Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Siêu Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.35 KB, 39 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................
PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SIÊU VIỆT..............................................1
1.1.

Q trình hình thành và phát triển cơng ty.........................................1

1.2

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh.........................................................1

1.3

Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy
quản lý kinh doanh.................................................................................1

1.3.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý .................................................................1

1.3.2

Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận chính trong cơng ty..................1

1.4


Bảng Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 -2012..........2

PHẦN 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN
TẠI CƠNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG
MẠI SIÊU VIỆT.....................................................................................4
2.1

Tổ chức bộ máy kế toán của cơng ty.....................................................4

2.1.1

Sơ đồ bộ máy kế tốn ..............................................................................4

2.1.2

Nhiệm vụ chức năng của từng bộ phận....................................................4

2.2

Các chính sách kế tốn áp dụng tại cơng ty..........................................4

2.3

Phương pháp kế tốn và một số phần hành kế tốn tại cơng ty.........5

2.3.1

Kế tốn tiền mặt........................................................................................5

2.3.2


Kế toán tài sản cố định.............................................................................6

2.3.3

Kế toán NVL, CCDC................................................................................8

2.3.4

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương....................................9

2.3.5

Kế tốn tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm................................11

PHÇn 3: THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT .........................................................17
3.1

Thu hoạch..............................................................................................17

3.2

Một số nhận xét.....................................................................................17

3.2.1

Những kết quả đạt được..........................................................................17

3.2.2


Một số mặt còn tồn tại............................................................................17

3.2.3

Một số ý kiến nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn tại doanh nghiệp........17

KẾT LUẬN...............................................................................................................

Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung

MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CCDC
NVL
TSCĐ
BHYT
BHXH
KPCĐ
BHTN
TK
CPNVLTT
CCDV
BH

LN
TTNDN

Công cụ dụng cụ
Nguyên vật liệu
Tài sản cố định
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội
Kinh phí cơng đồn
Bảo hiểm thất nghiệp
Tài khoản
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Cung cấp dịch vụ
Bán hàng
Lợi nhuận
Thuế thu nhập doanh nghiệp

Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung

MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU
Hầu hết các sinh viên năm cuối các trường đại học, cao đẳng đều phải trải
qua thời gian thực tập tại các công ty doanh nghiệp trước khi ra trường. Sinh
viên nghành kế toán cũng khơng phải ngoại lệ. Ngồi việc nắm bắt những kiến

thức có được từ giảng đường thì việc nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán của
các doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Do đó em đã liên hệ thực tập tại Công ty
TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Siêu Việt với mục đích biến những kiễn
thức chuyên nghành của mình thành những kinh nghiệm thực tiễn bổ ích.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương
mại Siêu Việt đã có cơ hội tiếp xúc với các hoạt động thực tế, đối chiếu với điều
đã học ở trường, bước đầu làm quen với cơng việc của một nhân viên kế tốn
thực sự.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS Nguyễn
Thị Lan Hương và các cán bộ, nhân viên trong phịng kế tốn cùng ban lãnh
đạo cơng ty đã giúp đỡ em hồn thành bản báo cáo này.
Do thời gian có hạn và sự hiểu biết cịn hạn chế nên báo cáo này có thể có
nhiều sai sót, em kính mong các thầy cơ chỉ bảo thêm.
Báo cáo thực tập là những hiểu biết chung của em về tình hình hoạt động
kinh doanh cũng như đặc điểm cơng tác kế tốn tại cơng ty. Ngồi lời mở đầuvà
kết luận, báo cáo gồm 3 phần chính đó là:
- Phần 1: Khái quát chung về Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương
mại Siêu Việt
- Phần 2:Thực trạng cơng tác kế tốn tại Cơng ty TNHH Đầu tư xây dựng
và thương mại Siêu Việt
- Phần 3: Thu hoạch và nhận xét.

Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung

MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Cơng nghệ Hà Nội


PHẦN 1
KHÁI QT CHUNG VỀ CƠNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG
MẠI SIÊU VIỆT
1.1.Quá trình hình thành và phát triển cơng ty
Giới thiệu về Cơng ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Siêu Việt
Tên công ty: Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Siêu Việt
Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Siêu Việt được thành lập năm 2004 theo
giấy chứng nhận kinh doanh số 0302000767 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 06
tháng 12 năm 2004.
Trụ sở chính: Ngõ 109 – Đường Trường Chinh – Thanh Xuân –Hà Nội
Điện thoại: 043 6290366

Fax: 0436290366

Mã số thuế: 0103569362
Email:
Ngay từ khi ra đời Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Siêu Việt với các
hoạt động đầu tư hiệu quả, lựa chọn công nghệ và thiết bị tiên tiến, hệ thống quản lý chất
lượng,công ty đã và đang ngày càng phát triển mở rộng về cả quy mơ và loại hình dịch vụ.
1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Xây dựng các cơng trình cơng nghiệp dân dụng, giao thơng, thủy lợi
Dịch vụ trang trí nội ngoại thất cơng trình
Mua bán vật liệu xây dựng
Sản xuất mua bán các sản phẩm thiết bị văn phòng
Kinh doanh dịch vụ khách sạn văn phòng, nhà hàng nhà nghỉ
Dịch vụ lắp đặt hệ thống điện nước hoàn thiện cơng trình
1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh
doanh
1.3.1 sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý (phụ lục 1)

