trong một khoảng thời gian (thường là một năm) sau khi đã khấu
trừ đi các chi phí để tạo ra thu nhập đó. Mặc dù luật thuế TNCN quy định 10
nhóm thu nhập chịu thuế ta có thể chia thành hai nhóm: Thu nhập thường
xuyên và thu nhập không thường xuyên.
 Thu nhập thường xuyên: Được hiểu là các khoản thu nhập phát sinh thường

xun, có tính chất đều đặn và ổn định trong tháng, trong năm và có thể dự
tính được, bao gồm:
- Thu nhập từ kinh doanh: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ; Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có
giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công: Tiền lương, tiền công và các khoản
có tính chất tiền lương, tiền cơng; Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản
phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có cơng, phụ cấp
quốc phịng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề
hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút,
phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ
cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận
nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần,
11


tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của
Bộ luật lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp
giải quyết tệ nạn xã hội; Tiền thù lao dưới các hình thức; Tiền nhận được từ
tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản
lý và các tổ chức; Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được
b ng tiền hoặc không b ng tiền; Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm
theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải
thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế,
phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận, tiền thưởng về
việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
- Trong đó thu nhập thường xuyên chịu thuế là tổng thu nhập của từng
cá nhân, bình quân tháng trong năm n m trong giới hạn phải nộp thuế do biểu
thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao quy định.

 Thu nhập khơng thường xuyên: Là các khoản thu nhập phát sinh theo từng
lần, từng đợt riêng lẻ, khơng có tính chất đều đặn, n m trong mức giới hạn
phải nộp thuế thu nhập, được tính theo biểu thuế tồn phần bao gồm: Thu
nhập từ đầu tư vốn, bao gồm: Tiền lãi cho vay( trừ các tổ chức tín dụng); Lợi
tức cổ phần; Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ
lãi trái phiếu Chính phủ.
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm: Thu nhập từ chuyển
nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế; Thu nhập từ chuyển nhượng
chứng khoán; Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm: Thu nhập từ
chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; Thu nhập từ
chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; Thu nhập từ chuyển
nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước; Các khoản thu nhập khác nhận được
từ chuyển nhượng bất động sản.
- Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm: Trúng thưởng xổ số; Trúng thưởng
trong các hình thức khuyến mại; Trúng thưởng trong các hình thức cá cược,
12


casino; Trúng thưởng trong các trị chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức
trúng thưởng khác.
- Thu nhập từ bản quyền, bao gồm: Thu nhập từ chuyển giao, chuyển
quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ; Thu nhập từ chuyển
giao công nghệ;
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại;
- Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức
kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu
hoặc đăng ký sử dụng;
- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ
chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở

hữu hoặc đăng ký sử dụng.
b. Khái niệm thu nhập chịu thuế TNCN.
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân là tiền đề, cơ sở để xác định thu
nhập tính thuế mà thu nhập tính thuế là tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân
từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh (bao gồm tiền lương, tiền
công, các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thù lao, tiền thưởng,…và từ kinh
doanh) trừ đi các khoản đóng bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hiểm trách nhiệm
nghề nghiệp bắt buộc và các khoản giảm trừ theo quy định.
1.2.1. Cá nhân cư trú
Theo quy định tại Luật Cư trú năm 2006 thì nơi cư trú của cơng dân là
ch ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công
dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Ch ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử
dụng để cư trú. Ch ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân
hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo
quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xun, ổn định, khơng
có thời hạn tại một ch ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi cơng dân sinh sống ngồi nơi đăng ký thường trú và
đã đăng ký tạm trú.
13


Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cơng dân theo quy
định nêu trên thì nơi cư trú của cơng dân là nơi người đó đang sinh sống.
 Theo quy định của luật thuế thu nhập cá nhân thì cá nhân cư trú là người
đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch
hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó
ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được

căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu
(hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp
nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày
cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện
diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu về nơi cư trú
như quy định trong luật cư trú 2006 đã nêu trên.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định
tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm
tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào
thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào
Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ
đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam khơng có quy định cấp Giấy chứng
nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian
cư trú
Vậy thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cƣ trú: là
khoản lợi ích vật chất hợp pháp phát sinh trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt
Nam của cá nhân cƣ trú trong kỳ tính thuế.

