Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Phát triển nông lâm kết hợp ở huyện hương khê, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

DƯƠNG THỊ HỒNG MINH

PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM KẾT HỢP
Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ

NGHỆ AN - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

DƯƠNG THỊ HỒNG MINH

PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM KẾT HỢP
Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60.31.05.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ

NGHỆ AN - 2017



LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo hướng
dẫn khoa học PGS. TS Nguyễn Minh Tuệ đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo em
trong suốt q trình hồn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ mơn Địa lí kinh tế
- xã hội, các thầy cô giáo trong khoa Địa - Quản lý tài nguyên trường Đại học
Vinh đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến và giúp đỡ em trong q trình hoàn thành luận
văn này.
Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn các cơ quan: Cục thống kê tỉnh Hà
Tĩnh, UBND huyện Hương Khê, Chi cục thống kê huyện Hương Khê, phịng
Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Hương Khê, phịng Tài ngun mơi
trường huyện Hương Khê, Văn phịng điều phối nông thôn mới huyện Hương
Khê đã cung cấp nguồn tư liệu và hỗ trợ cho tác giả trong q trình nghiên cứu
và hồn thành luận văn.
Tác giả cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu và tập thể sư
phạm trường THPT Hàm Nghi – Hương Khê cùng gia đình, bạn bè đã chia sẻ,
giúp đỡ, tạo thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Tĩnh, tháng 8 năm 2017
Tác giả luận văn

Dương Thị Hồng Minh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢN ĐỒ

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ............................................................................. 2
2.1. Mục tiêu............................................................................................................ 2
2.2. Nhiệm vụ .......................................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 3
4.1. Quan điểm ........................................................................................................ 3
4.2. Phương pháp..................................................................................................... 4
5. Những đóng góp chính của luận văn................................................................... 6
6. Cấu trúc đề tài ..................................................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP VÀ NÔNG LÂM KẾT HỢP ................................................................... 7
1.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................... 7
1.1.1. Về phát triển nông nghiệp ............................................................................. 7
1.1.2. Về nông lâm kết hợp ................................................................................... 18
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 31
1.2.1. Phát triển nông lâm kết hợp ở vùng Bắc Trung Bộ ................................... 31
1.2.2. Phát triển NLKH ở tỉnh Hà Tĩnh................................................................. 34
Tiểu kết chương 1.................................................................................................. 38


Chương 2. CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG
LÂM KẾT HỢP Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH ........................... 39
2.1. Các điều kiện ảnh hưởng tới phát triển NLKH ở huyện Hương Khê, tỉnh
Hà Tĩnh .................................................................................................................. 39
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ ...................................................................... 39
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............................................. 39
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 49
2.1.4. Đánh giá chung............................................................................................ 57

2.2. Thực trạng phát triển nông lâm kết hợp ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh..... 58
2.2.1. Tổng quan về phát triển nông, lâm, thuỷ sản ở huyện Hương Khê, tỉnh
Hà Tĩnh .................................................................................................................. 58
2.2.2. Tình hình phát triển nông, lâm nghiệp .......................................................... 60
2.3. Nông lâm kết hợp ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh................................... 68
2.3.1. Các mơ hình NLKH chủ yếu ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh .............. 68
2.3.2. Các mơ hình nơng lâm kết hợp tiêu biểu .................................................... 69
2.3.3. Nghiên cứu mơ hình NLKH cụ thể ............................................................. 80
2.3.4. Đánh giá chung............................................................................................ 88
Tiểu kết chương 2.................................................................................................. 90
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM
KẾT HỢP Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH ..................................... 91
3.1. Quan điểm, mục tiêu ...................................................................................... 91
3.1.1. Quan điểm ................................................................................................... 91
3.1.2. Mục tiêu phát triển NLKH ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đến
năm 2025 ............................................................................................................... 94
3.2. Định hướng phát triển .................................................................................... 96
3.2.1. Định hướng phát triển NLKH ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh .................. 96
3.2.2. Định hướng chính sách phát triển nông, lâm nghiệp .................................. 97
3.3. Các giải pháp phát triển NLKH ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh................. 101


3.3.1. Lựa chọn mơ hình NLKH phù hợp và hiệu quả........................................ 101
3.3.2. Giải pháp về quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp ............................... 101
3.3.3. Giải pháp về vốn ....................................................................................... 102
3.3.4. Giải pháp về khoa học kỹ thuật công nghệ ............................................... 102
3.3.5. Giải pháp về mở rộng thị trường tiêu thụ.................................................. 103
3.3.6. Giải pháp về tổ chức quản lý..................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 108
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NLKH

