Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

An sinh xã hội cho nhân dân vùng ven biển trên địa bàn tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN QUANG THẢO

AN SINH XÃ HỘI
CHO NHÂN DÂN VÙNG VEN BIỂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Nghệ An, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN QUANG THẢO

AN SINH XÃ HỘI
CHO NHÂN DÂN VÙNG VEN BIỂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. VŨ THANH SƠN


Nghệ An, 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể thầy cô giáo trường Đại học Vinh trong
thời gian qua đã giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức và các phương pháp
luận để có thể áp dụng trong nghiên cứu cũng như giải quyết các vấn đề trong
luận văn của mình. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Vũ Thanh Sơn,
người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Quang Thảo


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liêu
trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng./.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Quang Thảo


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii

MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU........................................................ vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .................................................................... 12
7. Bố cục luận văn ........................................................................................................ 13
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ AN SINH XÃ
HỘI CHO NHÂN DÂN VÙNG VEN BIỂN .......................................................... 14
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của an sinh xã hội ................................................. 14
1.1.1.Khái niệm về an sinh xã hội ............................................................................... 14
1.1.2. Đặc điểm của an sinh xã hội.............................................................................. 16
1.1.3. Vai trò của an sinh xã hội .................................................................................. 19
1.2. Nội dung chính sách, nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá an sinh xã hội
cho nhân dân vùng ven biển ........................................................................................ 23

1.2.1. Nội dung chính sách an sinh xã hội cho nhân dân vùng ven biển2Error! Bookmark not
1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách an sinh xã hội .......................... 24
1.2.3. Tiêu chí đánh giá về an sinh xã hội................................................................... 27
1.3. Lý luận của Đảng, chính sách Nhà nước về an sinh xã hội................................ 27


iv
1.4. Kinh nghiệm của một số tỉnh về giải quyết an sinh xã hội và bài học rút
ra .................................................................................................................................... 30
1.4.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh về giải quyết an sinh xã hội ............................. 30

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra ................................................................................ 35
Kết luận chương 1 ........................................................................................................ 36
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI
CHO NHÂN DÂN VÙNG VEN BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH..... 37
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 37
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Hà Tĩnh........................................................................ 37
2.1.2. Tình hình Kinh tế - Xã hội tỉnh Hà Tĩnh .......................................................... 40
2.1.3. Tình hình xã hội liên quan đến thực hiện chính sách an sinh xã hội cho người
dân ven biển Hà Tĩnh ................................................................................................... 46
2.2. Thực trạng an sinh xã hội cho người dân vùng ven biển trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh ............................................................................................................................... 49
2.2.1. Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội cho người dân ven biển tỉnh Hà
Tĩnh ............................................................................................................................... 49
2.2.2. Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội tại các khu vực điều tra khảo
sát................................................................................................................................... 53
2.3. Đánh giá tình hình thực hiện an sinh xã hội tại khu vực ven biển ..................... 54
2.3.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện an sinh xã hội cho người dân ven
biển Hà Tĩnh ................................................................................................................. 54
2.3.2. Những hạn chế trong thực hiện an sinh xã hội cho người dân ven biển Hà
Tĩnh ............................................................................................................................... 57
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế......................................................................................... 59
Kết luận chương 2 ........................................................................................................ 67
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
AN SINH XÃ HỘI CHO NHÂN DÂN VÙNG VEN BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÀ TĨNH ......................................................................................................... 69


v
3.1. Phương hướng giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho Nhân dân vùng ven biển
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ............................................................................................. 69

3.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội trong và ngoài nước................................... 69
3.1.2. Phương hướng của tỉnh Hà Tĩnh về an sinh xã hội cho vùng ven biển .......... 70
3.2. Giải pháp giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho Nhân dân ven vùng biển Hà
Tĩnh ............................................................................................................................... 73
3.2.1. Tuyên truyền truyền thông về pháp luật, các chính sách an sinh xã hội
cho nhân dân .............................................................................................. 73
3.2.2. Khôi phục và phát triển sản xuất trên các lĩnh vực ................................... 74
3.2.3. Chuyển đổi ngành nghề sản xuất cho vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi
trường biển .................................................................................................................... 82
3.2.4. Hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm ...................................... 82
3.3. Kiến nghị ............................................................................................................... 84
3.3.1. Kiến nghị với ủy bản nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ................................................... 84
3.3.2. Kiến nghị với cấp trên ....................................................................................... 85
Kết luận chương 3 ........................................................................................................ 86
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 90
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 95


