Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Trẻ vị thành niên lui tới các quán bar ở việt nam chúng ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.41 KB, 24 trang )

Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

I. Đặt vấn đề.
1. Mở đầu
Cùng với sự phát triển của xã hội, pháp luật Việt Nam cũng ngày càng
được hoàn thiện hơn để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cho phù hợp. Tuy
nhiên, hệ thống pháp luật đang trong q trình xây dựng và hồn thiện nên
khơng tránh khỏi những thiếu sót, vấn đề pháp lý trẻ vị thành niên lui tới
các quán bar ở Việt Nam chúng ta hiện nay là một vấn đề được xã hội rất
quan tâm, song nó vẫn chưa được quy định cụ thể tại một điều luật nào.
Bài tiểu luận sẽ dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thiện
của hệ thống pháp luật, trình bày quan điểm đối với vấn đề trên. Do những
hạn chế khách quan nên không tránh khỏi những thiếu sót, hi vọng nhận
được những góp ý chân thành của giảng viên và bạn đọc.
2. Lý do, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa
2.1 . Lý do chọn đề tài
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Xã hội ngày càng phát triển, mọi thứ trở nên hiện đại hơn thì lúc đó
nhu cầu của con người cũng khơng ngừng tăng lên. Nhằm đáp ứng những
nhu cầu của con người nhiều dịch vụ xuất hiện như karaoke, pub, rạp chiếu
phim, rạp hát và không thể không nhắc tới những quán “bar”. Những quán
bar ngày càng mọc lên nhiều như nấm, không chỉ ở thành thị mà bar cũng đã
về làng. Các quán bar không chỉ dành riêng cho cánh mày râu của những
cuộc gặp gỡ đối tác, nhậu nhoẹt của những nhân vien tan sở mà cịn dành
cho những cậu ấm, cơ chiêu tuổi teen. Quán bả đã quá quen thuộc với giới
trẻ hiện nay, đôi khi bar lại là sự lựa chọn để giải stress.

Bài tập Nhóm 10

1



Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Tại Việt Nam, quán bar hoạt động chủ yếu với hình thức vũ
trường( họp đêm) nơi các khách có thể nhảy trên một sàn lớn theo các điệu
nhác với công suất lớn do một DJ điều khiển. Việc mọc lên nhưng qn bar
ấy có liên quan gì đến ván đề tệ nạn xã hội, một vấn đề cấp thiết hiện nay
hay không, hiện đang là vấn đề mà dư luận tâm. Đã có nhiều luồng ý kiến,
tranh cãi khác nhau. Vậy quán bar lành mạnh hay là “tệ nan” đối với trẻ vị
thành niên?
Quán bar- ổ tệ nạn :
Chỉ với một tư khố “qn bar” Chúng ta đã có được hơn 6 triệu kết
quả tìm kiếm. Trong đó rất nhiều hình ảnh, trang web mạng nội dung xấu cổ
vũ ăn chơi không lành mạnh của bộ phận giớ trẻ hiện nay. Và đặc biệt sau
một số vụ việc xảy ra như ở vũ trường Nen Century bị đột kích, bắt thuốc
lắc tại bar Nutz tại khách sạn Hizon, thành kiến về bar và vũ trường đã nhiều
nay càng tăng lên. Trong quan niệm của khơng ít người, đặc biệt với quan
niệm thuần phong mĩ tục của người dân Việt Nam thì đi bar đồng nghĩa với
hư hỏng. Qua thực tế khảo sát, 9/10 người được hỏi có suy nghĩ rằng quán
bar chỉ dành riêng cho việc ăn chơi, thác loạn và tiêu tốn tiền của…Nặng nề

Bài tập Nhóm 10

2


Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
hơn nữa nhiều người cịn nghĩ qn bar chính là màm mống cho hoạt đông
tệ nạn xã hội, ma tuý, mại dâm….


Bài tập Nhóm 10

3


Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
Đâu chỉ có tệ nạn:
Thực tế cho thấy đối tượng tìm đến bar không chỉ là những “cậu ấm,
cô chiêu” mà còn nhiều thành phần tuổi “teen” khác. Các bạn trẻ tìm đến bar
với nhiều mục đích khác nhau nhưng phần đông là chọn nơi đây làm địa
điểm vui chơi. Đến đây họ có thể xả stress sau những sức ép của cơng việc,
học tập. Đối với họ bar chính là nơi lí tưởng để thể hiện bản thân và tụ tập
với bạn bè cũng không tiêu tốn quá nhiều tiền như mọi người lầm tưởng.
Công Sơn 21 tuổi đang du học ở Xingapo cho biết: “Lần nào về nước địa
điểm tụ tập bạn bè của mình ngồi các rạp chiếu phim,… thì bar là điểm
minh thương xuyên ghé qua. Tới đấy mình và bạn bè được thoải mái thể
hiện bản thân mà thậm chí là mở rộng các quan hệ mà tiền chỉ tiêu bằng quá
vé đi xem phim cuối tuồn hoặc đi ăn uống chứ không tốn nhiều lắm như mọi
người vẫn nghĩ”.
Với nhu cầu ngày càng một tăng cao của giới trẻ, ngày càng nhiều bar
được mở ra với nhiều hình thức và dịch vụ giải trí thu hút như tổ sự kiện, có
những chương trình đặc biệt trong những dịp lễ. Hầu hết các quán bar lành
mạnh đều thực hiện việc dám sát khách hàng gắt gao, bạn phải chứng minh
được mình lớn hơn 20 tuổi thì mới đươc vào. Ngoài ra hệ thống camera cũng
được lắp đặt để quản lí tốt hơn. Tuy nhiên khơng phải quán bar nào cũng
làm được điều này, một số quán bar được mở ra chỉ để danh riêng cho các
bạn lứa tuổi vị thành niên.
Vậy pháp luật nươc ta đã có những quy định gì để hạn chế trẻ vị thành
niên lui tới các quán bar?
2.2 . Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

