Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

cơ cấu tổ chức, hoạt động của UBND xã thiệu toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.87 KB, 41 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với tư cách là một cơ quan hành chính Nhà Nước ở địa phương, UBND là
cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà Nước, chấp hành nghị
quyết của HĐND cùng cấp cũng như các văn bản của cơ quan cấp trên. Để thực
hiện việc quản lý chỉ đạo điều hành công việc hàng ngày của Nhà Nước ở địa
phương, UBND phải nắm được nguồn nhân lực cũng như những tiềm năng khác
của địa phương.
Là một bộ phận hữu cơ cấu thành nên tổ chức hoạt động của UBND –
UBND xã Thiệu Tốn đã có một cơ cấu tổ chức hoạt động như thế nào? và đã
thực hiện việc quản lý chỉ đạo điều hành công việc hàng ngày ra sao trong
những năm qua? Đó là vấn đề mà những người dân như tôi cũng như mọi người
dân trong xã cần quan tâm. Vì vậy tơi chợn đề tài cơ cấu tổ chức, hoạt động của
UBND xã Thiệu Toán để nghiên cứu. Việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức hoạt động
của bộ máy Nhà Nước CHXHCNVN noi chung thúc đẩy quá trình phát triển đất
nước – Xây dựng thành công Nhà Nước pháp quyền XHCN.
2. Tình hình nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu tổ chức của UBND xã Thiệu Toán, huyện Thiệu
Hoá, tỉnh Thanh Hoá - thực trạng và giải pháp từ 2004 – 2009 được coi là mơ
hình thu nhỏ của Luật tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND để thấy được
một cách tổng quan về những diểm tiến bộ và hạn chế của các quy định pháp
luật. Và sự cần thiếu sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn của cơ cấu tổ chức
hoạt động của bộ máy Nhà Nước. Đây là đè tài nghiên cứu cụ thể về mơ hình tổ
chức hoạt động của UBND xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá
mà trước đây chưa có một đề tài nghiên cứu ngồi những báo cáo tổng kết hàng
năm cụ thể như sau:

1


Báo cáo kết quả tình hình phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an


ninh của UBND xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá 2004 – 2005.
Báo cáo kết quả tình hình phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an
ninh của UBND xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá 2005 – 2006.
Báo cáo kết quả tình hình phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an
ninh của UBND xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá 2006 – 2007.
Báo cáo kết quả tình hình phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an
ninh của UBND xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá 2007 – 2008.
Các báo cáo tổng kết đó đã nêu lên được những thành tựu, bất cập, hạn
chế trong tổ chức, hoạt động của UBND. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài có thể
coi là một cơng trình khoa học đầu tiên trong vấn đề tổ chức và hoạt động của
UBND xã mà các cơ quan cùng cấp cần quan tâm.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu tổng quan luật hiến pháp gồm cơ cấu tổ chức và hoạt
động của UBND xã - thực trạng và giải pháp nâng cao tổ chức hoạt động.
Thời gian tiến hành cơ cấu tổ chức, hoạt động thực trạng và giải pháp của
UBND xã Thiệu Toán từ 2004 – 2009.
Đề tài tâph trung vào việc nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động của
UBND xã Thiệu Toán và trên cơ sở đó đưa ra những lý do phải sử đổi đề ra
những giải pháp nhằm khắc phục trong cơ cấu tổ chức hoạt động của UBND cho
phù hợp với công cuộc đổi mới.
4. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài có nhiệm vụ là phát hiện ra những điểm hạn chế những bất cập và
những “lỗ hổng” của ngành luật hiến pháp và nêu ra tính tất yếu phải khắc phục,
biện pháp để nâng cao chất lượng về cơ cấu tổ chức hoạt động của UBND xã.
5. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu

2


Cơ sở khoa học của đề tài là dựa trên ngành luật hiến pháp và mơ hình thu

nhỏ của cơ cấu tổ chức hoạt động của UBND xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hoá,
tỉnh Thanh Hoá trong những năm gần đây 2004 – 2009.
Phương pháp nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật, phép biện chứng
duy vật, phân tích tổng hợp... trong đó phương pháp phân tích là phương pháp
chủ đạo nhất.
6. Những đóng góp mới về mặt khoa học và ý nghĩa của đề tài
Những nghiên cứu của đề tài có thể trở thành tư liệu giảng dạy, học tập,
nghiên cứu và làm tư liệu nghiên cứu cho các cơ quan.
Đề tài chỉ ra được những thành tựu to lớn và hạn chế của cơ cấu tổ chức
hoạt động của UBND xã, từ đó đề ra một số phương pháp cho việc thực hiện tốt
cơ cấu tổ chức hoạt động của UBND xã.

3


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
CỦA UBND CẤP XÃ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của UBND
Ngay từ những bản Hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH (1946) khái
niệm về UBND đã được sử dụng “UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành
của HĐND, cơ quan hành chính ở địa phương... chịu trách nhiệm chấp hành
Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của
HĐND cùng cấp...” (Điều 123 hiến pháp năm 1992 và điều 3 luật tổ chức
HĐND và UBND).
1.1.1. Vị trí, tính chất, chức năng của UBND.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển từ hiến pháp 1946 đến 1992 vị
trí, tính chất, chức năng của UBND về cơ bản khơng có sự thay đổi. Tuy nhiên,
nó ngày càng được hồn thiện và cụ thể hơn. Sở dĩ UBND là cơ quan hành
chính của cơ quan quyền lực Nhà Nuớc ở địa phương là do:

+ UBND do HĐND cùng cấp bầu ra tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khố
HĐND dưới hình thức bỏ phiếu kín.
+ UBND là cơ quan chịu trách nhiệm chủ yếu trong triển khai, tổ chức
thực hiện các nghị quyết đó thành hiện thực. Trong các kỳ họp UBND thảo luận
và quyết định chủ trương phát triển kinh tế – văn hố xã hội. Căn cứ vào các
nghị quyết đó UBND tiến hành họp bàn cụ thể và phân công tổ chức thực hiện
để các chủ trương nói trên của HĐND đi vào thực tế cuộc sống ở địa phương.
+ UBND chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước HĐND cấp mình và
trước cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp. Do đó mà các văn bản của UBND
khơng được trái với nghị quyết của HĐND cùng cấp và văn bản của cơ quan
Nhà Nước cấp trên.
Với tư cách là cơ quan hành chính Nhà Nước ở địa phương UBND là cơ
quan thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà Nước, chấp hành nghị quyết
4


