Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

bài tập học kì luật sư công chứng chứng thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.59 KB, 9 trang )

Luật sư – Công chứng – Chứng thực

Nêu vấn đề
Trong bối cảnh đất nước đang trên đà hội nhập như hiện nay thì hoạt động thực hiện
các giao dịch, hợp đồng dân sự, thương mại, kinh tế, đất đai…diễn ra ngày càng phổ
biến. Nhiều giao dịch đòi hỏi phải được công chứng để được đảm bảo về mặt pháp lý,
ngăn ngừa vi phạm, phòng ngừa tranh chấp và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các
cá nhân, tổ chức có liên quan. Từ khi Luật Cơng chứng 2006 có hiệu lực cho đến nay
tiếp đến là Luật Công chứng 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên qua, các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền đã thực hiện tương đối tốt vai trị quản lý của mình đối
với hoạt động công chứng, giúp cho hoạt động này đạt được những thành tựu đáng ghi
nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động quản lý của Nhà nước về cơng chứng ở nước ta
hiện nay vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Vậy những thành tựu đã đạt
được và những hạn chế đó là gì em xin chọn đề số 2 để giải quyết vấn đề đã nêu :

Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về công chứng ở Việt Nam hiện nay”

Giải quyết vấn đề
I.
Một số vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước đối với hoạt động công chứng
1. Công chứng:
a) Khái niệm:
Khái niệm là thuộc về mặt nhận thức, mỗi người lại có một quan điểm khác nhau và
quan niệm về cơng chứng cũng có nhiều ý kiến khác nhau, chưa có sự thống nhất.
Tiến sĩ Dương Khánh cho rằng: “Cơng chứng là việc cơng chứng viên chứng nhận tính
xác thực của các hoạt động giao dịch và các sự kiện pháp lý khác theo quy định của
pháp luật hoặc theo yêu cầu nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ
chức, góp phần phịng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Văn bản cơng chứng có giá trị chứng cứ và giá trị thi hành đối với cá nhân, tổ chức có
liên quan, trừ trường hợp bị Tịa án nhân dân tuyên bố là vô hiệu”.
Hay Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng


viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây
gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy quy định của pháp luật phải công
chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Mỗi người lại tiếp cận
khái niệm cơng chứng thơng qua một góc độ khác nhau nhưng chưa đầy đủ. Theo em,
khái niệm công chứng cần được hiểu:

Dư Thanh Tú – 390856 – Đại học Luật Hà Nội

Page 1


Luật sư – Công chứng – Chứng thực
Công chứng, với tư cách là một hoạt động bổ trợ tư pháp, là việc cơng chứng viên,
các chủ thể có thẩm quyền theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc theo quy định
của pháp luật, chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của giao dịch bằng văn bản
nhằm tạo ra những bảo đảm pháp lý để bảo vệ lợi ích của nhà nước cũng như
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch, phòng ngừa vi
phạm pháp luật, giúp cho việc giải quyết các tranh chấp được thuận lợi, góp phần
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
b) Đặc điểm:
Chủ thể thực hiện công chứng: công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng; Cơ
quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở
nước ngồi thực hiện việc cơng chứng.
Mục đích: xác nhận tính xác thực ( thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, người yêu
cầu công chứng và năng lực hành vi của họ, đối tượng của hợp đồng, giao dịch…) và
xác nhận tính hợp pháp (thủ tục, nội dung đúng quy định của pháp luật)
Phạm vi công chứng rộng, bao gồm hợp đồng buộc phải công chứng ( hợp đồng mua
bán, cho thuê, thế chấp nhà, chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…) và
hợp đồng được công chứng do yêu cầu của các bên tham gia giao kết hợp đồng yêu cầu.
Chức năng:

+ Đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, phịng
ngừa tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức lien quan đến giao dịch
+ Đóng vai trị là chứng cứ khơng phải chứng minh trước Tịa khi có tranh chấp xảy ra.
2. Quản lý Nhà nước đối với hoạt động công chứng
a) Khái niệm:
Cơ quan Hành chính Nhà nước có hai chức năng: chức năng thứ nhất là quản lý hành
chính nhà nước bằng phương pháp mệnh lệnh – phục tùng, chức năng thứ hai là chức
năng phục vụ, cung ứng nhu cầu của xã hội như giáo dục và đào tạo, dịch vụ y tế, khám
chữa bệnh, văn nghệ, nghệ thuật…và trong đó có dịch vụ cơng chứng. Cơng chứng là
một loại hình dịch vụ đặc biệt bao gồm Phịng Cơng chứng do nhà nước trực tiếp thực
hiện việc cung ứng và Văn phòng công chứng do các tổ chức phi Nhà nước thực hiện
việc cung ứng. Ta có thể rút ra định nghĩa quản lý nhà nước về công chứng như sau:

Dư Thanh Tú – 390856 – Đại học Luật Hà Nội

Page 2


Luật sư – Công chứng – Chứng thực
Quản lý Nhà nước về công chứng là những cách thức, biện pháp mà các cơ quan
nhà nước có thâm quyền tác động lên q trình thực hiện hoạt động cơng chứng
nhằm bảo đảm quản lý theo đúng mục tiêu, định hướng nhà nước đặt ra và mong
muốn đạt tới, đó là làm cho các hoạt động này diễn ra theo đúng quy định của pháp
luật, bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại…, góp
phần phịng ngừa vi phạm pháp luật, duy trì trật tự an tồn xã hội.
b) Đặc điểm:
Chủ thể có thẩm quyền quản lý: Chính phủ, Bộ Tư pháp ( và các Bộ, cơ quan ngang Bộ
có liên quan), UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Nội dung quản lý: Có 2 nội dung chính
+ Quản lý xây dựng, hồn thiện pháp luật về công chứng: xây dựng, ban hành văn bản,

sửa đổi văn bản quy phạm khơng cịn phù hợp, bổ sung văn bản còn thiếu để điều
chỉnh…
+ Quản lý tổ chức thực hiện pháp luật về công chứng: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về công chứng; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm
trong lĩnh vực công chứng; báo cáo thống kê, đánh giá để biết và rút kinh nghiệm trong
quản lý nhà nước và công chứng….
II.
Thực trạng quản lý Nhà nước về công chứng ở nước ta hiện nay
1. Kết quả đạt được
 Chuyển đổi Phịng cơng chứng từ đơn vị Hành chính đặt dưới sự quản lý của
Giám đốc Sở Tư pháp thành đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở Tư pháp
Việc chuyển đổi các Phịng cơng chứng sang đơn vị sự nghiệp cơng lập có tác dụng rất
lớn trong việc khuyến khích các Phịng cơng chứng chủ động trong việc thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn, tinh giảm biên chế giúp cho hoạt động quản lý Nhà nước tốt
hơn và gánh nặng tài chính được giảm nhẹ, đồng thời, cũng tạo động lực cho các công
chứng viên đem hết sức mình phục vụ nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
công chứng.
 Số lượng tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên:
Hoạt động công chứng được thực hiện và phát triển mạnh mẽ theo hướng xã hội hóa.
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì có hai hình thức tổ chức hành nghề cơng

Dư Thanh Tú – 390856 – Đại học Luật Hà Nội

Page 3


Luật sư – Cơng chứng – Chứng thực
chứng đó là Phịng cơng chứng và Văn phịng cơng chứng (VPCC). So với các văn bản
trước, Luật Công chứng 2006 đã mở rộng thêm một hình thức tổ chức hành nghề cơng
chứng, đó là VPCC. Quy định này của pháp luật đã thể hiện chủ trương xã hội hóa cơng

