Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

HỒ CHÍ MINH vận DỤNG và PHÁT TRIỂN SÁNG tạo CHỦ NGHĨA mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.9 KB, 5 trang )

HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
Nguyễn Thị Khuyên

Tóm tắt: Có thể nói thắng lợi của cách
mạng Việt Nam là thắng lợi của tư tưởng Hồ
Chí Minh, thắng lợi của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo của những giá trị tinh thần mà
nhân loại đã đạt được, trong đó, đỉnh cao trí tuệ
nhân loại là chủ nghĩa Mác – Lênin. Sau khi bắt
gặp chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh
khẳng định, đây là ánh sáng, là lý luận soi
đường cho cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh
đã vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp
với điều kiện cụ thể của nước ta về truyền thống
dân tộc, đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm về
giai cấp. Đồng thời, Người đã sáng tạo nhiều
vấn đề, góp vào kho tàng lý luận cách mạng thế
giới.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Quan niệm của Hồ Chí Minh khi tiếp
cận chủ nghĩa Mác – Lênin
Sau khi bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lênin,
Hồ Chí Minh khẳng định: chủ nghĩa Mác –
Lênin là lý luận soi đường cho sự nghiệp giải
phóng và phát triển đất nước, “Chủ nghĩa Lênin
đối với chúng ta, những người cách mạng và
nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm
nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam,
mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta
đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã


hội và chủ nghĩa cộng sản”2.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, đội tiền phong của giai cấp công nhân
Việt Nam được soi sáng bởi học thuyết Mác –
Lênin, nhân dân ta đã làm nên cách mạng
Tháng Tám thành công, đập tan ách thống trị
của chủ nghĩa thực dân, phong kiến lập ra nền
dân chủ cộng hịa. Hồ Chí Minh đánh giá:
“Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành cơng.
Đó là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác –
Lênin ở một nước thuộc địa nửa phong kiến”3.

Từ khóa: vận dụng, phát triển, cách mạng,
tư tưởng, chủ nghĩa.
MỞ ĐẦU
Ngay từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã viết:
“Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên
một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử
nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó
chưa phải là tồn thể nhân loại…Xem xét lại
chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố
nó bằng dân tộc học phương Đơng”1. Điều đó
nghĩa là, Người đã sớm nhận thấy với chủ nghĩa
Mác – Lênin phải tùy vào cơ sở lịch sử, điều
kiện của đất nước để vận dụng và phát triển một
cách sáng tạo mới có thể giải đáp những vấn đề
thực tiễn cách mạng đặt ra.

Khi lựa chọn giải phóng dân tộc bằng con
đường cách mạng vơ sản, Hồ Chí Minh đồng

thời xác định phương hướng phát triển đi lên
của đất nước sau khi độc lập là chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa cộng sản. Sau cuộc kháng chiến
trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược giành
thắng lợi, Người và Đảng ta xác định nhiệm vụ
của cách mạng Việt Nam lúc này là: Miền Bắc
quá độ tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam
hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược. Trong mọi
thời kỳ, mọi giai đoạn cách mạng Việt Nam,
chủ nghĩa Mác – Lênin ln được Hồ Chí Minh
coi là lý luận tiền phong, tiên tiến, cẩm nang,
định hướng cho mỗi người, cho cách mạng Việt
Nam. Với mỗi người, học chủ nghĩa Mác –
Lênin để củng cố đạo đức cách mạng, giữ vững
lập trường, nâng cao hiểu biết và trình độ chính
trị. Với Đảng, học chủ nghĩa Mác – Lênin để
cân nhắc mọi hồn cảnh phức tạp, nhìn rõ các
mâu thuẫn, giải quyết đúng các vấn đề cách

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Nội dung
- Nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí
Minh
- Nghiên cứu q trình Hồ Chí Minh lãnh
đạo thực tiễn cách mạng Việt Nam
2. Phương pháp nghiên cứu
- Bài viết dựa trên cơ sở phương pháp luận
biện chứng duy vật

- Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, logic – lịch sử,


2 Sđd, tập 12, tr.562.
3 Sđd, tập 4, tr.603

1 Hồ Chí Minh, tồn tập, 15 tập, tập 1, tr.510.

1


mạng đặt ra. Vì vậy, Người ln u cầu mỗi
cán bộ, đảng viên và toàn Đảng phải nâng cao
sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác – Lênin. Nhắc
lại quan điểm của Lênin, Hồ Chí Minh khẳng
định quan điểm của mình về lý luận cách mạng:
Lý luận cách mạng không phải là giáo điều
(khô cứng, “chết”, một lần là xong), mà nó đầy
tính sáng tạo, ln cần được bổ sung bằng
những kết luận mới rút ra từ thực tiễn sinh
động. Cùng với đó, Hồ Chí Minh phê phán
những biểu hiện khơng đúng trong việc học chủ
nghĩa Mác – Lênin như: học thuộc lòng, học
câu chữ, học trở thành những nhà lý luận suông,
học để trang sức, để mặc cả với Đảng…Theo
Người, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là học
tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi
người, đối với bản thân. Học những chân lý phổ
biến của chủ nghĩa Mác - Lênin từ đó áp dụng

một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế, giải
quyết các yêu cầu của cách mạng. Hồ Chí Minh
khẳng định: “Việc học tập lý luận của các đồng
chí khơng phải nhằm biến các đồng chí thành
những người lý luận sng, mà nhằm làm thế
nào cho cơng tác của các đồng chí tốt hơn,
nghĩa là các đồng chí phải học tập tinh thần của
chủ nghĩa Mác - Lênin; học tập lập trường,
quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và
phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những
vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của
chúng ta”4. Hồ Chí Minh cho rằng, những thắng
lợi của cách mạng Việt Nam, là do Đảng đã áp
dụng chủ nghĩa Mác – Lênin để giải quyết
những yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng chứ khơng
phải do học thuộc lịng, đem áp vào một cách
máy móc. Người nói: “Đảng áp dụng lập
trường, quan điểm và phương pháp Mác - Lênin
mà giải quyết các vấn đề thực tế của cách mạng
Việt Nam. Khơng phải chỉ học thuộc lịng vài
bộ sách của Mác - Lênin mà làm được như
vậy”5.

đã tiếp nhận và bổ sung lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin về nhiều nội dung. Trong đó, nổi
lên những nội dung cơ bản như sau:
- Vấn đề giải phóng dân tộc được đặt lên
trên hết, trước hết, từ đó xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân
Sau khi Lênin qua đời, dưới sự chỉ đạo của

Stalin, nhất là từ sau Đại hội VI Quốc tế Cộng
sản năm 1928, phong trào cộng sản ngày càng
rơi vào khuynh hướng tả khuynh, hẹp hòi, biệt
phái, đề cao bạo lực, không cho phép các đảng
cộng sản được liên minh, hợp tác với các tổ
chức dân chủ - xã hội và các lực lượng trung
gian khác,…nên đã không tranh thủ được sự
ủng hộ của đông đảo quần chúng, không đẩy
được phong trào cách mạng vô sản ở châu Âu
tiến lên.
Ở Việt Nam khi còn là một nước thuộc địa
nửa phong kiến, Hồ Chí Minh nhận thấy rằng,
trước mắt phải làm cách mạng giải phóng dân
tộc, thắng lợi rồi mới có thể tiến lên làm cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Tức là độc lập dân tộc,
sự tồn vong của dân tộc phải được đặt lên trên
lợi ích của các giai cấp, các bộ phận.
Mà “dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai
cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí
chống lại cường quyền”6. Vì vậy, Người rất coi
trọng phát huy vai trò của mặt trận dân tộc
thống nhất, trên nền tảng liên minh công nông,
ra sức tập hợp rộng rãi mọi thành phần yêu
nước, tạo nên sức mạnh vơ địch, nhằm đánh đổ
chủ nghĩa đế quốc, xóa bỏ tình trạng thuộc địa,
giành lại độc lập, thống nhất cho dân tộc. Trong
Cương lĩnh (các văn kiện vắn tắt) đầu tiên ngày
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một cách
ngắn gọn và dễ hiểu, Hồ Chí Minh đã viết về
xây dựng khối đại đồn kết tồn dân, đại ý là:

Cơng nhân, nơng dân là gốc của cách mạng,
học trị (trí thức), nhà buôn, điền chủ nhỏ là bầu
bạn cách mạng của công - nông. Đối với những
đảng phái trung lập, ta cố gắng lôi kéo họ. Đối
với những đảng phái phản động, ta vận động để
chí ít làm cho họ trung lập. Bộ phận phản động
còn lại ta tập trung đánh đổ.