1.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận chính trong công ty
- Giám đốc công ty : là người trực tiếp quản lý của công ty, phụ trách mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyền và
Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung

1

MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Cơng nghệ Hà Nội

nghĩa vụ được giao.
- Phó giám đốc : dưới quyền giám đốc là phó giám đốc kỹ thuật và phó giám đốc tài
chính chịu trách nhiệm điều hành công ty theo phân công và ủy quyền của giám đốc. Phó
giám đốc tài chính chịu trách nhiệm điều hành bộ phận hành chính và tài chính kế tốn của
cơng ty, phó giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm giám sát và quản lý các cơng trường xây
dựng.
- Phịng tổ chức hành chính : nghiên cứu lập kế hoạch hoạt động chung cho tồn cơng
ty.Quản lý tổ chức nhân sự trong cơng ty hỗ trợ các phịng ban khác soạn thảo văn bản,
cơng văn và hồ sơ dự thầu.
-Phịng kế hoạch – kỹ thuật : nghiên cứu hồ sơ thiết kế, lập kế hoạch thi cơng cho
từng cơng trình quản lý và giám sát viêc thi công về tiến độ chất lượng thi cơng, lập dự
tốn và thiết kế các bản vẽ hồ sơ hồn cơng, quản lý giao nhận vật tư, quản lý đội máy thi
cơng.
- Phịng tài chính kế tốn : Quản lý tài chính và mọi hoạt động thu-chi, thanh toán của
doanh nghiệp. Lập báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm theo quy định. Nộp nghĩa vụ thuế
với Nhà nước. Thu thập thông tin, xử lý thơng tin, cung cấp thơng tin tình hình tài chính

của đơn vị kịp thời, chính xác, trung thực. Đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp về
vốn, cân đối các nguồn để đảm bảo các hoạt động thu chi của doanh nghiệp. Thống kê theo
dõi các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Đội máy thi công : Sử dụng máy để thi công các công trình Tùy thuộc vào tính chất
cơng việc cụ thể, cơng ty bố trí số lượng các đội máy cho phù hợp.
-Đội máy thi công 1, 2, 3 : Thi công và hồn thiện cơng trình theo sự chỉ đạo của công
ty.

Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung

2

MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

1.3 Bảng Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 -2012(phụ lục 2)
- Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 đạt 14.927.368đ so vơi năm
20101 đạt 12.032.816đ đã tăng 2.894.552đ tương ứng với tỷ lệ tăng 24%. Sự tăng lên này cho ta
thấy công ty vẫn đang đứng vững trên thị trường và có thể cạnh tranh cùng các cơng ty khác mặc
dù nền kinh tế đang bị khủng hoảng.
- Gía vốn hàng bán của cơng ty năm 2012 là 9.734.898đ so với năm 2011 là 7.904.355đ đã
tăng 1.830.543đ tương đương 23,2%. Nguyên nhân là do sự biến động của giá cả hàng hóa trong
nước và thế giới làm cho giá vật tư tăng nhanh như : thép, sắt, cát, xi măng ... đây là nguyên nhân
chủ yếu làm tăng giá vốn.
- Lợi nhuận kế tốn trước thuế của cơng ty cũng tăng lên mức đáng kể, cụ thể lợi nhuận năm
2012 là 2.278.919đ, năm 2011 là 1.692.454đ tăng 586.465đ tương đương 34,6%. Mức thuế thu

nhập doanh nghiệp mà công ty nộp cho nhà nước cũng tăng do lợi nhuận trước thuế tăng. Lợi
nhuận sau thuế năm từ đó cũng tăng 34,6%. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh
đem lại hiệu quả tốt, đạt lợi nhuận cao, tăng thu nhập cho người lao động và đầu tư vào hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Như vậy ta thấy rằng trong năm 2012 cơng ty vẫn duy trì được doanh thu cũng như lợi
nhuận, giảm thiểu sự biến động lớn về giá cả nguyên vật liệu xây dựng trong một vài năm gần
đây.Có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của tồn thể cán bộ cơng nhân viên công ty và bộ máy
lãnh đạo của doanh nghiệp.
- Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty : 60 người
- Thu nhập bình quân đầu người : 3.000.000đ/tháng

Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung

3

MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Cơng nghệ Hà Nội

PHẦN 2
TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI
CƠNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SIÊU VIỆT
2.1 Tổ chức bộ máy kế tốn của cơng ty
- Bộ máy kế tốn của cơng ty được tổ chức theo hình thức tập chung . Tồn bộ cơng
tác kế tốn tập trung tại phịng Kế toán – Tài vụ.
2.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán(phụ lục 3)
2.1.2 Nhiệm vụ chức năng của từng bộ phận

