Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Chế định án treo trong Luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.01 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU........................................................................................................1
B. NỘI DUNG......................................................................................................1
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH ÁN TREO.......1
1. Khái niệm...................................................................................................1
2. Bản chất pháp lý........................................................................................2
3. Ý nghĩa của chế định án treo trong cơng tác đấu tranh và phịng ngừa
tơi phạm.........................................................................................................2
II. NỘI DUNG CHẾ ĐỊNH ÁN TREO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM..................................................................................................................3
1. Các căn cứ để được hưởng án treo........................................................3
1. Thời gian thử thách của án treo............................................................4
2. Hậu quả pháp lý của việc phạm tội mới trong thời gian thử thách
của người bị kết án........................................................................................5
4. Việc giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức giám sát,
giáo dục..........................................................................................................6
5. Hình phạt bổ sung áp dụng đối với người được hưởng án treo..........6
III. SO SÁNH QUY ĐỊNH VỀ ÁN TREO TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 2015 VÀ BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999..........................................7
IV. MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN
NGHỊ HOÀN THIỆN......................................................................................8
1. Hạn chế trong các quy định về chế định án treo trong Luật hình sự
Việt Nam hiện hành......................................................................................8
2. Những kiến nghị hoàn thiện...................................................................9
C. KẾT LUẬN..................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................11


1

ĐỀ TÀI: Chế định án treo trong Luật hình sự Việt Nam



A.

MỞ ĐẦU

Pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo
thực hiện, nó được coi là cơng cụ đắc lực và hiệu quả nhất để duy trì sự ổn định
của xã hội. Trong cơng tác duy trì trật tự xã hội thì việc đấu tranh chống tội
phạm là một hoạt động quan trọng nhất và bất kỳ Nhà nước nào cũng sử dụng
pháp luật hình sự để trấn áp tội phạm, đồng thời răn đe, giáo dục người phạm
tội. Cùng với việc quy định các hình phạt nhằm trừng trị các hành vi phạm tội,
thì luật hình sự cịn có các chế định đặc thù thể hiện tính nhân đạo nhằm cải tạo
những người trót lầm lỡ mà nhất thời phạm tội. Án treo là một trong những chế
định quan trọng của luật hình sự thể hiện rõ nét tính nhân đạo này
Nếu trong thời gian được hưởng án treo, người được hưởng án treo có
nhiều tiến bộ thì tịa án có thể rút ngắn hoặc chấm dứt thời gian thử thách, người
được hưởng án treo được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt và được xóa án tích
khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp,
người được hưởng án treo đã thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử
thách.
Đề tài sẽ làm rõ nội dung: “Chế định án treo trong Luật hình sự Việt Nam”
để đi làm rõ các vấn đề này trên cả hai phương diên lý luận và thực tiễn áp dụng.

B. NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH ÁN TREO
1. Khái niệm
Án treo là một chế định pháp lý hình sự liên quan đến việc chấp hành hình
phạt của người bị kết án. Án treo được hiểu là biện pháp miễn chấp hành hình
phạt tù có điều kiện, hình phạt đối với người vi phạm pháp luật ở mức độ ít
nghiêm trọng, khi bị xử phạt tù khơng q ba năm, có nhân thân tốt, có nhiều

tình tiết giảm nhẹ và xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã


2

hội mà vẫn có thể cải tạo được, tịa án có thể miễn chấp hành tại trại giam mà để
cho người bị kết án tự cải tạo dưới sự giám sát, quản lý giáo dục của chính
quyền tại địa phương tại nơi cư trú.
2. Bản chất pháp lý
Từ khái niệm trên, chúng ta có thể nhận thấy bản chất pháp lý của án treo
trong luật hình sự Việt Nam qua các đặc điểm sau:
Thứ nhất, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện
Thứ hai, người hưởng án treo phải chịu một thời ian thử thách nhất định từ
01 năm đến 05 năm và trong thời gian đó pải chịu sự giám sát của cơ quan, tổ
chức được Tòa án giao trách nhiêm giám sát và giáo dục.
Thứ ba, trong thời gian thử thách, nếu người bị án treo phạm tội mới thì
phải bị buộc chấp hành hình phạt tù trong bản án cho hưởng án treo trước đó,
cộng them hình phạt của bản án về hành vi phạm tội mới thực hiện.
3. Ý nghĩa của chế định án treo trong công tác đấu tranh và phịng
ngừa tơi phạm
Án treo có tác dụng khuyến khích người bị kết án tự lao động cải tạo để
hoàn lương, với sự giúp dỡ tích cực của chính quyền địa phương nơi cư trú, cơ
quan cơng tác, gia đình, người thâ, bạn bè và xã hội.
Có thể thấy rằng, án treo là biểu hiện rõ nét của phương châm “trừng trị kết
hợp với giáo dục” và thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong pháp luật
hình sự của Nhà nước ta. Áp dụng đúng đắn các quy định về án treo sẽ có tác
dụng tốt là khơng buộc người bị kết án phải cách ly khỏi đời sống cộng đồng,
đồng thời cũng có thể giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội, hịa
nhập với mọi người. Do đó, họ sẽ cảm thấy phấn khởi hơn, hạnh phúc hơn,
mong muốn làm lại cuộc đời để giảm bớt tội lỗi mình đã gây ra, nâng cao ý thức

pháp luật của bản thân.


