Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn- Chi nhánh Thanh Trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.95 KB, 38 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...............................................2
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại.....................................................2
1.1.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của NHTM.............................................2
1.1.2 Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại...................................4
1.2 Một số vấn đề cơ bản về công tác huy động vốn.......................................5
1.2.1. Các nguồn vốn kinh doanh của NHTM.........................................5
1.2.2 Vai trò của vốn huy động đối với các hoạt động kinh doanh của
NHTM.........................................................................................6
1.2.3. Các hình thức huy động vốn.......................................................8
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn...................................9
1.3.1. Nhân tố khách quan.................................................................9
1.3.2. Nhân tố chủ quan..................................................................10
1.4. Hiệu quả huy động vốn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn.......11
1.4.1. Khái niệm hiệu quả huy động vốn.............................................11
1.4.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn.........................................11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH
THANH TRÌ............................................................................................................13
2.1 Một số nét khái quát về NH NNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì...................13
2.1.1 Giới thiệu về NH NNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì..............................13
2.1.2 Các nghiệp vụ chủ yếu của NH................................................................13
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy chi nhánh Thanh Trì...........................................14
2.2 Tình hình kinh doanh của NHNNo&PTNT Chi nhánh Thanh Trì................17
2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh...................................................17


2.2.2 Tình hình huy động vốn...........................................................18
2.2.3 Tình hình cho vay..................................................................19
SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

GVHD : Đặng Thị Thu


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

2.3 Thực trạng huy động vốn tại NHNNo & PTNT –Chi nhánh Thanh Trì..........20
2.3.1 Huy động vốn phân theo loại tiền...............................................20
2.3.2 Huy động vốn theo kỳ hạn.......................................................21
2.2.3 Huy động vốn phân theo thành phần kinh tế...........................................22
2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn.....................................23
2.3.1 Hiệu suất sử dụng vốn.............................................................23
2.3.2 Chi phí cho một đồng vốn huy động...........................................25
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG NNo & PTNT - CHI NHÁNH THANH TRÌ.........27
3.1 Đánh giá về tình hình kinh doanh tại NHNo&PTNT- Chi nhánh Thanh Trì.......27
3.1.1 Những kết quả đạt được...........................................................27
3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại........................................................28
3.1.3 Nguyên nhân........................................................................28
3.2. Các định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.............................29
3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại NHNNo&PTNT
Chi nhánh Thanh Trì............................................................................29
3.3.2. Áp dụng mức lãi suất linh hoạt...............................................................30
3.3.3. Nâng cao chất lượng huy động vốn............................................30

3.3.4. Nâng cao trình độ cán bộ làm nghiệp vụ huy động vốn...................31
3.3.5. Áp dụng các chiến lược Marketing trong công tác huy động vốn.......31
3.3.6. Nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật................................................32
3.4 Một số kiến nghị............................................................................32
3.4.1. Kiến nghị với chính phủ.........................................................................32
3.4.2. Đối với ngân hàng Nhà nước..................................................................33
3.4.3. Đối với ngân hàng NHNNo&PTNT Việt Nam......................................33
KẾT LUẬN......................................................................................34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................35

SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

GVHD : Đặng Thị Thu


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHNNo & PTNT
NH
NHNN
NHTM
CBNV
HĐV
ST
TT
TPKT

TCKT
TCTD
GTCG

Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn
Ngân hàng
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Cán bộ công nhân viên
Huy động vốn
Số tiền
Tỷ trọng
Thành phần kinh tế
Tổ chức kinh tế
Tổ chức tín dụng
Giấy tờ có giá

SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

GVHD : Đặng Thị Thu


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1:


Cơ cấu tổ chức bộ máy.......................................................14

Bảng 2.1:

Kết quả kinh doanh giai đoạn 2009-2011................................17

Bảng 2.2:

Tình hình huy động vốn giai đoạn 2009-2011...........................18

Bảng 2.3:

Cơ cấu cho vay theo loại tiền...............................................19

Bảng 2.4:

Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền............................................20

Bảng 2.5:

Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn:............Error! Bookmark not
defined.

Bảng 2.6:

Cơ cấu nguồn vốn có kỳ hạn................................................21

Bảng 2.7:

Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế.....Error! Bookmark

not defined.

Bảng 2.8:

Hiệu suất sử dụng vốn........................................................24

Bảng 2.9:

Chi phí cho một đồng vốn huy động......................................25

SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

GVHD : Đặng Thị Thu


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính
LỜI MỞ ĐẦU

Theo nguyên lý chung, để tăng trưởng kinh tế thị trường thì phải có vốn.
Trong điều kiện những năm qua ở nước ta, vốn đầu tư của Ngân sách hạn hẹp, vốn
tự có của doanh nghiệp cũng hạn chế, thị trường chứng khoán chưa phát triển
mạnh, nên vốn tăng trưởng chủ yếu là từ hệ thống Ngân hàng. Tất nhiên Ngân
hàng với tư cách là tổ chức trung gian tài chính, phải huy động vốn trong nền kinh
tế để cho vay.
Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Với
nghiệp vụ chủ yếu và thường xuyên của mình là huy động vốn để cho vay và cung
ứng các dịch vụ thanh toán.

Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, sau một
thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn –
Chi nhánh Thanh Trì và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cơ giáo Đặng Thị
Thu Hương, em đã chọn đề tài : “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động
vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn- Chi nhánh Thanh
Trì” làm luận văn tốt nghiệp.
Nội dung luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về NHTM và hoạt động huy động vốn của
NHTM.
Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nơng Nghiệp và
Phát Triển Nơng Thơn- Chi nhánh Thanh Trì
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thơn- Chi nhánh Thanh Trì
Do thời gian thực tập ngắn và kiến thức còn nhiều hạn chế,nên luận văn của
em khơng tránh khỏi những thiếu sót,em rất mong cơ giáo Đặng Thị Thu Hương,
cùng các thầy cô trong hội đồng chỉ dẫn để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của NHTM.
SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

