Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG DINH NINH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN – HẢI DƯƠNG HỌC

----------

Nguyễn Thị Phượng

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
CÁC CƠNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU
VỰC HẠ LƯU SƠNG DINH - NINH HỊA
Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành: Thủy văn học
(Chương trình đào tạo chuẩn)

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trần Ngọc Anh


Hà nội – 2015


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các cơng trình cơ sở hạ
tầng kỹ thuật khu vực hạ lưu sông Dinh - Ninh Hịa” được hồn thành tại khoa Khí
tượng Thủy văn và Hải dương học dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Trần Ngọc
Anh.
Em xin chân thành cám ơn toàn thể các thầy cơ giáo khoa Khí tượng Thủy văn
và Hải dương học đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong suốt 4 năm đại học. Em xin gửi lời
cám ơn đặc biệt đến thầy giáo Trần Ngọc Anh đã luôn đồng hành, hướng dẫn và khích
lệ em trong thời gian hồn thành khóa luận này.
Em xin được gửi lời cám ơn tới tập thể Trung tâm Động lực học Thủy khí và


Mơi trường, đặc biệt anh Đặng Đình Đức đã có những hướng dẫn tận tình trong thời
gian em thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, xin được gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè đã ln bên cạnh, động
viên và tạo điều kiện tốt nhất để khóa luận này được hoàn thành.
Tuy nhiên, do thời gian cũng như kiến thức cịn hạn chế, chắc chắn khóa luận
này khơng tránh khỏi những sai sót, em rất mong q thầy cơ và bạn đọc có những góp
ý để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Phượng

1


DANH MỤC VIẾT TẮT

BĐKH:

Biến đổi khí hậu

BĐNL:

Bản đồ ngập lụt

CSDL:

Cơ sở dữ liệu


CSHT:

Cơ sở hạ tầng

DTLS:

Di tích lịch sử

IPCC:

Ủy ban liên chính phủ về BĐKH

NBD:

Nước biển dâng

TTDBTT:

Tình trạng dễ bị tổn thương

2


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Vị trí địa lý lưu vực sơng Dinh Ninh Hịa.........................................................2
Hình 2. Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tỉnh Khánh Hịa........................................9
Hình 3. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (C) trong 50 năm qua..............................15
Hình 4. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) trong 50 năm qua.....................................15
Hình 5. Mức thay đổi lượng mưa mùa thu (%) vào giữa thế kỷ 21 theo kịch bản phát
thải trung bình..............................................................................................................16

Hình 6. Mức thay đổi lượng mưa mùa thu (%) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản phát
thải trung bình..............................................................................................................16
Hình 8. Các biến số có tổn thất dịng chảy trong phương pháp SCS............................25
Hình 9. Sơ đồ sai phân hữu hạn 6 điểm ẩn Abbott......................................................29
Hình 10. Sơ đồ sai phân 6 điểm ẩn Abbott trong mặt phẳng x~t................................30
Hình 11. Nhánh sơng với các điểm lưới xen kẽ...........................................................30
Hình 12. Cấu trúc các điểm lưới xung quanh điểm nhập lưu.......................................30
Hình 13. Cấu trúc các điểm lưới trong mạng vịng......................................................31
Hình 14. Các thành phần theo phương x và y..............................................................33
Hình 15. Các ứng dụng trong kết nối tiêu chuẩn..........................................................35
Hình 16. Một ứng dụng trong kết nối bên....................................................................35
Hình 17. Một ví dụ trong kết nối cơng trình................................................................36
Hình 18. Sơ đồ mạng lưới thủy lực một chiều trong MIKE 11....................................40
Hình 19. Ví dụ minh họa mặt cắt ngang trên sơng Dinh (mặt cắt tại vị trí 29583 m)...40
Hình 20. Giới hạn miền tính tốn 2D...........................................................................41
Hình 21. Chia lưới tính miền 2D..................................................................................42
Hình 22. Biểu đồ so sánh lưu lượng tính tốn và thực đo tại trạm Đồng Trăng trong
trận lũ 11/2009.............................................................................................................. 44
Hình 23. Biểu đồ so sánh lưu lượng tính tốn và thực đo tại trạm Đồng Trăng trong
trận lũ 11/2010.............................................................................................................. 45
Hình 24. Biểu đồ so sánh mực nước tính tốn và thực đo tại trạm Ninh Hịa trong trận
lũ 11/2009..................................................................................................................... 46
Hình 25. Biểu đồ so sánh mực nước tính tốn và thực đo tại trạm Ninh Hịa trong trận
lũ 11/2010..................................................................................................................... 46
Hình 26. Biểu đồ so sánh mực nước tính tốn và thực đo tại trạm Ninh Xn trong trận
lũ 11/2010..................................................................................................................... 47
Hình 27. Đường tần suất mưa tại trạm Ninh Hịa.........................................................49
Hình 28. Q trình mưa tại trạm Ninh Hòa từ 30/10-3/11/2010..................................50

3



Hình 29. Bản đồ độ sâu ngập lụt ứng với mưa theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
năm 2100......................................................................................................................53
Hình 30. Bản đồ thời gian ngập lụt ứng với mưa theo kịch bản phát thải trung bình
(B2) năm 2100..............................................................................................................54
Hình 31. Bản đồ vận tốc ngập lụt ứng với mưa theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
năm 210........................................................................................................................ 55
Hình 31. Vị trí các cơng trình được xét tính dễ bị tổn thương dưới tác động của BĐKH
đối với độ sâu ngập.......................................................................................................66
Hình 32. Vị trí các cơng trình được xét tính dễ bị tổn thương dưới tác động của BĐKH
đối với thời gian ngập...................................................................................................67