- Tìm hiêu sâu hơn về hệ thống pháp luật, các tiêu chí đánh giá mức
độ hồn thiện của hệ thống pháp luật.
Bài tập Nhóm 10

4


Mơn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
-

Có những cái nhìn tổng quát về vấn đề trẻ vị thành niên lui tới các

quán bar ở Việt Nam chúng ta hiện nay. Thơng qua đó đánh giá về những
quy định của pháp luật trong vấn đề này, đồng thời thấy được mức độ hồn
thiện của hệ thơng pháp luật Việt Nam hiện nay.
2.3 . Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu, phân tích cơ sở lí luận của vấn đề
- Thu thập tài liệu, thực trạng
- Phân tích tìm ra nguyên nhân, đánh giá
- Tìm ra biện pháp giải quyết vấn đề.
2.4 . Ý nghĩa
- Đóng góp vào sự hồn thiện của hệ thông pháp luật, thông qua vấn
đề này các bạn trẻ có một cái nhìn đúng đắn hơn trong việc lui tới các quán
bar. Xây dựng cho mình một lối sơng lành mạnh, thực tế, phát triên tồn
diện.

II. Một số khái niệm liên quan
Hệ thống pháp luật là tồn bộ các quy phạm pháp luật, trong đó các
quy phạm pháp luật được chia thành từng nhóm lớn( gọi là các nghành luật)
để điều chỉnh nhưng lĩnh vực quan hệ xã hội cơ bản, và mỗi nhóm lớn quy

phạm pháp luật ấy lại được chia thành từng nhóm nhỏ( gọi là các chế định
pháp luật) để điều tiết các bộ phận cấu thành lĩnh vực quan hệ xã hội mà
nhóm lớn quy định pháp luật điều chỉnh.
Hệ thống pháp luật đồng bộ là một hệ thống trong đó khơng có sự mâu
thuẫn, chồng chéo giữa các quy phạm pháp luật trong một chế định pháp
luật, giữa các chế định pháp luât trong một nghành luật, giữa các ngành luật
và giữa các văn bản quy phạm pháp luật với nhau trong hệ thống pháp luật;
có sự sắp xếp bố trí theo một trật tự hợp lí thống nhất, hài hồ giữa các quy

Bài tập Nhóm 10

5


Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
phạm pháp luật trong một chế định pháp luật, các ngành luật và các văn bản
quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là xây dựng và hoàn thiện
các quy phạm pháp luật mà các quy phạm pháp luật ấy được chứa đựng
trong các loại văn bản quy phạm pháp luật cho nên về thực chất quy trình
xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật chính là quy trình xây dựng và
hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.
Hệ thống hoá pháp luật là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong sách
báo khoa học pháp lí ở trong nước và ngoài nước chỉ hoat động của nhà
nước, của các cá nhân tổ chức khác nhằm phát hiện những quy định mâu
thuẫn chồng chéo hoặc khơng cịn phù hợp với tình hình phát triển của đất
nước để kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi
hành, sắp xếp các quy phạm pháp luật hiện hành theo một trình tự nhất định,
bảo đảm tính logic, tính khoa học và tính thực tiễn của chúng. Sáng tạo ra bộ
luật, văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý sau Hiến pháp.

Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn
thiện về thể chất, tinh thần, tâm sinh lý và nhân cách, chưa đủ khả năng để
sử dụng quyền và gánh vác nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.
* Một số từ viết tắt:
- XHCN: xã hội chủ nghĩa
- VBQPPL: văn bản quy phạm pháp luật
- ĐCS: Đảng công sản

III. Giải quyết vấn đề
1. Những tiêu chuẩn cơ bản để xác định mức độ hoàn thiện của
một hệ thống pháp luật
Để đánh giá về một hệ thống pháp luật, xác định mức độ hồn thiện của
nó cần phải dựa vào những tiêu chuẩn được xác định về mặt lí thuyết, từ đó liên

Bài tập Nhóm 10

6


Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
hệ với điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong mỗi giai đoạn cụ thể, xem xét một
cách khách quan và rút ra những kết luận, làm sáng rõ những ưu điểm và nhược
điểm của hệ thống pháp luật.
Có nhiều tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống
pháp luật trong đó có bốn tiêu chuẩn cơ bản là: tính tồn diện, tính đồng bộ, tính
phù hợp và trình độ kĩ thuật pháp lí của hệ thống pháp luật,