Nông lâm kết hợp

NXB

Nhà xuất bản

RVCRg

Rừng - vườn - chuồng - ruộng

UBND

Uỷ ban nhân dân

VAC


Vườn - ao - chuồng


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Các nhóm đất chính của huyện Hương Khê ..................................... 42
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất của huyện Hương Khê năm 2015 ...................... 43
Bảng 2.3. Quy mơ dân số phân theo giới tính và theo thành thị, ....................... 49
nông thôn huyện Hương Khê giai đoạn 2005 – 2015 ........................................ 49
Bảng 2.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh
tế huyện Hương Khê giai đoạn 2005 - 2016 theo giá hiện hành .... 59
Bảng 2.5. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản huyện Hương Khê giai đoạn
2005 – 2015 theo giá hiện hành ...................................................... 61
Bảng 2.6. Số lượng đàn vật nuôi huyện Hương Khê giai đoạn 2005 - 2015 .... 64
Bảng 2.7. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp theo giá thực tế giai đoạn
2005 – 2015 ..................................................................................... 66
Bảng 2.8. Các mơ hình NLKH chủ yếu ở huyện Hương Khê .......................... 69
Bảng 2.9. Hiện trạng sử dụng đất của hộ nơng dân Trần Hậu Bình .................. 80
Bảng 2.10. Hiện trạng kinh tế hộ gia đình Trần Hậu Bình năm 2007 tính
theo giá hiện hành ............................................................................ 81
Bảng 2.11. Hiện trạng sử dụng đất của hộ nông dân Trần Hậu Bình năm
2016 .................................................................................................. 81
Bảng 2.12. Hiện trạng kinh tế hộ gia đình Trần Hậu Bình năm 2016 tính
theo giá hiện hành ............................................................................ 83
Bảng 2.13. Hiện trạng sử dụng đất của hộ nông dân Nguyễn Văn Tiềm
năm 2012 .......................................................................................... 84
Bảng 2.14. Hiện trạng kinh tế hộ gia đình Nguyễn Văn Tiềm năm 2012
tính theo giá hiện hành ..................................................................... 85
Bảng 2.15. Hiện trạng sử dụng đất của hộ nông dân Nguyễn Văn Tiềm
năm 2016 .......................................................................................... 86

Bảng 2.16. Hiện trạng kinh tế hộ gia đình Nguyễn Văn Tiềm năm 2016
tính theo giá hiện hành ........................................................................ 87


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. GTSX và GTSX/người của huyện Hương Khê giai đoạn
2005 – 2015 .......................................................................... 60
Hình 2.2. Cơ cấu GTSX nông, lâm, thuỷ sản huyện Hương Khê giai
đoạn 2005 - 2015 .................................................................. 61
Hình 2.3. GTSX ngành lâm nghiệp huyện Hương Khê giai đoạn 2005
– 2015 ................................................................................... 65


DANH MỤC BẢN ĐỒ

Bản đồ hành chính huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ........................................... 41
Bản đồ điều kiện phát triển nông lâm kết hợp huyện Hương Khê ......................... 51
Bản đồ hiện trạng phát triển nông, lâm nghiệp huyện Hương Khê .................... 67
Bản đồ nông lâm kết hợp huyện Hương Khê ...................................................... 79


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông lâm kết hợp (NLKH) là phương thức canh tác khoa học dựa
trên những lợi thế tự nhiên của các hệ sinh thái khác nhau. Thông qua việc áp
dụng NLKH, con người đã khai thác hợp lý các tiềm năng sinh thái, lợi thế về
điều kiện tự nhiên của các vùng nông, lâm nghiệp, góp phần phát triển bền vững
cả về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái.

Từ xa xưa, nhằm khắc phục những bất lợi của tự nhiên, nhân dân ta đã
biết áp dụng NLKH vào sản xuất, tuy nhiên mới chỉ mang tính chất tự phát
và kinh nghiệm nên hiệu quả chưa cao. Sau đổi mới, mơ hình và kỹ thuật
NLKH phát triển không ngừng, tạo nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động
sản xuất nơng, lâm nghiệp, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là ở
những khu vực có điều kiện tự nhiên tương đối khó khăn: đất dốc tụ, đất bạc
màu, đất xói mịn trơ sỏi đá, đất cát...
Xu hướng phát triển NLKH ngày càng có những thay đổi, trên cơ sở áp dụng
những tiến bộ khoa học công nghệ, lợi thế về tự nhiên sinh thái, nhu cầu thị trường
nông sản trong tỉnh, nội vùng và liên vùng. Cùng với sự phát triển nông, lâm
nghiệp, nhiều vấn đề được đặt ra như: bảo vệ mơi trường sinh thái, bảo vệ đất,
chống xói mịn, chống tàn phá rừng... NLKH là xu hướng tạo ra nhiều triển vọng
để giải quyết đồng thời các vấn đề trên. Vì vậy, NLKH ngày càng được nhiều cơ
quan, tổ chức, địa phương và hộ nông dân quan tâm phát triển.
Hương Khê là một huyện miền núi phía tây tỉnh Hà Tĩnh. Huyện có điều
kiện tự nhiên tương đối đặc trưng cho khu vực đồi núi với diện tích tự nhiên là
1262,74 km2, lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh, chiếm 21,1% diện tích tồn tỉnh. Dân số
năm 2015 là 101,14 nghìn người, đứng thứ 7/13 đơn vị hành chính của tỉnh,
chiếm 8,0% dân số tồn tỉnh [10]. Các nhóm đất chủ yếu là đỏ vàng, đất mùn đỏ
vàng trên núi, đất dốc tụ và đất bạc màu. Trong tổng quỹ đất tự nhiên huyện có