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Các đặc trưng cơ bản của hệ thống sơng Dinh Ninh Hịa..................................8
Bảng 2. Mức tăng nhiệt độ và thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng khí
hậu của Việt Nam.........................................................................................................15
Bảng 3. Nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (cm)................................17
Bảng 4. Phân cấp độ sâu và thời gian ngập các công trình giao thơng.........................21
Bảng 5. Hệ số xác định mức độ quan trọng của các cơng trình giao thơng..................21
Bảng 6. Phân cấp thời gian ngập và quy mô ngập các công trình khu vực nghiên cứu 22
Bảng 7. Hệ số xác định mức độ quan trọng của các cơng trình văn hóa, du lịch..........22
Bảng 8. Phân cấp độ sâu và thời gian ngập các cơng trình đê, kè, cảng cá, khu neo đậu
khu vực ven biển tỉnh Khánh Hòa................................................................................23
Bảng 9. Phân cấp về hiện trạng cơng trình...................................................................23
Bảng 10. Phân cấp về khả năng quản lý cơng trình......................................................23
Bảng 11. Số liệu mặt cắt ngang sông khu vực nghiên cứu...........................................38

Bảng 12. Bảng chi tiết các số liệu khí tượng thủy văn.................................................39
Bảng 13. Các thông số kết nối đối với lưu vực............................................................43
Bảng 14. Kết quả kiểm định với trận lũ 11/2010..........................................................47
Bảng 15. Hệ số nhám đã được hiệu chỉnh, kiểm định cho các đoạn sông....................47
Bảng 16. Bảng kết quả đặc trưng thống kê của đường tần suất mưa tại trạm Ninh Hòa
...................................................................................................................................... 48
Bảng 17. Lượng mưa và hệ số thu phóng theo các kịch bản........................................49
Bảng 18. Thay đổi lượng mưa của tháng mưa lớn nhất theo kịch bản phát thải TB.....51
Bảng 19. Các kịch bản lựa chọn tính tốn....................................................................51
Bảng 20. Đánh giá mức độ rủi ro cơng trình đường giao thơng dưới tác động của
BĐKH.......................................................................................................................... 58
Bảng 21. Đánh giá mức độ rủi ro cầu giao thông.........................................................59
Bảng 22. Đánh giá hệ số rủi ro lĩnh vực DTLS, văn hóa, du lịch.................................60
Bảng 23. Khả năng thích ứng với BĐKH của cơng trình đường giao thơng................61
Bảng 24. Khả năng thích ứng của các cơng trình cầu giao thơng.................................62
Bảng 25. Khả năng thích ứng trước BĐKH của lĩnh vực DTLS, văn hóa, du lịch.......63
Bảng 26. Ma trận đánh giá tính dễ bị tổn thương của các cơng trình...........................63
Bảng 27. Danh mục các cơng trình CSHT được xác định tính dễ bị tổn thương do tác
động của BĐKH trên lưu vực sông Dinh......................................................................64

5


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................i
DANH MỤC VIẾT TẮT..............................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................v
MỤC LỤC.................................................................................................................... vi

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU...........................................................2
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên....................................................................................2
1.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................2
1.1.3. Địa chất thổ nhưỡng....................................................................................3
1.1.4. Khí hậu.........................................................................................................3
1.1.6. Thủy văn......................................................................................................7
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.....................................................................................9
1.2.1. Đặc điểm kinh tế.........................................................................................9
1.2.2. Đặc điểm xã hội.........................................................................................10
1.3. Cơ sở hạ tầng khu vực sông Dinh Ninh Hòa..................................................11
Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN CÁC CSHT...13
2.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu........................................................................13
2.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu...................................................................13
2.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới.............................................13
2.1.3. Biểu hiện của BĐKH tại Việt Nam............................................................14
2.1.4. Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam..................................................16
2.2. Khái niệm và các bước đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với các CSHT
dưới tác động của BĐKH.......................................................................................17

6


2.2.1. Khái niệm về tính dễ bị tổn thương...........................................................17
2.2.2. Các bước đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với các CSHT dưới tác động
của BĐKH............................................................................................................24
2.3. Giới thiệu một số các mơ hình thủy văn, thủy lực tính tốn ngập lụt..........24
2.3.1. Các mơ hình mưa dịng chảy.....................................................................24

2.3.2. Các mơ hình thủy lực................................................................................26
2.3.3. Cơ sở lý thuyết mơ hình Mike Flood.........................................................28
Chương 3
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN CSHT KỸ THUẬT HẠ LƯU LƯU
VỰC SƠNG DINH –NINH HỊA..............................................................................38
3.1. Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu lưu vực sông Dinh –Ninh Hòa................38
3.1.1. Cơ sở dữ liệu..............................................................................................38
3.1.2. Xây dựng mạng lưới thủy lực....................................................................39
3.1.3. Hiệu chỉnh và kiểm định mơ hình thủy văn..............................................43
3.1.4. Hiệu chỉnh và kiểm định mơ hình thủy lực..............................................45
3.1.5. Xây dựng bản đồ ngập lụt..........................................................................48
3.1.5.1. Xây dựng kịch bản tính toán.............................................................48
3.1.5.2. Xây dựng các bản đồ ngập lụt..........................................................51
3.2. Đánh giá tác động của BĐKH và NBD đến cơng trình cơ sở hạ tầng khu
vực nghiên cứu........................................................................................................56
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ...........................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................69
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 70

