Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

bài tập tư pháp quốc tế: “ Xung đột pháp luật – một hiện tượng pháp lý phức tạp và độc đáo. Bằng kiến thức của môn học Tư pháp quốc tế hãy làm sáng tỏ nhận định trên.”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.42 KB, 12 trang )

MỞ BÀI
Mỗi quốc gia đều có một hệ thống pháp luật đặc thù và riệng biệt tùy
thuộc vào điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội hay hồn cảnh địa lý. Trong xu
thế hội nhập tồn cầu, ít hay nhiều các quốc gia sẽ xích lại gần nhau để cùng hợp
tác và phát triển. Khi đó, xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống
pháp luật đồng thời đều có thể áp dụng đề điều chỉnh một quan hệ pháp luật nào
đó và giữa các hệ thống pháp luật này có sự khác biệt về các qui định cụ thể khi
giải quyết cùng 1 vấn đề pháp lý. Tuy nhiên xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong
các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi theo nghia rộng. Vì vậy để có thể tìm
hiểu và nghiên cứu rõ hơn đặc trưng này của xung đột pháp luật, em xin chọn đề
tài: “ Xung đột pháp luật – một hiện tượng pháp lý phức tạp và độc đáo. Bằng
kiến thức của môn học Tư pháp quốc tế hãy làm sáng tỏ nhận định trên.”

NỘI DUNG
I. Khái quát về về xung đột pháp luật
1.Khái niệm
Xung đột pháp luật là hiện tượng có 2 hay nhiều hệ thống pháp luật cùng
có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghia rộng có yếu tố nước
ngoài.
Bản chất của xung đột pháp luật là sự khác nhau giữa các hệ thống pháp
luật của các quốc gia tỏng quá trình điều chỉnh các quan hệ cua tu pahp quoc te
2.Nguyên nhân
Do pháp luật các nước các nước quy định khác nhau trong giải quyết một
quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể. Sự khác nhau về pháp luật này có thể các nước
có chế độ kinh tế , chính trị, xã hội khác nhau hoặc ở các nước có cùng chế độ
kinh tế, chính trị, xã hội nhưng do khác nhau về phong tục tập quán, văn hóa,..
1


Do đặc điểm về quan hệ xã hội thuộc Tư pháp quốc tế điều chỉnh. Quan hệ
do TPQT điều chỉnh ln có yếu tố nước ngồi tham gia và ln liên quan đến ít


nhất là hai hệ thơng pháp luật
Cách áp dụng và giải thích pháp luật của các nước khác nhau cũng là một
nguyên nhân dẫn đến xung đột pháp luật.
3. Phạm vi phát sinh
Xung đột pháp luật chỉ phát sinh từ các quan hệ dân sự, kinh tế, thương
mại, lao động, hơn nhân và gia đình. Tuy nhiên một số quan hệ trong lĩnh vực
dân sự không làm phát sinh xung đột pháp luật. Ví dụ: Các quan hệ về quyền tác
giả, quyền sở hữu công nghiệp,..
Ở các lĩnh vực quan hệ pháp luật khác như hình sự, hành chính… khơng
xảy ra xung đột pháp luật bởi khi quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của
chúng phát sinh, khơng có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác
nhau cùng tham gia vào việc điều chỉnh cùng một quan hệ xã hội ấy, và cũng
không có sự lựa chọn luật để áp dụng vì các quy phạp pháp luật của các ngành
luật này mang tính tuyệt đối về mặt lãnh thổ.
4.Các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật.
Xung đột pháp luật trong quan hệ TPQT sẽ được giai quyết theo một trong 3
phương pháp sau:
- Xây dưng và áp dụng quy phạm thực chất trực tiếp giai quyết xung đột pháp
luật.
- Xây dưng và áp dụng quy phạm xung đột để chọn ra 1 hệ thống pháp luật
giải quyết xung đột pháp luật
- Ap dụng tập quán và áp dụng tương tự pháp luật
II. Chứng minh xung đột pháp luât là một hiện tượng pháp lí phức tạp và
độc đáo theo Tư pháp quốc tế
1.Xung đột pháp luật là một hiên tượng pháp lí phức tạp
2