- Kế toán trưởng ( kế toán tổng hợp) : Là người đứng đầu bộ máy kế toán chịu trách
nhiệm trực tiếp với ban giám đốc về tồn bộ cơng tác kế tốn của cơng ty. Chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra báo cáo kế tốn, báo cáo tài chính và các hoạt động tài chính của doanh
nghiệp. Đồng thời có nhiệm vụ tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Có trách nhiệm
báo cáo kịp thời về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ với ban giám
đốc.
- Kế tốn CCDC, NVL: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư cơng cụ
dụng cụ của Cơng ty.
- Kế tốn tiền mặt, TGNH, thuế: Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt của cơng ty, theo dõi sự
tăng giảm của tiền mặt và tiền gửi ngân hàng trong kỳ.
- Kế toán tài sản cố định : Có nhiệm vụ ghi chép tình hình tăng giảm về số luợng, chất
lượng,tình hình sử dụng tài sản cố định, khấu hao, sữa chữa, thanh lý,nhượng bán TSCĐ.
-Kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương : Theo dõi và lập bảng thanh tốn
lương, các khoản trích theo lương, chế độ BHXH, BHYT, BHTN, lương nghỉ phép, chế độ
cho người lao động và chịu trách nhiệm về các khoản này cho cán bộ công nhân viên theo
đúng chế độ tiền lương đã quy định.
- Thủ quỹ :Quản lý và giữ tiền mặt của công ty, trực tiếp thu tiền, chi tiền, và giữ quỹ
của công ty.
2.2 Các chính sách kế tốn áp dụng tại cơng ty
Cơ sở lập báo cáo tài chính của cơng ty: các báo cáo tài chính của cơng ty được áp
dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 về việc ban hành kế toán tại
doanh nghiệp.
Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung

4

MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

Đơn vị tiền tệ được sử dụng: là Đồng Việt Nam
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào 31/12 năm dương lịch
Hình thức ghi sổ kế tốn áp dụng: cơng ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chung. (phụ lục
4)
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp khấu hao TSCĐ:Theo phương pháp đường thẳng
Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
Nguyên tắc xác định trị giá xuất hàng tồn kho: Theo phương pháp thực tế đích danh
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các
khoản đã thu hoặc sẽ thu được theo nguyên tắc kế tốn dồn tích
Ngun tắc ghi nhận hàng hóa tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc
2.3 Phương pháp kế toán và một số phần hành kế toán tại cơng ty.
2.3.1 Kế tốn tiền mặt
* Tài khoản sử dụng: TK111 - tiền mặt / TK1111 - tiền mặt Việt Nam / TK1112 ngoại tệ
* Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền
* Thu tiền mặt nhập quỹ: căn cứ vào phiếu thu và các chứng từ liên quan xác định tài
khoản ghi có đối ứng với Nợ TK111
Ví dụ: Căn cứ vào phiếu thu số 209(phụ lục 05), ngày 03/02/2012 Công ty Nam Hà
thanh toán tiền mua hàng (theo HĐ số 08) số tiền 25.000.000 đồng, kế tốn ghi:
Nợ TK111(1111):

25.000.000đ

Có TK131:

25.000.000đ


* Chi tiền mặt nhập quỹ: Căn cứ vào phiếu chi và chứng từ liên quan, kế toán xác
định nội dung chi tiền mặt và TK ghi nợ đối ứng TK111
Ví dụ: Căn cứ phiếu chi 028 (phụ lục 06) ngày 12/02/2012 công ty trả tiền điện, nước
tháng 01/2012 số tiền: 6.123.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT) kế toán ghi:
Nợ TK627:

5.666.264đ

Nợ TK133:

566.626đ

Có TK111(1)
6.123.000đ
Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung
5 MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Cơng nghệ Hà Nội

- Kế tốn tiền gửi ngân hàng
* Tài khoản sử dụng: TK112 “tiền gửi ngân hàng”; TK1121 “tiền Việt Nam”;
TK1122 “ngoại tệ”
* Chứng từ kế toán sử dụng: giấy báo nợ, giấy báo có, ủy nhiệm thu ủy nhiệm chi
séc chuyển khoản…
Ví dụ: Giấy báo có (Phụ lục 14) số 53162 ngày 03/03/2012 Công ty cổ phần xây lắp
Nam Hưng trả tiền mua sắt, thép cho đội xây dựng số 2 số tiền là: 230.478.256 đ
Nợ TK 1121 :


230.478.256 đ

Có TK 131( cơng ty Nam Hưng):

230.478.256 đ

Ví dụ: Giây báo nợ (Phụ lục 15) số 02077794 ngày 19/03/2012 trả nợ cho công ty cổ
phần giao nhận vận chuyển IND tiền nộp hộ thuế mậu dịch, số tiền là: 85.500.000 đ
Nợ TK 331: công ty (CP giao nhận vận chuyển IND):

85.500.000 đ

Có TK 1121:

85.500.000 đ

2.3.2 Kế tốn tài sản cố định
2.3.2.1 Đặc điểm và phân loại tài sản cố định
TSCĐ sử dụng cho sản xuất của Tập Đoàn An Phát bao gồm nhiều loại khác nhau như
nhà xưởng, máy xúc, máy trộn bê tông,máy khoan, xe ủi, xe tải…
Công ty áp dụng khấu hao TSCĐ đường thẳng, thực hiện quyết định 206/2003/QĐBTC ngày 12/12/2003 của bộ trưởng bộ tài chính.
* Phân loại TSCĐ: TSCĐHH được phân loại theo tính năng sử dụng bao gồm: Nhà
xưởng, vật kiến trúc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải; thiết bị văn phòng,TSCĐ khác.
2.3.2.2 Đánh giá tài sản cố định
TSCĐ của doanh nghiệp đánh giá theo nguyên giá và giá trị cịn lại.
- Ngun giá TSCĐ được xác định: là tồn bộ chi phí bình thường và hợp lý mà
doanh nghiệp bỏ ra để có TSCĐ đó và đưa TSCĐ sẵn sàng vào sử dụng
Trị giá
Nguyên giá TSCĐ


