Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

chiếc lược ngà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.28 KB, 28 trang )

1
ÔN TẬP TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
VĂN BẢN “CHIẾC LƯỢC NGÀ”
- Nguyễn Quang Sáng A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Quang Sáng (1932-2014), quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
- Ông tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ và là một trong
những cây bút tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam.
- Đề tài: hầu như chỉ viết về con người, cuộc sống của nhân dân Nam Bộ trong và sau
chiến tranh.
- Phong cách sáng tác: mang đậm màu sắc Nam Bộ ; lối viết văn giản dị, chân thực;
tinh tế và sâu sắc trong việc khắc hoạ tâm lý nhân vật, tạo tình huống truyện éo le, độc
đáo, bất ngờ, tự nhiên, hợp lý …
2. Tác phẩm :
a.Hoàn cảnh sáng tác :
-Được viết năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ ( trong giai
đoạn cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng ác liệt)
-Được in trong tập truyện cùng tên.
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm .
c. Ngôi kể:
- Ngôi kể: truyện kể theo ngôi thứ nhất, người kể là bác Ba- người đồng đội thân thiết,
không chỉ là người chứng kiến cảnh ngộ éo le của hai cha con ông Sáu .
d. Tình huống truyện: Có hai tình huống:


2
- Tình huống 1: Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé
Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ơng Sáu lại
phải ra đi.
- Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ơng Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con


vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món
quà ấy cho con gái.
3. Đoạn trích:
a. Tóm tắt:
+ Ơng Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ơng mới có dịp về
thăm nhà, thăm con.
+ Bé Thu khơng nhận ra ba vì vết thẹo trên má làm ba em khơng cịn giống với người
trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Khi mới gặp, em giật mình hoảng hốt, rồi vụt bỏ
chạy trong sợ hãi. Bé đối xử với ba như người xa lạ.
+ Được bà ngoại giải thích, bé Thu nhận ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải chia tay
lên đường trở lại chiến khu.
+ Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương con vào việc làm một
chiếc lược bằng ngà voi để tặng con gái.
+ Trong một trận càn, ông Sáu hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ơng cịn kịp trao lại cây
lược cho người bạn chiến đấu, nhờ bạn thay mình làm trịn lời hứa với con.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nội dung cơ bản:
- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” thể hiện tình cha con sâu nặng, thiêng liêng trong
cảnh ngộ éo le, khắc nghiệt của chiến tranh:
+ Nhà văn đã diễn tả một cách tinh tế và cảm động những biểu hiện của tình phụ tử ở
nhân vật ơng Sáu trong chuyến về phép thăm nhà, từ nỗi xúc động mãnh liệt khi nhìn
thấy con lần đầu tiên; nỗi đau khổ, bất lực khi con không chịu nhận cha… đến niềm
vui sướng khi làm chiếc lược ngà cho con… Đặc biệt, tình cảm đó được thể hiện tập


3
trung và sâu sắc ở phần cuối đoạn trích, khi ông Sáu bị thương nặng và hi sinh nhưng
hình như chỉ có tình cha con là khơng thể chết được…
+ Qua diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật bé Thu, người đọc cịn cảm nhận
được tình u thương cha sâu sắc, mãnh liệt của một cô bé đầy cá tính, với tất cả nét

hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. Bé Thu đã kiên quyết chối từ tình cảm của ơng Sáu để
bảo vệ người cha trong tấm ảnh của mình. Khi nhận ra cha, cơ bé thể hiện tình cảm
yêu thương thắm thiết khiến tất cả những người chứng kiến đều xúc động…
- Thông qua câu chuyện cảm động về tình cha con, “Chiếc lược ngà” gợi cho người
đọc nhiều suy ngẫm về những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh đã gây ra,
những hi sinh thầm lặng mà cao cả của người lính.
2. Giá trị nội dung
Đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng
và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Qua đó, người đọc thấm thía những
đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra cho con người Việt Nam.
3. Giá trị nghệ thuật:
+ Tạo được những tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí.
+ Lựa chọn ngơi kể, người kể phù hợp.
+ Ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Đặc biệt thành cơng trong miêu tả tâm lý và
tính cách nhân vật, nhất là nhân vật trẻ em.
B. LUYỆN TẬP CÁC DẠNG ĐỀ/ BÀI/ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP THI VÀO
LỚP 10 THPT (Dạng câu hỏi đọc – hiểu kết hợp nghị luận xã hội, nghị luận văn
học).
I. Các dạng thường gặp
Dạng 1. Câu hỏi đọc - hiểu
- Tác giả, tác phẩm, phương thức biểu đạt, ngôi kể…
-

Ngữ pháp: kiểu câu, các thành phần câu…
Từ vựng: biện pháp tu từ.
Tìm hiểu nội dung đoạn văn…


4

Dạng 2. Viết đoạn văn nghị luận xã hội
-

Từ nội dung của đoạn trích, yêu cầu viết 1 đoạn văn nghị luận về 1 chủ đề

liên quan (nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí hoặc nghị luận về một sự việc, hiện
tượng.
Dạng 3. Viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:
- Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm tự sự.
II. Câu hỏi vận dụng
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa
nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng
lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tơi thích ngồi
nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày,
anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược
dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để
chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc
một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu con
của ba". Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được
phần nào tâm trạng của anh.
a. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
b. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dựa vào câu văn nào mà em khẳng định
như vậy?
c. Chỉ ra các hình ảnh so sánh trong đoạn và nêu tác dụng.
d. Từ tình cảm u thương của ơng Sáu dành cho con trong đoạn trên, em hãy viết một
đoạn văn (từ 12 – 15 câu) trình bày suy nghĩ về vai trị của tình cảm gia đình với mỗi
con người?
*Gợi ý giải bài tập:
a.

- Yêu cầu HS kẻ chân từ ngữ quan trọng nêu yêu cầu của đề.