Theo quan niệm truyền thống thì khi có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống
pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ xã hội

phát sinh, người ta nói đến xung đột pháp luật. Để có thể giải quyết được xung
đột pháp luật cần phải trải qua nhiều bước và thủ tục, vấn đề đặt ra là luật của
quốc gia nào sẽ được lựa chọn và việc giải thích các quy định pháp luật đó như
thế nào?
a)Vấn đề áp dụng luật
Khi xung đột pháp luật xảy ra thì việc lựa chọn ra một hệ thống pháp luật
phù hợp để giải quyết các quan hệ dấn sự có yếu tố nước ngồi là một tất yếu.
Tuy nhiên đây là một cơng việc khá khó khăn và phức tạp. Các cơ quan tư pháp
có thẩm quyền và cơ quan xét xử phải tìm hiểu và xác định nội dung thông qua
nghiên cứu văn bản pháp luật, qua thực tiễn hành pháp, tư pháp, tập quán, tài
liệu của cơ quan hữu quan. Và các cơ quan trên khơng thể tự mình thực hiện các
cơng việc đó trên lãnh thổ nước hữu quan mà phải thông qua cơ quan đại diện
ngoại giao, lãnh sự ở nước ngoài của nhà nước mình, cơng ty luật vì nếu khơng
sẽ vi phạm nguyên tắc lãnh thổ của quốc gia đó.
Trường hơp có quy phạm thực chất thì việc giải quyết các tranh chấp sẽ dễ
dàng hơn. Nhưng nếu khơng có quy phạm thực chất thì việc áp dụng quy phạm
xung đột để xác định luật của một quốc gia giải quyết các quan hệ dân sự sẽ gây
ra nhiều khó khăn, phức tạp cho các cơ quan có thẩm quyền và cả đương sự vì
khơng có quy định thống nhất giữa các quốc gia về quyền và nghĩa của các bên
đương sự cũng như hình thức và biện pháp chế tài cần hoặc có thể được áp dụng
để làm cơ sở xử lý tranh chấp. Cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành chọn hệ
thống pháp luật theo chỉ dẫn của quy phạm xung đột.
Chẳng hạn theo Điều 33 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam –
Bungari: “ Quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật của nước ký
kết mà người để lại tài sản là công dân khi chết, quyền thừa kế về bất động sản
được xác định theo pháp luật nơi có bất động sản”.Trong trường hợp này, đối

3



với di sản thừa kế là bất động sản thì quyền thừa kế sẽ được xác đinh theopháp
luật nơi có bất động sản
Tuy nhiên do tinh chất đặc thù và riêng biệt của xung đột pháp luật là có sự
tham gia của nhiều hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh, nên vẫn có những
trường hợp Tịa án khơng chọn được luật thực chất để áp dụng bởi chưa có quy
phạm xung đột trong lĩnh vực đó .Lúc này Tịa án phải quay lại xem xét hệ
thống luật pháp của nước mình để tìm ra các quy định cần thiết cho việc giải
quyết vụ việc.
Vấn đề xung đột pháp luật ở đây được xem xét chỉ ở góc độ tư pháp quốc tế.
Tức là khi áp dụng quy phạm xung đột thì nó chỉ quy định chung chung về các
hệ thống pháp luật nơi này hoặc nơi kia có thể được áp dụng chứ không quy
định cách giải quyết cụ thể. Và do đó các cơ quan tư pháp, Tịa án phải tự tìm
hiểu, nghiên cứu các quy định cụ thể. Trong trường hợp đã sử dụng các biện
pháp cần thiết mà vần không thể xác định được nội dung luật nước ngồi để áp
dụng thì tịa án sẽ phải áp dụng nguyên tắc xét xử Lex fori (luật tòa án) để giải
quyết vụ kiện. Đây là cách duy nhất và cuối cùng để đáp ứng yêu cầu giải quyết
kịp thời các tranh chấp dân sự quốc tế
* Phức tạp
Việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp được dẫn chiếu đeesn cũng
phải đảm bảo rằng hệ thống pháp luật nước ngoài liên quan đã được áp dụng đầy
đủ toàn diện và mang tính hệ thống tránh việc áp dụng các văn bản pháp luật
đơn lẻ, áp dụng không đúng với bản chất của luật nước ngoài ( đảm bảo sự phù
hợp với các nguyên tắc pháp lý cơ bản, với các ngành luật liên quan do sự tồn tại
của hiện tượng không đồng nhất trong các hệ thống pháp luật các nước )
Khi áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết xung đột chúng ta còn
phải xem xét xem những quy định trong pháp luật nước ngồi đó có trái với các
quy định, nguyên tắc của pháp luật Việt Nam hay khơng chứ khơng đơn giản chỉ
là tìm 1 hệ thống pháp luật và áp dụng nó để giải quyết tranh chấp. Vấn đề lớn
nhất đặt ra cho các cơ quan có thẩm quyền là xác định khi nào thì pháp luật
nước ngồi bị coi là trái trật tự cơng quốc gia? Pháp luật nước ngồi sẽ được

