Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh huyện cẩm mỹ, nam đồng nai luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG THỊ LUẬN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK
CHI NHÁNH HUYỆN CẨM MỸ
NAM ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG THỊ LUẬN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK
CHI NHÁNH HUYỆN CẨM MỸ


NAM ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành: 8 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỲNH HOA

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Phần tiếng Việt
Tiêu đề:
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại
Agribank CN huyện Cẩm Mỹ - Nam Đồng Nai
Tóm tắt:
Chất lượng tín dụng là một trong những chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Là
một CN của Agribank, Agribank CN Cẩm Mỹ luôn chú trọng đến quản lý rủi ro tín
dụng nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng. Với đặc điểm là ngân hàng hoạt động tại
địa bàn huyện, còn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên dư nợ của CN chủ yếu tập
trung ở nhóm khách hàng cá nhân. Vì vậy, chú trọng đến chất lượng tín dụng khách
hàng cá nhân là điều mà các nhà quản lý quan tâm. Thông qua lược khảo các nghiên
cứu trước, chưa có nghiên cứu nào đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng khách
hàng cá nhâ để chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách hàng
cá nhâ tại CN. Vì vậy, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách
hàng cá nhân tại Agribank CN huyện Cẩm Mỹ - Nam Đồng Nai” được thực hiện.
Bằng phương pháp thống kê mô tả với bộ dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Agribank
CN Cẩm Mỹ và dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát, đề tài đã nhằm phân tích, đánh giá

hiện trạng chất lượng tín dụng tại CN và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín
dụng KHCN tại CN, qua đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng tại CN trong thời gian tới.
Từ khóa: chất lượng tín dụng, khách hàng cá nhân


ii

English
Title: Factors affecting the credit quality of individual customers at Agribank
branch in Cam My district - South Dong Nai
Abstract:
Credit quality is one of the topics that many researchers are interested in and
has practical significance for commercial banks. As a branch of Agribank, Agribank
Cam My branch always focuses on credit risk management to ensure credit quality.
With the characteristics of banks operating in the district and mainly agricultural
production, the outstanding loans of branches mainly focus on individual customers.
Therefore, focusing on individual customer credit quality is something managers care
about. Through a review of previous studies, there are no studies assessing the current
status of individual customers' credit to indicate the factors affecting the credit quality
of individual customers at branches. Therefore, the topic "Factors affecting the credit
quality of individual customers at Agribank branch of Cam My district - South Dong
Nai" was implemented. By descriptive statistical method with secondary data
collected from Agribank Cam My Branch and primary data through survey, the topic
has been aimed at analyzing and evaluating the current status of credit quality in
Branches and Branches. Factors affecting credit quality for science and technology
in industry, thereby proposing basic solutions to improve credit quality in industry in
the coming time.
Key words: credit quality, individual customers



iii

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết
quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố
trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được
dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.

Học viên


iv

LỜI CÁM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự
nỗ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của Cơ Nguyễn Quỳnh
Hoa, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học
tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến giảng viên hướng dẫn đã hết lòng giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận văn này. Xin chân thành bày
tỏ lòng biết ơn đến tồn thể q thầy cơ trường Đại Học Ngân hàng thành phố Hồ
Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho tơi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực
hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tơi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.



v

MỤC LỤC

MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN ..................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................iii
LỜI CÁM ƠN .................................................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................... x
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. xi
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................. xii
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 3
2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu chi tiết ........................................................................................ 3
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 4
5.1. Số liệu nghiên cứu .................................................................................... 4
5.2. Phương pháp Nghiên cứu .......................................................................... 4
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 6
7. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN .................................................... 6



vi

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN CẨM MỸ ...................................... 7
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................................ 7
1.1.1. Khái niệm tín dụng khách hàng cá nhân ngân hàng thương mại ............. 7
1.1.2 Đặc điểm tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại ......... 8
1.3 Phân loại tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại ........... 10
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................. 11
1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương
mại................................................................................................................. 11
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân của
ngân hàng thương mại.................................................................................... 12
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân của ngân
hàng thương mại ............................................................................................ 13
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
...................................................................................................................... 15
1.3 KHẢO LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC..................................... 18
1.4 KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA MỘT
SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM ......................................................................... 21
1.4.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân của một số
ngân hàng thương mại.................................................................................... 21


