Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Đề tài thực trạng trẻ vị thành niên phạm tội ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.79 KB, 28 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI: THỰC TRANG TRẺ VỊ THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở
VIỆT NAM HIÊN NAY
TP.Hồ Chí Minh 6/2013
ĐỀ TÀI :THỰC TRANG TRẺ VỊ THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Mã số sinh viên:
+ Nguyễn Thị Thu Trang 1251QT0792
+ Nguyễn Thủy Ngân 1251QT0786
+ Lê Công Trường 1251QT0814
+ Nguyễn Xuân Tiến 1251QT0795
+ Vũ Quyết Thắng 1251QT0773
Giáo viên hướng dẫn: Trần Dương Phương Anh
Lời Cảm Ơn
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến quý Thầy Cô ở
Khoa quản trị kinh doanh- Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thủ Đức đã
cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý
báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt,
trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn
học mà theo chúng em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Quản Trị
Kinh Doanh. Đó là môn học “Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học”.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Trần Dương Phương Anh đã tận tâm
hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói
chuyện, thảo luận về lĩnh vực trong môn nghiên cứu khoa học. Nếu không
có những lời hướng dẫn, dạy bảo của Cô thì chúng em nghĩ bài thu hoạch
này của chúng em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, chúng em
xin chân thành cảm ơn Cô. Sau cùng, chúng em xin kính chúc quý Thầy
Cô thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp
của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.


Trân trọng.
LỜI NHẬN XÉT CỦA THẦY CÔ

















MỤC LỤC
5
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài :
Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kì xây dựng thành một đất nước công
nghiệp hóa- hiện đại hóa “Vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn
minh”. Việc xây dựng con người phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, phẩm
chất…cũng trở nên quan trọng và cần thiết. Chăm sóc và bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ chung
của toàn nhân loại, không có sự phân biệt giữa các quốc gia có chế độ xã hội và bản sắc
dân tộc khác nhau. Với người việt nam, việc chăm sóc và bảo trẻ em không chỉ được ghi
nhận trong các văn bản phap luật trong nước như: Hiến pháp, Luật bảo vệ, chăm sóc và

Giáo dục trẻ em.
Qua những nghiên cứu gần đây của các cơ quan chức năng cho biết tình hình tội
phạm đang diễn ra rất phức tạp có chiều hướng gia tăng. Tình trạng trẻ em phạm tội xảy
ra rất nghiêm trọng ở hầu hết các địa phương với con số làm cho xã hội phải quan tâm và
lo lắng. Chính vì vậy, đã đến lúc gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng người chưa
thành niên phạm tội. Các ngành, các cấp hãy quan tâm nhiều hơn đến việc chăm lo cho trẻ
em chưa thành niên. Hướng các em đến một cuộc sống lành mạnh tươi sáng, đừng vô tình
đẩy các em vào con đường phạm tội. Mỗi gia đình hãy quan tâm nhiều hơn đến việc giáo
dục và quản lý con em mình, kịp thời uốn nắn sửa chữa các lệch lạc trong suy nghĩ và
hành động, không để các em bị lợi dụng, lôi kéo vào con đường phạm tội. Không phải
tiền bạc mà là một môi trường giáo dục tốt, có nề nếp kỷ cương mới có cuộc sống hạnh
phúc, con em có lối sống trong sáng, lành mạnh. Ngược lại môi trường giáo dục trong gia
đình không tốt, thiếu kỷ cương nề nếp là nguyên nhân dẫn con em đến con đường vi
phạm pháp luật. Trước tình hình đó chúng ta cần phải đưa ra nhiều giải pháp hữu hiệu
trong nền giáo dục, cải tạo đối với trẻ em vị thành niên, nhằm đấu tranh phòng chống tội
phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật.
Vì vậy chúng em đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng trẻ vị thành niên phạm tội ở
việt nam hiện nay ”
6
2. Tình hình nghiên cứu:
Vấn đề trẻ em ở tuổi vị thành niên lâm vào các tệ nạn xã hội ở nước ta ngày càng
báo động, vì vậy đã có người nghiên cứu:
3.Mục đích và nhiệm vụ của đề tài :
Phân tích những yếu tố văn hóa xã hội, trình độ hiểu biết về pháp luật và ý thức
tuân thủ pháp luật để giúp cải thiện, hoàn lương trở thành thành viên tốt sống có ích cho
gia đình và xã hội cần quan tâm và đưa ra nhiều giải pháp hữu ích để giúp các em về với
cuộc sống gia đình, xã hội với một thế giới lành mạnh.
Cần nhìn nhận rõ nguyên nhân vì sao một số các trẻ vị thành niên hư hỏng , đua
đòi, phạm pháp. Phương pháp giáo dục ra sao? Phương pháp nào đúng, hưu hiệu để giúp
các em nắm và hiểu đầy đủ kiến thức về pháp luật.

