Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn sử dụng bài tập bằng hình vẽ nhằm tăng hứng thú học tập và rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh phần hoá học phi kim lớp 10 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.07 KB, 21 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hóa học là khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, trong quá trình dạy
học bên cạnh việc cung cấp cho học sinh các kiến thức về lí thuyết căn bản, các
phương pháp giải bài tập còn phải rèn kĩ luyện kĩ năng thực hành cho học sinh
thông qua các tiết học thực hành. Bởi lẽ, giai đoạn các em thực hành được coi là
bước trung gian để giúp các em có thể chuyển hóa những kiến thức lí thuyết đã
học đến gần hơn với thực tế. Ngoài ra, làm thực hành còn để kiểm nghiệm lại
các kiến thức lí thuyết đã được học đồng thời cũng giúp các em nhớ được các
kiến thức đó tốt hơn.
Song song với việc tổ chức cho học sinh thực hành thì việc cung cấp thêm
cho học sinh các bài tập mang tính thực nghiệm cũng rất hữu ích ví dụ như: bài
tập nhận biết, bài tập tách chiết, bài tập điều chế, bài tập mô tả và giải thích hiện
tượng, bài tập thực hành bằng hình vẽ…
Việc sử dụng bài tập thực nghiệm vào các giờ thực hành nếu được thực
hiện tốt thì không những giúp học sinh củng cố và vận dụng những kiến thức đã
học trên lớp mà còn rèn luyện các kỹ năng thực hành cho học sinh: các thao tác
lấy hóa chất, lắp dụng cụ thí nghiệm, cẩn thận khi tiếp xúc với hóa chất. Thông
qua các thí nghiệm đó, học sinh có thể sáng tạo ra các phương án khác nhau, các
em được đóng vai trò như các nhà nghiên cứu, tìm tòi, phân tích một mẫu chất
nào đó. Điều này đã gây được hứng thú học tập hóa học cho học sinh, chuẩn bị
trước cho các em một hành trang trong tương lai.
Vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “ Sử dụng bài tập bằng hình vẽ
nhằm tăng hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh
phần hóa học phi kim lớp 10 nâng cao”
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
- Tôi tiến hành nghiên cứu trong phạm vi kiến thức 2 chương: chương halogen
và chương oxi – lưu huỳnh thuộc chương trình hóa học lớp 10 nâng cao
- Thời gian tiến hành: Sử dụng bài tập trong các tiết học bài mới, các tiết luyện
tập , ôn tập chương, các tiết thực hành, các bài kiểm tra đánh giá kết quả của
chương halogen và chương oxi-lưu huỳnh thuộc học kì 2 chương trình lớp 10


1
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Trong giảng dạy tôi thực hiện trên hai nhóm đối tượng học sinh:
- Nhóm 1: Nhóm học sinh đối chứng: lớp 10B
6,
tôi tiến hành dạy học bình
thường: việc ôn tập, luyện tập chủ yếu bài tập lấy trong sách giáo khoa
- Nhóm 2: Nhóm học sinh thực nghiệm: Lớp 10B
5
, tôi tiến hành thực hiện các
học bài mới, tiết ôn tập, luyện tập, các bài kiểm tra có sử dụng các bài tập bằng
hình vẽ đã biên soạn
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu thực nghiệm
V. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP BẰNG HÌNH VẼ
TRONG GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC TRONG TRƯỜNG PHỔ
THÔNG HIỆN NAY
1. Thực trạng về chương trình
Về hệ thống bài tập thực nghiệm trong sách giáo khoa còn rất ít, đặc biệt
bài tập bằng hình vẽ mô phỏng chỉ xuất hiện trong một số ít bài thực hành. Giáo
viên muốn có những bài tập này thì phải tự xây dựng, muốn xây dựng được thì
cần có kiến thức về tin học điều đó đã cản trở giáo viên rất nhiều trong việc sử
dụng bài tập bằng hình vẽ
2. Thực trạng về giáo viên
Các bài tập thực hành thường được các giáo viên ít để ý, coi trọng, thậm
chí có những giáo viên không sử dụng bao giờ. Bởi lẽ, trong các đề thi tốt
nghiệp, đại học, cao đẳng loại bài tập này không thấy xuất hiện ( chỉ có đề thi
HSG tỉnh mới có một vài bài) nên giáo viên thấy loại bài tập này không giúp gì
nhiều cho học sinh trong các kì thi