vi
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
ASXH

An sinh xã hội

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

BHXH


Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXHTN

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

CV

Mã lực

GDP

Tổng sản phẩm quốc dân

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

HTX

Hợp tác xã


ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế

NTM

Nông thôn mới

NSNN

Ngân sách nhà nước

TGXH

Trợ giúp xã hội

TGXHĐX

Trợ giúp xã hội đột xuất

TGXHTX

Trợ giúp xã hội thường xuyên

UBND

Ủy ban nhân dân

ƯĐXH


Ưu đãi xã hội

UN

Liên Hợp Quốc

WB

Ngân hàng Thế giới

XĐGN

Xố đói giảm nghèo


vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Trang
Sơ đồ 1: Hệ thống An sinh xã hội Việt Nam ................................................................ 7
Bảng 2.1: Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh ................ 39
Bảng 2.2. Tình hình thực hiện chính sách ASXH tại khu vực điều tra khảo sát 54
Bảng 2.3. Đánh giá nhận thức sự tham gia vào các chính sách ASXH .............. 61
Bảng 2.4: Đánh giá về công tác tổ chức, quản lý nhà nước, năng lực đội ngũ cán
bộ và sự phối hợp thực hiện các chính sách hợp phần của chính sách ASXH ... 64
Bảng 2.5. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường thể chế luật pháp và cơ chế chính
sách đến việc thực hiện chính sách ASXH ......................................................... 67



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam, ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm
1945), Đảng và Nhà nước ta đặt quyết tâm phát triển hệ thống An sinh Xã hội
(ASXH) bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của người dân,
phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tiếp cận dần với
chuẩn mức quốc tế. Đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới (năm 1986)
đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các
chính sách ASXH, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để ổn định chính trị
- xã hội, phát triển bền vững. ASXH được xác định là một bộ phận quan trọng
của chính sách xã hội, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Bảo đảm ASXH là điều kiện để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa cho
sự phát triển của nền kinh tế thị trường, phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ ta.
Tiếp tục phát triển quan điểm, chủ trương đó của Đảng, ta có thể thấy trong
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm
1991 và bổ sung, phát triển năm 2011) và nghị quyết của các kỳ đại hội, đặc biệt
Nghị Quyết số 15-NQ/TW, ngày 01-6-2012, của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI, về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020”
đã thể hiện rõ tính cấp thiết của vấn đề ASXH.
Việt Nam hiện nay với xu thế phát triển mới, việc phát triển phải đi sâu
vào thực chất và mang tính chất bền vững, phải đảm bảo được sự hài hoà giữa
tăng trưởng Kinh tế, bảo vệ Môi trường, và ASXH. Việc này đặt ra một thách
thức vô cùng to lớn cho đảng, nhà nước trong thời gian tới.
Từ sau đổi mới về Kinh tế (năm 1986) Việt nam đã có bước chuyển mình
lớn lao, nền Kinh tế đã khốc lên mình một diện mạo mới, từ một đất nước có
thu nhập thấp đã vươn lên trở thành một nước có thu nhập trung bình. Song bên
cạnh những thành quả đạt được về kinh tế đó thì những hệ luỵ mới về xã hội là