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Nghiên cứu thực trạng về trẻ em vị thành niên ở độ tuổi 10 đến 18 tuổi phạm pháp
ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của tôi là ở Việt Nam. Vai trò của cơ quan pháp luật và tình
hình giáo dục cải tạo ở Việt Nam ra sao, dư luận và thái độ của người dân đối với trẻ vị
thành niên phạm pháp ra sao?
5.Phương pháp luận và cơ sở nghiên cứu đề tài:
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp: phương pháp so sánh, phương pháp
phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp logic các quan
điểm của Đảng và các quy định của nhà nước về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ thanh thiếu
niên, về đấu tranh phòng chống người chưa thành niên phạm tội được sử sụng với tư cách
là những căn cứ lý luận và pháp lý cho quá trình nghiên cứu.
6.Ý nghĩa đề tài :
Đề tài mà tôi nghiên cứu sẽ giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng về
cách giáo dục phẩm chất đạo đức của gia đình và nhà trường đối với trẻ em. Giúp các em
trở thành người công dân tốt có ích cho xã hội.
7
7.Kết cấu đề tài :
Đề tài nghiên cứu gồm : 3 Chương
Chương 1: Thực Trạng
Chương 2: Nguyên Nhân
Chương 3: Giải Pháp
8
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG
Đất nước ta đang trên đang trên đà phát triển và đạt được những thành tựu to lớn
trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa Ngoài ra Việt Nam cũng đã tích cực đấu
tranh phòng chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội, đảm bảo sự phát triển toàn diện của đất
nước trên mọi phương diện. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước ta cũng tạo mọi điều kiện cho
các em lứa tuổi vị thành niên có thể rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức, tạo môi trường

học tập tốt nhất để các em có thể phát huy tối đa năng lực, trí tuệ bản thân nhằm cống
hiến sức lực và tài năng cho sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước. Nhưng hiện nay có
một số bộ phận các em tuổi vị thành niên có lối sống buông thả, đua đòi, không rèn luyện
đạo đức đã dẫn đến hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật, số lượng tội phạm ở độ tuổi vị
thành niên chiếm tỷ lệ cao số tội phạm của cả nước, có xu hướng ngày càng gia tăng với
hành vi phạm tội ngày càng nghiêm trọng, đối tượng phạm tội đang trẻ hóa
Có thể thấy rằng trong những năm trở lại đây, dư luận đã được nhiều phen bàng
hoàng về những vụ án thảm khốc liên tục xảy ra, nhưng rất nhiều vụ án có tính chất đặc
biệt nghiêm trọng lại xảy ra đối với các em đang ở lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi đẹp và
tràn đầy sức sống nhất của con người. Cái tuổi mà đang cần sự chở che, bao bọc từ gia
đình và xã hội lại phải đứng trước vành móng ngựa nhận những bản án như sự trả giá cho
những tội ác mà mình đã gây ra. Điều đáng nói ở đây là tình tiết phạm tội lại tỏ ra rất tinh
vi, tàn độc và có phần liều lĩnh, nó lại đến từ những con người còn rất non trẻ, chưa hiểu
biết nhiều về cuộc sống xung quanh mình.
Trong rất nhiều những vụ xét xử tội phạm vị thành niên, có rất nhiều người đã ngỡ ngàng
trước thái độ của các tội phạm tuổi teen này. Đó là một thái độ bình thản, lạnh lùng đến
ghê người, sự bất cần đời, cố chấp, không thành khẩn nhận tội, thậm chí còn tự hào, hống
hách trước những việc làm sai trái của mình. Khiến ai cũng phải đặt ra câu hỏi rằng liệu
sự giáo dục của gia đình, nhà trường ở đâu mà để sự sai lệch trong suy nghĩ, tư tưởng sai
lầm đến như vậy.
9
Thực trạng trẻ hóa tội phạm đang ngày một gia tăng cả về số vụ lẫn mức độ nguy
hiểm gây ra. Nếu như trước đây thì nhóm tuổi này chỉ tập trung vào các vụ án như cướp
giật tài sản, gây rối trật tự an ninh công cộng, cố ý đánh người gây thương tích…thì
những năm gần đây nó có phần chuyển biến theo hướng tiêu cực hơn, đó là những vụ án
giết người cướp của, buôn bán người và hàng trắng. Đã đến lúc chúng ta phải có cái nhìn
đúng đắn hơn về nhóm tội phạm này, phải có những biện pháp giáo dục kịp thời và sâu
rộng, tránh để hiện tượng lây lan trong giới trẻ, dẫn đến những hành vi, tư tưởng bạo lực
về giá trị sống.
Theo Thượng tá Nguyễn Minh Đức, phó giám đốc trung tâm Nghiên cứu tội phạm