3. Thực trạng về học sinh
Đối với học sinh các em được làm thí nghiệm ít vì nhiều lí do ( do giáo
viên ngại tổ chức tiết thực hành, hoặc do thiếu hóa chất dụng cụ hoặc do thiếu
an toàn…) cho nên khi gặp bài tập dùng hình vẽ mô phỏng học sinh thường lúng
túng như: không biết tên các dụng cụ, không biết cách để lắp dụng cụ để tiến
hành khi cho sẵn các dụng cụ vì thế khi có điều kiện làm thực hành các em
thường mắc lỗi. Ngoài ra cũng do trong các câu hỏi và bài tập ở các kì thi tốt
2
nghiệp, cao đẳng và đại học hầu như không có bài tập bằng hình vẽ nên các em
thường ít quan tâm đến loại bài tập này
Từ những thực trạng trên tôi thấy việc xây dựng và sử dụng các bài tập
mô phỏng bằng hình vẽ không những giúp học sinh thông hiểu kiến thức lí
thuyết mà còn làm cho học sinh có hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng thao tác
thực hành, cho dù không được thực hành các em cũng có thể tưởng tượng được
các thao tác thực hành, khi có điều kiện thực hành các em không bị lúng túng.
3
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Cấu trúc chương trình chương nhóm halogen và chương oxi-lưu huỳnh
lớp 10 nâng cao.
- Chương nhóm halogen: Tổng tiết học là 15 tiết trong đó có 4 tiết luyện tập, ôn
tập và 2 tiết thực hành
- Chương oxi-lưu huỳnh: Tổng số tiết học là 15 tiết trong đó có 3 tiết luyện tập
ôn tập và 2 tiết thực hành
Như vậy theo cấu trúc chương trình thì 2 chương mà tôi nghiên cứu chiếm 1/3
chương trình học của lớp 10 nâng cao. Mặt khác, số tiết luyện tập, ôn tập và
thực hành cũng chiếm một lượng đáng kể nên có nhiều điều kiện để cung cấp
cho HS các bài tập thực nghiệm thông qua hình vẽ nhằm củng cố kiến thức và
rèn kĩ năng thực hành, đồng thời tăng tính sinh động của các dạng bài tập (thông
thường bài tập cung cấp dưới dạng con số và chữ) từ đó làm tăng hứng thú học

tập cho HS
2. Đặc điểm về kiến thức của chương halogen và chương oxi-lưu huỳnh
- Các kiến thức trong các chương này thuộc kiến thức về chất và các nguyên tố
hóa học, được học sau khi nghiên cứu lí thuyết chủ đạo về nguyên tử, cấu tạo
nguyên tử và liên kết hóa học
- Mục tiêu của các chương này là HS vận dụng lý thuyết chủ đạo đã được học ở
kì I để dự đoán tính chất sau đó dùng thí nghiệm, phương trình hóa học để kiểm
nghiệm lại lý thuyết. Như vậy việc HS được làm các thí nghiệm thực hành là rất
quan trọng, song song với thực hành là làm các bài tập dưới dạng hình vẽ mô
phỏng thí nghiệm
3.Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học thực nghiệm bằng hình vẽ
Theo M.A. Đanhilop, nhà lý luận dạy học Xô Viết : «Kiến thức sẽ được
nắm vững thật sự nếu HS có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành
những bài tập lý thuyết và thực hành »
Bài tập hoá học mô tả bằng hình vẽ có những tác dụng tích cực sau :
- Phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy từ lý thuyết đến thực
hành và ngược lại từ đó xác nhận những thao tác kĩ năng thực hành hợp lý.
4
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng hoá chất, các dụng cụ thí nghiệm và phương
pháp thiết kế thí nghiệm.
- Rèn luyện các thao tác, kỹ năng thí nghiệm cần thiết trong phòng thí
nghiệm(cân, đong, đun nóng, nung, sấy, chưng cất, hoà tan, lọc, kết tinh,
chiết )góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật cho HS.
- Rèn luyện khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống : Giải
thích các hiện tượng hoá học trong tự nhiên ; sự ảnh hưởng của hoá học đến
kinh tế, sức khoẻ, môi trường và các hoạt động sản xuất, tạo sự say mê hứng
thú học tập hoá học cho HS
- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong lao động : rèn luyện tính kiên
nhẫn, trung thực sáng tạo, chính xác, khoa học ; rèn luyện tác phong lao động có
tổ chức, có kế hoạch, có kỉ luật, , có văn hoá.

