Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ỨNG DỤNG TRÊN NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT CỦA INTERFERON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP
BỘ MÔN THÚ Y

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
MIỄN DỊCH HỌC NÂNG CAO (NNY616)

ỨNG DỤNG TRÊN NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
CỦA INTERFERON

Giảng viên hướng dẫn:
PGs.Ts. TRẦN NGỌC BÍCH

Cần Thơ, 05/2021

Học viên thực hiện:
Huỳnh Trường Giang
Lâm Trần Bảo Trân
Phạm Phương Trường


MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang


2.1

Thuốc interferon alpha

3

2.2

Thuốc interferon gamma

4

2.3

Cấu trúc interferon

5

2.4

Gen và interferon loại III trên nhiễm sắc thể số 19 của người

5

2.5

Sự phát hiện ra interfenon

6


2.6

Đáp ứng miễn dịch chống VSV gây bệnh

7

2.7

Tính đặc hiệu của miễn dịch

8

2.8

Cơ chế tác dụng của interferon

9

2.9

Virus và interferon

12

2.10

Chế độ bão hòa cytokine trong Covid – 19 và tiềm năng pháp lý

12


2.11

a. Bệnh gumboro b. Hiệu giá kháng thể

13

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu bảng

Tên biểu bảng

Trang

2.1

Mô tả tác dụng sinh học interferon

10

2.2

Nghiên cứu và ứng dụng interferon trong phòng ngừa và chữa
bệnh cho gia cầm theo bảng phân loại sáng chế quốc tế IPC

13


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Viết đầy đủ

Nghĩa

IFN

Interferon

NK

Natural Killer

Tế bào tự diệt

MHC

Major Histocompatibility Complex

Phức hợp phù hợp tổ chức
chủ yếu

TNF

Tumor Necrosis Factor

Yếu tố hoại tử u


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
Ở Việt Nam, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), năm

2020 cho biết ngành chăn ni gặp rất nhiều khó khăn, ngồi tác động của đại dịch
Covid – 19, ngành còn chịu tác động không nhỏ của dịch tả heo châu Phi, cúm gia
cầm… Do đó, dịch bệnh đã làm tổn thất khơng nhỏ đối với người chăn nuôi, cũng như
sức khỏe của con người. Để đối mặt với đại dịch, từ xa xưa thì các nhà khoa học đã có
nhiều nghiên cứu điều trị bệnh. Trong đó, Interferon từ lâu được biết là những
cytokine có khả năng kháng lại virus bằng việc cản trở sự tổng hợp RNA và protein
của virus, quan trọng nhất là IFN – α và IFN – β (Tizard, 2004), kết quả của quá
trình này là ngăn cản sự xâm nhiễm của virus vào tế bào mới (Baron, 1970; Landolfo
et al., 1995; Tô Long Thành, 2009).
Năm 1957, Alick Isaacs và Jean Lindenuman ở viện nghiên cứu y học quốc gia
Ln Đơn đã tiến hành một thí nghiệm quan trọng mang tính lịch sử: Nhiễm virus cúm
sống vào phơi gà đang phát triển, mà trước nhiễm virus cúm bất hoạt bằng nhiệt thì
virus mới khơng thể nhân lên được. Nếu nghiền phôi gà thành hỗn dịch rồi tiêm truyền
vào phơi gà khác thì cũng ngăn cản sự nhân lên của các virus trong phôi gà. Hai ông
cho rằng hiện tượng này có liên quan đến sự tạo thành một protein là interferon (IFN).
Schulz et al., 1995, cho biết interferon alpha gà (ChIFNα) là tác nhân chống virus đầy
tiềm năng, có hoạt tính cảm ứng promotor Mx cao. Ngồi ra, cịn có tác dụng làm
giảm tình trạng nhiễm virus Newcastle khi cho uống với liều cao (Marcus et al., 1999),
ChIFNα có khả năng phịng và trị nhiều bệnh do virus khác trên gia cầm như bệnh
cúm gia cầm do virus cúm H9N2 (Meng et al., 2011), có tác dụng phịng bệnh khá tốt
đối với bệnh Gumboro và Newcastle trên gà thương phẩm (Mo et al., 2001). IFN vừa
là chất chống virus trong dự phòng và điều trị các bệnh nhiễm trùng do virus và trong
điều trị ở người các khối u, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Pei et al., 2001), ức chế
sự tăng sinh khối u do Rous sarcoma virus (Plachy et al., 1999). Những thành công
ban đầu như vậy đã làm tăng đáng kể nhu cầu quy mô lớn sản xuất và tinh chế rộng rãi
và đặc tính của IFN (William, 2001). Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ sinh
học interferon alpha (IFN – α) đã được sản xuất với qui mô lớn và chứng minh có hiệu
quả trong việc phịng và trị đối với một số bệnh do virus trên người (Livonesi et al.,
2007) và động vật (Mo et al., 2001; Marcus et al., 1999).
5



Qua đó ta thấy rằng interferon có thể mang lại sự thuyên giảm lâu dài trong một
số bệnh lý ác tính nhất định đã được thiết lập rõ ràng. Tuy nhiên, cơ chế đạt được điều
này là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu lâu dài, bởi tính chất bán kháng nguyên của
virus. Trong bài báo cáo này, chúng ta sẽ biết đến khả năng của IFN trong việc ức chế
sự phát triển của khối u, một số bệnh phổ biến trên dộng vật và các cơ chế dẫn đến sự
ức chế tăng trưởng và chết tế bào.