học và phòng ngừa tội phạm ( Học viện Cảnh sát nhân dân ) khẳng định: tình hình tội
phạm giết người trong những năm gần đây không tăng, nhưng độ tuổi phạm tội đang trẻ
hóa và đây là hiện tượng đáng báo động. Theo kết quả nghiên cứu của trung tâm này từ
trên 4000 phạm nhân đang thụ án tại bốn trại giam thuộc Bộ Công an quản lý thì tỷ lệ tội
phạm vị thành niên chiếm đến 17% (tuổi từ 14 đến dưới 18 ), khi đọc những số liệu thống
kê này chắc hẳn nhiều người không khỏi giật mình trước sự gia tăng của nhóm tội phạm
tuổi teen này.
Có những vụ án đã làm tốn không ít giấy mực từ báo giới, làm xôn xao dư luận,
ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, cách sống của một bộ phận giới trẻ Việt Nam. Đó là
những tác động mang tính tiêu cực. Điển hình nhất là vụ án Lê Văn Luyện ra tay sát hại
cả một gia đình ở tỉnh Bắc Giang năm 2011, gây trấn động dư luận suốt một thời gian dài.
Địa bàn hoạt động của tội phạm vị thành niên không chỉ tập trung ở các thành phố
lớn mà còn có ở các tỉnh lẻ, vùng nông thôn thậm chí là ở vùng sâu vùng xa. Nhưng ở các
thành phố lớn thì số lượng tội phạm vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất vì đây là nơi có nhiều việc
làm, đời sống nhộn nhịp và có nhiều hoạt động phức tạp. Tỉ lệ phạm tội không chỉ tập
trung ở nam giới mà vẫn có một bộ phận là nữ giới tham gia vào hành vi phạm tội mặc dù
con số đó chiếm tỉ lên không cao nhưng đây vẫn là một vấn đề đáng quan tâm và cần
ngăn chặn ngay bây giờ.
10
Năm 2012, cả nước đã xảy ra 8.820 vụ vi phạm pháp luật (tăng 231 vụ so với năm
2011) do gần 13.300 trẻ em, người chưa thành niên gây ra, trong đó độ tuổi từ 14-16
chiếm 31,9% và từ 16-18 tuổi chiếm 61,1%, tập trung nhiều nhất ở bậc trung học cơ sở
(41,8%), kế đến là trung học phổ thông (31,9%).
1
1.1. Phân tích các số liệu về tình hình tội phạm chưa thành niên trong thời
gian gần đây:
Báo động về số trẻ em phạm tội đang "gia tăng và trẻ hóa" thực sự trở thành mối lo
ngại với con số trung bình 10.000 vụ tội phạm hình sự do trên 15.000 trẻ em gây ra trên
toàn quốc mỗi năm
2

. Năm qua, riêng trẻ em dưới 14 tuổi có 7000 vụ vi phạm, chiếm đến
70% tội phạm vị thành niên dưới 18 tuổi. Con số này là một lời cảnh báo về tình trạng trẻ
em nhỏ tuổi phạm tội. Thống kê từ Hội thảo về Chương trình Hành động Quốc gia vì Trẻ
em giai đoạn 2011 - 2020, do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tại Đà Nẵng
(diễn ra từ 16 đến 18/8) cho thấy chỉ trong sáu tháng đầu năm 2010 đã có gần 60 vụ giết
người và hơn 200 vụ cướp do trẻ em gây ra.
3
Dưới đây là con số thống kê tình hình tội phạm vị thành niên ở một số tỉnh:
1.2. Thống kê số lượng tội phạm vị thành niên trên địa bàn thành phố
Hà nội năm 2009
4
:
Năm 2009 tại Hà nội công an đã bắt giữ số 416 tội phạm vị thành niên, trong đó:
• Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 53% (223 vụ).
• Phạm tội ít nghiêm trọng là 47% (193 vụ)
1(1): hp://baophutho.vn/phap-luat/201304/Tinh-hinh-tre-em-pham-phap-dien-bien-phuc-tap-2234399
2(2): Theo Phó Cục Trưởng Cục cảnh sát Hình sự Bộ công an Nguyễn Chí Việt ( Hội thảo về Chương Trình Hành
động quôc gia vì Trẻ em giai đoạn 2011-2020, do Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã hội tổ chức tại Đà Nẵng.
3(3): />4(4): Thống Kê hàng năm của Viện Kiểm Sát Nhân dân TP Hà Nội
11
Cơ cấu tội phạm theo giới tính:
Có 391 trẻ vị thành niên là nam phạm tội, trong đó:
- Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 77% (245 vụ)
- Phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 33% (74 vụ).
Có 25 trẻ là nữ phạm tội, trong đó:
- Phạm tội đực biệt nghiêm trọng và ít nghiêm trọng là 40% (10 vụ)
- Phạm tội ít nghiêm trọng là 60% (15 vụ) .
12
THỐNG KÊ VỀ GIỚI TÍNH:
Trong số 416 người vị thành niên bị bắt giam có:

• Nữ chiếm 5% (25 trẻ)
• Nam chiếm 95% (391 trẻ)
ĐỘ TUỔI CỦA TRẺ PHẠM TỘI
Trong số 73 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 14 đến chưa đủ 16 tuổi có:
- 53 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 72,6% .
- 20 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 27,4%
Trong số 343 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 16 đến chưa đủ 18 tuổi, có:
- 191 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 56%
- 151 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 44%
13
Riêng từ đầu năm đến nay (tháng 10/2010), thành phố Hà Nội xảy ra 79 vụ trộm
cắp, cướp và cưỡng đoạt tài sản , trong đó có 181 đối tượng gây án là trẻ chưa thành
niên.
5
Trong 5 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xẩy ra 197 vụ vị thành niên
phạm tội với 310 đối tượng. Số vụ việc trẻ vị thành niên phạm tội tăng nhiều. Nếu năm
2000 toàn tỉnh có 9 vụ với 16 đối tượng gây án thì đến năm 2003 là 19 vụ - 38 đối tượng;
năm 2004 xảy ra 152 vụ với 179 đối tượng.
6
1.3. Cơ cấu tội phạm:
Theo con số thống kê của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, trẻ em dễ mắc phải
những tội như: cướp của, giết người, vận chuyển ma túy. Tuy nhiên Đại tá Hồ Thanh
Đình, Phó tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ Tư pháp
(TCVIII) tội phạm vị thành niên đã nhúng tay vào hầu như tất cả hình thức phạm tội của
người lớn. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC14) -
Công an Quảng Nam, gần đây tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên ngày càng gia tăng
với các tội danh như cướp giật, trộm cắp, đánh nhau…; cá biệt có một số trường hợp giết
người. Đặc biệt về hình thức tham gia phạm tội, nếu như trước đây vị thành niên thường
phạm một số ít những loại tội như trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích với tính chất đơn
lẻ, thủ đoạn đơn giản thì hiện nay xu hướng phạm nhiều loại tội với tính chất ổ nhóm, thủ