2
không thể chối cãi được. Hàng loạt khu công nghiệp gây ô nhiễm tạo nên các sự
cố về môi trường mà chưa từng có trong tiền lệ, hàng loạt dịng sơng chết hình
thành, hàng loạt làng ung thư phát sinh.v.v… Xã hội nảy sinh nhiều mâu thuẫn,
sinh kế của người dân trong khu vực ảnh hưởng bị đe doạ nghiêm trọng, vấn đề
ASXH không được bảo đảm, dẫn tới các thể lực phản động trong nước lợi dụng
tình hình phức tạp tuyên truyền chống phá nhà nước, các thế lực thù địch bên
ngồi tăng cường hoạt động làm tình hình chính trị thêm phần bất ổn.
Là một tỉnh nằm ven biển của Bắc Trung Bộ. Hà Tĩnh có 137 km bờ biển
kéo dài từ Cửa Hội đến Đèo Ngang, dọc bờ biển của Hà Tĩnh ngoại trừ tại các
cửa sông lớn như: Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu được thiên nhiên
ưu đãi nên đời sống dân cư tại đây khá giả hơn. Còn những khu vực còn lại là
biển ngang và cồn cát nên đời sống của nhân dân ở đây rất khó khăn, mặc dù đã
được sự hỗ trợ từ các chương trình của Nhà nước, sự vào cuộc của chính quyền
các cấp, song nhìn chung đời sống của nhân dân vùng ven biển Hà Tĩnh chưa
được cải thiện so với mặt bằng chung của cả nước. Đặc biệt từ sau sự cố môi
trường biển tại 4 tỉnh miền trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
- Huế) (Việc công ty TNHH Hưng nghiệp Fomosa Hà Tĩnh, tại khu công nghiệp
Vũng áng thị xã Kỳ Anh - Hà Tĩnh cho chạy thử các lò luyện cốc của mình đã xả
thải ra mơi trường biển những chất thải nguy hại gây ra hiện tượng Hải sản
chết hàng loạt) dẫn tới việc ảnh hướng đến hoạt động ngư nghiệp, diêm nghiệp,
du lịch - dịch vụ của nhân dân 4 tỉnh miền trung. Tại khu vực ven biển trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh, sự cố môi trường vừa qua đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
tới việc làm của hàng vạn lao động thuộc 56 xã, phường, thị trấn của 6 huyện,
thị xã. Trong đó có 34 xã, phường nằm ở vùng ven biển. Các nhóm lao động bị
ảnh hưởng tập trung chủ yếu trong lĩnh vực khai thác thuỷ hải sản, nuôi trồng
thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, nghề muối và nhà hàng, khách sạn. Điều này
làm ảnh hưởng sâu sắc tới ASXH cho nhân dân vùng ven biển của Hà Tĩnh.



3
Với những lý do trên tôi đã chọn đề tài “An sinh xã hội cho nhân dân
vùng ven biển trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” làm luận văn thạc sỹ Kinh tế chính
trị của mình, bởi đây là một vấn đề mang tính thời sự và có ý nghĩa cấp bách về
mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan nghiên cứu
Nhà nước Việt nam với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Việt Nam đặt quyết tâm phát triển hệ thống ASXH phù hợp
với một quốc gia có thu nhập trung bình, tại nghị quyết số 15-NQ/TW ngày
01/6/2012 của ban chấp hành trung ương đảng về “Một số vấn đề về chính sách
xã hội giai đoạn 2012-2020” khẳng định: Đến năm 2020 cơ bản hình thành hệ
thống ASXH bao phủ toàn dân với các yêu cầu: bảo đảm để người dân có việc
làm, thu nhập tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo đảm hỗ trợ
những người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có hồn cảnh đặc biệt,
người cao tuổi thu thập thấp, người khuyết tật nặng, người nghèo…); bảo đảm
cho người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế,
giáo dục, nhà ở, nước sạch, thơng tin), góp phần từng bước nâng cao thu nhập,
bảo đảm cuộc sống an tồn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. Chính sách
xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với
phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng ng̀n lực trong
từng thời kỳ...; đờng thời thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm mức sống
tối thiểu và hỗ trợ kịp thời người có hồn cảnh khó khăn; coi bảo đảm ASXH là
nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính
trị và tồn xã hội.
Trong thời gian qua với các cơng trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu
và phương pháp tiếp cận khoa học mới đã gợi mở các hướng mới trong vấn đề
ASXH.
Mai Ngọc Cường (2009), trong đề tài khoa học “Xây dựng và hoàn thiện