6


CHƯƠNG 2 NỘI DUNG
2.1 Tổng quan về interferon
2.1.1 Interferon là gì?
Interferon là một nhóm các protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ
miễn dịch ở hầu hết các động vật, nhằm chống lại các tác nhân ngoại lai như virus, vi
khuẩn, ký sinh trùng,…. Interferon đóng vai trò quan trọng trong cửa ngõ miễn dịch, là
hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể chống lại virus và sự phát triển bất thường của tế
bào. Interferon được tế bào sản xuất ra khi tế bào cảm thụ với virus, chất này có đặc
tính ức chế sự hoạt động của ARN, dẫn đến ức chế sự sinh sản của virus. Chúng có hai
chức năng chính là hạn chế virus nhân và kích thích hoạt động của các tế bào miễn
dịch khác để tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus, các tế bào vi khuẩn hay các tế bào ung
thư.
Interferon (IFN) là các protein được sản xuất bởi nhiều loại tế bào trong phản
ứng viêm đối với nhiễm trùng. Sản xuất của chúng được kích hoạt bởi hệ thống miễn
dịch để đáp ứng với các mầm bệnh hoặc cytokine. Sau khi được kích hoạt, chúng gây
ra nhiều thay đổi phân tử ảnh hưởng đến phản ứng của tế bào bao gồm cả sự phát triển
và viêm của tế bào. IFN có thể đóng cả hai vai trị bệnh lý và có lợi trong hệ thần
kinh. IFN nội sinh đóng một vai trị nào đó trong các bệnh nhiễm virus ở hệ thần kinh.

Nghiên cứu cho thấy IFN cũng có thể có lợi trong việc điều trị các bệnh do virus, tự
miễn dịch và ung thư khác của hệ thần kinh.

Hình 2.1 Thuốc interferon alpha
( />
7


Hình 2.2 Thuốc interferon gamma

( />2.1.2 Phân loại
Các IFN được chia thành ba type: type I, II và III. Trong đó type I được cho là
loại ứng dụng nhiều nhất vào sản xuất.
Type I bao gồm IFN – α và IFN – β. IFN – α có ít nhất 13 type phụ, trọng lượng
phân tử khoảng 18 kD. Các gen mã hóa cho chúng 85% có tính tương đồng. Nguồn tế
bào chính sản xuất IFN – α là bạch cầu đơn nhân. IFN – β là glycoprotein với trọng
lượng phân tử là 20 kD, là sản phẩm đơn gen. Tế bào chủ yếu sản xuất IFN – β là
nguyên sơ bào.
Type II là IFN – γ hay còn gọi là IFN miễn dịch vì chúng chủ yếu do tế bào T
hoạt hóa tạo thành nên thực chất cũng là một lymphokin. IFN là glycoprotein gồm hai
chuỗi giống nhau với trọng lượng phân tử là 21 và 24 kD được mã bởi các gen giống
nhau.
Type III bao gồm IFNλ1, IFNλ2 và IFNλ3 (còn được gọi là IL – 29, IL – 28A

và IL – 28B, tương ứng) và IFNλ4 được xác định gần đây. Chức năng tương tự IFN
loại I nhưng hoạt động bị hạn chế, vì sự biểu hiện của thụ thể của chúng bị hạn chế
phần lớn ở bề mặt tế bào biểu mô.

8



Hình 2.3 Cấu trúc interferon
( />uan_Duoc_sinh_hoc_chan_nuoi_30.05.2014.pdf)

Hình 2.4 Gen và interferon loại III trên nhiễm sắc thể số 19 của người
( />uan_Duoc_sinh_hoc_chan_nuoi_30.05.2014.pdf)
2.1.3 Đặc điểm của interferon
2.1.3.1 Sự hình thành interferon
Năm 1957, Isaacs và Lindenmann lần đầu tiên mô tả interferon (IFN) như một
chất kháng virus, thí nghiệm chứng minh interferon hiện diện của interferon. Trong đó,
Isaacs và Lindenmann đã thêm virus cúm bất hoạt nhiệt vào màng đệm trứng gà. Các
màng này sau đó được rửa để loại bỏ virus chưa được hấp thụ và được ủ ở 37 °C trong
9


18 đến 24 giờ. Các màng sau đó được loại bỏ khỏi dịch ni cấy, sau đó virus cúm
sống được thêm vào và sự sao chép của nó bị ức chế. Do đó, các mơ tiếp xúc với virus
bất hoạt đã giải phóng một yếu tố gây nhiễu chuyển giao (kháng virus) sang các mô
tươi, yếu tố này được gọi là interferon.
Sự cảm ứng trong quan điểm lịch sử interferon cũng được chứng minh với virus
cúm bất hoạt bằng UV (Burke và Isaacs, 1958) và các myxovirus khác (Burke và
Isaacs, 1958). Tyrrell (1959), Đã tìm thấy interferon trong mơi trường nuôi cấy tế bào
thận bê bị nhiễm virus cúm sống; Interferon này khơng có hoạt tính phát hiện được
trong tế bào gà con và ngược lại, do đó làm nảy sinh khái niệm “tính đặc hiệu của
lồi” của interferon.