đoạn phạm tội tinh vi, phức tạp và manh động hơn. Trẻ vị thành niên đã nhúng tay vào
các loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như cướp tài sản, giết người, hiếp
dâm. Đáng chú ý là tính chất, hành vi vi phạm ngày càng táo bạo và nghiêm trọng hơn.
Tuổi của các đối tượng phạm tội có nguy cơ trẻ hoá (tội phạm dưới 14 tuổi chiếm 11%).
Năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, riêng trẻ em dưới 16 tuổi có 7 nghìn vụ vi
phạm, chiếm đến 70% tội phạm vị thành niên dưới 18 tuổi. Công an các địa phương đã
khởi tố điều tra 8.531 vụ với 11.732 đối tượng ở tất cả các tội danh này.
5 />6 />14
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN
2.1. Nguyên nhân từ gia đình:
Hoàn cảnh gia đình là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến việc trẻ
vị thành niên phạm tội. Cha mẹ thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con cái hoặc quá
nuông chiều con cái hoặc quá kỳ vọng vào con cái đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng
tội phạm của trẻ. Trong số các trẻ vị thành niên phạm pháp ở Việt nam thì có đến hơn
70% trẻ không được quan tâm chăm sóc đầy đủ từ gia đình. Theo con số thống kê của
trường Đại học An ninh nhân dân, hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến việc trẻ
phạm tội như sau: 30% trẻ phạm tội có bố, mẹ nghiện ma tuý, ham mê cờ bạc; 21% có gia
đình làm ăn phạm pháp; 8% có anh chị có tiền án tiền sự; 10,2% trẻ mồ côi cả cha lẫn
mẹ; 32% trẻ có bố mẹ ly hôn; 49% trẻ bị cha mẹ đánh đập, chửi mắng; 21% được nuông
chiều quá mức, 28% bố mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu và 75% trẻ không được gia đình
quan tâm quản lý.
7

Có thể thấy rằng việc trẻ hóa tội phạm đang là một tiếng chuông cảnh báo lớn đối với
toàn xã hôi, chúng ta cần phải có cái nhìn đúng đắn nhất với nhóm tội phạm tuổi vị thành
niên này, câu hỏi đặt ra là nguyên nhân ở đâu mà những con người dù tuổi đời còn rất non
trẻ lại có những hành vi manh động, tàn nhẫn và nguy hiểm đến như vậy.
7 hp://giadinh.net.vn/1630p0c1017/dung-quay-lung-lai-voi-tre-em-pham-toi.htm
15
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi dẫn dắt ta những bước đầu tiên từ cuộc sống

nên nó có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến tư duy, nhận thức của một con người. Ngày
nay, khi tình trạng đổ vỡ hôn nhân ngày càng nhiều, lối sống lệch lạc về đạo đức của
những bậc làm cha, làm mẹ, những bất hạnh về cuộc sống gia đình đã khiến các em mất
đi niềm tin vào cuộc sống. Từ đó có những hành vi nông nổi và thiếu suy nghĩ, gây ra
những tác hại không nhỏ đối với gia đình và xã hội.
Cuộc sống với rất nhiều những bộn bề lo toan, khi con người ta phải chạy theo
chuyện cơm, áo, gạo, tiền thì những người trong gia đình không còn quá nhiều thời gian
dành cho nhau. Dẫn đến sự thiếu sẻ chia, quan tâm của cha mẹ dành cho con cái, tạo cho
các em cảm giác cô đơn, hụt hẫng mà dẫn tới những căn bệnh tâm lý, đôi khi là sự sợ hãi
đối với những người xung quanh mà có những hành vi nóng nảy, khó kiềm chế bản thân.
Một số gia đình chưa có phương pháp giáo dục đúng đắn đối với con cái. Phương
pháp đó có thể là quá chiều chuộng hoặc quá khắt khe, cứng nhắc, thô bạo làm cho con
cái sợ hãi, xa lánh cha mẹ, trốn nhà, bỏ nhà lang thang.
Những gia đình có cấu trúc không hoàn hảo như: mồ côi bố hoặc mẹ hay bố mẹ li
dị, không có người chăm sóc dạy dỗ con cái, thiếu tình cảm, thiếu thốn về kinh tế nên dễ
bị ảnh hưởng của những hiện tượng tiêu cực và phạm pháp. Người chưa thành niên phạm
tội thuộc các gia đình có cấu trúc như vậy chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số các vụ án do
người chưa thành niên gây ra.
Gia đình có kinh tế khó khăn nên con cái không có điều kiện để học tập và sớm
phải bươn chải, xoay xở kiếm sống, sớm va chạm với cuộc sống, tiếp xúc với các tệ nạn,
chúng có thể làm mọi việc để kiếm sống, kể cả phạm tội.
Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện Cảnh sát
nhân dân) đã nghiên cứu về tội phạm giết người trong giai đoạn từ tháng 1-2009 đến 9-
2010 với trên 4000 phạm nhân đang thụ án tại 4 trại giam thuộc Bộ Công an quản lý. Kết
quả cho thấy: 14% đối tượng có độ tuổi từ 14 - dưới 18,41% có độ tuổi từ 18 - dưới
30,34% có độ tuổi từ 30 - dưới 45,8% các độ tuổi còn lại.
Hoàn cảnh gia đình tội phạm là: 11% tội phạm có bố mẹ ly hôn, 29% số bố mẹ
không đáp ứng nhu cầu của các em như ăn ở, giáo dục, 5% bị bố mẹ từ chối nuôi dưỡng
và giáo dục, 45% do bố mẹ chỉ biết kiếm tiền mà không quan tâm đến con cái.
16