Bài tập Nhóm 10

7



Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
1.1. Tính tồn diện
Tính tồn diện là tiêu chuẩn đầu tiên thể hiện mức độ hoàn thiện của hệ
thống pháp luật. Có thể nói đây là tiêu chuẩn để “ định lượng” một hệ thống
pháp luật nhưng lại có y nghĩa rất quan trọng , vì chỉ khi nào định lượng được
mới có thể tiếp tục nghiên cứu để “ định tính”. Tính tồn diện của hệ thống
pháp luật thể hiện ở 2 cấp độ:
+ Ở cấp độ chung đòi hỏi hệ thống pháp luật phải có đủ các ngành luật
theo cơ cấu nội dung logic và thể hiện thống nhất trong hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật tương ứng.
+ Ở cấp độ cụ thể đòi hỏi mỗi ngành luật phải có đủ các chế định pháp
luật và các qui phạm pháp luật.
1.2. Tính đồng bộ
Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật thể hiện sự thống nhất của nó. Khi
xem xét mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật cần phải chú xem giữa
các bộ phận cảu hệ thống đó có trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫn khơng ?
Sau khi xem xét tiêu chuẩn 1( tính hoàn thiện) cần phải dựa theo tiêu chuẩn 2 để
đi sâu phân loại, đặt ra các bộ phận cảu hệ thống pháp luật trong mối quan hệ
qua lại để phân tích, đối chiếu, xác định rõ mức độ thống nhất ( đồng bộ) trên cơ
sở đó tiếp tục xác định tính chất và trình độ của một hệ thống pháp luật. Tính
đồng bộ của hệ thống pháp luật cũng thể hiện ở hai cấp độ:
+ Ở mức độ chung đó là sự đồng bộ giữa các ngành luật với nhau. Để đạt
tới mục tiêu này, cần giải quyết tốt hai vấn đê lớn: Một là, phải xác định rõ ranh
giới giữa các ngành luật. Hai là, phải tạo ra được một hệ thống qui phạm pháp
luật căn bản ( thể hiện trong các văn bản pháp luật) để tạo cơ sở củng cố tính
thống nhất của tồn hệ thống pháp luật.
+ Ở cấp độ cụ thể, tính đồng bộ thể hiện sự thống nhất, không mâu thuẫn
không trùng lặp, chồng chéo trong mỗi ngành luật, mỗi chế định pháp luật và

giữa các qui phạm pháp luật với nhau. Như vậy, xét theo cơ cấu của mỗi ngành
luật với ba thành tố cơ bản thì ngành luật có tính chất loại, chế định pháp luật
Bài tập Nhóm 10

8


Mơn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
có tính chất nhóm cịn quy phạm pháp luật có tính chất tế bào. Để tạo ra tính
đồng bộ phải giải quyết triệt để, đúng đắn mối quan hệ loại – nhóm – tế bào.
Điều đó địi hỏi một mặt phải có quan hệ tổng quát để có thể xác định tính chất
chung của mỗi ngành luật, cơ cấu các chế định, mặt khác có quan điểm cụ thể để
dự kiến chính xác các tình huống và hồn cảnh cụ thể, từ đó đề ra các quy phạm
phù hợp.
1.3. Tính phù hợp
Tính phù hợp của hệ thống pháp thuật thể hiện sự tương quan giữa trình
độ của hệ thống pháp luật với trình độ phát triển của kinh tế xã hội. Hệ thống
pháp luật phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế xã hội, nó khơng thể
cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Tính phù hợp của hệ thống pháp
luật thể hiện nhiều mặt. Khi xem xét tiêu chuẩn này cần chú y đến các mặt và
giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị đạo đức, tập quán
truyền thống và các qui phạm xã hội khác.
1.4. Một hệ thống pháp luật hồn thiện phải được xây dựng ở trình
độ kĩ thuật pháp lí cao.
Kĩ thuật pháp lí là một vấn đề rộng lớn, phức tạp trong đó có ba điểm
quan trọng, cần thiết phải chú y khi xây dựng và hồn thiện pháp luật là:
- Kĩ thuật pháp lí thể hiện ở những nguyên tắc tối ưu được vạch ra để áp
dụng trong q trình xây dựng và hồn thiện pháp luật.
- Trình độ kĩ thuật pháp lí thể hiện ở việc xác định chính xác cơ cấu của
pháp luật.