5
- Trong bài thi vào THPT thường có câu yêu cầu tìm PTBĐ của 1 đoạn văn( thơ), có
thể là tìm PTBĐ hoặc PTBĐ chính. Nếu hỏi PTBĐ chính thì các em chỉ tìm 1 PTBĐ
tiêu biểu hoặc nêú hỏi tìm PTBĐ thì các em tìm đầy đủ các PTBĐ xuất hiện trong
đoạn đó và khi trình bày thì nêu PTBĐ chính trước, phụ sau .
-Cách xác định PTBĐ: Em đọc kĩ đoạn dẫn liệu, tìm mục đich viết của đoạn đó. Sau
đó, ứng vào mục đích của các PTBĐ đã học mà tìm ra đáp án.
-Đoạn văn trên có nội dung kể về việc làm lược của ông Sáu, mục đích của tác giả là
kể lại chuỗi sự việc để người đọc nắm được cụ thể q trình ơng Sáu làm cây lược ngà.
=> PTBĐ chính của đoạn là tự sự.
b.
- Với yêu cầu của câu b, em kẻ chân từ quan trọng trong đề “ngôi thứ mấy”, “câu
nào”.
- Ngơi kể là vị trí giao tiếp của người kể chuyện. Xác định ngôi kể căn cứ vào người kể
chuyện. Nếu người kể chuyện là 1 nhân vật trong truyện, có xưng hơ “tơi, em…” , kể
lại những gì mắt thấy tai nghe thì truyện kể theo ngơi thứ nhất. Cịn nếu người kể
khơng tham gia vào câu chuyện, giấu mặt, song biết tất cả những gì xảy ra và kể lại
thì truyện được kể theo ngơi thứ ba. Dựa vào từ “tôi”, chắc chắn em biết người kể
truyện là một nhân vật trong truyện.
=> Đoạn văn được kể theo ngôi thứ nhất, dựa vào câu : Chẳng hiểu sao tơi thích
ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều.
c.
- Câu về BPTT thường có trong bài thi vào THPT. Nếu như câu này đề cho 1.5 đến 2
điểm thì các em viết đoạn theo kết cấu đã đươc ôn tập. Cịn nếu đề chỉ cho 1 điểm thì
các em vẫn phải viết đoạn, song ngắn gọn, rõ ràng và đủ ý theo yêu cầu của đề.
-Trong câu này có 2 yêu cầu: Chỉ ra các hình ảnh so sánh và nêu tác dụng của các
hình ảnh so sánh. Dựa vào từ so sánh, các em dễ dàng tìm ra hai phép so sánh:

- Trong đoạn, nhà văn đã sử dụng hai phép tu từ so sánh:


6
+ So sánh 1: việc “anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố cơng” được ví
với “người thợ bạc”. Ở đây, từ cách người thợ bạc chế tác mà ta hiểu về cách ông Sáu
làm lược.Thợ bạc là thợ kim hoàn, chế tác trên chất liệu bạ , tạo ra những sản phẩm
tuyệt mĩ bằng lòng say mê, bằng bàn tay khéo léo tài hoa và sự tỉ mỉ, thận trọng đến
từng chi tiết nhỏ.

 Làm nổi bật sự cẩn trọng, kì cơng, tâm huyết của nhân vật ông Sáu vào việc làm
cây lược ngà tặng con.
+ So sánh 2: nó (cây lược ngà ) như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh.

 Hữu hình hóa tâm trạng vơ hình trong lịng anh Sáu, đó là những băn khoăn, day
dứt, ân hận vì lần đánh con, thể hiện tình u thương con vơ hạn của một người cha
giàu tình thương, giàu trách nhiệm.
 Cả hai so sánh trên đều cho thấy những biểu hiện chân thành, cảm động của tình
phụ tử thiêng liêng và tình u thương con thắm thiết của ơng Sáu. Và qua đó, bộc lộ
thái độ nâng niu, trân trọng, đầy cảm thông của người kể cũng như của tác giả trước
tình cảm ấy.
d.
* Yêu cầu chung:
+ Kiểu bài : Nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí
+ Vấn đề cần nghị luận: Vai trị của tình cảm gia đình với mỗi con người
+ Hình thức: Đoạn văn (12-15 câu)
+ Phạm vi dẫn chứng: Trong trích đoạn và trong đời sống xã hội
* Yêu cầu cần đạt trong đoạn văn:
a. Mở đoạn (Dẫn dắt và nêu vấn đề):
Từ đoạn văn trích trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang sáng, ta xúc động

trước tình cảm của ơng Sáu dành cho con, từ đó càng thấm thía hơn về vai trị của tình
cảm gia đình đối với mỗi người.
b.Thân đoạn:
- Giải thích về vấn đề:


7
+ Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối
quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ ni dưỡng .
+ Tình cảm gia đình là những tình cảm tốt đẹp, chân thành mà các thành viên trong
gia đình dành cho nhau ( biểu hiện: tình yêu thương, quan tâm, lo lắng , hi sinh…)
- Suy nghĩ về vai trị của tình cảm gia đình với mỗi con người:
+ Tình cảm gia đình có vai trị quan trọng trong cuộc sống mỗi người:
+ Là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của con người.
+ Đem lại niềm vui, hạnh phúc, bình yên cho mỗi người.
+ An ủi, động viên khi ta thất bại; cảm hóa, thứ tha khi ta lầm lỗi; rộng mở đón ta về
sau những mệt mỏi trong cuộc sống, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho ta vững bước
trên đường đời…
=> Là điểm tựa tinh thần, là bến đỗ bình n, là đích hướng về của mỗi người.
+ Nếu khơng có tình cảm gia đình con người sẽ cơ độc, cuộc đời mất ý nghĩa, khó
thành cơng trong cuộc sống.
(Chú ý: cần nêu và phân tích dẫn chứng)
- Mở rộng:
+ Cũng có người khơng có may mắn được sống trong tình cảm gia đình nhưng họ vẫn
vươn lên, thành cơng và có ích cho xã hội.
+ Phê phán những kẻ vô cảm, phá vỡ hạnh phúc, gây ra nỗi đau cho người trong gia
đình.
- Bài học nhận thức và hành động:
Mỗi người phải ln trân trọng, u thương, sống có trách nhiệm với mọi thành viên
trong gia đình và có ý thức vun đắp hạnh phúc gia đình.

