Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Phá sản - sự lựa chọn có khả thi? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.27 KB, 5 trang )

Phá sản - sự lựa chọn có khả thi?

Hai từ “phá sản” thoạt nghe có vẻ khá đáng sợ, nhưng đôi khi đó lại là giải
pháp của nhiều công ty trên con đường tồn tại và phát triển của mình. Tại General
Motors, hãng sản xuất xe ôtô lớn nhất thế giới, điều này dường như đang trở nên
đúng hơn bao giờ hết.
Giờ đây, với những khoản thua lỗ khổng lồ, việc thu hồi xe do lỗi kỹ thuật
diễn ra thường xuyên, rất có thể GM sẽ là công ty lớn nhất thế giới phải tuyên bố
phá sản trong lịch sử. Một vài nhà phân tích cho biết, phá sản sẽ giúp GM cắt giảm
chi phí sản xuất, trong khi đó một số người khác cho rằng giải pháp này vẫn còn
quá nhanh. Vậy đâu là thực chất của vấn đề?
Vào quý I năm nay, ngay cả khi GM tuyên bố khoản lỗ kỷ lục 1,1, tỷ USD,
hãng sản xuất xe ôtô lớn nhất thế giới này vẫn có 52,6 tỷ USD tiền mặt và cổ
phiếu có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán. Một con số không đến nỗi nào.
Tuy nhiên, đằng sau đó là “cả núi” những vấn đề. Đầu tiên là các kế hoạch trợ
cấpsức khoẻ và lương hưu đã nảy sinh rất nhiều rắc rối khi lượng tiền cần được
“bơm” luôn tăng cao quá mức. Theo sau đó, nhiều vấn đề khó khăn trong kinh
doanh đã khiến các giám đốc điều hành của GM không thể thực thi các dự án mới
cho dù nó hứa hẹn những khoản lợi nhuận đáng kể. Sự mất giá trái phiếu cũng là
một dấu hiệu cảnh báo. Ngoài ra, giá trị của GM trên thị trường chứng khoán đã
xuống dưới con số 19 tỷ USD, mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Và tất cả những khó khăn này đã dẫn đến một câu hỏi: Tình hình ốm đau
của bệnh nhân GM thực sự như thế nào? Theo nhiều chuyên gia thì GM đang có
không phải một mà có nhiều căn bệnh khác nhau cần được chữa trị.
“Nếu bạn nhìn vào lượng tiền mặt GM có trong tay và giá trị của hãng trên
thị trường, bạn sẽ thấy điều này đồng nghĩa với việc dưới con mắt của các nhà đầu
tư, GM hiện không có chút giá trị nào có thể lôi kéo họ bỏ tiền túi ra”, Peter
Morici, giáo sư kinh doanh trường đại học Maryland cho biết.
Theo Walter McManus, giám đốc Văn phòng nghiên cứu giao thông xe hơi
thì vấn đề này đã cho thấy những sản phẩm chủ lực của GM, như xe ôtô thể thao
đa năng, đang mất dần sự hấp dẫn với mọi người. Nhu cầu và doanh số bán ra


giảm đã buộc GM phải từng bước thu hồi lượng tiền mặt để duy trì doanh số bán
hàng. Trong bối cảnh giá nhiên liệu ngày một leo thang thì những rắc rối này
không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là GM hoàn toàn không
có chút phản ứng nào trước sự thay đổi của thị trường. Thay vì đó, GM lại cố gắng
giữ doanh số bán hàng ở mức cao thông qua các chương trình lôi kéo khách hàng.
“Thật là bất bình thường đối với nhà sản xuất có chi phí cao này. Nó đã dẫn đến
một cuộc chiến về giá cả”, McManus cho biết.
Hiện GM đang có các cuộc đàm phán với Công đoàn công nhân xe hơi Mỹ
(UAW) về chi phí chăm sóc sức khoẻ, vấn đề mà theo Wagoner sẽ lấy đi của GM
một khoản tiền trung bình 1500 USD/ôtô nhiều hơn so với chi phí chăm sóc sức
khoẻ cho công nhân của các hãng sản xuất ôtô cạnh tranh nước ngoài, thậm chí
ngay cả với những nhà máy sản xuất xe con và xe tải trên đất Mỹ của các hãng ôtô
Nhật Bản.
Cũng theo McManus thì dường như UAW sẽ không chấp nhận thay đổi bất
cứ yêu cầu nào với việc GM phải ký lại các hợp đồng lao động với công nhân từ
năm 2007, thậm chí các cổ đông GM cũng tuyên bố rằng không còn con đường
nào để GM chờ đợi một sự xoa dịu những khó khăn từ việc chi phí chăm sóc sức
khoẻ tăng cao. McManus nói: “Các nhà lãnh đạo công đoàn có thể đưa ra một vài
sự giúp đỡ có giới hạn từ những thay đối các dự án có lợi nhuận sẽ được chia phần
cho các công nhân và người về hưu. Nhưng khả năng này là không đủ. Sẽ thật là
khó để tìm ra những điểm chung mà chỉ với một thay đổi nhỏ cũng có thể giúp bạn
tiết kiệm đủ số tiền cần thiết”. Hiện công đoàn vẫn chưa bình luận gì về những
nhận xét của Wagoner tới các cổ đông hay đồng ý nói chuyện với GM về việc cắt
giảm chi phí chăm sóc sức khoẻ.
Với việc khó khăn đang ngày một chồng chất thì Morici cho biết sự lựa
chọn tốt nhất giờ đây của GM là đệ đơn xin bảo hộ phá sản và cố gắng để có phán
quyết buộc cắt chi phí chăm sóc sức khoẻ của toà án cũng như những cắt giảm
khác từ phía UAW. “Các đại lý của GM và thị trường chứng khoán đang phát đi
những thông điệp rõ ràng cho thấy GM sẽ tiếp tục mất tiền trong một tương lai
thấy trước và cuối cùng là đi đến phá sản”, Morici nói, “Phá sản là sự lựa chọn