7


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, sự thay đổi của khí hậu tồn cầu làm diễn biến thủy
văn trở nên phức tạp, đặc biệt xu hướng gia tăng lượng mưa và nước biển dâng khiến
cho các trận lũ, lụt xuất hiện nhiều hơn và bất thường hơn. Lũ lụt, ngập úng đã gây ra
những thiệt hại to lớn cho người và của, ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân
đồng thời gây tổn thất đáng kể về kinh tế.
Lưu vực sơng Dinh –Ninh Hịa tỉnh Khánh Hịa, với nhiều các cơng trình cơ sở
hạ tầng các ngành, lĩnh vực đang thường xuyên phải đối mặt với các trận lũ bất ngờ,

dồn dập, cường suất lũ lên nhanh gây khó khăn cho cơng tác phịng chống và để lại
nhiều hậu quả nghiêm trọng. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
cơ sở hạ tầng các ngành, lĩnh vực từ đó đề xuất kế hoạch thích ứng và ứng phó có hiệu
quả là việc làm cần thiết và hết sức cấp bách. Từ những lý do trên, khóa luận “Đánh
giá tác động của biến đổi khí hậu đến các cơng trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực hạ
lưu sơng Dinh - Ninh Hịa” đã được tiến hành nghiên cứu.
Trong q trình thực hiện, khóa luận sử dụng mơ hình Mike Flood làm cơng cụ
xây dựng các bản đồ ngập lụt theo các kịch bản biến đổi khí hậu. Từ các kết bản đồ
ngập lụt kết hợp với tài liệu về các cơng trình cơ sở hạ tầng khu vực sơng Dinh –Ninh
Hịa, khóa luận tiến hành đánh giá thử nghiệm đối với một số cơng trình theo phương
pháp và các bước thực hiện đã được sinh viên tìm hiểu trong niên luận “Tìm hiểu
phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu của các cơng
trình cơ sở hạ tầng” được hồn thành trước đó (năm 2014).

1


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Sơng Dinh Ninh Hịa (Cịn gọi là sơng Vĩnh An, sơng Vĩnh Phú...) bắt nguồn từ
vùng núi Chư H Mư (đỉnh cao 2.051m) thuộc dãy Vọng Phu có lưu vực bao trùm gần
hết huyện Ninh Hịa (nay là thị xã Ninh Hịa), phía Bắc giáp Phú n, phía Tây giáp
Đăklăk, phía Đơng Bắc giáp với huyện Vạn Ninh, phía Đơng giáp Biển Đơng, phía Tây
Nam giáp với huyện Khánh Vĩnh, phía Nam giáp huyện Diên Khánh và thành phố Nha
Trang với diện tích khoảng 964 km2. Vị trí lưu vực nằm trong khoảng 10852’ đến
10912’ kinh độ Đông và 1221’ đến 1245’ vĩ độ Bắc (xem Hình 1).

Hình 1. Vị trí địa lý lưu vực sơng Dinh Ninh Hịa


2


1.1.2. Địa hình
Lưu vực sơng Dinh Ninh Hịa có diện tích chủ yếu là đồi núi. Điển hình ở phía
Tây Bắc của lưu vực với độ cao lên tới 2.000m rồi thấp dần từ Tây sang Đông và từ
Bắc xuống Nam. Phía Đơng và Đơng Nam lưu vực có đồng bằng Ninh Hịa do sơng
Dinh bồi đắp với diện tích khoảng 100km2. Đồng bằng hẹp, ba mặt bị các dãy núi bao
bọc như: Hịn Mơi, Hịn Khơ ở phía Bắc; núi Dịng Thị ở phía Nam; Hịn Ơng, Hịn
Một ở phía Tây Nam.
1.1.3. Địa chất thổ nhưỡng
Địa chất lưu vực cơ bản thuộc các nhóm:
 Nhóm đá macma chủ yếu phân bố ở vùng phía Tây của lưu vực
 Nhóm trầm tích đệ tứ phân bố vùng ven sơng, suối, sườn núi đến chân núi với

thành phần bở rời.
Thổ nhưỡng của lưu vực gồm nhiều loại đất khác nhau, chủ yếu là:
 Nhóm đất đỏ vàng: Chiếm tỷ lệ lớn và phân bố rộng, nhất là những vùng đồi

núi có Feralit xẩy ra mạnh. Đất đỏ vàng phát triển trên đá macma axít, trên đá mẹ phiến
thạch phía tây Ninh Hòa. Đất vàng phát triển trên sa thạch.
 Đất xám bạc màu tập trung nhiều phía Tây lưu vực trên các dạng địa hình bằng

hoặc có độ dốc nhỏ, có thể khai thác trồng cây lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày,
nhưng cần phải đầu tư lớn.
 Đất mùn vàng trên núi cao 900-1000 m.
 Đất thung lũng có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình và đất phù sa phân bố

dọc các sông suối trong tỉnh.

 Đất cát thành phần cơ giới nhẹ và thô, kết cấu rời rạc, phân bố phần lớn vùng

ven biển phía đơng.
 Đất mặn và phèn mặn phân bố ở vùng trũng ven biển.