=

mua thực

+

tế TSCĐ

Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung

Các khoản thuế
khơng được hồn lại

6

Chi phí liên quan
+

trực tiếp khác
(nếu có)

MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Cơng nghệ Hà Nội

Ví dụ: Ngày 08/03/2012 mua một máy photocopy Tosiba Digital Copier E- Studio

233. Giá mua chư thuế là 25.600.000 đồng.(Thuế suất 10%), chi phí vận chuyển 150.000
đồng ( đã bao gồm thuế GTGT )
Nguyên giá TSCĐ = 25.600.000 +2.560.000 +150.000 = 28.310.0000đồng
- Giá trị còn lại của TSCĐ:
Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Số khấu hao lũy kế
2.3.2.3 Kế toán chi tiết TSCĐ
- Kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng TSCĐ: Để quản lý theo dõi TSCĐ công ty mở
“Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng” cho từng đơn vị bộ phận. Sổ này dùng theo dõi tình hình
tăng giảm TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng tại đơn vị trên cơ sở các chứng từ gốc về
tăng, giảm TSCĐ.
- Kế tốn chi tiết TSCĐ tại phịng kế tốn: Kế toán sử dụng thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết
cho từng TSCĐ của Công ty, theo dõi nguyên giá và giá trị hao mịn trích hàng năm của từng
TSCĐ. Căn cứ để lập thẻ TSCĐ là: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ,
bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ…
2.3.2.4 Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ
* TK sử dụng:
- TK 211: TSCĐ hữu hình
- TK 214: Hao mịn TSCĐ
- Ngồi ra kế tốn cịn sử dụng các TK khác: TK627, TK641, TK642, TK111, TK112,
TK331
* Chứng từ kế toán sử dụng:Biên bản giao nhận tài sản, biên bản thanh lý TSCĐ,
bảng phân bổ khấu hao, bảng đánh giá lại TSCĐ, thanh lý TSCĐ…
- Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ:
Ví dụ: Ngày 25/02/2012 Cơng ty mua một ô tô Nissan Cefiro 3.0, giá mua chưa thuế
GTGT 620.000.000 đồng.(Thuế GTGT 10%) đã thanh toán bằng chuyển khoản. (phụ lục
12). Ghi tăng nguyên giá TSCĐ:
Nợ TK211:
Nợ TK133(2):

620.000.000đ

62.000.000đ

Có TK112:
682.000.000đ
Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung

7

MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Cơng nghệ Hà Nội

- Kế tốn tổng hợp giảm TSCĐ:
Ví dụ: Ngày 23/04/2012 Công ty thanh lý một TSCĐ (phụ lục 07), nguyên giá là
35.000.000, đã khấu hao là 20.000.000; chi phí thanh lý th ngồi 2.000.000đ( chưa bao gồm
thuế GTGT 10%) đã trả bằng tiền mặt, thu từ thanh lý 5.000.000đ (chưa bao gồm thuế GTGT)
thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Kế toán ghi:
BT1: Nguyên giá TSCĐ
Nợ TK214:

20.000.000đ

Nợ TK811:
Có TK211:

15.000.000đ
35.000.000đ


BT2: Phản ánh số chi phí về thanh lý TSCĐ
Nợ TK811:
Nợ TK133(1):
Có TK111:

2.000.000đ
200.000đ
2.200.000đ

BT3: Phản ánh số tiền bán TSCĐ
Nợ TK112:
Có TK711:
Có TK333(1):

5.500.000đ
5.000.000đ
500.000đ

- Kết chuyển thu nhập và chi phí về nhượng bán
Nợ TK711 :
Có TK911 :
Nợ TK911:
Có TK811:

5.000.000đ
5.000.000đ
15.000.000đ
15.000.000đ


- Xác định kết quả nhượng bán (Lỗ)
Nợ TK421:
Có TK911:

10.000.000đ
10.000.000đ

2.3.3 Kế tốn NVL, CCDC
2.5.3.1 Phân loại NVL, CCDC
- Nhiên vật liệu chính: Là sản phẩm chủ yếu của quá trình sản xuất những thứ mà
sau q trình cấu thành thực thể chính của sản phẩm gia công chế biến sẽ thành thực thể
vật chất chủ yếu của sản phẩm như: cát, sỏi, đá, thép, xi măng…
Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung
8 MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

- Nhiên vật liệu phụ: Là những nguyên vật liệu phụ trợ trong sản xuất được kết hợp
với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, kích cỡ, hình dáng, phục vụ cho nhu cầu cơng
nghệ kỹ thuật như: đinh, dây, sơn …, phục vụ sản xuất để tăng chất lượng sản phẩm, tăng
chất lượng NVL chính.
- Nhiên liệu: Là những vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản
xuất kinh doanh: xăng, dầu, vật đốt nhựa rải đường…
- Công cụ, dụng cụ tại Cơng ty gồm: Các máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất
2.3.3.2 Kế toán chi tiết NVL, CCDC
Cơng ty áp dụng kế tốn chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp ghi thẻ song song.
2.3.3.3 Kế toán tổng hợp tăng, giảm NVL, CCDC

