Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ LÀ NỘI DUNG QUAN TRỌNG BẬC NHẤT KHI NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.97 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
B. NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ.................................................3
II. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ LÀ NỘI DUNG QUAN TRỌNG BẬC NHẤT
KHI NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP LUẬT.................................................................4
1. Trách nhiệm pháp lý và vi phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với vi
phạm pháp luật......................................................................................................4
2. Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các quy định pháp luật.........................5
3. Truy cứu trách nhiệm pháp lý nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi
ích của nhân dân, của tổ chức................................................................................6
C. KẾT LUẬN....................................................................................................10

1


Đề bài: Anh chị hãy trình bày một vấn đề mà anh chị cho rằng là quan
trọng bậc nhất trong phần pháp luật mơn lý luận chung và giải thích tại sao.

A. MỞ ĐẦU
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ. Vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực và
làm mất ổn định xã hội. Tính nguy hiểm thể hiện ở chỗ nó xâm hại tới lợi
ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức, xã hội. Nếu chủ thể vi phạm
pháp luật mà không phải chịu trách nhiệm pháp lý thì xã hội sẽ rối reng và
không thể quản lý được. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật.
Trong bài tiểu luận này, em xin nghiên cứu và làm rõ tầm quan trọng bậc
nhất của trách nhiệm pháp lý khi nghiên cứu phần pháp luật môn lý luận chung
về nhà nước và pháp luật.



2


B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
Trong ngôn ngữ hằng ngày, thuật ngữ “trách nhiệm” được sử dụng với
nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực hoặc ngữ cảnh cụ thể. Trong lĩnh
vực đạo đức, “trách nhiệm” thường được hiểu theo nghĩa tích cực xuất phát từ ý
thức của con người về vị trí, vai trị, bổn phận của mình đối với xã hội đối, với
những người thân thích, đối với thiên nhiên, mơi trường … Chẳng hạn trách
nhiệm với gia đình, với bạn bè, trách nhiệm với đất nước, với nhân loại …
Trong lĩnh vực pháp lý, thuật ngữ “trách nhiệm” được sử dụng theo hai
nghĩa: theo nghĩa tích cực, “trách nhiệm” được hiểu là nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân (nói đến những điều pháp luật yêu cầu phải làm trong hiện tại và tương
lai). Chẳng hạn, “trách nhiệm” của cơ quan nào đó phải tuyên truyền, phổ biến
văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào đó, hay cơ quan A chịu “trách nhiệm ”
trước Cơ quan B; theo nghĩa tiêu cực, “trách nhiệm” được hiểu là hậu quả bất
lợi, sự trừng phạt mà tổ chức, cá nhân nào đó phải gánh chịu vì đã vi phạm pháp
luật.
Sau đây, chúng ta nghiên cứu sâu về trách nhiệm pháp lý theo nghĩa hậu
quả bất lợi, sự trừng phạt. Sở dĩ nhà nước quy định trách nhiệm pháp lý, thực
hiện sự trừng phạt đối với những chủ thể vi phạm pháp luật là vì:
Thứ nhất, trong quy phạm pháp luật, nhà nước đã đưa ra trước những cách
xử sự có tính khn mẫu mà chủ thể được phép hoặc buộc phải lựa chọn khi gặp
phải những tình huống mà pháp luật đã dự liệu và chủ thể khi gặp phải tình
huống đó thì chỉ được phép hoặc buộc phải lựa chọn cho mình cách xử sự phù
hợp từ những cách xử sự mà trong quy phạm pháp luật đã dự liệu.
Thứ hai, các chủ thể pháp luật (trong trạng thái bình thường) ln hoạt
động có lý trí (họ ý thức được việc làm của mình, nghĩa là họ có khả năng nhận

thức, điều khiển được hành vi của mình và hậu quả do nó gây ra cho xã hội) và
có tự do ý chí (họ có khả năng và điều kiện để có thể tự lựa chọn cho mình cách
3


