Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH MỘT NỘI DUNG QUAN TRỌNG ĐỂ QUẢN TRỊ TỐT CÔNG TÁC TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.7 KB, 22 trang )

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH MỘT NỘI DUNG QUAN TRỌNG ĐỂ
QUẢN TRỊ TỐT CÔNG TÁC TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP
I. Thực chất và nội dung phân tích tài chính trong doanh
nghiệp
1. Ý nghĩa, mục đích của phân tích tài chính
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó gắn với các dòng luân chuyển tiền
tệ phát sinh trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Có thể hiểu quản trị hoạt động tài chính doanh nghiệp là
tổng hợp các hoạt động xác định và tạo ra các nguồn vốn tiền tệ cần thiết
đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành
liên tục với hiệu quả kinh tế cao.
Hoạt động tài chính có ý nghĩa rất quan trọng. Một trong những công
cụ để thực hiện tốt công tác quản trị hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tài chính là tổng thể những phương pháp cho phép đánh giá
tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại giúp cho việc ra quyết định
quản trị và đánh gía doanh nghiệp một cách chính xác.
Ý nghĩa của phân tích tài chính là: Thông qua phân tích tài chính
nhằm cung cấp các thông tin hữu hiệu cho các nhà quản trị doanh nghiệp,
giúp họ có thể đánh giá các hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, cũng
như khả năng thanh toán trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
Nó giúp cho các nhà đầu tư sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư, có
những quyết định đầu tư đúng thông qua các thông tin thu được qua
phân tích tài chính; Giúp cho nhà đầu tư cũng như những người sử dụng
khác trong việc đánh giá số tiền, thời gian, tính không chắc chắn của
khoản thu tiền mặt dự kiến cổ tức hoặc tiền lãi của khoản đầu tư . Vì
dòng tiền của doanh nghiệp liên quan mật thiết với dòng tiền của họ.
Là cơ sở cho việc dự báo tài chính. Đồng thời là công cụ cho việc kiểm
soát hoạt động tài chính của doanh nghiệp.Giúp cho nhà quản trị có
những cơ sở dể lựa chọn phương án tối ưu và đánh giá được thực trạng,


tiềm năng của doanh nghiệp. Đây chính là mục tiêu quan trọng của phân
tích tài chính.
2. Một số nội dung phân tích tài chính
2.1. Phân tích vốn và nguồn vốn
Thông qua việc phân tích cơ cấu giữa vốn và nguồn vốn, giúp cho ta có được những
thông tin cần thiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu.
2.2. Phân tích khả năng thanh toán
Nhằm cung cấp các thông tin về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh
Thông qua các số liệu thu thập được từ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng các
biện pháp nghiệp vụ cần thiết ta có thể phản ánh một cách chính xác kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.4. Phân tích tổng hợp tình hìn tài chính
Qua công tác phân tích để làm nổi bật khả năng đứng vững trong cạnh tranh của
doanh nghiệp, khả năng thanh toán , khả năng tăng trưởng, khả năng đáp ứng nhu cầu
trước mắt và lâu dài, khả năng chống đỡ trước tình trạng khó khăn kéo dài và kết luận
chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
3. Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Khi phân tích hoạt động tài chính ta có thể sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau, tuỳ theo điều kiện, nhu cầu đòi hỏi một hoặc hai hay kết
hợp nhiều các phương pháp cùng một lúc. Các phương pháp phân tích
bao gồm
3.1. Phương pháp chi tiết:
Là phương pháp khi phân tích dựa trên các số liệu cụ thể chi tiết theo bộ phận cấu
thành theo thời gian và theo địa điểm sau đó so sánh giữa chúngvới nhau và mức độ ảnh
hưởng đến tổng thể đến kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
3.2. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích. Phương pháp này cho thấy
các biến động các trong khoản mục trên các báo cáo tài chính rõ ràng hơn, khi số lượng
của các khoản mục đó trong các kỳ liên tiếp nhau được sắp xếp trên các cột kế tiếp nhau