* Các TK kế toán sử dụng: TK152; TK153
* Phương pháp kế toán:
- Kế toán tổng hợp tăng NVL, CCDC
Ví dụ: Ngày 21/05/2012 nhập mua vật tư không nhập kho mà chuyển thẳng đến Đội
Xây Dựng số 1 (phụ lục 08),kế toán ghi:
Nợ TK621(Đội XD số 1):

77.100.000đ

Nợ TK133(1):

7.710.000đ

Có TK331:

84.810.000đ

- Kế tốn tổng hợp giảm NVL, CCDC
Ví dụ: Ngày 12/05/2012 Xuất NL, VL cho SXSP căn cứ phiếu xuất kho số 112 (Phụ lục
09), kế toán ghi:
Nợ TK621:

68.000.000đ

Có TK152:

68.000.000đ

2.3.4 Kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương
2.3.4.1 Kế tốn tiền lương

Cơng ty áp dụng hai hình thức trả lương: Trả lương theo sản phẩm và trả lương theo
thời gian.
- Lương thời gian được áp dụng cho các cán bộ công nhân viên làm bộ phận quản lý,
văn phòng.
Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung

9

MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

Lương tháng = [(Mức lương tối thiểu theo nghạch bậc * (hệ số lương + hệ số các
khoản phụ cấp được hưởng theo qđ)/ số ngày làm việc trong tháng theo qđ ] * số ngày làm
việc thực tế trong tháng.
-Lương theo sản phẩm (lương khoán): Áp dụng đối với những công nhân hưởng
lương theo khối lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc bàn giao.
Tiền lương của
cơng nhân

Lương bình qn
=

1 ngày

Số ngày cơng làm
x


việc thực tế

- Chứng từ kế tốn sử dụng: Bảng chấm cơng, bảng thanh toán tiền lương và các
chứng từ liên quan.
-Tài khoản kế toán sửa dụng: TK 334 : “ Phải trả người lao động
Ví dụ: Căn cứ bảng thanh tốn lương tháng 02/2012(phụ lục 11) trả lương cho công
nhân Đội Xây Dựng Số 2, số tiền 31.884.010 đồng. Kế toán ghi:
Nợ TK622:

31.884.010đ

Có TK334:

31.884.010đ

2.3.4.2 Kế tốn các khoản trích theo lương
- Các khoản trích theo lương gồm:
- BHXH trích 24% tiền lương cơ bản trong đó 17% tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh và &% khấu trừ vào lương của người lao động.
- BHYT trích 4.5% tiền lương cơ bản trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh và 1.5% khấu trừ vào lương của người lao động.
- BHTN trích 2% tiền lương cơ bản trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
và 1% khấu trừ vào lương người lao động.
- KPCĐ trích 2% tính trên lương thực tế vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Chứng từ sử dụng: Bảng chấm cơng, bảnh thanh tốn lương, bảng phân bổ tiền
lương và bảo hiểm xã hội.
- TK kế toán sử dụng:TK 338 phải trả phải nộp khác chi tiết 338(2) KPCĐ, 338(3)
BHXH, 338(4) BHYT, BHTN 338(9)
Ví dụ: Ngày 29/10/2012 tính tiền lương phải trả cho cơng nhân viên trong tháng: công nhân là 81.780.000đ, bộ phận quản lý cơng trình là

18.232.308đ, bộ phận quản lý là 50.944.615đ. Kế toán hạch toán:

Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung

10 MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Cơng nghệ Hà Nội

Hàng tháng, khi tính lương phải trả cho CNV:
Nợ TK 622

: 81.780.000đ

Nợ TK 627

: 18.232.308 đ

Nợ TK 642

: 50.944.615

Có TK 334:

150.956.923 đ

Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỉ lệ quy định (32,5%). Kế toán hạch toán:
Nợ TK 622


:

81.780.000 x 23% = 18.809.400đ

Nợ TK 627:

:

18.232.308 x 23% = 4.193.430đ

Nợ TK 642

:

50.944.615 x 23% = 11.717.261đ

Nợ TK 334

:

150.956.923 x 9,5% = 14.340.907đ

Có TK 338 (32,5%) : 49.060.998đ
Trong đó

TK 3382 (2%) : 3.019.138đ
TK 3383 (24%) : 36.229.661đ
TK 3384 (4,5%) :


6.793.061đ

TK 3389 (2%) : 3.019.138đ

2.3.5 Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm
2.3.5.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng cơng trình, hạng mục cơng trình theo mỗi
hợp đồng xây dựng được ký kết
- Đối tượng tính giá thành là từng cơng trình, hạng mục cơng trình hồn thành bàn
giao tùy theo hợp đồng xây dựng được ký kết
- Kỳ thanh toán giá thành là kỳ kế toán năm
2.3.5.1.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Tài khoản sử dụng: TK621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Sổ sách chứng từ sử dụng: Hóa đơn mua NVL; bảng xuất, tồn NVL; phiếu nhập
kho; phiếu xuất kho; sổ nhật ký chung TK621; sổ cái TK621
Đặc điểm NVL là cát, sỏi, xi măng, sắt, thép…xác định được khối lượng xuất dùng
từng lần. Nên doanh nghiệp áp dụng hình thức KKTX. Cuối kỳ, dựa vào kết quả sản xuất
trong kỳ, kế toán viết phiếu xuất kho (phụ lục 09). Trên cơ sở chứng từ gốc, kế toán tiến
hành định khoản và ghi vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK621.
Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung

11 MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Cơng nghệ Hà Nội

Ví dụ 1: Ngày 09/02/2012 xuất kho nguyên vật liệu để đưa vào sản xuất kinh doanh
18.000.000đồng, kế tốn ghi:

Nợ TK621:

18.000.000 đ

Có TK152:

18.000.000 đ

Ví dụ 2:Ngày 28/02/2012 Mua nguyên vật liệu sử dụng ngay không nhập kho số tiền
là 120.000.000đ (thuế GTGT 10%), thanh toán bằng chuyển khoản
(TGNH), kế tốn ghi:
Nợ TK621:
Nợ TK133:
Có TK112 :

120.000.000 đ
12.000.000 đ
132.000.000 đ

2.3.5.1.3 Kế tốn tập hợp và phân bổ chi phí nhân cơng trực tiếp
Chi phí nhân cơng trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản
xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ
- Tài khoản sử dụng: TK622 “chi phí nhân cơng trực tiếp”
- Căn cứ hạch tốn: hợp đồng giao khốn, bảng chấm cơng, bảng kê chi phí nhân
công trực tiếp…
Căn cứ vào hợp đồng thuê nhân công hoặc hợp đồng giao khốn nhân cơng, bảng
chấm cơng và bảng thanh tốn tiền nhân cơng trực tiếp, kế tốn cơng ty lập báo cáo chi phí
thi cơng cơng trình theo từng tháng( trong đó có phần chi phí nhân cơng trực tiếp). Sau đó
gửi báo cáo này kèm theo các chứng từ trên cho phòng kế hoạch kỹ thuật kiểm tra xem xét
và duyệt chi phí nhân cơng so với dự tốn cơng trình rồi chuyển cho phịng tài chính kế

tốn theo dõi, hạch tốn
Ví dụ: cơng ty trả lương cho cơng nhân trực tiếp sản xuất cơng trình MH08
90.214.321đ, kế tốn ghi:
Nợ TK622:
Có TK334:

90.214.321đ
90.214.321đ

Kết chuyển chi phí NCTT sang TK154 và tiến hành ghi sổ cái TK154 theo định
khoản:
Nợ TK154:
90.214.321đ
Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung
12 MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Cơng nghệ Hà Nội

Có TK622:

90.214.321đ

2.3.5.1.4 Kế tốn tập hợp chi phí sử dụng máy thi cơng
- Tài khoản sử dụng: TK623 “chi phí sử dụng máy thi cơng”
- Sổ sách chứng từ sử dụng: Hợp đồng thuê máy; hóa đơn; biên bản thanh lý hợp
đồng thuê máy; bảng kê chi phí sử dụng máy thi cơng; bảng tổng hợp chi phí trực tiếp thi
cơng cơng trình…

Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi phí sử dụng máy thi cơng phát sinh từ cơng trình,
kế tốn xí nghiệp lập báo cáo chi phí thi cơng cơng trình
Ví dụ: Cơng ty trả lương cho công nhân điều khiển máy thi công 21.000.000đ và
nguyên vật liệu sử dụng cho máy thi công( không tính thuế GTGT) 37.000.000đ, kế tốn
định khoản:
Nợ TK623:

58.000.000 đ

Có TK334:

21.000.000 đ

Có TK152:

37.000.000 đ

- Cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 theo từng đối tượng:
Nợ TK154:

58.000.000 đ

Có TK623:

58.000.000 đ

2.3.5.1.5 Kế tốn tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
Tại doanh nghiệp chi phí sản xuất chung bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý
- Chi phí cơng cụ, dụng cụ và vật liệu khác

- Chi phí khấu hao TSCĐ (khơng gồm máy thi cơng)
- Chi phí khác bằng tiền
- Chi phí dịch vụ mua ngồi
Trên cơ sở các khoản mục hạch toán trong kỳ, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc
để tiến hành lập bảng tổng hợp CPSXC. Từ đó kế tốn tiến hành phân bổ CPSXC cho từng
sản phẩm hoàn thành, rồi ghi vào Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết, Sổ cái TK627, kế toán
định khoản:
Ví dụ: Tiền lương nhân viên quản lý cơng trình DBT08
Nợ TK627(1) (DBT08):
Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung

23.451.000 đ
13 MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Cơng nghệ Hà Nội

Có TK334:

23.451.000 đ

Nợ TK 154:

23.451.000 đ

Có TK627:

23.451.000 đ


2.3.5.1.6 Kế tốn tập hợp chi phí tồn doanh nghiệp
Các chi phí sản xuất phát sinh trong tháng đã tập hợp ở TK621, TK622, TK623, TK627.
Cuối tháng kết chuyển sang TK154 để tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm bằng cách
ghi nợ TK154 và ghi có các TK trên.
Tập hợp chi phí cơng trình HM04
Nợ TK154 (HM04):

4.379.717.210đ

Có TK621:

1.721.320.000đ

Có TK623:

123.024.790đ

Có TK622:

547.218.900đ

Có TK627:

90.611.520đ

2.3.5.1.7 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
2.3.5.1.8 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty.
Tại Công ty TNHH Đầu tư và xây dựng thương mại Siêu Việt, đối tượng kế toán tập
hợp chi phí sản xuất đồng thời cũng là đối tượng tính giá thành. Cụ thể đó là cơng trình hay

hạng mục cơng trình hồn thành bàn giao đưa vào sử dụng giữa chủ đầu tư và đơn vị thi
công.