4
hệ thống chính sách an sinh xã hội” đã coi tăng cường vai trị của Nhà nước về
ASXH nói chung như là một biện pháp để đảm bảo phát triển ASXH ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay. Theo đó Nhà nước sớm tổ chức xây dựng hoàn chỉnh
các luật về ASXH, tiến tới xây dựng bộ luật hoàn chỉnh về ASXH ở nước ta;
hoàn thiện tổ chức quản lý và cơ chế tài chính cho hoạt động hệ thống ASXH
được vận hành; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý việc vi phạm thực hiện
quy định pháp luật về ASXH; đảm bảo tài chính cho trợ cấp xã hội thường
xuyên, ưu đãi xã hội; đảm bảo tài chính cho những đối tượng theo luật quy định
để tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT); đồng thời có chính sách hỗ trợ các
đối tượng khác tham gia vào các chương trình ASXH, đặc biệt trong giai đoạn
suy thối kinh tế. Điểm mới của đề tài là:
Làm sáng tỏ nội hàm của phạm trù ASXH và hệ thống chính sách ASXH,
những vấn đề then chốt của ASXH được đặt ra để xem xét và đánh giá. Từ đó
chỉ ra những thách thức mà hệ thống chính sách ASXH ở nước ta phái đối mặt.
Đề xuất hệ thống quan điểm và phương hướng xây dựng, hoàn thiện hệ
thống tổng thể quốc gia về ASXH và chính sách ASXH ở nước ta giai đoạn
2006 - 2015, làm căn cứ khoa học vững chắc giúp Đảng và Nhà nước ta hoạch
định chính sách ASXH phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
và luật pháp nước ta, với phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Đề xuất hệ thống giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách
ASXH ở nước ta, trên cơ sở quán triệt xu hướng phát triển kinh tế thị trường,
tăng cường xã hội hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong một nghiên cứu khác của Mai Ngọc Cường (2012) hệ thống
ASXH, tác giả đề cập đến hệ thống ASXH ở phạm vi khác hơn. Theo tác giả hệ
thống ASXH bao gồm ba trụ cột là:
ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng: bao gồm BHXH, BHYT và bảo
hiểm tự nguyện (BHTN)



5
ASXH khơng dựa vào đóng góp: mà dựa vào sự trợ giúp của Nhà nước và
cộng đồng bao gồm trợ giúp xã hội thường xuyên (TGXHTX), trợ giúp xã hội
đột xuất (TGXHĐX);
ASXH cộng đồng: bao gồm các khoản TGXH tự nguyện của các tổ chức
xã hội, doanh nghiệp, cá nhân trong xã hội giúp người dân gặp rủi ro và ASXH
tự nguyện của người dân khu vực phi chính thức, trước hết là do nông dân tự
nguyện tổ chức, tham gia và quản lý, có sự hướng dẫn của Nhà nước và được
pháp luật bảo vệ theo mơ hình BHXH nông dân Nghệ An [36.tr42].
Như vậy, quan niệm của Mai Ngọc Cường về hệ thống ASXH nói chung,
đối với người dân nói riêng có điểm hẹp hơn lại có điểm rộng hơn so với nhiều
nghiên cứu hiện nay. Hẹp hơn là ở chỗ coi ASXH chỉ bao gồm các hình thức
BHXH, BHYT, BHTN và các hình thức TGXH, chứ khơng đi rộng ra các chính
sách xã hội khác. Nhưng rộng hơn là ở chỗ đưa ASXH cộng đồng bao gồm các
hình thức TGXH từ cộng đồng trong và ngồi nước.
Mai Ngọc Anh (2010) phân tích trong các cơng trình nghiên cứu của mình
như: An sinh xã hội đối với nơng dân trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam (2010)[2], Đảm bảo tài chính thực hiện ASXH đối với người cao tuổi
khu vực nông thôn Việt Nam hiện nay (2011)[3]. Trong các cơng trình này, tác
giả đã chỉ ra các hợp phần của hệ thống ASXH bao gồm: BHXH (bắt buộc và tự
nguyện), BHYT (bắt buộc, tự nguyện và BHYT cho người nghèo), chính sách
phát triển thị trường lao động, ƯĐXH và TGXH
Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2013) trong cơng trình: Phát triển
hệ thống An sinh xã hội Việt Nam đến năm 2020. Nhóm tác giả đã chỉ ra hệ
thống ASXH của Việt Nam được xây dựng trên nguyên lý quản lý rủi ro[6],
đồng thời nhấn mạnh đến vai trò cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân,
gồm 4 nhóm chính sách cơ bản sau đây:
Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo



6
[tr37]: nhằm hỗ trợ người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro thông qua tham
gia thị trường lao động để có được việc làm tốt, thu nhập tối thiểu và giảm
nghèo bền vững.
Nhóm chính sách BHXH [tr48]: nhằm hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro
khi bị ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già…thông qua tham gia vào hệ thống
BHXH để chủ động bù đắp phần thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro
trên.
Nhóm chính sách trợ giúp (TGXH) [tr56]: bao gồm chính sách thường
xuyên và đột xuất nhằm hỗ trợ người dân khắc phục các rủi ro không lường
trước hoặc vượt quá khả năng kiểm sốt (mất mùa, đói, nghèo kinh niên).
Nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản [tr76]: nhằm tăng cường cho
người dân tiếp cận hệ thống dịch vụ cơ bản ở mức tối thiểu, bao gồm giáo dục
tối thiểu, y tế tối thiểu, nhà ở tối thiểu, nước sạch và thơng tin truyền thơng.
Ta có thể thấy rõ được các hợp phần của hệ thống ASXH của Việt Nam
[tr53] trong cơng trình nghiên cứu Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt
Nam đến năm 2020 theo các tiếp cận của nhóm tác giả theo sơ đồ sau:


7

Sơ đồ 1: Hệ thống An sinh xã hội Việt Nam
HỆ THỐNG AN SINH
XÃ HỘI VIỆT NAM

Việc làm đảm bảo thu
nhập và giảm nghèo

Tạo việc
làm


BHXH

BHXH
bắt buộc
Ốm đau

Tín dụng
ưu đãi

Hỗ trợ
học
nghề

Thai sản

Chăm sóc tại cs
bảo trợ XH &
cộng đồng

Giáo dục
Y tế (gồm BHYT)
Nhà ở

Hỗ trợ
tiền mặt

Nước sạch

Tử tuất


TGXH ĐX

Thông tin

BHXH tự
nguyện
Hưu trí

Giảm
nghèo

TGXH TX

Dịch vụ xã hội
cơ bản

Hưu trí

TN lao
động
Chương
trình việc
làm cơng

TGXH cho các
nhóm đặc thù

Tử tuất
BH thất

nghiệp
BH hưu trí
bổ sung


8
Phan Thị Kim Oanh (2013), trong luận án tiến sĩ kinh tế “Vai trò của Nhà
nước về ASXH đối với nông dân ở Việt Nam” Đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở
các nước và Việt Nam hiện nay, Luận án đã đề xuất các phương hướng và giải pháp
nhằm tăng cường vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân ở Việt Nam những
năm tới. Luận án đã xây dựng khung lý thuyết vai trò của Nhà nước về ASXH

đối với nông dân thông qua tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, kinh
nghiệm thực tiễn của một số nước. Thông qua hệ thống tài liệu thứ cấp từ các
bộ, ngành có liên quan và số liệu điều tra, khảo sát phỏng vấn tại ba tỉnh Bắc
Trung Bộ là Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa, Luận án đã phân tích đánh giá
thực trạng vai trị của Nhà nước về ASXH đối với nơng dân ở Việt Nam, chỉ rõ
những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Khuyến nghị các phương
hướng và giải pháp tăng cường vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nơng dân
ở Việt Nam những năm tới.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên mới đề cập đến ASXH nói chung và trên
phạm vi cả nước. Việc phân tích ASXH trên địa bàn ven biển Hà Tĩnh hầu như
chưa được đề cập trong các cơng trình nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu nhằm luận giải một số giải pháp phù hợp bảo đảm
ASXH góp phần ổn định tình hình đời sống cho nhân dân vùng ven biển trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về ASXH.

- Đánh giá thực trạng giải quyết vấn đề ASXH cho nhân dân ven biển trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Phân tích, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề ASXH cho nhân dân vùng
ven biển trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.


9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nội dung ASXH và các ảnh hưởng của ASXH tới
nhân dân vùng ven biển.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu trên địa bàn các xã ven biển trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gồm
các vùng: Thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, huyện Cẩm xuyên, huyện Thạch Hà,
huyện Lộc Hà, huyện Nghi Xuân. Song số liệu minh chứng điều tra khảo sát ở
các xã bãi ngang khó khăn theo Quyết định 539/QĐ-TTg ngày 01/4/2013 của
Thủ tướng chính phủ.
4.2.2. Phạm vi về thời gian
Sử dụng các thông tin, tư liệu thứ cấp được thu thập từ 2014 - 2016; thông
tin sơ cấp được thực hiện thông qua điều tra khảo sát năm 2017 đề xuất giải
pháp đến những năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận: Duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử Mác - Lênin.
Nhiều phương pháp phổ biến được sử dụng trong nghiên cứu đề tài như
phân tích tổng hợp, thống kê mơ tả…
Bên cạnh đó, phương pháp điều tra được sử dụng là bằng bảng hỏi,
phiếu hỏi và phiếu lấy ý kiến. Số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra khảo
sát phỏng vấn tại địa bàn các xã ven biển tỉnh Hà Tĩnh và các cấp quản lý có

liên quan, dự kiến sẽ thiết kế ba mẫu điều tra, phỏng vấn, khảo sát cho ba
nhóm đối tượng đó là:
(1) Phiếu lấy ý kiến cán bộ về thực hiện chính sách ASXH;