đúng đắn, mang tính chiến lược cũng như có thể giải quyết những tình huống xấu
phát sinh”. Chương 11 luật phá sản Mỹ có quy định thay vì giải thể, một công ty vì
không thể thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình sẽ có một sự bảo vệ tạm
thời nếu hoạt động kinh doanh của công ty này vẫn còn khả quan. Ngoài ra, luật
phá sản cũng cho phép các công ty được quyền công bố một kế hoạch tái cơ cấu
trong vòng 120 ngày. Và nếu thấy hợp lý thì toà án sẽ ra phán quyết để những kế
hoạch này được thực thi. GM có thể có lợi lớn từ phán quyết này nếu họ đưa ra đủ
các bằng chứng cho thấy sự cắt giảm chi phí chăm sóc sức khoẻ là cần thiết.
Tuy nhiên, theo McManus thì vẫn sẽ có một vài rủi ro nếu GM sử dụng luật
phá sản để có được sự nhượng bộ của công nhân đối với việc cắt giảm chi phí
chăm sóc sức khoẻ. Một vài nhà phân tích cũng cho biết họ không nghĩ tuyên bố
phá sản sẽ xảy đến. “Tôi không nghĩ việc này sẽ kéo GM ra khỏi những trách
nhiệm của mình”, Michael Ward, một nhà phân tích ôtô của Soleil Securities nói,
“GM phải tìm ra những giải pháp khác và tôi không tin phá sản là một lựa chọn
trong số đó”. Ward cũng cho biết ông lạc quan hơn mọi người khi nghĩ đến khả
năng UAW sẽ đống ý để GM cắt giảm những chi phí cần thiết. “Tôi không cho
rằng UAW sẽ tiếp tục quá đáng với những đòi hỏi của mình”, Ward nói về lãnh
đạo công đoàn, “Theo tôi, UAW hiểu những gì hoạt động kinh doanh xe hơi đem
lại cho họ hơn là những khoản tiền chăm sóc sức khoẻ thông thường”.
Trong khi đó, Wagoner đã và đang tìm cách lẩn tránh câu hỏi liệu phá sản
có là giải pháp mà GM cần quan tâm và xem xét. “Những gì sẽ xảy ra nếu chúng
tôi không có được những kết quả đàm phán tốt với UAW về vấn đề cắt giảm chi
phí chăm sóc sức khoẻ? Tôi không tin điều này sẽ dẫn tới một mục đích hữu ích
nào đó đang được suy xét”, Wagoner nói, “Hãy để tôi nhấn mạnh rằng tôi thực sự
mong muốn một sự dàn xếp ổn thoả với UAW vì sự hợp tác lâu dài và lợi ích của
cả hai bên. Chúng tôi đã bị thuyết phục rằng đó là giải pháp tốt nhất đáp ứng mọi
nhu cầu của các công nhân, các cổ đông của GM”.
Có lẽ giải pháp phá sản vẫn đang được GM đặt lên bàn cân và suy xét.
Nhưng những gì mà GM trải qua đã cho thấy không phải bất cứ khi nào gặp khó
khăn thì giải pháp đệ đơn xin bảo hộ phá sản đều là con đường đi đúng đắn. Luật

phá sản chỉ bảo hộ những công ty đang thực sự gặp khó khăn không giải quyết
được chứ không phải những công ty né tránh việc khắc phục khó khăn!

×