Hình 2.5 Sự phát hiện ra interfenon
(Isaacs và Lindenmann, 1957)
Tác dụng chống tăng sinh của IFN lần đầu tiên được mô tả vào năm 1962 bởi
Paucker, người đã chỉ ra rằng việc tế bào L tiếp xúc trong 24 giờ với virus bệnh

Newcastle được chiếu xạ bằng tia UV hoặc với interferon dẫn đến sự suy giảm tạm
thời trong sự phát triển của tế bào.
Interferon khơng phải chỉ do virus kích thích tạo thành mà còn do hàng loạt các
chất cảm ứng khác (interferongen) như các ARN lạ hai sợi, polysaccarit của vi sinh
vật, polynucleotit tổng hợp (polyIC, polyGC), một số thuốc gây dãn mạch như
theophyllin, pirydamol, dibazol; một số loại vaccine ho gà – uốn ván – bạch hầu, độc
tố vi khuẩn, phức hợp kháng nguyên – kháng thể ,... Do đó, thơng tin để hình thành
IFN khơng phải nằm trong hệ gen của virus mà trong hệ gen của tế bào.
10


Hình 2.6 Đáp ứng miễn dịch chống VSV gây bệnh
( />Hiện nay người ta biết đến 22 gen ở nhiều loại tế bào khác nhau của người như
đại thực bào, tế bào lympho, tế bào diệt tự nhiên (NK), nguyên bào sợi, các tế bào
thuộc các cơ quan miễn dịch trung tâm và ngoại vi (tuyến ức, tủy xương, lách, mảng
peyer,...) có khả năng sản xuất IFN ở người. Ở trạng thái bình thường các gen này bị
ức chế. Chính virus và các chất cảm ứng tạo IFN khác có tác dụng giải kìm hãm và
hoạt hóa các gen để chúng phiên mã tạo IFN.
2.1.3.2 Tính chất
IFN dễ bị các enzyme phân giải protein như trypsine, pepsine, papaine phân hủy.
IFN rất bền nhiệt. Hoạt tính IFN bị mất khi đun nóng 60 – 75°C trong 1 giờ hoặc đun

11


sơi 100°C trong 5 phút. Ở nhiệt độ 4°C có thể bảo quản trong nhiều tháng. Ngoài ra,
IFN cũng bền ở pH thấp, ở pH = 2 hoạt tính hầu như khơng bị mất.
IFN có tính kháng ngun yếu, chúng xuất hiện sau 1 – 2 giờ tế bào bị kích thích
và tồn tại trong máu một vài ngày đến một vài tuần. Sự ức chế của IFN khơng mang
tính đặc hiệu bởi vì chúng khơng tác động trực tiếp lên virion như kháng thể mà chỉ

cảm ứng để tế bào chủ sản sinh ra chất ức chế sự nhân lên của virus. Tuy nhiên, IFN
lại có “tính đặc hiệu lồi”. Ví dụ IFN do tế bào người sản sinh ra chỉ có tác dụng ức
chế sự nhân lên của virus trong tế bào người mà rất kém hiệu lực đối với tế bào chuột
hoặc gà. Tương tự như vậy, IFN của tế bào chuột khơng có hiệu lực với tế bào người
và gà. Tính đặc hiệu này do thụ thể đặc hiệu type quyết định. Vì vậy đây là sự hạn chế
của IFN.

Hình 2.7 Tính đặc hiệu của miễn dịch
( – tuc/thong – tin – suc – khoe/y – nghia – cua – lieu –
phap – mien – dich – trong – dieu – tri – ung – thu/)
2.1.3.3 Cơ chế và tác dụng interferon
Cơ chế hoạt động của interferon được cho là tác động lên nhiều loại tế bào.
(Nguyễn Quốc Bình và cs., 2014):
1. Khi tế bào bị chết do virus ly giải tế bào, tế bào đó tiết ra interferon.
2. Những tế bào lân cận khi tiếp nhận interferon sẽ lập tức tiết ra một số lượng
lớn enzyme (PKR – Protein Kinase R). PKR làm giảm tổng hợp protein, phá hủy ARN
của cả virus là của tế bào, giảm tổng hợp protein vì giảm ARN.
12


3. Interferon sẽ làm tăng hoạt động của các genes (ISGs) – gene kháng viruses.
4. Ngồi ra, inteferon cịn có thể làm giảm thiểu lây nhiễm của virus bằng cách
tăng hoạt tính của protein P53 (mã hóa bởi gene tp53: Tumor suppressor gene) protein
này làm tăng apoptosis những tế bào bị nhiễm virus.
5. Chức năng khác của interferon là tăng sự hiện diện của protein virus lên tế bào
T, làm tăng khả năng miễn dịch toàn cơ thể.
6. Interferon gamma hoạt hóa trực tiếp Immune cells, như Macrophages và
Natural killer cells.