1.1.4. Khí hậu
Lưu vực sơng Dinh –Ninh Hịa có diện tích lưu vực nằm trọn vẹn trong địa phận
tỉnh Khánh Hịa. Vì khơng có sự khác biệt lớn về điều kiện địa hình, nên đặc điểm khí

3


hậu ở lưu vực này có những nét tương đồng với đặc điểm khí hậu chung của tỉnh
Khánh Hịa [9].
a. Bức xạ
 Lưu vực nằm trong khoảng vĩ độ từ 10852’ đến 10916’ vĩ độ Bắc hàng năm

nhận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào do độ cao mặt trời trong năm lớn và ít thay
đổi. Độ dài ban ngày xê dịch trong phạm vi từ 11.3 – 12.7 giờ, dài nhất vào tháng VI,
tháng VII, ngắn nhất tháng XII. Chênh lệch độ dài ban ngày của những ngày trong năm
có 1.4 giờ, là một trong những điều kiện quan trọng hạn chế sự chênh lệch của chế độ
nhiệt giữa các tháng trong năm.
 Nhờ độ cao mặt trời lớn, thời gian chiếu sang dài và khá đồng đều trong năm

nên tổng lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng năm (khi trời khơng có mây) rất lớn đạt
238Kcal/cm2. Biến trình năm của bức xạ tổng cộng lý tưởng có hai cực đại và hai cực
tiểu. Một cực đại chính vào tháng IV với tổng lượng bức xạ tháng 24.7 Kcal/cm2, cực
đại phụ vào tháng VIII với tổng lượng bức xạ tháng đạt 23.6 Kcal/cm 2, trùng với thời
kỳ độ cao mặt trời lớn nhất trong năm ở lưu vực. Cực tiểu thứ nhất xuất hiện vào tháng
XII khi mặt trời ở điểm xa nhất của nam bán cầu với tổng lượng bức xạ tháng 14.6

Kcal/cm2, cực tiểu phụ vào tháng VI đạt 21.7 Kcal/cm2 khi mặt trời ở điểm xa nhất của
Bắc bán cầu. Biên độ bức xạ tổng cộng lý tưởng năm 10.1 Kcal/cm2.
 Do ảnh hưởng của khí quyển, trong đó chủ yếu là mây và hơi nước nên bức xạ

mặt trời khi tới mặt đất bị suy giảm đáng kể. Tổng lượng bức xạ thực tế lưu vực đạt
177.9 Kcal/cm2/năm bằng 75% lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng khi trời quang mây.
 Bức xạ mặt trời (trực tiếp và khuyếch tán) là tổng năng lượng thu vào trên mặt

nằm ngang. Bức xạ phản hồi và bức xạ hữu hiệu của mặt đất là tổng năng lượng mất đi.
Tổng đại số năng lượng thu vào và mất đi trên mặt bằng nằm ngang gọi là cán cân bức
xạ. Cán cân bức xạ trung bình hàng tháng ở lưu vực là 9.8 Kcal/cm 2, thấp nhất tháng
XII chỉ đạt 6.9 Kcal/cm2, cao nhất tháng IV đạt 11.9 Kcal/cm2.
b. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm của lưu vực dao động trong khoảng từ 26.3C
-29.9C. Thời tiết nóng, ấm khá ổn định thường kéo dài thường kéo dài suốt 8-9 tháng
từ tháng II đến tháng X ở vùng đồng bằng ven biển, còn vùng núi thấp hơn và kéo dài

4


ngắn hơn khoảng 5- 6 tháng. Biên độ nhiệt hàng tháng dao động 5 -7C. Biến trình
năm của nhiệt độ thuộc dạng biến trình đơn của vùng nhiệt đới gió mùa, gồm một cực
đại vào mùa hè và một cực tiểu vào mùa đông. Cực đại xuất hiện vào tháng V, VI hoặc
tháng VII với nhiệt độ trung bình tháng 28.5 – 28.6C ở vùng đồng bằng ven biển, 26.0
– 28.0C ở vùng núi thấp, không quá 24.0C ở vùng núi cao. Cực tiểu hầu hết đều xuất
hiện vào tháng XII hoặc tháng I với nhiệt độ trung bình tháng từ 23.4 – 24.5C ở vùng
đồng bằng ven biển, 19 - 21C ở vùng núi cao.
Nhiệt độ tối cao trung bình năm đạt từ 30 – 31C, cao nhất xảy ra vào tháng VI,
tháng VII và tháng VIII đạt 32 – 33C, thấp nhất vào tháng XII đạt 27 – 28C.
Nhiệt độ tối thấp trung bình giảm theo độ cao. Ở độ cao dưới 100m nhiệt độ

thấp nhất trung bình năm đạt trên dưới 24C, các tháng XII, I và II dao động từ 21 22C. tháng IV – VIII từ 24.5 – 25.0C.
c. Độ ẩm và bốc hơi
Độ ẩm tuyệt đối ở vùng đồng bằng và ven biển dao động từ 219 – 226g/m3. Độ
ẩm tuyệt đối giảm theo độ cao, ở vùng núi cao 400m độ ẩm tuyệt đối trung bình năm
126g/m3 và giảm xuống đến 67g/m3 ở độ cao 1000m. Độ ẩm tương đối trung bình năm
dao động từ 74 – 83%. Biến trình năm của độ ẩm tương đối tương tự như biến trình
mưa.Từ tháng IX đến tháng XII mưa nhiều, độ ẩm tương đối cao, đạt từ 79 – 83%.
Tổng lượng bốc hơi năm của lưu vực tương đối ổn định. Năm nhiều nhất và
năm ít nhất không quá 35% so với lượng tổng bốc hơi trung bình. Hàng năm tổng
lượng bốc hơi đạt từ 1400 – 1600 mm, phân bố khá đều theo các tháng. Tháng IX đến
tháng XI lượng bốc hơi giảm đáng kể, trong đó tháng X lượng bốc hơi giảm rõ rệt và
nhỏ hơn 100mm còn các tháng khác đều trên 100mm. Những tháng cịn lại hầu như ít
thay đổi kể cả thời lỳ gió mùa mùa hạ hay gió mùa mùa đông. Biên độ bốc hơi năm
dao động 40 – 60 mm, bốc hơi ngày lớn nhất 11 -12mm, nhỏ nhất ngày 0.4 – 0.5mm.
d. Gió, bão
Chế độ gió ở lưu vực thể hiện hai mùa rõ rệt. Mùa đông thịnh hành một trong ba
hướng gió chính là: Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc; mùa hạ là thời lỳ thịnh hành một trong
ba hướng gió Đơng Nam, Tây Nam và Tây.

