Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

MỘT số vấn đề về đạo đức của học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.07 KB, 27 trang )

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG.
A.

PHẦN MỞ ĐẦU:...........................................................3

1.

Lí do chọn đề tài:.....................................................................................3

2.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:............................................................4

2.1 Mục đích chọn đề tài:...............................................................................4
2.2 Nhiệm vụ của đề tài:................................................................................4

B. PHẦN NỘI DUNG:..............................................................5
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA
LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
1.1. Khái niểm về lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, đặc điểm cơ thể và
ảnh hưởng của điều kiện xã hội đến sự phát triển tâm lý của học sinh trung học phổ
thông:..........................................................................................................................5
1.1.1. Khái niểm về lứa tuổi học sinh trung học phổ thông:............................5
1.1.2. Đặc điểm cơ thể của học sinh:...............................................................6
1.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện xã hội đến sự phát triển tâm lý của học sinh
trung học phổ thông:..................................................................................................7
1.2.

Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của học sinh trung học phổ



thông:..........................................................................................................................8
1.2.1. Đặc điểm hoạt động học tập:..................................................................8
1.2.2 Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ:..........................................................9
1.3. Sự hình thành nhân cách của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông.......11

1


1.3.1. Sự phát triển của ý thức:......................................................................11
1.3.2 Sự hình thành thế giới quan và quan hệ giao tiếp:...............................12

CHƯƠNG II : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
2.1. Thực trạng đạo đức của học sinh trung học phổ thông:.........................16
2.1.1.Tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức:..................................................16
2.1.2.Hành vi đạo đức:...................................................................................18
2.2. Giải pháp cho vấn đề đạo đức của học sinh trung học phổ thông hiện
nay:...........................................................................................................................20

C. KẾT LUẬN:…………………………........…..............26
D. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO:………….......……..27

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngay từ buổi đầu sơ khai của xã hội loài người. Con người đã hình thành
những chuẩn mực đạo đức nhất định qua các mỗi quan hệ qua lai với nhau. Đặc biệt

là từ khi xã hội phát triển, các mỗi quan hệ giữa con người với con người trở nên
rộng rãi hơn. Và từ những mối quan hệ đó, con người sống, lao động và học tập, từ
đó những chuẩn mực đạo đức được hình thành và chi phối đến mọi hành vi, cử chỉ
của cá nhân .Xét mọi khía cạnh nhỏ trong vấn đề đạo đức này đó là sự thay đổi và
những vấn đề đạo đức của học sinh trung học phổ thông. Những con người tuổi trẻ
đang chuẩn bị để thực hiện chức năng của một công dân có học vấn, được quyền
tham gia vào các hoạt động lao động, học tập và các mỗi quan hệ giao lưu xã hội.
Từ thực tế cuộc sống, và cũng đã từng là một học sinh trung học phổ thông, được
chứng kiến hầu như mọi hành vi đạo đức của lứa tuổi này, bản thân em nhận thấy có
nhiều vấn đề cần phải bàn đến phẩm chất đạo đức của lứa tuổi này. Những hành vi
đạo đức đúng đắn, sai lệch, rồi đến nhũng suy thoái đạo đức trong lối sống, suy nghĩ
và hành động của các em tuổi trẻ… Tất cả những vấn đề đó đã và đang gây nhiều
tranh cãi, là đề tài nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học. Bản thân em đang là sinh
viên của ngành sư phạm, sau khi ra trường sẽ là một thầy giáo trung học phổ thơng,
chính vì vậy tìm hiểu về đạo đức của học sinh trung học phổ thông sẽ tạo cho em
một hướng đi đúng, hướng dạy phù hợp với các em học sinh trung học phổ thông,
hơn nữa em cũng là một trong những sinh viên ngành sư phạm của đất nước Cộng
Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào, nên để phát triển đất nước giàu mạnh, trước hết phải
giáo dục những học sinh tuổi trẻ cho có kiến thức, tri thức như câu nói của ơng
CAY XỎN PHƠM VI HẢN đã dạy:“ Muốn ăn quả phải trồng cây, muốn xây

3


dựng đất nước phải xây dựng con người. ” nên người thầy giáo phải quan tâm về
đạo đức của học sinh tuổi trể. Vì vậy đó chính là lý do mà em chọn đề tài này.

2. Mục đích và nhiệm vụ
2.1. Mục đích nghiên cứu.
Như đã biết, học sinh trung học phổ thơng là một nhóm người xã hội mà như

I.XCôn đã nhấn mạnh: “ Tuổi thanh niên từ 14,15 đến 18 tuổi là thế giới thứ ba”
theo nghĩa đen của từ này, tồn tại giữa tuổi trẻ em và tuổi trẻ lớn. Có thể nói, đây là
nhóm người được chuẩn bị để bước vào các lĩnh vực học tập, nghề nghiệp hoặc trực
tiếp tham gia lao động xã hội, là nhóm người thuộc một độ tuổi xác định và là một
nhân cách nguồn nhân lực có tri thức và là bộ mặt cuả xã hội. Chính vì thế, cần phải
có sự quan tâm tích cực đến vấn đề đạo đức của lứa tuổi này.Hơn nữa những chẩn
mực đạo đức được thay đổi tuỳ theo hình thái kinh tế - xã hội và chế độ chính trị
khác nhau, việc tìm hiểu vấn đề đạo đực của học sinh trung học phổ thông trong
thời đại hiện nay là rất cần thiết để có một hướng giải quyết đúng đắn và phù hợp
hơn để đào tạo ra những nhân cách tuyệt vời phục vụ cho xã hội. Đó chính là mục
đích nghiên cứu của đề tài này.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu.
Tìm hiểu những đặc điểm tâm lý, đặc điểm cơ thể cũng như đặc điểm hoạt
động học tập và sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Bên
cạnh đó cịn tìm hiểu về sự hình thành và phát triển nhân cách và những ảnh hưởng
của những điều kiện xã hội đến sự phát triển tâm lý và đạo đực của các em. Đồng
thời đề xuất những hướng giải quyết về vấn đề đạo đực học sinh trung học phổ
thơng của cá nhân nhằm góp phần vào việc đào tạo lực lượng tri thức có đạo đức và
nhân cách cho xã hội.