II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BẰNG HÌNH VẼ
1. Bài tập về nhóm halogen
Bài 1: Quan sát hình vẽ 1 và sắp xếp thứ tự thao tác hợp lý khi tiến hành thí
nghiệm điều chế clo và thử tính tẩy màu của clo ẩm.
1. Lấy kẹp gỗ (hoặc giá gỗ) kẹp ống nghiệm.
2. Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống hút nhỏ giọt dung dịch
HCl đặc vào ống nghiệm đựng KMnO
4
.
3. Lấy 1 lượng nhỏ KMnO
4
cho vào ống nghiệm.
4. Kẹp 1 mảnh giấy màu ẩm, 1 mảnh giấy màu ở miệng ống nghiệm.
5. Bóp nhẹ đầu cao su của ống hút cho 3 - 4 giọt dung dịch HCl đặc vào KMnO
4
.
A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 3, 4, 2, 5 C. 1, 2, 3, 5, 4 D. 1, 5, 2, 3, 4
Hãy chọn đáp án đúng.
Hướng dẫn :
Dựa vào các quy trình để tiến hành làm thí nghiệm ở trong bài
thực hành ở bài thực hành số 02 trong sách hóa học 10 – bài 27.
=> Đáp số: Đáp án B
Phân tích cách chọn:
5
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm chúng ta cần chú ý việc đặt giấy quỳ
tím tiếp xúc với dung dịch axit vì nếu để cho giấy quỳ tiếp xúc nó sẽ chuyển
thành mầu đỏ và khi đó chúng ta chỉ quan sát được hiện tượng mất màu của giấy
quỳ
Trong thí nghiệm chúng ta có thể để bước 4 là bước cuối cùng nhưng
chúng ta sẽ không nên làm như thế bởi khí Clo là một khí độc gây ảnh hưởng tới

người thí nghiệm.
Ngoài ra trong thí nghiệm này chúng ta có thể đảo thứ tự của bước 3 và 4
cho nhau. Nhưng chú ý khi làm cần tránh để tinh thể KMnO
4
bám vào giấy màu
ẩm.
Bài 2: Trong các hình vẽ sau, xác định hình vẽ đúng nhất mô tả cách thu khí
HCl trong phòng thí nghiệm.
Hình 02
Hướng dẫn: Dựa vào tính chất vật lí và hoá học của khí HCl
- Nặng hơn không khí, không tác dụng với không khí
- Tan nhiều trong nước
Từ đó học sinh thấy rằng phương pháp thu khí HCl trong phòng thí nghiệm là
phương pháp đẩy không khí, được mô tả bằng hình 2
Đáp án: Hình 02
Bài 3: Trong các hình vẽ mô tả cách thu khí Clo sau, hình vẽ nào đúng?
6
Hướng dẫn: Dựa trên tính chất vật lí và hoá học của khí clo là:
- Nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí
- Khả năng hòa tan, tác dụng với H
2
O
- Và khí Clo là một khí độc, phải dùng bông tẩm NaOH để
tránh sự phân tán của Clo ra ngoài.
Từ đó học sinh thấy được rằng phương pháp thu khí clo trong phòng thí
nghiệm là phương pháp đẩy không khí, được mô tả bằng hình 1.
Ngoài việc ra câu hỏi cho việc thu được các chất khí, chúng ta có thể áp
dụng cho bài toán dạng ngược lại là không thu được chất khí. Và dạng bài này
có thể dưa ra ở dạng trắc nghiệm cũng như dạng tự luận.
Nhưng nếu ta chỉ cho các hình vẽ mà không cho biết là dùng để thu chất

khí nào mà cho một loạt chất khí và yêu cầu các em học sinh xác định xem chất
khí nào có thể thu được bằng phương pháp nào.
Bài 4: Trong thí nghiệm ở hình bên người ta
dẫn khí clo mới điều chế từ MnO
2
rắn với
dung dịch HCl đậm đặc vào ống hình trụ A
có đặt một miếng giấy mầu. Nếu đóng khóa
K thì miếng giấy mầu không mất màu, còn
nếu mở khóa K thì mầu giấy mất mầu. Giải
thích hiện tượng của thí nghiệm.
Hướng dẫn:
Dựa vào nguyên tắc của bình ta xem xét khí clo sau khi điều chế đi như
thế nào. Nếu ta đóng khóa K thì khí clo ẩm sẽ đi qua dung dịch H
2
SO
4
đặc qua
đây thì hơi nước sẽ bị giữ lại, clo khô thì không có khả năng mất màu giấy mầu.
7
dung dịch HCl đặc
MnO
2
bông tẩm NaOH đặc
Khí clo
Còn nếu mở khóa K thì khí clo đi qua khóa K, do trong khí còn có hơi nước nên
sẽ có phản ứng:
2 2
Cl H O HCl HClO
→