2.2.Nguyên nhân từ nhà trường.
Môi trường giáo dục là môi trường có những tác động rất lớn đến sự phát triển
nhận thức của con người. Đặc biêt, đối với lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi dễ dàng bị tác
động bởi những điều xung quanh, dễ dàng bị rủ rê, lôi kéo thì việc được học tập trong một
môi trường giáo lành mạnh sẽ giúp các em tránh xa được các tệ nạn xã hội.
Ngày nay, khi chất lượng giáo dục đang chú trọng tới việc dạy chữ mà quên đi lễ nghĩa,
sự tha hóa về nhân phẩm của một bộ phận giáo viên thiếu tâm huyết với nghề, những tiêu
cực trong ngành, cơ chế quản lý lỏng lẻo là những nguyên nhân ảnh hưởng đến đạo đức
của trẻ vị thành niên.
Các hoạt đông, công tác phổ biến, tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội cho
học sinh còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, đối với các em vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận với
thông tin từ tivi, Internet thì việc làm này cần phải chú trọng hơn rất nhiều. Mối liên hệ
giữa gia đình, nhà trường chưa thực sự tốt nên chưa có được những phương pháp, thời
điểm uốn nắp kịp thời.
Các biện pháp xử lý kỷ luật đối với các học sinh vi phạm trong trường học hiện
nay còn nhiều bất hợp lý. Đơn cử như việc xử lý đối với các học sinh vi phạm kỷ luật ở
hình thức buộc thôi học, nhà trường đã từ bỏ trách nhiệm giáo dục và đẩy chúng vào môi
trường xã hội. Từ đây chúng thất học, không có việc làm, bị bọn xấu lôi kéo. Đây là
nguyên nhân quan trọng đẩy người chưa thành niên đến con đường phạm tội. Đối với lứa
tuổi vị thành niên, sự hiểu biết về pháp luật cũng như cuộc sống còn rất nhiều hạn chế thì
việc giáo dục cần có sự mềm mỏng, khéo léo hơn nữa để định hình lại tư tưởng, cách
sống đúng đắn cho các em.
2.3.Nguyên nhân từ xã hội.
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là hàng loạt các hoạt động vui chơi giải
trí, các luồng văn hóa mới từ bên ngoài vào. Những mặt tích cực là điều mà không ai có
17
thể phủ nhận được nhưng bên cạnh nó là sự nhìn nhận sai lầm về cách sống, giá trị đạo
đức của một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là trẻ vị thành niên.
Các đối tượng phạm tội càng ngày càng tỏ ra tinh vi hơn, trước lối sống buông thả
của các em tuổi vị thành niên thì việc bị lôi kéo vào con đường phạm tội là rất dễ dàng.

Những đối tượng bị dụ dỗ chủ yếu là các em không được học hành đến nơi đến chốn, con
nhà giàu ăn chơi sa đọa. Đặc biệt, chúng lôi kéo con em của những cán bộ có chức quyền
làm “lá chắn” cho chúng.
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa được chú trọng đúng mức. Đồng
thời, việc thực thi kém hiệu quả các quy định của pháp luật đã được ban hành nhất là Bộ
luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự dẫn đến tình trạng trật tự, kỉ cương xã hội chưa
nghiêm.
Tình trạng nghiện game online, đặc biệt là các game bạo lực, lạm dụng Internet,
truy cập vào những trang mạng không lành mạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách
của trẻ vị thành niên. Sự xuất hiện tràn lan của băng đĩa, sách báo, hình ảnh đồ trụy đang
là dấu hỏi lớn trong công tác quản lý chưa thực sự chặt chẽ về vấn đề này. Việc tiếp cận
thiếu nhận thức cũng làm các em dễ dàng làm theo, bắt chước mà không lường hết được
hậu quả mà nó gây ra.
2.4.Nguyên nhân từ chính người vị thành niên.
Những hành động nông nổi, nóng nảy của trẻ vị thanh niên vẫn đến từ nhận thức
của chính bản thân người đó. Ở cái tuổi đang cần khẳng định cái tôi, đôi khi cái tôi quá
lớn mà không được đặt đúng nơi, đúng chỗ đã khiến các em trở nên ương bướng, không
biết nghe lời, đôi khi là bỏ ngoài tai sự dạy dỗ, khuyên ngăn của người lớn.
Có những em dù biết rõ được những tác hại, hậu quả về những hành vi của mình
nhưng vẫn cố tình thực hiện chỉ bởi nhằm thỏa mãn những nhu cầu cá nhân. Có em giết
cha mẹ chỉ để mua quà cho bạn gái…nghe thật đau lòng khi cách nghĩ, sự đòi hỏi về vật
chất quá lớn đang khiến trẻ đánh mất đi giá trị sống của bản thân mình.
Nhiều thanh thiếu niên bỏ học, tụ tập thành băng nhóm, đua đòi ăn chơi, sẵn sàng
lao vào con đường cướp, trộm cắp, đâm chém nhau chỉ để chứng tỏ là “người lớn”, là
“dân anh chị”. "Tính chất phạm tội của người chưa thành niên cũng ngày càng nghiêm
trọng hơn với các tội danh như: giết người, cố ý gây thương tích, cướp giật, trộm cắp,
18
các tội về ma túy… Nhiều vụ có sử dụng vũ khí để gây án", thượng tá Nguyễn Đông
Điệu, phó phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội công an thành phố cho biết.
16