10
(2) Phiếu phỏng vấn đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố môi trường
biển;
(3) Phiếu phỏng vấn đối tượng bị ảnh hưởng gián tiếp từ sự cố môi trường
biển.
Thu thập số liệu từ các báo cáo tổng hợp, tổng kết... của các cơ quan, ban
nghành có liên quan của tỉnh Hà Tĩnh như: sở Nông nghiệp và Phát triển và
Nông thôn, sở Lao động thương binh và Xã hội, cục thống kê Hà Tĩnh, UBND
huyện, thị xã nằm trên địa bàn ven biển của tỉnh Hà Tĩnh.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ các cơng trình nghiên cứu có liên quan đã
được cơng bố, từ các báo cáo về chính sách ASXH của tỉnh Hà Tĩnh và các xã
ven biển của tỉnh Hà Tĩnh, từ các tài liệu thống kê có liên quan đến tình hình
thực hiện và kết quả của chính sách ASXH, sau đó được xử lý bằng phần mềm
Excel.
Khung phân tích luận văn
Nhân tố ảnh
Nội
dung
Tiêu chí đánh
Đánh
giá
hưởng
chính sách
giá
thực trạng

- Thể chế
- ASXH cho
- Mức độ thực
- Thực trạng
chính
sách
người dân vùng
hiện
chính
thực
hiện
ASXH.
ven biển.
sách.
chính
sách
- Thể chế tài
- Tổ chức thực
- Sự tham gia
ASXH.



chính.
hiện.
ASXH
của
- Đánh giá:
- Các đối
- Kiểm tra

người dân
kết quả - hạn
tượng tham
giám sát.
chế - nguyên
gia
nhân.






Phương hướng và giải pháp ASXH cho người dân ven biển


11
Từ mơ hình nghiên trên ta thấy được xây dựng trên cơ sở giả thuyết vai trò
của Nhà nước được thể hiện trong việc xây dựng môi trường luật pháp, cơ chế,
chính sách, tổ chức kiểm tra, giám sát để phát triển hệ thống ASXH cho người
dân ven biển. Muốn thực hiện được những nội dung này, cần phải có các điều
kiện, hay các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò của Nhà nước. Kết
quả của việc thực hiện vai trò của Nhà nước là việc đảm bảo cho người dân
tham gia vào các hình thức ASXH.
Với các nhân tố ảnh hưởng tới ASXH cho người dân ven biển; Thứ nhất,
Nhà nước xây dựng hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách về ASXH đối với
người dân. Luận văn sẽ phân tích q trình phát triển hệ thống các văn bản pháp
luật và các chính sách liên quan đến ASXH nói chung, đối với nhân dân vùng
ven biển nói riêng.Thứ hai, Nhà nước xây dựng và phối hợp chính sách ASXH
với các chính sách kinh tế - xã hội khác như: ứng dụng khoa học công nghệ

phục vụ sản xuất nơng nghiệp, việc làm, thu nhập, xố đói giảm nghèo (XĐGN).
Thứ ba, Nhà nước kiểm tra giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về ASXH đối với nhân dân ven biển.
Để đánh giá việc đảm bảo ASXH đối với nhân dân vùng ven biển, chúng
tơi sử dụng hai nhóm tiêu chí:
Nhóm thứ nhất: là các tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện các nội dung của
vai trò nhà nước, cụ thể là: Mức độ đầy đủ, đồng bộ và phù hợp của hệ thống
luật pháp, cơ chế chính sách, việc đảm bảo và hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà
nước (NSNN) về ASXH đối với nhân dân ven biển. Tính hiệu quả của việc phối
hợp chính sách ASXH với chính sách kinh tế - xã hội. Tính nghiêm túc, hiệu
lực và hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách ASXH đối
với nhân dân ven biển.
Nhóm thứ hai: là đánh giá sự tham gia của nhân dân ven biển vào các hợp
phần ASXH như thế nào. Bởi lẽ xét đến cùng, thì việc tham gia của nhân dân