14


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
VỀ QUẢN LÝ THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
CỦA CÁ NHÂN CƢ TRÚ
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam
Thuế TNCN phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại
và phát triển của Nhà nước. Thuế xuất hiện khi trong xã hội xuất hiện sản

phẩm thặng dư cùng với sự phân chia giai cấp, Thuế được giai cấp thống trị
dùng như một công cụ để tạo ra nguồn thu chủ yếu cho mọi nhu cầu chi tiêu
của bộ máy nhà nước nói chung hay của giai cấp thống trị nói riêng. Vì thế,
Thuế được xem như một phạm trù vừa có tính lịch sử vừa là một tất yếu
khách quan đáp ứng nhu cầu của Nhà nước trong quá trình tồn tại và phát
triển của mình. Giai cấp thống trị- vua chúa sử dụng thuế như một công cụ
kinh tế quan trọng nh m huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, qua
tiến trình tiến triển của lịch sử, hiện nay thuế vẫn được sử dụng với đúng
mụch đích của nó nhưng bản chất của Thuế ở các nước lại khơng giống nhau,
nó tùy thộc vào bản chất Nhà nước và cách thức sử dụng nguồn thu từ thuế.
Ở miền Nam Việt Nam, năm 1962 chính quyền Sài Gòn đã áp dụng thuế
TNCN nhưng với tên gọi là thuế lợi tức lương bổng và sau đó được cải cách
vào năm 1972.
Ngày 27 12 1990, Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao (Income Tax on high - Income earner) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc
hội thơng qua. Ðể phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, từ đó đến nay đã có nhiều lần lần sửa đổi, bổ
sung Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: lần thứ nhất vào
ngày 10 3 1992, lần thứ hai vào ngày 1 6 1994, lần thứ ba vào ngày 6 2 1997,
lần thứ 4 vào ngày 30 6 1999, lần thứ năm vào ngày 13 6 2001 có hiệu lực thi
hành từ ngày 1 7 2001 và lần thứ 6 là Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung số
14/2004/PL-UBTVQH11 ban hành năm 2004 có hiệu lực từ ngày
01 07 2004… đến năm 2007, Quốc Hội đã ban hành Luật thuế thu nhập cá
15


nhân số 04 2007 QH12. Đến năm 2012, Luật Thuế TNCN đã được sửa đổi,
bổ sung có hiệu lực thi hành từ 1 7 2013, trong đó có nhiều thay đổi theo
chiều hướng tạo thơng thống, thuận lợi hơn cho đối tượng nộp thuế với các
quy định mới về thu nhập chịu thuế, thu nhập miễn thuế, các khoản giảm trừ.

Với mục tiêu đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát sinh và từng bước
triển khai Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020, tại kỳ họp
thứ tư, Quốc hội khố XIII đã thơng qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật thuế TNCN. Luật thuế TNCN sẽ được chính thức áp dụng từ ngày
01 7 2013. Theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN
đã sửa 6 điều trong tổng số 35 điều của Luật thuế TNCN số 04 2007.
Sau hơn ba năm chuẩn bị kỹ lưỡng với hàng trăm cuộc hội thảo và sau
gần một năm công bố rộng rãi để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, ngày
20 11 2007, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội nước Cộng hồ XHCH Việt nam khố
XII đã thơng qua Luật thuế TNCN. Luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ
1 1 2009, gồm 35 điều 4 chương, là một văn bản luật được soạn thảo “công
phu” nhất từ trước đến nay, phản ánh khá đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân
dân với nhiều điểm mới so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao (gồm 34 điều 8 chương) và phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã
hội nước ta hiện nay như:
Quy định cụ thể về đối tượng nộp thuế là cá nhân kinh doanh đang nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng
đất, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và một số thu nhập theo
Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành sẽ được
điều chỉnh theo Luật thuế thu nhập cá nhân. Ngồi ra, có bổ sung thêm với
đối tượng nộp thuế là cá nhân có thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn, chuyển
nhượng vốn, chuyển nhượng tài sản, thu nhập từ thừa kế, quà tặng. Sự thay
đổi này, trước hết đảm bảo tính cơng b ng trong điều tiết thu nhập bởi đã là cá
nhân có thu nhập chịu thuế thì dù thu nhập từ bất kì nguồn nào cũng đều được
đối xử như nhau, tức là đều chịu thuế TNCN. Thêm vào đó, việc điều tiết thu
nhập của cá nhân kinh doanh theo Luật thuế TNCN thực hiện theo phương
16