5


Đặc trưng cơ bản của chế độ gió là tốc độ trung bình và tần suất các cấp tốc độ
khác nhau. Ở lưu vực tốc độ gió trung bình năm dao động trong khoảng từ 2.4 – 2.8
m/s. Chênh lệch tốc độ gió trung bình của các tháng khơng vượt q 0.7 m/s. Nhìn
chung tốc độ gió trung bình của các tháng mùa đông lớn hơn nhiều so với các tháng
mùa hạ.
Từ tháng XI đến tháng II năm sau tốc độ gió đạt từ 3.3 – 4.5m/s. Các tháng cịn
lại trong năm tốc độ gió trung bình chỉ đạt 1.6 – 2.7m/s.
Tốc độ gió lớn nhất có liên quan đến sự ảnh hưởng của bão và áp thấp, gió mùa

đơng bắc mạnh hoặc có khi là các đợt gió mùa tây nam có cường độ bột phát, song
nhìn chung tốc độ gió mạnh nhất chủ yếu xảy ra khi có các cơn bão ảnh hưởng trực
tiếp. Tốc độ gió lớn nhất khoảng 30m/s đo được ở trạm Nha Trang vào ngày
10/11/1998. Tốc độ gió lớn nhất trong năm trường xảy a trong thời kỳ gió mùa mùa
đơng bắc hoạt động mạnh; cịn các tháng mùa hạ, tốc độ gió ít khi đạt cực trị năm.
Lưu vực là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào lưu vực thấp 0.82 cơn
bão/năm so với 3.74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam.Tuy nhiên, do địa hình
sơng suối có độ dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh
chóng, trong khi đó song bão và triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường
gây ra lũ lụt.
e. Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm 1.434 mm, nhưng phân bố khơng đều theo thời
gian, hàng năm mưa nhiều vào tháng X, tháng XI, thường gây 1ũ lụt lớn. Lượng mưa
năm lớn nhất có thể gấp 3 lần lượng mưa năm ít nhất.
Mùa mưa thường bắt đầu vào trung tuần tháng IX. Nhưng do mưa là nhân tố có
sự biến động lớn theo thời gian, nên ngày bắt đầu mùa mưa có thể xê dịch khoảng 1 – 2
tuần, thậm chí có thể đến 1 tháng. Mùa mưa cũng kết thúc sớm muộn khác nhau và tùy
năm. Nhưng chủ yếu là vào hạ tuần tháng XI, mùa mưa kết thúc.
Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt.
Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)
Mùa bão được xác định từ tháng IX đến tháng XII hàng năm, nhiều nhất là tháng
X và XI, nhưng cũng có năm tháng III đã có bão đổ bộ. Thời tiết do bão và áp thấp

6


nhiệt đới gây ra trong thời đoạn ngắn, nhưng làm biến đổi cả các đặc trưng khí hậu,
nhất là yếu tố mưa và gió.
Gió Tây khơ nóng
Trung bình hàng năm khu vực ven biển có 2 – 14 ngày gió Tây khơ nóng, bắt đầu

từ tháng V và kết thúc tháng IX, tuy nhiên những vùng có độ cao từ 400m trở lên
khơng có hiện tượng gió Tây khơ nóng.
Khơng khí lạnh
Theo chu kỳ synốp tự nhiên cứ vào trung tuần tháng IX đến tháng III hàng năm,
áp cao lạnh lục địa có trung tâm ở khu vực Siberi bắt đầu họat động mạnh, mỗi tháng
có từ 2 – 4 đợt khơng khí lạnh xâm nhập xuống phía Nam và ảnh hưởng đến thời tiết
khu vực này.
Dơng
Cũng như Khánh Hịa, lưu vực sơng Dinh Ninh Hịa mùa dơng từ đầu tháng III
kết thúc cuối tháng XI, chủ yếu từ tháng V đến tháng X. Tháng I và tháng XII đôi khi
cũng quan sát thấy dơng trong những đợt khơng khí lạnh tràn về. Trung bình hàng năm
vùng ven biển Khánh Hịa quan sát được 45 – 47 ngày dơng.
Sương mù
Đây là khu vực thuộc loại sương mù bức xạ, hình thành chủ yếu vào cuối mùa
Đông. Sương mù xuất hiện vào lúc gần sáng ở vùng trũng hay thung lũng, nhất là
thung lũng sông, không ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.
1.1.6. Thủy văn
Mạng lưới sơng ngịi
Lưu vực có con sơng chính là sơng Dinh dài 49 km chảy theo hướng Bắc –
Nam, khi đến Eron, lịng sơng mở rộng và hướng chảy lệch sang Tây Bắc – Đông
Nam. Khi cách Dục Mỹ 500 m về phía hạ lưu, sông nhận thêm nước của Suối Bông và
tại Tân Lạc nhận thêm nước của Suối Trầu là các phụ lưu khá lớn và đều nằm bên phải.
Khi cách thị xã Ninh Hịa khoảng 1km sơng đổi hướng Tây – Đơng nhận thêm nước
của sông Đá Bàn, sông Tân là các phụ lưu bên trái của sông. Phụ lưu đá bàn dài 37 km,
bắt nguồn từ vùng núi Đá Đen cao 115 m chảy theo hướng Bắc Nam. Phụ lưu Tân Lâm
dài 30 km, bắt nguồn từ núi cao 760 m, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Khi
cách cửa sông khoảng 1km sông nhận thêm nước của sông Chủ Chay là phụ lưu phía