chứng của nhà nước ta. Trước khi Luật Cơng chứng năm 2006 có hiệu lực thì cả nước
có tất cả 84 phịng cơng chứng. Tuy nhiên, tính đến ngày 26/1/2014 sau khi Luật Cơng
chứng có hiệu lực được 8 năm thì trên tồn quốc đã có 730 tổ chức hành nghề cơng
chứng, trong đó có 144 Phịng cơng chứng và 586 Văn phịng cơng chứng. Tính đến
nay, Văn phịng cơng chứng đã được thành lập ở 61/63 tỉnh thành trực thuộc trung ương
trừ Bắc Cạn và Lai Châu. Ở Hà Nội có 93 Văn phịng cơng chứng, thành phố Hồ Chí
Minh là 43 văn phịng cơng chứng, Thanh Hóa có 25 và Nghệ An có 23 văn phịng
cơng chứng…
Tính đến ngày 26/1/2014 trên cả nước đã có 1463 cơng chứng viên so với trước khi có
Luật cơng chứng cả nước chỉ có 393 cơng chứng viên được bổ nhiệm. Điều đó cho thấy,
khơng chỉ có số lượng phịng, văn phịng cơng chứng tăng cao mà đội ngũ công chứng
viên cũng ngày càng đông đảo đáp ứng yêu cầu công chứng ngày càng cao của người
dân. Không những gia tăng về số lượng mà 100% cơng chứng viên đều có trình độ cử
nhân luật trở lên. Sự ra đời của các VPCC đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân,
doanh nghiệp trong các giao dịch dân sự. Sự ra đời của các VPCC đã đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trong các giao dịch dân sự.
 Hoạt động công chứng bước đầu phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa
Một trong những điểm nổi bật mới căn bản quan trọng hàng đầu của Luật Công
chứng, được hỗ trợ đắc lực bởi Nghị định số 79/2007/NĐ – CP ngày 18/5/2007 của
Chính phủ về cấp bản sao từ số gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ
ký, là việc tách bạch và phân biệt rõ về bản chất, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng và
nguyên tắc hoạt động của cơng chứng và chứng thực mà trước đó cịn bị lẫn lộn trong
cả quy định pháp luật lẫn thực tiễn thi hành. Sự tách bạch giữa công chứng và chứng
thực theo tinh thần nói trên đã tạo điều kiện cho các tổ chức hành nghề công chứng tập
trung thực hiện đúng chức năng của mình theo hướng chuyên nghiệp hóa, nhiệm vụ
chứng nhận hợp đồng, giao dịch đã thành nhiệm vụ chủ yếu của các tổ chức hành nghề
công chứng hợp đồng, giao dịch góp phần tạo tính chun nghiệp đúng nghĩa cho nghề
cơng chứng. Chính vì thế sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các văn phịng cơng
chứng với nhau và giữa các văn phịng cơng chứng với phịng cơng chứng. Từ đó, các
tổ chức hành nghề công chứng sẽ phải thay đổi cung cách phục vụ, đáp ứng nhiều tiện


Dư Thanh Tú – 390856 – Đại học Luật Hà Nội

Page 4


Luật sư – Cơng chứng – Chứng thực
ích cho khách hàng ( nhận hồ sơ qua emai, fax, thủ tục thực hiện nhanh chóng, khơng
phiền hà, quan liêu…)
Từ việc phân biệt rõ ràng này mà công chứng từ chỗ được hiểu là một hoạt động mang
tính chất thủ tục hành chính đơn thuần của các cơ quan hành chính nhà nước – mệnh
lệnh phục tùng thì nay đã được coi là một loại hình dịch vụ cơng trong lĩnh vực hành
chính với một bên cung cấp dịch vụ và một bên trả tiền để hưởng những dịch vụ đó.
Chính vì thế mà khi có sai xót, thiệt hại xảy ra thì cơng chứng viên, tổ chức hành nghề
cơng chứng phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng của mình.Từ đó mà mỗi công
chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng sẽ phải làm việc có trách nhiệm hơn, tận
tâm, tích cực và ý thức được cơng việc mình đang làm.
 Tác động tích cực lên nền kinh tế - xã hội
Việc thực hiện xã hội hóa về cơng chứng khơng những đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
người dân mà cịn có tác động lên nền kinh tế của đất nước. Số lượng Văn phịng cơng
chứng và cơng chứng viên trong các phịng cơng chứng tăng trong cả nước góp phần
tinh giảm biên chế và giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước rất nhiều.
Bên cạnh đó, theo Báo cáo số 201/BC – BTP ngày 30/8/2013 của Bộ Tư pháp về tình
hình quản lý nhà nước đối với hoạt động cơng chứng trong cả nước từ 7/7/2007 đến
30/8/2013 thì trong 6 năm thi hành Luật Công chứng, các tổ chức hành nghề công
chứng đã thực hiện được khoảng gần 7 triệu hợp đồng, giao dịch, tổng số phí cơng
chứng thu được khoảng hơn 200 tỷ, tổng số tiền thu và nộp ngân sách nhà nước khoảng
gần 1.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy hoạt động công chứng không những tạo bảo đảm
pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch được cơng chứng, quyền và lợi ích của cá nhân, tổ
chức liên quan được bảo vệ mà nó cịn tạo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước,

thúc đẩy kinh tế phát triển.
2. Hạn chế, bất cập
Tuy hoạt động quản lý của Nhà nước về công chứng đã đạt được hiệu quả cao nhưng
hoạt động này vẫn còn bộc lộ những hạn chế điển hình sau:
 Đội ngũ cơng chứng viên :
Một trong những nguyên do ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động công chứng là kỹ
năng hành nghề của các công chứng viên và sự phân bổ các công chứng viên theo khu
vực địa lý là không đồng đều. Thực tế cho thấy 80% sai phạm tập trung ở nhóm đối