vii


1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Agribank chi nhánh Cẩm Mỹ ........................ 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI AGRIBANK CN HUYỆN CẨM MỸ ......................................... 26
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM - CN CẨM MỸ .................................. 26
2.1.1 Đặc điểm địa bàn hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam - CN Cẩm Mỹ ............................................................... 26
2.1.2 Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam - CN Cẩm Mỹ ........................................................................................ 28
2.1.3 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam - CN Cẩm Mỹ ................................................................................ 33
2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM - CN CẨM MỸ .................................. 37
2.2.1 Chính sách tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hang Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam ....................................................................... 37
2.2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - CN Cẩm Mỹ ................................ 46
2.3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CN CẨM MỸ ........................................................... 53
2.3.1 Thống kê mơ tả nhân tố Chính sách tín dụng ......................................... 53
2.3.2 Thơng kê mơ tả biến Quy trình tín dụng ................................................ 54
2.3.3 Thống kê mơ tả biến Công tác tổ chức .................................................. 55


viii


2.3.4 Thống kê mô tả biến Năng lực quản trị.................................................. 57
2.3.5 Thống kê mô tả biến Chất lượng nhân sự .............................................. 58
2.3.6 Thống kê mô tả biến Công nghệ thông tin ............................................. 59
2.3.7

Thống kê mô tả biến Kiểm tra kiểm soát nội bộ ................................ 60

2.3.8 Thống kê mô tả biến Mối quan hệ với các đơn vị, cơ quan quản lý ....... 61
2.3.9 Thống kê mô tả biến Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân .............. 63
2.4 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM – CN CẨM MỸ.................................. 63
2.4.1 Kết quả đạt được ................................................................................... 64
2.4.2 Hạn chế ................................................................................................. 65
2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế ............................................................... 65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CN HUYỆN CẨM MỸ .......................................................... 71
3.1 ĐỊNH HƯỚNGKIỂM SỐT CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐẾN NĂM
2025 ................................................................................................. 71
3.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA
AGRIBANK – CN HUYỆN CẨM MỸ .......................................... 72
3.2.1 Đề xuất hồn thiện chính sách tín dụng ................................................. 72
3.2.2 Đề xuất liên quan đến quy trình tín dụng ............................................... 72
3.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị của đội ngũ lãnh đạo ................... 73
3.2.4 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân sự .............................. 74
3.2.5 Đề xuất nâng cấp và cải tiến hệ thống công nghệ thông tin.................... 74



ix

3.2.6 Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ...... 75
3.2.7 Chú trọng phát triển mối quan hệ với cơ quan quản lý........................... 75
3.3 KIẾN NGHỊ DÀNH CHO CƠ QUAN QUẢN LÝ .............................. 76
3.3.1 Kiến nghị dành cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hội
sở ................................................................................................................... 76
3.3.2 Kiến nghị dành cho các sở ban ngành quản lý tại địa phương ................ 76
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 81
Phụ lục 1: Bảng khảo sát phỏng vấn chuyên gia ............................................ 84
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức ................................................. 89


x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Stt
1

Từ viết tắt
Agribank

Ý nghĩa
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam

2

CN


Chi Nhánh

3

KHCN

Khách hàng cá nhân

4

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

5

NHTM

Ngân hàng thương mại


xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình kinh tế xã hội huyện Cẩm Mỹ năm 2019 ............................... 27
Bảng 2.2: Thu nhập và lợi nhuận của Agribank CN Cẩm Mỹ ................................ 36
Bảng 2.3: Quy mô nợ quá hạn, nợ xấu KHCN tại Agribank CN Cẩm Mỹ .............. 46
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nơ quá hạn theo nhóm nợ của Agribank CN Cẩm Mỹ ........... 49
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nơ quá hạn theo tài sản bảo đảm của Agribank CN Cẩm Mỹ 50