1

GVHD : Đặng Thị Thu



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

a) Khái niệm ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính đặc biệt: vừa là trung gian tài
chính đồng thời là tổ chức tài chính thơng thường. Khi đóng vai trị là trung gian
tài chính, NHTM thực hiện vai trị thu hút các nguồn vốn trong nền kinh tế để thực
hiện các hoạt động tài trợ cho các chủ thể khác thiếu vốn dưới các hình thức như
tín dụng và đầu tư. Cịn khi đóng vai trị là tổ chức tài chính thơng thường NHTM
thực hiện vai trị làm mơi giới để người thừa vốn và người thiếu vốn trực tiếp gặp
nhau thơng qua các hình thức như mơi giới chứng khốn, cho th trọn gói.
Ở Việt Nam theo luật các TCTD thì “NHTM là tổ chức kinh tế hoạt động
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận
tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán”.
Hệ thống các NHTM gồm: các NHTM quốc doanh như Ngân hàng đầu tư và
phát triển, Ngân hàng công thương, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn, ngồi ra cịn có các ngân hàng thương mại khác như Ngân hàng thương mại
cổ phần, Ngân hàng liên doanh.
b) Chức năng của NHTM
* Tạo tiền: chức năng tạo tiền xuất phát từ chính nhu cầu bên trong của mỗi
NHTM riêng lẻ và sự tăng trưởng theo bội số theo tốc độ tăng trưởng của tồn hệ
thống, thơng qua các hoạt động tín dụng, đầu tư và thanh tốn… Chức năng tạo
tiền làm cho các NHTM có khả năng đẩy nền kinh tế phát triển. Ngược lại, chức
năng huỷ tiền gây thiểu phát, gây khó khăn cho tăng trưởng kinh tế. Chức năng tạo
tiền có liên quan đến tổng khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế phù hợp với
chính sách tiền tệ trong từng thời kì. Vì vậy các nhà khoa học coi chức năng này là
chức năng số một của NHTM.
* Trung gian thanh toán
Đây là chức năng cổ truyền của NHTM. Với chức năng này NHTM đóng vai

trị làm người thủ quỹ cho các doanh nghiệp và các cá nhân khách hàng. Bởi
NHTM là người giữ tài khoản, thu chi tiền hộ khách hàng. Khi nền kinh tế ngày
càng phát triển việc thanh toán qua NH ngày càng được mở rộng. Với chức năng
này NH sẽ cung cấp cho khách hàng những cơng cụ thanh tốn tiện lợi và đơn giản
nhất như : séc thanh toán, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu… Nhờ đó mà các chủ thể
SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

2

GVHD : Đặng Thị Thu


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

trong xã hội tiết kiệm được tiền chi phí, thời gian mà lại đảm bảo được an tồn khi
thanh tốn.
* Trung gian tài chính
Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM. Với chức năng này
NHTM là cầu nối giữ a cung và cầu về “ vốn” trong xã hội. Do nhu cầu về vốn
giữa các chủ thể thừa vốn và thiếu vốn gặp khó khăn nên hoạt động ngân hàng ra
đời. Với chức năng trung gian đứng ra tập trung và phân loại vốn, điều hoà vốn
cho nền kinh tế tạo điều kiện cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra liên
tục. Qua đó làm cho sản phẩm xã hội được tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng từ
đó góp phần tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
* Cung cấp các dịch vụ tài chính.
Ngồi các dịch vụ truyền thông là cho vay và huy động vốn, NHTM ngày nay
còn cung cấp một danh mục các dịch vụ khá đa dạng và phong phú: dịch vụ mơi

giới, bảo lãnh tư vấn bảo hiểm, chứng khốn, đầu tư….
c) Vai trò của NHTM
- Thứ nhất: là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế.
NHTM tập trung vốn và cung ứng vốn cho nền kinh tế trên cơ sở đó đảm vảo
cho q trình ln chuyển vốn, đầu tư có hiệu quả. Trong xã hội, luồng vốn tập
trung vào nhiều đối tượng khác nhau như hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân…
Nếu để lượng tiền nhàn rỗi đó ở n một chỗ thì rất lãng phí và kém hiệu quả.
Bên cạnh đó cịn có nhiều chủ thể khác đang cần vốn như cá nhân cần vốn tiêu
dùng, doanh nghiệp cần vốn mở rộng sản xuất… Vì vậy NHTM góp phần điều
chỉnh luồng vốn hợp lý từ nơi thừa đến nơi thiếu thơng qua hoạt động tín dụng góp
phần ổn định sản xuất.
- Thứ hai: là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Hoạt động của NHTM góp phần ổn định tiền tệ và lưu thơng hàng hố.
NHTM nơi cung cấp thơng tin quan trọng để nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô
thông qua NHTW thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp, phân chia vốn của
thị trường điều khiển chúng một cách có hiệu quả, thực thi vai trị điều tiết vĩ mô
đúng theo phương châm “ Nhà nước điều tiết ngân hàng, ngân hàng dẫn dắt thị
trường”.
- Thứ ba: là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường.
SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

3

GVHD : Đặng Thị Thu


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính


Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, DN phải chịu rất nhiều sự tác
động mạnh mẽ từ thị trường như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá
cả, chất lượng… Để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, DN cần nâng cao chất lượng
máy móc, trình độ cơng nhân, mở rộng cơ sở sản xuất…Điều này cần một lượng
vốn rất lớn nhiều khi vượt quá khả năng của DN. Thơng qua hoạt động cấp tín
dụng nhằm thoả mãn nhu cầu đầu tư của DN thì NH là cầu nối giữa DN với thị
trường.
- Thứ tư: là cầu nối giữa tài chính quốc gia với tài chính quốc tế
Thơng qua các hoạt động thanh toán, nghiệp vụ hối đoái, kinh doanh ngoại
hối… NHTM tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển cũng như
mối quan hệ tín dụng với các NHTM nước ngoài. NHTM đã thực hiện vai trị điều
tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế.
1.1.2 Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại
a) Nghiệp vụ tài sản Nợ.
Hoạt động này bao gồm các nghiệp vụ cơ bản phản ánh nguồn vốn của một
NHTM. Đây là một nghiệp vụ rất quan trọng vì chỉ khi NH có nguồn vốn đủ lớn và
ổn định thì mới có thể mở rộng hoạt động kinh doanh, bao gồm :
- Nghiệp vụ tiền gửi: Phản ánh khả năng thu hút vốn của NHTM, thơng qua
các hình thức – tiền gửi khơng kì hạn – tiền gửi có kì hạn - tiền gửi tiết kiệm
- Nghiệp vụ đi vay: Là nghiệp vụ NHTM chủ động đi vay NHTW, vay từ các
tổ chức tài chính tín dụng khác hoặc vay từ dân cư.
- Nghiệp vụ huy động khác: Các NHTM tiến hành tạo vốn cho mình thơng
qua việc cung cấp một số dịch vụ tài chính, nhận uỷ thác, thanh tốn… cho khách
hàng.
- Vốn tự có : là vốn thuộc sở hữu riêng của NHTM, bao gồm vốn điều lệ, quỹ
dự phòng rủi ro, quỹ dự trữ bổ sung và các quỹ khác…
b) Nghiệp vụ tài sản Có.
Hoạt động này phản ánh việc sử dụng vốn vào các mục đích nhằm đảm bảo
an tồn cũng như tìm kiếm lợi nhuận của các NHTM, bao gồm :