Hình 2.8 Cơ chế tác dụng của interferon

(http://xn – – vimgan – jva.vn/interferon – la – gi/)
Khi virus hoặc các tác nhân cảm ứng sản sinh IFN khác xâm nhập vào tế bào
eukaryot, sau vài giờ hoặc thậm chí sau vài ngày IFN sẽ chui qua màng sinh chất ra
ngoài, gắn vào thụ thể dành cho nó trên bề mặt tế bào cận kề. Có hai loại thụ thể đặc
hiệu dành cho IFN, một loại dành chung cho cả IFN – α và IFN – β và một loại dành
cho IFN – γ. IFN tác động như một hormone, nhờ AMP vòng tác động vào nhân tế
bào, cảm ứng bộ gen tế bào tổng hợp ít nhất hai enzyme là kinaza và 2.5 –
oligoadenylat – syntetaza. Cả hai enzyme này đều được hoạt hóa khi có virus xâm
nhập vào tế bào. Kinaza photphoryl hóa và làm bất hoạt yếu tố kéo dài EF – 2
(elongation factor – 2), do đó ức chế tổng hợp protein. Còn 2,5 – oligoadenylat –
syntetaza hoạt hóa enzyme ribonucleaza phá hủy ARN thơng tin của virus và do đó
cũng ức chế ln q trình tổng hợp protein của virus.
Chức năng sinh học quan trọng nhất của IFN là cảm ứng để tế bào sản ra protein
ngăn cản sự khởi đầu dịch mã và phá hủy ARN thông tin của virus. Bằng chứng là ở các
13


bệnh nhiễm virus như cúm, sởi, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản... vào những ngày
đầu IFN xuất hiện trong máu với hàm lượng tăng dần. Lượng IFN càng tăng thì số
lượng virus càng giảm và bệnh càng mau bị đẩy lùi. Nhiều người cho rằng vai trò ức chế
sự nhân lên của virus chủ yếu là do IFN, vì IFN được hình thành tại chỗ và nhanh chống
hơn kháng thể đặc hiệu, còn kháng thể xuất hiện sau, chỉ có tác dụng lâu dài chống tái
nhiễm.
Ức chế sự tăng sinh nhanh chóng của tế bào ác tính, điều này cũng là do tác động
ngăn cản quá trình dịch mã và tổng hợp protein. IFN – α được dùng để ức chế sự tăng
sinh của các tế bào ung thư ví dụ như ung thư bạch cầu tế bào tua (tế bào ác tính
lympho B có tua sinh chất), u mạch (angioma) ở trẻ...
Hoạt hóa tế bào NK để chúng phá hủy tế bào đơn nhiễm virus.
Tăng cường sự biểu hiện của glycoprotein MHC lớp I và II kháng nguyên virus
trên bề mặt tế bào, tạo điều kiện cho các tế bào của hệ thống miễn dịch nhận diện

kháng nguyên virus.
Ngồi ra, IFN – γ cịn thúc đẩy q trình điều hịa miễn dịch, q trình biệt hóa
của lympho T, NK, ĐTB. Bằng cách thấm vào tế bào xung quanh, tác dụng chính của
nó là chống virus lan ra. Tăng tổng hợp phân tử MHC II dễ bề trình diễn kháng nguyên
tốt hơn, tăng tế bào NK và tăng hoạt năng của TNF – α (Vũ Triệu An và Jean Claude
Homberg, 2001).
Bảng 2.1 Mô tả tác dụng sinh học interferon (Vũ Triệu An và Jean Claude
Homberg, 2001)
Tên

Nguồn gốc và cấu
trúc

Cơ quan cảm thụ R

Chức năng

IFN – α
IFN – β

ĐTB, tế bào B
Nguyên bào xơ

Receptor chung cho cả
IFN – α và IFN – β

Hoạt hóa Tc (tế bào
độc), NK và ĐTB

IFN – γ


Tế bào T hoạt hóa,
NK

Receptor khác receptor
của IFN – α và IFN – β

Hoạt động chống
virus, tăng biểu lộ
MHC lớp II

2.2 Ứng dụng trong phòng và điều trị bệnh trên người và động vật
Cho đến nay chưa có kháng sinh hữu hiệu chống virus, do đó IFN được xem là liệu
pháp lý tưởng để chống bệnh do virus gây ra. Do đó, IFN đã được đầu tư nghiên cứu và sản

14


xuất ở quy mô thương mại. Bằng kỹ thuật tái tổ hợp ADN, gen tạo IFN của người được
tách dòng và đưa vào E. coli để chúng sản ra một lượng đáng kể IFN trong nồi lên men.
2.2.1 Interferon trong phòng ngừa và chữa bệnh cho người
IFN cũng thu được kết quả rất khả quan trong các trường hợp ung thư vòm họng,
ung thư não, ung thư cổ tử cung, chống virus herpes gây mụn gộp đường sinh dục,
virus gây bệnh u nhú. Hiện nay IFN đang được dùng kết hợp với tribavirin để chống
virus viêm gan B, C cơ thể của người nhiễm viêm gan virus thường không đủ lượng
interferon để tiêu diệt virus, vì vậy cần phải tiêm thuốc interferon để cơ thể có đủ quân
số để tiêu diệt virus và được coi là thuốc phụ trợ ZDV (AZT) trong điều trị AIDS.
Kumada H và cs., 2010; Lin SM và cs., 2007, Cho biết những bệnh nhân được điều trị
với IFN và có đáp ứng thì giảm được nguy cơ xơ gan, HCC và tăng thời gian sống nói
chung. Đặc biệt, nhóm bệnh nhân đã xơ gan mà chức năng cịn bù trừ tốt thì hiệu quả