4


B. PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG I:
KHÁI QUÁT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA LỨA TUỔI

HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
1.1. Khái niểm về lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, đặc
điểm cơ thể và ảnh hương của điều kiện xã hội đến sự phát triển tâm

lý của học sinh trung học phổ thông.
1.1.1. Khái niểm về lứa tuổi học sinh trung học phổ thông.
Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông thường giao động trong khoảng từ 14
tuổi đến 18 tuổi, là giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh xuân. Trong tâm lý học lứa tuổi,
người ta định nghĩa lứa tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển từ đầu lúc dậy thì và
kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Chính cái định nghĩa mà giới hạn thứ nhất là
giới hạn sinh lý và giới hạn thứ hai là giới hạn xã hội đã chỉ ra tính chất phức tạp về
nhiều mặt của hiện tượng. Có thể nói tuổi thanh xuân nói chung và tuổi học sinh
trung học phổ thơng nói riêng là lứa tuổi phức tạp cả về sự phát triển sinh học cũng
như quá trình xã hội cá nhân. Đây là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về thể lực
nhưng sự phát triển của cơ thể còn kém so với người lớn. Tuy nhiên, theo tâm lý
học Macxit thì cần phải nghiên cứu tuổi thanh niên một cách phù hợp, trước hết
phải kết hợp quan điểm tâm lý học xã hội với việc tính đến những quy luật bên
trong của sự phát triển. Điều này rất khó bởi B.D Ananhiev đã viết: Sự bắt đầu
trưởng thành của con người như là một cá thể

( sự trưởng thành về chất), một

nhân cách ( sự thưởng thành cộng dân ), một chủ thể nhân thức ( sự trưởng thành trí
tuệ ) và một chủ thể lao động là khơng trùng hợp với nhau về thời gian. Do đó,
trong quá trình tìm hiểu tâm lý của lứa tuổi này cần phải đạt vào những thời điểm và
điều kiện xã hội cụ thể nữa. Điều đó địi hỏi phải xác định được gia tốc phát triển
5


của trẻ em ngày nay, từ đó chia là những thời kỳ, những giai đoạn cụ thể hơn. Đối
với đa số thanh niên thì tuổi thanh niên là thời kỳ từ 14,15 tuổi đến 25 tuổi. Trong
đó chia làm hai thời kỳ: Từ 14,15 tuổi đến 17,18 tuổi là giai đoạn đầu của thanh
niên, từ 17,18 tuổi đến 25 tuổi là giai đoạn hai của tuổi thanh niên. Và học sinh
trung học phổ thông thường ở thời kỳ đầu của tuổi thanh niên.

1.1.2 Đặc điểm cơ thể của học sinh.
Học sinh trung học phổ thơng là nhóm người chuẩn bị bước qua lứa tuổi vị
thanh niên để trở thành một cơng dân trong cộng đồng xã hội, là nhóm người đạt
được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sụ
phát triển cơ thể của người lớn, ở lứa tuổi này cũng có sự phát triển mạnh về tâm lý
sinh, nhu cầu, hứng thú dần tới bước ổn định, có sự định hướng, tình cảm phong
phú, có sự tham gia ngày càng nhiều của hoạt động ý chí, hình thành thế giới quan
và lý tưởng sống…
Trước hết là sự phát triển về mặt tâm sinh lý: Nhịp độ tăng trưởng về chiều
cao và trọng lượng đã chậm lại. các em gái đặt được sự tăng trưởng của mình trung
bình vào khoảng 16 và 17 ( 13 tháng ), các em trai khoảng 17 và 18 tuổi ( 10
tháng ), trọng lượng của các em trai đã đổi kịp các em gái và tiếp tục vượt qua lên.
Sực mạnh cơ bắp tăng rất nhanh lực cơ của các em trai 16 tuổi lượt lên cấp hai lần
so với lực cơ của các em lúc 12 tuổi…Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay
đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và có các chức năng của não
phát triển. Cấu trúc của bán cầu đại não có những đặc điểm như cấu trúc tế bào của
người lớn. Số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên, liên kết các phần khác của vỏ
não lại. Điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hoạt động phân tích tổng
hợp…của bán cầu đại não trong q trình học tập. Đa số các em đã vượt qua thời kỳ
phát dục. Nhìn chung đây là lứa tuổi các em có thể phát triển cân đối, khoẻ mạnh và
đẹp. Đa số các em có thể đạt được những khả năng phát triển như người lớn.

6


1.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện xã hội đến sự phát triển tâm lý của học
sinh trung học phổ thông.
Như đã nói trên, lứa tuổi học sinh trung học phổ thơng khơng chỉ có sự phát
triển mạnh về mặt thể chất mà còn phát triển về tâm sinh lý. Hoạt động của thanh
niên ngày càng phong phú và phức tạp, nên vai trò xã hội và hứng thú xã hội của

thanh niên không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi, mà còn biến đối về cả chất
lượng.
Ở thanh niên ngày càng xuất hiện nhiều vai trò của người lớn và họ thực hiện
vai trị đó ngày càng có tính độc lập và tính thần trách nhiệm hơn.
Trong gia đình, thanh niên có nhiều quyền lợi và trách nhiệm của người lớn,
cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em một số vấn đề trong gia đình và các em đã biết
quan tâm đến nhiều mặt sinh hoạt trong gia đình, biết để ý đến những thay đổi nhỏ
trong gia đình, con gái ở tuổi này bắt đầu ý thức hơn trong việc dọn dẹp, sắp sếp
nhà cửa, cơm nước đầy đủ thay mẹ, con trai thì biết làm những viẹc thay bố...
Thanh niên Lào cũng như thanh niên Việt Nam lúc 14 tuổi, các em đủ tuổi gia
nhập Đoàn thanh niên cộng sản. Trong tổ chức Đoàn các em có thể tham gia các
cơng tác tập thể, cơng tác xã hội một cách độc lập và có trách nhiệm hơn. Lúc 18
tuổi các em có quyền bầu cử có chứng minh thư, có nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao
động. Tất cả các em đều suy nghĩ về việc chọn ngành nghề... Tuy nhiên, lứa tuổi
học sinh trung học phổ thơng dù có hình dáng người lớn nhưng lại chưa thật sự
người lớn. Chính vì vậy, trong bất kỳ một hoạt động nào đó, một mặt thì tính độc
lập và ý thức trách nhiệm của các em nhưng một mặt còn phù thuộc vào người lớn.
Người lớn quy định nội dung và xu hướng chính hoạt động của các em. Cả người
lớn và các em đều nhận thấy rằng những vai trò của thanh niên mới lớn thực hiện
khác về chất so với vai trò của người lớn. Các em vấn đến trường hoc tập dưới sự
hướng dẫn của người lớn, vẫn phù thuộc vào cha mẹ và vật chất. Ở trường và ngoài

7


xã hội, thái độ của người lớn thường thể hiện tính hai mặt: Một mặt địi hỏi các em
có tính độc lập, tự ý thức và có trách nhiệm với những việc mình làm, mặt khác lại
địi hỏi các em phải thích ứng với cha mẹ, giáo viên... Cần biết rằng, dù đã là người
lớn nhưng không được phủ nhận vai trị của cha mẹ, giáo viên...
Vì các em chỉ mới bước vào chặng đầu tiên để trở thành người lớn ... Chính

chỉ và chỉ làm người lớn nên vị trí của các em có tình cảm khơng xác định. Tình
cảm đó và những u cầu đề ra cho các em được phản ánh một cách độc đáo và tâm
lý vị trí “ khơng xác định”, đó là một tất yếu khách quan. Người lớn phải tìm cách
tạo điều kiện cho việc xây dựng một phương thức sống mới phù hợp với mức độ
phát triển chung của các em, bằng cách khuyến khích hành động có ý thức trách
nhiệm riêng của thanh niên và khuyến khích sự giáo dục lẫn nhau trong tập thể
thanh niên mới lớn.