2
quỹ đất lâm nghiệp lớn nhất với 87 383 ha chiếm 69,1%, đứng đầu tỉnh Hà Tĩnh
(chiếm 26,3% đất lâm nghiệp của tỉnh). Đất nông nghiệp là 26.005,4 ha chiếm
20,6% diện tích tự nhiên và cũng đứng đầu tồn tỉnh, chiếm 17,0% đất nơng
nghiệp Hà Tĩnh [7 và 10], thích hợp cho việc phát triển các mơ hình NLKH.
Phát triển NLKH ở Hương Khê góp phần tạo và duy trì sinh kế, ổn định và nâng
cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời làm cho môi trường sinh thái
được bền vững.

Là người con, đang giảng dạy tại địa phương, tôi quyết định chọn đề tài
“Phát triển nông lâm kết hợp ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh” nhằm đánh
giá các điều kiện, phân tích thực trạng và từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể để
phát triển NLKH góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống dân cư của
địa phương.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở vận dụng lí luận và thực tiễn về phát triển nông, lâm và
NLKH, đề tài tập trung nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng, thực trạng phát
triển ngành nơng, lâm nói chung và NLKH ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
nói riêng. Từ đó đề xuất một số giải pháp cho phát triển NLKH trong tương lai
của huyện.
2.2. Nhiệm vụ
- Đúc kết một số vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển nông, lâm nghiệp và
NLKH.
- Đánh giá các điều kiện phát triển NLKH ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phân tích thực trạng phát triển NLKH ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất một số giải pháp cho việc phát triển NLKH ở huyện Hương
Khê, tỉnh Hà Tĩnh trong tương lai.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:


3
+ Tập trung vào các điều kiện (tự nhiên, kinh tế - xã hội) và thực
trạng phát triển NLKH ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh dưới góc độ địa lí
học, khơng đi sâu vào khía cạnh kỹ thuật nơng, lâm nghiệp.
+ Đề tài có đi sâu nghiên cứu một vài trang trại điển hình, một số mơ hình
NLKH cụ thể qua khảo sát, phỏng vấn các hộ nông dân.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu NLKH trong phạm vi huyện

Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, trong đó có chú ý so sánh với một số mơ hình ở các
địa bàn khác trong tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ.
- Về thời gian: Các số liệu thu thập, phân tích tập trung trong giai đoạn
2005 - 2015. Tuy nhiên trong một số trường hợp, để thuận tiện cho việc so sánh
hoặc do thiếu nguồn tư liệu, các số liệu cũ hơn cũng được sử dụng, và định
hướng đến năm 2025
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm
a. Quan điểm hệ thống
Mỗi đối tượng nghiên cứu đều là một chỉnh thể thống nhất, đồng thời
nó lại là một bộ phận của một chỉnh thể lớn hơn. Vì vậy, khi nghiên cứu phải
đặt đối tượng nghiên cứu trong chỉnh thể lớn – nhỏ của nó để thấy được bản
chất sâu sắc và tồn diện. Tính hệ thống trong nghiên cứu cịn thể hiện ở sự
nhất quán trong cách nhìn nhận sự đồng bộ của hệ thống số liệu, tài liệu, đảm
bảo tính hợp lý và logic của đề tài nghiên cứu.
b. Quan điểm tổng hợp – lãnh thổ
Quan điểm này xuất phát từ đối tượng của địa lý học là một thể tổng
hợp, bao giờ cũng gắn liền khía cạnh khơng gian và thời gian nhất định. Vấn đề
phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh được xem xét
như một tổng thể theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh. Nó lại
bao hàm nhiều vấn đề lớn nhỏ khác nhau, trong đó phát triển NLKH và nâng cao
đời sống xã hội là các bộ phận quan trọng. Chúng có mối quan hệ nhân quả chặt


4
chẽ lẫn nhau, phát triển NLKH là nhân, nâng cao mức sống dân cư là quả.
Chúng được xem xét trong mặt phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hương Khê
với nhiều “nhân” và “quả” khác. Xuất phát từ quan điểm tổng hợp - lãnh thổ,
vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hương Khê trong mối quan hệ với
các cấp lãnh thổ cao hơn: tỉnh, vùng và các cấp lãnh thổ thấp hơn: cụm xã,