c. Kết đoạn (kết thúc vấn đề):
- Tình cảm gia đình gần gũi, thiêng liêng và không thể thiếu trong cuộc sống mỗi
người.
- Liên hệ: ý thức trách nhiệm của bản thân với gia đình.
Bài 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
Con bé thấy lạ q, nó chớp mắt nhìn tơi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi,
rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. Cịn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo


8
con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông
xuống như bị gãy.
a. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào? Của ai?
b. Ý nghĩa tên tác phẩm có vai trị gì trong truyện?
c. Trích truyện gắn với những thời kì lịch sử nào của đất nước?
d. Từ in đậm là thành phần nào của câu văn trên?
e. Trong đoạn văn trên dùng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó?
g. Viết đoạn văn ( khoảng 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về việc bảo vệ hồ bình
ngày nay.
*Gợi ý giải bài tập:
a. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
b. Nhan đề ln đóng một vai trò quan trọng trong tác phẩm. Đặt tên cho đứa con tinh
thần của mình khơng phải đặt một cách tùy tiện, các nhà văn đều trăn trở nghĩ suy sao
cho cái tên ấy phải hàm chứa cả đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm và tình cảm
của tác giả. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện được
điều đó. Chiếc lược ngà, một kỉ vật nhỏ bé nhưng nó lại thiêng liêng chứa đựng tình
cha con. Nó là cầu nối tình cha con trong sự xa cách, không chỉ với ông Sáu mà cả bác
Ba, nó chứa đựng tình u thương sâu nặng, vô bờ bến của người cha đối với con
trong cảnh ngộ của chiến tranh. Chiếc lược chưa chải được mái tóc của con nhưng nó
như gỡ rối được phần nào tâm trạng của người cha. Nó là biểu tượng của tình cha con

bất tử.
c. Câu chuyện “Chiếc lược ngà” gắn liền với những thời kì lịch sử của đất nước:
- Đó là thời kì kháng chiến chống Thực dân Pháp từ năm 1946 – 1954, ông Sau xa
nhà, xa đứa con chưa đầy một tuổi để đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Đó là khi hồ bình vừa lập lại, năm 1954, theo hiệp định Giơ – ne- vơ, sau thắng lợi
cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Sáu được về thăm quê nhà để chuẩn bị tập kết ra
Bắc.


9
- Đó là thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ, từ năm 1956 -1958, ông Sáu và bác Ba
không đi tập kết mà ở lại chiến khu hoạt động.
d. Từ in đậm là thành phần khởi ngữ.
e. Trong câu văn, tác giả đã dùng phép so sánh: Hai tay bng xuống như bị gãy. Hình
ảnh so sánh diễn tả cử chỉ buông tay xuống thể hiện nỗi thất vọng, đau đớn của ông
Sáu khi đứa con gặp ông mà hoảng sợ, không nhận ra ông là cha.
g.
* Yêu cầu chung:
+ Kiểu bài : Nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí
+ Vấn đề cần nghị luận: việc bảo vệ hồ bình ngày nay
+ Hình thức: Đoạn văn (khoảng 15 câu – HS được phép cộng trừ 2 câu)
+ Phạm vi dẫn chứng: Trong đoạn trích và trong đời sống xã hội
* Yêu cầu cần đạt trong đoạn văn:
a. Mở đoạn:
Hồ bình là điều mà con người ai cũng muốn. Hồ bình có thể đến với nhân loại thơng
qua trẻ nhỏ, bởi lẽ hồ bình chính là cuộc chiến duy nhất đáng tiến hành.
b. Thân đoạn:
- Giải thích giá trị to lớn của hồ bình:
+ Hồ bình là khát vọng chung của nhân loại.
+ Dân tộc nào, cá nhân nào từng trải qua chiến tranh loạn lạc, mất mát đau thương

càng cảm nhận được sự quý giá vơ hạn của hồ bình.
- Bàn luận, chứng minh:
+ Trong lịch sử loài người chiến tranh đã huỷ diệt nhiều nền văn minh, chiến tranh ở
VN đã cướp đi sinh mạng của trăm triệu người và để lại hậu quả rất nặng nề, kéo dài
nhiều thế hệ.


10
+ Dân tộc VN trong quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài đã đúc kết nên truyền
thống yêu chuộng hồ bình và chăm lo gìn giữ hồ hiếu với các nước láng giếng.
+ Hồ bình của Việt Nam luôn gắn với độc lập tự do, gắn kết với hồ bình của khu
vực và thế giới.
+ Ngày nay hồ bình lại gắn với muc tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân
chủ, văn minh.
+ Trong tình hình thế giới diễn ra nhiều biến động phức tạp, chúng ta cần chú trọng
xây dựng nền quốc phòng đủ mạnh, làm nền tảng cho hồ bình và phát triển của đất
nước ta.
+ Hồ bình có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển
đảo và quá trình hợp tác quốc tế về an ninh, an tồn hàng hải.
+ Khát vọng hồ bình ln là lẽ sống của dân tộc Việt Nam. Hồ bình mà dân tộc ta
có được là bởi các thế hệ cha anh không tiếc công sức và xương máu để đấu tranh giữ
gìn.
(chú ý cần nêu và phân tích dẫn chứng trong và ngồi đoạn trích)
- Bài học nhận thức và hành động; liên hệ bản thân
+ Dân tộc nào cũng vậy, muốn có hồ bình phải biết sống hồ hiếu.
+ Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, kết quả công tác tuyên truyền, giáo dục về
nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới cho thanh niên. Qua đó giúp thanh niên
nhận thức rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ to lớn của mình trong bảo vệ chủ quyền thiêng
liêng của Tổ quốc.
c. Kết đoạn: Hồ bình bắt đầu với một nụ cười và hồ bình chính là đức hạnh của

nhân loại.
Bài 3. Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện Chiếc
lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, tập 1).
*Gợi ý giải bài tập
I. Yêu cầu chung