+ +
¬ 
mà HClO là một chất có tính oxi
hóa mạnh, có khả năng tẩy mầu nên làm giấy mầu bị mất mầu.
Bài 5 Cho hình vẽ
Hình 05
Trong phòng thí nghiệm người ta thường tiến hành điều chế khí clo tinh khiết
theo hình vẽ sau: hãy giải thích tại sao lại phải mắc sơ đồ thí nghiệm như thế?
Hướng dẫn: Qua sơ đồ trên học sinh phải hiểu và ghi nhớ được khí clo điều chế
được có lẫn: khí HCl, hơi nước nên phải dẫn qua dung dịch NaCl để hấp thụ
HCl và H
2
SO
4
đặc để hấp thụ hơi nước. Khí clo nặng hơn không khí và không
tác dụng được với không khí nên có thể thu trực tiếp, bông tẩm dung dịch NaOH
để hạn chế clo thoát ra ngoài không khí vì clo còn là một khí độc.
Ngoài cách đó ra thì chúng ta còn có thể đưa bài này trở thành bài dạng
trắc nghiệm với việc sắp xếp thứ tự của các hóa chất sao cho phù hợp với việc
điều chế ra khí clo. Tùy vào từng mức độ của học sinh mà có thể đưa ra nhiều
dạng câu hỏi có độ khó dễ khác nhau.
Bài 6: Khí clo được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng của axit
HCl với MnO
2
thường có lẫn tạp chất. Để thu được khí clo tinh khiết, người ta
dẫn khí clo không tinh khiết đi qua hai bình, một bình đựng chất lỏng X và một
bình đựng chất lỏng Y. Hãy xác định các chất X, Y trong số các chất sau:
KMnO
4
, dung dịch NaCl, Ca(OH)

2
, NaOH, H
2
SO
4
đặc, dung dịch HCl. Vẽ sơ đồ
qui trình làm sạch khí clo bằng hoá chất đã xác định ở trên.
8
dd NaCl
H
2
SO
4
đặc
Hình 06
4
3
bông tẩm NaOH đặc
Khí clo
Hướng dẫn: Dựa vào tính chất vật lí của Clo và dựa vào phương pháp điều chế
khí Clo
X
Y
Dung dịch NaCl
H
2
SO
4
đặc
Dung dịch KMnO

4
H
2
SO
4
đặc
Hình vẽ ở trong ví dụ ở trên.
Bài 7: Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. Người ta
có thể sắp đặt các hóa chất như thế nào cho phù hợp việc điều chế
A. NaCl, MnO
2
, HCl đặc, H
2
SO
4
đặc B. NaCl; H
2
SO
4
đặc, MnO
2
, HCl đặc
C. HCl đặc, H
2
SO
4
đặc, MnO
2
, NaCl D. H
2

SO
4
đặc, MnO
2
, HCl đặc, NaCl
Hướng dẫn:
Chúng ta nhìn vào hình vẽ sẽ nhận thấy rằng đây là sơ đồ thí nghiệm điều chế
khí Clo, nên chúng ta nhớ lại các chất cần dùng để điều chế ra khí Clo và thứ tự
sắp xếp và bố trí các thí nghiệm để thu được khí Clo khô.
Và để nâng cao độ khó của câu hỏi chúng ta có thể chỉ cho biết rằng đây là sơ đồ
phản ứng dùng để điều chế ra khí Clo và yêu cầu học sinh lựa chọn ra các chất
phù hợp cho các vị trí số ta đánh trong sơ đồ.
Bài 8: Hình vẽ bên mô tả cách điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm, hãy giải
thích sơ đồ lắp ráp đó?
9
Khí clo
Y
X
Khí clo
Y
X
1
2
Khí clo thoát ra thu trực tiếp vào bình đựng khí để ngửa, không nút đậy
(phương pháp đẩy không khí), vì khí clo nặng hơn không khí và không tác dụng
với không khí
Bài 9: Phân tích chỗ sai trong sơ đồ
hình vẽ điều chế khí clo trong phòng thí
nghiệm
Bài 10: Thí nghiệm so sánh hoạt động hoá học giữa clo, brom, iot