3

Ngoài ra, áp dụng đúng đắn các quy định về án treo sẽ đem lại lợi ích đáng
kể về mặt kinh tế. Cụ thể, Nhà nước ta sẽ tiết kiệm được khoản chi phí tương đối
lớn trong việc cải tạo họ trong các trại giam.
Có thể khẳng định rằng án treo là một chế định có vai trị hết sức quan
trong, đem lại ý nghĩa vô cùng to lớn, vừa thể hiện chính sách khoan hồng của
Nhà nước ta, vừa mang tính nhân văn, nhan đạo sâu sắc, đem lại những hiệu quả
không nhỏ trong công tác đấu tranh và phịng ngừa tội phạm, giữ vũng an ninh
chính trị và trật tự xã hội, đảm bảo được sự ổn định của đất nước.
II. NỘI DUNG CHẾ ĐỊNH ÁN TREO TRONG LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM
1. Các căn cứ để được hưởng án treo
Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Theo quy
định tại Điều 65 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì điều
kiện để được hưởng án treo là: Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào
nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy khơng cần
phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tịa án cho hưởng án treo và ấn định thời
gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian
thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
Như vậy, để được hưởng án treo thì người phạm tội phải đáp ứng các điều
kiện sau:
Một là, bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì. Những
người bị Tồ án phạt tù khơng q ba năm, khơng kể về tội gì đều coi là thoả
mãn đầu tiên để xem xét cho hưởng án treo. Đối với người bị xét xử trong cùng
một lần về nhiều tội hoặc có nhiều bản án mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt
chung khơng vượt q ba năm tù thì có thể xem xét để cho hưởng án treo. Trong

trường hợp này phải xem xét thận trọng và chặt chẽ trước khi quyết định cho
hưởng án treo.


4

Hai là, có nhân thân tốt được chứng minh là ngồi lần phạm tội này họ
ln chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của
cơng dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường
trú cụ thể, rõ ràng. Người được hưởng án treo phải là người có nhân thân tương
đối tốt, nghĩa là người đó phải là người chấp hành đúng chính sách, pháp luật,
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của bản thân, chưa có tiền án, tiền sự. Tuy nhiên,
đối với những người có tiền án, tiền sự, nếu xét tính chất của tiền án, tiền sự
cùng với tính chất của tội phạm mới thực hiện cũng như các căn cứ khác thấy
không cần thiết bắt họ phải chấp hành hình phạt tù thì cũng có thể cho hưởng án
treo, nhưng tinh thần chung là phải hạn chế và phải xem xét thật chặt chẽ.
Khi đánh giá nhân thân người bị kết án phải xem xét toàn diện tất cả các
yếu tố thuộc về nhân thân kể cả thái độ của họ sau khi phạm tội và qua đó đối
chiếu với u cầu phịng ngừa chung để xem xét có cần phải bắt họ chấp hành
hình phạt tù hay cho họ hưởng án treo.
Ba là, có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng
Bốn là, có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và khơng có tình tiết tăng nặng.
Năm là, người phạm tội phải có khả năng tự cải tạo và nếu khơng bắt họ đi
chấp hành hình phạt tù thì khong ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh phòng, chống
tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng.
1. Thời gian thử thách của án treo
Khi Tòa án quyết định cho người bị kết án tù được hưởng án treo thì đồng
thời Tòa án phải tuyên thời gian thử thách đối với người đó. Theo khoản 1 Điều
65 BLHS, thời gian thử thách là từ 01 năm đến 05 năm. Theo Nghị quyết số
02/2018/NQ-HĐTP thì khi cho người bị xử phạt tù hưởng án treo, Tòa án phải

ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng khơng được
dưới 1 năm và không được quá 5 năm (Điều 5).


5

Bên cạnh đó, BLHS cũng quy định tại khoản 4 Điều 65 BLHS các trường
hợp được rút ngắn thời gian thử thách nhằm mục đích khuyến khích người được
hưởng án treo tích cực giáo dục, rèn luyện bản thân để sớm được khẳng định là
cơng dân tốt, có ích cho xã hội. Cụ thể:
Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ
quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó
cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp
với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục
người đó.
Tịa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình
phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử
thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm
giám sát, giáo dục, Tịa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm
nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tịa án có
thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho
hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tịa án buộc
người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt
của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
2. Hậu quả pháp lý của việc phạm tội mới trong thời gian thử thách
của người bị kết án
Về bản chất, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.
Điều kiện để được miễn chấp hành hình phạt tù là người bị kết án phải trải qua

một thời gian thử thách nhất định do Tịa án quyết định và trong thời gian đó
khơng được cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2
lần trở lên và không được phạm tội mới.