-

Cách biểu đạt bằng ngơn ngữ pháp lí phải đảm bảo tính cơ đọng,

logic, chính xác và một nghĩa.
2. Hệ thống hóa pháp luật
Là hoạt động nhằm chấn chỉnh luật lệ đưa chúng vào một hệ thống
nhất định, công tác hệ thống hóa pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng. Nó cho
phếp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, có sự nhìn nhận tổng quan đối

Bài tập Nhóm 10

9


Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
với pháp luật hiện hành, phát hiện những điểm không phù hợp, mâu thuẫn,
chồng chéo và những lỗ hổng của sự điều chỉnh pháp luật, từ đó có biện
pháp khắc phục, hồn thiện hệ thống hóa pháp luật cũng như phục vụ cho
việc nâng cao ý thức pháp luật, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của chủ
thể pháp luật. Đối với hoạt động bảo vệ pháp luật thì điều đó càng quan
trọng. Sự sắp xếp có trình tự và hệ thống những quy phạm pháp luật cho
phép các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để dễ dàng tìm kiếm những quy
phạm cần thiết làm sáng tỏ chúng và áp dụng được đúng đắn.
Hệ thống hóa pháp luật có mục đích:
- Tạo ra một hệ thống văn bản QPPL cân đối, hồn chỉnh, thống
nhất, trong đó vai trị của các đạo luật ngày càng quan trọng đối với Sự điều
chỉnh các quan hệ xã hội.
- Khắc phục tình trạng lỗi thời, mâu thuẫn và những lỗ hổng của hệ
thống pháp luật

- Làm cho nội dung pháp luật phù hợp với yêu cầu của đời sống có
hình hức rõ ràng, dễ hiểu, tiện lợi cho việc sử dụng lí thuyết về hệ thống
pháp luật là cơ sở cho công tác hệ thống hóa pháp luật. Sự lựa chọn phương
hướng hệ thống hóa, tập hợp các QPPL theo nhóm trình bày chúng trong văn
bản QPPL nào đó phụ thuộc và những vấn đề lí luận về hệ thống pháp luật.
Khoa học pháp lí XHCN phân biệt hai hình thức hệ thống hóa pháp luật, đó
là: Tập hợp hóa và pháp điển hóa.
Hệ thống pháp luật nước ta từ khi hình thành đến nay có thể phân làm
3 giai đoạn: Giai đoạn 1945-1954; giai đoạn 1954-1986 và giai đoạn 1986
đến nay. Hệ thống pháp luật nước ta đang từng bước được hoàn thiện.
3. Vấn đề trẻ vị thành niên lui tới các quán bar ở Việt Nam chúng
ta hiện nay
Bài tập Nhóm 10

10


Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
3.1.Thực trạng
Như đã đề cập đến ở phần trên, khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu
của đời sống càng tăng lên, điều đó đồng nghĩa với các dịch vụ giải trí cũng
ra đời và phát triển. Trước đây các quán bar được xem là những nơi xa xỉ,
nơi “của tầng lớp trên”, của “những cánh mày râu thứ thiệt”; nhưng nay thì
khác, bar được biết đến là nơi giải trí của tất cả mọi lứa tuổi mà điển hình là
trẻ vị thành niên.
Bar khơng chỉ có ở các Thành phố lớn mà nó cịn tìm về nơng thơn,
nơi mà kinh tế còn chậm phát triển. Với sự hiếu động cùng những nhu cầu
giải trí, trẻ vị thành niên khơng ngần ngại khi tìm đến những nơi này.

(các teen đang cuồng nhiệt tại bar)

ở các bar càng đông đúc, ồn ào và có chút khơng gian nhún nhảy thì càng
thấy đông các thượng đế “teen” thường xuyên lui tới. Buổi tối dạo quanh các
quán bar ở các thành phố lớn sẽ thấy vơ số gương mặt cịn rất non nớt lắc nhảy
hết mình theo nhưng điệu nhạc mà DJ mở. Thậm chí các em cịn hút thuốc lá
một cách điệu nghệ, biết uống rượu và hò hét theo điệu nhạc.
Một điều rất dễ hiểu, trẻ vị thành niên đang tuổi mới lớn, thích khám phá,
tị mị thế giới bên ngồi rất ưa chuộng tìm đến những thứ mới mẻ này. Tâm lí

Bài tập Nhóm 10

11


Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
trẻ khi “đi bar” thường để thỏa mãn cái tôi, hiếu thắng thích thể hiện mình và
adua theo bạn bè.
Bảo Nam (18 tuổi) cho biết : “Mình thường đến đây vào dịp cuối tuần, vì
chỉ có ở bar mình mới được thể hiện đúng bản thân của mình. Chả sợ bị ai soi
mói, vào đây mà cịn canh cánh lo âu thì nói làm gì nữa”.
Bên cạnh những qn bar lành mạnh thì cũng khơng ít qn bar khác kinh
doanh trong bóng tối, chỉ dành riêng cho lứa tuổi vị thành niên. Các qn bar
này nhanh chóng nắm bắt tâm lí trẻ vị thành niên, dường như đó là cái bẩy đặt
sẵn chờ các em vào. Họ dùng đến những tiếp viên tuổi “teen” để phục vụ các
bạn trẻ. Họ tổ chức những hình thức chơi đặc biệt để câu khách. Trong khi đó thì
tâm lí của các em là đang rất muốn khám phá những điều “bí ẩn”.
Nguyên nhân của vấn đề hết sức đa dạng: buồn vì bạn bè trong lớp tẩy
chay, bạn gái hiểu lầm, bị điểm kém, cơ giáo mắng, vì bố mẹ khơng cho tiền tiêu
xài bang bạn bằn bè,…Đây là những nguyên nhân hay đúng hơn là cái cớ để trẻ
vị thành niên tìm đến với bar. Liệu khi đến đây các em còn giữ được bản tính
thơ ngây, trong sáng hay chăng?