thôn… Những đặc điểm, những giải pháp vừa mang tính chất thống nhất vừa
mang tính dị biệt đặc trưng cho từng khu vực nghiên cứu cụ thể.
c. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Bất cứ một sự vật nào đều tồn tại một hồn cảnh lịch sự cụ thể, vì
thế muốn hiểu rõ bản chất phải hiểu được cả cội nguồn của nó để giải thích
những đặc điểm có trong hiện tại và dự báo xu hướng phát triển trong tương lai.
Phát triển hệ thống NLKH ở địa phương đã được áp dụng từ lâu song kỹ thuật
sử dụng, hiệu quả kinh tế không phải bao giờ cũng như nhau. Xem xét đối
tượng trong tiến trình phát triển khơng những thấy được quy luật mà cịn có thể
phát triển tối đa những kinh nghiệm, những bài học có giá trị.
d. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển có mối quan hệ chặt chẽ với việc khai thác và sử dụng
tài nguyên thiên nhiên, vì vậy những biện pháp NLKH của con người vừa xem
xét trên khía cạnh hiệu quả kinh tế vừa đánh giá tác động của chúng đến
môi trường sinh thái, đảm bảo sự phát triển bền vững của thiên nhiên.
4.2. Phương pháp
a. Phương pháp thu thập xử lí tài liệu
Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện dựa trên nhiều nguồn tài liệu, số
liệu, do vậy phương pháp thu thập, phân tích tài liệu là rất quan trọng và cần
thiết. Trên cơ sở nguồn tài liệu thu thập được tác giả tiến hành xử lí, đối chiếu so
sánh để có được nhưng tư liệu tin cậy nhất, đồng bộ, cập nhật và cơ bản được
nhìn nhận theo góc độ địa lí học.


5
Đối với địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, tài liệu được thu thập
từ một số dự án có liên quan, từ Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Sở nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thống kê, UBND huyện và các phịng
ban của Ủy ban. Ngồi ra để kiểm chứng trên thực tế tác giả đã tiến hành điều
tra khảo sát ở một số hộ tiêu biểu để có những nhận xét, đánh giá và đề giải pháp

mang tính thực tế hơn.
b. Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh
Trên cơ sở những số liệu đã thu thập, phương pháp phân tích, tổng hợp và so
sánh được sử dụng để tìm ra bản chất của vấn đề, đưa ra những nhận định, đánh giá
của bản thân về điều kiện và các mơ hình NLKH. Đồng thời, những ý kiến đánh
giá của các chuyên gia, những cán bộ nghiên cứu cũng được tiếp thu, học hỏi.
c. Phương pháp khảo sát thực địa
Những thông tin từ các tài liệu hiện có khơng thể có giá trị cao nếu không
gắn liền với thực tế địa phương. Trên cơ sở đó, tác giả đã đi thực địa trên địa
bàn nhiều lần, nhằm tìm hiểu các hình thức NLKH, từ đó tìm ra những đặc điểm
chung cũng như sự khác nhau giữa các hình thức này và hiểu hơn đời sống dân
cư địa phương. Tác giả đã xây dựng bảng hỏi và tiến hành khảo sát tại một số hộ
theo mô hình: nơng lâm, nơng lâm thuỷ sản, lâm nơng, lâm súc…
d. Phương pháp bản đồ - GIS
Bản đồ là kết quả của q trình nghiên cứu, thơng qua phần mềm Mapinfo,
các kết quả nghiên cứu được thể hiện một cách trực quan và rõ rệt. Trong đề tài tác
giả sử dụng bản đồ hành chính huyện Hương Khê và trên kết quả nghiên cứu xây
dựng 4 bản đồ là: bản đồ hành chính, bản đồ các điều kiện phát triển NLKH, bản
đồ thực trạng phát triển nông, lâm nghiệp và bản đồ NLKH huyện Hương Khê.
e. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng đã tham khảo, tiếp thu, học hỏi
những ý kiến đánh giá của các chuyên gia về lĩnh vực NLKH, hoặc phỏng vấn
trực tiếp cán bộ cốt cán trong ngành của huyện về một số vấn đề khoa học liên


6
quan mà luận văn có đề cập đến, chủ yếu các cán bộ ở phịng Nơng nghiệp và
phát triển nơng thôn huyện, Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật, văn phịng
điều phối nơng thơn mới…
5. Những đóng góp chính của luận văn

- Kế thừa, bổ sung và làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển
nông, lâm nghiệp và NLKH để vận dụng vào địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh
Hà Tĩnh
- Làm rõ được những điều kiện thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển
NLKH ở huyện Hương Khê
- Phân tích thực trạng phát triển nơng, lâm nghiệp và NLKH với một số
mơ hình cụ thể dưới góc độ địa lí học và vai trị của NLKH đối với sinh kế, xóa
đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân địa phương.
- Bước đầu đưa ra một số giải pháp cụ thể cho phát triển NLKH ở
huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh trong tương lai.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục nội
dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển nơng lâm nghiệp và
NLKH.
Chương 2. Các điều kiện và thực trạng phát triển NLKH ở huyện Hương
Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển nông lâm kết hợp ở huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.