2. Những nội dung cơ bản Hồ Chí Minh
vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác – Lênin
Hồ Chí Minh đã “vay” của chủ nghĩa Mác
– Lênin nhưng trên cơ sở của một tư duy độc
lập, sáng tạo nên đồng thời cũng “trả” cho chủ
nghĩa Mác – Lênin những luận điểm sáng
tạo.Trên cơ sở của sự hiểu biết rất rõ về truyền
thống của dân tộc, đặc điểm các giai cấp, tầng
lớp đặc biệt là xác định đúng đắn đặc điểm và
các mâu thuẫn trong lòng xã hội, Hồ Chí Minh

Với Hồ Chí Minh đồn kết dân tộc là
đồn kết toàn dân, mọi con dân nước Việt. Bởi
lẽ, khi đất nước bị nô lệ, người dân là người
mất nước, thậm chí vua chúa trên ngai vàng
cũng là ơng vua bù nhìn, nơ lệ,… Đồng bào
theo các tơn giáo khác nhau đều là người Việt
Nam, đều có dịng máu dân tộc chảy trong
người, đều mong muốn là người dân độc lập.

4 Sđd, tập 11, tr.95.

5 Sđd, tập 8, tr.277.

6 Sđd, tập 2, tr.287.

2


Suy cho cùng, cái chung nhất của mỗi người
dân Việt Nam đều hướng tới là giải phóng dân
tộc, độc lập dân tộc. Ở Hồ Chí Minh, vấn đề
giai cấp nhuần nhuyễn với vấn đề dân tộc.

phong trào công nhân và phong trào yêu nước
đã dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Đông
Dương vào đầu năm 1930”8. Sự kết hợp thêm
yếu tố phong trào yêu nước dẫn đến sự ra đời
của Đảng Cộng sản Việt Nam là khách quan.
Bởi ở Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước là giá trị
tinh thần thiêng liêng, trường tồn trong suốt quá
trình dựng và giữ nước. Đến đầu thế kỷ XX,
phong trào yêu nước xuất hiện trước phong trào
cơng nhân. Kể cả sau khi có phong trào cơng
nhân thì phong trào u nước vẫn chiếm một vị
trí quan trọng trong sự phát triển của dân tộc.
Như vậy ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã thống nhất trong mình yếu tố giai
cấp và yếu tố dân tộc. Sự sáng tạo của Hồ Chí
Minh về vấn đề Đảng còn được thể hiện ở quan
điểm Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền
phong mang bản chất của giai cấp công nhân

Việt Nam, đồng thời Đảng là của nhân dân lao
động và của toàn thể dân tộc. Tuân thủ quan
điểm về Đảng kiểu mới của giai cấp vơ sản của
Lênin, Hồ Chí Minh quan niệm, Đảng Cộng sản
Việt Nam là đội tiền phong, mang bản chất giai
cấp công nhân Việt Nam. Trong Sách lược vắn
tắt, Chương trình vắn tắt của Đảng: “Đảng là
đội tiên phong của vô sản giai cấp”9.

Thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam từ
khi có Đảng cho thấy, lúc nào chúng ta cứng
nhắc vấn đề giai cấp, thì lúc đó cách mạng gặp
khó khăn, thụt lùi, thậm chí thất bại. Cao trào
Xơ Viết Nghệ Tĩnh là một điển hình, khi chủ
trương đánh cả trí thức và trung, tiểu địa chủ,
khơng xây dựng được khối đại đồn kết tồn
dân, sau đó cách mạng gặp khó khăn. Năm
1941, Hồ Chí Minh về nước, trực tiếp lãnh đạo
cách mạng lúc đó tư tưởng của Người mới thật
sự trở lại. Mặt trận Việt Minh được thành lập,
quy tụ tất cả già, trẻ, gái, trai, nam, phụ, lão, ấu,
đều tham gia và hướng ngọn cờ vào giải phóng
dân tộc. Hạ thấp ngọn cờ đánh phong kiến
xuống một bước, thực chất là lôi kéo tất cả các
thành phần giai cấp khác về với cách mạng.
Khối đại đoàn kết dân tộc phát triển vô cùng
mạnh mẽ, được tổ chức và có tổ chức. Vì thế,
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh
đạo của Đảng ta, toàn dân đoàn kết, tất cả vùng
dậy, giành lấy chính quyền.

Là người cộng sản, nhưng Hồ Chí Minh lại
khơng nhấn mạnh giai cấp một chiều, đơi lần
cịn phê phán những biểu hiện giáo điều, tả
khuynh của một số người mới học từ nước
ngoài về: “Nghe người ta nói giai cấp đấu tranh,
mình cũng đề ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh
mà không xét hồn cảnh nước mình như thế nào
để làm cho đúng”7. Như vậy, Hồ Chí Minh lựa
chọn con đường cách mạng vơ sản cho cách
mạng Việt Nam, khơng có nghĩa là tiến hành
đấu tranh giai cấp như các nước phương Tây,
mà ưu tiên hàng đầu là giải phóng dân tộc. Độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải
phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai
cấp, giải phóng con người.