1.2. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của học sinh
trung học phổ thông.
1.2.1 Đặc điểm hoạt động học tập.
Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, hoạt động của các em rất đa dạng về
loại hình và tính chất, đây là lứa tuổi mà các hoạt động giao lưu, văn hoá, văn nghệ,
thể dục thể thao trở thành nhu cầu thường trực. Tuy nhiên hoạt động học tập ở thanh
niên học sinh khác rất nhiều so với hoạt động học tập của thiếu niên. Sự khác nhau
cơ bản không phải ở chỗ nội dung ngày một sâu sắc hơn mà là ở chỗ lứa tuổi này,
sự can thiệp của tự ý thực đối với mục đích học tập của các em ngày một rõ ràng,
thái độ, động cơ lựa chọn các môn học nhằm thoả mãn khuynh hướng nghề
nghiệp... Với đặc điểm này, hoạt động của học sinh trung học phổ thơng mang tính
năng động, độc lập và chủ động hơn.
Học sinh càng trưởng thành thì kinh nghiệm sống càng phong phú, các em
càng ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng của cuộc đời, do vậy thái độ
8


có ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển. Ở các em đã hình thành
những hướng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Cuộc bậc trung
học phổ thông đã xác định cho mình một hứng thú ổn định đối với một mơn học nào
đó, một lĩnh vực tri thức nhất định. Hứng thú này thường liên quan với việc chọn
nghề của thanh niên học sinh mang tính chất rộng rãi, sâu sắc và bền vững hơn.

Thái độ học tập của lứa tuổi này được thúc đẩy bởi động cơ học tập có cấu trúc
khác với lứa tuổi trước. Lúc này có ý nghĩa nhất là động cơ thực tiễn ( ý nghĩa thực
tiễn của môn học đối với cá nhân, khả năng tiếp thu môn học của các em ), động cơ
nhận thức, cũng vì xác định được động cơ, hứng thú học tập và một môn học, một
lĩnh vực nhất định, nên các em ln có xu hướng học lệch, các em tích cực học
những mơn mà mình thích, mà lại sao nhả các môn khác hoặc chỉ học để đạt được
điểm trung bình, đặc biệt là những mơn xã hội. Chính vì vậy mà giáo viên cần phải
có những phương pháp dạy gây được hứng thú cho các em, làm cho các em học
sinh hiểu được ý nghĩa và chức năng của giáo dục phổ thông đối với một giáo dục
chuyên ngành, có thể nói thái độ học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ
định của các quá trình nhận thức và năng lực điều kiện bản thân của thanh niên học
sinh trong hoạt động học tập.
1.2.2 Đặc điểm sự phát triển trí tuệ.
Như đã nói, ở học sinh trung học phổ thơng, thái độ học tập có ý thức thúc
đẩy sự phát triển có tính chủ định và tính chủ định này phát triển mạnh ở tất cả các
qúa trình nhận thức tri giác có mục đích đã đạt tới mực cao. Quan sát có mục đích,
có hệ thống và tồn diện hơn. Q trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống
tín hiệu thứ hai nhiều hơn và khơng tách khỏi tư duy ngôn ngữ.
Tuy vậy, quan sát của thanh niên học sinh cũng khó có hiệu quả nếu thiếu sự
chỉ đạo của giáo viên. Do vậy mà giáo viên cần quan tâm để hướng quan sát của các
em vào một nhiệm vụ nhất định, không vội vàng kết luận khi chưa tích luỹ đầy đủ

9


các sự kiện, ở tuổi này, ghi nhớ có chủ định giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động trí
tuệ, đồng thời vai trị của ghi nhớ có lơgic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một
tăng rõ rệt. Đặc biệt các em đã tạo được tâm thể phân hoá trong ghi nhớ. Các em
biết tài liệu nào cần nhớ từng câu, từng chữ, cái gì cần hiểu khơng cần nhớ... Có
những phương pháp ghi nhớ khoa học như sử dụng bản đồ tư duy...Nhưng một số

em còn ghi nhớ đại khái, chung chung và có lúc đánh giá thật việc ơn tập t liệu.
Ngồi ra, do cấu trúc của não phức tạp và chức năng của não phát triển, do sự phát
triển của các q trình nhận thực nói chung, do ảnh hưởng của hoạt động học tập và
hoạt động tư duy của thanh niên học sinh có thay đổi quan trọng. Các em có khả
năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo trong những đối
tượng quen biết đã được học hoặc chưa từng được học ở trường. Tư duy của các em
chặt hơn, có căn cứ và nhất quán hơn, đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát
triển... Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho học sinh thực hiện những thao tác tư
duy toán học phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm
được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và trong xã hội... Đó là cơ sở để hình
thành thế giới quan. Tuy vậy hiện nay số học sinh trung học phổ thông đạt tới mức
tư duy đặc trưng cho lứa tuổi như trên còn chưa nhiều. Nhiều khi các em chưa chú ý
phát huy hết năng lực độc lập, suy nghĩ độc lập của bản thân, còn kết luận vội vàng
theo cảm tính... Việc giúp các em phát triển khả năng nhận thực là một nhiệm vụ
quan trọng của giáo viên. Nói chung thì ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thơng thì
những điểm chung của con người về mặt trí tuệ thơng thường đã được hình thành và
chung vẫn cịn được tiếp tục hồn thiện.

1.3 Sư hình thành nhân cách của lứa tuổi học sinh trung học
phổ thông.
1.3.1 Sự phát triển của tự ý thức.

10


Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách
của thanh niên mới lớn, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi
này. Quá trình naỳ rất phong phú và phức tạp nhưng vẫn có một cách đặc điểm cơ
bản. Từ tuổi thiếu niên, các em đã bắt đầu tri giác những đặc điểm cơ thể của mình
một cách hồn tồn mới và dẫn đến tuổi thanh niên các em vẫn tiếp tục chú ý đến