4


giới hạn áp dụng trong phạm vi nào? Trong khi hai khái niệm này trong pháp
luật quốc gia và ngay cả việc xác định hay tìm hiểu về pháp luật nước ngồi cịn
trừu tượng, phức tạp và khơng dễ xác định.
Tại khoản 1 Điều 126 Luật hơn nhân gia đình Việt Nam năm 2014 có quy
định: “. Trong việc kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi, mỗi
bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn,…. ”. Như vậy
khi công dân Việt Nam kết hơn với người nước ngồi, thì người nước ngồi cịn
phải tn theo pháp luật của nươc họ về điều kiện kết hôn. Pháp luật Việt Nam
chấp nhận việc dẫn chiếu tới pháp luật của nước khác. Tuy nhiên trong trường
hợp dẫn chiếu tới luật quốc tịch của các nước hồi giáo, pháp luật của họ quy
định cho phép chế độ đa thê, thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ khơng áp dụng
pháp luật nước hồi giáo đó vì nó vi phạm ngun tắc một vợ một chồng của
pháp luật Việt Nam, như vậy thì quy định tại khoản 1 điều 126 khơng có hiệu
lực trong trường hợp này. Và cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ
chối khơng áp dụng pháp luật nước ngồi đó để bảo vệ trật tự cơng của Việt
Nam, do tại khoản 2 Điều 122 Luật HN&GĐ có quy định: “Trong trường hợp
Luật này, các vănbản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng
pháp luật nước ngồi thì pháp luật nước ngồi được áp dụng, nếu việc áp dụng
đó khơng trái với các ngun tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của Luật
này”
Hay theo quy định tại khoản 3 Điều 759 BLDS năm 2005, có quy định việc
áp dụng pháp luật dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc
tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế, như sau:“ Trong trường hợp Bộ
luật này,các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngồi thì pháp luật của nước đó
được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với

các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam;