pháp luỹ tiến sẽ đảm bảo điều tiết hợp lý thu nhập dân cư. Điều này rất có ý

nghĩa đối với các hộ kinh doanh nhỏ ở Việt Nam vì theo quy định trước đây
họ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất chung b ng với các
doanh nghiệp (thơng thường là những đơn vị kinh doanh có quy mơ lớn).
- Về đối tượng nộp thuế, cịn một điểm mới nữa là việc định nghĩa rõ
hơn đối tượng cư trú (đối tượng phải nộp thuế TNCN cho Việt Nam đối với
toàn bộ thu nhập, kể cả thu nhập phát sinh ở Việt Nam và nước ngoài). Nếu
như trước đây, đối tượng cư trú chỉ là cá nhân có mặt ở Việt Nam từ 183 ngày
trở lên trong năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ khi đến
Việt Nam thì Luật thuế TNCN đã bổ sung thêm một điều kiện nữa được coi là
cư trú ở Việt Nam, đó là “cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao
gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở lại Việt Nam theo hợp
đồng thuê có thời hạn” .Quy định như vậy làm cho việc xác định đối tượng
nộp thuế được thuận lợi hơn, bao quát hết các đối tượng nộp thuế và mở rộng
đối tượng nộp thuế một cách hợp lý.
- Về thu nhập chịu thuế: Theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có
thu nhập cao, thu nhập được phân chia thành thu nhập thường xuyên và thu
nhập không thường xuyên. Tuy nhiên, Pháp lệnh không định nghĩa rõ thế nào
là thu nhập thường xuyên, thế nào là thu nhập không thường xuyên. Do vậy,
trong thực tế, việc tính thuế gặp khá nhiều khó khăn. Đồng thời, việc tính thuế
đối với từng loại thu nhập khơng hợp lý, không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Luật thuế thu nhập cá nhân đã khắc phục được hạn chế này với việc phân loại
thu nhập chịu thuế theo nguồn phát sinh thu nhập. Theo đó, thu nhập chịu
thuế bao gồm thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu
nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động
sản; thu nhập khác (bao gồm: thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản
quyền, thu nhập từ thừa kế, quà tặng, thu nhập từ chuyển nhượng quyền
thương mại). Đây là cơ sở để tính thuế phù hợp với từng loại thu nhập. Từ
cách phân loại này, việc áp dụng thuế suất được quy định theo hai hướng: đối
với thu nhập từ kinh doanh và tiền lương, tiền cơng thì áp dụng biểu thuế suất
17