7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP
VÀ NƠNG LÂM KẾT HỢP
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Về phát triển nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm
a. Nông nghiệp
Từ khi ra đời cho đến nay, nơng nghiệp ln đóng vai trò quan trọng trong

việc phát triển nền kinh tế và bảo đảm sự sinh tồn của loài người. Từ xưa ơng
cha ta đã có câu “phi nơng bất ổn”, “mạnh vì gạo”…
Theo Từ điển Bách khoa Nơng nghiệp (1991): “Nông nghiệp là ngành sản
xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai với cây trồng làm tư liệu sản xuất
chính để tạo ra lương thực, thực phẩm, một số nguyên liệu trong công nghiệp”.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Nông nghiệp là ngành sản xuất vật
chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác
cây trồng vật nuôi làm tư liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm
và một số nguyên liệu cho công nghiệp.[15]
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là sự hợp thành của trồng trọt và chăn nuôi và
dịch vụ nông nghiệp, còn theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản.
b. Phát triển nông nghiệp
Nông nghiệp (nghĩa rộng) là một trong hai nhóm ngành sản xuất vật chất
(cùng với công nghiệp - xây dựng), phát triển nông nghiệp là một bộ phận của
phát triển kinh tế.
“Phát triển nông nghiệp là sự thay đổi về mọi mặt trong một thời kỳ nhất
định, bao gồm sự tăng giảm về giá trị sản xuất (tăng trưởng), sự hồn thiện về cơ
cấu (nơng, lâm, thuỷ sản) và sự nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất
nông nghiệp”. [dẫn theo 12]


8
1.1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Mỗi ngành kinh tế đều có những đặc điểm riêng biệt. Khi nói về đặc điểm
của nông nghiệp (theo nghĩa rộng) bao gồm nông, lâm, thuỷ sản, thường đề cập
đến đặc điểm của sản xuất nơng nghiệp nói chung cũng như sản xuất nơng, lâm,
thuỷ sản nói riêng với một số đặc điểm cơ bản sau: [29]
a. Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế
Nông, lâm, thuỷ sản có những đặc điểm đặc thù khác với các ngành sản
xuất khác. Đặc điểm đầu tiên là đất được coi là tư liệu sản xuất quan trọng nhất.

Quy mơ sản xuất, trình độ phát triển, mức độ thâm canh, phương hướng sản xuất
phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của đất.
Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư
liệu lao động. Đất là đối tượng lao động vì nó chịu sự tác động của con người
thơng qua việc làm đất (cày, bừa…) để có mơi trường tốt cho sinh vật phát triển;
là tư liệu lao động vì nó phát huy tác dụng như một cơng cụ lao động. Vì thế số
lượng và chất lượng đất quy định lợi thế so sánh cũng như cơ cấu sản xuất của
mỗi vùng; hướng sử dụng đất quyết định hướng sử dụng các loại tư liệu sản xuất
khác. Chỉ có thơng qua đất, các tư liệu sản xuất khác mới tác động được đến cây
trồng và con người mới sử dụng đất có hiệu quả để tạo ra sản phẩm.
Đất nói chung có hai thuộc tính quan trọng: xét về mặt kinh tế, nó bao
gồm đất vật chất và đất tư bản; độ phì nhiêu của đất vẫn được duy trì nếu như có
biện pháp canh tác đúng đắn. Đất vật chất là lãnh thổ (địa điểm và không gian
làm việc) với các thuộc tính tự nhiên, tính vĩnh hằng và bất biến của nó, là sản
phẩm của tự nhiên, phát triển theo quy luật của tự nhiên. Trong khi đó, đất tư
bản là sản phẩm lao động của con người. Sự khác nhau của chúng là ở chỗ, đất
vật chất khơng hề bị hao mịn, cịn đất tư bản lại có thể bị suy giảm nhanh trong
q trình sản xuất nếu như phương pháp canh tác khơng hợp lí.
Đất sử dụng trong nông, lâm nghiệp với tư cách như tư liệu sản xuất gồm
độ phì tự nhiên (phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, liên quan đến vị trí địa lí của


9
lãnh thổ) và độ phì kinh tế (hình thành trong quá trình sản xuất của con người và
phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất). Việc sử dụng hợp lí
đất có ý nghĩa đặc biệt đối với độ phì kinh tế. Tất nhiên việc duy trì và nâng cao
độ phì kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ yếu là đầu tư thêm vốn, lao động,
trang bị thêm các phương tiện sản xuất hiện đại, áp dụng rộng rãi các thành tựu
khoa học – kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến vào nông, lâm nghiệp.
Nhìn chung, tài ngun đất (nơng, lâm nghiệp) rất hạn chế. Xu hướng