11
+ Kiểu bài : nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
+ Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của nhân vật bé Thu.
+ Phạm vi dẫn chứng: trong đoạn trích ( ở tình huống 1 ).
+ Bố cục: Đầy đủ 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài.
II. Yêu cầu cụ thể
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu chung về trích đoạn truyện Chiếc lược ngà.
- Giới thiệu bé Thu là một trong hai nhân vật chính trong trích đoạn, nêu đánh giá
khái quát: Thu là một cô bé bướng bỉnh, cá tính mà hồn nhiên, ngây thơ và giàu tình
u thương ba.
2. Thân bài:
a. Giới thiệu về hồn cảnh của bé Thu:
- Chiến tranh khiến Thu phải xa ba từ nhỏ, thiếu thốn tình cảm yêu thương của ba.
- Nhiều năm xa cách người cha về thăm nhà nhưng Thu khơng nhận ra ba vì vết thẹo.
- Lúc em nhận ba cũng là lúc ba phải lên đường làm nhiệm vụ.
 Trong hồn cảnh đầy éo le đó, tính cách đầy ấn tượng và tình cảm sâu sắc của Thu
dành cho ba được bộc lộ cụ thể, sống động.
b.Trước khi nhận ra ba, Thu là một cô bé bướng bỉnh, cá tính mà cũng rất ngây thơ,
hồn nhiên ( qua thái độ, cử chỉ, hành động, lời nói…):
- Mới gặp: ngờ vực, sợ hãi tột độ: vụt bỏ chạy.kêu thét lên
- Trong mấy ngày ông Sáu ở nhà, biểu hiện của Thu :

+ Lạnh lùng, xa cách , lảng tránh : Ơng Sáu càng vỗ về thì con bé càng đẩy ra.
+ Khơng chấp nhận ơng Sáu là ba:Nói trổng
+Thông minh, đáo để, quyết không nhận ba:Tự chắt nước nồi cơm to


12
+Cự tuyệt quyết liệt Hất tung cái trứng cá, bỏ sang nhà ngoại…, cố tình khua dây cột
xuồng thật to
 Tính cách ương ngạnh, bướng bỉnh, khơng dễ khuất phục, song khơng đáng trách.
c.Tình cảm Thu dành cho ba cảm động và mãnh liệt khi em nhận ra ba:
- Trong đêm ở nhà ngoại thương ba, ân hận, hối tiếc: trăn trở, trằn trọc cả đêm.
- Về nhà sớm, thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm.: ánh mắt nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu
xa, đôi mắt mênh mông bỗng xôn xao
- Biểu lộ tình cảm yêu ba thật mãnh liệt, nồng nàn, qua những cử chỉ, hành động
cuống quýt, vội vàng:
+ Tiếng thét: Ba…a…a…ba!
+ Chạy thót, ơm chặt, khóc, nói khơng cho ba đi...
+ Hơn lên ba cùng khắp: tóc, cổ, vai, vết thẹo…
+ Lấy hai tay câu chặt, hai chân siết chặt lấy ba.
+ Ăn năn, hối lỗi : vì vết thẹo mà đối xử khơng phải với ba, làm ba buồn,tổn thương;
bỏ lỡ thời gian quý gía ở bên ba.
+ Hãnh diện, tự hào: vì đó là minh chứng ba là người chiến sĩ anh hùng, dũng cảm.
+ Thương ba: Chiến tranh đã gây cho ba nỗi đau đớn về thể xác , rồi còn giày vò, làm
ba khổ sở về tinh thần.
 Niềm hạnh phúc, nhớ thương dồn nén vỡ ịa, pha lẫn nỗi ân hận, xót xa, lo sợ phải
xa ba.
+ Nét ngây thơ đáng yêu : Giữ ba thật chặt rồi lại cho ba đi, vì muốn có cây lược.
 Cơ bé bướng bỉnh song dễ xúc động và sống giàu tình cảm.
 Thái độ trái ngược (trước – sau khi nhận ba) song nhất qn thể hiện tính cách ngây
thơ mà dứt khốt rạch rịi trong tình cảm và có tình u ba sâu đậm, nồng nàn.

d. Đánh giá về nghệ thuật xây dựng, khăc họa tính cách nhân vật:
- Thành cơng trong việc miêu tả tâm lí, tính cách của nhân vật bé Thu.


13
- Ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ.
- Tạo tình huống truyện tự nhiên, bất ngờ, éo le.
- Lựa chọn được chi tiết độc đáo: vết thẹo.
- Chọn ngôi kể, người kể chuyện hợp lí.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vẻ đẹp trong tính cách, tâm hồn, tình cảm của bé Thu.
 Khẳng định giá trị nhân đạo sâu sắc (qua sự am hiểu tâm lí trẻ thơ, yêu mến, trân
trọng tình cảm của các em nhỏ, cảm thơng, sẻ chia… của tác giả).
- Liên hệ, có thể:
+ Xúc động trước tình cha con cảm động, sâu nặng trong chiến tranh.
+ Thấm thía những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra.
+ Trân quý hơn và giữ gìn tình cảm gia đình đẹp đẽ trong cuộc sống…
Bài 4. Cảm nhận về tình cha con qua nhân vật anh Sáu trong đoạn trích truyện
ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, tập 1).
*Gợi ý giải bài tập:
I. Yêu cầu chung
+Kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
+Vấn đề nghị luận: Cảm nhận về tình u con của nhân vật ơng Sáu
+Phạm vi dẫn chứng: Trong cả trích đoạn.
+ Bố cục: Đầy đủ 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài.
II. Yêu cầu cụ thể
1.Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề nghị luận : anh Sáu là một trong hai nhânvật chính, là một người cha
hết mực yêu thương con.