về ngăn ngừa biến chứng lâu dài và thời gian sống thêm cũng khơng thua kém mà có
khi cịn tốt hơn nhóm bệnh nhân chưa xơ gan.
Trong tình hình dịch bệnh Covid – 19 hiện nay, cho đến nay khơng có phương
pháp điều trị chống virus nào đặc hiệu nào với coronavirus ở người, vì vậy các phương
pháp điều trị chỉ mang tính hỗ trợ. Interferon (IFN) đóng vai trị quan trọng trong
phòng tuyến đầu tiên chống lại virus. Cơ chế phòng vệ phức tạp này có thể được ứng
dụng vào các liệu pháp kháng virus an toàn và hiệu quả, khi hiểu rõ được cơ chế sinh
học của chúng. Một tổng quan chi tiết gần đây đã miêu tả những tiến bộ về sự hiểu biết
của chúng ta đối với đáp ứng bẩm sinh chống lại coronavirus trên người được điều hoà
bởi interferon type I và type III (Park, 2020). Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu khơng
có lợi ích rõ rệt nào trong thử nghiệm lâm sàng khi kết hợp với Ribavirin (Omrani,
2014; Shalhoub, 2015; Arabi, 2017), nhưng nghiên cứu invitro cho thấy interferon
(IFN) có hiệu quả một phần chống lại coronavirus. Ngồi ra khi IFN kết hợp với
ribavirin có thể có hoạt tính chống coronavirus cao hơn IFN đơn thuần (Nguyễn Trung
Cấp, 2020). Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có kiểm sốt, đa trung tâm, Pha 2 từ
Hồng Kơng đã phân nhóm ngẫu nhiên 127 bệnh nhân Covid – 19 từ nhẹ đến trung
bình (trung bình 5 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng) để được dùng Lopinavir đơn
độc hoặc dùng kết hợp Lopinavir với Ribavirin và interferon (Hung, 2020). Kết quả
chỏ thấy những bệnh nhân này, dường như interferon đã tạo nên sự khác biệt. Tính đến
15


thời điểm hiện tại, đây là thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có kiểm sốt lớn duy nhất
cho kết quả có đáp ứng về mặt virus học đối với một thuốc cụ thể, hiệu quả trên lâm
sàng còn chưa được khẳng định. Mặc khác, Interferon dạng hít vẫn được khuyến cáo
như là một lựa chọn điều trị trong hướng dẫn điều trị Covid – 19 của Trung Quốc
( – tuc/chi – tiet/dai – cuong – ve – coronavirus/920).

Hình 2.9 Virus và interferon
(Qing Ye và cs., 2020)


Hình 2.10 Chế độ bão hòa cytokine trong Covid – 19 và tiềm năng pháp lý
(Qing Ye và cs., 2020)

16


2.2.2 Interferon trong phòng ngừa và trị bệnh cho động vật
Sử dụng IFN – α trong việc phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm… là một giải
pháp thay thế kháng sinh an tồn và hiệu quả cao.
Trong chăn ni gia cầm: Các protein tổng hợp có khả năng kích thích miễn dịch
cho gia cầm, như: cytokine, interferon, interleukine, lymphokine, chemokine.
Biểu đồ 2.2 Nghiên cứu và ứng dụng interferon trong phòng ngừa và chữa bệnh
cho gia cầm theo bảng phân loại sáng chế quốc tế IPC (Trung tâm Thông tin Khoa
học và Công nghệ TP. HCM, 2014)
Theo Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP. HCM (2014) cho biết, đã
tiếp cận được 154 sáng chế. Khi đưa vào bảng phân loại sáng chế quốc tế IPC
(International Patent Classification), nhận thấy:
25% lượng sáng chế thuộc hướng nghiên cứu ứng dụng interferon.
75% lượng sáng chế thuộc hướng nghiên cứu sản xuất interferon.
Hiện nay, Interferon được ứng dụng hiệu quả trong điều trị một số bệnh do vi
sinh vật ngoại lai gây ra trên gia cầm như: phòng ngừa và điều trị các bệnh gây ra bởi
virus cúm gia cầm H5N1 bằng việc sử dụng interferon và chất ức chế neuraminidase,
Marek, Gumboro, viêm gan B, giảm độc dược của Salmonella, điều trị bệnh nhiễm
trùng cho gia cầm...