6

Trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian
thử thách thì Tịa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước
và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của BLHS.
Còn trong trường hợp một người đang được hưởng án treo mà sau đó bị phát
hiện trước khi được hưởng án treo họ đã thực hiện một tội phạm khác, thì Tịa án
xét xử quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và người phạm tội đồng thời
phải chấp hành hai bản án.
4. Việc giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức giám sát,
giáo dục
Về vấn đề giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trong thời gian thử
thách khoản 2 Điều 65 Bộ luật hình sự quy định:
“Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ
quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó
thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm
phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát,
giáo dục người đó.”
Như vậy, người được hưởng án treo dù khơng phải cách ly khỏi đời sống xã
hội song trong hoạt động bình thường của mình, họ phải chịu một sự giám sát,
quản lý của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm. Đây là một sự hạn chế riêng
đối với những người được hưởng án treo. Sự theo dõi, giáo dục của chính quyền
địa phương với người được hưởng án treo nhằm đánh giá việc cải tạo của họ và
tránh cho họ những ảnh hưởng xấu dẫn đến việc phạm tội. Như vậy, vai trị của
chính quyền địa phương, của cơ quan nhà nước, của tổ chức xã hội trong cải tạo

người phạm tội được hưởng án treo là rất lớn.
5. Hình phạt bổ sung áp dụng đối với người được hưởng án treo
Đối với người được hưởng án treo, ngồi việc phải chịu hình phạt tù nhưng
được miễn chấp hành có điều kiện thì người bị kết án cịn có thể phải chịu hình
phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm


7

công việc nhất định theo quy định của Bộ luật hình sự. Đây là quyết định mang
tính chất tùy nghi do Tịa án quyết định áp dụng hoặc khơng áp dụng. Việc áp
dụng hình phạt bổ sung trong trường hợp này phải đúng với các tội phạm mà có
quy định hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định và đồng thời việc áp dụng hình phạt bổ sung
phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 35 và Điều 41 Bộ luật hình sự
hiện hành.
III. SO SÁNH QUY ĐỊNH VỀ ÁN TREO TRONG BỘ LUẬT HÌNH
SỰ NĂM 2015 VÀ BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999
So với Điều 60 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì chế định
về án treo quy định tại Điều 65 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã
được nhà làm luật sửa đổi, bổ sung về nội dung đầy đủ, bao quát hơn, câu từ rõ
nghĩa, chính xác hơn. Cụ thể là:
Một là, tại khoản 1, ngoài sử dụng ký tự số “03” thay cho chữ “ba”, nhà
làm luật bổ sung cụm từ “thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo
quy định của Luật thi hành án hình sự.”. Theo đó, các nghĩa vụ của người được
hưởng án treo phải thực hiện, được quy định tại Điều 64 Luật Thi hành án hình
sự năm 2010, bao gồm:
1. Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật,
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc;
tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung,

nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
2. Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám
sát, giáo dục.
3. Trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở
lên thì phải khai báo tạm vắng.
4. Ba tháng một lần trong thời gian thử thách người được hưởng án treo
phải nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật cho người trực tiếp giám


8

sát, giáo dục; trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có
nhận xét của Cơng an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình với
Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó.
Hai là, khoản 3 Điều 65 BLHS năm 2015 quy định trực tiếp và chỉ rõ chủ
thể là “Tịa án” có thể quyết định áp dụng hình phạt bổ sung nếu trong điều luật
áp dụng có quy định loại hình phạt này đối với người được hưởng án treo thay vì
sử dụng quy phạm dẫn chiếu như tại Khoản 3 của BLHS năm 9999.
Ba là, tại khoản 5 Điều 65 BLHS năm 2015, nhà làm luật đã bổ sung quy
định quan trọng nhằm bảo đảm người được hưởng án treo phải chấp hành tốt các
nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định trong thời gian thử thách. Nếu người được
hưởng án treo trong thời gian thử thách cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại
Điều 64 Luật Thi hành án hình sự từ 02 lần trở lên, thì Tịa án có thể quyết định
buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.
Đây là điểm bổ sung hoàn toàn mới, mà trước đó, quy định về án treo tại Điều
44 BLHS năm 1985, Điều 60 BLHS năm 1999 chưa đề cập đến.
IV. MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN
NGHỊ HOÀN THIỆN
1. Hạn chế trong các quy định về chế định án treo trong Luật hình sự
Việt Nam hiện hành