14
2. Thân bài:
a. Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh của nhân vật
- Xa nhà đi kháng chiến suốt 8 năm khi đứa con gái đầu lòng - cũng là đứa con duy
nhất chưa đầy một tuổi.
- Chỉ nhìn con qua tấm ảnh và ln mong được gặp con.
b. Tình cảm của anh Sáu với con được bộc lộ từ lúc xa con đến khi về thăm nhà:
- Những năm xa nhà, anh luôn thương nhớ và mong ước được gặp con.
- Lúc được về, anh vô cùng xúc động, vội vã, cuống qt: cái tình người cha cứ nơn
nao trong lịng, nhảy thót lên, bước vội vàng, gọi con, đưa tay đón chờ con, vết thẹo
ửng đỏ, giần giật…; hụt hẫng, đau đớn (khi bé Thu hoảng sợ, kêu thét, bỏ chạy): hai
tay buông xuống như bị gãy.
- Trong ba ngày phép, anh Sáu ln gần gũi, chăm sóc, vỗ về, bù đắp tình cảm, kiên trì
chờ con gọi tiếng “ba”, khổ tâm khi bị khước từ; quá khát khao tình cảm nơi con
nhưng bất lực: đánh con.
- Lúc chia tay, anh muốn bộc lộ gần con, tình cảm với con nhưng lại sợ nó sợ hãi bỏ
chạy như hơm nào, nên anh chỉ biết nhìn con trìu mến lẫn buồn rầu.
- Lúc chia tay, anh xúc động, hạnh phúc, mãn nguyện: khóc bởi được con thét gọi
tiếng “ba” và bộc lộ tình cảm nồng nàn, mãnh liệt. Anh lên đường mang theo tâm
nguyện trở về bên con cùng chiếc lược.
=> Tình u con của người lính lặng thầm mà vẹn nguyên, ấm áp, tràn đầy.
c. Tình cảm yêu thương con ở người chiến sĩ ấy được thể hiện cảm động và sâu sắc
hơn khi trở lại chiến khu:
- Mới trở lại căn cứ: thương nhớ con, luôn ân hận, khổ tâm -> làm lược tặng con...
- Tình yêu thương con được gửi gắm trong quá trình làm và gìn giữ chiếc lược:
+ Vơ cùng sung sướng: kiếm được khúc ngà.
+ Dồn hết tâm huyết, thận trọng, cố công làm lược (cưa từng chiếc răng lược… , tẩn
mẩn khắc từng nét chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba.”…).



15
-> chiếc lược: xoa dịu nỗi ân hận, day dứt; cầu nối tình cảm; chất chứa tình u
thương, mong ngóng với đứa con xa cách; kỉ vật quý giá, kết tinh tình cha đơn sơ mà
đằm thắm.
+ Nâng niu cây lược như báu vật: mài lược lên tóc cho thêm bóng, thêm đẹp.
+ Khát khao được đồn tụ, trao lược cho con.
=> Tình cha dành cho con cảm động, sâu nặng.
- Trước lúc hi sinh: dốc hết tàn lực, móc cây lược đưa cho bạn với ánh nhìn trao gửi
ước nguyện gìn giữ tình cha con.
 Tình cảm người cha dành cho con vượt mọi khoảng cách về thời gian, khơng gian,
chiến tranh, thậm chí cả cái chết cũng khơng thể chia lìa.=> Tình phụ tử thiêng liêng,
bất diệt.
d. Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Thành công trong việc miêu tả tâm lí, tính cách của nhân vật ơng Sáu.
- Tạo tình huống truyện tự nhiên, bất ngờ, éo le.
- Lựa chọn được chi tiết độc đáo: Chiếc lược ngà.
- Chọn ngôi kể, người kể chuyện hợp lí.
- Ngơn ngữ nhân vật mang đậm màu sắc Nam Bộ
3. Kết bài:
- Đoạn trích diễn tả cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ơng Sáu trong
hồn cảnh éo le của chiến tranh. Khẳng định, ngợi ca tình cha con thiêng liêng, sâu sắc
 Là nguồn động lực, làm nên sức mạnh tinh thần lớn lao cho người lính trong cuộc
chiến tranh chống Mĩ ác liệt, dai dẳng.
- Liên hệ:
+ Xúc động trước tình cha con cảm động, sâu nặng trong chiến tranh.
+ Thấm thía những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra.
+ Trân quý hơn và giữ gìn tình cảm gia đình trong cuộc sống...
+ Biết ơn những lớp người đi trước đã hi sinh vì độc lập, tự do cho tổ quốc...

C. NHỮNG LỖI HỌC SINH THƯỜNG MẮC (NẾU CÓ)


16
- Lỗi chính tả, diễn đạt.
- Xác định chưa đầy đủ, đúng yêu cầu của đề bài (tên tác giả, tác phẩm, phương thức
biểu đạt, ngôi kể…)
- Trong bài tạo lập (vận dụng cao) học sinh còn xác định sai kiểu bài, vấn đề nghị luận,
phạm vi kiến thức…
D. BÀI TẬP VẬN DỤNG
I. ĐỀ 1.
Câu 1 ( 3 điểm). Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa
khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận
trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tơi thích ngồi nhìn anh làm
và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được
một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một
tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc
dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ
nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Cây
lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm
trạng của anh.
a. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
b. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dựa vào câu văn nào mà em khẳng định
như vậy?
c. Chỉ ra các hình ảnh so sánh trong đoạn và nêu tác dụng.
Câu 2 (2 điểm). Từ nội dung của câu 1, em hãy viết một đoạn văn (từ 12 – 15 câu)
trình bày suy nghĩ về vai trị của tình cảm gia đình với mỗi con người?
Câu 3 (5 điểm). Cảm nhận về tình cha con qua nhân vật anh Sáu trong đoạn trích
truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, tập 1).

