Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Tài liệu Chuong II - thuế tại việt nam 2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.54 KB, 26 trang )

CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ
CƠ BẢN VỀ THUẾ
NỘI DUNG
I. Khái niệm, phân loại, bản chất thuế
II. Các yếu tố cấu thành nên thuế
III. Vai trò của thuế
IV. Nguyên tắc thuế khóa
Prepared by Nguyen Thu Hang
CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ THUẾ
I. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ PHÂN LOẠI THUẾ
1. Khái niệm
-
Có rất nhiều khái niệm: từng góc độ khác nhau

Người nghiên cứu pháp luật: Thuế là khoản đóng góp theo
quy định của pháp luật mà Nhà nước bắt buộc mọi tổ chức
và cá nhân phải nộp vào NSNN.

Người thu thuế: là khoản đóng góp bắt buộc theo nghĩa vụ
do pháp luật quy định. Thuế là khoản thu không hoàn trả
ngang giá và trực tiếp.

Người nộp thuế: thuế là một khoản đóng góp bắt buộc phải
nộp cho Nhà nước theo quy định.
1. Khái niệm
- Giáo trình “Thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam” –
GS.TS Bùi Xuân Lưu, ĐHNT: “Thuế là một phần thu
nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng góp
cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng yêu cầu chi
tiêu theo chức năng của Nhà nước; người đóng thuế


được hưởng phần thu nhập còn lại”.
Một số đặc điểm về thuế

Thuế có tính hoàn trả gián tiếp và không ngang giá.

Thuế là một hình thức động viên một phần thu nhập xã
hội.

Thuế là khoản đóng góp mang tính bắt buộc.

Nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân.
Prepared by Nguyen Thu Hang
2. Bản chất

Bản chất kinh tế:
- Thuế là một phần thu nhập của xã hội được tập trung để phục vụ
nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
-
Kinh tế là cơ sở của thuế, thuế phải hợp lý, phù hợp với hoạt động
kinh tế
-
Nền tảng kinh tế thay đổi và phát triển→thuế cũng phải thay đổi và
phát triển theo.

Bản chất chính trị: Mang tính giai cấp
-
Trong xã hội cũ: thuế dùng để nuôi bộ máy áp bức, bóc lột
-
Trong xã hội hiện đại: thuế dùng để phục nhân dân lao động, điều
tiết kinh tế, tạo công bằng xã hội.


Bản chất xã hội rộng rãi:
-
Thuế thu toàn dân, mọi tổ chức, cá nhân
-
Điều chỉnh phân phối lại thu nhập xã hội
-
Phạm vi quốc tế: thuế CBPG, trợ cấp của WTO…
3. Phân loại thuế
Căn cứ tính chuyển dịch của thuế
-
Thuế gián thu:

Có khả năng chuyển dịch từ người
nộp thuế sang người chịu thuế.

Là một bộ phận cấu thành của giá
cả hàng hóa: thuế TTĐB, GTGT,
XNK

Thu gián tiếp từ người chịu thuế,
người nộp thuế không phải là
người chịu thuế

Ưu điểm: đảm bảo tính tự nguyện,
dễ hành thu, dễ điều chỉnh

Nhược điểm: tính công bằng không
cao: người giàu, người nghèo đều
phải chịu thuế như nhau

-
Thuế trực thu:

Không có khả năng chuyển dịch từ
người nộp thuế sang người chịu
thuế

Đánh trực tiếp vào thu nhập, tài
sản của tổ chức, cá nhân như
thuế TNDN, thuế TNCN, thuế tài
sản…

Người nộp thuế đồng thời là người
chịu thuế

Ưu điểm: đảm bảo tính công bằng
xã hội.

Nhược điểm: hạn chế tăng thu
nhập, khó hành thu, quản lý
-
Hoạt động sản xuất, kinh doanh: thuế GTGT
-
Hàng hóa: thuế XNK, thuế TTĐB
-
Thu nhập: thuế TNDN, thuế TNCN
-
Tài sản: thuế nhà, đất…
3. Phân loại thuế
Căn cứ vào đối tượng đánh thuế

II. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NÊN THUẾ
1. Tên gọi
2. Đối tượng nộp thuế
3. Đối tượng tính thuế
4. Biểu thuế - Thuế suất
Prepared by Nguyen Thu Hang
II. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NÊN THUẾ
1. Tên gọi
-
Gắn gọn, dễ nhớ, phản ánh được mục tiêu của thuế
-
Dùng để phân biệt và về cơ bản cũng cho ta biết được nội dung của
thuế
-
Câu hỏi:
+ Thuế xuất nhập khẩu hay thuế xuất khẩu, nhập khẩu?
+ Thuế thu nhập đối với cá nhân có thu nhập cao hay thuế TNCN?
2. Đối tượng nộp thuế
-
Được NN quy định trong trong luật nghĩa vụ nộp thuế và cụ thể hóa
trong mỗi luật thuế.
-
Cần phân biệt với:
+ Đối tượng chịu thuế (hoạt động chịu thuế, vật chịu thuế)
+ Người nộp thuế và người chịu thuế
3. Đối tượng tính thuế
-
Thuế đối vật: giá trị hàng hóa, dịch vụ
-
Thuế đối nhân: giá trị thu nhập

-
Khác với đối tượng chịu thuế về hình thái biểu hiện

×