hình dáng bên ngồi như vậy. Hình ảnh và thân thể là một thành tố quan trọng của
sự tự ý thức ở thanh niên mới lớn. Sự hình thành tự ý thức ở lứa tuổi này là quá
trình lâu dài, trải qua những mức độ khác nhau, ở tuổi này quá trình phát triển tự ý
thức diễn ra mạnh mẽ, sơi nổi và có tính chất đặc thù riêng: các em có nhu cầu tìm
hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm của mình về mục
đích cuộc sống và hồi bảo của mình. Chính vì điều này khiến các em quan tâm sâu
sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng.
Đặc điểm quan trọng trong sự tự ý thức của thanh niên là sự tự ý thức của họ
xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động - địa vị mới mẽ trong tập thể,
những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc thanh niên mới lớn phải ý thức
được những đặc điểm nhân cách của mình. Các em hãy ghi nhật ký, so sánh mình
với nhân vật mà họ coi là tấm gương ( Thanh niên thường chú ý đối chiều mình với
động cơ và rung động của họ nhiều hơn là với cử chỉ, hành vi họ như ở htiếu niên.)
Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp, các em không chỉ nhận thức về cái
tơi của mình trong hiện tại như thiếu niên, mà cịn nhận thức được về vị trí của mình
trong xã hội, trong tương lai. Các em thiếu niên có thể hiểu rõ mình ở những phẩm
chất nhân cách bộc lộ rõ, còn các em học sinh trung học phổ thơng có thể hiểu hơn
những phẩm chất phức tạp, biểu hiện ở những quan hệ nhiều mặt nhân cách ( tinh
thần trách nhiệm, lịng tư trọng, tình cảm nghĩa vụ....).
Ở lứa tuổi này, các em không chỉ đánh giá những cử chỉ, hành vi riêng lẻ,
từng thuộc tính riêng biệt, mà biết đánh giá nhân cách mình nói chung trong những

11


thuộc tính nhân cách. Thanh niên khơng chỉ có nhu cầu đánh giá, mà cịn có khả
năng đánh giá sâu sắc tốt hơn thiếu niên về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu
của những người cùng sống và của chính mình. Nhưng nhận thức của người khác
bao giờ cũng đỡ khó khăn hơn là nhận thức bản thân mình. Tự đánh giá kết quả
không phải là dễ dàng. Ở lứa tuổi này các em thường có xu hướng cường điệu hố

bản thân trong khi đánh giá. Có thể đánh giá thấp cái tích cực tập chung phê phán
cái tiêu cực hoặc ngược lại đánh giá cao nhân cách của mình tỏ ra tự cao, kiêu căng
coi thường người khác. Tuy nhiên một điều không thể phủ nhận là lứa tuổi này cịn
có thể mắc những sai lầm khi tự đánh giá đã được suy nghĩ thận trọng thì dù có sai
lầm thì chúng ta cũng phải có thái độ nghiêm tục khi nghe các em phát biểu, không
được chế diễn ý kiến tự đánh giá của họ. Cần phải giúp đỡ học sinh một cách khéo
léo để họ hình thành một biểu tượng khách quan, về nhân cách của mình.
1.3.2. Sự hình thành thế giới quan và quan hệ giao tiếp.
Tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi quyết định của sự hình thành thế giới
quan - hệ thống quan điểm về xã hội, về tự nhiên, về nguyên tắc và quy tắc cư xử.
Ở lửa tuổi này quan hệ bạn bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn so với quan hệ với
người lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn. Điều này do lịng khao khát muốn có vị trí bình
đẳng trong cuộc sống chi phối. Cùng với sự trưởng thành nhiều mặt, quan hệ dựa
dẫm, phù thuộc vào cha mẹ dần dần cũng được thay thế bằng quan hệ bình đẳng, tư
lập.
Từ những phân tích trên ta thấy rằng lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là
lứa tuổi quyết định của sự hình thành thế giới quan - hệ thống quan hệ về xã hội, về
tự nhiên, về các nguyên tắc, quy tắc cư xử... Ở tuổi này, những điều kiện về mặt trí
tuệ và xã hội để xây dựng một hệ thống các quam điểm riêng đã được hình thành
dần dần từ rất sớm – hình thành ngày từ nhỏ. Suốt thời gian học tập ở phổ thơng,
học sinh đã lĩnh hội được nhiều tâm thể, thói quen đạo đức nhất định, thấy được cái

12


đẹp cái xấu, cái thiện cái ác....Dần dần những điều đó được ý thức và được quy vào
các hình thức, các tiêu chuẩn, nguyên tắc hành vi xác định... Nhưng chỉ đến giai
đoạn này, khi nhân cách đã được phát triển tương đối cao, thì các em mới xuất hiện
những nhu cầu đưa những tiêu chuẩn, nguyên tắc hành vi đó vào một hệ thống hồn
chỉnh. Một khi đã có được hệ thống quan điểm thì các em khơng chỉ hiểu về thế giới

quan mà cịn đánh giá được nó, xác định được thái độ của mình đối với thế giới nữa.
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của các em lứa
tuổi này và từ việc nhận thức vấn đề liên quan đến con người, vai trò của con người
trong lịch sử, quan hệ giữa con người với xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, tình
cảm cũng như quy luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và của sự tồn tại xã hội lồi
người mà các em hình thành cho mình một thế giới quan riêng ảnh hưởng cung cách
ứng xử, giao tiếp trong lối sống. Tuổi của các em là mang tính tập thể nhất, điều
quan trong đối với các em là được sinh hoạt tập thể cùng lứa, là cảm thấy mình cần
cho nhóm, có uy tín, vị trí nhất định trong nhóm, trong lớp học dần dần xảy ra một
sự “phân cực.” nhất định - xuất hiện nhiều người được nhiều người quý mến và
những người ít được bạn bè yêu mến, những người này thường băn khoăn và suy
nghĩ nhiều về nhân cách của mình. Ở lứa tuổi này, quan hệ bạn bè chiếm vị trí lớn
hơn hẳn so vơi người lớn tuổi hơn hoặc ít hơn. Điều này do lịng khao khát muốn có
vị trí bình đẳng trong cuộc sống chi phối, cùng với sự trưởng thành nhiều mặt, quan
hệ phù thuộc, dựa dẫm vào gia đình cũng dần được thay thế bằng quan hệ bình
đẳng, tự lập. Trong hồn cảnh giao tiếp tự do, rỗi rãi, trong tiêu khiển, trong việc
phát triển nhu cầu sở thích của thanh niên hướng vào bạn bè nhiều hơn là hướng
vào cha mẹ, nhưng khi bàn đến những giá trị sâu sắc hơn như chọn nghề nghiệp, thế
giới quan, những giá trị đặc điểm thì ảnh hưởng của cha mẹ lại mạnh hơn rõ rệt.
Tuy vậy, ngày nay cịn có việc các em sợ về nhà, sợ nói chuyện với cha mẹ, ra ngồi
thì sơi nổi cười với bạn bè nhưng khi về nhà giống như người bị trầm đảm. Đó là
một hiện tượng rất đáng phải quan tâm. Một điều quan trọng nữa là lứa tuổi này,
13


hoạt động của học sinh được mở rộng, nó khơng chỉ đóng khung trong khn khổ
học đường mà ngày càng mà tiếp cận với những hoạt động phong phú ngoài xã hội
thơng qua các nội dung hoạt động chính khố, ngoại khoá và sự mở rộng giao lưu
xã hội của các em, do đó trong cơng tắc giáo dục phải chú ý đến ảnh hưởng của
nhóm, hội tụ phát ngồi trường.... Tổ chức có ảnh hưởng lớn đến sự phát thành các