- Nghiệp vụ ngân quỹ: nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến việc đảm bảo an tồn
trong thanh tốn và chi trả của NHTM gồm vụ dự trữ bắt buộc – nghiệp vụ dự trữ
đảm bảo khả năng thanh toán.
SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

4

GVHD : Đặng Thị Thu


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

- Nghiệp vụ cho vay: nghiệp vụ chủ yếu mang lại phần lớn thu nhập cho NH
gồm cho vay ngắn hạn – cho vay trung và dài hạn.
- Nghiệp vụ đầu tư tài chính: nghiệp vụ hùn vốn, góp vốn liên doanh liên kết,
kinh doanh chứng khốn.
- Ngồi ra NH cịn có các hoạt động cung ứng dịch vụ khác như: các dịch vụ
thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ trên thị trường tài chính, uỷ thác làm đại
lý, các nghiệp vụ bảo lãnh, kinh doanh chứng khoán, ngoại hối…
1.1.3 Các nguồn vốn kinh doanh của NHTM.
a) Vốn tự có.
Vốn tự có là giá trị thực có của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ và một số tài sản
Nợ khác của NH theo quy định của NHNN.
Vốn tự có chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng có vai trị rất quan trọng đối với hoạt
động của NHTM. vốn tự có bao gồm:
- Vốn điều lệ: là số vốn do pháp luật quy định khi NH mới thành lập và đi vào
hoạt động.

- Quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ: được trích lập hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi
nhuận sau thuế và khơng được vượt q vốn điều lệ.
- Quỹ dự phịng tài chính: được trích lập hàng năm theo tỷ lệ 10% lợi nhuận
sau thuế và không vượt quá 25% vốn điều lệ.
- Tài sản nợ khác: lợi nhuận chưa phân phối, thu nhập lớn hơn chi phí, hao
mịn TSCĐ…
b) Vốn huy động.
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do NH huy động được từ hai nguồn chủ
yếu là:
- Tiền gửi cá nhân và hộ gia đình.
- Tiền gửi tổ chức kinh tế và doanh nghiệp.
Đây là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng sử dụng để kinh doanh của NH. Vốn
huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM. Để đảm bảo
huy động có hiệu quả, NH phải huy động đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn
là sao để huy động được nguồn vốn phù hợp với chi phí thấp, tỷ trọng nguồn vốn
hợp lý từ đó nâng cao được sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của NH.
c) Vốn đi vay
Vốn đi vay là giá trị tiền tệ được hình thành thơng qua việc NHTM đi vay trên
thị trường tiền tệ. Nó thể hiện quan hệ vay mượn giữ NHTM và NHNN hoặc với
các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước nhằm bổ sung vào vốn hoạt động
SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

5

GVHD : Đặng Thị Thu


Luận văn tốt nghiệp


Khoa Tài Chính

của mình khi ngân hàng sử dụng hết vốn khả dụng mà vẫn không đủ vốn hoạt động
hoặc đảm bảo khả năng thanh toán. Đây là nguồn vốn có chi phí rất cao do đó
NHTM chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.
d) Vốn khác
Là giá trị tiền tệ NH tạo lập được khi là trung gian thanh toán, trực tiếp nhận
vốn tài trợ, uỷ thác, đầu tư góp vốn liên doanh liên kết… NHTM có thể sử dụng
các nguồn vốn này để kinh doanh trong khoảng thời gian và điều kiện nhất định.
1.2 Một số vấn đề cơ bản về công tác huy động vốn
1.2.1 Khái niệm về huy động vốn
1.2.2 Các hình thức huy động vốn
a) Nghiệp vụ tiền gửi :
Tiền gửi của khác hàng là nguồn vốn quan trọng nhất của NHTM. Khi một
ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để
giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách này ngân hàng huy động được
nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, từ các doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ chức kinh tế.
Hiện nay có nhiều loại hình tiền gửi, xét về mục đích có thể chia ra:
* Tiền gửi khơng kì hạn.
Là tiền gửi mà người gửi có thể rút ra sử dụng bất cứ lúc nào và NH phải thoả
mãn nhu cầu đó của khách hàng. Có hai loại tiền gửi khơng kì hạn là :
- Tiền gửi thanh toán : loại tiền gửi của các DN, tổ chức kinh tế, các nhân gửi
vào NH với mục đích thực hiện các khoản chi trả trong sản xuất kinh doanh, tiêu
dùng.
- Tiền gửi khơng kì hạn thuần t: là khoản tiền được kí gửi của khách hàng
với mục đích an tồn, khơng mang tính chất phục vụ thanh tốn.
* Tiền gửi có kì hạn.
Là loại tiền gửi thoả thuận trước giữa khách hàng và ngân hàng về một thời
hạn tiền gửi nhất định nhằm mục đích đảm bảo an tồn và hưởng lãi
Tiền gửi có kì hạn là nguồn vốn ổn định vững chắc nên NH áp dụng nhiều kì

hạn khác nhau với nhiều mức lãi suất khác nhau để thu hút khách hàng.
Người gửi tiền chỉ được lĩnh tiền khi đáo hạn với mức lãi suất có kì hạn, trong
trường hợp khách hàng rút trước kì hạn thì chỉ được hưởng lãi khơng kì hạn.
* Tiền gửi tiết kiệm
Là tiền gửi mà cá nhân gửi vào ngân hàng với mục đích tích luỹ và hưởng lãi.
Tiền gửi tiết kiệm được xác nhận trên sổ tiết kiệm, hưởng lãi theo quy định của
SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

6

GVHD : Đặng Thị Thu


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

ngân hàng với từng loại hình huy động và được bảo hiểm theo quy định của pháp
luật. Tài khoản tiền gửi không được dùng để phát hàng séc hay thanh tốn. Có hai
loại tiền gửi tiết kiệm :
- Tiền gửi tiết kiệm khơng kì hạn : người gửi tiền có thể gửi hoặc rút ra bất cứ
lúc nào, thực hiện các lần giao dịch trên một sổ tiết kiệm.
- Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn: người gửi tiền chỉ được rút tiền khi đáo hạn và
sẽ phải tất toán sổ, khi gửi thêm tiền phải lập sổ mới.
b) Phát hành giấy tờ có giá
GTCG là công cụ nợ của NH phát hành để huy động vốn trên thị trường. Đây
là nguồn vốn có tính ổn định cao, đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt do khả năng thu
hút từ nhiều nguồn tiền gửi bị hạn chế. Các loại GTCG mà NH phát hành gồm :
chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, trái phiếu.