xử sự có thể có trong hồn cảnh, điều kiện nhất định). Vì vậy, họ có đủ khả năng
và phải chịu trách nhiệm về cách xử sự (hành vi) đã lựa chọn của mình. Nếu chủ
thể chọn cách xử sự trái với ý chí của nhà nước đã thể hiện trong quy phạm pháp
luật (không lựa chọn cách xử sự mà nhà nước cho phép hoặc buộc phải thực
hiện trong trường hợp đó) thì họ phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình,
phải chịu trách nhiệm pháp lý. Như vậy, trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra đối với
những chủ thể có lý trí và có tự do ý chí.
Trên cơ sở những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm trách nhiệm pháp
lý như sau:
Trách nhiệm pháp lý là khả năng phải chịu hậu quả bất lợi (sự trừng phạt)
của chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước
với chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều
chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật sẽ phải chịu những hậu quả bất lợi,
những biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định.
II. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ LÀ NỘI DUNG QUAN TRỌNG BẬC
NHẤT KHI NGHIÊN CỨU VỀ PHÁP LUẬT
Để làm rõ tầm quan trọng của trách nhiệm pháp lý trong khi nghiên cứu về
pháp luật, em sẽ phân tích các luận điểm sau:
1. Trách nhiệm pháp lý và vi phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với
vi phạm pháp luật
Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý
chỉ xuất hiện khi trong thực tế xảy ra vi phạm pháp luật, là hậu quả của hành vi
vi phạm pháp luật. Nếu trong thực tế khơng xảy ra vi phạm pháp luật thì cũng
khơng tồn tại trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý chỉ được áp dụng đối
với các chủ thể vi phạm pháp luật, không áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với

các chủ thể có hành vi trái pháp luật được thực hiện trong các trường hợp như:
chủ thể khơng có năng lực trách nhiệm pháp lý (khơng có khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vị của mình); do sự kiện bất ngờ (chủ thể không
4


thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả do hành vi của mình
gây ra); do phịng vệ chính đáng được thực hiện phù hợp với tình thế cấp
thiết, ...
Khi vi phạm các quy định pháp luật khác nhau sẽ phải gánh chịu các trách
nhiệm pháp lý khác nhau. Cụ thể:
- Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do Toà
án áp dụng đối với những chủ thể có hành vi phạm tội.
- Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan, tổ
chức của nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ
thể vi phạm hành chính.
- Trách nhiệm kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan, doanh
nghiệp, trường học, ... áp dụng đối với cán bộ, công chức, nhân viên, sinh viên...
của cơ quan, doanh nghiệp, trường học,... của mình khi họ vi phạm pháp luật.
- Trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do Toà án hoặc các chủ
thể khác được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm dân sự.
- Trách nhiệm vật chất là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan, doanh
nghiệp, ... áp dụng đối với cán bộ, công chức, công nhân, ... của cơ quan, doanh
nghiệp trong trường hợp họ gây thiệt hại về tài sản cho cơ quan, doanh nghiệp.
2. Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các quy định pháp luật
Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các quy định pháp luật, trong pháp
luật phải có sự quy định chặt chẽ về chủ thể có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm
pháp lý, về trình tự, thủ tục tiến hành xác định và truy cứu trách nhiệm pháp lý,
về các biện pháp cưỡng chế được phép áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp
luật... Chỉ các cơ quan nhà nước, nhà chức trách hay các chủ thể có thẩm quyền

theo trình tự, thủ tục luật định mới được tiến hành các hoạt động cần thiết mà
pháp luật cho phép để yêu cầu chủ thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý giải thích
rõ về hành vi của mình và buộc chủ thể vi phạm phải gánh chịu những hậu quả
5


bất lợi (về nhân thân, về tài sản, về tự do, ...), những biện pháp cưỡng chế đã
được quy định trong pháp luật. Tuy nhiên, bản thân trách nhiệm pháp lý không
phải là sự cưỡng chế mà chỉ là nghĩa vụ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng
chế do pháp luật quy định.
Như vậy, về hình thức thì trách nhiệm pháp lý là việc các chủ thể có thẩm
quyền tổ chức cho chủ thể vi phạm pháp luật thực hiện các biện pháp cưỡng chế
(chế tài) đã được dự liệu trong pháp luật. Cũng cần chú ý là có một số biện pháp
cưỡng chế nhà nước được áp dụng không liên quan gì tới trách nhiệm pháp lý,
nghĩa là nó được áp dụng cả khi không xảy ra vi phạm pháp luật. Chẳng hạn,
nhà nước có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế nhằm cách ly những người mắc
một số bệnh truyền nhiễm; nhà nước có thể áp dụng biện pháp trưng thu, trưng
dụng một số tài sản nào đó khi thấy cần thiết, ...
3. Truy cứu trách nhiệm pháp lý nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước,
quyền, lợi ích của nhân dân, của tổ chức
Mọi hiện tượng vi phạm pháp luật đều có hại cho xã hội vì nó phá vỡ trật tự
pháp luật, nó trực tiếp hoặc có nguy cơ gây ra những thiệt hại nhất định về vật
chất, tinh thần và những thiệt hại khác cho cá nhân, tổ chức, xâm hại đến các
quan hệ xã hội mà pháp luật xác lập và bảo vệ. Vì thế, việc truy cứu trách nhiệm
pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật là nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo
vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của nhân dân, của tổ chức, bảo vệ trật tự
pháp luật, tạo điều kiện cho những quan hệ xã hội phát triển đúng hướng, bảo
đảm cho quá trình điều chỉnh pháp luật được tiến hành bình thường và có hiệu
quả.
Truy cứu trách nhiệm pháp lý trước hết là nhằm mục đích trừng phạt đối