mối quan hệ giữa các em ở lúa tuổi này là tổ chức Đoàn thanh niên....
Nội dung giao tiếp xã hội của con người nói chung và học sinh nói riêng ln
được diễn ra dưới những sắc thái tình cảm nào đó, vì vậy việc xem xét đời sống tình
cảm của học sinh trung học phổ thơng là điều cần thiết để những nhà sư phạm có
được một sự đồng cảm với đối tượng giao tiếp của mình.
Cùng với sự gia tăng các hoạt động giao tiếp, đời sống tình cảm của học sinh
trung học phổ thơng cũng ngày một phong phú. Quan hệ bạn bè cùng giới được
hình thành một cách có ý thức hơn. Nhu cầu tình cảm giữa các cá nhân không chỉ
dừng lại là sở thích trong sinh hoạt thường nhật mà cịn được xây dựng trên những
mục đích lâu dài như phấn đấu tu dưỡng, vượt khó trong học tập, thúc đẩy các
phong trào tập thể... Đặc biệt trong lứa tuổi này, tình cảm bạn bè nam nữ bắt đàu có
những biểu hiện thiên về chất so với tình cảm theo lứa tuổi trước đây. Tình cảm
nam nữ được nảy sinh dựa trên ý thức của cá nhân về nội dung nhân cách của đối
tác nhiều hơn về hình thức. Mục đích hơn nhân trong quan hệ bị xúc phạm thường
dần đến những xúc cảm mà tình cảm bột phát khó lường. Do đó, trong q trình
giáo dục, sự tơn trọng hướng dẫn, điều chỉnh, uốn nắn những sai phạm trong quan
hệ nam nữ của học sinh trung học phổ thông phải hết sức thận trọng và phải căn cứ
vào từng quan hệ cụ thể mang xử lý. Trong giao tiếp với người lớn tuổi như cha mẹ,
thầy cơ giáo, bà con lối xóm, biểu hiện tình cảm của lưá tuổi hoc sinh trung học phổ
thơng mang tính tự tin, sâu sắc hơn, học sinh khơng chỉ nhìn nhận thiên lệch về
quyền lợi được chăm sóc, ưu ái của cá nhân đó, do những người lớn phải thực hiện
mà các em còn thấy được trách nhiệm của bản thân trước gia đình, dịng họ, làng
14


bản, địa phương, trước thầy cơ giáo. Tình cảm trách nhiệm này chuyển dần từ
những biểu hiện mang tính hình thức trực tiếp sang các hoạt động cụ thể ( học tốt để
cha mẹ thầy cơ vui lịng, tu dưỡng tốt để xây dựng danh dự và giữ gìn truyền thống
cho lớp, cho trường...). Những biểu hiện tình cảm của học sinh trung học phổ thơng
mặc dù đã có sự tham gia điều tiết ở mức độ nhất định của lý trí, song do thiếu

những kinh nghiệm sống thực tế, thiếu sự ổn định nghề nghiệp, tài chính... Trong
nhiều trường hợp lại vượt qua những gì cá nhân có thể có được, có thể giải quyết
được.
Đời sống tình cảm của con người nói chung và lứa tuổi nói riêng là lĩnh vực
cực kỳ phức tạp và mẫn cảm. Mỗi nhân cách là một thế giới bị ẩn về tình cảm, do
đó việc nhận biết, bồi dưỡng hoặc khắc phục những biểu hiện sai lệch trong tình
cảm của học sinh là một công việc hết sức tỉ mỉ, cần mẫn và lòng nhân ái và nhiệt
huyết của nhà giáo trong mọi tình huống giáo dục.

CHƯƠNG II :
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

15


2.1. Thực trạng đạo đức của học sinh trung học phổ thông.
2.1.1. Tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức
Để hành vi của mình có giá trị đạo đức, trước hết con người phải biết đạo lý
đòi hỏi điều gì, nó cần phải làm gì và điều gì khơng làm được. Ngay từ khi học ở
bậc tiểu học, mỗi tuần học sinh đã được học một tiết đạo đức, học sinh ở lớp 3 được
dạy hai đạo đức về “Đồn kết với thiếu nhị quốc tế.” lớp 5 thì bài “Tìm hiểu về Liên
Hợp Quốc”... Ở trung học cơ sở với 75 bài học đạo đức từ lớp 6 đến lớp 9 về những
vấn đề đạo đức cơ bản. Cịn ở trung học phổ thơng thì học sinh lớp 11 và lớp 12
khơng có tiết học đạo đức nào cịn chương trình giáo dục cơng dân, lớp 10 thì lại rất
nặng về hai phần kiến thức triết học và đạo đức gồm các nội dung hết sức trừu
tượng. Điều này dẫn đến không hứng thú học đạo đức của các em và dẫn đến hiệu
quả giáo dục không cao. vẫn biết rằng tri thức đạo đức không chỉ biết đến ở chương
trình giáo dục của nhà trơừng mà cịn ở trong gia đình và ngồi xã hội, tuy nhiên
điều quan trọng là ý thức học hỏi, tiếp thu và thực hiện của các em như thế nào mà

thôi. Trong ý thức của các em học sinh trung học phổ thơng thì những khái niệm,
những lý thuyết về tính thật thà. lể phép, lịng biết ơn, kiên trì...chỉ là một mớ lý
thuyết khơ khan khơng đáng để quan tâm. Đó là một thực tế mà nói ra thì đáng
buồn. Khơng phải ngẫu nhiên mà tơi giám khẳng định điều đó từng là một học sinh
trung học phổ thông, từng được tận tai nghe thấy những lời phàn nàn chán học
những lý thuyết vế đạo đức của môn giáo dục công dân, với các bạn học mơn đó chỉ
đủ điểm trung bình là được, cịn tiếp thu thế nào là tuỳ từng bài học, tuỳ thầy cô
giáo dạy mà thôi. Không chỉ vậy, chính vì tri thức đạo đức càng bị xem thường thế
nên dẫn đến những hành vi đạo đức này càng bị xuống cấp cới một sự thống kê con
số vi phạm đạo đức học sinh hết sức cụ thể như sau: Có 68% học sinh me game,
chat 46,6%, ảnh hưởng từ phim ảnh 38,8%, học sinh thường xuyên chửi thề nói tục
53,6%, thỉnh thoảng nói tục và 32,2% thường xuyên vô lễ với thầy cô. (Theo