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ quá hạn theo thời hạn cho vay của Agribank CN Cẩm
Mỹ ......................................................................................................................... 52
Bảng 2.7: Kết quả thống kê mơ tả thang đo Chính sách tín dụng ........................... 54
Bảng 2.8: Kết quả thống kê mơ tả thang đo Quy trình tín dụng .............................. 55
Bảng 2.9: Kết quả thống kê mô tả thang đo Công tác tổ chức ................................ 56
Bảng 2.10: Kết quả thống kê mô tả thang đo Năng lực quản lý .............................. 57
Bảng 2.11: Kết quả thống kê mô tả thang đo Chất lượng nhân sự .......................... 59
Bảng 2.12: Kết quả thống kê mô tả thang đo Công nghệ thông tin ......................... 60
Bảng 2.13: Kết quả thống kê mô tả thang đo Kiểm tra, kiểm soát nội bộ ............. 611
Bảng 2.14: Kết quả thống kê mô tả thang đo Mối quan hệ với các đơn vị, cơ quan
quản lý................................................................................................................... 62
Bảng 2.15: Kết quả thống kê mơ tả thang đo Chất lượng tín dụng KHCN

63

Bảng 3.1: Tóm tắt giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng KHCN tại Agribank CN
Cẩm Mỹ ................................................................................................................ 77


xii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Agribank CN huyện Cẩm Mỹ ........................................ 311
Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động của CN giai đoạn 2017- 2019......................... 333
Biểu đồ 2.2.: Dư nợ tại Agribank CN Cẩm Mỹ Cẩm Mỹ giai đoạn 2017 - 2019 .. 344
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu tại Agribank CN Cẩm Mỹ giai đoạn 2017
- 2019 .................................................................................................................... 35
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN, nợ xấu KHCN của Agribank CN Cẩm Mỹ . 49



1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở bất kỳ một quốc gia nào, hệ thống Ngân hàng thương mại ln đóng vai trị
quan trọng, là huyết mạch của nền kinh tế, là hơi thở trong mọi hoạt động của đời
sống xã hội, là nhân tố không thể thiếu để tập trung nguồn lực vốn cho phát triển đất
nước. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu
vốn đã trở nên vô cùng quan trọng, cấp thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi
mới trang thiết bị máy móc thiết bị cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hoạt động
của các ngân hàng thương mại đã trở thành một phần khơng thể thiếu trong quá trình
phát triển đó. Kể từ khi chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân
hàng hai cấp, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã có những bước phát
triển mạnh mẽ cả về số lượng, loại hình, mạng lưới, quy mơ hoạt động và năng lực
tài chính đã góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền. Ngoài hệ thống
ngân hàng quốc doanh cịn có các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên
doanh.., các nghiệp vụ cũng đổi mới và từng bước hiện đại hóa, tiếp cận với công
nghệ và thông lệ quốc tế. Với hoạt động tín dụng và các dịch vụ đa dạng, ngân hàng
đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu vốn của khách hàng, góp phần đáng kể vào sự
nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Ngày nay ngân hàng đã trở thành một mắt xích
quan trọng cấu thành lên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành
kinh tế khác ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và
đẩy lùi lạm phát, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tạo cơng ăn việc làm cho người lao
động. Với vai trị đó, tín dụng ngân hàng ln là lĩnh vực hoạt động phong phú và là
một trong những kênh phân phối, sử dụng vốn có hiệu quả nhất bởi nó giúp cho nguồn
vốn luôn vận động, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu thiết thực của cá nhân, tổ chức,
đồng thời tín dụng ngân hàng cũng được sử dụng như là một trong những cơng cụ
kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia.

Trong những năm qua, vốn tín dụng và chất lượng tín dụng của các ngân hàng
là một trong những yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương,
tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Trong xu


2

thế phát triển hiện nay của nền kinh tế cũng như những yêu cầu, thách thức rất lớn
đối với chất lượng tín dụng của các NHTM thì việc xem xét đánh giá, nâng cao chất
lượng tín dụng là thực sự cần thiết.
Cùng với hệ thống ngân hàng thương mại trong cả nước, Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thông (Agribank) - CN huyện Cẩm Mỹ Nam đã có những
bước tiến bộ trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng, quy mơ và chất lượng tín
dụng được nâng cao đáng kể. Bằng việc tham gia đầu tư vốn cho những cơng trình
lớn trên địa bàn, CN đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội địa phương
cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt trong nông lâm nghiệp. Theo Báo cáo
hoạt động của Agribank CN huyện Cẩm Mỹ trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ lệ nợ quá
hạn, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, đặc biệt là nợ quá hạn, nợ xấu trong nhóm khách hàng cá
nhân. Việc xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu KHCN của CN gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân được chỉ ra gồm có ngun nhân từ phía khách hàng, từ các nguyên
nhân khách quan nhưng quan trọng nhất là các nguyên nhân đến từ phía ngân hàng.
Cụ thể, nợ quá hạn năm 2018 của toàn Agribank CN Cẩm Mỹ là 40.9 tỷ đồng, tăng
9.5 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 30% so với năm 2017. Năm 2019, nợ quá hạn
KHCN tiếp tục tăng cao với mức tăng là 11.4 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 28%
so với năm trước, đạt 52.3 tỷ đồng nợ quá hạn. Không những nợ quá hạn KHCN tăng
nhanh, nợ xấu KHCN có mức tăng cao hơn mức tăng nợ xấu. Năm 2018, nợ xấu
KHCN lên đến 19.7 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2017.Trong quá trình khảo lược
nghiên cứu trước, mặc dù có nhiều nghiên cứu về chủ đề chất lượng tín dụng KHCN,
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng KHCN tại NHTM nhưng chưa có
nghiên cứu nào thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