Hình 2.11 a. Bệnh gumboro

b. Hiệu giá kháng thể (Trung tâm Thông tin Khoa
học và Công nghệ TP. HCM, 2014)


( />uoc_sinh_hoc_chan_nuoi_30.05.2014.pdf)

Giai đoạn gà 3 – 6 tuần tuổi rất mẫn cảm với bệnh Gumboro, tỷ lệ gà mắc bệnh
cao có thể lên đến 100% và tỷ lệ chết có thể từ 20 – 50%. Theo Lê Văn Năm (2004),
17


thông thường bệnh Gumboro ở thể lâm sàng gây chết từ 5 – 20%, ngồi ra có một số
chủng có thể gây chết 40 – 60%. Theo Hồ Thị Việt Thu (2012), kết quả nghiên cứu
cho thấy ChIFNα – B. subtilis có hiệu quả trong phịng bệnh Gumboro cho gà. Điều
này chứng tỏ interferon có khả năng kháng lại virus bằng việc cản trở sự tổng hợp
ARN và protein của virus nhưng hồn tồn khơng gây ảnh hưởng đến đáp ứng miễn
dịch của gà tạo ra bởi những vaccine virus. Trong đó, Interferon được sử dụng như một
tá dược trong vaccine sẽ giúp động vật có sự bảo hộ nhanh trước khi có miễn dịch lâu
dài từ vaccine. Bên cạnh đó, vaccine Gumboro là kháng nguyên đặc hiệu chỉ có khả
năng kích thích cơ thể động vật sản xuất kháng thể đặc hiệu đủ khả năng bảo vệ động
vật trong thời gian nhất định, trung bình từ 2 – 3 tuần (Phạm Sĩ Lăng và Lê Thị Tài,
2000). Khi sử dụng interferon thì khả năng đáp ứng miễn dịch tăng cao ngay trong
tuần lễ đầu tiên (Hình b).
Hiện nay, IFN – α tái tổ hợp đã được kết hợp sử dụng trong việc phòng, trị một
số bệnh cho gia súc như: Viêm đường hô hấp, viêm vú, PRRS, TGEV. Trên cơ sở các
thông tin khoa học nêu trên về IFN – α có khả năng ức chế q trình nhân lên của
virus ASF, để hỗ trợ thêm vào các biện pháp phòng chống bệnh dịch tả heo châu Phi,
trong khi chưa sản xuất được vaccine phịng bệnh, thì đề xuất sử dụng IFNα tái tổ hợp
cho đàn heo khỏe có thể là một giải pháp thực tế cần xem xét, nhằm giúp tăng cường
miễn dịch không đặc hiệu cho heo và kích hoạ nhanh chóng con đường ức chế sự nhân
lên của ASFV trong những ngày đầu, khi mà IFN nội sinh chưa được sản xuất ở một
nồng độ đủ cao để chống lại virus (Trần Xuân Trạch và Nguyễn Quang Huy, 2019).
Bên cạnh đó, ở gia súc Boving herpesvirus 1 – BHV 1 là nguyên nhân gây nên

bệnh viêm đường hơ hấp trên truyền nhiễm do virus ở bị, đây là một bệnh phổ biến
trên toàn thế giới với các triệu chứng điển hình như sốt, sảy thai và kèm theo các triệu
chứng hơ hấp khác. Khi bị mắc bệnh này nếu được điều trị sớm với IFN – α thì sẽ
giảm triệu chứng lâm sàng, giảm tỉ lệ chết do nhiễm khuẩn kế phát. Ngoài ra, bệnh
viêm vú khi sử dụng liệu pháp trị liệu kháng sinh chỉ mang lại hiệu quả vừa phải nên
việc kết hợp điều trị với IFN đã mang lại hiệu quả cao hơn, giảm hiện tượng kháng
thuốc của vi khuẩn và vấn đề tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi (Hội chăn
nuôi Trà Vinh, 2018).
Đồng thời bệnh do Salmonella trong quá trình điều trị khi kết hợp với IFN – α đã
làm giảm nhiễm trùng máu, giảm sốt, hạn chế tiêu chảy và tỉ lệ chết. IFN – α được sử
18


dụng như là một chất tăng cường tác dụng của hệ miễn dịch không đặc hiệu trong
trường hợp con vật mắc các bệnh truyền nhiễm do virus.
Bên cạnh đó, IFN cịn dùng để chẩn đốn bệnh: IFN – γ dùng chẩn đốn bệnh
lao bị (Bovine tuberculosis), trong xét nghiệm này, sự phóng thích một lymphokine
gamma interferon (IFN – γ) được đo lường trong hệ thống cấy máu nguyên. Xét
nghiệm này là dựa vào sự phóng thích IFN – γ từ các tế bào lâm bà đã được tạo nhạy
(sensitised lymphocytes) trong thời gian ủ 16 – 24 giờ với kháng nguyên đặc hiệu (lao
tố PPD). Xét nghiệm tạo ứng dụng về so sánh sự sản sinh IFN – γ sau khi kích thích
với PPD của bị. Phát hiện về định lượng của IFN – γ ở bò được thực hiện bằng xét
nghiệm ELISA chồng lớp (sandwich ELISA) mà sử dụng hai kháng thể đơn gia đối
với gamma – interferon. Tuy nhiên, do xét nghiệm IFN – γ có khả năng phát hiện bệnh
nhiễm sớm, việc áp dụng cả hai xét nghiệm song song cho phép phát hiện số lượng lớn
thú vật bị nhiễm trước khi chúng trở thành nguồn lây lan cho các thú vật khác cũng
như thành nguồn cho vấy nhiễm vào môi trường. Việc sử dụng các kháng nguyên
mycobacteria đã xác định như ESAT 6 và CFP – 10 hứa hẹn cải thiện tính đặc hiệu.
Việc sử dụng các kháng nguyên này cũng có thể cho ra khả năng phân biệt được các
con thú có hay khơng sử dụng vaccine. Ở các con thú mà khó khăn hay nguy hiểm khi