Khi đã đắm chìm trong men rượu, trong điệu nhạc thì các em đang đứng
trước ranh giới của tệ nạn xã hội. để những điệu nhảy “bốc lửa” hơn thì cần đến
một chút gì đó kích thích, như vậy ngồi rượu, bia và những chất có cồn khác thì
nhiều trẻ cịn tìm đến với thuốc lắc. điểm nhấn của vấn đề chính là đây. Đằng
sau những điệu nhảy ấy thì ai đốn trước được điều gì sẽ xảy ra: bạo lực, ma túy,
mại dâm,…tất cả đều có thể xảy ra nếu các bạn trẻ khơng giữ được mình.
Chúng ta khơng vội kết luận “đi bar” là một vấn đề xấu, bởi lẽ nhiều
người đến với bar còn nhiều động cơ và nguyên nhân khác nữa. Có những bạn
trẻ đến đây là để giải trí thưc sự, họ muốn giảm stress sau những giờ làm viêc,
học tập căng thẳng và mệt mỏi. các bạn chia sẻ “đến đây là để tận hưởng những
điệu nhạc, giải trí, và lại cũng khơng tốn q nhiều tiền của”
Tuy nhiên nhìn từ góc độ chung nhất, việc trẻ vị thành niên lui tới các
quán bar là có nên không?
Thiết nghĩ, các quán bar hoạt động một cách lành mạnh thì việc đến các
qn bar khơng có gì đang nói, song với thực trang hoạt động của rất nhiều các

Bài tập Nhóm 10

12


Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
quan bar ở Việt Nam hiện nay là điều khong nên. Ranh giới của những cuộc vui
và “sa đọa” là rất mong manh, mấy ai biết được điểm dừng của nó. Bar có thể
“nuốt chửng” trẻ vị thành niên bất cứ lúc nào.

(Những nụ cười rất hồn nhiên và vô tư)
3.2. Những quy định của pháp luật về vấn đề này
Nhìn một cách tổng quát, Hệ thống pháp luật Việt Nam đã bao quát
hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội, xây dựng được các nghành luật. Song

thông qua vấn đề trên thì phần nào đã cho thấy lỗ hỗng của pháp luật.
Các điều luật về trẻ vị thành niên cũng đã được Quốc hội thông qua
nhiều lần tại các kì họp, tuy nhiên vấn đề trẻ vị thành niên lui tới các qn
bar hiện nay thì chưa có một điều luật nào đề cập đến.
Tại sao chúng ta không ngăn chặn trước khi xảy ra những hậu quả khó
lường? Thiết nghĩ các quán “bar” nếu hoạt đông theo đúng nghĩa của nó thì
có nhất nhiều bổ ích và thú vị, song như đã đề cập ở trên, các hoạt động giải
trí, các dịch vụ đa dạng và phức tạp khó quản lí thì liệu khi trẻ vị thành niên
lao vào có giữ được mình chăng? Bởi vậy, Pháp luật nên có những quy định
cụ thể “cấm” trẻ vị thanh niên giải trí bằng cách này.
Viêc “đi bar” của trẻ vị thành niên xuất phát từ nhiều nguyên nhân,
động cơ khác nhau. Mặt tốt của “bar” chúng ta không phủ nhận, tuy nhiên

Bài tập Nhóm 10

13


Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
hậu quả của nó thì khó lường. Khi đã sử dung đến những chất kích
thích( rượu, bia, các chất có nồng độ cồn cao,…) trong các cuộc vui thì đằng
sau những cuộc vui ấy ai đốn trước đươc điều gì. Ma tuý, mại dâm cũng từ
đó “luồn lách” vào, tệ nạn xã hội có cơ hội tăng lên.

(Những gương mặt non nớt trước vành móng ngựa)
Về quy định độ tuổi vị thành niên, ngay trong văn bản pháp luật thực định
cũng có những tên gọi khác nhau: người chưa thành niên, trẻ vị thành niên và trẻ
em. Pháp luật ở mỗi quốc gia có những tiêu chí cụ thể quy định về người chưa
thành niên khác nhau. Đa số các quốc gia đều ghi nhận trong hệ thống pháp luật
độ tuổi được coi là người chưa thành niên.

Điều 1, Công ước quốc tế về quyền trẻ em (United Nations Convention on
the Rights of the Child) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thơng qua ngày
20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Cơng ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới
18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành
niên sớm hơn”.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị
thành niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 19 - 24 tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh
Bài tập Nhóm 10

14


Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên - thanh niên của khối Liên minh châu Âu
(EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 15 - 24 tuổi.
Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về việc áp dụng pháp luật
với người chưa thành niên, hay còn gọi là Quy tắc Bắc Kinh (United Nations
Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice /Beijing
Rules) ngày 29-11-1985; Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm
pháp ở người chưa thành niên, còn gọi là Hướng dẫn Riyadh (United Nations
Guidelines for the Prevention of Juvenile delinquency/ Riyadh Guidelines) ngày
14-12-1990 quan niệm về trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, người chưa
thành niên (Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là người từ
15 đến 24 tuổi, người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, người chưa
thành niên và thanh niên.
Cho dù còn có những cách đặt vấn đề khác nhau, song nhìn chung quan
niệm về người chưa thành niên được hiểu là: Người chưa thành niên là người
dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất, tinh thần, tâm sinh lý và
nhân cách, chưa đủ khả năng để sử dụng quyền và gánh vác nghĩa vụ pháp lý
như người đã thành niên.