5


Ngồi ra, vấn đề “trật tự cơng” cũng được đề cập khi xem xét các điều
kiện hiệu lực của hợp đồng. Đặc biệt trong các hợp đồng quốc tế, đối tượng hợp
đồng, việc giao kết, hay thực hiện một hợp đồng cũng phải đảm bảo không vi
phạm trật tự công của quốc gia thì mới được cơng nhận hiệu lực.
Đặc biệt trong vấn đề áp dugnj pháp luật nước ngoai để gaii quyết xung
đột pháp luật thì ta cũng phải xem xét kĩ đến vấn đề dẫn chiếu ngược và dẫn
chiếu đến pháp luật của nước thứ ba.Việc chấp nhận dẫn chiếu cũng là tơn trọng
ý chí của nhà lập pháp nước ngoài đã xây dựng nên quy phạm này. Nếu khơng
chấp nhận dễ gây khó khăn trong việc thụ lý giải quyết vụ việc của tòa án. Trong
Tư pháp quốc tế của Việt Nam, thì vấn đề này được khẳng định là chấp nhận
hiện tượng dẫn chiếu. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng đây là vấn đề rất
quan trọng, phổ biến nhưng cũng rất khó, rất phức tạp trong tư pháp quốc tế.
Pháp luậtViệt Nam cũng chấp nhận việc dẫn chiếu ngược trở lại. Cụ thể
cũng theo khoản 1điều 126 Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam quy định:
“…..nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
Việt Nam thì người nước ngồi cịn phải tn theo các quy định của Luật này về
điều kiện kết hôn”.Chiếu theo điều trên đây cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết
hơn của Việt Nam sẽ phải áp dụng luật như sau: Công dân nữ Việt Nam phải
tuân theo các điều kiện kết hôn quy định trong luật hơn nhân gia đình Việt Nam.
Cơng dân nam của Anh phải tuân thủ luật của Anh, song luật xung đột của Anh
lại quy định: Điều kiện kết hơn của cơng dân Anh ở nước ngồi phải tn theo
luật của nước nơi cơng dân đó cư trú. Như vậy, ở đây luật Việt Nam đã dẫn
chiếu tới luật của Anh và luật của Anh đã lại dẫn chiếu ngược trở lại luật của
Việt Nam. Hoặc Theo BLDS nước ta “năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập”.

Hoặc Theo BLDS nước ta “năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài
được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập”.
chúng ta đã thấy pháp luật ở các nước khác nhau thì khác nhau. Do đó có
khả năng là đối với một quan hệ pháp luật nếu giải quyết ở nước này thì bất lợi
cho đương sự , cịn nếu được giải quyết ở nước khác thì có lợi hơn cho đương sự
6


.Đây là cơ hội tốt để việc lẩn tránh pháp luật phát sinh nảy nở. lẩn tránh pháp
luậtchính là hiện tượng đương sự dùng những biện pháp cùng thủ đoạn để thốt
khỏi hệ thơng pháp luật đáng nhẽ phải dđươc áp dụng để điều chỉnh các quan hệ
của họ, nhằm tới một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn cho mình. mọi hành vi
lẩn tránh pháp luật là vi phạm và không được chấp nhận.
Như vậy trong quan điểm của những nhà làm luật về vấn đề này cũng có rất
nhiều điểm trái ngược nhau, như vậy việc áp dụng luật để giải quyết sẽ không
thống nhất và đơn giản.
*Chứng minh việc áp dụng luật
Đồng thời khi áp dụng một hệ thống pháp luật cụ thể để giai quyết xung
đột pháp luật , các bên đương sự phải chứng minh được sự cần thiết áp dụng đó,
và phải đưa ra bằng chứng để xác định nội dung và viên dẫn giải thích luật của
nước cần áp dụng. ,Đây là một gánh nặng đè lên vai đương sự trước tòa án vì
nếu việc đưa ra các bằng chứng về nội dung luật nước ngồi khơng thành, Tịa
án sẽ gạt bỏ luật nước ngoài và tạo cơ hội cho việc áp dụng luật nước mình. Vì
nếu việc đưa ra các bằng chứng về nội dung luật nước ngồi khơng thành, Tịa
án sẽ gạt bỏ luật nước ngoài và tạo cơ hội cho việc áp dụng luật nước mình.
Để đảm bảo lợi ích của các bên đương sự một cách chính đáng và giữ gìn
trật tự pháp luật của Nhà nước, các cơ quan tư pháp và tịa án Việt Nam có trách
nhiệm tìm hiểu nội dung đích thực của luật pháp nước ngoài cần áp dụng
(nghiên cứu luật nước ngoài, thực tiễn tòa án xét xử của họ, tập quán luật, thông
lệ, án lệ và các tài liệu pháp lý trong và ngoài nước của các viện nghiên cứu .