Bóp mạnh quả bóp cao su của ống nghiệm chứa dung dịch HCl đặc vào dung
dịch
4
KMnO
. Hơ nhẹ ngọn lửa đèn cồn chỗ có miếng bông tẩm dung dịch KI.
Nêu hiện tượng xảy ra trong ống hình trụ và trong ống nghiệm chứa dung
dịch hồ tinh bột. Nhận xét và rút ra kết luận và cho biết vai trò của dung dịch
NaOH đặc.
10
Hướng dẫn:
Khí clo được điều chế từ chất rắn
MnO
2
và axit HCl đặc nên tiến hành
trong bình cầu, cần đốt nóng bình cầu
vì phản ứng xảy ra cần nhiệt độ.
Hướng dẫn:
Hình vẽ bên mô tả cách điều chế và thu trực tiếp khí clo bằng phương pháp đẩy
không khí, nên bình thu khí không đậy nút kín để không khí trong bình bị đẩy ra
ngoài. Sai ở nút B
Hướng dẫn: Sau một thời gian ngắn, ở đoạn thứ nhất của ống hình trụ xuất hiện
màu vàng lục của khí clo, đoạn thứ hai có màu nâu của brom, đoạn thứ ba có
màu tím của iot. Dung dịch trong ống nghiệm 2 xuất hiện màu xanh do iot đã
làm xanh hồ tinh bột.
Chú ý:
- Không tẩm quá nhiều dung dịch KBr và KI vào các núm bông để tránh
hiện tượng dung dịch còn dư chảy theo thành ống thủy tinh hình trụ.
- Các núm bông phải được đặt vừa khít trong ống thủy tinh sao cho các
khí clo, brom mới xuất hiện không dễ dàng lọt qua được.
- Các đầu ống dẫn khí được nhúng trong dung dịch chứa trong ống

nghiệm có nhánh và cốc thủy tinh chỉ thấp hơn mặt dung dịch từ 3 đến 5mm.
- Dùng dung dịch hồ tinh bột loãng.
- Dung dịch NaOH đặc chứa trong cốc thủy tinh dùng hoà tan lượng
halogen còn dư để tránh độc hại cho giáo viên và học sinh.
II. Bài tập chương oxi-lưu huỳnh
Bài 1: Người ta có thể điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng thiết bị sau
(hình ở dưới)
11
Hãy cho biết (1), (2), (3) và (4) lần lượt là những chất nào. Chọn đáp án đúng?
A.
2 2 2 2 2
, , ,MnO H O O H O
B.
2 2 2 2 2
, , ,MnO O H O H O
C.
2 2 2 2 2
, , ,MnO H O H O O
D.
2 2 2 2 2
, , ,MnO H O H O O
Hướng dẫn: Học sinh dựa vào nguyên tắc điều chế và cách thu khí oxi.
Qua đó có đáp án là D.
Để có thể nâng cao mức độ hơn chúng ta có thể biến nó thành bài tự luận
là cho một loạt các chất và yêu cầu học sinh lựa chọn ra các chất phù hợp cho
việc điều chế
Bài 2: Hãy ghi chú cho 2 hình vẽ miêu tả thí nghiệm điều chế
2 2
,SO H S


chứng minh tính khử và tính oxi hóa của
2
SO

Biết rằng có thể là một trong số các chất sau: Na
2
SO
3
, dd H
2
SO
4
, FeS, dd HCl,
MnO
2
, dd H
2
S, dd Br
2
, H
2
O
Hướng dẫn: Dựa vào nguyên tắc điều chế, các bước điều chế ra khí
2 2
,SO H S

và phương pháp chứng minh tính khử và tính oxi hóa của
2
SO
(1):