trong cùng một báo cáo. Để áp dụng phương pháp này cần phải thống nhất các chỉ tiêu
như: nội dung, phương pháp, thời gian, đơn vị tính toán. Và tuỳ theo mục đích phân tích để
xác định kỳ gốc so sánh. Gốc so sánh có thể chọn gốc thời gian: Kỳ kế hoạch, kỳ trước, cùng
kỳ năm trước... hoặc không gian: So sánh với đơn vị khác cùng ngành, thị trường khác của
đơn vị... Kỳ được lựa chọn làm gốc so sánh gọi là kỳ gốc, còn kỳ phân tích là kỳ phân tích.
Các trị số của chỉ tiêu là trị số của kỳ tương ứng.
Khi so sánh người ta thường tiến hành so sánh:
- So sánh bằng số tuyệt đối: Cho ta biết được khối lượng , quy mô vượt( +) hay
hụt( - ) của các chỉ tiêu kỳ phân tích với kỳ gốc.
- So sánh bằng số tương đối: Phản ánh kết cấu mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức
độ của các chỉ tiêu kinh tế. Trong phân tích thường sử dụng các loại số tương đối sau:
+ Số tương đối phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch
+ Số tương đối kế hoạch
+ Số tương đối động thái
+ Số tương đối hiệu suất
- So sánh số bình quân: Để phản ánh người ta tính ra số bình quân bằng cách san
bằng mọi chênh lệch về trị số của mọi chỉ tiêu. Phương pháp này cho thấy doanh nghiệp
đang ở vị trí nào của nghành.
3.3. Phương pháp loại trừ:
Khi phân tích xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố người ta sẽ loại trừ
ảnh hưởng của các nhân tố khác.
Phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai dạng:
-Thay thế liên hoàn: Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố. Từ giá trị kỳ gốc sang giá trị kỳ phân
tích sau đó các trị số của các chỉ tiêu với nhau.
Đặc điểm và điều kiện của thay thế liên hoàn
+Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ
tiêu phân tích phải tuân theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.
+Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng, có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy
nhiêu lần. Giá trị của nhân tố đã thay thế sẽ giữ nguyên giá trị kỳ phân tích cho đến lần

thay thế cuối cùng.
+Tổng hợp ảnh của các nhân tố và so sánh với số biến động của chỉ tiêu.
-Số chênh lệch: Điều kiện áp dụng giống phương pháp thay thế liên hoàn chỉ khác
nhau ở chỗ để xác định mức độ ảnh hưỏng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch
về giá trị kỳ phân tích so sánh với kỳ gốc của nhân tố đó.
3.4. Phương pháp liên hệ
Trong sản xuất kinh doanh mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với
nhau giữa các mặt, các bộ phận... Để lượng hoá mối liên hệ đó ta thường sử dụng các
phương pháp liên hệ:
- Liên hệ cân đối: là liên hệ giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh, giữa
tổng số vốn và tống số nguồn vốn, giữa nguồn thu huy động và tình hình sử dụng các quỹ...
Dựa vào nguyên tắc này có thể xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố có quan hệ
tổng số bằng liên hệ cân đối.
- Liên hệ trực tuyến: là mối liên hệ giã các chỉ tiêu phân tích theo một hướng.
Ví dụ : Lợi nhuận có mối liên hệ cùng chiều với lượng hàng bán ra.
Liên hệ phi tuyến là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ liên hệ không xác
định được tỷ lệ và và chiều hướng luôn biến đổi.
3.5.Phương pháp hồi quy, tương quan
Đây là phương pháp của toán học được vận dụng trong phân tích kinh doanh để
biểu hiện và đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp tương quan: là sự quan sát quan sát giữa một tiêu thức là kết quả với
một hoặc nhiều tiêu thức nguyên nhân.
Phương pháp hồi quy: Là phương pháp xác định độ biến thiên của tiêu thức kết quả
theo sự biến thiên của tiêu thức nguyên nhân.
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính
Để thực hiện công tác phân tích tài chính chúng ta phải tiến hành qua các
bước: Thu thập , xử lí thông tin, dự đoán và ra quyết định. Vì vậy có rất nhiều
nhân tố tác động sau đây là một số nhân tố chủ yếu
1. Những nhân tố phát sinh từ bên trong
1.1. Nguồn nhân lực