Và khi áp dụng hệ thống pháp luật quoc gia khac các co quan co tham quyen can
xem xet nghien cuu kĩ để tránh truong hop ap dung phap luạt nay thì có lợi cho
đương sự này và sẽ bất lợi cho bên đó.
Đồng thời khi xem xét việc giải quyết xung đột pháp luật ta thấy khá
phức tạp vì xuất phát từ khái niệm rất trừu tượng, địi hỏi phải có chun mơn
sâu trong lĩnh vực pháp luật mới có thể hiểu đầy đủ. Trong khi đó, đội ngũ
chuyên gia luật không phải ở nước nào cũng giỏi mà vấn đề áp dụng các quy
7


phạm luật để giải quyết xung đột lại phức tạp. Vì vậy, dễ xảy ra tình trạng khơng
nhất qn đối với một vụ việc nếu giải quyết ở Tòa án có thẩm quyền tại các
nước khác nhau, dẫn đến việc các bên khi ký kết các hợp đồng cần phải thấy
trước luật của nước nào sẽ có khả năng áp dụng hoặc phải chọn sẵn luật nước
nào để áp dụng cho quan hệ đó.
Rõ ràng là khơng hồn tồn trung lập hay khách quan khi quy phạm
pháp luật xung đột dẫn chiếu đến luật nước nào thì áp dụng luật nước đó. Thực
tế ai cũng biết là khi quyết định lựa chọn luật nào được áp dụng thì thẩm phán
thơng qua lăng kính ý chí chủ quan của mình đã hình dung trước, hay nhìn thấy
trước hệ quả của việc áp dụng đó. Như vậy, phải chăng Tịa án làm ra vẻ khách
quan khi dựa vào quy phạm pháp luật xung đột để lựa chọn luật áp dụng, nhưng
thực tế thì họ đã nhìn thấy trước hệ quả của nó khi áp dụng một hệ thống pháp
luật nào đó?
Trong quan hệ quốc tế hiện đại, người ta thường áp dụng loại hệ thuộc
xung đột mới là tự do lựa chọn luật áp dụng. Chính sự tự do này đơi khi khiến
cho các bên đương sự lạm dụng khi tránh không phải áp dụng một hệ thống
pháp luật mà đáng lẽ nó phải được áp dụng. Do đó, cịn phải xem xét yếu tố
trung lập, khách quan, có cịn tồn tại khơng.
b). Vấn đề giải thích luật được lựa chọn
khi xung đột pháp luật xảy ra thì việc tất yếu là phải chọn ra một hệ thống

pháp luật phù hợp để giai quyết các quan hệ dấn ự có yếu tố nước ngồi. Tuy
nhiên việc áp dụng và giải thích luật cho các bên không phải lúc nào cũng thuận
lợi và dễ dàng. Từ việc nghiên cứu, làm rõ và đánh giá các quy định cho đến
việc giải thích phải trải qua nhiều cơng đoạn.
Pháp luật nước ngồi khi được áp dụng cịn phải được hiểu, giải thích vận
dụng theo đúng cách thức và tinh thần như ở quốc gia mà hệ thống pháp luật đó
được ban hành ( thể hiện ý chí của nhà nước ban hành, bảo vệ quyền và lợi ích
của các bên.Mà trong khi đó đội ngũ chuyên gia luật không phải ở nước nào
cũng giỏi mà vấn đề áp dụng các luật để giải quyết xung đột lại phức tạp, việc
8


tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật nước ngồi sẽ khơng thuận lợi như với pháp
luật nước mình: cách tiếp cận quy định khác nhau, ý chí chủ quan của mỗi người
áp dụng lại khác ,.. nên sẽ trở ngại cho việc giải thích cho các bên.
2.Xung đột pháp luật là một hiên tượng pháp lí độc đáo
Xung đột pháp luật là một hiện tượng pháp lí độc đáo chỉ có trong tư
pháp quốc tế mà khơng có trong các ngành luật khác. Đây là một đặc thù, một
nét độc đáo của tư pháp quốc tế. Bởi xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của tư
pháp quốc tế là các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi theo nghĩa rộng , do đó
sẽ có hai hay nhiều hệ thống pháp luật tham gia điều chỉnh và từ đó sẽ dễ nảy
sinh mâu thuẫn, xung đột.
Trong khi đó, ở các lĩnh vực quan hệ pháp luật khác như hình sự, hành
chính… khơng xảy ra xung đột pháp luật bởi khi quan hệ xã hội thuộc đối tượng
điều chỉnh của chúng phát sinh, khơng có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống
pháp luật khác nhau cùng tham gia vào việc điều chỉnh cùng một quan hệ xã hội
ấy, và cũng khơng có sự lựa chọn luật để áp dụng vì các quy phạp pháp luật của
các ngành luật này mang tính tuyệt đối về mặt lãnh thổ.
- Luật Hình sự, Hành chính mang tính hiệu lực lãnh thổ rất nghiêm ngặt
(quyền tài phán cơng có tính lãnh thổ chặt chẽ). Luật Hình sự, Hành