*Gợi ý giải đề:
Câu 1 (3 điểm).


17
a. PTBĐ chính của đoạn là tự sự (0.5 điểm)
b.
- Đoạn văn được kể theo ngôi thứ nhất (0.5 điểm)
- Dựa vào câu : Chẳng hiểu sao tơi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi
thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. (0.5 điểm)
c.
- Trong đoạn, nhà văn đã sử dụng hai phép tu từ so sánh (0.5 điểm)
- Nêu tác dụng ( 1.0 điểm):
+ So sánh 1: việc “anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố cơng” được ví
với “người thợ bạc”. Ở đây, từ cách người thợ bạc chế tác mà ta hiểu về cách ông Sáu
làm lược.Thợ bạc là thợ kim hoàn, chế tác trên chất liệu bạ , tạo ra những sản phẩm
tuyệt mĩ bằng lòng say mê, bằng bàn tay khéo léo tài hoa và sự tỉ mỉ, thận trọng đến
từng chi tiết nhỏ . Làm nổi bật sự cẩn trọng, kì cơng, tâm huyết của nhân vật ông
Sáu vào việc làm cây lược ngà tặng con.
+ So sánh 2: nó (cây lược ngà ) như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh  Hữu
hình hóa tâm trạng vơ hình trong lịng anh Sáu, đó là những băn khoăn, day dứt, ân
hận vì lần đánh con, thể hiện tình u thương con vơ hạn của một người cha giàu tình
thương, giàu trách nhiệm.
 Cả hai so sánh trên đều cho thấy những biểu hiện chân thành, cảm động của tình
phụ tử thiêng liêng và tình yêu thương con thắm thiết của ông Sáu. Và qua đó, bộc lộ
thái độ nâng niu, trân trọng, đầy cảm thơng của người kể cũng như của tác giả trước
tình cảm ấy.
Câu 2 ( 2 điểm).
* Yêu cầu chung:
+ Kiểu bài : Nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí

+ Vấn đề cần nghị luận: Vai trị của tình cảm gia đình với mỗi con người
+ Hình thức: Đoạn văn (12-15 câu)


18
+ Phạm vi dẫn chứng: Trong trích đoạn và trong đời sống xã hội.
* Yêu cầu cần đạt trong đoạn văn:
1. Mở đoạn (Dẫn dắt và nêu vấn đề) (0.25 điểm)
Từ đoạn văn trích trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang sáng, ta xúc động
trước tình cảm của ơng Sáu dành cho con, từ đó càng thấm thía hơn về vai trị của tình
cảm gia đình đối với mỗi người.
2. Thân đoạn (1.5 điểm)
a. Giải thích về vấn đề: (0.25 điểm)
+ Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối
quan hệ tình cảm, quan hệ hơn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ ni dưỡng .
+ Tình cảm gia đình là những tình cảm tốt đẹp, chân thành mà các thành viên trong
gia đình dành cho nhau ( biểu hiện: tình yêu thương, quan tâm, lo lắng , hi sinh…)
b. Suy nghĩ về vai trị của tình cảm gia đình với mỗi con người ( 0.75 điểm)
+ Tình cảm gia đình có vai trị quan trọng trong cuộc sống mỗi người:
+ Là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của con người.
+ Đem lại niềm vui, hạnh phúc, bình yên cho mỗi người.
+ An ủi, động viên khi ta thất bại; cảm hóa, thứ tha khi ta lầm lỗi; rộng mở đón ta về
sau những mệt mỏi trong cuộc sống, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho ta vững bước
trên đường đời…
=> Là điểm tựa tinh thần, là bến đỗ bình n, là đích hướng về của mỗi người.
+ Nếu khơng có tình cảm gia đình con người sẽ cơ độc, cuộc đời mất ý nghĩa, khó
thành cơng trong cuộc sống.
(Chú ý: cần nêu và phân tích dẫn chứng)
c. Mở rộng (0.25 điểm)
+ Cũng có người khơng có may mắn được sống trong tình cảm gia đình nhưng họ vẫn

vươn lên, thành cơng và có ích cho xã hội.
+ Phê phán những kẻ vô cảm, phá vỡ hạnh phúc, gây ra nỗi đau cho người trong gia
đình.
d. Bài học nhận thức và hành động (0.25 điểm)


19
Mỗi người phải ln trân trọng, u thương, sống có trách nhiệm với mọi thành viên
trong gia đình và có ý thức vun đắp hạnh phúc gia đình.
3. Kết đoạn (kết thúc vấn đề) (0.25 điểm)
- Tình cảm gia đình gần gũi, thiêng liêng và không thể thiếu trong cuộc sống mỗi
người.
- Liên hệ: ý thức trách nhiệm của bản thân với gia đình.
Câu 3 ( 5.0 điểm).
* Yêu cầu chung
+Kiểu bài:Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
+Vấn đề nghị luận: Cảm nhận về tình yêu con của nhân vật ơng Sáu
+Phạm vi dẫn chứng: Trong cả trích đoạn.
+ Bố cục: Đầy đủ 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài.
* Yêu cầu cụ thể
1.Mở bài (0.5 điểm)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề nghị luận : anh Sáu là một trong hai nhânvật chính, là một người cha
hết mực yêu thương con.
2. Thân bài (4.0 điểm)
a. Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh của nhân vật qua hai tình huống. (0.5 điểm)
- Xa nhà đi kháng chiến suốt 8 năm khi đứa con gái đầu lòng - cũng là đứa con duy
nhất chưa đầy một tuổi.
- Chỉ nhìn con qua tấm ảnh và ln mong được gặp con.
b. Tình cảm của anh Sáu với con được bộc lộ từ lúc xa con đến khi về thăm nhà