Đây là một nhân tố không thể thiếu. Vì nó tác động trực tiếp tới công tác này. Muốn
hoạt động phân tích tài chính trở thành công cụ hữu hiệu cho công tác quản trị doanh
nghiệp, thì cần có một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực trình độ, đảm nhiệm công việc này.
Bởi họ mới chính là lực lượng chủ yếu để quyết định công việc sẽ diễn ra như thế
nào.
Họ có thể làm giảm bớt các các phức tạp trong công tác quản trị như thời gian, tiền
của...
Ngược lại nếu ta không chú trọng nhiều tới nhân tố này nó sẽ thành một hàng rào
cản trở lớn cho công tác quản trị.
1.2. Trang thiết bị kỹ thuật công nghệ
Ngày nay khoa học phát triển ngày càng mạnh và được ứng dụng vào mọi mặt của
đời sống xã hội, và nó góp phần không nhỏ vào những thành tựu kinh tế.
Ứng dụng khoa học và kỹ thuật vào công tác phân tích tài chính là rất cần thiết bởi:
Những trang thiết bị kỹ thuật sẽ giúp cho công tác quản lí cũng như thực hiện điều
hành trở nên đơn giản, nhẹ nhàng, khoa học, có độ chính xác cao, tốn ít nhân lực...
Việc trang bị các thiết bị khoa học vào công tác phân tích tài chính sẽ giúp cho các
cán bộ có thể cập nhật được những thông tin tài chính một cách nhanh chóng và chính xác,
giảm bớt các khối lượng công việc bằng lao động thủ công, rút ngắn thời gian, làm tăng
năng suất lao động...Chính vì vậy nó trở thành nhân tố ảnh hưởng lớn tới công tác phân
tích tài chính ở doanh nghiệp.
1.3. Bộ máy quản trị:
Đây là một nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng tới công tác phân tích tài chính: Nó
có thể thúc đẩy sự tồn tại, phát triển của công tác này và giúp phân tích tài chính trở thành
một công cụ đắc lực của quản trị tài chính vì :
Người lãnh đạo có thấu hiểu được tầm quan trọng, và hiểu rõ được công tác trên sẽ
có sự đầu tư đúng cho công tác này.
2. Những nhân tố phát sinh từ bên ngoài
Môi trường kinh doanh là một trong những nhân tố tác động rất nhiều
tới công tác phân tích tài chính. Phân tích tài chính mục đích là cung cấp
các thông tin về tình hình tài chính cho các đối tác có liên quan. Nếu môi

trường kinh doanh ổn định sẽ trở thành một nhân tố thuận lợi cho việc
thực hiện công tác này. Ngược lại sự bất ổn định của môi trường kinh
doanh sẽ tạo sự khó khăn cho công tác kinh doanh và gián tiếp ảnh
hưởng tới phân tích tài chính. Mặt khác công tác phân tích tài chính còn
là sự dự báo trước về khả năng tài chính cũng như từ phân tích tài chính
có thể thấy rõ được điểm mạnh, hay yếu của doanh nghiệp trước những
sự biến động của môi trường kinh doanh. Kinh doanh luôn phải gắn với
môi trường của mình, việc thu thập các thông tin từ môi trường sẽ trở
nên rất hữu ích cho công tác trên.
III. Phương pháp đánh giá tình hình tài chính của doanh
nghiệp
1. Các tài liệu đánh giá tình hình tài chính
1.1. Bảng cân đối tài chính bảng cân đối tài chính:
Là báo cáo tài chính được lập vào một thời điểm nhất định theo cách phân loại vốn
và nguồn hình thành vốn được cấu tạo dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế
toán.
- Kết cấu của bảng cân đối tài chính
+ Bên trái là tài sản có: Tức giá trị toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo
thuộc quyền quản lí và sử dụng của doanh nghiệp có thể tập hợp thành:
.Vốn cố định (tài sản cố định- TSCĐ).
.Vốn lưu động (tài sản lưu động- TSLĐ)
.Vốn thanh toán( tài sản thanh toán- TSTT)
+ Bên phải là tài sản nợ: Là giá trị các nguồn hình thành nên các loại tài sản của
doanh nghiệp có thể tập hợp thành:
. Nguồn vốn chủ sở hữu( Vốn của doanh nghiệp có)
. Nguồn vốn vay: Vay dài hạn, Vay ngắn hạn.
Giá trị bên có, nợ của bảng cân đối bàng nhau đúng theo số liệu đầu kỳ và cuối kỳ
1.2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh:
Là bản báo cáo thu, chi trong một thời kỳ tương ứng nó thể hiện tập hợp các khoản
thu chi và kết quả kinh doanh, Đây là một thông tin mà các nhà bỏ vốn rất quan tâm vì nó