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP
3.1. Giải pháp giáo dục trẻ vị thành niên đối với gia đình:
Để khắc phục những sai lầm này, ngay từ những năm đầu đời, cha mẹ hãy luôn
quan tâm và giáo dục con cái đến nơi, đến chốn. Luôn thể hiện sự tôn trọng, hiểu con và
ngược lại tạo điều kiện cho con hiểu cha mẹ. Lắng nghe ý kiến và cho phép con tham gia
phát biểu ý kiến với tư cách là thành viên gia đình, là người bạn.
Cha mẹ nên thể hiện sự công bằng, yêu thương các con như nhau. Mỗi người con
đều có mặt mạnh yếu, hãy tìm khen những ưu điểm để động viên con phát huy. Thường
xuyên quan tâm đến tâm tư, tình cảm, mối quan hệ bạn bè của con. Giúp con tự chủ, có
tính độc lập, không ỷ lại vào cha mẹ và người khác. Cha mẹ cần làm gương cho con noi
theo. Trong gia đình, cha mẹ phải luôn chú ý rèn luyện, tu dưỡng mình là tấm gương về
đạo đức, nhân cách, là điểm tựa tinh thần của con để con noi theo và học tập.
Dạy con phải thế này, thế khác nhưng hành động của bản thân cha mẹ lại không
gương mẫu, nói một đằng làm một nẻo. Điều đó làm cho việc giáo dục trở nên phản tác
dụng. Trẻ không tin cha mẹ, không tin người lớn, tự tìm những lối đi riêng cho bản thân,
mất phương hướng, trong đó có những con đường lạc lối đã đưa trẻ đến vi phạm pháp
luật. Với trẻ ở tuổi vị thành niên, cha mẹ cần phải hiểu và thông cảm, luôn gần gũi, chia
sẻ với con, thường xuyên theo dõi mọi sự thay đổi của con. Tùy theo sự phát triển tâm
sinh lý lứa tuổi mà có biện pháp giáo dục phù hợp. Các bậc cha mẹ cần quan tâm đặc biệt
để định hướng, điều chỉnh với diễn biến tâm lý, không để trẻ tự do phát triển nhân cách.
Cân nhắc, đáp ứng đúng những mong muốn, đề nghị của con nếu chính đáng, trao đổi
giúp con hiểu rõ thông tin và đi đến có quyết định đúng.
Tạo điều kiện, giúp đỡ con tiếp cận thông tin, cơ hội phát triển, cùng con bàn bạc thực
hiện kế hoạch bản thân. Hãy dìu dắt để trẻ tiếp thu được ngôn ngữ, hành vi ứng xử và
những quy tắc đạo đức phù hợp. Tin rằng, với nền tảng gia đình cùng sự giáo dục phía
nhà trường và sự quan tâm của toàn xã hội sẽ giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn
diện.
16
3.2. Giải pháp giáo dục trẻ vị thành niên đối với nhà trường:
Giáo dục kỹ năng sống cho con trẻ như kỹ năng ứng xử, biết cách xử lý các tình