Như vậy, về nội hàm khái niệm người chưa thành niên bao gồm ba nội dung:
- Giới hạn của độ tuổi được qui định trong các văn bản pháp luật của mỗi
quốc gia (dưới 18 tuổi); đây là thời kỳ chuyển tiếp từ lứa tuổi trẻ em sang lứa
tuổi người lớn.
- Sự phát triển chưa hoàn thiện về thể chất, tinh thần, tâm sinh lý và nhân cách.
- Khả năng sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của người chưa thành
niên còn hạn chế.
Ở Việt Nam, người chưa thành niên được xác định tương đối thống nhất
trong Hiến pháp năm 1992, Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003, Bộ luật lao động, Bộ luật dân sự, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Các văn bản pháp luật đều quy
định tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi và trong từng lĩnh vực cụ thể
Bài tập Nhóm 10

15


Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
đều có những chế định pháp luật hoặc các quy định riêng cho người chưa thành
niên.
Về người chưa thành niên phạm tội, theo Điều 12 Bộ luật hình sự nước
Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng”.
Như vậy, tiêu chí để xác định trách nhiệm hình sự đối với người chưa
thành niên bao gồm:
- Có hành vi phạm tội do người chưa thành niên thực hiện.

- Người thực hiện hành vi phạm tội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
tương ứng với loại tội phạm và lỗi của người đó.
- Các cơ quan có thẩm quyền đã cân nhắc tính cần thiết phải xử lý bằng
hình sự mà khơng thể áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp khác để
quản lý, giáo dục và phòng ngừa tội phạm đối với người phạm tội.
Chỉ khi nào hội đủ ba điều kiện trên thì người chưa thành niên mới phải
chịu trách nhiệm hình sự bằng hình phạt do Tồ án tun. Người chưa thành
niên thực hiện tội phạm ngoài những dấu hiệu và yếu tố pháp lý còn được xác
định bằng sự nhận định, cân nhắc cụ thể của cơ quan có thẩm quyền để quyết
định truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với họ.
Trở lại vấn đề pháp lí trẻ vị thành niên lui tới các quán bar, đây là một
vấn đề khá nóng hổi, tuy nhiên chúng ta chưa thấy nó xuất hiện trong một
điều luật nào. Chúng ta khơng nhìn nhận việc lui tới các quán bar theo nghĩa
tiêu cưc, bởi lẽ đến đấy cũng có rất nhiều những điều bổ ích, song chúng ta
phải thừa nhận rằng viêc trẻ vị thành niên lui tới các qn bar là điều khơng
nên. Bar có thể “nuốt chửng” bất kì lúc nào.
Bài tập Nhóm 10

16


Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
Bạo lực học đường cũng là môt trong những hậu quả ít nhiều bị chịu
ảnh hưởng từ việc “đi bar”. Bạo lực không chỉ dừng lại ở nam sinh mà ngay
cả nữ sinh tạo nên những dư luận xấu. Giáo dục từ Nhà trương và gia đình là
cần thiết, nhưng sự vào cuôc của pháp luật cũng không kém phần quan
trọng.
Liên quan đến vấn đề trẻ vị thành niên, gần đây nhất vụ án “Lê Văn
Luyện cướp tiệm vàng” gây xôn xao dư luận. Với hình phạt chính là 18 năm
tù, nhiều người đánh giá là quá nhẹ, liệu có đủ răn đe hay tương đối tương

xứng với những hậu quả mà Y đã gây ra.
Vấn đề trẻ vị thành niên đang lui tới các quán bar ở Việt Nam chúng ta
hiện nay cùng với những vụ việc liên quan đến các “teen” đã cho thấy những
sơ hở của hệ thông pháp luật. Bởi vậy cần có những quy định cụ thể hơn nữa
trong các điều luật dành cho trẻ vị thành niên.
3.3. Một số phương pháp giải quyết vấn đề
Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã làm tương đối tốt cơng tác bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ. Nhiều chủ trương và chính sách mới đã
được ban hành và thực hiện, bước đầu đã tập hợp được sự tham gia đông đảo
của các cơ quan, tổ chức, chính quyền, đồn thể, cộng đồng và gia đình vào
cơng tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nhà nước đã tạo điều kiện cho các
em chủ động và sáng tạo trong học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí và phát huy
được những tiềm năng của mình. Tuy nhiên thực tế cũng lại cho thấy, chúng ta
cịn chưa có được những sự quan tâm đầy đủ và đúng mức tới nhóm tuổi vị
thành niên.
Bên cạnh những chính sách chung về trẻ em và thanh niên ngày càng
được hồn thiện và có hiệu quả thiết thực thì những chính sách về tuổi vị thành
niên lại tỏ ra còn thiếu cụ thể. Sự lúng túng trong việc nhận thức về vị trí vai trị
Bài tập Nhóm 10