GTCG là nguồn vốn tương đối ổn định do khách hàng không được rút trước
hạn. Lãi suất phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huy động vốn nên thường cao hơn
lãi suất về tiền gửi có kì hạn thơng thường. Về phương thức trả lãi, NH có thể trả
lãi trước ngay khi phát hành ( chiết khấu ), trả lãi định kì hoặc cùng gốc khi đáo
hạn.
c) Các hình thức huy động khác.
NH có thể giải quyết nhu cầu vốn cấp bách bằng cách đi vay NHNN hoặc các
tổ chức tín dụng khác, hay tạo vốn qua việc phát hành trái phiếu, tuy nhiên chi phí
đi vay sẽ rất cao. Ngồi ra, một phần vốn của NH được hình thành dưới hình thức
nhận vốn tài trợ uỷ thác đầu tư, liên doanh liên kết…
1.2.3 Vai trò của vốn huy động đối với các hoạt động kinh doanh của NHTM
a) Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh.
Vốn là cơ sở tổ chức kinh doanh trong mọi ngành nghề, mọi hoạt động kinh
doanh đều có sự kết hợp của ba yếu tố: “ tư liệu lao động - đối tượng lao động –
sức lao động”. Để có thể hội tụ được ba yếu tố đó vào một hoạt động thì phải bắt
đầu từ vốn. Vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh.
Đối với hoạt động kinh doanh của NH cũng không nằm ngồi quy luật đó. Với đặc
trưng hoạt động của NH thì vốn khơng chỉ là phương tiện kinh doanh mà cịn là đối
tượng kinh doanh của NH. Chính vì thế mà người ta gọi vốn là điểm khởi đầu và
cũng là điểm kết thúc trong chu kì kinh doanh của NH.
b) Vốn quyết định đến quy mơ tín dụng và các hoạt động khác của NH.
SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

7

GVHD : Đặng Thị Thu


Luận văn tốt nghiệp


Khoa Tài Chính

Vốn của NH quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng.
Thơng thường, nếu so với các NH lớn thì các NH nhỏ có khoản mục đầu tư và cho
vay kém đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng cho vay cũng nhỏ hơn. Và cũng do
khả năng vốn hạn hẹp nên các NH nhỏ không phản ứng nhạy bén được với sự biến
động lãi suất gây ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư.
c) Vốn quyết định năng lực thanh tốn và đảm bảo uy tín của NH.
Đối với NH, khả năng thanh toán, chi trả rất quan trọng. Nếu như mục tiêu
cuối cùng của NH là lợi nhuận thì mục tiêu đầu tiên là phải bảo tồn được vốn.
Muốn vậy NH trước hết phải đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng - đòi
hỏi khả năng thanh toán, chi trả tốt của NH.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, NHTM muốn tồn tại, phát triển và ngày
càng mở rộng quy mơ thì địi hỏi NH phải có uy tín lớn trên thị trường. Vốn lớn
giúp nâng cao uy tín nhờ vậy ngân hàng sẽ dễ dàng vay mượn hơn khi gặp khó
khăn, rủi ro về thanh toán. Bởi vốn là nhân tố đảm bảo vơ hình của NH đối với các
chủ thể cho vay. Nguồn vốn lớn chứng tỏ quá trình kinh doanh của NH có hiệu
quả, tạo uy tín trên thị trường.
d) Vốn là một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của NH.
Đối với NH thì quy mơ, trình độ, công nghệ hiện đại là tiền đề để thu hút vốn.
Đồng thời khả năng về vốn lớn là cơ sở để ngân hàng mở rộng khối lượng tín
dụng.
- Quyết định khả năng cạnh tranh về giá. Theo công thức :
CF huy động vốn = LS huy động vốn + CF chi phí trả lãi
- Có thể quyết định cả mức lãi suất cho vay:
LS cho vay = CF huy động vốn + CF quản lý khoản vay + phần bù rủi ro dự
tính + LN dự tính.
Do đó có tiềm lực về vốn lớn NH có thể giảm mức lãi suất cho vay từ đó tạo
cho NH một ưu thế cạnh tranh, giúp NH có tiềm lực trong việc mở rộng các hình

thức kinh doanh, liên kết, cho thuê, mua bán nợ, kinh doanh chứng khoán…
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn.
1.2.4.1 Nhân tố khách quan.
a) Môi trường pháp lý.
Cũng như các TCTD khác hoạt động trong nền kinh tế thị trường, hệ thống
NHTM cũng chịu nhiều sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chính
phủ. Mọi vấn đề liên quan đến sự hình thành, phát triển và hoạt động của NH đều
SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

8

GVHD : Đặng Thị Thu


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

được quy định bằng văn bản pháp luật qua các nghị định, thông tư… Hoạt động
kinh doanh của hệ thống NHTM nước ta luôn phải đặt mình trong mơi trường pháp
luật ln đổi mới. Đặc biệt khi nước ta đã gia nhập WTO thì luật pháp cũng phải
có nhưng thay đổi phù hợp với những chuẩn mực quốc tế.
b) Môi trường kinh tế xã hội.
Mọi hoạt động kinh doanh đều chịu tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị,
xã hội. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với xu hướng quốc tế hoá hội nhập
kinh tế giữa các nên kinh tế trong khu vực và trên thế giới thì mỗi biến động về
kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới đều có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của các NHTM. Bởi hoạt động kinh doanh của các NH là cầu nối giữa các lĩnh vực
khác nhau trong nền kinh tế.