Bên cạnh đó, trong tư tưởng Hồ chí Minh,
Đảng còn là của nhân dân lao động và của tồn
thể dân tộc. Về bản chất của Đảng chỉ có một,
mang bản chất của giai cấp tiến tiến nhất, cách
mạng nhất, kỷ luật nhất là giai cấp công nhân
Việt Nam. Nhưng đồng thời, Đảng đại diện, tiêu
biểu cho lợi ích của dân tộc, của tồn dân. Hồ
Chí Minh nhiều lần chỉ rõ Đảng khơng có lợi
ích nào khác ngồi lợi ích của giai cấp công
nhân, của nhân dân và của dân tộc, “Ngồi lợi
ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng khơng
có lợi ích gì khác”10. Đảng viên của Đảng
không chỉ là những người tiên tiến, ưu tú xuất
thân từ giai cấp cơng nhân mà cịn từ tất cả các

giai cấp, tầng lớp khác trong dân tộc. Điều lệ
của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh
soạn thảo, được Hội nghị hợp nhất thông qua đã
viết: Công nhân, thợ thủ cơng, dân cày, binh
lính, học sinh và các giai cấp khác tin theo chủ
nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và quốc tế
cộng sản, hăng hái đấu tranh, phục tùng mệnh
lệnh Đảng, đóng đảng phí và chịu phấn đấu
trong một tổ chức Đảng thì được vào Đảng.

- Quan điểm về Đảng
Sau khi tìm ra con đường cứu nước, Hồ
Chí Minh đã tích cực chuẩn bị về tư tưởng, cán
bộ, tổ chức và sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt
Nam.
Nếu như các đảng cộng sản trên thế giới ra
đời là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa
Mác với phong trào cơng nhân, thì ở Việt Nam
trên cơ sở quy luật chung đó cịn có nét đặc thù
là thêm yếu tố phong trào yêu nước. Trong bài
“Ba mươi năm hoạt động của Đảng”, Hồ Chí
Minh viết: “chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với
7Sđd, tập 5, tr.312.

Quan điểm Hồ Chí Minh về Đảng là của
giai cấp cơng nhân đồng thời của nhân dân lao
8Sđd, tập 12, tr.406.
9 Sđd, tập 3, tr.3-4.
10 Sđd, tập 5, tr.290.


3


động và của toàn dân tộc, giúp Đảng ta ngay từ
khi mới thành lập, cũng như trong suốt quá
trình lãnh đạo đã quy tụ sức mạnh không chỉ
của giai cấp mà còn của cả dân tộc.

biệt nòi giống, gái trai, giàu, nghèo, giai cấp,
tôn giáo”. Không chỉ dừng lại ở quan điểm mà
trên thực tế, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xây dựng
trong cơ cấu quyền lực của nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa thể hiện một nền dân chủ của
đơng đảo quần chúng, có mặt mọi giai cấp, tầng
lớp không phân biệt nguồn gốc miễn là chân
thành hợp tác, vì quyền lợi của dân tộc trong
bối cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. Tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng nhà nước thể hiện quyền
làm chủ của nhân dân không phải là một sách
lược mà là một chiến lược bắt nguồn từ truyền
thống của dân tộc “nước lấy dân làm gốc” và từ
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin,
nhân dân là chủ thể của lịch sử. Với vị thế là
chủ và làm chủ nhà nước, nhân dân khơng chỉ
đóng góp tài và sức bảo vệ nhà nước, bảo vệ
thành quả cách mạng mà cịn tích cực sử dụng
nó để xây dựng một xã hội dân giàu, nước
mạnh, công bằng, văn minh.

- Quan điểm về nhà nước

Trong hai mưới năm đầu tìm đường cứu
nước (1911-1930) Hồ Chí Minh đồng thời lựa
chọn mơ hình, kiểu nhà nước phù hợp với Việt
Nam sau khi cách mạng thành công. Năm 1927,
trong tác phẩm “Đường cách mệnh” Người đề
cập đến nhà nước số đơng đối lập với nhà nước
số ít. Hồ Chí Minh đã đi đến kết luận về tính
khơng triệt để, không đến nơi sau khi nghiên
cứu các cuộc cách mạng tư sản và kiểu nhà
nước tư sản. Do đó, Người cho rằng: "Chúng ta
đã hi sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến
nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền
giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay
một bọn ít người. Thế mới khỏi hi sinh nhiều
lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc" 11. Với
cuộc cách mạng Tháng Mười Nga, Hồ Chí
Minh nhận thấy đây là cuộc cách mạng đến nơi,
vì dân chúng được hưởng tự do, hạnh phúc,
bình đẳng thực sự, nhân dân lao động được làm
chủ nhà nước, làm chủ xã hội.