bình qn diện tích đất nơng, lâm nghiệp trên đầu người ngày một giảm do tăng
dân số, do xói mịn, rửa trơi, do hoang mạc hố và chuyển đổi mục đích sang đất
cơng nghiệp, đất đơ thị và đất cho cơ sở hạ tầng. Vì vậy, con người cần phải sử
dụng đất một cách hợp lí.
Do đất là tư liệu sản xuất chủ yếu nên hoạt động nông, lâm, thuỷ sản phân
bố trên không gian rộng lớn. Tuy nhiên, không thể đầu tư (vốn, tư liệu sản
xuất…) q nhiều trên một đơn vị diện tích, bởi vì làm như vậy sẽ không đem
lại hiệu quả kinh tế cao. Điều này khác hẳn so với sản xuất công nghiệp.
Tuy bao trùm một không gian rộng, nhưng trên thực tế hoạt động sản xuất
nông nghiệp tường tập trung trong các vùng đất màu mỡ, các đồng bằng châu
thổ và các vùng nông nghiệp trù mật.
b. Đối tượng của sản xuất nông, lâm, thuỷ sản là những cơ thể sống
Đối tượng sản xuất của nông, lâm, thuỷ sản là cây trồng, cây rừng, vật
ni và thuỷ sản, đó là những cơ thể sống. Phát triển theo quy luật sinh học, các
loại cây trồng và vật nuôi rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh và vì thế mọi sự
thay đổi về thời tiết, khí hậu đều tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của
chúng. Các quy luật sinh học và quy luật tự nhiên tồn tại độc lập với ý muốn chủ
quan của con người. Vì thế, mọi sự tác động của con người trong sản xuất đều
phải xuất phát từ nhận thức đúng đắn và áp dụng phù hợp với các quy luật này.
Từ đối tượng sản xuất là cây trồng và vật ni, có thể thấy rằng, trong
nông, lâm, thuỷ sản, khối lượng đầu ra không tương ứng cả về số lượng và chất


10
lượng so với đầu vào. Nguyên liệu ban đầu là hạt giống, con giống phù hợp với
điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, đồng thời không ngừng lai tạo, chọn lọc để có
được những giống có chất lượng, thích nghi rộng với điều kiện và hồn cảnh.
c. Sản xuất có tính thời vụ [28]
Trong nơng, lâm, thuỷ sản, thời gian lao động không trùng với thời gian
sản xuất và điều đó nảy sinh tính thời vụ.

Thời gian lao động là khoảng thời gian mà lao động có tác dụng đối với
sản phẩm đang trong quá trình sản xuất. Thời gian sản xuất bao gồm cả thời gian
mà lao động không có tác dụng đối với sản phẩm.
Khác với các ngành sản xuất vật chất khác, đối tượng lao động trong
nông, lâm, thuỷ sản là cây trồng, vật nuôi, nghĩa là cơ thể sống chứ không phải
là vật vô tri, vô giác. Q trình sinh hoc của chúng diễn ra thơng qua hàng loạt
các giai đoạn kế tiếp nhau, giai đoạn này là sự tiếp tục của giai đoạn trước và tạo
tiền đề cần thiết cho giai đoạn sau.
Chu kì sản xuất các loại sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản tương đối dài và
không giống nhau. Thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần
thiết để sản xuất ra sản phẩm, kể cả sản phẩm trồng trọt và sản phẩm chăn nuôi.
Sự không trùng hợp giữa thời gian lao động và thời gian sản xuất là
nguyên nhân nảy sinh tính thời vụ. Thời gian nơng nhàn và thời gian bận rộn
thường xen kẽ nhau. Tất nhiên trong giai đoạn hiện nay bằng nhiều phương
pháp, người ta đã hạn chế tính thời vụ ở mức thấp nhất.
Ở một số ngành khác, thời gian sản xuất có thể rút ngắn nhờ việc đầu tư
thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Trong nông, lâm, thuỷ sản, khả năng này
bị hạn chế. Việc sử dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật (giống cây trồng, vật
nuôi ngắn ngày, cải tiến điều kiện chăm sóc…) cho phép rút ngắn thời gian sản
xuất, nhưng cũng chỉ đạt ở mức nhất định, bởi vì đối tượng lao động là cơ thể
sống có q trình sinh trưởng và phát triển riêng. Do vậy, lao động nơng, lâm,
thuỷ sản có lúc dồn dập, khẩn trương, có lúc nhàn rỗi và vì thế việc sử dụng đất
và lao động thế nào cho hợp lí là điều cần thiết.


11
d. Sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhất
là vào đất và khí hậu. Đặc điểm này bắt nguồn từ chỗ đối tượng lao động của
ngành là cây trồng, vật ni. Chúng chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có

đủ 5 yếu tố cơ bản của tự nhiên (nhiệt độ, nước, ánh sáng, khơng khí và chất
dinh dưỡng) trong đó yếu tố này không thể thay thế yếu tố kia và ngược lại. Các
yếu tố trên kết hợp và cùng tác động với nhau trong một thể thống nhất, chỉ cần
thay đổi một yếu tố là có thể có hàng loạt các kết hợp khác nhau và dĩ nhiên,
điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất.
Mỗi yếu tố là sự kết hợp của chúng thay đổi từ nơi này sang nơi khác,
những kết hợp ấy phụ thuộc vào từng lãnh thổ và từng thời gian (mùa) cụ thể.
Đất, khí hậu, nước với tư cách như tài nguyên quyết định khả năng (tự nhiên)
nuôi trồng các loại cây, con cụ thể trong từng lãnh thổ và khả năng áp dụng các
quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. vì vậy muốn phát triển và phân bố hợp lí
nơng, lâm, thuỷ sản cần hiểu rõ điều kiện tự nhiên, đồng thời tăng cường các
biện pháp khoa học - kỹ thuật để hạn chế sự phụ thuộc quá lớn của nó vào điều
kiện tự nhiên.