tiếp xúc, như bị bị kích động hay các lồi bị khác, lợi thế của xét nghiệm IFN – γ hơn
hẳn xét nghiệm thử lao tố do con thú chỉ cần được cố định một lần. Xét nghiệm IFN –
γ đã được chấp thuận áp dụng trong nhiều chương trình quốc gia, bao gồm ở Mỹ, New
Zealand và Australia. Ở New Zeland, xét nghiệm IFN – γ được áp dụng làm xét
nghiệm tiếp theo (để gia tăng tính đặc hiệu) và làm xét nghiệm song song (để gia tăng
độ nhạy). Khi xét nghiệm IFN – γ được áp dụng làm xét nghiệm tiếp theo, các mẫu
máu có thể được gởi đến phịng thí nghiệm muộn đến 28 giờ sau khi thu thập; IFN – α
dùng để chẩn đoán bệnh IBR.

19


CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN
Ở các nước phát triển việc chữa trị bệnh được nghiên cứu rất nhiều và giúp ích
trong quá trình điều trị cũng như hạn chế được những dịch bệnh. Ngày nay, cùng với
sự phát triển không ngừng của sinh học phân tử, di truyền, đã có những đóng góp rất
hữu ích cho việc chẩn đốn cũng như trong điều trị, sản xuất thuốc chữa bệnh, protein
tái tổ hợp bằng cơng nghệ sinh học có thể cung cấp đầy đủ lượng thuốc cần thiết.
Trong đó, hàng loạt sáng chế ứng dụng interferon trong chăn nuôi đã được đăng ký
nhiều ở Trung Quốc. Nổi bật là sử dụng interferon nhằm kháng bệnh nói chung cho gà
và sử dụng inteferon gamma làm tăng trọng gà. Đây là hướng mà các nước đang
hướng tới nhằm giảm thiểu sử dụng kháng sinh và thuốc tăng trọng trong chăn nuôi.
Mặt khác, với sự gia tăng các dòng virus cúm gia cầm mới hàng năm, việc sử dụng kết
hợp vaccine và interferon có thể làm giảm thiểu sự bùng phát các đại dịch do cúm gia
cầm gây ra. Việt Nam, trong xu thế hội nhập, cần nhanh chóng phát triển ngành cơng
nghệ này nhằm đưa công nghiệp chăn nuôi lên tầm thế giới (Nguyễn Quốc Bình và cs.,
2014). Theo Hồ Thị Việt Thu (2012), Cho biết ChIFNα – B. Subtilis có hiệu quả
trong phịng bệnh Gumboro trên gà được cấp qua đường uống và hồn tồn có thể thay
thế ChIFNα ngoại nhập, góp phần giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, vì
interferon chủ yếu nhập từ nước ngồi giá thành rất cao so với mức sống của người

dân. Trong khi đó, phương pháp điều trị bệnh ở người thì liệu pháp miễn dịch hiện nay
chưa được sử dụng phổ biến, chỉ dành cho ung thư giai đoạn tiến xa và hiện đang được
thử nghiệm (pha II và pha III) kết hợp với các mô thức điều trị khác như là vũ khí hỗ
trợ cho các liệu pháp phẫu thuật, hố trị và xạ trị. Liệu pháp miễn dịch, đặc biệt là
interferon được ứng dụng trong điều trị bệnh trên người và trên động vật, được các nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu trong những năm gần và trong tương lai cần có nhiều
nghiên cứu hơn để giúp cơ thể tạo miễn dịch chống các tác nhân gây hại.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Arabi YM, Balkhy HH, Hayden FG, et al. Middle East Respiratory Syndrome. N
Engl J Med. 2017 Feb 9;376(6):584 – 594. />Baron S., 1970. The defentive role of the interferon system, The laboratory of
Viral diseases, national institute of Allergy and Infectious diseases, National institute
of Health, Bethesda, Mryland, pp.193 – 211
Hồ Thị Việt Thu, 2012. Hiệu quả của bào tử bacillus subtilis biểu hiện interferon
alpha gà trong phòng bệnh gumboro trên gà. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần
Thơ Số 22c (2012) Trang: 30 – 39
Hồ Thị Việt Thu, 2012. Hiệu quả của bào tử bacillus subtilis biểu hiện interferon
alpha gà trong phòng bệnh newcastle trên gà. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần
Thơ Số 22b (2012) Trang: 304 – 310
Hung IF, Lung KC, Tso EY, et al, 2020. Triple combination of interferon beta –
1b, lopinavir – ritonavir, and ribavirin in the treatment of patients admitted to hospital
with

COVID




19:

an

open



label,

randomised,

phase

2

trial.