Quy định tại Điều 65 BLHS năm 2015 vẫn chưa khắc phục được những tồn
tại, vướng mắc từ thực tiễn áp dụng chế định này mà trước đó, Điều 60 BLHS
năm 1999 vẫn chưa giải quyết được đó là:
Thứ nhất, cũng như các điều luật quy định về án treo trước đây, Điều 65
BLHS năm 2015 vẫn chưa đưa ra được khái niệm về án treo.
Thứ hai, trường hợp người phạm tội trong thời gian thử thách, khi bị kết án
họ có được hưởng án treo một lần nữa khơng? Quy định tại khoản 5 Điều 65
BLHS năm 2015, có thể hiểu rằng người nào được hưởng án treo mà phạm tội
mới trong thời gian thử thách, không phân biệt lỗi cố ý hay vô ý cũng không


9

phân biệt tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm
trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thì đều bị Tịa án buộc phải chấp hành
hình phạt của bản án trước rồi tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy
định tại Điều 56 của BLHS năm 2015.
Vấn đề đặt ra từ quy định này, đó là, có phải bất cứ trường hợp nào mà một
người đã được hưởng án treo lại phạm tội trong thời gian thử thách thì Tịa án
đều khơng cho họ được hưởng án treo một lần nữa? Vấn đề này do luật không
quy định, nên thực tiễn xét xử áp dụng khơng thống nhất, tạo nên sự hồi nghi
về tính nghiêm minh của pháp luật, mà theo đó, trong thời gian thử thách người
được hưởng án treo lại phạm tội mới là tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng;
lỗi vơ ý; có nhiều tình tiết giảm nhẹ;…có Tịa án xem xét cho người bị kết án
hưởng án treo một lần nữa. Nhưng cũng có Tịa án “kiên quyết”khơng cho bị
cáo được hưởng án treo.
2. Những kiến nghị hoàn thiện
Thứ nhất, bổ sung khái niệm về án treo; cách tính thời gian thử thách của
án treo vào khoản 1 và khoản 2 Điều 65 BLHS năm 2015. Sau khi bổ sung,
khoản 1 và khoản 2 Điều luật này có thể được viết lại như sau:

“1. Án treo là miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Khi xử phạt tù
không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết
giảm nhẹ, nếu xét thấy khơng cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tịa án
cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực
hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án
hình sự.
2. Bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án đầu tiên cho hưởng án
treo. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ
quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó
cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp


10

với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục
người đó.”
Thứ hai, quy định bổ sung trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản
án, mà cả hai bản án đều cho người bị buộc tội được hưởng án treo, thì Tịa án
tổng hợp hình phạt tù của hai bản án. Trong trường hợp này, chỉ khi hình phạt
chung của cả hai bản án khơng vượt quá ba năm tù thì mới cho hưởng án treo và
thời gian thử thách chung không được dưới một năm, khơng được q năm năm
và khơng được ít hơn mức hình phạt chung. Với hướng đề xuất này, khoản 3
mới được bổ sung vào Điều 56 BLHS năm 2015.

C.

KẾT LUẬN

Án treo là một chế định pháp luật ra đời rất sớm và với tính tích cực của
mình, án treo hiện nay được quy định rất rộng rãi trong luật hình sự của nhiều

nước. Song phụ thuộc vào điều kiện của từng nước, cũng như yêu cầu đấu tranh
chống tội phạm mà chế định này có vị trí khác nhau và được hiểu theo những
nghĩa khác nhau về bản chất ở mỗi nước. Tại Việt Nam, xét trên phương diện
thực tiễn áp dụng, nhiều trường hợp phạm tội đã sự lạm dụng thái quá chế định
này đã gây ra những hậu quả pháp lý tiêu cực – những trường hợp đáng xử phạt
tù giam thì lại cho hưởng án treo đã gây ra tâm lý coi thường pháp luật, ảnh
hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật. Chính vì vậy, trong điều kiện hội
nhập với mức độ nguy hiểm và tinh vi của tội phạm ngày càng gia tăng, chúng ta
cần tiến hành hoàn thiện chế định án treo cho phù hợp với yêu cầu đổi mới của
đất nước cũng như diễn biến của tình hình tội phạm trong thời kỳ đổi mới này.


11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Trường Đại học Kiểm Sát Hà nội, Giáo trình luật hình sự

Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014.
4.

GS.TS. Trần Minh Hưởng, So sánh Bộ luật hình sự năm

1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 với Bộ luật hình sự năm 2015 sửa
đổi, bổ sung năm 2017, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2018

5.
Một số website tham khảo:
/>ItemID=2037
/>%E1%BA%BF%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20%C3%A1n%20treo
%20trong%20B%E1%BB%99%20lu%E1%BA%ADt%20h
%C3%ACnh%20s%E1%BB%B1%20n%C4%83m%202015
/>


×