huống và đối phó với những vấn đề phức tạp gặp phải trong cuộc sống rất cần thiết. Cần
tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục
trẻ em. Khi các em có những biểu hiện hành vi mang tính chất bạo lực, đi chệch hướng
trong lối sống phải uốn nắn ngay, để làm điều đó nhà trường cần lưu ý các điểm sau :
3.2.1. Nhà trường coi việc thường xuyên giao tiếp là thành tố cốt lõi của mọi
đường hướng, phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ vì qua đó, trẻ cảm nhận được sự
chia sẻ, thương yêu và hiểu được ý nghĩa của việc “được chăm sóc”, và nhờ đó, trẻ có
được cảm giác an toàn, sẵn sàng tham gia giao lưu, chia sẻ và cảm thấy gắn bó hơn với
bạn bè, thầy cô giáo và nhà trường. Việc giao tiếp còn được mở rộng đến đối tượng phụ
huynh trong tinh thần hợp tác và trách nhiệm đối với sự tiến bộ của con em mình.
3.2.2. Nhà trường coi mỗi trẻ là một cá thể quan trọng, có những đặc điểm tâm
sinh lý riêng và luôn luôn quan tâm đến nhu cầu, hứng thú, ý thích và những điểm mạnh,
yếu của từng trẻ mà từ đó, tạo ra những tiếp sức tương hợp với trình độ và mức tiến bộ cá
nhân của từng em. Do đó, các phương pháp giảng dạy luôn luôn được thay đổi một
cách linh hoạt cho phù hợp với đối tượng từng trẻ, như phương pháp quan sát, sử dụng
trực quan hình ảnh, đối thoại, diễn giải, nêu vấn đề v.v
3.2.3. Nhà trường luôn coi trọng các điều kiện, không gian vật chất để giúp phát
huy tốt nhất niềm hưng phấn và tính sáng tạo của trẻ thông qua các trải nghiệm, tìm tòi,
khám phá trong thực tế với phương châm “chơi mà học và học qua làm” (Chơi là cách trẻ
em học tập về thế giới - Play is a way children making senses of the world và Learning
through doing). Do vậy, trong mọi hoạt động vui chơi, học tập, mọi trẻ được làm, được
thử và được sai để qua đó trẻ tri nhận và tiếp thu bằng các giác quan một cách cân bằng:
nghe, nói, nhận biết … Từ đó, trẻ được phát triển tư duy logic, khả năng phán đoán, phát
triển trí nhớ, óc quan sát, chú ý, tưởng tượng khi tự tìm hiểu các sự vật, hiện tượng…
3.2.4.Nhà trường coi trọng việc kết hợp hài hoà giữa giáo dục cá nhân với việc
giáo dục trẻ trong nhóm bằng việc tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân (dựa
21
trên nhu cầu, hứng thú của từng trẻ), các hoạt động theo nhóm nhỏ và cả lớp (dựa trên đặc
điểm độ tuổi của nhóm, lớp) theo sát với điều kiện thực tế, mà qua đó, trẻ được hình thành
các kỹ năng sống cá nhân, kỹ năng làm việc theo nhóm cũng như thói quen vận động thể

chất tích cực, tạo ra sự phát triển toàn diện cho mọi trẻ.
8

3.2.5.Nhà trường đưa chương trình giáo dục, pháp luật, ý thức công dân cho
các em để các em ý thức tuân thủ pháp luật ngay từ nhỏ. Mặt khác, khi các em đã hiểu
biết được pháp luật thì các em sẽ tự tin vào hành động của mình hơn.
3.2.6.Phối hợp chặt chẽ quản lý giáo dục giữa gia đình và nhà trường Sự phối
hợp quản lý này nêu cao ý thức trách nhiệm của cả hai phía. Ngăn ngừa kịp thời những
sai phạm mà người vị thành niên hay mắc phải.
3.3. Giải pháp giáo dục trẻ vị thành niên của Nhà nước và Xã hội:
Thứ nhất, cụ thể hóa các phương thức biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam trong thời kỳ mới để thanh niên dễ hiểu, dễ tiếp thu và chuyển hóa thành hành động
cách mạng.
Chúng ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH trong điều kiện đất nước đã
hoàn toàn độc lập, nhân dân được sống trong hòa bình. Do vậy, yêu nước trong điều kiện
hiện nay chính là sự cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng và rèn luyện; là tinh thần lao
động cần cù, sáng tạo và tiết kiệm của mỗi người dân để làm ra ngày càng nhiều của cải
8 />ut/p/c5/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gLA3M3X8tgYxM3RzcLA09XJyeLM
BMfr-
BQI6B8JC55Yx9DUwK6w0H24dcPkjfAARwN9P088nNT9QtyIwyyTBwVAVU4Ap8!/
dl3/d3/L2dJQSEvUUt3QS9ZQnZ3LzZfODA3Rk05UzM0RkFGODBJRUJCOFY0TEpT
UDc!/?
WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/vas_vn/kindergarten/teac
hing+methodologies/7437f000466b82e2aec2fec4c2bac6e2
22
vật chất cho xã hội; tham gia tích cực và có hiệu quả vào công cuộc xóa đói giảm nghèo,
làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và cho xã hội để qua đó, góp phần phát triển
kinh tế đất nước.
Thanh niên Việt Nam dù ở cương vị nào cũng phải nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
của mình, thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm công dân, phấn đấu góp phần đưa nước ta

thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, từng bước vươn lên theo kịp các nước trong khu vực và thế
giới.
Không ngừng nâng cao lòng tự hào dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam và tương lai tươi sáng của đất nước, tiền đồ của dân tộc; trung thành
với mục tiêu lý tưởng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh và nhân dân ta đã lựa chọn; tự giác chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước.
Thứ hai, tạo ra các điều kiện và môi trường xã hội thuận lợi, làm cơ sở và động
lực để phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong điều kiện mới.
Trong điều kiện hiện nay, nhiều thanh niên có tinh thần yêu nước, nhưng họ lại
khó có thể thể hiện những hành vi yêu nước, khi họ còn rất khó khăn, thiếu thốn, để lập
nghiệp. Khi thanh niên đã ý thức được họ cần phải làm gì để thể hiện tinh thần yêu nước
thì vai trò của Đảng và Nhà nước trong việc tạo những điều kiện và môi trường thuận lợi
cho thanh niên có những hoạt động cụ thể, thiết thực góp phần vào sự ổn định, phát triển
đất nước là vô cùng quan trọng.
Đảng và Nhà nước phải không ngừng nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết
việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên. Huy động nhiều nguồn lực
xã hội, đầu tư ngân sách thoả đáng để đẩy mạnh dạy nghề, phổ cập sơ cấp nghề cho thanh
niên. Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm; có chính sách tín dụng ưu
23
đãi cho các cơ sở dạy nghề, đặc biệt các nghề kỹ thuật cao; đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng dịch vụ thị trường lao động; tín dụng ưu đãi cho thanh niên vay tạo việc làm, lập
nghiệp; khuyến khích thanh niên đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.Xây dựng chiến
lược truyền thông quốc gia về định hướng nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên. Bảo đảm
cơ cấu hợp lý trong đào tạo công nhân kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại
học. Tập trung đào tạo hình thành nguồn nhân lực khoa học - công nghệ có chất lượng
cao, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ mới đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức, tạo
mũi nhọn phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đây là những điều kiện cho thanh niên có thể phát huy hết khả năng của mình để phát
triển và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