c) Tâm lý, thói quen của người dân.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Nhưng thói quen giữ và chi tiêu tiền mặt ở nước ta vẫn cịn phổ biến. Người dân
chưa có thói quen gửi tiền hay sử dụng các hình thức khơng dùng tiền mặt, gây khó
khăn cho việc huy động vốn của NH.
1.2.4.2 Nhân tố chủ quan.
a) Chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có rất nhiều NHTM ra đời, để tồn tại và
phát triển thì mỗi NH cần xây dung cho mình một chiến lược kinh doanh sao cho
khả thi nhất. Chiến lược kinh doanh thể hiện qua các hình thức: huy động vốn,
hình thức cho vay, chính sách lãi suất, các chiến lược marketing của NH…
b) Hệ thống thông tin của ngân hàng.
Công nghệ hiện đại giúp các giao dịch của NH diễn ra nhanh, gọn thuận tiện
và chính xác, đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng tốt nhất.
c) Chất lượng nguồn nhân lực.
Kinh doanh NH là một loại hình kinh doanh dịch vụ, các NH cần có đội ngũ
nhân viên với trình độ cao được đào tạo đảm bảo độ chính xác cao, an tồn nhanh
chóng hiệu quả, thái độ thân thiện, chất lượng phục vụ tốt nhất sẽ giúp thu hút
được nhiều khách hàng gửi tiền vào NH.
d) Danh tiếng và uý tín của NH.
Danh tiếng và uy tín của NH được tạo ra từ mức độ thoả mãn nhu cầu của
khách hàng qua những lần giao dịch. Dịch vụ NH là vơ hình, khách hàng khơng
thể thử trước được dịch vụ mình muốn sử dụng, vì vậy đây cũng là nhân tố quan
SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

9

GVHD : Đặng Thị Thu



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

trọng tạo nên sức cạnh tranh ở các NHTM nói chung và hoạt động huy động vốn
của các NH nói riêng.
1.2.5 Hiệu quả huy động vốn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn.
1.2.5.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn.
Hiệu quả huy động vốn của NHTM là những tiêu chí chỉ rõ sự tương quan
giữa khối lượng vốn huy động với chi phí bỏ ra để có được số vốn ấy và hệ số vốn
được sử dụng trên tổng số vốn được huy động trong một thời gian nhất định.
1.2.5.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn.
Điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của NHTM với các doanh nghiệp
phi tài chính là: NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh
tế còn các doanh nghiệp khác hoạt động trên vốn tự có là chính. Vì vậy đánh giá
hiệu quả cơng tác huy động vốn là công tác không thể thiếu trong nghiên cứu
nguồn vốn của các ngân hàng.
Khi đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn, các nhà nghiên cứu thường tập
trung vào một số chỉ tiêu sau đây :
Đánh giá chi phí của một đơn vị vốn huy động
Chi phí của một đơn vị vốn huy động (A)

=

Tổng chi phí (a)
Tổng số vốn huy động

Trong đó:
a: Bao gồm lãi trả cho người gửi tiền, chi phí quảng cáo, marketing

A: Là giá thành, A càng nhỏ càng có hiệu quả vì xét tương quan giữa
số vốn huy động và chi phí bỏ ra thì khi chi phí càng nhỏ thì ngân hàng sẽ có
nguồn vốn lớn hơn để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, từ đó có thể thu
được lợi nhuận cao hơn.
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm:
Sự phát triển của các ngân hàng đều tập trung vào mục tiêu lợi nhuận và tăng
trưởng dư nợ. Để tăng trưởng dư nợ thì ngân hàng phải mở rộng doanh số cho vay
và điều này có liên quan đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng lớn hay nhỏ.
Việc gia tăng nguồn vốn biểu hiện qua nghiệp vụ huy động vốn. Nếu vốn huy động
hiệu quả sẽ làm tăng nguồn vốn kinh doanh, tăng doanh số cho vay, tăng lợi nhuận.
Điều đó cũng có nghĩa là nguồn vốn của ngân hàng được bổ sung như thế nào tùy
thuộc vào hoạt động huy động vốn của ngân hàng đó.
Hiệu suất sử dụng vốn:
SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

10

GVHD : Đặng Thị Thu


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

Hiệu suất sử dụng vốn ( B ) =
Nếu một ngân hàng thương mại có nguồn sử dụng vốn tương xứng với nguồn
vốn huy động, chứng tỏ nguồn vốn huy động đã được sử dụng có hiệu quả và cơng
tác huy động vốn của ngân hàng đã thành cơng. Bởi vì phần lớn thu nhập từ hoạt
động sử dụng vốn sẽ bù đắp phần nào chi phí huy động và đem lại lợi nhận chủ

yếu cho ngân hàng.

SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

11

GVHD : Đặng Thị Thu


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN - CHI NHÁNH THANH TRÌ
2.1 Một số nét khái quát về NH NNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì
2.1.1 Giới thiệu về NH NNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì
Ngày 01/04/1996, xuất phát từ nhu cầu mở rộng mạng lưới hoạt động, NH
NNo &PTNT Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế, Tổng giám đốc NH
NNo&PTNT Việt Nam ký quyết định số 18/NHN-02 thành lập chi nhánh Thanh
Trì, địa chỉ giao dịch đường Ngọc Hồi-Văn Điển-Hà Nội.
Đt: (04)38615226
Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thanh Trì chính thức đi vào hoạt
động có hiệu quả với sự xuất hiện lần lượt các PGD Cầu Bươu, Đại Kim, Đông
Mỹ, Ngũ Hiệp, Tân Triều.
2.1.2 Các nghiệp vụ chủ yếu của NH
Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ : với nhiều hình thứ như tiền
gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành kỳ phiếu, tín phiếu chứng chủ tiền gửi

với lãi suất hấp dẫn và phương thức thanh toán linh hoạt chiết khấu các loại chứng
từ có giá với mức chi phí hợp lý.
Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với lãi suất thich hợp:
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và cho vay chiết khấu các loại giấy tờ có giá,
cho vay tài trợ theo chương trình, dự án, cho vay đồng tài trợ với các NHTM bạn,
cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay dài hạn các dự án lớn, cho vay các chu
trình sản xuất – lưu thơng, cho vay các chương trình chỉ định của Chính phủ....
Thanh tốn bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ: Thanh toán chuyển tiền
điện tử trong cả nước, thanh toán Quốc tế qua mạng SWFT, TELEX, thanh toán
L/C, thanh toán tiền gửi và các giấy tờ có giá,... bảo lãnh thư tín dụng hoặc tơi bảo
lãnh tín dụng, bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hợp đồng, hoặc hợp
đồng bảo lãnh cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính tín dụng trong nước và
nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Cung ứng và kinh doanh các dịch vụ : Tiếp nhận và triển khai các dự án ủy
thác vốn, dự án tài trợ kỹ thuật, dự án làm dịch vụ giải ngân, dự án ủy nhiệm cho
SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