của HĐND cùng cấp cũng như các văn bản của cơ quan cấp trên. Từ đó chúng ta
nhận ra được những đặc trưng cơ bản của UBND đó là:
+ Cơ quan hành chính Nhà Nước hoạt độngchủ yếu quan trọng nhất được
coi là chức năng của UBND còn các cơ quan Nhà Nước khác cũng tiến hành
hoạt động quản lý hành chính Nhà Nước nhưng đó khơng phải là hoạt động chủ
yếu.
+ Hoạt động của UBND mang tính tồn diện trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống kinh tế, văn hố xã hội, an ninh quốc phịng đối với mọi đối tượng.
+ Hoạt động quản lý của UBND mang tính thống nhất, UBND quản lý
hành chính Nhà Nước ở địa phương trên cơ sở chấp hành quyết định của cơ
quan hành chính cấp trên dước sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
+ Hoạt động quản lý của UBND chỉ giới hạn trong phạm vi một địa
phương, một vùng lãnh thổ nhất định. Văn bản quản lý của UBND phải phù hợp
với nghị quyết của HĐND cùng cấp cũng như văn bản của cơ quan Nhà Nước

cấp trên có giái trị thực hiện.
Vậy, UBND có vai trị, vị trí chức năng quan trọng ở địa phương. UBND
chỉ có một chức năng duy nhất là quản lý Nhà Nước vì đây là hoạt động chủ đạo
bao trùm lên toàn bộ hoạt động của UBND.
1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã.
Trong giới hạn của đề tài là nghiên cứu cơ cấu tổ chức hoạt động của
UBND cấp xã nên việc tìm hiểu nhiệm vụ, quyền hạn của UBND là vấn đề hết
sức quan trọng.
+ Trong lĩnh vực kinh tế UBND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn là xây
dựng kế hoạch pháp triển kinh tế hàng năm. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn, lập dự toán thu chi ngân sách ở địa phương, lập phương án phân bố
dự toán ngân sách. Chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế và cơ quan được nhà nước
giao nhiệm vụ thu ngân sách tại địa phương theo quy định của pháp luật. Xây
dựng dự án phân cấp chi phí đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh
5


tế – xã hội ở địa phương theo quy định của pháp luật. Lập quỹ dự trữ tài chính
theo quy định của pháp luật. Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai tại
địa phương theo quy định của pháp luật.
+ Trong lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai, UBND xã
thực hiện các nhiệm vụ tổ chức và thực hiện các chương trình kế hốch, đề án
khuyến khích pháp triển và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển
sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tổ chức việc xây
dựng các cơng trình thuỷ lợi nhỏ, thực hiện việc tu bổ bảo vệ rừng, phòng chống
khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương. Quản lý, kiểm tra bảo
vệ việc sử dụng nguồ vốn theo quy định của pháp luật. Tổ chức và hướng dẫn
ứng dụng tiến bộ về khoa học công nghệ để phát triển các ngành nghề mới.
+ Trong phát triển giao thông vận tải UBND xã tổ chức thực hiện xây

dựng tu sửa đường giao thông trong xã theo phân cấp. Quản lý việc xây dựng
cấp giấy phép sử dụng nhà ở.
+ Trong thi hành pháp luật tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, giải
quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của
pháp luật. Tổ chức tiếp dân , giải quyết khiếu nại , tố cáo và kiến nghị của cơng
dân có thẩm quyền. Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với cơ quan của chức năng
trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật, tổ chức thực hiện các quyết
định về sử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của UBND
Sau tám mươi năm đấu tranh, dân tộc Việt Nam đã thốt khỏi vịng áp bức
của chính sách thực dân đồng thời đã gạt bỏ được chế độ vui quan. Đất lước ta
đã bước sang một quãng đường mới. Để thực hiện tốt nhiệm vụ tronggiai đoạn
đấu tranh giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.
Ngày 9 tháng 11 năm 1946 Quốc hội Việt Nam dân chủ cộng hồ đã thơng qua
bản hiến pháp đầu tiên. Trải qua quá trình phát triển hiến pháp của nước

6


CHXHCNVN đã ngày càng hoàn thiện hơn đánh dấu bằng sự ra đời của bản
hiến pháp năm 1992.
Hiến pháp Việt Nam quy định khá rõ ràng về luật tổ chức hoạt động của
UBND. Trong hiến pháp 1992 từ điều 119 đến điều 127 quy định về tổ chức và
hoạt động của UBND: Điều 119 hiến pháp 1992 quy định: “UBND do hội đồng
nhân dân cùng cấp bầu ra gồm có chủ tịch phó chủ tịch và uỷ viên. Chủ tịch
UBND là đại biểu hội đồng nhân dân. Các thành viên khác của UBND không
nhất thiết phải là đại biểu hội đồng nhân dân. Kết quả bầu các thành viên UBND
phải được chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn kết quả bầu các thành
viên UBND cấp tỉnh phải được thủ tướng chính phủ phê chuẩn.
Trong nhiệm kỳ nếu khuyết chủ tịch UBND thì chủ tịch hội đồng nhân

dân cùng cấp giới thiệu người ứng cử chủ tịch UBND để hội đồng nhân dân bầu.
Người được bầu giữ chức vụ chủ tịch UBND trong nhiệm kỳ không nhất thiết là
đại biểu hội đồng nhân dân”.
Điều 126 quy định: “Chủ tịch UBND là người lãnh đạo và điều hành công
việc của UBND, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của mình quy định tại điều 127 của luật này, cùng với tập thể UBND chịu
trách nhiệm về hoạt động của UBND trước hội đồng nhân dân cùng cấp và trước
cơ quan nhà nước cấp trên.
Phó chủ tịch và các thành viên khác của UBND thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn do chủ tịch UBND phân công và phải chịu trách nhiệm trước chủ tịch
UBND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao.
Mỗi thành viên của UBND chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của
mình trước hội đồng nhân dân, UBND cùng cấp và cùng với các thành viên khác
chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND trước hội đồng nhân dân cấp
mình và trước cơ quan nhà nước cấp trên”.
Theo điều luật 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117 luật tổ chức hoạt động
của hội đồng nhân dân và UBND năm 2003 quy định về nhiệm vụ quyền hạn
7


của UBND cấp xã về các lĩnh vực : kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ cơng nghiệp; xây dựng giao thơng vận tải; quốc
phịng, an inh trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương; chính
sách dân tộc và chính sách tơn giáo; thi hành pháp luật. Và điều 69, 70 về văn
hoá giáo dục, xã hội và đời sống.
Điều 131 luật tổ chức hội đồng nhân dân và UBND trong trường hợp thay
đổi cấp hoặc địa giới của các đơn vị hành chính và trong trường hợp đặc biệt
quy định: “trong trường hợp nhiều đơn vị hành chính sáp nhập thành đơn vị
hành chính mới thỉ hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục
hoạt động cho bên hết nhiệm kỳ.

Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới bầu ra chủ tịch, phó chủ
tịch và các thành viên khác của UBND. Trưởng ban, các thành viên khác của các
ban của hội đồng nhân dân và hoạt động cho đến khi hết nhiệm kì”.
Điều 6: Luật tổ chức hội đồng nhân dân và UBND Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm
2003 nhiệm kỳ của mỗi khoá HĐND các cấp là 5 năm, kể từ phiên họp thứ nhất
của HĐND khố đó đến kỳ họp thứ nhất của HĐND khoá sau.
Nhiệm kỳ của UBND theo nhiêm kỳ HĐND cùng cấp, khi HĐND hết
nhiệm kỳ thường trực HĐND, UBND các ban của HĐND tiếp tục, làm việc cho
đến khi HĐND khoá mới bầu ra thường trực HĐND, UBND các ban của HĐND
khoá mới.
Chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND ở mỗi đơn vị hành chính khơng giữ
chức vụ đó q hai nhiệm kỳ liên tục.

8


Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA
UBND XÃ THIỆU TOÁN, HUYỆN THIỆU HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
2.1. Thực trạng tổ chức, hoạt động của UBND xã Thiệu Toán, huyện
Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá từ 2004 - 2009
2.1.1. Thực trạng về tổ chức
Thực hiện theo hiến pháp và luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND
năm 2003, UBND xã Thiệu Tốn đã có một cơ cấu tổ chức khá hồn chỉnh từ
chủ tịch UBND đến phó chủ tịch và các thành viên khác của UBND.
Theo thống kê chất lượng cán bộ chuyên trách công chức sau đại hội
Đảng bộ xã, thị trấn nhuận kì 2005 - 2010. Và qua nhiệm kì bầu cử UBND xã
Thiệu Tốn bao gồm các cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã sau:
+ Cán bộ chuyên trách bao gồm: Nguyễn Văn Chính, sinh năm 1958 hiện

giữ chức vụ chủ tịch UBND xã, là Đảng viên với trình độ học vấn 10/10, có
trình độ lí luận chính trị tuy nhiên thiếu trình độ quản lí nhà nước.
Lê Xn Hồng, sinh năm 1955 hiện giữ chức vụ phó chủ tịch uBND, là
Đảng viên, trình độ văn hố 10/10 đã tốt nghiệp trung cấp nơng nghiệp có trình
độ lí luận cính trị và trình độ quản lí nhà nước.

9


Hoàng Thanh Hải, sinh năm 1956 hiện giữ chức vụ là phó chủ tịch UBND
xã, là một Đảng viên ưu tú, trình độ văn hố 10/10, đã tốt nghiệp trung cấp nơng
nghiệp, có trình độ lí luận chính tị, tuy nhiên trình độ quản lí nhà nước cịn hạn
chế.
Nguyễn Duy Lưu, sinh năm 1944 chức vụ là chủ tịch MTTQ xã, là Đảng
viên, với trình độ văn hố 7/10.
Nguyễn Hữu Minh, sinh năm 1956 chức vụ là chủ tịch hội đồng nơng dân,
là Đẩng viên, trình độ văn hố 10/10, tốt nghiệp trung cấp nơng nghiệp.
Lê Thiều Bình, sinh năm 1974 chức vụ bí thu đồn, là Đảng viên, trình độ
văn hoá 12/12.
Nguyễn Văn Hán, sinh năm 1946 chức vụ chủ tịch hội cựu chiến binh là
Đảng viên, trình độ văn hố 10/10, có trình độ lí luận chính trị.
Nguyễn Văn Luận, sinh năm 1946 chức vụ bí thư Đảng uỷ chủ tịch hội
đồng nhân dân, là Đảng viên, trình độ văn hố 10/10, có trình độ lí luận chính trị
và trình độ quản lí nhà nước.
Nguyễn Văn Chăm, sinh năm 1968, chức vụ hiện nay là phó chủ tịch hội
nhân dân, là Đảng viên, Trình độ văn hố 12/12, có trình độ lí luận chính trị và
trình độ quản lí nhà nước.
Lê Thị Huệ, sinh năm 1961, chức vụ hiện nay là chủ tịch hội phụ nữ là
Đảng viên, trình độ văn hố 12/12, có trình độ lí luận chính trị.
+ Cơng chức cấp xã: Lê Đình Cơng, sinh năm 1956, chức vụ là uỷ viên,

uỷ ban công an, là Đảng viên, trình độ văn hố 12/12, có trình độ lí luận chính
trị.
Bùi Đức Báu, sinh năm 1958, chức vụ uỷ viên uỷ ban quân sự, Đảng viên
trình độ văn hố 10/10, tốt nghiệp TCK.
Hồng Văn Hùng, sinh năm 1969, chức vụ vưn phịng uỷ ban, Đảng viên,
trình độ văn hoá 12/12. tốt nghiệp TCCN.

10


Trần Thị Hoa, sinh năm 1974, chức vụ văn phòng uỷ ban, Đảng viên,
trình độ văn hố 12/12, tốt nghiệp TCPL.
Nguyễn Xuân Tâm, sinh năm 1965, chức vụ địa chính xây dựng, là Đảng
viên, trình độ văn hố 12/12, tốt nghiệp TCNNĐC.
Nguyễn Thị Lan, sinh năm 1978, chức vụ trưởng phịng hộ tịch , Đảng
viên trình đọ văn hố 12/12, tốt nghiệp TCPL.
Ngô Sỹ Thế, sinh năm 1977, chức vụ văn hố xã hội, Đảng viên trình độ
văn hố 12/12, tốt nghiệp TCTT.
Hiện nay xã Thiệu Toán đã tiếp nhận một đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực
và phẩm chất nghề nghiệp thuộc các chuyên ngành như: Y tế, kế tốn, nơng
nghiệp, nấu ăn… Tuy nhiên những nhân viên này chưa được hưởng lương Nhà
nước mà mới chỉ là hợp đồng với xã, chưa báo cáo qua phòng tổ chứclao động
và trình uỷ ban duyệt. Mức lương phụ cấp một tháng mà các nhân viên được trả
là 300.000 hợp đồng bắt đầu từ 9/2004. Do đề tài nghiên cứu có hạn chế tơi
khơng thể nêu chi tiết được tên tuổi, chức vụ nghề nghiệp của từng nhân viên
trong tổ chức uỷ ban nhân dân xã.
Danh sách xóm trưởng cụ thể như sau: Lê Duy Dần, Mai Văn Quý, Lê
Văn Thọ, Đào Trọng Sỹ, Hoàng Thanh Niêm, Vũ Trọng Hưng, Nguyễn Văn
Chiến, Nguyễn Đức Vinh, Nguyễn Văn Hạnh, Lê Bá Nê, Nguyễn Văn Thanh.
Thiệu Tốn có truyền thống đồn kết, yêu nước, cách mạng vẻ vang, đồng

thời có tinh thần xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHC. Cho
nên dù đảm nhậ ở bất cứ chức vụ nào những cán bộ chuyên trách và công chức
cũng như cán bộ nhân viên hợp đồng xã luôn nỗ lực phấn đấu hết mình hồn
thành tốt nhiệm vụ được giao. Điển hình trong đội ngũ cán bộ chuyên trách xã,
đồng chí: Nguyễn Văn Chính với chức vụ là chủ tịch UBND xã ln hồn thành
tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời cũng là một chủ doanh nghiệp đá ốp lát, hàng
năm đem lại thu nhập cao cho gia đình, góp vào nguồn thuế của xã cũng như
việc giải quyết việc làm cho nhân dân trong xã.
11