7



bên phải. Các phụ lưu này cùng chảy qua phường Ninh Hiệp rồi đổ ra đầm Nha Phu.
Các con sông, suối từ dải núi phía Nam và Tây Nam qua cửa Tam Ích cũng đổ ra đầm
Nha Phu. Chi tiết về các đặc trưng cơ bản của các sông nhánh trên hệ thống sơng được
trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1. Các đặc trưng cơ bản của hệ thống sông Dinh Ninh Hịa
Tên
sơng

Sơng
Dinh
Ninh
Hồ

Tên
sơng
nhánh

Độ cao
nguồn (m)

Diện tích
lưu vực
(km2)

Độ dài
sơng
(km)

Độ rộng bình

qn
(km)

Hệ số
hình dạng

1300

964

49

19,7

0,4

Suối Bông

700

61

20

3,0

0,2

Suối Trầu


100

65

15

4,3

0,3

Chủ Chay

440

115

13

8,8

0,7

Đá Bàn

115

358

37


9,7

0,3

Tân Lâm

760

30

Đặc điểm nổi bật của các hệ thống sông, suối là ngắn và dốc, bắt nguồn từ các
dải núi đá granit cao, dốc, mùa nắng nước khơ kiệt nhanh, mùa mưa tốc độ dịng chảy
lớn, q trình xói mịn bề mặt diễn ra mạnh. Vùng thượng nguồn lưu vực có tiềm năng
lớn về thủy điện như thác Eakrôngru, các hồ chứa nước lớn trên lưu vực như hồ Đá
Bàn, hồ Suối Trầu, hồ suối Sim.
Dòng chảy sơng ngịi
Dịng chảy trên các sơng chủ yếu do mưa cung cấp, nên sự phân bố của dòng
chảy tương tự sự phân bố của mưa. Độ sâu dòng chảy trên lưu vực là 850 mm.
Trong một năm, dòng chảy sông suối trên lưu vực cũng phân phối rất không đều
và được phân hóa thành hai màu rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt.
 Mùa lũ kéo dài 4 tháng (từ tháng VIII đến tháng XI hoặc từ tháng IX đến tháng

XII) nhưng mức độ tập trung dòng chảy mùa lũ khá lớn, chiếm tới 65% - 66 % tổng
lượng dòng chảy cả năm.
 Mùa kiệt bắt đầu từ tháng XII hoặc tháng I, kết thúc vào tháng VII hoặc tháng

VIII, kéo dài tới 8 tháng nhưng tổng lượng dòng chảy mùa kiệt chỉ chiếm khoảng 34%
- 35% tổng lượng dòng chảy cả năm.

8



Tổng lượng dịng chảy trên lưu vực sơng Dinh Ninh Hồ đạt 820 triệu m3, phụ
thuộc vào độ sâu dịng chảy và diện tích lưu vực.
Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn (xem Hình 2)

Hình 2. Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tỉnh Khánh Hòa
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
1.2.1. Đặc điểm kinh tế
* Công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế chia theo huyện, thị xã, thành phố
của thị xã Ninh Hịa có xu hướng tăng theo các năm từ năm 2007 (2619420 triệu

9


đồng), năm 2008 (4167554 triệu đồng), năm 2009 (5368505 triệu đồng), năm 2010
(6699815 triệu đồng) và năm 2011(9411683 triệu đồng).
* Nông nghiệp
Giá trị sản xuất nông nghiệp 2011 theo giá so sánh 1994 chia theo huyện, thị xã,
thành phố của thị xã Ninh Hòa là 443184 triệu đồng chiếm 32,5% so với tồn tỉnh
trong đó trồng trọt là 329075 triệu đồng (74%), chăn nuôi là 88998 triệu đồng (20%) và
dịch vụ nông nghiệp là 25111 triệu đồng (6%). Và nếu chia theo thành phần kinh tế thì
kinh tế nhà nước và tập thể là 45602 triệu đồng (10.3%) còn lại là các thành phần kinh
tế khác với 397582 triệu đồng (89.7%).
* Dịch vụ
Doanh nghiệp thương mại du lịch khách sạn, nhà hàng và cơ sở dịch vụ có thể
chia theo huyện, thị xã và thành phố của thị xã Ninh Hòa tăng theo các năm từ năm
2007 (7,278), năm 2008 (7,387), năm 2009 (7,715), 2010 (8,475) và năm 2011 (8.651).
1.2.2. Đặc điểm xã hội