12

GVHD : Đặng Thị Thu


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

các chi nhánh thực hiện, dự án nâng cao năng lực, quản lý doanh mục đầu tư vốn
của khách hàng. Chi trả tiền lương tại các tổ chức, doanh nghiệp.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy chi nhánh Thanh Trì

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy:
Phịng kế tốn

Phịng tổ chức - hành
chính

Phịng khách hàng Doanh nghiệp

Phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ
Ban giám đốc

Phòng khách hàng Cá nhân

Phòng Kinh
Doanh

Phòng giao dịch loại
1

Phòng Giao Dịch

Phịng giao dịch loại
2

Phịng tổng hợp Tiếp thị

Tổ thơng tin - Điện
tốn
(Nguồn phịng hành chính nhân sự)
* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

* Ban giám đốc : Gồm 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc chịu trách nhiệm
trước Ngân hàng cấp trên và đề ra những chiến lược, chính sách kinh doanh và đưa
ra các biện pháp phù hợp với chiến lược phát triển của chi nhánh Ngân hàng.
* Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch
với khách hàng là các doanh nghiệp về khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ: Thực
hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp
với chế độ, thể lệ hành vi và hướng dẫn của NH NN&PTNT chi nhánh Thanh Trì
trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng
cho các doanh nghiệp.
* Phòng Khách hàng cá nhân: Là phòng nhiệp vụ trực tiếp giao dịch với
SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

13

GVHD : Đặng Thị Thu


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng tiền VND và ngoại tệ. Thực hiện
các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với
chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NH Agribank- Việt Nam. Trực tiếp
quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng cho các
khách hàng cá nhân.
* Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề : Là phịng có nhiệm vụ tham mưu
cho Giám đốc Chi nhánh công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh, Quản lý giám sát
thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho

từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề
nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá,quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt
động của Ngân hàng theo chỉ đạo của NH NN&PTNT chi nhánh Thanh Trì. Chịu
trách nhiệm về quản lý và đề xuất xử lý các khoản có vấn đề (Bao gồm các khoản
nợ, cơ cấu lại thời gian trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu) tại các Phịng có cho vay, quản
lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm
thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay đối với khoản nợ xấu theo chỉ đạo của
Giám đốc Chi nhánh. Quản lý, theo dõi, đề xuất biện pháp và phối hợp với các
Phịng có liên quan để thu hồi các khoản nợ đã được quản lý rủi ro.
* Phòng Giao dịch 1 & 2 : Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực
tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và cơng việc liên quan đến cơng tác quản lý tài
chính, chỉ tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng liên quan đến
nghiệp vụ thanh toán và xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách
nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch
viên theo đúng quy địch của Nhà nước và của NH NN&PTNT chi nhánh Thanh
Trì. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của
Ngân hàng.
* Phịng Kiểm tra – kiểm sốt nội bộ : Thực hiện cơng tác kiểm sốt nội bộ
các hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng theo quy chế của Ngành, của pháp luật và
của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam, kiểm tra các thơng tin do kế tốn cung cấp,
xem xét việc tính và ghi các chỉ tiêu trên của báo cáo tài chính, kiểm tra tính chiến
lược và tính hiệu quả trong các đơn vị, phối hợp với các đoàn thanh tra, các cơ
SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

14

GVHD : Đặng Thị Thu



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

quan pháp luật, cơ quan kiểm toán trong việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với
các hoạt động của Chi nhánh.
* Phòng Tiền tệ kho quỹ : Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý
an toàn quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN vàNH NN&PTNT chi
nhánh Thanh Trì. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm,các điểm giao dịch trong
và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
* Phịng Tổ chức hành chính : Phịng tổ chức hành chính là phịng nghiệp vụ
thực hiện các cơng tác tổ chức cán bộ và đạo tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ
trương chính sách của Nhà nước và quy định của NH NN&PTNT chi nhánh Thanh
Trì.
* Phịng Thơng tin điện tốn : Thực hiện cơng tác quản lý, duy trì hệ thống
thơng tin điện tốn tại Chi nhánh. Bảo trì dưỡng máy tính đảm bảo thơng suốt hoạt
động của hệ thống mạng, máy tính của Chi nhánh.
* Phịng Tổng hợp : Phịng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám
đốc Chi nhánh đưa ra kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình
hoạt động kinh doanh, thực hiện baó cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh.
* Phịng Kế tốn : Thực hiện hạch tốn kế tốn, hạch toán thống kê và thanh
toán theo quy định của Ngân hàng. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết
tốn thu chi tài chính.

SV : Vũ Thị Xn Quỳnh
Hương

15

GVHD : Đặng Thị Thu



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

2.2 Tình hình kinh doanh của NHNNo&PTNT Chi nhánh Thanh Trì
2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: triệu
đồng