12
ven biển vào ASXH là tiêu chí đo lường tính hiệu lực, hiệu quả của việc thực
hiện các chính sách ASXH đối với nhân dân ven biển.
Như trình bày ở phần trên, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về các hợp
phần của hệ thống ASXH nói chung, đối với nhân dân ven biển nói riêng. Trong
Luận văn này tơi tiếp cận việc phân tích vai trị của nhà nước trong việc ban
hành các chính sách thể chế về nhóm chính sách hỗ trợ tạo việc làm và giảm
nghèo cho nhân dân vùng ven biển của tỉnh Hà Tĩnh. Và mức độ tham gia và thủ
hưởng các chính sách ASXH, đặc biệt là các đối tưởng bị ảnh hưởng bởi sự cố
mơi trường biển vừa qua. Theo đó, tơi sử dụng hai nhóm tiêu chí để đánh giá là
mức độ bao phủ và mức độ tác động của ASXH đối với nhân dân ven biển tỉnh
Hà Tĩnh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luân

Hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về ASXH và vận dụng vào thực
tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường
biển.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất một số hướng gợi mở về ASXH cho các xã ven biển đặc biệt là
các xã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố môi trường biển.
So sánh mức độ thụ hưởng của người dân trong vùng, đặc biệt là thành
phần dễ bị tổn thương, yếu thế trong xã hội.
Thấy rõ được bản chất của ASXH là công cụ và cơ chế để:
Phòng ngừa rủi ro: hỗ trợ người dân chủ động ngăn ngừa rủi ro về đời
sống, sức khỏe, sản xuất kinh doanh và biến động của môi trường tự nhiên;
Giảm thiểu rủi ro: giúp cho người dân có đủ nguồn lực để bù đắp những
thiếu hụt về thu nhập do các biến cố trong đời sống, sức khỏe, sản xuất kinh
doanh và môi trường tự nhiên;


13
Khắc phục rủi ro: hỗ trợ kịp thời cho người dân để hạn chế tối đa các tác
động không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát do các biến cố trong
đời sống, sức khỏe, sản xuất kinh doanh và môi trường tự nhiên, bảo đảm điều
kiện sống tối thiểu của người dân.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn được bố cục
gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách an sinh xã hội cho nhân
dân vùng ven biển.
Chương 2: Thực trạng giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho nhân dân vùng
ven biển trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp giải quyết vấn đề an sinh xã hội
cho nhân dân vùng ven biển trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.



14

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
AN SINH XÃ HỘI CHO NHÂN DÂN VÙNG VEN BIỂN
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của an sinh xã hội
1.1.1.Khái niệm về an sinh xã hội
Vấn đề ASXH cho đến nay với các cơng trình nghiên cứu ở trong nước và
quốc tế vẫn cịn có nhiều các tiếp cận khác nhau, với nội dung rất rộng tuy nhiên
ngày càng được hoàn thiện về mặt nhận thức và thực tiễn. Tổng hợp các nghiên
cứu khác nhau ta có thể nhận thấy mức độ rộng, hẹp và đối tượng hướng tới
khác nhau.
Theo Liên hiệp quốc (UN), ASXH tiếp cận trên quyền của người dân
(Điều 25, Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1948): Mọi người dân và hộ gia
đình đều có quyền có một mức tối thiểu về sức khỏe và các phúc lợi xã hội bao
gờm ăn, mặc, chăm sóc y tế (bao gồm cả thai sản), dịch vụ xã hội thiết yếu và có
quyền được an sinh khi có các biến cố về việc làm, ốm đau, tàn tật, góa phụ,
tuổi già… hoặc các trường hợp bất khả kháng khác.
Theo Ngân hàng thế giới(WB), ASXH là những biện pháp của chính phủ
nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế
được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những
bấp bênh thu nhập.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), ASXH là một sự bảo vệ mà xã hội
cung cấp cho các thành viên của mình thơng qua một số biện pháp được áp
dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội
làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật



15
do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong. Cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp
cho các gia đình nạn nhân có trẻ em.
Theo ngân hàng phát triển châu á (ADB), ASXH là các chính sách,
chương trình giảm nghèo và giảm sự yếu thế bởi sự thúc đẩy có hiệu quả thị
trường lao động giảm thiểu rủi ro của người dân và nâng cao năng lực của họ
để đối phó với rủi ro và suy giảm hoặc mất thu nhập.
Theo ADB thì ASXH gồm có 5 hợp phần: (i) các chính sách và chương
trình thị trường lao động; (ii) BHXH; (iii) TGXH; (iv) quỹ hỗ trợ phát triển cộng
đồng và (v) bảo vệ trẻ em.
Năm 2009, Liên hợp quốc phát triển sáng kiến “Sàn ASXH” với mục
đích đảm bảo cho mọi người dân có mức thu nhập tối thiểu và tiếp cận được
các dịch vụ xã hội thiết yếu, nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của con người
được quốc tế và quốc gia thừa nhận, vì mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo
ASXH. Các cấu phần chính của “Sàn ASXH” bao gồm: (i) chăm sóc sức khỏe
cơ bản; (ii) thu nhập tối thiểu cho người trong tuổi lao động nhưng khơng có
khả năng tạo thu nhập vĩnh viễn (người khuyết tật), hoặc mất việc làm tạm thời
(người bị thất nghiệp), hoặc thu nhập thấp hơn mức đủ sống (người nghèo);
(iii) thu nhập tối thiểu đối với người trên tuổi lao động (người cao tuổi) và dưới
tuổi lao động (trẻ em). Bên cạnh đó, sàn ASXH cũng nhấn mạnh đến các dịch
vụ xã hội thiết yếu cho con người, bao gồm: (i) Chăm sóc y tế cơ bản; (ii) nước
sinh hoạt hợp vệ sinh; (iii) nhà ở; (iv) giáo dục; và (v) Các dịch vụ khác tùy
theo ưu tiên của từng quốc gia.
Mặc dù, với những diễn đạt khác nhau, các quan niệm về ASXH đều có
những điểm chung sau đây:
Là sự bảo đảm an toàn thu nhập ở mức tối thiểu thơng qua hệ thống các
chính sách can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn, bao gồm các rủi ro liên quan
đến nhu cầu cơ bản nhất của con người: rủi ro về sức khỏe, thiếu hoặc mất việc



16
làm, tuổi già, trẻ em, tàn tật…dẫn đến khơng có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh
viễn so với mức tối thiểu đủ sống (được luật hóa hoặc qui định).
Là các chính sách do nhà nước tổ chức thực hiện là chính, ngồi ra cịn có
sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng và thị trường trong việc tổ chức
thực hiện và cung cấp dịch vụ ASXH. Các chính sách này hướng đến mọi thành
viên trong xã hội, bảo đảm cho mọi thành viên được bình đẳng về tiếp cận và
chất lượng dịch vụ, tuy nhiên, nhấn mạnh đến nhóm đối tượng yếu thế (lý do
chính để có sự tham gia của nhà nước).
Từ các khái niệm đã nêu trên ta có thể nhận thấy vấn đề ASXH được
hiểu theo nhiều cách khác nhau. Song hướng tiếp cận vấn đề nghiên cứu của tôi
trong luận văn này là theo hướng tiếp cận của WB: ASXH là những biện pháp
của chính phủ nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu
kiềm chế được các nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn
thương và bấp bênh trong thu nhập.
1.1.2. Đặc điểm của an sinh xã hội
ASXH đối với người dân ven biển có những đặc điểm riêng, nhưng trong
đó cũng có những điểm chung với ASXH nói chung:
ASXH đối với người dân là sự gắn bó chặt chẽ giữa hai hình thức đóng hưởng và hình thức khơng dựa trên ngun tắc đóng góp.
Cũng như mơ hình tổ chức ASXH cho mọi đối tượng người dân, mơ hình
tổ chức ASXH cho ngươi dân ven biển cũng được hình thành từ hai nguyên tắc
cơ bản là ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng và ASXH khơng dựa vào sự
đóng góp của người dân mà dựa vào sự trợ giúp của Nhà nước và của cộng
đồng. ở Việt Nam nói chung và ở khu vực ven biển Hà Tĩnh nói riêng hai bộ
phận hợp thành của mơ hình tổ chức ASXH đối với người dân có những đặc
điểm như sau:
Theo nguyên tắc đóng - hưởng, ASXH đối với người dân bao gờm



×