* Dân số
Theo số liệu niên giám thống kê của tỉnh Khánh Hòa năm 2011[4], dân số của
thị xã Ninh Hòa là 234077 người chiếm 19.9 % dân số của tỉnh Khánh Hịa. Trong đó,
nam giới là 116568 người chiếm 49.8 % và nữ giới là 117509 người chiếm 50.2 %.
Dân số ở thành thị là 71201 người (31.7 %) và dân số ở nông thôn là 159876 người
(68.3%). Từ số liệu trên có thể thấy tỉ lệ nam và nữ ở thị xã Ninh Hịa khơng có sự
chênh lệch lớn và số dân sống ở nơng thôn vẫn gấp đôi số dân sống ở thành thị.
* Giáo dục
Trên địa bàn thị xã có tổng số 65 trường học chiếm 20.1% với 43918 học sinh
chiếm 20.9% và 2269 giáo viên chiếm 20.1% so với toàn tỉnh. Số trường học cấp 1 là
33 trường chiếm 50.8% với 20638 học sinh chiếm 47% và 1015 giáo viên chiếm 44.7%
trong toàn thị xã; số trường cấp 2 là 27 trường chiếm 41.5% với 15973 học sinh chiếm
36.4% và 856 giáo viên chiếm 37.7%; số trường cấp 3 là 5 trường chiếm 7.7% với
7307 học sinh chiếm 16.6% và 398 giáo viên chiếm 17.6%. Trên tất cả các xã, phường,
thị trấn đều có trường tiểu học.

10


* Y tế
Cũng theo niên giám thống kê của tỉnh Khánh Hịa 2011 tính đến hết năm 2011
trên địa bàn tồn thị xã có 30 cơ sở phịng bệnh và chữa bệnh chiếm 17.9% với 431
giường bệnh chiếm 14.3% so với tồn tỉnh, trong đó có 2 bệnh viện với 376 giường, 1
phòng khám khu vực với 28 giường bệnh và 27 trạm y tế cấp xã, phường với 27
giường.
1.3. Cơ sở hạ tầng khu vực sơng Dinh Ninh Hịa
Cơ sở hạ tầng (hay hạ tầng cơ sở) là toàn bộ các hệ thống cơng trình, nhà cửa
được xây dựng ở khu vực đó.Theo Luật số 16/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Xây dựng, điều 3 khoản 5 và 6 đã nêu rõ: “Cơng
trình hạ tầng cơ sở bao gồm cơng trình hạ tầng kỹ thuật và cơng trình hạ tầng xã

hội. Hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm: hệ thống giao thông, thông tin
liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng cơng cộng, cấp nước, thốt nước, xử lý chất
thải, và các cơng trình khác. Hệ thống cơng trình hạ tầng xã hội bao gồm: hệ thống
cơng trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh,
công viên, mặt nước và các cơng trình khác” [7].
Từ khái niệm về cơ sở hạ tầng và căn cứ trên các điều kiện thực tiễn tại lưu vực
sơng Dinh, có thể liệt kê các cơng trình hạ tầng kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực, cụ thể
như sau:
 Lĩnh vực giao thông vận tải chủ yếu tập trung đánh giá sự ảnh hưởng của các

công trình: đường giao thơng, cầu, cầu chui.... Cụ thể, có 22,18 km đường sắt BắcNam, 22,08 km đường quốc lộ 1A và 30,43 km quốc lộ 26, 4.37km quốc lộ 26B, 142
cơng trình cầu giao thơng … .
 Lĩnh vực nơng nghiệp chủ yếu tập trung vào các cơng trình: hệ thống đê, kè ven

biển, các trạm bơm tưới tiêu, kênh dẫn … Cụ thể, có 9 tuyến đê, kè, chủ yếu phục vụ
mục đích ngăn mặn: Đê Xóm Qn – Xuân Mỹ, Đê Lệ Cam – Hang Dơi, Cầu Lắm –
lạch Ông Chơi (Ninh Hà), lạch Ông Chơi – cống Ồ Ồ (Ninh Giang), Hội Thành – Bến
Giá (Ninh Giang), cầu Tiên Du – Hội Phú (Ninh Phú), Ninh Đa, Ninh Ích, 1 tuyến kè
bảo vệ các khu vực dân cư thuộc P. Ninh Giang, TX Ninh Hòa. Các tuyến đê, kè này
hầu hết được xây dựng trước năm 1975, khơng có gia cố lát mái, chỉ có 3 trong số 9

11


tuyến đê, kè có lát mái ngồi là đê Xóm Quán – Xuân Mỹ, đê Lệ Cam – Hang Dơi và
kè sơng Dinh.
 Lĩnh vực văn hóa thể thao và du lịch chủ yếu tập trung vào các cơng trình:

cơng trình cơng cộng, nhà văn hóa, các di tích lịch sử… Cụ thể, có 39 cơng trình là
đình làng, 62 chùa làng, 10 ngôi miếu và 6 nhà thờ…. Trong đó chỉ có 5 cơng trình

được xếp vào loại DTLS cấp tỉnh.
 Với lĩnh vực công nghiệp: Các khu công nghiệp, nhà máy... Lưu vực sơng Dinh

Ninh Hịa có khu công nghiệp Ninh Thủy đặt tại phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hịa
với quy mơ 200 ha.