Chỉ tiêu

1.Tổng thu từ
HĐKD
-Thu TD
-Thu dịch vụ

So sánh

So sánh

2010/2009
Số
%
tiền

2011/2010
Số

%
tiền

Năm

Năm

Năm

2009

2010

2011

53.496

56.232 76.918

2.736

5,1 20.686

36,7

43.648

43.342 60.689

-306


-0,7 17.347

40

803

518

182,4

1

0,1

9.564

12.088 15.426

2.524

26,4

3.338

27,6

2.Chi phí HĐKD

45.929


47.534 66.537

1.605

3.5 19.003

39,9

-Chi trả lãi

37.885

36.940 51.989

-945

-2,5 15.049

40,7

8.044

10.594 14.548

2.550

31,7

3.954


37.3

7.567

8.698 10.381

1.131

14,9

1.683

19,3

-Thu khác

-Chi ngoài lãi
Chênh lệch thu
chi

284

802

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2011)
Qua bảng số liệu trên ta thấy chênh lệch thu chi từ 2009-2011 tăng qua các
năm. Năm 2009 là 7.567 triệu đồng, năm 2010 là 8.698 triệu đồng đến năm 2011
tăng 10.381 triệu đồng. Đây là bước tăng đáng khích lệ của chi nhánh. Trong đó,
chỉ tiêu chiếm phần lớn dẫn đến chênh lệch thu chi cao như vậy đó là nguồn thu từ

tín dụng. Nguồn thu này năm 2009 là 43.648 triệu đồng, năm 2010 là 43.342 triệu
đồng, và đến năm 2011 là 60.689 triệu đồng tương ứng lần lượt là: năm 2010 giảm
-306 triệu đồng so với năm 2009, nhưng năm 2011 là 17.347 triệu đồng tăng 40%
so với năm 2010. Điều này chứng tỏ, chi nhánh đã làm tốt trong việc tìm kiếm
nguồn lợi, thị phần trên thị trường.
SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

16

GVHD : Đặng Thị Thu


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

2.2.2 Tình hình huy động vốn.
Đối với NHTM, nguồn vốn huy động là nguồn vốn quan trọng nhất và luôn
luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Việc các NHTM đảm bảo huy
động đủ nguồn vốn cho công tác sử dụng vốn vừa đảm bảo thu hút được nguồn
vốn nhàn rỗi trong xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vừa đảm
bảo cho hoạt động của NHTM được ổn định và đạt được hiệu quả cao.
Không giống các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế hoạt động
của NHTM chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động. Nguồn vốn tự có tuy rất quan
trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và chủ yếu để đầu tư vào cơ sở vật chất, tạo
uy tín với khách hàng. Ngài ra các NHTM cịn có một số nguồn vốn khác như: vốn
đi vay, vốn trong thanh toán, vốn uỷ thác đầu tư.... những nguồn vốn này cũng chỉ
chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.
Nhận thức được điều này ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Thanh Trì đã

tập trung mọi nỗ lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn chi nhánh nên
trong năm 2011 vốn huy động đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2009-2011.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng vốn huy
động

Năm

Năm

Năm

2009

2010

2011

409.373

388.849

So sánh

So sánh

2010/2009
Số tiền

%

2011/2010
Số tiền
%
141.65 36.4

530.50

-20.524 -5.01
0
1
3
(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2011)

Trong thời gian qua chi nhánh luôn chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm
tăng trưởng vốn huy động như: Mở rộng mạng lưới, tuyên truyền, quảng cáo, tạo
mọi điều kiện cho khách hàng, linh hoạt điều chỉnh lãi suất trong phạm vi cho
phép... chính nhờ tăng cường cơng tác huy động vốn thời gian qua hoạt động huy
động vốn của chi nhánh luôn phát triển khá ổn định, năm 2011 tổng nguồn vốn đạt
tới 530.503 triệu đồng, tăng 141.654 triệu đồng so với năm 2010.
2.2.3 Tình hình cho vay
Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay theo loại tiền
SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

17

GVHD : Đặng Thị Thu



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính
Đơn vị: triệu
đồng

Chỉ tiêu
Tổng dư nợ
1. Ngắn hạn
+ VND
+ Ngoại tệ
quy VND
2.Trung và
dài hạn
+ VND
+ Ngoại tệ
quy VND

Năm

Năm

Năm

2009

2010

2011


382.467 377.149 498.156
98.327 102.119 124.326
88.122 90.129 116.833
10.205

11.986

So sánh

2010/2009
Số tiền
%
-5.318
-1,4
3.792
3,8
2.007
2,2

2011/2010
Số tiền
%
121.007 32
22.207 21,7
26.704 29,6

1.781

17,4


-4.493

-37,4

284.140 275.034 373.830

-9.106

-3,2

98.796

35,9

218.391 185.414 301.404

-32.977

15,1

115.990

62,5

65.749

23.871

36,3


-17.194 -19,2

89.620

7.493

So sánh

72.426

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2011)
Qua bảng trên ta thấy tổng dư nợ của ngân hàng có sự tăng, giảm qua các
năm:
+ Năm 2010 giảm 5318 triệu đồng so với năm 2009 tương đương với 1,4%.
+ Năm 2011 tăng 121007 triệu đồng so với năm 2010 tương đương với 32%.
Một số kết quả cho vay năm 2011:
- Doanh số cho vay: 451687 triệu đồng.
- Doanh số thu nợ : 330680 triệu đồng
Trong đó:

+ Dư nợ ngắn hạn là 124326 triệu đồng tương ứng 24,9%.
+ Dư nợ trung-dài hạn là 373830 triệu đồng tương ứng 75,1%.
+ Nợ quá hạn: 1494 triệu đồng =0.3%

Trong tổng dư nợ của ngân hàng thì dư nợ nội tệ ln chiếm tỷ trọng cao trong
tổng dư nợ. Năm 2000 dư nợ nội tệ của ngắn hạn và trng dài hạn lần lượt đạt
90129 triệu đồng và 185.414 triệu đồng. Và tiếp tục tăng trong năm 2011 đạt
116.833 triệu đồng đối với ngắn hạn, 301.404 triệu đồng đối với trung dài hạn.
Đồng thời, năm 2011 hoạt động tín dụng tiếp tục phát triển cả về quy mô, doanh số

cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ đều tăng hàng tháng. Nợ quá hạn ở tỷ lệ thấp
SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

18

GVHD : Đặng Thị Thu


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

các món nợ q hạn phát sinh được sử lý kịp thời. Có được kết quả trên là do ngân
hàng đã đưa ra và áp dụng triệt để các biện pháp:
- Ngân hàng kết hợp với hội phụ nữ, hội cựu chiến binh thành lập các tổ vay
vốn đạt hiệu quả cao.
- Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu vay vốn để nắm bắt được nhu cầu của
họ và để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó.
- Tiến hành phân loại khách hàng, phân tích chất lượng tín dụng, xử lý rủi
ro, nâng cao chất lượng tín dụng...
2.3 Thực trạng huy động vốn tại NHNNo & PTNT –Chi nhánh Thanh Trì.
2.3.1 Huy động vốn phân theo loại tiền
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm

Năm


Năm

2009

2010

2011

Tổng vốn huy động

409.373 388.849

530.500

+ Nội tệ

303.784 288.107

449.101

105.589 100.742

81.399

+ Ngoại tệ quy đổi
VNĐ

So sánh


So sánh

2010/2009
Số tiền %
-

2011/2010
Số tiền
%
141.65
36.43
20.524 5.01
1
160.99
-15.677 -5.16
55.88
4
-4.847

-4.59 -19.343

-19.20

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2011)
Từ bảng số liệu cho thấy, cơ cấu huy động vốn theo loại tiền chủ yếu dựa vào
nguồn vốn nội tệ. Nguồn vốn này chủ yếu nhằm đáp ứng các nhu cầu tăng trưởng
sử dụng vốn đầu tư trong nước cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh
nghiệp quốc doanh, và mở rộng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tổng
nguồn vốn đến năm 2011 là 530.500 triệu đồng tăng 141651 triệu đồng so với năm
2010 trong đó nguồn vốn nội tệ chiếm 449.101 triệu đồng tăng 160994 triệu đồng

so với năm 2010, nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, chỉ đạt 81399 triệu
đồng vào năm 2011. Tổng nguồn vốn huy động có xu hướng tang trong năm 2011
với tỷ trọng vốn nội tệ chiếm chủ đạo, hoạt động huy động vốn này hoàn toàn phù
SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

19

GVHD : Đặng Thị Thu


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

hợp với cơ cấu cho vay khi dư nợ nội tệ chiếm tỷ trọng chính. Điều này cho thấy
ngân hang hồn tồn có khả năng chủ động trong hoạt động cho vay của mình.
2.3.2 Huy động vốn theo kỳ hạn
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm
2009

Tổng vốn huy
động

409.373


Năm
2010

Năm
2011

So sánh
2010/2009
Số tiền
%

So sánh
2011/2010
Số tiền
%

530.50
-20.524 -5.01 141.651 36.43
0
128.08
Khơng kỳ hạn
39.521
47.580
8.059
20.39 80.506 169.20
6
402.41
Có kỳ hạn
369.852 341.269
-28.583 -7.73 61.145

17.92
4
(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2011)
Cũng như các chi nhánh khác, chi nhánh NH NN&PTNT Việt Nam thu hút
388.849

ngày càng nhiều nguồn vốn có kỳ hạn bởi đây là nguồn vốn ổn định cho ngân
hàng, đồng thời ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tư, tài trợ cho các
dự án phát triển trung và dài hạn đem lại nguồn lợi lớn cho ngân hàng.
Bảng số liệu trên cho thấy NH đang đi đúng hướng, trong tổng nguồn vốn,
nguồn vốn có kỳ hạn luôn chiếm ưu thế (>80%). Nguồn tiền gửi có kỳ hạn tăng từ
341269 triệu đồng năm 2010 lên 402414 triệu đồng vào năm 2011, tương ứng với
mức tăng 17,92%. Tuy nhiên trong năm 2011 nguồn tiền gửi không kỳ hạn có xu
hướng tăng nhanh, tăng 169,2%, đây là nguồn tiền gửi của khách hàng chủ yếu
dùng trong thanh tốn.
Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn có kỳ hạn
Đơn vị: triệu đồng
So sánh
2011/2010
Chỉ tiêu
Số tiền %
402.41
17.9
Tổng vốn HĐ 369.852 341.269
-28.583 -7.73 61.145
4
2
Dưới 12 tháng
98.912
57.096 82.494 -41.816 -42.28 25.398 44.48

Trên 12 tháng 270.940 284.173 319.920 13.233
4.88 35.747 12.58
(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2011)
Nguồn tiền có kỳ hạn của NH gồm: tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, tiết
Năm
2009

SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

Năm
2010

Năm
2011

20

So sánh
2010/2009
Số tiền
%

GVHD : Đặng Thị Thu


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính


kiệm và các cơng cụ nợ ( kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…). Đây là nguồn
chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của NH, mặc dù việc thu hút nguồn vốn có kỳ
hạn địi hỏi chi phí cao nhưng nguồn vốn này giúp cho NH chủ động hơn trong
kinh doanh, kế hoạch hóa được nguồn vốn và sử dụng vốn. Nhìn chung nguồn vốn
có kỳ hạn tăng đều qua các năm và tăng mạnh nhất vào năm 2011. Kết quả này có
được chủ yếu là do sự tăng lên của nguồn vốn trung và dài hạn (>12tháng) chiếm
gần 80% trong tổng nguồn vốn có kỳ hạn, năm 2010 nguồn vốn trên 12 tháng đạt
284173 triệu đồng, tăng 13233 triệu đồng so với năm 2009, đặc biệt trong năm
2011 nguồn tiền gửi này tăng nhanh với mức tăng là 12,58% tương ứng với 35747
triệu đồng so với năm 2010.
2.2.3 Huy động vốn phân theo thành phần kinh tế
Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
So sánh
So sánh
Năm
Năm
Năm
Chỉ tiêu
2010/2009
2011/2010
2009
2010
2011
Số tiền
%
Số tiền
%
530.50
141.65

Tổng vốn HĐ
409.373 388.849
-20.524 -5.01
36.43
0
1
Dân cư
112.349 106.209 198.343 -6.14
-5.47 92.134 86.75
DN NN
65.984
76.880 93.899 10.896 16.51 17.019 22.14
DN ngoài quốc
213.542 190.436 227.609 -23.106 -10.82 37.173 19.52
doanh
TCTD

17.498

15.324

10.649

-2.174

-12.42

-4.675

-30.51


(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2011)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn huy động năm 2010 giảm hơn so
với năm 2009 là 20.524 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,01% do tiền gửi
của dân cư, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, và tổ chức tín dụng đều giảm.
Sang năm 2011, nguồn vốn huy động tăng lên một cách đáng kể, duy chỉ có
tiền gửi từ các TCTD giảm hơn so với năm 2010 là 4,675 triệu đồng tương ứng
giảm 30,51%. Điều này cho thấy, mặc dù tiền gửi từ TCTD giảm nhưng tổng mức
huy động vẫn tăng do chi nhánh tập trung huy động từ các thành phần kinh tế khác.
Có được kết quả trên là do ngân hàng đã tổ chức, triển khai nhiều biện pháp
SV : Vũ Thị Xuân Quỳnh
Hương

21

GVHD : Đặng Thị Thu


×