2.1.2. Thực trạng hoạt động của UBND xã Thiệu Toán, huyện Thiệu
Hoá, tỉnh Thanh Hoá từ 2004 - 2009.
Đại hội IX đánh giá việc thực hiện chiến lược của Đại hội VII và quyết
định chiến lược phát triển kinh tế xã hội những năm đầu thế kỷ XXI: "Chiến
lược đẩy mạnh CNH - HĐH theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp".
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng chi bộ của xa Thiệu Tốn đã
khơng ngừng phát huy tiềm năng lợi thế to lớn của mình để phát triển kinh tế xã
hội góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Những thành
tựu mà nhân dân Thiệu Toán đạt được trong thời gian qua là hết sức to lớn tuy
nhiên cũng không ít những hạn chế. Quá trình hoạt động của UBND xã Thiệu
Toán đánh dấu một bước trưởng thành và ngày càng hoàn thiện hơn cơ cấu tổ
chức và hoạt động của UBND. Vậy thực trạng hoạt động của UBND xã Thiệu
Toán, đường lối lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng ra sao? Là vấn đề quan tam của
khơng ít người dân.
Thiệu Tốn là một xã nằm ở vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế
xã hội trên tất cả các lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và
một số ngành nghề khác. Mặt khác Thiệu Tốn cũng là địa bàn đóng qn của
khơng ít cơ quan, xí nghiệp. Hàng năm tổng thu nhạp từ nguồn thuế của các cơ

quan, xí nghiệp này cũng không phải là nhỏ cụ thể như sau:
+ Trại tạm giam với tổng số nhân khẩu trong cơ quan là 139 người, tổng
số cán bộ nhân viên là 139, tổng số diện tích đất là 5 ha. Hàng năm trại đã xúc
tiến xây dựng được nhiều cơng trình cho xã, góp vào nguồn vốn thu nhập khơng
nhỏ.
+ Phân trại số 4 Trại giam Thanh Phong, tổng số nhân khẩu trong cơ quan
là 120 người, tổng số cán bộ nhân viên là 120, tổng só diện tích đất là 7 ha.
Hàng năm phân trại đã đem lại thu nhập cho xã lên tới hàng chục triệu đồng và
ln hồn thành tốt nhiệm vụ đóng thuế cho UBND xã.

12


+ Xí nghiệp cơ giới và sản xuất vật liệu. Tổng cơng ty cổ phần cơng trình
giao thơng Thanh Hố. Tổng số nhân khẩu trong cơ quan là 82 người, tổng cán
bọ nhân viên là 82. Tổng diện tích đất đã xây dựng là 3.000, diện tích xây nhà
làm việc là 2.000. Mỗi năm cồn ty đóng góp vào nguồn thu nhập và nguồn thuế
của xã một khoản tài chính khá lớn.
Dể nhận thấy rõ về thực trạng hộat động của UBND xã Thiệu Tn chúng
ta khơng chr bó hẹp trong sự đóng góp về thu nhập của các cơ quan xí nghiệp
trên địa bàn xã. Mà nó cịn thể hiện rõ nét qua thực trạng hoạt động hàng năm
của xã trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế - xã hội, văn hố - giáo dục, an ninh quốcphịng.
Thực hiện công văn số 759 KH - UB ngày 24/11/2005 của UBND huyện
Thiệu Hoá về việc báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm 2004 và kế hoạch năm 2008
về tình hình kinh tế xã hộ, quốc phịng an ninh.
- Tình hình kinh tế:
+ Sản xuất nơng nghiệp:
Năng suất chiêm xn đạt 50,5 các loại rau màu năng suất đạt khá và đã
xuất khẩu nhiều loại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi phát triển hướng
vào xuất khẩu và lấy thịt.

+ Sản xuất công nghiệp:
Về ngành công nghiệp và tiểu thu công nghiệp thực hiện được 120,00 tỷ
đồng đạt 100% so với cùng kỳ.
Lĩnh vực thương mại doanh thu xuất khẩu 80 triệu đồng đạt 100% so với
kế hoạch. Doanh thu bán hàng là 17 triệu đồng, tổng số kinh doanh thương mại
địch vụ là 14 triệu đồng, tổng cửa hàng điểm kinh doanh thương mại dịch vụ là
20 triệu đồng. (Báo cáo kết quả hoạt động năm 2003 - 2004).
- Văn hoá - xã hội:
Văn hoá thống tin - TDTT, giáo dục, y tế - dân số - gia đình - trẻ em đã
dạt được như kế hoạch đề ra.
13


- Quốc phòng an ninh và hoạt động của các ngành khác cũng đã hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo trận tự an toàn xã hội.
Năm 2005 là năm cuối giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm 2000 - 2005 là
năm toàn Đảng toàn dân và toàn quân ta đng ra sức thực hiện thắng lợi các mục
tiêu: KTCT, VHXH, ANQP. Thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ
các cấp. Tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ IX. Năm 2005 cũng là năm diễn ra
nhiều hoạt động, nhiều lễ kỷ niệm những ngày trọng đại của Đất nước. Cũng là
năm Đảng bộ xã Thiệu Toán đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả
cáclĩnh vực KTXH, VHGD, ANQP, điều đó khẳng định rằng trong đó có sự
đóng góp hết sức tích cực của đội ngũ cán bộ Đảng viên, các tổ chức chính trị xã
hội góp phần vào mục tiêu chung của Đất nước, thực hiện dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng dân chủ văn minh.
+ Nhứng kết quả đạt được trong năm 2005.
A. Phát triển kinh tế xã hội.
- Kinh tế trồng trọt.
Diện tích đất gieo trồng cả năm 470 ha, năng suất vụ chiêm bình quân 66
tạ/ha. Vụ mùa đạt 44tạ/ha, cả năm đạt 110tạ/ ha, sản lượng 2.585 tấn so với năm