(1.5 điểm)
- Những năm xa nhà, anh luôn thương nhớ và mong ước được gặp con.
- Lúc được về, anh vô cùng xúc động, vội vã, cuống qt: cái tình người cha cứ nơn
nao trong lịng, nhảy thót lên, bước vội vàng, gọi con, đưa tay đón chờ con, vết thẹo


20
ửng đỏ, giần giật…; hụt hẫng, đau đớn (khi bé Thu hoảng sợ, kêu thét, bỏ chạy): hai
tay buông xuống như bị gãy.
- Trong ba ngày phép, anh Sáu luôn gần gũi, chăm sóc, vỗ về, bù đắp tình cảm, kiên trì
chờ con gọi tiếng “ba”, khổ tâm khi bị khước từ; quá khát khao tình cảm nơi con
nhưng bất lực: đánh con.
- Lúc chia tay, anh muốn bộc lộ gần con, tình cảm với con nhưng lại sợ nó sợ hãi bỏ
chạy như hôm nào, nên anh chỉ biết nhìn con trìu mến lẫn buồn rầu.
- Lúc chia tay, anh xúc động, hạnh phúc, mãn nguyện: khóc bởi được con thét gọi
tiếng “ba” và bộc lộ tình cảm nồng nàn, mãnh liệt. Anh lên đường mang theo tâm
nguyện trở về bên con cùng chiếc lược.
=> Tình yêu con của người lính lặng thầm mà vẹn nguyên, ấm áp, tràn đầy.
c. Tình cảm yêu thương con ở người chiến sĩ ấy được thể hiện cảm động và sâu sắc
hơn khi trở lại chiến khu (1.5 điểm)
- Mới trở lại căn cứ: thương nhớ con, luôn ân hận, khổ tâm -> làm lược tặng con...
- Tình yêu thương con được gửi gắm trong quá trình làm và gìn giữ chiếc lược:
+ Vô cùng sung sướng: kiếm được khúc ngà.
+ Dồn hết tâm huyết, thận trọng, cố công làm lược (cưa từng chiếc răng lược… , tẩn
mẩn khắc từng nét chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba.”…).
-> chiếc lược: xoa dịu nỗi ân hận, day dứt; cầu nối tình cảm; chất chứa tình u
thương, mong ngóng với đứa con xa cách; kỉ vật quý giá, kết tinh tình cha đơn sơ mà
đằm thắm.
+ Nâng niu cây lược như báu vật: mài lược lên tóc cho thêm bóng, thêm đẹp.
+ Khát khao được đồn tụ, trao lược cho con.

=> Tình cha dành cho con cảm động, sâu nặng.
- Trước lúc hi sinh: dốc hết tàn lực, móc cây lược đưa cho bạn với ánh nhìn trao gửi
ước nguyện gìn giữ tình cha con.
 Tình cảm người cha dành cho con vượt mọi khoảng cách về thời gian, khơng gian,
chiến tranh, thậm chí cả cái chết cũng khơng thể chia lìa.=> Tình phụ tử thiêng liêng,
bất diệt.
d. Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật (0.5 điểm)


21
- Thành cơng trong việc miêu tả tâm lí, tính cách của nhân vật ơng Sáu.
- Tạo tình huống truyện tự nhiên, bất ngờ, éo le.
- Lựa chọn được chi tiết độc đáo: Chiếc lược ngà.
- Chọn ngôi kể, người kể chuyện hợp lí.
- Ngơn ngữ nhân vật mang đậm màu sắc Nam Bộ
3. Kết bài (0.5 điểm).
- Đoạn trích diễn tả cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ơng Sáu trong
hồn cảnh éo le của chiến tranh. Khẳng định, ngợi ca tình cha con thiêng liêng, sâu sắc
 Là nguồn động lực, làm nên sức mạnh tinh thần lớn lao cho người lính trong cuộc
chiến tranh chống Mĩ ác liệt, dai dẳng.
- Liên hệ:
+ Xúc động trước tình cha con cảm động, sâu nặng trong chiến tranh.
+ Thấm thía những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra.
+ Trân quý hơn và giữ gìn tình cảm gia đình trong cuộc sống...
+ Biết ơn những lớp người đi trước đã hi sinh vì độc lập, tự do cho tổ quốc...
Giáo viên có thể chấm theo tiêu chuẩn cho điểm sau:
- Điểm 5. Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự
sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 4. Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn biết mạch lạc, mắc ít lỗi diễn đạt thơng
thường.

- Điểm 3. Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức. Còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 2. Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 1. Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về
câu, từ, chính tả.
- Điểm 0. Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
II. ĐỀ 2


22
Câu 1 ( 3.0 điểm). Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
Con bé thấy lạ q, nó chớp mắt nhìn tơi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi,
rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo
con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông
xuống như bị gãy.
a. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào? Của ai?
b. Ý nghĩa tên tác phẩm có vai trị gì trong truyện?
c. Trích truyện gắn với những thời kì lịch sử nào của đất nước?
d. Từ in đậm là thành phần nào của câu văn trên?
e. Trong đoạn văn trên dùng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó?
Câu 2 (2.0 điểm). Viết đoạn văn ( khoảng 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về việc
bảo vệ hồ bình ngày nay.
Câu 3 (5.0 điểm). Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện
Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, tập 1).
*Gợi ý giải đề:
Câu 1.
a. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
(0.5 điểm).
b. Chiếc lược ngà, một kỉ vật nhỏ bé nhưng nó lại thiêng liêng chứa đựng tình cha con.
Nó là cầu nối tình cha con trong sự xa cách, khơng chỉ với ơng Sáu mà cả bác Ba, nó
chứa đựng tình u thương sâu nặng, vơ bờ bến của người cha đối với con trong cảnh

ngộ của chiến tranh. Chiếc lược chưa chải được mái tóc của con nhưng nó như gỡ rối
được phần nào tâm trạng của người cha. Nó là biểu tượng của tình cha con bất tử. (0.5
điểm).
c. Câu chuyện “Chiếc lược ngà” gắn liền với những thời kì lịch sử của đất nước (0.75
điểm):
- Đó là thời kì kháng chiến chống Thực dân Pháp từ năm 1946 – 1954, ông Sau xa
nhà, xa đứa con mới lên một tuổi để đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.