2 3
Na SO
; (2):
dd HCl
; (3)
2
dd Br
(4)
FeS
; (5)
2 4
dd H SO
; (6)
2
dd H S
Bài 3:
12
KMnO4
bông
Hình vẽ bên là cách lắp đặt dụng cụ
thí nghiệm, điều chế oxi trong phòng
thí nghiệm. Hãy giải thích cách lắp
đặt đó.
Hướng dẫn: Hình 12
- Ống nghiệm hơi trúc xuống, để hơi nước trong quá trình đun nóng KMnO
4
không rơi xuống đáy ống nghiệm làm vỡ ống nghiệm.
- Trước khi đậy nút cần cho vào ống nghiệm một ít bông để hạn chế bụi thuốc
tím bay sang ống dẫn khí khi phản ứng xảy ra.
- Dùng đèn cồn hơ lướt nhẹ dọc ống nghiệm, sau đó đun tập trung ngọn lửa vào

chỗ có thuốc tím vì tránh quá trình thuỷ tinh co giãn đột ngột làm vỡ ống
nghiệm.
Bài 4: Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào mô tả cách thu khí oxi trong phòng thí
nghiệm, hãy giải thích?
13
Hướng dẫn:
Phương pháp 1, 3: ống nghiệm tư thế đặt nằm ngang, nên hơi nước sinh ra trong
quá trình điều chế ngưng tụ có thể làm vỡ ống nghiệm
Phương pháp 2: Là cách lắp đặt đúng để điều chế khí oxi và thu được oxi tinh
khiết hơn
H
2
SO
4
đặc, hoặc H
2
SO
4
loãng
Cu hoặc Na
2
SO
3
CuSO
4
khan Khí SO
2
bông tẩm NaOH
Hình 13
Lắp đặt thiết bị khi tiến hành phản ứng

Bài 5:
Cho các hoá chất: Cu, H
2
SO
4
đặc
nóng. Các dụng cụ thí nghiệm:
bình cầu có nhánh, phễu, giá thí
nghiệm, bình tam giác, bông tẩm
dung dịch NaOH đặc. Hãy vẽ sơ
đồ thí nghiệm điều chế khí SO
2
Hướng dẫn: Hình vẽ ở bên
Bài 6: Hãy lựa chọn hoá chất và các dụng cụ cần thiết để điều chế khí SO
2
tinh
khiết. Vẽ sơ đồ thí nghiệm điều chế khí SO
2
tinh khiết đó.
Hướng dẫn
- Hoá chất: Cu với H
2
SO
4
đặc, hoặc dung dịch Na
2
SO
3
với
dung dịch H

2
SO
4
, CuSO
4
khan, bông tẩm NaOH đặc
- Dụng cụ: Bình cầu có nhánh, giá thí nghiệm, 2 bình tam
giác, ống dẫn khí, đèn cồn.
Sơ đồ:

Hình 15
14
H
2
SO
4
đặc, hoặc H
2
SO
4
lo·ng
Cu hoặc Na
2
SO
3
CuSO
4
khan
Khí SO
2

bông tẩm NaOH
Hình 14
Bài 7: Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ: bình cầu chứa khí SO
2
có cắm
ống dẫn khí vào các cốc đựng nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím. Khi
mở khoá K hiện tượng quan sát được là:
A. Nước không màu phun vào trong bình
cầu
B. Nước có màu hồng phun mạnh vào
bình cầu
C. Nước có màu xanh phun mạnh vào
bình cầu
D. Không có hiện tượng gì xảy ra
Hướng dẫn:
Dựa vào tính chất vật lí của
2
SO
Đáp án: B
Bài 8: Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ: bình cầu chứa khí SO
2
có cắm
ống dẫn khí vào các cốc đựng dung dịch brôm. Khi mở khoá K hiện tượng quan
sát được là:
A. Không có hiện tượng gì xảy ra
B. Nước phun mạnh vào bình cầu
C. Dung dịch brôm phun mạnh vào bình
D. Chất lỏng không màu phun mạnh vào bình
Hướng dẫn: SO
2

tác dụng được với dung dịch brôm theo phương trình sau:
SO
2
+ Br
2
+ 2H
2
O 2 HBr + H
2
SO
4
Đáp án đúng là D
Bài 9: Điều chế và thử tính chất của hiđro sunfua trong ống hình trụ có đế.
15
K
SO
2
H
2
O
Hình 16
Hình vẽ bên biểu diễn thí nghiệm điều chế
và thử tính chất của
2
H S
. Bóp mạnh quả
bóp cao su của ống nhỏ giọt, dung dịch axit
clohiđric nhỏ vào đáy cốc tác dụng với sắt
(II) sunfua.
- Nêu hiện tượng xảy ra trong ống hình trụ.