2004 giảm 141 tấn là do ảnh hưởng của cơn bão số 7 đã gây thiệt hại đến sản
xuất vụ mùa năm 2005.
- Kinh tế chăn ni.
Đàn trâu bị 320 con, đàn lợn 4000 con đàn gia cầm 20.000 con, xuất
chuồng đạt 245 tấn hơi. Doanh thu cả năm về kinh tế trồng trọt đạt 5 tỷ đồng.
So với năm 2004 thì đàn trâu bị và đàn lợn tăng. Đàn gia cầm giảm 50%
so với cùng kỳ.
- Kinh tế ngành dịch vụ thương mại.
Sản phẩm sản xuất đá xẻ 1.5 triệu m2/năm, doanh thu 91 tỷ đồng giảm 3
tỷ đồng so với năm 2004, đá xây dựng 115.000m 3 doanh thu 5 tỷ đồng, đá ốp lát

14


nội địa doanh thu 30 tỷ đồng, vôi cục đạt 850 triệu đồng, dịch vụ thương mại
vạn tải 5 tỷ đồng.
Sản xuất đá mỹ nghệ đạt 2 tỷ đồng, dịch vụ giao thông thuỷ lợi đạt 5.65 tỷ
đồng.
- Tổng thu nhập trên tất cả các mặt phát triển kinh tế năm 2005 là 144.5 tỷ
đồng, tăng so với năm 2004 là 18.5 tỷ đồng đạt 13%.
Việc phát triển kinh tế năm 2005 nhìn chung là thắng lợi trên cả ba mặt
nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Là năm có doanh thu cao so với
giai đoạn 2000 – 2005, tốc độ tăng trưởng 15.2% so với năm 2004 tăng 2%.
Sở dĩ đạt được những thành tựu đó là do: Về trồng trọt năm 2005 mặc dù
chịu ảnh hưởng của cơn bão số 5, nhưng do chủ động thu hoạch và phịng ngừa,
nên thiệt hại khơng đáng kể. Về chăn ni tuy có dịch bệnh xảy ra, nhưng ngay
từ đầu năm Đảng uỷ đã có hướng chỉ đạo nên tốc độ tăng trưởng vẫn cao hơn so
với năm 2004. Về tiểu thủ cơng nghiệp, so với năm 2004 thì năm 2005 các
doanh nghiệp làm ăn chắc chắn hơn do đó tích luỹ được kinh nghiệm, sản lượng
giữ được mức ổn định.

Để giữ được mức ổn định về kinh tế năm 2005 là do nhiều chủ trương
nghị quyết của BCH Đảng uỷ đề ra và đặc biệt là nghị quyết 05 – 06 của BCH
huyện uỷ Thiệu Hoá về chuyển cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế
trang trại và phát triển ngành nghề tiểu thủ công và dịch vụ và đầu tư tập huấn
về khoa học kỹ thuật được vay vốn ưu đãi.
B. Xây dựng đời sống văn hố.
Năm 2005 giảm hộ nghèo xuống cịn 0,5% theo tiêu chí mới tăng hộ giàu
lên 30%.
Khai trương 2 làng văn hố xóm Trung, xóm Toản và đang đề nghị cơng
nhận 2 làng văn hố xóm Quang, xóm Nam đạt lang văn hoá cấp huyện, tiếp tục
xây dựng 5 làng văn hố cịn lại.

15


- Tiếp tục xây dựng đẩy mạnh gia đình nâng số lượng gia đình đạt tiêu
chuẩn gia đinh văn hố lên 80%.
Công tác dạy và học của 3 trường năm 2005 đã có nhiều khởi sắc tỷ lệ
học sinh lên lớp đạt cao, giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh cao hơn so với
năm 2004. Cả 3 trường đạt tiên tiến cấp tỉnh.
Cơng tác y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được phát huy đã
làm tốt cơng tác phịng dịch, phịng bệnh và tư vấn sức khoẻ, bán cấp thuốc đầy
đủ cho nhân dân, phục vụ nhân dân thường xuyên kịp thời, tham gia và tham
mưu tích cực cho chính quyền về việc giải quyết vệ sinh mơi trường ngăn chặn
khơng có dịch bệnh xảy ra.
Về cơng tác kế hoạch gia dình: Duy trì tỉ lệ tăng dân số tự nhiên đạt
1,03%, tỷ lệ người sinh con thứ 3 chiếm tỉ lệ 8,27% giảm so với năm 2004 là
0,34%, cơng tác chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em được thường xuyên quan
tâm, đặc biệt là phong trào khuyến học khuyến tài trong năm đã thành lập được
Trung tâm Giáo dục Cộng Đồng các tổ chức khuyến học ở các xóm đạt được

hiệu quả cao, thường xuyên quan tâm xây dựng quỹ, tặng thưởng cho nhũng học
sinh, học viên có thành tích trong học tập, giúp đỡ những học sinh và các em
nhỏ có hồn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, động viên con em trong xã
vươn lên học tập góp phần xây dựng quê hương.
C. Quốc phòng an ninh.
Quốc phòng duy trì và bổ sung đủ số lượng trong đội quân nòng cốt theo
kế hoạch của huyện, thường xuyên luyện tập nâng cao chất lượng nghiệp vụ,
luôn sẵn sàng chiến đấu khi có tình huống xảy ra.
Ban chỉ huy qn sự phối hợp với các ngành, các cấp đầu mối quản lý tốt
lực lượng dự bị động viên sẵn sàng chiến đấu khi có lệnh, làm tốt và hồn thành
xuất sắc nhiệm vụ tuyển quân năm 2005.
Công tác an ninh: ngày từ đầu năm đã được củng cố và kiện toàn đội ngũ
cơng an từ xã tới xóm. Những người có năng lực trình độ nhiệt tình trong cơng
16


tác tham gia lực lượng thường trực đã giải quyết tốt kịp thời các vụ việc xảy ra
không nảy sinh tiêu cực được quần chúng nhân dân lao động ủng hộ. Vì vậy tình
hình an ninh trong xã được ổn định, hạn chế được các tệ nạn xảy ra, góp phần
đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
D. Xây dựng Đảng.
Năm 2005 là năm thực hiện kế hoạch đại hội Đảng các cấp đặc biệt là
năm hội kiến toàn Đảng bộ 2005 – 2010. Vì vậy ngày từ đầu năm BCH Đảng uỷ
đã có kế hoạch xây dựng nguồn nhân lực và quán triệt các nghị quyết chủ trương
của Đảng, đến mọi Đảng viên trong Đảng bộ, tạo đà nâng cao ý thức trách
nhiệm của Đảng viên và và chi bộ tiếp tục phát huy tính lãnh đạo tiên phong
gương mẫu trong việc thực hiện các nhiệm vụ vì vậy uy tín và chất lượng được
nâng cao rõ rết, được quần chúng nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng,
các chủ trương đường lối được thông qua các nghị quyết kiểm điểm phân loại và
sinh hoạt thường kỳ.