9
3.4 Giải pháp giáo dục nhận thức cho chính trẻ vị thành niên:
3.4.1 Trẻ vị thành niên muốn được tự do và tự lập
Ðối với rất nhiều phụ huynh thì một khi con cái còn sống dưới mái nhà của mình,
và dưới sự bảo trợ, đùm bọc của mình thì chúng vẫn còn là những đứa trẻ con. Thế
nhưng, trên thực tế, cùng với sự thay đổi về thể lý như thân hình cao lớn, nẩy nở hơn: thí
dụ như con trai thì tiếng nói thay đổi, con gái thì bắt đầu có kinh nguyệt đứa trẻ bắt đầu
muốn được cha mẹ cho mình cái quyền tự do về tinh thần, chẳng hạn như được phát biểu
ý kiến và muốn được quyền có luật lệ riêng tư thí dụ như cha mẹ vào phòng của chúng
phải báo trước hay gõ cửa, không được mở thư từ gởi đề tên chúng ra xem.
Theo các chuyên viên tâm lý thì hành động và thái độ đòi hỏi sự tự do và độc lập như thế
xảy ra khi đứa trẻ bước vào ngưỡng cửa bắt đầu học làm người lớn ấy không có gì là bất
thường cả. Trái lại, điều này giúp cho trẻ con có tinh thần tự tin vào chính mình hơn.
Dĩ nhiên vì còn phải tùy thuộc vào gia đình về vấn đề cơm ăn, áo mặc, nhà ở, vì chưa thể
tự nuôi sống bản thân nên đứa trẻ vẫn còn phải tuân theo những luật lệ do cha mẹ đặt ra.
9 />24
Thế nhưng các em vẫn mong muốn cha mẹ và người lớn đối xử với mình như một người
lớn.
Phần lớn, trẻ con vẫn phải nhờ đến sự giáo dục và hướng dẫn của cha mẹ từ khi
còn nhỏ. Phụ huynh cần phải giao công việc và dạy cho con biết tinh thần trách nhiệm từ
khi chúng ở vào tuổi chưa đến trường. Tạo cho con có thói quen làm việc rất sớm như thế
thì khi bước vào tuổi vị thành niên, trẻ sẽ không lười biếng và thụ động. Tùy số tuổi của
trẻ mà phụ huynh giao công việc cho làm. Thí dụ như nhỏ 7, 8 tuổi thì quét nhà, xếp áo
quần. Lớn 11, 12 tuổi thì hút bụi, đổ rác. 15, 16 tuổi thì cắt cỏ, phụ giúp mẹ nấu cơm
Khi con cái bước vào tuổi vị thành niên, cha mẹ cũng nên tránh la mắng mà nên
nói lời nhẹ nhàng khi dạy bảo con. Bởi vì la mắng nhiều không làm cho con sợ, mà trái lại
chúng có thể có những thái độ phản kháng tiêu cực như lầm lì, cứng đầu hay tích cực như
cãi bướng lại. Như thế chỉ làm cho mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái rạn nứt mà thôi.
3.4.2 Trẻ vị thành niên muốn được tôn trọng
Ở tuổi này, trẻ vị thành niên muốn được tôn trọng như người lớn và muốn mọi

người chung quanh nhìn thấy em là một cá thể riêng biệt. Các em không bao giờ muốn bị
so sánh hoặc bị phê bình, chỉ trích trước mặt người khác.
Ở tuổi vị thành niên, đứa trẻ bắt đầu có những suy nghĩ và ý thích riêng. Chúng
thích mặc áo quần do chúng chọn lựa và cha mẹ nên cho con một số tự do, thế nhưng dĩ
nhiên cha mẹ cũng vẫn nên có ý kiến nếu con đi quá xa trong việc ăn mặc.
Trẻ vị thành niên cũng muốn được tự mình hoàn thành một công việc được giao
phó theo cách riêng của mình. Các em muốn cha mẹ tin tưởng là các em biết nhận trách
nhiệm.
Khi ở tuổi này, trẻ vị thành niên cũng rất dễ tự ái và tổn thương khi bị la rầy hơn là
lúc chúng còn nhỏ. Việc dạy dỗ con cái bằng cách la rầy, chửi rủa thậm tệ hay đánh đập
không được chấp nhận trong xã hội và đứa trẻ có thể buồn giận và phản đối lại bằng cách
cãi lại, hay bỏ nhà ra đi. Luật pháp ở Việt nam bảo vệ trẻ con một cách tuyệt đối cho nên
25

×