16


),điều đó cho thấy dù có biết về những chuẩn mực về đạo
đức nhưng biết để cho biết thế thơi chứ ai hơi đâu mà quan tâm làm gì chứ. Các anh
chị học sinh trung học phổ thơng có quyền cho rằng mình đã là người lớn rồi có
quyền làm việc mà cảm thấy thích, khơng cần biết việc đó đúng hay sai, có phù hợp
với chuẩn mực đạo đức khơng. Vì vậy làm cho học sinh khơng chỉ nắm vững tri
thức đạo đức mà còn biết thực hiện đúng hành vi đạo đức là một vấn đề mà các nhà
giáo dục quan tâm. Muốn làm được điều đó thì các nhà giáo dục phải nắm bắt được
tâm lý của các em, phải hiểu được rằng việc hiểu biết về chuẩn mực là nguyên tắc
đạo đức tuy rất quan trọng nhưng chưa hồn tồn đảm bảo để có hành vi đạo đức.
Như vậy, ngồi tri thức đạo đức cịn có sự tin tưởng nào đó về lợi ích của các chuẩn
mực đạo đức đối với xã hội, sự tin tưởng này chính là niềm tin đạo đức của cá nhân.
Niềm tin đạo đức là sự tin tưởng một cách sâu sắc và vững chắc của con người vào
tính chính nghĩa và tính chân lý của các chuẩn mực đạo đức và sự thừa nhận tính tất
yếu phải tơn trọng triệt để các chuẩn mực ấy. Tuy nhiên, thực tế xã hội với những

suy thoái về đạo đức, đâu đâu cũng bắt gặp ảnh trộm cắp, lừa đảo, dối trên lừa dưới,
bố mẹ chỉ mải miết lo cộng việc kiếm tiền khơng lo lắng gì đến con cái... Tất cả
những hành vi trên đã ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến niềm tin đạo đức của các
em học sinh. Làm sao có thể tin được rằng sự chân thành, trung thực là thước đo giá
trị con người khi mà xung quanh tồn những dối trá với, lừa đảo, thậm chí ngay cả
trong gia đình cũng khơng có được tình cảm chân thành giữa các thanh viên. Làm
sao có thể đạt niềm tin vào lịng u thương, tơn trọng lẫn nhau để làm điểm tựa cho
cuộc sống được khi mà đâu đó vẫn phải chứng kiến cảnh xơ xát, bạo lực trong gia
đình. Nói đến đây em chợt nhớ được một câu chuyện có thật trong chuyên mục “
Hãy nói với chúng tôi.” Phát trong radio vào 10 giờ mỗi tối. Đó là câu chuyện đau
lịng của một người phụ nữ cịn trẻ phải lấy một ơng chồng vũ phu và dường như
mất hết cả tính người đến mực mà “Vui cũng đánh mà buồn cũng đánh”. Chị không
dám lý hôn vì hai người con bảo rằng “ Nếu bố mẹ lý hơn thì con sẽ khơng ở với ai
17


cả mà bỏ nhà đi lang thang....” Hay như câu chuyện của một đức ơng chồng bó tay
trước một người vợ đam mê cờ bạc để rồi cậu con trai chỉ học lớp 11mà đã hỗn láo
với bố không xem bố là gì cả vì mẹ thường cho tiền tiêu xài...Dường như những
hiện tượng đó ln xuất hiện và là một rào cản lớn để cho học sinh, sinh viên có
được niềm tin đạo đức. Tất nhiên khơng phải tất cả đều là như vậy, xã hội vẫn còn
những con người với phẩm chất nhân cách tuyệt vời và vẫn có những bạn trẻ ln
đặt niềm tin vào các giá trị đạo đức và lấy đó làm điểm tựa để sống và học tập. Đâu
đó trên những nẻo đường, những góc phố, những chuyến xe vấn có thể gặp những
nam thanh, nữ tú mặc đồng phục đưa một cụ già qua đường, nhường chỗ cho những
người già, những bà mẹ đang mang bầu trên xe... Và những lời nói hết sức lịch sự
và lễ phép ở nơi công cộng... Điều đó thấy, bên cạnh những hiện tượng suy thái đạo
đức vẫn còn tồn tại và phát triển những giá trị đạo đức tốt đẹp nghĩa là niềm tin đạo
đức vẫn còn tồn tại trong con người các em ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông.
2.1.2 Hành vi đạo đức.

Hệ thống quan niệm đạo đức ( hệ thống chuẩn mực đạo đức ) lại chỉ có thể
tồn tại dưới hình thức hành vi đạo đức sinh động của những nhân cách cụ thể đang
được vận hành dưới sự chỉ đạo của hệ thống quan niệm đạo đức ấy.
Vậy hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động
cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức. Chúng thường biểu hiện cách đối nhân xử thế, trong
lối sống trong phong cách, trong lời ăn tiếng nói...
Thực tế cho thấy một điều đáng buồn và càng lớn ý thức đạo đức của học
sinh càng đi xuống. không chỉ vậy, ý thức đạo đức của học sinh trung học phổ thông
đang ngày càng xuống cấp, ngày càng bị suy thái. Nếu một ngày nào đó các bậc phụ
huynh hay những người lớn tuổi mà tình cờ nghe được cuộc trị chuyện của các cơ
cậu mặc đồng phục thì cũng đừng quá ngạc nhiên bởi những câu từ chỉ có học sinh
trung học phổ thơng mới có, chẳng hạn như: “Đ...Mẹ”, “Đéo biết”, “cóc cần”...

18


Những từ ngữ đó thực tế được nói ra từ các em nhưng chắc chắn mấy ai nghĩ đến sự
“chói tai” của người khác.
Khi nói đến hành vi đạo dức của những con người cụ thể sống trong một nền
văn hố nhất định thì có vấn đề “ phức tạp” của hành vi đạo đức ở từng con người
cụ thể. Vì ở mỗi thời điểm nhất định trong một hồn cảnh xã hội cụ thể tồn tại nhiều
nền đạo đức khác nhau bên cạnh đạo đức “chính thống”, chẳng hạn như những tàn
dư của những nền đạo đức của những thời kỳ trước đây và có khi có cả những mầm
mống của nền đạo đức xã hội tương lai. Vì thế trong qua trình giáo dục đạo đức cho
học sinh, chúng ta phải làm cho hành vi đạo đức của thế hệ trẻ phù hợp với đạo đức
của xã hội chủ nghĩa Việt Nam và xã hội của Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào, và
kế thừa những nét tốt đẹp của truyền thống đạo đức dân tộc, ngày càng thoát khỏi
những tàn dư đạo đức của chế độ xã hội cũ đã lỗi thời.
Giới trẻ hiện nay nói chung là học sinh trung học phổ thơng nói riêng dù đã
có rất nhiều nhưng lý thuyết về chuẩn mực đạo đức, thế nhưng dương như các em