23
- Đó là khi hồ bình vừa lập lại, băm 1954, theo hiệp định Giơ – ne- vơ, sau thắng lợi
cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Sáu được về thăm quê nhà để chuẩn bị tập kết ra
Bắc.
- Đó là thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ, từ năm 1956 -1958, ông Sáu và ông Ba
không đi tập kết mà ở lại chiến khi hoạt động.
d. Từ in đậm là thành phần khởi ngữ (0.25 điểm).
e.
- Trong câu văn, tác giả đã dùng phép so sánh: Hai tay buông xuống như bị gãy (0.25
điểm).
- Tác dụng: Hình ảnh so sánh diễn tả cử chỉ buông tay xuống thể hiện nỗi thất vọng,
đau đớn của ông Sáu khi đứa con gặp ông mà hoảng sợ, không nhận ra ông là cha
(0.75 điểm).
Câu 2. (2.0 điểm)
* Yêu cầu chung:
+ Kiểu bài : Nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí
+ Vấn đề cần nghị luận: việc bảo vệ hồ bình ngày nay
+ Hình thức: Đoạn văn (khoảng 15 câu – HS được phép cộng trừ 2 câu)
+ Phạm vi dẫn chứng: Trong đời sống xã hội
* Yêu cầu cần đạt trong đoạn văn:
a. Mở đoạn (0.25 điểm)

Hồ bình là điều mà con người ai cũng muốn. Hồ bình có thể đến với nhân loại thơng
qua trẻ nhỏ, bởi lẽ hồ bình chính là cuộc chiến duy nhất đáng tiến hành.
b. Thân đoạn (1.5 điểm)
- Giải thích giá trị to lớn của hồ bình (0.25 điểm)
+ Hồ bình là khát vọng chung của nhân loại.


24
+ Dân tộc nào, cá nhân nào từng trải qua chiến tranh loạn lạc, mất mát đau thương
càng cảm nhận được sự q giá vơ hạn của hồ bình.
- Bàn luận, chứng minh ( 1.0 điểm)
+ Trong lịch sử loài người chiến tranh đã huỷ diệt nhiều nền văn minh, chiến tranh ở
VN đã cướp đi sinh mạng của trăm triệu người và để lại hậu quả rất nặng nề, kéo dài
nhiều thế hệ.
+ Dân tộc VN trong quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài đã đúc kết nên truyền
thống u chuộng hồ bình và chăm lo gìn giữ hồ hiếu với các nước láng giếng.
+ Hồ bình của Việt Nam luôn gắn với độc lập tự do, gắn kết với hồ bình của khu
vực và thế giới.
+ Ngày nay hồ bình lại gắn với muc tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
+ Trong tình hình thế giới diễn ra nhiều biến động phức tạp, chúng ta cần chú trọng
xây dựng nền quốc phịng đủ mạnh, làm nền tảng cho hồ bình và phát triển của đất
nước ta.
+ Hồ bình có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển
đảo và quá trình hợp tác quốc tế về an ninh, an toàn hàng hải.
+ Khát vọng hồ bình ln là lẽ sống của dân tộc Việt Nam. Hồ bình mà dân tộc ta
có được là bởi các thế hệ cha anh không tiếc công sức và xương máu để đấu tranh giữ
gìn.
- Bài học nhận thức và hành động; liên hệ bản thân (0.25 điểm)
+ Dân tộc nào cũng vậy, muốn có hồ bình phải biết sống hoà hiếu.

+ Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, kết quả công tác tuyên truyền, giáo dục về
nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới cho thanh niên. Qua đó giúp thanh niên
nhận thức rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ to lớn của mình trong bảo vệ chủ quyền thiêng
liêng của Tổ quốc.


25
c. Kết đoạn (0.25 điểm): Hồ bình bắt đầu với một nụ cười và hồ bình chính là đức
hạnh của nhân loại.
Câu 3. ( 5.0 điểm)
I. Yêu cầu chung
+ Kiểu bài : nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
+ Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của nhân vật bé Thu.
+ Phạm vi dẫn chứng: trong đoạn trích ( ở tình huống 1 ).
II. Yêu cầu cụ thể
1. Mở bài (0.5 điểm)
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu chung về trích đoạn truyện Chiếc lược ngà.
- Giới thiệu bé Thu là một trong hai nhân vật chính trong trích đoạn, nêu đánh giá
khái quát: Thu là một cơ bé bướng bỉnh, cá tính mà hồn nhiên, ngây thơ và giàu tình
yêu thương ba.
2. Thân bài ( 4.0 điểm)
a. Giới thiệu về hoàn cảnh của bé Thu (0.5 điểm)
- Chiến tranh khiến Thu phải xa ba từ nhỏ, thiếu thốn tình cảm yêu thương của ba.
- Nhiều năm xa cách người cha về thăm nhà nhưng Thu khơng nhận ra ba vì vết thẹo.
- Lúc em nhận ba cũng là lúc ba phải lên đường làm nhiệm vụ.
 Trong hồn cảnh đầy éo le đó, tính cách đầy ấn tượng và tình cảm sâu sắc của Thu
dành cho ba được bộc lộ cụ thể, sống động.
b.Trước khi nhận ra ba, Thu là một cô bé bướng bỉnh, cá tính mà cũng rất ngây thơ,
hồn nhiên ( qua thái độ, cử chỉ, hành động, lời nói…) (1.5 điểm)

- Mới gặp: ngờ vực, sợ hãi tột độ: vụt bỏ chạy.kêu thét lên
- Trong mấy ngày ông Sáu ở nhà, biểu hiện của Thu :
+ Lạnh lùng, xa cách , lảng tránh : Ông Sáu càng vỗ về thì con bé càng đẩy ra.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×