chính khơng bao giờ có các quy phạm xung đột và tất nhiên cũng không bao giờ
cho phép áp dụng luật nước ngoài. Nghĩa là, các đạo luật thuộc những lĩnh vực
trên, được ban hành để bảo vệ an ninh và trật tự công cộng của quốc gia, nên tất
cả mọi người sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đều phải thi hành, dù họ
mang quốc tịch của quốc gia nào. Khoản 1 Điều 5 Luật Hình sự năm 2015 quy
định: “ Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện
trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và Khoản 1Điều 6 luật
này cũng quy định: “ Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam
có hành vi phạm tội ở ngồi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.”
9


- Trong các quan hệ về quyền tác giả và quyền sở hữu cơng nghiệp có yếu tố
nước ngồi thường không làm phát sinh vấn đề xung đột pháp luật vì các quy
phạm pháp luật trong lĩnh vực này mang tính tuyệt đối về lãnh thổ. Đăng ký sở
hữu trí tuệ chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Khi tranh chấp xảy
ra ở nước ngồi thì các quốc gia chỉ cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài để
điều chỉnh các quan hệ trong trường hợp có điều ước quốc tế do quốc gia đó
tham gia kí kết đã quy định hoặc theo ngun tắc có đi có lại.
Khoản 1 Điều 5 Luật SHTT năm 2005
1. Trong trường hợp có những vấn đề dân sự liên quan đến sở hữu trí tuệ khơng
được quy định trong Luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự.

KẾT LUẬN
Trong điều kiện hiện nay khi mà nền kinh tế - chính trị các quốc gia
ngày càng phát triển, địi hỏi các nước phải có quan hệ mật thiết với nhau. Đặc
biệt, các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, gia đình, lao động có yếu tố
nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là những quan hệ

ln có tính chất vượt ra khỏi biên giới của quốc gia hay nói cách khác nó ln
ln liên quan đến một hoặc nhiều quốc gia khác. Do vậy để có thể giải quyết
hiệu quả xung đột pháp luật, pháp luật các quốc gia cần có quy định cụ thể hơn
về vấn đề này.
/>Chẳng hạn như vấn đề độ tuổi kết hôn của công dân. Một nam công dân Việt
Nam muốn kết hôn với một nữ công dân Anh. Lúc này, những vấn đề cần giải
quyết là luật pháp nước nào sẽ điều chỉnh quan hệ hơn nhân này hay nói chính
xác hơn là họ sẽ tiến hành các thủ tục kết hôn theo luật nước nào. Câu trả lời là
hoặc luật của Anh hoặc luật của Việt Nam. Giả sử, nếu nam công dân Việt Nam
mới chỉ 19 tuổi, nữ công dân Anh 17 tuổi thì theo quy định của pháp luật hơn
10


nhân và gia đình của Việt Nam, cả hai đều chưa đủ độ tuổi kết hôn (Điều 8, Luật
Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định độ tuổi kết hôn với nam – đủ 20 tuổi,
nữ - đủ 18 tuổi). Trong khi đó, luật hơn nhân của Anh thì quy định độ tuổi được
phép kết hôn đối với nam và nữ là 16 tuổi. Như vậy, về độ tuổi được phép kết
hơn thì pháp luật của cả hai quốc gia đều quy định khơng giống nhau. Đấy chính
là xung đột pháp luật

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giao trình Tư pháp quốc tế - Nhà xuất bản
2. Hướng dẫn học và ôn tập môn Tư pháp quốc tế- Nhà xuất bản Tư pháp
3.

/>
12




×