đo chỉ là lý thuyết suông, khô khan, chán ngắt, không phù hợp với thực tế hiện nay
chút nào cả, tình trạng nói tục, đánh nhau, cờ bạc, nghiên hút, trộm cắp, lừa đảo...
Tình trạng có những học sinh xé bài trước mặt thầy cơ vì bị điểm kém, quay
cóp, nói tục, nói dối, tẩy xoá sửa điểm, chửi thề... Đang là thực tế xảy ra hiện nay.
Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao đạo đức của học sinh lại xuống cấp như vậy trong khi
môn giáo dục công dân và giáo dục đạo đức vẫn được dạy liên tục từ tiểu học đến
các bậc học cao hơn. Rõ ràng trong thời kỳ bao cấp, khi cuộc sống vật chất cịn khó
khăn, gian khổ, học sinh ngoan hơn bây giờ rất nhiều. Hồi đó nói dối là một tội rất
nặng, hầu như các em nhỏ nào cũng được dặn điều đó ngay từ bé, chứ chưa nói đến
việc sửa điểm, tẩy điểm...
Như đã nói trên bản thân em thấy và biết được là học sinh hồi xưa ngoan và
nghe lời, vâng lời hơn học sinh ngày nay, điều đó cũng là sự thật trong thực tế,

19


không những địa phương nào, khu vực nào và nước nào học sinh hồi xưa ngoan
nghe lời và biết ơn ông bà,cha mẹ, thầy cô, anh chị và bạn bè....hơn học sinh ngay
hiện nay. Điều đó do sự phát triển của kinh tế xã hội và may móc nên đã làm cho
cuộc sống của học sinh ngày nay thuận lợi hơn ngày xưa, về sự phát triển của kinh
tế xã hội và may móc đó đã làm cho suy nghĩ, đạo đức của học sinh thay đổi. Hơn
nữa như em đã biết và gặp thấy trong cuộc sống những học sinh ở nơng thơng phần
nhiều thì ngoan, vâng lời và giàu tình cảm hơn những học sinh ở thành phố. Về vấn
đề này không chỉ là tất cả học sinh hiện nay và học sinh ở thành phố đều như đã nói
trên, về vấn đề đó là như câu nói người ta thường quen thuộc đó là: “con sâu làm
sầu nồi canh” và câu nói là: “ vơ đữa cả nắm”. Về những vấn đề đã nói trên bản
thân em biết được là nếu cuộc sống của người ta càng vất vả, khó khăn và đau khổ
thì làm cho người ta biết được và nhận được ơn của những người giúp đỡ như: ông
bà, cha mẹ, thầy cô, anh chị em...và biết giá trị của vật chất như: tiền bạc đồ dùng
trong học tập và trong gia đình... Cịn nếu cuộc sống của người ta càng thuận lợi thì

phần nhỏ mà nhận được và hiểu biết được giá trị của con người và vật chất.
Về hành vi đạo đức của học sinh trung học phổ thông, chúng ta sẽ là nhà giáo
dục tương lai cần phải bàn đến và tìm ra những hướng giải quyết cụ thể và thực
tiễn, phù hợp và hiểu quả nhất.

2.2. Giải pháp cho vấn đề đạo đức của học sinh trung học phổ
thông hiện nay.
Như trên đã phân tích, đạo đức của học sinh trung học phổ thơng đang ngày
càng bị suy thối và trở nên khó giải quyết. Vậy nếu khơng kịp thời đề ra
những giải pháp thích hợp thì sẽ để sự suy thối đó trượt dài trên nền nhân
cách của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, ảnh hưởng đến sự phát
triển của đất nước và sự nhìn nhận của thế giới đến nền đạo đức, giáo dục của đất
nước Việt Nam và nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào, bản thân em nghĩ rằng
20


muốn đưa ra những giải pháp thích hợp nhất thì điều quan trọng là cần tìm ra được
căn nguyên dẫn đến sự suy thối đó. Có phải đó chỉ là chương trình giáo dục đạo
đức của học sinh cịn q sơ sài hoặc quá tải. Tất nhiên việc chương trình giáo dục
đạo đức của học sinh quá sơ sài thì khơng có bởi những bài học đạo đức được đưa
vào dạy hết sức cẩn thận ngay từ khi các em cịn nhỏ đến các bậc cao nhơn nhưng
do chương trình học nhiều nhưng khó nhớ, khó nhập tâm, Trên lớp giáo viên chỉ lo
truyền thụ kiến thức, quan hệ thầy trị nhợt nhạt.
Về nhà cha mẹ chỉ lo bận cơng việc nên trẻ không được trang bị những kỹ
năng tối thiểu cũng như cách ứng xử trong cuộc sống. Không chỉ vậy, trẻ em chỉ bắt
chước việc của người lớn, vậy thì khi mà cuộc sống xung quanh với những giá trị
đạo đức bị đưa ra đong đếm bằng đồng tiền, tệ nạn cờ bạc, nghiện nhập, lừa đảo,
cướp của giết người khơng ngày nào là khơng có như vậy thử hỏi các em với những
suy nghĩ còn hết sức nơng cạn thì làm sao có thể bị ảnh hưởng lơi kéo được, ngồi
ra, có một số ý kiến cho rằng giáo viên những người dạy dỗ các em mà cịn có

những thái độ nhận đút lót rồi ác cảm với những học sinh khơng có điều kiện đi học
thêm, quà ngày 20/11 và ngày nhà giáo của Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào
07/10 khơng được giá trị....., thì làm sao các em có thể tơn trọng mà noi gương thầy
cơ được. Em thiết nghĩ đó chỉ là một số trường hợp người giáo viên mất hết nhân
cách của mình, cịn lại thì đa phần những nhà giáo ln cố gắng làm tấm gưưong tốt
cho các em. Chỉ có điều khơng mấy ai hiểu được điều đó mà thơi. Chính vì vậy em
nghĩ rằng, ngun nhân của sự suy thối đạo đức ở học sinh là do tầm nhìn của
chúng ta chưa chuẩn xác dẫn đến việc phát sinh những sai lầm về chiến lược, đường
lối và triết lý giáo dục chứ không phải đổi lỗi cho giáo viên. Một ngun nhân nữa
là ở phía gia đình, hầu hết các bậc phụ huynh hiện nay “thương con theo kiểu con
thích gì thì cha mẹ chiều”, mà khơng quan tâm đến những suy nghĩ, những tâm tư
tình cảm của con cái muốn được chia sẻ. Họ khơng nhớ hoặc tình quên lời dạy của
cha ông ta thủa xưa “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, tất nhiên chỉ
21