KHCN tại Agribank CN Cẩm Mỹ Nam Đồng Nai”. Từ đó, tác giả lựa chọn đề tài
“Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại
Agribank CN huyện Cẩm Mỹ Nam Đồng Nai” nhằm phân tích, đánh giá thực trạng
chất lượng tín dụng tại CN, xác định kết quả các nhân tố thuộc về ngân hàng ảnh
hưởng đến chất lượng tín dụng KHCN tại CN, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp
nâng cao chất lượng tín dụng tại CN trong thời gian tới.


3

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là dựa trên kết quả đánh giá thực trạng CLTD và
tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng KHCN tại CN, đề tài đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng KHCN tại Agribank CN huyện Cẩm
Mỹ.

2.2. Mục tiêu chi tiết
- Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng KHCN tại Ngân hàng nơng nghiệp và phát
triển nông thôn Agribank CN huyện Cẩm Mỹ
- Xác định các nhân tố bên trong ngân hàng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của
CN.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng KHCN tại Agribank CN huyện Cẩm
Mỹ.

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng chất lượng tín dụng KHCN tại Agribank CN huyện Cẩm Mỹ như thế
nào? Những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế về chất
lượng tín dụng KHCN tại Agribank CN huyện Cẩm Mỹ thời gian qua như thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng KHCN của CN?

- Cần có những giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng tín dụng KHCN tại Agribank
CN huyện Cẩm Mỹ ?

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng chất lượng tín dụng KHCN và các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng KHCN tại NHTM.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về chất lượng tín dụng
KHCN cho thấy chất lượng tín dụng KHCN của các NHTM chịu ảnh hưởng bởi các
nhân tố bên trong thuộc về ngân hàng, nhân tố thuộc về khách hàng và nhân tố khách
quan. Trong phạm vi nội dung nghiên cứu, đề tài tập trung xác định nhân tố bên trong
ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng KHCN của Agribank CN Cẩm Mỹ bởi đây là
những nhân tố mà CN nói riêng, Agribank nói chung có thể tác động thay đổi. Những


4

nhân tố bên ngoài thuộc về khách hàng, khách quan, ngân hàng sẽ khó có thể tác động
như những nhân tố bên trong.
- Về không gian : Nghiên cứu tập trung tại Agribank CN huyện Cẩm Mỹ Nam Đồng
Nai
- Về thời gian : Nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá trong giai đoạn 2017-2019
tại Agribank CN huyện Cẩm Mỹ Nam Đồng Nai.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Số liệu nghiên cứu
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tổng kết,
báo cáo tài chính hàng năm của Agribank CN Cẩm Mỹ Nam Đồng Nai. Các tài liệu

này chủ yếu được sử dụng để phân tích tình hình hoạt động và thực trạng chất lượng
tín dụng KHCN của Agribank CN Cẩm Mỹ.
Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập từ bảng khảo sát gửi đến nhân viên
phụ trách công tác tín dụng, ban lãnh đạo các phịng giao dịch trực thuộc CN và Ban
lãnh đạo Agribank CN Cẩm Mỹ. Sau khi thu thập thông qua khảo sát trực tiếp, dữ
liệu được mã hóa và nhập vào phần mềm Excel để thực hiện thống kê mô tả nhằm
làm cơ sở rút ra kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng KHCN
tại CN.