luỹ tiến từng phần; đối với các khoản thu nhập cịn lại thì áp dụng biểu thuế
luỹ tiến tồn phần.
- Một số khoản thu nhập trước đây không quy định (mặc nhiên được coi
là thu nhập không chịu thuế) được quy định trong Luật thuế TNCN gồm: thu
nhập từ chuyển nhượng quyền thương mại, thu nhập từ quà tặng là chứng
khoán, phần vốn trong các cơ sở kinh doanh, bất động sản hoặc tài sản khác
phải đăng ký sở hữu hoặc sử dụng, thu nhập từ casino, thu nhập từ trúng
thưởng các cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác (trước đây
chỉ tính đối với trúng thưởng xổ số và khuyến mại). Tất nhiên, những khoản
thu nhập này chỉ bị đánh thuế khi thu nhập phát sinh lớn (từ trên 10 triệu đồng
cho một hợp đồng hoặc một lần phát sinh). Liên quan đến thu nhập chịu thuế từ
chuyển nhượng, kế thừa, quà tặng, có một quy định đáng chú ý là Luật thuế thu
nhập cá nhân quy định miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng, thừa kế,
quà tặng giữa vợ với chồng; cha mẹ đẻ; cha mẹ nuôi; mẹ nuôi với con đẻ, con
nuôi; cha chồng mẹ chồng với con dâu; cha vợ mẹ vợ với con rể; ông nội, bà
nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu nội, cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
Một số khoản thu nhập trước đây tạm thời chưa thu thuế như thu nhập từ đầu tư
vốn (gồm lãi cho vay, lợi tức cổ phần và thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình
thức khác); thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm cả chuyển nhượng chứng
khoán. Tuy nhiên, phần thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (ngân
hàng, các quỹ tín dụng và các tổ chức tín dụng khác) và lãi từ hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ được miễn thuế thu nhập cá nhân. Việc miễn thuế này nh m
mục đích thu hút khoản tiền nhàn r i nhỏ lẻ trong dân cư vào các kênh tín
dụng, để từ đó sử dụng vốn của nền kinh tế vào hoạt động sản xuất kinh doanh,
khuyến khích sử dụng có hiệu quả mọi đồn vốn của xã hội.
- Trên cơ sở kế thừa các khoản thu nhập không thuộc diện chịu thuế
của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Luật thuế TNCN
đã bổ sung các khoản thu nhập sau vào diện miễn thuế từ thu nhập như thu

nhập từ tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn lương
làm việc ban ngày, làm việc trong giờ; lương hưu; tiền thưởng cho cá nhân về
18


việc phát hiện, khai báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm
pháp luật; học bổng nhận từ ngân sách Nhà nước và từ các tổ chức trong và
ngồi nước theo quy định của Chính phủ; thu nhập từ viện trợ, từ thiện với
điều kiện các quỹ từ thiện này phải được Nhà nước cho phép thành lập hoặc
cơng nhận hoạt động vì mục đích nhân đạo khơng nh m mục đích thu lợi
nhuận; thu nhập từ lãi trái phiếu chính phủ. Đối với khoản đóng góp từ thiện
nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế nhưng chỉ áp dụng đối với
thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh; không áp dụng
đối với cá khoản thu nhập khác. Với quy định này, Luật đã khuyến khích mọi
cơng dân trong xã hội tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Đồng thời,
đây cũng chính là một khoản "chi tiêu qua thuế" của nhà nước, thể hiện ở ch
một khoản thu lẽ ra được nộp về ngân sách Nhà nước bây giờ được chuyển
sang cho đối tượng thụ hưởng khoản đóng góp từ thiện. Chẳng hạn như, một
người có thu nhập từ kinh doanh trước thuế của một năm 360 triệu đồng (thu
nhập bình quân tháng 30 triệu đồng) thực hiện góp quỹ ủng hộ đồng bào lụt
10 triệu đồng. Khi đó, 10 triệu đồng này được giảm trừ vào thu nhập chịu
thuế. Với biểu thuế như sẽ được trình bày dưới đây, số thuế nhà nước giảm
thu khi cho cá nhân này giảm trừ vào thu nhập tính thuế là 2 triệu đồng. Có
thể hiểu trong trường hợp này, coi như Nhà nước đã sử dụng ngân sách góp
vào quỹ ủng hộ đồng bào bão lụt 2 triệu đồng, còn cá nhân này thực ra chỉ
ủng hộ 8 triệu đồng. Việc bổ sung một số khoản thu nhập miễn thuế nêu trên
thể hiện sự ưu đãi của nhà nước đối với một số đối tượng được hưởng thu
nhập trong những trường hợp gặp khó khăn và thể hiện chính sách khuyến
khích của nhà nước đối với một số hoạt động có lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội nh m tăng cường lao động sản xuất…

2.2. Quy định của pháp luật hiện hành về quản lý thu nhập chịu thuế
TNCN của cá nhân cƣ trú
2.2.1. Đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật thuế TNCN sữa đổi thì thu
nhập chịu thuế từ kinh doanh là thu nhập chiu thuế từ kinh doanh được xác
19


×