1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nơng, lâm nghiệp
Có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành
nơng, lâm, thuỷ sản nói chung và nơng, lâm nói riêng. Đó là vị trí địa lí, nhân tố
tự nhiên và nhân tố kinh tế - xã hội. Tuy các nhóm nhân tố này tác động đến cả 3
ngành nhưng lại có sự khác nhau về mức độ.
a. Vị trí địa lí
Vị trí địa lí là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sản
xuất nơng, lâm, thuỷ sản. Tính chất quan trọng đó được thể hiện ở chỗ cùng với
một số nhân tố tự nhiên (đất, khí hậu), vị trí địa lí quy định sự có mặt (hay
khơng có mặt), thuận lợi (hay khó khăn) của các hoạt động sản xuất. Chính vì
vậy mà các nước nằm ở khu vực nhiệt đới gần biển có khí hậu nắng lắm, mưa


12
nhiều sẽ thuận lợi cho trồng lúa, trồng rừng nhiệt đới và cận nhiệt, còn các nước
nhiệt đới nằm sâu trong nội địa ít mưa, tạo ra khu vực bán hoang mạc khô cằn,

mất đi khả năng phát triển nông nghiệp lúa nước, và phổ biến rừng xa van.
b. Điều kiện tự nhiên và Tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình và đất
+ Địa hình có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nông – lâm – thuỷ sản, mà
trước hết là nơng nghiệp và lâm nghiệp. Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho canh
tác, áp dụng cơ giới hoá, giữ được độ ẩm cho đất, hình thành những vùng nơng
nghiệp chun canh quy mơ lớn. Ngược lại địa hình dốc, việc làm đất, làm thuỷ
lợi đều gặp khó khăn, tốn kém trong cơng tác chống xói mịn, rửa trơi… Độ dốc
lớn trên 15 - 250 thường thích hợp cho phát triển lâm nghiệp. Địa hình cũng ảnh
hưởng tới việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi và các hoạt động lâm nghiệp.
+ Đất là tư liệu chủ yếu trong nơng nghiệp. Khơng có đất thì khơng có sản
xuất nơng, lâm nghiệp. Tài nguyên đất và đặc điểm của nó về số lượng, chất
lượng là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến quy mô, cơ cấu, sự phân bố sản
phẩm nông nghiệp.
Năng suất cây trồng cũng như việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp
khác phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất, độ mùn trong đất, thành phần cơ
giới, cơ cấu và tầng dày của đất. Cây thường cho năng suất cao trên đất tơi xốp,
thốt nước, thốt khí, đủ ẩm, tầng canh tác dày và có những đặc tính vật lí, hố
học phù hợp. Ngược lại, cây trồng cho năng suất khi đất chặt, chai cứng, độ tơi
xốp kém. Đặc biệt một số cây chỉ trồng được ở một số loại đất nhất định. Vì thế
dân gian mới có câu “Đất nào cây ấy”
Đất là tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với nông nghiệp, nhưng không
phải là tài ngun vơ tận. Trên phạm vi tồn thế giới, đất nơng nghiệp chiếm tỉ
trọng nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên, trong khi đó dân số khơng ngừng tăng
lên. Một số khu vực đất hoang tuy còn nhiều nhưng khả năng khai hoang, mở
rộng diện tích bị hạn chế. Ở nhiều nơi đất đang bị thoái hoá do xâm thực rửa


13
trơi, hoang mạc hố và nhất là sự khai thác khơng hợp lí của con người. Vì vậy,

việc sử dụng hợp lí, bảo vệ tài nguyên đất là một trong những vấn đề quan trọng
hàng đầu đối với sản xuất nơng nghiệp.
- Khí hậu và nguồn nước
+ Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm… có ảnh
hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ, khả năng xen
canh tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở từng địa phương. Mỗi loại cây
trồng, vật ni chỉ thích hợp với những điều kiện khí hậu nhất định. Vượt qua
giới hạn cho phép, chúng sẽ phát triển chậm thậm chí bị chết.
Chính vì vậy, sự phân đới nơng nghiệp trên thế giới phụ thuộc rõ nét vào
sự phân đới khí hậu. Vùng nhiệt đới có nguồn nhiệt dồi dào, lượng mưa lớn, số
giờ nắng nhiều thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển quanh năm của cây
trồng, tăng khả năng thâm canh, gối vụ, rừng có nhiều tầng và thường xanh. Các
điều kiện thời tiết bất thường như lũ lụt, hạn hán, bão cũng gây nhiều khó khăn
cho sản xuất nông nghiệp. Đối với lâm nghiệp và thuỷ sản, khí hậu cũng có thể
tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn trở ngại cho hoạt động sản xuất.
+ Nước đối với ngành thuỷ sản là điều kiện khơng thể thiếu được vì đơn
giản là khơng có nguồn nước thì khơng có ngành này. Cịn đối với nơng nghiệp,
nước cũng rất cần thiết như ông cha ta đã khẳng định “nhất nước nhì phân”.
Nước là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật
nuôi. Nước cần để tưới cho cây trồng, cung cấp nước uống cho gia súc. Những
nơi có nguồn nước dồi dào thường tạo nên các vùng nông nghiệp trù phú.
Ngược lại, nông nghiệp thường không phát triển được ở những nơi mà nguồn
nước khan hiếm. Tuy nhiên, ở nơi có nguồn nước dồi dào thì vẫn có sự phân hố
theo mùa. Do đó, trong sản xuất nơng nghiệp cần phải có biện pháp thuỷ lợi để
tiêu nước vào mùa mưa và cấp nước vào mùa khô.
- Sinh vật
Trong nông nghiệp, sự đa dạng về giống, lồi là tiền đề hình thành và phát
triển các giống vật nuôi, cây trồng, tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu ngành thích