5.2. Phương pháp Nghiên cứu
Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, dữ liệu thứ cấp được thu thập, đề tài sử dụng
phương pháp định tính bằng phương pháp thống kê mơ tả. Thống kê mô tả được sử
dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực
nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mơ tả cung cấp những tóm tắt đơn
giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền
tảng của mọi phân tích về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng
đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mơ tả dữ liệu.Có rất nhiều kỹ thuật
hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:



Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mơ tả dữ liệu hoặc giúp
so sánh dữ liệu;
Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;


5


Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu


-Phương pháp so sánh. Thông qua so sánh số tương đối, số tuyệt đối theo chiều thời
gian, theo đối tượng sẽ giúp thấy được xu hướng vận động hoặc tầm quan trọng của
các chỉ tiêu trong chất lượng tín dụng tại Agribank CN Cẩm Mỹ Nam Đồng Nai.
-Phương pháp khảo sát: Tổng thể mẫu nghiên cứu gồm 17 người - là những người
gắn liền với hoạt động tín dụng KHCN tại Agribank CN Cẩm Mỹ. Do số lượng mẫu
khảo sát nhỏ nên tác giả thực hiện khảo sát toàn bộ tổng thể mẫu nhằm đảm bảo tính
tin cậy, chính xác, khách quan cho nghiên cứu. Đối tượng tham gia khảo sát gồm:
Giám đốc, 2 Phó Giám đốc CN, 1 trưởng phịng kế hoạch kinh doanh, 1 phó phịng
kế hoạch kinh doanh, 3 trưởng phịng giao dịch, 6 nhân viên tín dụng chi nhánh, 3
nhân viên tín dụng tại phịng giao dịch. Trong đó nhân viên tín dụng là những nhân
viên chính thức có hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên, không bao gồm nhân viên thử
việc.
Công cụ khảo sát là bảng khảo sát chính thức được trình bày chi tiết trong phụ lục 02.
Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng KHCN tại Agribank Cẩm
Mỹ, đề tài sử dụng thang đo Likert từ 1 đến 5. Trong đó, mức 1 là hồn tồn khơng
đồng ý, 2 là khơng đồng ý, 3 là bình thường, 4 là đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý.
Dựa vào thống kê mơ tả, tính toán giá trị trung bình của từng thang đo, tổng hợp thành
giá trị trung bình của nhân tố để xác định nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
KHCN.

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8
Ý nghĩa các mức như sau:
1.00 – 1.80: Rất không đồng ý/ Rất không hài lịng/ Rất khơng quan trọng
1.81 – 2.60: Khơng đồng ý/ Khơng hài lịng/ Khơng quan trọng
2.61 – 3.40: Khơng ý kiến/ Trung bình
3.41 – 4.20: Đồng ý/ Hài lịng/ Quan trọng
4.21 – 5.00: Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng.



6

Như vậy, nếu giá trị trung bình càng cao, nhận được nhiều sự đồng thuận của các đối
tượng tham gia khảo sát thì nhân tố đó có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng KHCN
tại Agribank CN Cẩm Mỹ.
Tác giả thu thập số liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp với đối tượng khảo sát,
tương ứng số phiếu khảo sát được phát ra là 17 phiếu, số phiếu thu về là 17 và khơng
có phiếu khơng hợp lệ. Tồn bộ dữ liệu được nhập vào phần mềm excel để thực hiện
thống kê mô tả nhằm đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng KHCN tại
Agribank CN Cẩm Mỹ.
Đối với số liệu thứ cấp, đề tài sử dụng phần mềm Excel để tính toán số chênh
lệch tuyệt đối, số chênh lệch tương đối, tính toán tốc độ tăng trưởng… và vẽ các biểu
đồ trong nghiên cứu.

6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu có thể làm nguồn tài liệu tham khảo, hỗ trợ cho các nhà
quản lý và kinh doanh tại Agribank Cẩm Mỹ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng
của ngân hàng mình. Đồng thời, đề tài là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên
tìm hiểu về chất lượng tín dụng KHCN tại NHTM.

7. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đến chất lượng tín
dụng khách hàng cá nhân tại Agribank CN huyện Cẩm Mỹ
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank CN huyện Cẩm Mỹ
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank
CN huyện Cẩm Mỹ



7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN CẨM MỸ
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm tín dụng khách hàng cá nhân ngân hàng thương mại
Tín dụng là khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ. Tín dụng,
theo Lê Thị Tuyết Hoa và cộng sự (2013), là việc người thừa vốn chuyển giao quyền
sử dụng vốn cho người thiếu vốn sử dụng trong một khoảng thời gian xác định và áp
dụng nguyên tắc hoàn trả với giá trị hoàn trả lớn hơn giá trị ban đầu. Hay theo Bùi
Diệu Anh và cộng sự (2013), tín dụng trên thị trường tài chính là sự dịch chuyển vốn
từ chủ thể thừa vốn sang chủ thể thiếu hụt vốn. Đã là quan hệ tín dụng phải có đầy đủ
các đặc điểm gồm chuyển quyền sử dụng vốn trong thời gian xác định và áp dụng
ngun tắc hồn trả.
Một trong những hình thức tín dụng phổ biến trong nền kinh tế là tín dụng
ngân hàng. Trong đó, tín dụng ngân hàng, theo Lê Thị Tuyết Hoa và cộng sự (2013),
bao gồm hoạt động huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Nguyên
nhân là bởi cả hai hoạt động đều có đầy đủ các đặc điểm của quan hệ tín dụng chỉ có
sự khác biệt về vai trị của NHTM. Trong hoạt động huy động vốn, chủ thể tạm thời
nhàn rỗi vốn trong nền kinh tế sẽ chuyển giao quyền sử dụng vốn cho ngân hàng và
áp dụng nguyên tắc hoàn trả - lúc này NHTM là người vay. Trong hoạt động tín dụng,
ngân hàng đóng vai trị là chủ thể chuyển nhượng quyền sử dụng vốn cho các chủ thể
thiếu vốn khác trong nền kinh tế và áp dụng ngun tắc hồn trả vơ điều kiện. Theo
Bùi Diệu Anh và cộng sự (2013), Nguyễn Văn Tiến (2013), tín dụng ngân hàng theo
nghĩa hẹp là hoạt động ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng
trong một khoảng thời gian nhất định và khách hàng sẽ hoàn trả vô điều kiện gốc và
lãi theo thỏa thuận.
Tùy thuộc vào quy định của mỗi quốc gia, hoạt động cấp tín dụng của NHTM

có thể khác nhau. Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, cấp tín
dụng của NHTM được hiểu là thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền


8

theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính,
bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng. Cũng theo Bùi Diệu Anh và cộng sự, Lê Văn Tề
(2010), cho vay là hoạt động tín dụng phổ biến nhất trong nền kinh tế do hình thái
cấp tín dụng là bằng tiền và mang tính ứng trước phù hợp với nhu cầu thiếu hụt vốn
của khách hàng.
Dựa trên khái niệm tín dụng ngân hàng có thể thấy các chủ thể trong nền kinh
tế đều có thể được ngân hàng cấp tín dụng, trong đó thường được phân thành hai
nhóm khách hàng là cá nhân và tổ chức do những đặc điểm khác biệt về hành vi mua
hàng (Hoàng Thị Thanh Hằng và cộng sự, 2013). Xét ở góc độ KHCN, tín dụng
KHCN là việc NHTM chuyển giao vốn cho người vay là cá nhân sử dụng trong một
khoảng thời gian cụ thể; sau khoảng thời gian đó KHCN vay vốn phải hồn trả gốc
và lãi theo thỏa thuận giữa hai bên. Như vậy hoạt động tín dụng KHCN là một hoạt
động nằm trong hoạt động tín dụng của NHTM, góp phần mang lại lợi nhuận nhưng
cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng.
1.1.2 Đặc điểm tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
Hoạt động tín dụng KHCN mang đầy đủ các đặc trưng của hoạt động tín dụng
bao gồm: (1) chỉ chuyển giao quyền sử dụng vốn, không chuyển giao quyền sở hữu
vốn; (2) việc chuyển giao quyền sử dụng vốn chỉ xảy ra trong một khoản thời gian
xác định; (3) giá trị hoàn trả sau khi sử dụng vốn phải lớn hơn giá trị ban đầu. Tuy
nhiên, ngoài những đặc điểm chung của tín dụng, tín dụng KHCN cịn có những đặc
trưng riêng do đặc điểm của người vay tạo nên. Dựa theo tài liệu của Bùi Diệu Anh
và cộng sự (2013), cấp tín dụng là hình thức phổ biến nhất trong tín dụng cá nhân.
Trong đó, đặc điểm của cấp tín dụng cá nhân, theo Bùi Diệu Anh và cộng sự (2013),
Nguyễn Văn Tiến (2013) gồm:

- Quy mô khoản cấp tín dụng KHCN nhỏ nhưng số lượng cấp tín dụng
vay KHCN lớn: Do số lượng khách hàng cá nhân nhiều nên số lượng các khoản tín
dụng của khách hàng cá nhân thường nhiều hơn nhiều so với nhóm khách hàng tổ
chức. Tuy nhiên, nhu cầu thiếu hụt vốn của cá nhân thường nhỏ gắn liền với tiêu
dùng, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ nên quy mơ khoản cấp tín dụng nếu so với tổ chức
thường nhỏ hơn.