Công tác kết nạp Đảng mới, công tác phát triển Đảng các chi bộ ban chấp
hành Đảng uỷ đã có kế hoạch xây dựng bồi dưỡng đoàn viên hội viên để bồi
dưỡng kết nạp vào ĐCS Việt Nam.
Số Đảng viên được kết nạp năm 2005 là 26 đồng chí so với nắm 2004
tăng 8% có chất lượng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, nhiệt tình với cơng
việc có trình độ văn hố 100% phổ thơng trung học.
Nhìn chung các chi bộ đều chăm lo bồi dưỡng kết nạp Đảng viên mới và
gửi đi đào tạo, tạo nguồn cán bộ kế cận.
E. Xây dựng chính quyền.
Năm 2005 là năm đầu thực hiện nhiệm kì 2004 – 2009. Nhìn chung các
đồng chí lãnh đạo chủ chốt HĐND, UBND và các thành viên chuyên môn đã thể
hiện hết mình vì cơng việc chung được Đảng cử dân bầu. Đã phát huy tốt vai trò
của người thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
nhà nước hoạt động có hiệu quả, giải quyết cơng việc nhanh chóng đúng pháp
17


luật, ln nêu cao tinh thần đồn kết dân tộc đấu tranh phê và tự phê trung thực
và thẳng thắn thực hiện tốt quy chế dân chủ, khả năng của từng đồng chí đã
hồn thành tốt nhiệm vụ Đảng giao trong năm 2005.
Trong năm 2005 mặt trận và các đoàn thể chính trị có vai trị hết sức quan
trọng, đó là trong cơng tác tập hợp đồn kết thống nhất tuyên truyền tích cực
quần chúng nhân dân cũng như ngành mình thực hiện thắng lợi các chủ trương
nghị quyết thi đua thành lập các thành tích xuất sắc chào mừng đại hội Đảng bộ
các cấp, tuyên truyền vận động ngành mình những người đủ tài, đủ đức tham gia
ứng cử vào BCH Đảng uỷ các cấp. Qua kết quả phân loại năm 2005, mặt trận tổ
chức và các đoàn thể chính trị đều được Huyện khen thưởng và đánh giá hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ.
F. Xây dựng ngân sách và xây dựng cơ bản.
Là một xã duy nhất của huyện Thiệu Hoá tự cân đối được nguồn thu ngân

sách, đảm bảo chi cho các hoạt động thường xuyên và đầu tư các cơng trình
phúc lợi. Trong năm các hoạt động quản lý nguồn thu được tăng lên, và hạn chế
việc thất thu.
Về xây dựng cơ bản năm 2005, xã Thiệu Tốn đã hồn thiện khn viên
cơng sở làm việc trị giá 400.000.000 đồng, tiếp tục hỗ trợ các xóm xây dựng nhà
văn hố thơn, thi cơng xây dựng tuyến đường Sù Cồn Cá Gáy. Xây dựng cầu
gạch trị giá 4 tỷ đồng, hồn thiện thảm nhựa 2,8km đường liên thơn trị giá 4 tỷ
đồng, lập thiết kế quy hoạch cụm công nghiệp Vức Đồng Nát, xây dựng khu đổ
chất thải Đồng Miên trị giá 200.000.000 đồng. Hoàn thiện chợ nấp 470.000.000
đồng và tiến hành xây dựng tưởng đài Niệm Liệt Sỹ cơ sở hạ tầng khu công
nghiệp Vức Đồng Nát 2.400.000.000 đồng, nạo vét sơng nhà Lê 580.000.000
đồng. Có thể nói về xây dựng cơ sở năm 2005 là năm có mức đầu tư xây dựng
kiến thiết từ trước tới nay. (Báo cáo kết quả hoạt động năm 2004 – 2005).
Thực hiện nhiệm vụ chính sách năm 2005 chi bộ Thiệu Toán đã đạt được
những thắng lợi to lớn, trong đó nhiều mục tiêu kinh tế xã hội, văn hố, quốc

18


phòng an ninh đạt và vượt mục tiêu đề ra. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao.
Văn hoá đời sống của Đảng bộ và nhân dân được nâng cao lên cả vật chất lẫn
tinh thần; Quốc phòng an ninh được giữ vững, hệ thống chính trị tiếp tục được
củng cố và phát triển. Xây dựng ngân sách đảm bảo, đầu tư xây dựng cơ ản ở
mức cao và hoàn thành các cơng trình phúc lợi.
Tuy nhiên bên cạnh dố vẫn cịn tồn tại những khuyết điểm: trong nơng
nghiệp chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị năng suất cao càn chậm, về chăn
ni cịn cầm chừng, chua có nhiều trang trại chăn nuôi theo hướng công
nghiệp, chưa xây dựng được cánh đồng đạt 50triệu/ ha/ năm. Ngành nghề tiểu
thủ cơng nghiệp cịn tình trạng phát triển tự phát chưa có quy mơ, tài ngun
thiên nhiên ưu đãi cịn bị lãng phí, chưa tiết kiệm vẫn cịn ảnh hưởng trầm trọng

đến môi trường. Việc khai trương xây dựng nền văn hố cịn chậm, tệ nạn xã hội
ngăn chặn chưa được triệt để.
+ Trên cơ sở những kết quả đạt được và những hạn chế đó, UBND xã
Thiệu Tốn đã đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2006 như sau:
- Thực hiện nghị quyết ĐHĐB Đảng bộ xã ĐH nhiệm kỳ 2007 – 20 – 10.
- Năm 2006 là năm mở đầu cho kế hoạch 2006 – 2010 để lãnh đạo hoàn
thành nhiệm vụ mục tiêu BCH Đảng uỷ dự kiến như sau:
1. Tiếp tục thực hiện việc quy hoạch cụm nghề để đưa việc sản xuất tiểu
thủ công nghiệp vào quản lý tập trung đất dành cho xây dựng các cơng trình
phúc lợi, vui chơi giải trí, đất xây dựng trang trại mơ hình phát triển cơng
nghiệp; đất cho quy hoạch cánh đồng 50 triệu ha/ năm.
2. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế 15% trở lên, song diện tích
có thể giảm về sản lượng trồng trọt, nhưng phấn đấu phải tăng gia trị trên diện
tích cịn lại.
- Phát triển mạnh về chăn ni, tăng đàn bị, đan lợn theo mơ hình trang
trại cơng nghiệp.