Dư Thanh Tú – 390856 – Đại học Luật Hà Nội

Page 5


Luật sư – Công chứng – Chứng thực
tượng được miễn đào tạo, tập sự hành nghề mà tỷ lệ những người này lại chiếm đến
64,3% tổng số công chứng được bổ nhiệm. Cơng chứng là hoạt động địi hỏi kỹ năng
nghề nghiệp vững vàng, chuyên môn tốt nên nếu thiếu sự đào tạo bài bản thì sẽ dẫn đến
sai sót và ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp, quyền của các bên tham gia cơng chứng và
uy tín của tổ chức.
Giải pháp khắc phục: Hạn chế này xuất phát từ chính việc xây dựng pháp luật về cơng
chứng nên việc khắc phục phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nhanh chóng
tìm các giải pháp để siết chặt các điều kiện để trở thành công chứng viên, tăng thời gian
đào tạo, tập sự, thu hẹp đối tượng được miễn tập sự, đào tạo hành nghề một cách chặt
chẽ... Qua đó thì mới có thể nâng cao chất lượng và đảm bảo sự phát triển ổn định của
đội ngũ công chứng viên được
 Về hoạt động công chứng
Việc các Văn phịng cơng chứng mọc lên như nấm và số lượng các công chứng viên gia
tăng theo từng năm đã khiến công tác quản lý của nhà nước trong lĩnh vực cơng chứng
diễn ra phức tạp và khó khăn. Hơn nữa Văn phịng cơng chứng là loại hình hoạt động

theo quy định của Luật Công chứng và Luật Doanh nghiệp, năng lực quản lý còn hạn
chế chưa theo kịp với tình hình đã khiến cho việc quản lý của nhà nước về công chứng
bộc lộ nhiều bất cập: cạnh tranh không lành mạnh, không tuân thủ quy định của pháp
luật về thủ tục công chứng…
 Về tổ chức hành nghề cơng chứng
Việc thực hiện hóa chủ trương xã hội hóa công chứng đã giúp cho số lượng tổ chức
hành nghề công chứng tăng lên về số lượng rất nhiều nhưng lại khơng có sự phân bố
khơng đều về mặt địa lý giữa các tổ chức hành nghề công chứng. Đa số các Văn phịng
cơng chứng chỉ tập trung tại các nơi có điều kiện kinh tế phát triển, trong khi đó tại các
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển thí số lượng tổ chức hành nghề
cơng chứng rất ít.
Ngun nhân của tình trạng này xuất phát ở nhận thức của người dân ở những nơi có
điều kiện kinh tế kém phát triển là rất thấp, ý thức pháp luật của họ kém, họ không nhận
thức được tầm quan trọng cả việc công chứng hợp đồng, giao dịch nên số lượng văn
bản, hợp đồng được cơng chứng ở những nơi này là rất ít. Thứ hai là do kinh tế kém
phát triển nên số lượng các giao dịch, hợp đồng ở những nơi này là rất ít và nhỏ lẻ. Tuy
nhiên khơng vì thế mà số lượng các tổ chức hành nghề công chứng “phải” ít đi bởi lẽ,

Dư Thanh Tú – 390856 – Đại học Luật Hà Nội

Page 6


Luật sư – Công chứng – Chứng thực
khi ấy sẽ hạn chế việc công chứng của các hợp đồng, giao dịch, lợi ích của cá nhân, tổ
chức tham gia hợp đồng khơng được đảm bảo nên khi có tranh chấp xảy ra quyền và lợi
ích của họ dễ bị xâm hại…từ đó lại càng làm cho nền kinh tế khơng được kích thích
phát triển.
Giải pháp : Nhà nước cần có sự quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển
của các tổ chức hành nghề công chứng ở những địa phương có điều kiện kinh tế kém