9

- Hoạt động cấp tín dụng KHCN thường có rủi ro cao hơn hoạt động cấp
tín dụng khách hàng doanh nghiệp: KHCN thường có nguồn thơng tin khơng
nhiều, khơng đa dạng và thiếu tính chính xác hơn so với nhóm KH tổ chức. Điều này
làm cho quá trình phân tích, đo lường rủi ro liên quan đến khách hàng vay gặp nhiều
khó khăn và dẫn đến rủi ro tín dụng trong cấp tín dụng KHCN cũng cao hơn, đặc biệt
là trong cấp tín dụng sản xuất kinh doanh. Nếu cấp tín dụng tiêu dùng, nguồn tiền trả
nợ đến từ thu nhập ròng định kỳ của khách hàng được thể hiện qua hợp đồng lao
động, sao kê tài khoản thì trong cấp tín dụng sản xuất kinh doanh cá nhân, các giấy
tờ thể hiện nội dung phương án thường không rõ ràng, mức độ tin cậy thấp.


Hoạt động cấp tín dụng KHCN thường có chi phí bình qn cao

hơn hoạt động CV khách hàng doanh nghiệp: Nguyên nhân là do quy mô khoản
vay nhỏ, số lượng KHCN lại lớn, phân tán rộng nên để xét theo quy mơ khoản cấp
tín dụng thì ngân hàng tốn chi phí bình qn trong cấp tín dụng KHCN cao hơn so
với KH tổ chức. Cụ thể, ngân hàng dù khoản cấp tín dụng cá nhân có giá trị nhỏ
nhưng ngân hàng vẫn phải tốn kém các chi phí như trong cho vay KH tổ chức gồm
chi phí quản lý, chi phí bán hàng, thủ tục hồ sơ pháp lý. Bên cạnh đó, rủi ro trong cấp
tín dụng KHCN cũng cao hơn so với cho vay KH tổ chức do tình trạng thơng tin bất

cân xứng. Điều này làm cho lãi suất cấp tín dụng KHCN cao hơn so với cấp tín dụng
KH tổ chức.


Nhu cầu cấp tín dụng của KHCN nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế:

Nếu môi trường kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho người dân gia tăng thu nhập từ
đó sẽ gia tăng chi tiêu, vay mượn sẽ nhiều. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, vấn
đề việc làm và tạo ra thu nhập trở nên khó khăn hơn, người dân có xu hướng tiết kiệm
nhiều hơn là tiêu dùng. Vì vậy, mơi trường kinh tế là một trong những yếu tố quan
trọng tác động đến quy mô hoạt động cho vay KHCN.


Nhu cầu cấp tín dụng tiêu dùng của KHCN ít co dãn với lãi suất:

So với KH tổ chức, và KHCN vay sản xuất kinh doanh, nhu cầu cấp tín dụng vốn của
KHCN vay tiêu dùng thường ít nhạy cảm so với lãi suất vay. Người vay chỉ quan tâm
đến việc đáp ứng nhu cầu vốn có kịp thời hay không và khoản tiền gốc và lãi mà


10

người vay phải trả có phù hợp với thu nhập hay không. Trong những trường hợp khẩn
cấp người vay tiêu dùng vẫn có thể chấp nhận lãi suất cao để thỏa mãn nhu cầu.
1.3 Phân loại tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
1.3.1 Phân loại theo thời hạn
Nếu căn cứ theo thời hạn có thể chia tín dụng KHCN thành 3 loại như sau:
- Tín dụng KHCN ngắn hạn: các khoản cấp tín dụng có thời hạn từ 1 năm trở xuống,
chủ yếu thỏa mãn nhu cầu vốn liên quan đến bổ sung vốn lưu động trong sản xuất
kinh doanh hoặc các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu ngắn hạn (Nguyễn Văn Tiến, 2013)