KẾT LUẬN
Như vậy, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin
vào Việt Nam, Hồ Chí Minh đã phát triển sáng
tạo và đóng góp vào kho tàng lý luận cách mạng
thế giới các nội dung sau: Đặt vấn đề giải phóng
dân tộc lên hàng đồng thời xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc nhằm đánh lại kẻ thù
chung là đế quốc tay sai; đối với vấn đề Đảng,
Hồ Chí Minh ln chú ý sự thống nhất giữa tính

giai cấp với tính dân tộc trong suốt quá trình
lãnh đạo, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam;
với vấn đề nhà nước, Hồ Chí Minh không cứng
nhắc quan điểm bản chất giai cấp của nhà nước
mà chủ trương xây dựng nền dân chủ cộng hòa.
Những đóng góp đó của Người đến ngày nay
vẫn cịn ngun giá trị. Đại đoàn kết dân tộc vẫn
là yêu cầu, là chiến lược của sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo nhân dân đưa sự nghiệp cách mạng đi đến
thắng lợi chỉ khi nào phát huy được vai trò là
đội quân tiên phong của giai cấp cơng nhân,
đồng thời cịn thể hiện ra là của nhân dân lao
động và toàn thể dân tộc. Nhà nước cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khơng chỉ là công cụ
quản lý xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa
mà trước hết phải là nhà nước của dân, do dân
và vì dân.

Vận dụng kiểu nhà nước Xơviết, trong
Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Hồ Chí Minh đề
cập đến nhà nước công, nông, binh sau cách
mạng thành công "Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam
được hoàn toàn độc lập. Dựng ra chính phủ
cơng, nơng, binh"12. Hơn 10 năm sau, khi thực
tiễn cách mạng đặt ra giải phóng dân tộc đặt lên
hàng đầu thì Người nhận ra chính quyền cơng
nơng binh chưa phù hợp với với hoàn cảnh của
Việt Nam. Do vậy, Hội nghị trung ương 8

(tháng 5/1941) về chính quyền nhà nước đã nêu
rõ: "Sau lúc đánh đuổi được Pháp - Nhật sẽ
thành lập một nước Việt Nam dân chủ
mới...chính quyền cách mạng của nước dân chủ
mới ấy không phải thuộc quyền riêng của một
giai cấp nào mà là của chung tồn dân tộc, chỉ
trừ có bọn tay sai của đế quốc Pháp - Nhật và
những bọn phản quốc”13. Sau khi thành lập
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, Hồ Chí
Minh đã khẳng định: Trong nhà nước ta, toàn
bộ quyền lực thuộc về nhân dân. Hiến pháp
1946 quy định “Tất cả quyền bính ở trong nước
là của tồn thể nhân dân Việt Nam, không phân
11 Sđd, tập 2, tr.292.
12 Sđd, tập 3, tr.1.
13 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng

Toàn tập, tập 7, tr.114.
4


HO CHI MINH CONTINUE DEVELOPMENT OF MARXISM LENINISM
Nguyễn Thị Khuyên
Can say the victory of Vietnam's revolutionary victory of the Ho Chi Minh thought, the victory of the use and
development of the creative spiritual values that humanity has achieved, including, peak position human
wisdom that is Marxism - Leninism. Once caught Marxism - Leninism, Ho Chi Minh affirmed that this is the
light, the argument for revelation to the Vietnam revolution. Ho Chi Minh was applying Marxism - Leninism
suit the specific conditions of our country on national traditions, economic characteristics - social
characteristics of the class. At the same time, he has created many problems, contribute to treasure the world
revolutionary theory.

Key words: Use, development, revolution, thought, theory.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 7, Nxb. CTQG, Hà Nội.
2. Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, 15 tập, tập 2, Nxb. CTQG, Hà Nội.
3. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, 15 tập, tập 3, Nxb. CTQG, Hà Nội.
4. Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, 15 tập, tập 4, Nxb. CTQG, Hà Nội.
5. Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, 15 tập, tập 5, Nxb. CTQG, Hà Nội.
6. Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, 15 tập, tập 8, Nxb. CTQG, Hà Nội.
7. Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, 15 tập, tập 11, Nxb. CTQG, Hà Nội.
8. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, 15 tập, tập 12, Nxb. CTQG, Hà Nội.
ThS. Nguyễn Thị Khuyên, khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Tây Nguyên, số 567 Lê Duẩn,
thành phố Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc.
Số điện thoại: 0946097279.

5



×