17


Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
và những đặc điểm y sinh học, tâm lý học và xã hội học của nhóm vị thành niên
trong xã hội hiện đại đã ảnh hưởng tới việc xây dựng các chính sách cũng như
cơ chế sát thực nhằm tăng cường việc chăm sóc, giáo dục, quản lý và phát huy
vai trị của nhóm đối tượng này vì sự phát triển của tương lai đất nước.
Tuổi vị thành niên là điểm giao nhau giữa người lớn và trẻ em. Trong
sự giao nhau này, tính người lớn và tính trẻ em pha trộn vào nhau một cách đa

dạng và phức tạp trong mỗi suy nghĩ và hành động, trong tâm lý và tình cảm. Nó
khiến cho mọi chính sách và phương thức ứng xử cứng nhắc đều có thể trở
thành sai phạm và để lại những hậu quả không thể lường hết được, đặc biệt là
những dấu ấn không thể phai mờ trong suôt cuộc đời sau này của các em.
Như vậy, trên thực tế, chúng ta cần phải quan tâm tới việc chăm sóc, giáo
dục nhóm vị thành niên trên cơ sở những nét đặc thù của lứa tuổi này, cụ thể là :
Không thể coi vị thành niên như là những nguời đã hồn tồn trưởng
thành, có nghĩa là tuổi vị thành niên vẫn cần phải được quan tâm, chăm sóc giáo
dục như tất cả những người chưa hồn tồn trưởng thành khác, tất nhiên, vói
những phương thức đặc thù, phù hợp. Về phương diện này, việc mở rộng lứa
tuổi được thụ hưởng luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em đến hết tuổi vị thành niên
tức là lên đến 18 tuổi như công ước Quôc tế về Quyền trẻ em là điều cần được
xem xét
Không thể coi vị thành niên như là những đứa trẻ thuần tuý. Cần phải tôn
trọng chúng như tôn trọng những người lớn thực thụ. Chúng ta đều biết, ở tuổi
vị thành niên, rất nhiều em nhỏ đã khơng cịn muốn người lớn coi mình như là
“lũ hỉ mũi chưa sạch”, “miệng còn hơi sữa” nữa. Chúng phản ứng lại cách đối
xử thiếu tôn trọng của người lớn bằng mọi cách mà thông dụng nhất là tự khẳng
định mình, cho phép mình làm tất cả những gì mà nguời lớn được phép làm. Về
phương diện này, việc nghiên cứu, tìm kiếm những phương thức, quản lý giáo
dục riêng, đặc thù cho lứa tuổi này, tách dần khỏi các phương thức áp dụng với
trẻ nhỏ là cần thiết.

Bài tập Nhóm 10

18


Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
Cần phải tiến tới, xây dưng và hồn thiện những chính sách riêng cho lứa

tuổi vị thành niên phù hợp với những đặc điểm về sự phát triển thể chất và tâm
lý của lứa tuổi này, tạo điều kiện để cùng với việc chăm lo tới lứa tuổi này,
chúng ta sẽ có được những thế hệ mới cho sự phát triển đất nước trong tương lai.
Liên hệ tới thưc tế vấn đề mà chúng ta đang đề cập đến, để hạn chế viêc
trẻ vị thành niên lui tới các quán bar thì cần có sự phối hợp chặt chẽ của gia
đình, nhà trường và cơng đồng. Đối với Nhà trường thì cần có những mơn học
thiết thực hơn, giáo dục về tâm sinh lí. Phải giải thích cho giới trẻ hiểu việc lui
tới các quán bar là điều không nên khi các em cịn rất nhỏ. Hướng cho học sinh
tìm đến với nhưng nơi bổ ích hơn, như tổ chức đi thực tế, tham quan du lịch tự
nhiên,…Tạo cho các em một tâm trạng tâm lí thoải mái.
Gia đình là một tế bào của xã hội, việc giáo dục trẻ vị thành niên từ gia
đình là quan trọng nhất, các bậc phụ huynh cần nhìn nhận lại vấn đề ‘đi bar” của
trẻ. Trong cái độ tuổi hiếu động này thì việc đến với các quán bar rất dễ sa váo
các tệ nạn xã hội.
Pháp luật về vấn đề này cần có những quy định cụ thể, trước hết là đối với
các quán bar. Chỉ cho phép các quán bar hoạt động khi đáp ứng được những quy
định của pháp luật, các quán bar này không được lôi kéo trẻ vị thành niên vào
bằng mọi cach. Đối với trẻ vị thành niên, pháp luật cũng cần có những xử phạt,
giáo dục nghiêm khắc khi trẻ phạm tội liên quan đến vấn đề này.