với chủ thể vi phạm pháp luật, buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi,
những biện pháp cưỡng chế được quy định trong các quy phạm pháp luật. Ngồi
mục đích trừng phạt, truy cứu trách nhiệm pháp lý cịn có ý nghĩa rất lớn trong
việc phòng ngừa, cải tạo và giáo dục những chủ thể vi phạm pháp luật (ngăn
6


ngừa sự tiếp tục vi phạm pháp luật của chủ thể và cải tạo, giáo dục chủ thể ý
thức tôn trọng, thực hiện nghiêm minh pháp luật và các quy tắc của cuộc sống
cộng đồng).
Truy cứu trách nhiệm pháp lý cịn có tác dụng răn đe tất cả những chủ thể
khác khiến họ phải kiềm chế, giữ mình khơng vi phạm pháp luật, giáo dục các tổ
chức và các cá nhân ý thức tôn trọng và thực hiện nghiêm minh pháp luật và các
quy tắc của cuộc sống cộng đồng, làm cho mọi người tin tưởng vào cơng lý, tích
cực đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật, từng bước hạn chế và tiến tới
loại trừ hiện tượng vi phạm pháp luật ra khỏi đời sống xã hội.
Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý chính là vi phạm pháp luật. Để truy
cứu trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức hay cá nhân nào đó cần phải xác định
được trên thực tế họ đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Về cơ sở pháp lý, cần xác định những quy định pháp luật hiện hành có
liên quan đến việc:
+ Xác định vi phạm pháp luật. Đó là những quy định pháp luật cho phép
xác định một hành vi nào đó có phải là vi phạm pháp luật hay không?
+ Xác định thời hiệu để giải quyết vụ việc đó. Thời hiệu truy cứu trách
nhiệm pháp lý là thời hạn do pháp luật quy định mà khi thời hạn đó kết thúc thì
chủ thể vi phạm pháp luật sẽ không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý nữa; thời
hạn là khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.
Khoảng thời gian đó có thể tính bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng sự
kiện nào đó. Đối với các loại vi phạm pháp luật khác nhau thì thời hiệu truy cứu
trách nhiệm pháp lý được quy định khác nhau. Pháp luật của nhiều nước không

áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với một số loại vi phạm pháp
luật quá nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho xã hội. Chẳng hạn, Bộ luật Hình sự
hiện hành của nước ta quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hịa bình,
chống lồi người và tội phạm chiến tranh.
7


Pháp luật cũng có thể quy định miễn trách nhiệm pháp lý cho một số chủ
thể trong những trường hợp nhất định, do vậy, khi tiến hành truy cứu trách
nhiệm pháp lý còn phải xem xét cả những trường hợp được miễn trách nhiệm
pháp lý (nếu có).
+ Xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc đó, các biện
pháp mà pháp luật quy định có thể áp dụng đối với chủ hề vi phạm... Đó là
những quy định pháp luật quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền
xem xét giải quyết vụ việc, những trình tự, thủ tục mà họ buộc phải thực hiện
khi tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý.
+ Xác định hậu quả bất lợi (các biện pháp cưỡng chế nhà nước mà chế tài
pháp luật đã quy định) mà chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu.
- Về cơ sở thực tiễn, cần xem xét từng yếu tố của cấu thành vi phạm pháp
luật (mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể vi phạm pháp luật):
+ Về mặt khách quan của vi phạm pháp luật: Điều đầu tiên phải tiến hành
là xác định được trong thực tế đã xảy ra hành vi trái pháp luật, nếu không xác
định được hành vi trái pháp luật trong thực tế thì khơng được truy cứu trách
nhiệm pháp lý.
Tiếp đến là đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật thông
qua việc xác định hậu quả (sự thiệt hại) về vật chất, về tinh thần và những thiệt
hại khác nếu có do hành vi đó gây ra cho xã hội. Hành vi trái pháp luật nhưng
gây nguy hiểm cho xã hội khơng nhiều (thiệt hại mà nó gây ra là không đáng kể
hoặc nguy cơ gây hại cho xã hội thấp) thì có thể khơng bị truy cứu trách nhiệm