phản ánh sinh động toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuỳ theo hệ
thống kế toán mà cấu tạo bảng báo cáo kinh doanh có thể khác nhau, nhưng nhìn chung là
báo cáo về sự chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ và các khoản chi phí, các khoản thuế và
các khoản lợi nhuận dòng và phần tái tích luỹ gồm:
- Doanh thu tiêu thụ
- Giá vốn hàng bán
- Chi phí chung
- Lợi nhuận khác
- Lợi nhuận trước thuế
- Lợi nhuận sau thuế
- Các quỹ phân phối (cả quỹ dự phòng)
- Lợi nhuận tái tích luỹ.
Ngoài ra để có thể đánh giá so sánh tình hình tài chính của doanh nghiệp; Người ta
có thể dụng các chỉ tiêu tài chính của ngành như chỉ tiêu trung bình chỉ tiêu cao nhất mà
doanh nghiệp trong nghành đang dẫn đầu.
2. Các phương pháp phân tích
2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối tài chính
Khi đánh giá ta xem xét phần tài sản và phần nguồn vốn.
Dựa vào các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản của bảng cân đối kế toán nhà quản
trị khái quát quy mô vốn và cơ cấu vốn, quan hệ giữa năng lực sản xuất với trình độ sử
dụng vốn của doanh nghiệp.
Phần nguồn vốn:
+ Xét về mặt kinh tế: Các chỉ tiêu thuộc phần nguồn vốn trong bảng cân đối tài chính
thể hiện các nguồn hình thành tài sản mà doanh nghiệp hiện có.
+ Xét về mặt pháp lí: Đây là các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lí về mặt vật chất
của doanh nghiệp đối với đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp (Nhà nước, cổ đông, nhà
đầu tư, ngân hàng...)
Căn cứ vào các chỉ tiêu phản ánh trong nguồn vốn của bảng cân đối nhà quản trị có
thể biết được kết quả của từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn hiện có. Nó cũng phản ánh
thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua tỉ lệ cơ cấu vốn giữa vốn chủ và

công nợ.
Bảng cân đối tài chính là tài liệu quan trọng đối với việc nhiên cứu đánh giá khái
quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và triển
vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
2.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh
Việc đánh giá này cho ta biết khái quát kết quả thu chi trong doanh nghiệp cho ta
biết được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ kế toán nhất định.
2.3. Phân tích theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc
Phân tích theo chiều ngang và chiều dọc là hai công cụ trong đánh giá khái quát tình
hình tài chính qua bảng cân đối tài chính, và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Phân tích theo chiều ngang (chênh lệch đầu năm, cuối năm, đầu kỳ, cuối kỳ): Nhằm
phản ánh sự biến động tăng giảm của từng chỉ tiêu trong bảng cân đối tài chính cũng như
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa các kỳ so sánh.
Phân tích theo chiều ngang cho ta biết sự biến động của các khoản mục nhưng chưa
cung cấp cho ta mối quan hệ giữa các khoản mục trong tổng tài sản hay tổng nguồn vốn
hoặc chưa cho ta biết mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với doanh thu thuần. Để thấy được mối
quan hệ này cần tiến hành phân tích theo chiều dọc.
Phân tích theo chiều dọc: Là tất cả các khoản mục hoặc chỉ tiêu đều được so sánh với
tổng tài sản hoặc doanh thu thuần để xác định tỉ lệ kết cấu của từng khoản mục, chỉ tiêu
trong tổng số. Qua đó có thể đánh giá được sự biến động so với quy mô chung, giữa cuối kỳ
so với đầu kỳ. Cách phân tích này không những áp dụng trong trường hợp so sánh giữa hai
kỳ, mà còn áp dụng trong trường hợp so sánh giữa nhiều kỳ khác nhau, hoặc giữa các
doanh nghiệp khác nhau.
3. Phân tích các chỉ số tài chính
Việc đánh giá hoạt độngkinh doanh của một doanh nghiệp người ta sử
dụng các chỉ số tài chính, các chỉ số này được thiết kế để chỉ mối quan hệ

×