IV. Kết thúc vấn đề
Có thể nói rằng, Hệ thống pháp luật Việt Nam từ khi ra đời đến nay phát
triển một cách nhanh chóng, thay đổi phù hợp với điều kiện của xã hội, song
cũng khơng ít những lỗ hổng, nhiều vấn đề xã hội mà pháp luật vẫn chưa đề cập
đến. xây dựng một hệ thống pháp luật XHCN hồn thiện dựa trên những tiêu
chí trên là một vấn đề lớn mà Nhà nước ta phải thực hiện. Xây dựng hệ thông
pháp luật cần dựa trên 3 bước:
- Đề xuất ý kiến về sự cần thiết phải xây dựng VBQPPL mới hoặc sửa
đổi, bổ sung VBQPPL hiện hành


Bài tập Nhóm 10

19


Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
-

Soạn thảo VBQPPL mới hay VBQPPL sửa đổi, bổ sung VBQPPL

hiện hành.
- Thảo luận và thông qua VBQPPL mới, hay VBQPPL sửa đổi, bổ sung
VBQPPL hiện hành.
Tuân thủ các nguyên tắc chung: Bảo đảm sự lãnh đạo của ĐCS, nguyên
tắc dân chủ XHCN, nguyên tắc khoa học và nguyên tắc về pháp chế.
Vấn đề pháp lí trẻ vị thành niên lui tới các quán bar ở Việt Nam hiện nay
cũng là một vấn đề cần có những quy định pháp lí phù hợp. Đi “bar” không hẳn
là xấu, tuy nhiên đối với trẻ vị thành niên khi lui tới các quán bar là điều không
nên. Các quy định của pháp luật cần có sự thống nhất về lứa tuổi trẻ vị thành
niên, những quy định này phải được cụ thể hóa đưa vào hệ thống pháp luật một
cách hoàn chỉnh.
Hệ thống pháp luật một khi đươc hồn chỉnh thì những vấn đề trên sẽ giải
quyết một cách nhanh chóng, triệt để, tạo nên một môi trường sống lành mạnh
cho xã hội

Bài tập Nhóm 10

20



Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- giáo trình Lý luận về Nhà nươc và Pháp luật của trường Đại học
Vinh, nhà xuất bản Tư pháp
2- Lý luận về Nhà nước và Pháp luật_Đại học luật Hà nội
3- Giáo trình pháp luật Việt Nam_Tủ sách Đại học Vinh, trình bày
Th.s Đinh Ngọc Thắng, Nguyễn Thị Tuyết.
4- Các trang Web:
- http//:tuoitre.vn
- />Cùng nhiều trang báo điển tử, các tờ báo khác.
Đặc biệt là từ kinh nghiệm “đi bar” của một số thành viên trong nhóm

Bài tập Nhóm 10

21


Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHĨM
1. Danh sách nhóm và đánh giá thái độ tham gia của thành viên
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10

Họ và tên
Hà Văn Tuấn
Nguyễn Thị Trang
Phạm Thị Hà Trang
Tống Thị Huyền Trang
Vi Việt Trì
Phạm Bá Trung
Quang Văn Trung
Nguyễn Hồng Bảo Tuấn
Nguyễn Văn Tuynh
Đặng Thị Vinh

MSSV
1155031763
1155034476
1155031787
1155034601
1155034552
1155036121
1155031769
1155031700
1155036366
1155031868

Lớp Chức vụ
Thái độ tham gia
52B8 Nhóm trưởng

Tích cực
52B2
Thành viên
Tích cực
52B4
Thành viên
Tích cực
52B8
Thành viên
Tích cực
52B4
Thành viên
Tích cực
52B3
Thành viên
52B2
Thành viên
Tích cực
52B2
Thành viên
Tích cực
52B6
Thành viên
Tích cực
52B7
Thành viên
Tích cực

2. Nhật kí thảo luận nhóm
STT Ngày

Nội dung thảo luận
1 09/05/2012 ( Thứ 4) - Chọn đề tài.
- Xây dựng dàn ý cho đề tài, xác
định tài liệu tham khảo
- Phân công nhiệm vụ cho mỗi thành
viên tìm tài liệu.
2
11/95/2012
- Tổng hợp tài liệu
- Phân công nhiệm vụ cho mỗi thành
viên viết bài.
3
13/05/2012
- Thành viên nộp bài viết.
- Góp ý chỉnh sửa bài viết
4
14/05/2012
- Duyệt lại bài tiểu luận lần cuối, sửa
các lỗi chính tả,…
- In bài

Bài tập Nhóm 10

22

Ghi chú
Các thành viên có
mặt đầy đủ

Các thành viên có

mặt đầy đủ
Các thành viên có
mặt đầy đủ
Các thành viên có
mặt đầy đủ


Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Đề tài ( câu 63 ) : Bằng kiến thức lí luận về các tiêu chí
đánh giá mức độ hồn thiện của hệ thống pháp luật, anh( chị )
hãy trình bày quan điểm của mình đối với vấn đề pháp lí trẻ vị
thành niên lui tới các quán bar ở Việt Nam chúng ta hiện nay .

Bài tập Nhóm 10

23


Môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
MỤC LỤC
Trang

Bài tập Nhóm 10

24




×