phát triển để phục vụ cho nhu cầu của người dân đồng thời thúc đẩy kinh tế phát triển.
 Công tác tổ chức, quản lý còn nhiều hạn chế
Một trong những yếu kém cần khắc phục trong công tác công chứng là hoạt động quản
lý nhà nước đối với công tác này ở nhiều địa phương còn mờ nhạt, chưa đi vào chiều
sâu. Một số Sở Tư pháp còn lúng túng trong việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước
trên địa bàn. Thậm chí có nơi băn khoăn khơng biết mình quản lý nhà nước đối với Văn
phịng Cơng chứng như thế nào, đối với công chứng viên hoạt động tại Văn phịng cơng
chứng ra sao; nhiều nơi chỉ tập trung chỉ đạo đối với hoạt động của Phịng Cơng
chứng... Vai trị quản lý nhà nước khơng được phát huy dẫn đến việc các tổ chức hành
nghề công chứng trên một số địa bàn chưa lấy cơ quan tư pháp làm chỗ dựa khi có
những vướng mắc về chun mơn, nghiệp vụ, hoạt động hành nghề mà thường gửi
thẳng các kiến nghị, thắc mắc lên Bộ Tư pháp, không qua Sở Tư pháp là cơ quan giúp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác tư pháp, trong đó có hoạt động
cơng chứng ở địa phương, dẫn đến tình trạng địa phương thì khơng nắm được tình hình,
cịn Bộ lại q tải, phải giải quyết cả các hoạt động đơn lẻ, sự vụ

Kết thúc vấn đề
Từ những phân tích ở trên có thể thấy được rằng hoạt động quản lý của Nhà nước ta về
công chứng đã đạt được hiệu quả cao, không những mang lại lợi ích cho cả nền kinh tế
của nước nhà mà cịn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi tham gia giao
dịch. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều hạn chế xuất phát từ điều kiện khách quan và chủ
quan khiến cho hoạt động quản lý của Nhà nước đối với công chứng cần phải khắc
phục. Không có gì là tồn vẹn cả, có những thành quả đáng tự hào thì cũng sẽ cịn
những mặt hạn chế. Nhưng, ta có nhận ra được những kết quả khả quan mà phát huy
hay có nhận thấy thiếu xót để khắc phục hay khơng? Đó mới là điều quan trọng.

Dư Thanh Tú – 390856 – Đại học Luật Hà Nội

Page 7



Luật sư – Công chứng – Chứng thực

Danh lục tài liệu tham khảo
1. Luật Công chứng năm 2006
2.Luật Công chứng năm 2014
3. “Quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng”, luận văn thạc sĩ luật học năm
2014, Nguyễn Hoàng Việt
4. />
Phụ lục
Dư Thanh Tú – 390856 – Đại học Luật Hà Nội

Page 8


Luật sư – Công chứng – Chứng thực
Nêu vấn đề……………………………………………………………
Giải quyết vấn đề……………………………………………………..
I. Một số vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước đối với hoạt động công
chứng……………………………………………………………………..
1. Công chứng……………………………………………………………
a) Khái niệm……………………………………………………………..
b) Đặc điểm………………………………………………………………
2. Quản lí Nhà nước về công chứng……………………………………
a) Khái niệm……………………………………………………………..
b) Đặc điểm………………………………………………………………
II. Thực trạng quản lý Nhà nước về công chứng ở nước ta hiện nay
1. Thành tựu…………………………………………………………….
 Chuyển đổi Phịng cơng chứng từ đơn vị Hành chính đặt dưới sự quản
lý của Giám đốc Sở Tư pháp thành đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc

Sở Tư pháp
 Số lượng tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên……….
 Hoạt động công chứng bước đầu phát triển theo hướng chun nghiệp
hóa……………………………………………………………………….
 Tác động tích cực lên nền kinh tế - xã hội …………………………..
2. Hạn chế, bất cập……………………………………………………….
 Đội ngũ công chứng viên………………………………………………
 Về hoạt động công chứng………………………………………………
 Về tổ chức hành nghề công chứng…………………………………….
 Cơng tác tổ chức, quản lý cịn nhiều hạn chế…………………………
Kết thúc vấn đề………………………………………………………
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………

Dư Thanh Tú – 390856 – Đại học Luật Hà Nội

Trang 1
Trang 1
Trang 1
Trang 1
Trang 1
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 3
Trang 3
Trang 3

Trang 3
Trang 4
Trang 5

Trang 5
Trang 5
Trang 6
Trang 6
Trang 7
Trang 7
Trang 8

Page 9



×