19


3. Về VHXH quyết tâm xây dựng và khai trương 5 làng văn hố cịn lại
xây dựng khu hiệu bộ trường cấp II, 10 phòng học Trường Tiểu học xây dựng
mơ hình chuẩn quốc gia giai đoạn 2. Nâng cao chất lượng dạy và học ở cả 3 cấp
học làm tốt cơng tác vệ sinh mơi trường và chăm sóc phòng bệnh sức khoẻ cho
nhân dân, tiếp tục hạ tỷ lệ dân số tự nhiên xuống còn 1%, tỷ lệ người sinh con
thứ 3 xuống còn 8%, làm tốt hơn nữa cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em đặc
biệt là trẻ em khuyết tật và có hồn cảnh khó khăn.
4. Tổ chức tốt và đủ số lượng, chất lượng giao quân vào cuối năm 2006.
Quản lý và phát huy có hiệu quả lực lượng dân qn nịng cốt, phối kết hợp với
công an xã làm tốt công tác tuần tracanh gác, giữ vững an ninh chính trị trên địa

bàn sẵn sàng bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân đẩy lùi tệ nạn xã hội.
5. Tuyên truyền tốt các chủ trương đường lối nghị quyết của Đảng các cấp
đưa ánh sánh nghị quyết của Đại hội Đảng bộ vào cuộc sống làm tốt công tác
lãnh đạo các tổ chức chính trị kiện tồn trong năm 2006, tiếp tục thi đua lập
thành tích chào mừng Đại hội Đảng tồn quốc.
6. Tiếp tục xây dựng và phát triển nguồn thu ngân sách để đảm bảo cho
trang trại hoạt động thường xuyên của địa phương và có tích luỹ từ 10 – 15% để
đầu tư xây dựng và kiến thiết.
7. Phấn đấu xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh và đào tạo bồi
dưỡng cán bộ Đảng viên có đủ trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức phấn đấu
hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2006. Kết nạp Đảng viên mới từ 20 -30 đồng chí
mỗi chi bộ kết nạp từ 1 đến 2 đồng chí.
8. Thực hiện tốt quy chế dân chủ – dân biết – dân làm – dân kiểm tra. Xây
dựng chính quyền trong sạch, thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Nhiệm vụ thực hiện năm 2006 là rất nặng nề nhưng với truyền thống là xã
đã có nhiều năm dẫn đầu phong trào tồn huyện, với tinh thần đoàn kết, phối
hợp chặt chẽ Đảng với các tổ chức chính trị với nhân dân đồng tâm một ý chí tập

20


trung phấn đấu nỗ lực hết mình. Chúng ta tin rằng sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ năm
2006 đề ra.
Thực hiện chủ trương đường lối đề ra của Đảng, Đảng bộ Thiệu Toán đã
đạt được những kết quả to lớn trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm năm 2006 –
2010. Năm đầu thực hiện kế hoạch UBND xã Thiệu Tốn đã đạt được thơng qua
“Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2006 và thực hiện kế hoạch năm 2007” trên
các lĩnh vực kinh tế – xã hội, văn hoá - giáo dục, quốc phòng – an ninh.
+ Những kết quả đạt được:
a. Tình hình thực hiện kế hoạch 9 tháng đầu năm 2006.

- Về nông nghiệp: Kết quả sản xuất lương thực: Diện tích gieo cấy lúa
130.5 ha năng suất đạt 60,0tạ/ ha, sản lượng đạt 783 tấn. Kết quả chuyển địch
đang còn chậm, chưa xây dựng được cánh đồng 50 triệu đồng/ ha/ năm, hộ gia
đình có thu nhập 50 triệu đồng/ha/ năm.
- Về chăn nuôi: Hiện nay trên địa bàn xã có 3 tr5ang trại vừa và nhỏ chăn
nuôi các loại gia súc đạt hiệu quả cao. Tổng đàn gia súc, gia cầm: Đàn lợn 580
con, đàn trâu bị 383 con.
- Sản xuất cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp : 9 tháng đầu năm 2006
đạt được những kết quả như sau: Đá xuất khẩu đạt 75 tỷ đồng, đá ốp lát tiêu thụ
nội địa 15 tỷ đồng, đá xây dựng các loại 3 tỷ đồng, dịch vụ thương mại cơ khí 4
tỷ đồng, vơi cục các loại 0,5 tỷ đồng. Tổng các loại là 97,5 tỷ đồng.
- Về đầu tư phát triển: Các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn 9 tháng đầu
năm ước khoảng 150 tỷ đồng, đầu tư của địa phương từ nguồn sử dụng đất: Xây
dựng hệ thống đường giao thông và hệ thống cấp thốt nước khu cơng nghiệp
Vức, thực hiện dự án quốc gia về xây dựng bưu điện văn hoá xã, các hoạt động
dịch vụ 9 tháng đầu năm vẫn phát triển đều đặn.
- Hoạt động ngân hàng: 6 tháng đầu năm với tổng thu là 6.035.000 đồng,
tổng chi là 5.703.373.700 đồng.

21


- Xã hội: Tỷ lệ tăng dân số 0,89%, tỷ lệ sinh giảm 0,06%. Xã đã giải
quyết việc làm cho 100% lao động trên địa bàn xã có cơng ăn việc làm ổn định
ngồi ra cịn thu hút được số lao động bên ngoài vào làm tại xã.
- Giáo dục: Do việc tách thị trấn nên giao cho xã Thiệu Toán quản lý cơ
sửo vật chất trường tiểu học, phối hợp với nhà trường tuyển sinh con em 2 xã
Thiệu Toán và thị trấn Nhồi học tập tại trường. Tỷ lệ học sinh năm 2006 – 2007
là 530 em.
- Y tế: tập trung chỉ đạo các biện pháp phát hiẹn và tiêm phịng bệnh dịch

nên 9 tháng đầu năm khơng có dịch bệnh xảy ra.
- Văn hố - TDTT: 9 tháng đầu năm đã khai trương và xây dựng 3 làng
văn hố, 1 trường văn hố. Qua bình xét có 1413/1950 hộ gia đình đạt chuẩn văn
hố.
- An ninh trật tự: trên địa bàn, tai nạn giao thông tổng 39 vụ trong đó:
trộm cắp tài sản 9 vụ, 13 vụ tai nạn giao thông, 1 vụ gây rối trật tự cơng cộng, 5
vụ đánh người thương tích, 1 vụ nổ mìn gây thiệt hại, 1 vụ tàng trữ thuốc nổ, 2
vụ bắt truy nã, 1 vụ đánh bạc, 2 vụ bắt và xử lý thư ký đề, 3 vụ tranh chấp lị đá.
Chính sách xã hội xố đói giảm nghèo: Thường xun quan tâm đến gia
đình chính sách, người già người yếu, cô đơn, cho các hộ nghèo vay vốn để
khuyến khích làm ăn. Đến nay trên địa bàn hộ nghèo theo tiêu chí cịn 50 hộ.
b. Những hạn chế yếu kém và nguyên nhân.
Nhìn chung 9 tháng đầu năm 2006 bên cạnh những kết quả đạt được Đảng
bộ Thiệu Tốn vẫn cịn những điểm hạn chế sau:
- Về sản xuất nơng nghiệp: diện tích gieo cấy giống lúa thơm đạt so với kế
hoạch đề ra, điều hành cơ cấu giống chưa tốt dẫn đến các vùng gieo cấy lúa lộn
xộn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung mùa vụ nói riêng cịn chậm chạp,
chưa xây dựng được cánh đồng 50 triệu/ ha/ năm theo nghị quyết của BCH
huyện uỷ.
22


Chưa thực sự coi trọng đến sản xuất nông nghiệp, đầu tư cho nơng nghiệp
cịn thấp.
Sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp, thương mại có tốc độ tăng trưởng khá,
song việc lấn chiến hành lang giao thông để nguyên vật liệu cịn xảy ra, ơ nhiễm
mơi trường đã được khắc phục nhưng chưa chấm dứt việc thải bột đá xuống
sông nhà Lê và các hệ thống B20 – B40 gây ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp.