Nhận xét và giải thích?
Hướng dẫn:
- Trong ống hình trụ, dung dịch axit clohiđric loãng tác dụng với sắt (II) sunfua
tạo thành khí hiđro sunfua. 2HCl + FeS → FeCl
2
+ H
2
S
- Các mảnh giấy đặt trên thành ống có màu đen vì: Khí H
2
S bay lên tác dụng với
đồng sunfat và chì nitrat. Phương trình phản ứng:
CuSO
4
+ H
2
S → CuS↓ + H
2
SO
4
Pb(NO
3
)
2
+ H
2
S → PbS↓ + 2HNO
3
Chú ý :
Khí hiđro sunfua rất độc nên cần được điều chế và thử tính chất trong thiết bị

kín. Vì vậy:
- Cần cho ít nước vào đáy cốc để cho khí hiđro sunfua không bay ra ngoài ống
hình trụ.
- Cần kiểm tra độ kín của thiết bị trước khi tiến hành thí nghiệm.
- Sau thí nghiệm cần đổ thêm nước vào cốc để hoà tan dần lượng hiđro sunfua
có trong ống hình trụ, trước khi tháo thiết bị và rửa sạch.
Bài 10:
16
Hình 17
Mở kẹp K để hiđro từ bình điều
chế khí đẩy không khí ra khỏi ống
thủy tinh. Sau chừng một phút,
dùng đèn cồn hơ nhẹ dọc theo ống
thuỷ tinh, rồi tập trung ngọn lửa
vào chỗ có lưu huỳnh.
Nêu hiện tượng xảy ra trong
ống thủy tinh, trong ống nghiệm
có nhánh, cốc nước và giải thích:
Hướng dẫn:
- Trong ống thủy tinh lưu huỳnh nóng chảy và tác dụng với hiđro tạo thành khói
trắng, đó là hiđro sunfua. Phương trình phản ứng: H
2
+ S → H
2
S
- Dung dịch trong ống nghiệm có nhánh chuyển dần từ không màu sang màu
đen, do tạo thành chì sunfua. Phương trình phản ứng:
H
2
S + Pb(NO

3
)
2
→ PbS↓(đen) + 2HNO
3
- Lượng H
2
S còn dư chuyển sang cốc thủy tinh và hoà tan trong nước, đảm bảo
an toàn.
Chú ý:
- Các đầu ống dẫn khí đặt trong ống nghiệm và cốc nước chỉ cách mặt thoáng
của chất lỏng chừng 3mm. Nếu đặt sâu quá, dụng cụ điều chế khí không hoạt
động được:
- Dung dịch H
2
SO
4
cho tác dụng với kẽm có nồng độ khoảng 20%
- Khí hiđro sunfua mùi trứng thối rất độc. Vì vậy, trước khi tiến hành thí nghiệm
cần kiểm tra độ kín của thiết bị.
- Khi rửa dụng cụ, trước hết tháo ống dẫn khí cao su nối với dụng cụ điều chế
hiđro, sau đó nhúng cả ống thủy tinh, ống nghiệm có nhánh dưới nước để tháo
rửa dụng cụ vì hiđro sunfua tan trong nước.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
17
Hình 18
1. Thời gian thực hiện:
Sử dụng bài tập đã biên soạn để giảng dạy phần kiến thức cho 2 chương: chương
nhóm halogen và chương oxi-lưu huỳnh của học kì 2
2. Cách tổ chức thực hiện

- Đối với lớp đối chứng 10B6 tôi giảng dạy theo bài tập sách giáo khoa bình
thường trong các tiết luyện tập, ôn tập, thực hành
- Đối với lớp thực nghiệm tôi tiến hành giảng dạy có sử dụng các bài tập bằng
hình vẽ đã biên soạn trong các loại bài lên lớp sau:
+ Sử dụng bài tập để hình thành kiến thức mới: chủ yếu dạy phần điều chế
các chất
+ Sử dụng bài tập trong tiết ôn tập và thực hành: sử dụng bài tập để kiểm
tra sự chuẩn bị trước buổi thực hành của HS hoặc sử dụng sau buổi thực hành để
kiểm tra xem HS đã thực hiện thao tác đúng hay chưa
+ Sử dụng bài tập trong bài kiểm tra để đánh giá việc nắm bắt kiến thức
của HS
Ví dụ: Giáo án bài thực hành số 3 lớp 10 nâng cao ( xem phần phụ lục)
Với bài này HS phải tiếp xúc với khí clo rất độc nên nếu nắm không vững các
thao tác thí nghiệm thì sẽ không an toàn trong khi thực hành. Vì vậy, trong bài
này tôi sử dụng bài tập để kiểm tra kiến thức và các thao tác thí nghiệm của HS
trước khi các em thực hành.
IV. THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
1. Kết quả khảo sát mức độ hứng thú
Tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hứng thú của 45 học sinh lớp thực nghiệm
10B5. Kết qủa thu được như sau:
Tiêu chuẩn đánh giá Số học sinh Tỉ lệ (%)
Rất hứng thú 26 57,78
Hứng thú 11 24,44
Bình thường 5 11,11
Không hứng thú 3 6,67
Từ bảng kết qủa trên ta thấy phần lớn học sinh hứng thú với loại bài tập này, loại
bài tập này các em dễ tiếp thu hơn những bài tập chỉ có các con số và chữ. Chỉ
có một vài học sinh không hứng thú (rơi vào những em học yếu)
18
2. Kết quả phân tích định lượng:

Tôi đã thực hiện khảo sát chất lượng của lớp đối chúng và lớp thực nghiệm để
chứng minh tính hiệu qủa của đề tài
Bảng 1. Thống kê chất lượng kiểm tra 45 phút chương halogen
ĐỐI
TƯỢNG
TỔNG
SỐ
LƯỢNG
GIỎI (9-10đ) KHÁ (7-8đ) TB (5-6đ) YẾU,KÉM (dưới 5 đ)
SL % SL % SL % SL %
TN 45 11 24,44 23 51,11 11 24,45 0 0
ĐC 45 9 20,00 15 33,33 17 37,78 4 8,89
Bảng 2: Thống kê chất lượng kiểm tra 45 phút chương Oxi –lưu huỳnh
ĐỐI
TƯỢNG
TỔNG
SỐ
LƯỢNG
GIỎI (9-10đ) KHÁ (7-8đ) TB (5-6đ) YẾU,KÉM (dưới 5đ)
SL % SL % SL % SL %
TN 45 14 31,11 20 44,44 9 20,00 2 4,45
ĐC 45 12 26,67 15 33,33 13 28,88 5 11,12
Nhận xét:
- Qua bảng kết qủa cho thấy ở hai bài kiểm tra tỉ lệ điểm khá giỏi ở lớp thực
nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng. Trong khí đó tỉ lệ điểm yếu kém ở lớp đối
chứng lại chiếm nhiều. Như vậy, việc áp dụng bài tập bằng hình vẽ đã góp phần
nâng cao hiệu quả giảng dạy, đặc biệt là tăng hứng thú tập cho học sinh trong
tình hình các em chịu nhiều áp lực thi cử.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận

Trong quá trình sử dụng loại bài tập này, tôi nhận thấy học sinh rất hào
hứng, vì nó gắn liền giữa lí thuyết với thực hành thí nghiệm, giúp các em tiếp
19
cận gần hơn với các thao tác làm thí nghiệm như: quan sát, mô tả, lắp đặt sơ đồ
thiết bị để tiến hành làm thí nghiệm Bài tập này là một bước trung gian cho
học sinh đi từ lí thuyết được lĩnh hội đến chứng minh bằng thực hành thí
nghiệm. Trên cơ sở bài tập dạng này học sinh sẽ tự định hướng và đề ra các
bước tiến hành làm một thí nghiệm. Dạng bài tập này có thể sử dụng trong hầu
hết các tiết học như: dạy bài mới, ôn tập – luyện tập, thực hành.
Ngoài ra có thể dùng bài tập này để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh
Tóm lại:
- Giúp học sinh nắm chắc lí thuyết, phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng thực
hành thí nghiệm.
- Góp phần nâng cao hứng thú học tập, chất lượng kiến thức của học sinh.
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông.
II. Khuyến nghị
Để phát triển loại bài tập này cho các chương khác của các lớp 10 và lớp 11,
12 thuộc chương trình sách giáo khoa mới, cần cung cấp trang thiết bị một cách
đầy đủ cho giáo viên và học sinh như: dụng cụ thí nghiệm, máy tính, máy đo
pH, máy lọc li tâm để giáo viên và học sinh tiếp xúc với nền khoa học kĩ thuật
và với thực tiễn. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường
trung học phổ thông.
Với thời gian nghiên cứu hạn hẹp, trình độ kinh nghiệm còn ít, đề tài này
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sai sót. Tôi rất mong sự chỉ dẫn, những
nhận xét đóng góp quí báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp nhằm
hoàn thiện và bổ sung vào đề tài nghiên cứu.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 5 tháng 6 năm 2013

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
20
Mai Thị Hương

21

×