2.3.5.1.9 Phương pháp tính giá thành.
Cơng ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn cho từng cơng trình, hạng
mục cơng trình. Tồn bộ chi phí thực tế phát sinh của từng cơng trình, hạng mục cơng trình
từ khi khởi cơng đến khi hồn thành bàn giao chính là giá thành thực tế của khối lượng xây
lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ.
Sau khi tập hợp sang TK154, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm, song do cơng
ty sử dụng TK632 để xác định giá vốn của công trình hồn thành kết chuyển ngay sang
Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung
14 MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

TK911 để xác định kết quả(Phụlục 13), nên khối lương xây lắp hồn thành bàn giao kế
tốn ghi:
Nợ TK911(CT xây dựng HM04):

4.379.717.210 đ

Có TK154:

4.379.717.210 đ

Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ được xác định theo cơng thức:


Giá thành thực tế

Chi phí thực

khối lượng xây

tế khối lượng

lắp hoàn thành

=

bàn giao trong kỳ
Giá thành thực tế cơng
trình xây dựng HM04

xây lắp dở

lượng xây lắp phát

+

sinh trong kỳ

dang đầu kỳ

=

1.879.542.00
0


Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung

Chi phí thực tế

Chi phí khối

+

2.482.175.21
0

khối lượng xây
-

lắp dở dang
cuối kỳ

= 4.379.717.210

15 MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chỉ tiêu

Đại học Kinh doanh & Cơng nghệ Hà Nội

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SPXL HỒN THÀNH

(Đơn vị tính: VNĐ)
Chia ra theo khoản mục chi phí
Tổng số tiền
CPNVLTT
CPNCTT CPSDMTC

CPSXC

1. Chi phí
SXKD dở
dang đầu

1.879.542.000

1.589.023.100

252.256.650

25.689.040

12.573,210

2.482.175.210

1865.169.210

566.349.504

34.675.950


15.890.546

4,361,717,210

3,454,192,310

818,696,154

60,364,990

28,463,756

kỳ
2. Chi phí
phát sinh
trong kỳ
3. Tổng
giá thành
cơng trình

Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung

16 MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

PHẦN 3

THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT VỀ THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TỐN TẠI
CƠNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
VÀ THƯƠNG MẠI SIÊU VIỆT
3.1 Thu hoạch
“Thực tập chính là cơ hội để thử thách khả năng của bạn đối với ngành nghề mong
muốn.”Quả đúng vậy trong thời gian 2 tháng thực tập, em đã được thử thách khả năng của
mình trong vai trị một nhân viên kế tốn thực sự, được tìm hiểu và so sánh những kiến
sách vở thực tiễn và rút ra được nhiều kinh nghiệm q báu cho bản thân.Qua đó em cịn
nhận thấy kế tốn đúng là nghành nghề mình thực sự u thích và sáng suốt khi lựa chọn.
Em thấy rằng cơng tác kế tốn tại đơn vị em thực tập có những điểm giống và cũng có
những điểm khác so với những gì em đã được học ở trường, nhưng nhìn chung đơn vị hoàn toàn
tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực kế toán mà nhà nước ban hành.
3.2 Một số nhận xét
3.2.1 Những kết quả đạt được
Cơng tác kế tốn tại Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Siêu Việt đã đạt
được một số ưu điểm sau:
Bộ máy quản lý của cơng ty: cơng ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức
năng phục vụ có hiệu quả cho ban lãnh đạo cơng ty trong việc giám sát thi công, quản lý
kinh tế, công tác tổ chức kinh doanh, tổ chức hạch toán được tiến hành phù hợp với khoa
học hiện nay. Đặc biệt là phân công chức năng, nhiệm vụ từng người rõ ràng, động viên,
khuyến khích những người lao động có tay nghề lao động cao, năng lực nhiệt tình, trung
thực của cán bộ phịng kế tốn rất cao đã góp phần đắc lực vào cơng tác kế tốn và quản lý
kinh tế của cơng ty.
Về tổ chức cơng tác kế tốn: Cơng ty đã nhanh chóng tiếp cận chế độ kế tốn mới, tổ
chức cơng tác kế tốn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và tình hình phân cấp
quản lý tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời mọi hoạt
Từ cơng việc kế tốn ban đầu, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ gốc được tiến
hành khá cẩn thận, đảm bảo cho các số liệu kế tốn có căn cứ pháp lý, tránh được sự phản
ánh sai lệch của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán.
Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung

17 MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

Hệ thống sổ sách: Đầy đủ, đúng mẫu quy định. Gồm các sổ kế toán tổng hợp và chi
tiết, được lập trên các cơ sở, các nhu cầu về quản lý của công ty và đảm bảo quan hệ đối
chiếu. Các loại sơ đồ được ghi chép một cách khoa học, hợp lý.
Phương pháp hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên phù hợp với đặc
điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời của công
tác quản lý tại cơng ty.
Cơng ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chung phù hợp với quy mơ, loại hình, đặc điểm
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hình thức kế tốn nhật ký chung có ưu điểm là mẫu
sổ đơn giản, dễ ghi chép , thuận tiện cho việc phân cơng lao động kế tốn, phù hợp với bộ
máy kế tốn của doanh nghiệp
3.2.2 Một số mặt cịn tồn tại
Dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực hồn thiện mình hơn nhưng doanh nghiệp vẫn cịn
những tồn tại nhất định cần phải khắc phục:
- Thứ nhất: Công ty sử dụng phần mềm Word - Excell, các nghiệp vụ được nhập thủ
công, đặc biệt là nghiệp vụ phân bổ khấu hao TSCĐ, CCDC có giá trị lớn. Các nghiệp vụ này
lại tập trung vào cuối tháng khiến khối lượng công việc bị áp lực.
- Thứ hai: Về kế toán chi phí NVLTT: các nghiệp vụ xuất kho NVLTT chỉ được phản
ánh thường xuyên ở bộ phận kho đến cuối tháng mới chuyển cho phịng kế tốn để tổng
hợp, nhập liệu. Vì vậy khối lượng cơng việc lớn sẽ tập trung vào cuối tháng, hơn nữa thông
tin về NVL xuất trong kỳ không được cập nhập kịp thời làm giảm hiệu quả quản lý.
- Thứ ba: Một số chi phí, dịch vụ mua ngồi DN hạch tốn thẳng vào chi phí sản xuất
chung trong tháng đó mà khơng phân bổ cho các tháng tiếp theo.
3.2.3 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện cơng tác kế tốn tại doanh nghiệp

- Thứnhất: Về phần mềm kế toán: kế toán nên sử dụng phần mềm Fast hoặc Misa, để
giảm bớt khối lượng công việc vào cuối tháng.
- Thứ hai: Về chi phí NVLTT khi có các nghiệp vụ phát sinh bộ phận kho nên chuyển
ngay cho phịng kế tốn để tổng hợp tránh cơng việc tồn đọng vào cuối tháng.
- Thứ ba: Các chi phí mua ngồi có giá trị lớn nó ảnh hưởng đến nhiều tháng tiếp
theo, doanh nghiệp cần phân bổ cho từng tháng phù hợp để tránh tình trạng trong một
tháng chi phí tăng lên quá lớn so với các tháng khác, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung
18 MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

KẾT LUẬN
Kết thúc đợt thực tập tại Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại
Siêu Việt, em đã gặt hái được rất nhiều hiểu biết và kinh nghiệm quý báu nhờ có
sự chỉ bảo giúp đỡ của các cán bộ nhân viên phịng kế tốn cùng với sự hướng
dẫn. Qua thời gian này em đã trải nghiệm trong vai trị một nhân viên kế tốn
thực sự và nhận thấy nghề kế toán quả là sự lựa chọn đúng đắn của bản thân.
Do điều kiện và thời gian có hạn nên chắc chắn có những cơng tác kế tốn
em chưa tìm hiểu kỹ, kinh nghiệm thực tiễn chưa có nên bản báo cáo của em
khó có thể tránh khỏi nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cơ, các anh chị và các bạn.
Một lần nữa em xin cảm ơn Thầy TS Nguyễn Thị Lan Hương và các anh
chị phịng kế tốn Cơng ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Siêu Việt đã
tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn !


Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung

MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
PHỤ LỤC 1

SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN Lí CễNG TY
Giám đốc

Phú Giỏm c

Phòng Kế
hoạch- kỹ
thuật

Đội Thi
Công Số 1

Phòng tài
chính- kế
toán

Phòng t
chc- hành
chính


Đội Thi
Công Số 2

Sinh viờn: Trn Th Hng Nhung

Đội Thi
Công Số 3

Đội Máy Thi
Công

MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

PHỤ LỤC 2
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 - 2012
Đơn vị: Nghìn

đồng
So sánh
STT

Chỉ tiêu




Năm 2010

Năm 2011

14.927.368 2.894.552

Chênh
lệch

Tỉ
lệ
(%)

1

Doanh thu BH và
CCDV

01

12.032.816

2

Các khoản giảm trừ

02

506.784


10

11.526.032

14.249.243 2.723.211

11

7.904.355

9.734.898

20

3.621.677

4.514.345

892.677

24.6

Doanh thu thuần

3

(10 = 1-2)

4


Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp

5

(20 = 10-11)

678.125

171.341

24
33.8
23.6

1.830.543 23.2

6

Chi phí quản lý doanh
nghiệp

21

1.520.252

1.906.880

386.628


25.4

7

Chi phí bán hàng

22

925.065

1.056.851

131.786

14.2

30

1.176.360

1.550.614

374.253

31.8

Lợi nhuận thuần

8


(30 = 20-21-22)

9

Thu nhập khác

31

638.055

872.184

234.129

36.7

10

Chi phí khác

32

121.961

143.879

21.912

18


40

516.094

728.305

212.211

41

11

Lợi nhuận khác
( 40 = 31-32)

12

Tổng LN trước thuế

50

1.692.454

2.278.919

586.465

34.6

13


Thuế TNDN

51

423.113

569.730

146.617

34.6

Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung

MSV: 7CD000146N


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

14

Lợi nhuận sau thuế
(60 = 50-51)

Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

60

1.269.341


Sinh viên: Trần Thị Hồng Nhung

1.709.189

439.848

MSV: 7CD000146N

34.6


×