– 6736(20)31042 – 4
Isaacs A, Lindenmann J. 1957. Virus interference. I. The interferon. Proceedings
of the Royal Society Series B: Biological Sciences 147: 258–67
Ivan Roitt, Jonathan Brostoff and David Male, 1989. Immunology. Dower Medical
Publishing London NewYork (P: 1.2 – 1.3, 1.8, 2.14, 16.3 – 16.6, 17.4, 18.6 – 18.9,
24.5).
Kumada H, Okanoue T, Onji M et al., 2010. Guideline for the treatment of
chronic hepatitis and cirrhosis due to hepatitis B virus infection for the fiscal year 2008
in Japan. 40(1):1 – 7.
Landolfo S., Gribaudo G., Angeretti A., and Gariglio M. (1995). “Mechanism of
viral inhibition by interferon”, J Pharmacol and Ther, 65(3), pp. 415 – 442.
Lin SM, Yu ML, Lee CM, et al., 2007. Interferon therapy in HBeAg positive

chronic hepatitis reduces cirrhosis and hepatocellular carcinoma. 46:45–52
Marcus PI, van der Heide L and Sekellick M.J. (1999). “Interferon action on
avian viruses. I. Oral administration of chicken interferon – alpha ameliorates
Newcastle disease”. J. Interferon Cytokine Res. 19(8), pp.881 – 885.

21


Meng S., Yang L., Xu C., Qin Z., Xu H., Wang Y., Sun L., Liu W. (2011).
“Recombinant chicken interferon – α inhibits H9N2 influenza virus in vivo by oral
administration”. J. interferon Cytokyne Res., 20(5), pp.1 – 6.
Omrani AS, Saad MM, Baig K, et al. Ribavirin and interferon alfa – 2a for severe
Middle East respiratory syndrome coronavirus infection: a retrospective cohort
study. Lancet Infect Dis. 2014 Nov;14(11):1090 – 1095. />– 3099(14)70920 – X
Paucker K., Cantell K. and Henle W, 1962. Quantitative studies on viral
interference in suspended L cells : III. Effect of interfering viruses and interferon on
the growth rate of cells. Virology.
Pei J., Sekellick M.J. and Marcus P.I. (2001). Chicken interferon type I inhibits
infectious bronchitis virus replication and associated respiratory illness”. J Interferon
Cytokine Re, 21, pp. 1071 – 1077.
Phạm Văn Ty, 2001. Miễn dịch học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Plachy J., Weining K.C., Kremmer E., Puehler F., Hala K., Kaspers B. and
Staeheli P. (1999). Protective effects of type I and type II interferons toward Rous
sarcoma virus – induced tumors in chickens. J. Virol. 256(1), pp.85 – 91.
Qing Ye, Bili Wang, Jianhua Mao,. 2020. The pathogenesis and treatment of the
‘Cytokine Storm’ in COVID – 19.

2020). Journal of Infection April 13.

– 4453(20)30165 – 1/fulltext

Shalhoub S, Farahat F, Al – Jiffri A, et al. IFN – alpha2a or IFN – beta1a in
combination with ribavirin to treat Middle East respiratory syndrome coronavirus
pneumonia: a retrospective study. J Antimicrob Chemother. 2015 Jul;70(7):2129 – 32.
/>Tizard I.R. (2004). Cytokines and the immune system. Veterinary immunology –
An introduction. 7th ed, Elsevier, USA, pp. 133 – 143
Tô Long Thành (2009). Miễn dịch chống virus. Tạp chí Khoa Học Thú Y, 2, tr.
83 – 89.
Trần Ngọc Bích và Nguyễn Thu Tâm, 2017. Giáo trình Miễn dịch học. Nhà xuất
bản Đại học Cần Thơ.
Trần Xuân Trạch và Nguyễn Quang Huy, 2019. Interferon type I vao bệnh đóng
dấu heo châu phi. Khoa học kỹ thuật thú y tập xxvi số 3 – 2019.
22


– type – i – vao – benh – dich – ta – heo – chau – phi –
2319718.html
U. Schultz and et al., 1995. Recombinant chicken interferon from Escherichia
coli and transfected COS cells is biologically active. Eur. J. Biochem. 229,73 – 76.
/>hl=vi&as_sdt=0%2C5&as_vis=1&q=Schulz+et+al.%2C+1995%2C+interferon&btnG
Vũ Triệu An và Jean Claude Homberg, 2001. Miễn dịch học. Nhà xuất bản Y
học. Trang 160 – 216.
William E. Stewart II, 2001. The interferon system. Springer – Verlag Wien
NewYork (P: 1 – 12).
– tuc/chi – tiet/dai – cuong – ve – coronavirus/920
– te/nganh – chan – nuoi – vuot – kho – trong – boi
– canh – anh – huong – dich – benh – 571748.html
/> – la – gi – va – ung – dung – trong – dieu – tri –
benh – do – virus/
/> /> – tuc/thong – tin – suc – khoe/y – nghia – cua –
lieu – phap – mien – dich – trong – dieu – tri – ung – thu/

– gia/mi%E1%BB%85n –
– tuc/4393/tieu – diet – ung – thu – voi – lieu – phap – mien
– dich – interleukin – 2 – il – 2.aspx
– trien – dan – gia – cam – nho – duoc – sinh – hoc –
m5d18m0t215.html
– dich – va – interferon – trong – thu – y/

23



×