12


Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN CÁC CSHT
2.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu
2.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều khi nói về thời
tiết, khí hậu. Vấn đề này ngày càng được nhân loại quan tâm đặc biệt trong những năm
gần đây. Đã có rất nhiều khái niệm được đưa ra để định nghĩa về hiện tượng này.
Theo Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH [3] “Biến đổi khí hậu:
nghĩa là biến đổi của khí hậu được quy cho trực tiếp hay gián tiếp do hoạt động của con
người làm thay đổi thành phần của khí quyển tồn cầu và sự thay đổi này được cộng
thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ
có thể so sánh được.”
2.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới
Theo kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên Môi trường năm 2012 [2]. Hệ thống
khí hậu tồn cầu đang có xu hướng nóng lên rất rõ ràng với biểu hiện của sự tăng nhiệt
độ khơng khí và đại dương, sự tan chảy băng trên diện rộng dẫn đến sự tăng mực nước
biển trung bình tồn cầu.
Các quan trắc cho thấy rằng nhiệt độ tăng trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở các
vĩ độ cực Bắc. Trong 100 năm qua (1906 – 2005), nhiệt độ trung bình tồn cầu đã
tăng khoảng 0,74°C, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đơi so với
50 năm trước đó.

Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 30° thời kỳ
1901–2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ giữa những năm 1970. Ở khu vực
nhiệt đới, mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế là 7,5% cho cả thời kỳ
1901–2005. Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở miền
Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á. Tần số mưa lớn tăng lên
trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu thế giảm đi (IPCC, 2007).
Sự nóng lên của hệ thống khí hậu được minh chứng bởi số liệu quan trắc ghi
nhận sự tăng lên của nhiệt độ khơng khí và nhiệt độ nước biển trung bình tồn cầu, sự

13


tan chảy nhanh của lớp tuyết phủ và băng, làm tăng mực nước biển trung bình tồn cầu
(IPCC, 2007).
Theo các nhà khoa học về BĐKH toàn cầu và nước biển dâng, đại dương đã
nóng lên đáng kể từ cuối thập kỷ 1950. Các nghiên cứu từ số liệu quan trắc tồn cầu
cho thấy, mực nước biển trung bình tồn cầu trong thời kỳ 1961 - 2003 đã dâng với tốc
độ 1,8 ÷ 0,5 mm/năm, trong đó, đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng 0,42 ÷ 0,12
mm/năm và tan băng khoảng 0,70 ÷ 0,50 (IPCC, 2007). Nghiên cứu cập nhật năm 2009
cho rằng tốc độ dâng của mực nước biển trung bình tồn cầu khoảng 1,8 mm/năm
(Chuch và White, 2009).
2.1.3. Biểu hiện của BĐKH tại Việt Nam
Theo kịch bản BĐKH [2], nước biển dâng cho Việt Nam, xu hướng biển đổi của
nhiệt độ và lượng mưa trên mỗi vùng khí hậu có sự khác biệt rõ rệt. Trong 50 năm qua,
trên phạm vi cả nước nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5C và lượng mưa có xu
hướng giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam.
Mùa đơng được đặc trưng bởi nhiệt độ tháng I và mùa hè được trưng bởi nhiệt
độ tháng VII. Nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi cả nước nhưng nhiệt độ mùa
đơng có xu hướng tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè, nhiệt độ sâu trong đất liền
có xu hướng tăng nhanh hơn so với nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo (xem Hình 3 và

Bảng 2).
Lượng mưa mùa khơ (tháng XI-IV) tăng lên chút ít hoặc thay đổi khơng đáng kể
ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam. Lượng
mưa mùa mưa (tháng V-X) giảm từ 5 đến hơn 10% trên đa phần diện tích phía Bắc
nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam. Xu thế diễn biến của
lượng mưa năm tương tự như lượng mưa mùa mưa, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam
và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc. Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khơ,
mùa mưa và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi
đến 20% trong 50 năm qua (Xem Hình 4 và Bảng 2).

14


Hình 3. Mức tăng nhiệt độ trung bình

Hình 4. Mức thay đổi lượng mưa năm
(%) trong 50 năm qua
(Nguồn: IMHEN/2010)

năm (C) trong 50 năm qua
(Nguồn:IMHEN/2010)

Bảng 2. Mức tăng nhiệt độ và thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các
vùng khí hậu của Việt Nam
(Nguồn: IMHEN/2010)

15


2.1.4. Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam

Kịch bản BĐKH tại Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở các kịch bản phát
thải khí nhà kính của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), bao gồm kịch bản
phát thải cao (A2), kịch bản phát thải thấp (B1) và kịch bản phát thải trung bình (B2).
Sự biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa được tính tốn cho bảy vùng khí hậu của Việt
Nam là Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên và Nam Bộ. Thời kỳ cơ sở để so sánh là 1980 - 1999.
Về lượng mưa mùa thu (tháng IX-XI), theo kịch bản phát thải trung bình (B2),
vào giữa thế kỉ 21, khu vực phía Bắc (từ Quảng Bình trở ra) mức tăng cao nhất vào
khoảng 4%; khu vực phía Nam (từ Quảng Bình trở vào) có mức tăng từ 4 đến 10%
(xem Hình 5). Vào cuối thế kỉ 21, khu vực Bắc Bộ có mức tăng thấp nhất (dưới 4%)
và Bắc Tây Nguyên, một phần diện tích của Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ có mức
tăng cao nhất từ 10-14% (xem Hình 6).

Hình 5. Mức thay đổi lượng mưa mùa
thu (%) vào giữa thế kỷ 21 theo kịch
bản phát thải trung bình
(Nguồn:IMHEN/2010)

Hình 6. Mức thay đổi lượng mưa mùa
thu (%) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch
bản phát thải trung bình
(Nguồn:IMHEN/2010)


×