14
hợp với những điều kiện tự nhiên và điều kiện sinh thái khác nhau. Các diện tích
đồng cỏ, bãi chăn thả và diện tích mặt nước tự nhiên là cơ sở thức ăn để phát
triển ngành chăn nuôi. Dưới tán rừng có thể phát triển các cây trồng hàng năm.
c. Kinh tế - xã hội
Nếu như các nhân tố tự nhiên là cơ sở để hình thành và phát triển nơng nghiệp
thì các nhân tố kinh tế - xã hội lại đóng vai trị quyết định. Cùng có các nhân tố tự
nhiên như nhau, nhưng sự phát triển các ngành ở mỗi lãnh thổ (vùng, quốc gia) có
thể rất khác nhau. Điều đó được quyết định bởi các nhân tố kinh tế - xã hội.
- Dân cư và nguồn lao động
+ Dân cư lao động có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp, dân cư vừa là lực
lượng sản xuất trực tiếp, vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành này.
Dưới góc độ là lực lượng sản xuất, số lượng và chất lượng nguồn lao động
có ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp cả theo chiều rộng (mở rộng diện tích,
quy mơ sản xuất) và chiều sâu (thâm canh, tăng vụ). chính nhờ sức lao động của
con người là lực lượng sản xuất chủ yếu trong hầu hết các khâu của q trình
sản xuất khơng thể tự động hố bằng máy móc, mà phải được thực hiện bằng lao
động chân tay.
Con người với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất sẽ tạo ra khả năng
đưa nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Với tư cách là lực lượng sản
xuất, con người được đào tạo, có học vấn, có trình độ chun mơn kỹ thuật sẽ
thúc đẩy khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, giúp tăng năng suất và hiệu
quả sản xuất.
Dưới góc độ là thị trường tiêu thụ, số dân có ý nghĩa quyết định đến quy
mô sản xuất nông nghiệp. Dân số càng đơng thì nhu cầu về lương thực, thực
phẩm, hàng tiêu dùng từ rừng càng lớn và vì vậy, các ngành thuộc khu vực I
cũng phải phát triển tương ứng với nhu cầu của dân cư. Những đặc tính về
phong tục, tập quán, thói quen tiêu dùng cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc
lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp.



15
- Khoa học - kỹ thuật
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã tạo ra bước chuyển biến mới và
đưa nông nghiệp trở thành ngành sản xuất tiên tiến, một dạng sản xuất kiểu công
nghiệp. Nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng đó là đưa nơng nghiệp lên giai
đoạn đại cơ khí, đẩy mạnh các q trình trực tiếp trong nông nghiệp. Áp dụng
rộng rãi các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất kỹ thuật hoàn thiện làm giảm thiểu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, chủ
động hơn trong các hoạt động sản xuất, nâng cao năng suất và sản lượng nông
phẩm.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, hệ
thống điện nước ảnh hưởng rõ rệt tới việc hình thành và phát triển nơng nghiệp
theo nghĩa rộng. Để có thể phát triển ngành này theo hướng sản xuất hàng hố,
một trong những điều kiện quan trọng là phải có cơ sở hạ tầng. Thực tiễn cho
thấy, ở những vùng có cơ sở hạ tầng tốt thì đó là tiền đề để hình thành và phát
triển nơng nghiệp sản theo hướng thị trường, cịn những vùng có cơ sở hạ tầng
kém phát triển thì hầu như sản xuất chỉ mang tính chất tự cung tự cấp, khơng có
sự trao đổi hàng hoá giữa các vùng. Mặt khác, cơ sở hạ tầng yếu kém ở nơng
thơn làm tăng chi phí marketting, hạn chế thị trường địa phương và xuất khẩu.
Vì thế, cải thiện điều kiện giao thông là vấn đề thiết yếu để tăng cường liên kết
giữa người dân, kinh tế nông thôn với thị trường địa phương và thị trường quốc
tế. Phát triển giao thông nông thôn làm giảm chi phí vận chuyển và thúc đẩy các
hoạt động thị trường.
Hệ thống thơng tin thị trường đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy
nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hố. Thơng tin thị trường làm cho
người sản xuất và thương nhân nắm được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng,
giúp hướng dẫn canh tác, tiếp thị và đầu tư. Thông tin thị trường bao gồm giá cả



×