Việc xử lý vi phạm đất đai trên địa bàn chưa cương quyết, nhát là xử lý
tồn đọng đất đai sau thanh tra.
+ Khả năng tiếp tục thực hiện kế hoạch năm 2006.
a. Về kinh tế:
- Diện tích trồng trọt ở cả hai vụ là 2791,9 ha. Năng suất bình qn là 127
tạ/ ha, trong đó vụ chiêm xuân là 67 tạ/ ha, vụ mùa 60 tạ/ ha.
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ước đạt TTCN – DV năm 2006 à 120 tỷ
đồng trong đó: Đá xuất khẩu là 83 tỷ đồng, đá ốp lát là 25 tỷ đồng, đá xây dựng
là 6.5 tỷ đồng, dịch vụ thương mại là 5 tỷ đồng, vôi cục các loại 0.5 tỷ đồng.
- Về xây dựng cơ bản đã hồn thành cơng việc xây dựng đài tưởng niệm
liệt sĩ, xây dựng đường giao thơng, hệ thống cấp thốt nước khu vực công
nghiệp.
- Công tác quy hoạch đã thực hiện dự án khu công nghiệp làng nghề Đồng
Nát, uỷ ban xã tạm thời giao đất cho 22 hộ. Công ty, doanh nghiệp với diện tích
105.00 m. Lập dự án khu công nghiệp Đồng Kỵ 14 ha đề nghị uỷ ban huyện và
xã phê duyệt.
- Công tác môi trường giải phóng ách tắc hành lang sơng nhà Lê với khối
lượng 600 m3. Giải phóng ách tắc giao thơng tất cả các tuyến đường nhất là đoạn
quốc lộ 45. Tiến hành việc kiểm tra việc khai thác mỏ của 6 doanh nghiệp trên
địa bàn. Giao đất cho 43 hộ tại khu vực Đồng Cá. Xây dựng kế hoạch đồn điền,
đổi thửa năm 2007.
23


- Về tài chính ngân sách tổng thu ngân sách 12.725.647.848 đồng trên
12.087.900.000 đồng đạt tỷ lệ 105%. Tổng chi ngân sách 14.024.497.400 đồng
trên 12.087.906.000 đạt tỷ lệ 116%.
b. Văn hố thơng tin:
- Tập trung tun truyền các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước
nhất là tuyên truyền cho Đại hội X của Đảng, bầu cử bổ sung HĐND xã.

- Năm 2005 – 2006 cả 3 trường Nầm non, Tiểu học, trung học cơ sở đều
đạt tiên tiến cấp tỉnh.
- Tổng số lần khám bệnh 18.825 lượt đạt 150% so với cùng kỳ, tiêm
chủng đạt 1005, các công trình vệ sinh đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Tỷ
lệ người sinh con thư 3 là 3.9% so với cùng kỳ giảm 4.79 tỷ lệ sinh năm 2006 là
11.3% giảm so với cùng kỳ 3.39%.
- Công tác xây dựng làng văn hố, gia đình văn hố: Năm 2006 khai
trương xây dựng 3 làng văn hoá, 1 trường văn hoá đảm bảo 100% kế hoạch đề
ra. Hiện trên địa bàn xã đã khai trương xây dựng được 6/7 làng. Hộ nghèo theo
tiêu chí mới là 50 hộ.
- Cơng tác an ninh quốc phịng: Là một địa bàn sản xuất công nghiệp nên
thu hút số lao động từ bên ngồi vào rất lớn, dãn đến cơng tác an ninh trật tự gặp
rất nhiều khó khăn, song sự nỗ lực phấn đấu của công an xã đã đề cao cảnh giác,
phát hiện và ngăn chặn kịp thời những phần tử tiêu cực, nên cơng tác an ninh đã
có nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Tình hình chính trị trên địa bàn xã ổn định, tạo điều kiện cho việc phát
triển kinh tế xã hội. Năm 2006 đã tổ chức khám tuyển nghĩa vụ quân sự đúng số
lượng và chất lượng, có 2 thanh niên lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
(Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2005 – 2006).
- Kế hoạch phát triển năm 2007:
a. Thuận lợi và khó khăn.

24


- Là một địa bàn có tài nghiên sắn có, ngành công nghiệp phát triển, con
người năng động cần cù chịu khó.
- Việc phát triển ngành cơng nghiệp cịn chậm cơ cấu cây trồng vụ đông
chưa được nhân rộng. Việc sản xuất trên địa bàn còn ồ ạt, tự phát dẫn đến việc
gây ô nhiễm môi trường. Chưa xây dựng được cánh đồng 50 triệu tấn/ ha/ năm.

Việc lấn chiến đất đai trên địa bàn vẫn thường xuyên xảy ra.
b. Định hướng và mục tiêu phát triển năm 2007.
- Định hướng phát triển:
+ Phát triển kinh tế hàng hoá, nhất là các loại hàng xuất khẩu có giá trị
cao.
+ Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi tạo các vùng chuyên canh sản
xuất hàng hoá với số lượng lớn.
+ Phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại.
+ Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện đồng bộ chất lượng hệ thống hạ tầng cơ sở
đủ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.
+ Thực hiện cơng nghiệp hố , hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn.
+ Xây dựng nếp sống văn hố, văn minh thực hiện cơng bằng xã hội.
+ Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có.
+ Phát triển kinh tế gắn liền với giữ vững an ninh chính trị.
- Mục tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2007:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế là 15% trong đó: Nơng nghiệp trồng trọt,
chăn ni tăng 8%. Tiểu thủ công nghiệp tăng 18%. Dịch vụ tăng 16%.
+ Tỷ trọng các ngành kinh tế: nông nghiệp là 20%, công nghiệp dịch vụ
thương mại là 80%, năng suất sản lượng lương thực là 1 566 tấn, ngành nghề
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đạt 125 tỷ đồng.
+ Giảm tỉ lệ hộ nghèo và 100% số hộ dùng nước sạch, tăng dân số tự
nhiên dưới 1%.
25


×