pháp lý. Trong một số trường hợp, mức độ nguy hiểm của hành vi còn là căn cứ
để xác định loại trách nhiệm pháp lý cần truy cứu. Chẳng hạn, căn cứ vào mức
độ thương tích của người bị hại mà quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự hay
trách nhiệm hành chính.
Cần làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả
(sự thiệt hại của xã hội), tuyệt đối không được suy diễn về hậu quả, nghĩa là phải
8


xác định một cách chắc chắn rằng sự thiệt hại của xã hội là do chính hành vi trái
pháp luật đó trực tiếp gây ra. Khơng thể bắt chủ thể phải chịu trách nhiệm về
những thiệt hại mà hành vi trái pháp luật của họ không trực tiếp gây ra (giữa
hành vi trái pháp luật của họ và sự thiệt hại của xã hội khơng có mối quan hệ
nhân quả).
Để cải tạo, giáo dục chủ thể vi phạm pháp luật có hiệu quả khi truy cứu
trách nhiệm pháp lý trong một số trường hợp cần phải xác định cả thời gian, địa
điểm, phương tiện và cách thức, ... mà chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật. Khi xác định được những điều nói trên thì việc lựa chọn biện pháp cưỡng
chế mới chính xác, phù hợp với mục đích cần truy cứu trách nhiệm pháp lý và
đạt được hiệu quả cao trong việc cải tạo, giáo dục chủ thể vị phạm pháp luật.
+ Về mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: Việc xác định lỗi động cơ và
mục đích vi phạm trong nhiều trường hợp khi truy cứu trách nhiệm pháp lý là rất
cần thiết, nó cho phép lựa chọn được biện pháp cưỡng chế thích hợp.
Về nguyên tắc, trách nhiệm pháp lý chỉ áp dụng đối với các chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lý khi họ thực hiện hành vi trái pháp luật có lỗi, tức
là chủ thể hành vi đó có khả năng nhận thức được những hậu quả nguy hiểm cho
xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng cố ý hoặc vô ý gây ra. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp, pháp luật còn cho phép truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với
cả những hành vi trái pháp luật được thực hiện do những nguyên nhân khách
quan hoặc trường hợp thiệt hại do những nguồn nguy hiểm cao độ như: phương

tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy cơng nghiệp đang
hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ,... gây ra
và một số trường hợp khác trong quan hệ dân sự mặc dù khơng có lỗi nhưng chủ
thể vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý. Chẳng hạn, cha mẹ hay người giám hộ
phải bồi thường thiệt hại do con mình (dưới mười lăm tuổi) hoặc người mất
năng lực hành vi dân sự gây ra. Trong những trường hợp trên chỉ áp dụng những
biện pháp tác động mang tính chất khôi phục thiệt hại, không áp dụng các biện
pháp trách nhiệm hình sự.
9


+ Về chủ thể vi phạm pháp luật: Khi xác định chủ thể vi phạm pháp luật
cần chú ý tới năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể trong môi trường hợp cụ
thể. Nếu chủ thể là cá nhân thì phải xác định xem người đó đã đạt được độ tuổi
theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp đó
hay chưa và trạng thái tâm lý (thần kinh) của họ như thế nào ở thời điểm họ thực
hiện hành vi trái pháp luật đó. Nếu chủ thể là tổ chức thì phải chú ý đến tư cách
pháp nhân hoặc địa vị pháp lý của tổ chức đó.
+ Về khách thể vi phạm pháp luật: Khi xem xét khách thể vi phạm pháp
luật cần chú ý tới tính chất và tầm quan trọng của khách thể để đánh giá mức độ
nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.
Trách nhiệm pháp lý sẽ chấm dứt khi xảy ra sự kiện pháp lý thích ứng, như
có quyết định ân xá, thời hạn trừng phạt đã kết thúc, nộp phạt xong, …
C. KẾT LUẬN
Để bảo đảm sự cơng bằng và tính hiệu quả trong việc truy cứu trách nhiệm
pháp lý đối với mỗi trường hợp vi phạm pháp luật cụ thể có thể áp dụng một
hoặc đồng thời nhiều loại trách nhiệm pháp lý. Truy cứu trách nhiệm pháp lý là
quá trình hoạt động phức tạp và rất khó khăn của các cơ quan nhà nước, các nhà
chức trách có thẩm quyền trong việc xem xét, tìm hiểu sự việc bị coi là vi phạm
quyết định giải quyết vụ việc và tổ chức thực hiện giải quyết định đó. Qua đó,

bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân. Chính vì vậy, trách nhiệm pháp lý chính là nội dung quan trọng
bậc nhất khi nghiên cứu về pháp luật và là công cụ hiệu quả nhất để giải quyết
các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống – xã hội.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Tập bài giảng Lý luận chung về nhà
nước và pháp luật, Hà Nội, 2017.
2. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước
và pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2019.

11



×