- Tín dụng KHCN trung hạn: là các khoản cấp tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến
5 năm, gắn liền với mục đích mua sắm tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh hoặc
mua sắm các tài sản tiêu dùng có giá trị lớn, trong khi nguồn tiền trả nợ thường nhỏ.
- Tín dụng KHCN dài hạn: tương tự như cho cấp tín dụng trung hạn, các khoản cấp
tín dụng dài hạn trong tín dụng KHCN thường là các khoản vay mua sắm tài sản có
giá trị lớn nhưng thu nhập để trả nợ thì nhỏ, cần thời gian trả nợ dài. Thời gian trả nợ
đối với các khoản nợ dài hạn là từ trên 5 năm trở lên, thường để mua nhà, mua xe ô
tô…(Bùi Diệu Anh và cộng sự, 2013).
1.3.2 Phân loại theo nhu cầu vốn
Nếu căn cứ theo nhu cầu vốn có thể chia tín dụng KHCN thành tín dụng sản
xuất kinh doanh và tín dụng tiêu dùng. Trong đó:
- Tín dụng KHCN sản xuất kinh doanh: là các khoản tín dụng khách hàng vay sử
dụng vốn vào mục đích bổ sung vốn cho phương án kinh doanh hoặc mua sắm thêm
máy móc thiết bị mở rộng quy mơ hoạt động.
- Tín dụng KHCN tiêu dùng: là các khoản cấp tín dụng để khách hàng vay thỏa mãn
nhu cầu chi tiêu, mua sắm, du lịch… Nhu cầu vay của khách hàng theo mục đích này
thường nhạy cảm theo biến động kinh tế, nhưng ít co dãn với lãi suất mà phụ thuộc
vào thu nhập và tính cấp thiết của nhu cầu.
1.3.3 Phân loại theo bảo đảm tín dụng
Căn cứ vào yếu tố bảo đảm tín dụng, tín dụng KHCN được chia thành tín dụng
có bảo đảm và tín dụng khơng có bảo đảm. Trong đó:


11

- Tín dụng KHCN có bảo đảm là các khoản vay mà NHTM áp dụng biện pháp bảo
đảm như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba. Tài sản bảo đảm được xem như
là nguồn thu nợ thứ hai, giúp ngăn ngừa rủi ro đạo đức, bù đắp thiệt hại tổn thất cho
ngân hàng khi rủi ro xảy ra.
- Tín dụng KHCN khơng có bảo đảm là các khoản vay dành cho cá nhân có uy tín

cao, khả năng trả nợ tốt, ít rủi ro xảy ra ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Lúc này ngân
hàng cho vay mà không áp dụng bất kỳ biện pháp bảo đảm nào như là thế chấp, cầm
cố, bảo lãnh của bên thứ ba. Hình thức tín dụng này có nhiều rủi ro cho ngân hàng
khi ngân hàng khơng có nguồn thu nợ thứ hai. Vì vậy, hình thức này chỉ phù hợp với
những khách hàng lâu năm, có uy tín cao và khả năng trả nợ tốt và khoản vay khơng
quá lớn.
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương
mại
Có nhiều nghiên cứu về chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng
KHCN nói riêng. Tuy nhiên chưa có định nghĩa thống nhất chung cho chất lượng tín
dụng. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thu Thủy (2014), chất
lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hoạt động tín dụng phù hợp với
chính sách tín dụng, bảo đảm an tồn và mang lại hiệu quả kinh tế cho ngân hàng;
đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Theo Dương Thị Hoàn (2019), chất lượng
tín dụng thể hiện qua việc tín dụng “đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, an toàn, sinh lời
về vốn phù hợp với mục tiêu kế hoạch và quy định pháp luật từng thời kỳ”. Trong
nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn (2015), chất lượng tín dụng tiếp cận theo góc độ
của NHTM là khả năng an toàn và sinh lời từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Như
vậy, dựa trên các khái niệm trên có thể hiểu chất lượng tín dụng của NHTM là khái
niệm tổng quát để đánh giá mức độ an toàn và khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng
của NHTM. Trong hoạt động tín dụng KHCN, chất lượng tín dụng KHCN được hiểu
là mức độ rủi ro và hiệu quả của hoạt động tín dụng cá nhân mang lại cho ngân hàng.


×