đúng một khía cạnh nào đó, điều quan trong ơng ta muốn nhắn nhủ với các bậc cha
mẹ là không nên nuông chiều con quá mức sẽ dẫn đến những ý nghĩ “địi gì được
nấy”, của bọn trẻ. Nhưng dường như, các bậc cha mẹ hiện nay làm ngược hoàn tồn
với lời dạy đó. Có nhiều cậu bé, cơ bé tâm sự rằng sau mỗi buổi học họ không
muốn về nhà vì sợ sự cơ độc giữa ngơi nhà rộng hơn, khơng có cha mẹ trong mỗi
bữa ăn. Cha mẹ đi làm suốt chỉ nhoáng về nhà để tắm giặt và ngủ, chỉ hỏi con một
câu “ con thiếu gì khơng?, đưa cho con cả xấp tiền bảo con thích gì thì con cứ mua
nhé, học tốt là được...”, thử hỏi như vậy các em làm sao không cảm thấy thất vọng
và tìm đến những tiêu khiển có hại đang đầy rẫy như vậy chứ? Để nói một điều là
gia đình cũng là nhiệm vụ khơng kém q trọng ảnh hưởng đến đạo đức của giới
trẻ.
Như vậy từ những phân tích trên ta thấy rằng gia đình - nhà trường - xã hội là
ba nhân tố có ảnh hưởng đến đạo đức của học sinh trung học phổ thông và cả ba
đều là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái đạo đức của các em, vậy vấn đề đặt ra là

giải pháp nào là tốt nhất để khắc phục tình trạng đó? Theo em cần phải bám vào tam
giác gia đình – nhà trường – xã hội phải biết kết hợp cả ba lại một cách nhất quán
để tìm ra hướng giải quyết.
Về phía gia đình, cha mẹ cần có sự quan tâm hơn đến con cái, cha mẹ cần
biết rằng con cái không chỉ ở họ sự đáp ứng về vật chất mà quan trọng hơn là sự
quan tâm chăm sóc về mắt tinh thần. Con cái muốn ở cha mẹ một sự đồng cảm, cha
mẹ không chỉ là người cha người mẹ mà thơi mà cịn phải là người bạn con cái, cha
mẹ phải hiểu được những tâm tư tình cảm của con cái và phải làm sao cho con có
thể tự tin và thoải mái chia sẻ với cha mẹ những suy nghĩ những vấn đề mà các em
thường gặp trong cuộc sống...có như vậy, cha mẹ mới có thể kịp thời uốn nắn, chỉ
bảo các em đi đúng đắn được. Như em đã biết và thấy trong một số cha mẹ ở bên
Lào theo phong tục thì chỉ lấy con trai chăm sóc khi già nên rất là quan tâm đến con
trai về sự học tập và chọn nghề nghiệp phù hợp cho con trai còn con gái thì ít khi
22


mà quan tâm đến như con trai. Em nghĩ rằng đó là vấn đề sai lầm rất to lớn của
những cha mẹ mà có suy nghĩ như thế, chẳng hạn như nếu mà cha mệ nào cũng làm
như thế thì làm sao mà ta có được con dâu mà có đạo đức, có tài được và có nghề
nghiệp cụ thể được, theo quan điểm của em thì những cha mẹ mà có suy nghĩ như
thế thì phải thay đổi và phải tìm cách mà giải quyết cho phù hợp và hiệu quả tốt cho
con cái, trong những vấn đề em đã kể trên chỉ là một số cha mẹ mà thơi, trong ngày
hiện này ít mà có cha mẹ có suy nghĩ và làm như thế, bởi vì cha mẹ hiện này đều
được giáo dục từ hồi tuổi trể rồi.
Về phía nhà trường, em là một trong những lưu học sinh Lào, đang sống và
học tập tại trường đại học Vinh, đã cách xa quê hương, bố mẹ, anh chị em và bạn
bè. Đã qua nhiều núi cao, nhiều sông dài để học tập và nghiên cứu. Theo em cảm
thấy sự học tập ở đây đã làm cho em tiến bộ nhanh chóng về tri thức, kiển thức, đó
cũng do nhà trường và giáo viên giảng dạy có phương pháp giảng dạy phù hợp và
phong phú hơn, nên theo em thì nhà trường và giáo viên cần phải thấy được rằng

phương pháp giáo dục theo kiểu “ tầm chương trích cũ” khơng cịn phù hợp nữa,
cần giảm hiểu những vấn đề cao xa, lớn lao, thay vào đó cần kiên trì bồi đắp lịng
nhân ái, tính trung thực... Cần phải thay đổi cách đánh giá học sinh đơn thuần theo
điểm số, cần đưa ra những tiêu chí định hướng cho học sinh rèn luyện cũng như
những điều cần nhận xét như năng lực tư duy, khả năng sáng tạo, sở trường, cá tính,
ý thức tập thể, thá độ, với mọi người. Chương trình sách giáo khoa phải có những
thay đổi hơn. Cần dạy cho học sinh những giá trị đạo đức cơ bản của con người
thay cho quá nhiều kiến thức triết học, hàn lâm, thiếu vắng việc hình thành những
thói quen đạo đức sống đúng đắn. Bên cạnh đó cần biết tạo điều kiện cho các em
được trực tiếp tham gia vào các hoạt động về các kỹ năng sống, tổ chức những
chương trình về chuyên đề về đạo đức, khởi dậy tính “người” vốn có của nó. về
phía giáo viên cần có thái độ ứng xử phù hợp trong mọi tình huống xay ra của học
sinh, phải trao đổi nhân cách của bản thân sao cho luôn được các em tôn trọng và
23


tấm gương đạo đức cho các em noi theo. Tất nhiên, để làm được điều này đòi hỏi ở
giáo viên một tinh thần trách nhiệm cao, một tấm lòng nhiệt huyết với nghề và một
quyết tâm hoàn thiện bản thân lớn.
Về phía xã hội, xác định hướng thị hiếu văn hoá là nhiệm vụ hết sức quan
trọng của cơ quan đồn thể, giáo dục văn hố phái gắn với hoạt động của đời sống
xã hội. Bên cạnh đó cần phải khắc phục được tình trạng học sinh bước ra khơi cổng
trường phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn
loạn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố, cảnh
các quán bia ôm, karaoke hoạt động tưng bừng... và trên hết phải nhận thức được
vai trò của pháp luật. Cần xác định “pháp trị” là gốc đóng vai trị quyết định, “đức
trị” chỉ là biện pháp hỗ trợ quan trọng, mà thực chất cái gốc của “pháp trị” chính là
đạo đức. cũng như cha mẹ vì yêu thương con cái mà nghiêm khắc với các con và
với bản thân, cần biết rằng xã hội hiện đại mà mình là mọi xã hội hành vi của cá
nhân phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Chẳng hạn như tình trạng học sinh nói

dối, gây gổ đánh nhau là rất phổ biến, vậy phải có quy định kỹ luật thích đáng cho
những hành vi này, đủ sức mạnh để ngăn chặn, răn đe. Cái xấu bị ngăn chặn, răn đe
cũng là một cách khuyến khích cái tốt rất hữu hiệu. Hoặc nếu như biểu hiện “ học
sinh lười lao động, sống hưởng thụ ích kỷ” dang lan tràn thì ngun nhân chính là
chúng ta chưa có cái chế tài cụ thể, đủ mạnh để ngăn chặn các biểu hiện ấy. Nếu
như cơ quan bảo vệ pháp luật để hoàn thành chống nhiệm vụ ma t... thì học sinh
có muốn dính vào cũng chịu. Nếu chúng ta coi hiện tượng “xâm lăng văn hoá”, hay
xu hướng thương mại hoá giáo dục là một nguy cơ đối với đạo đức lớp trẻ thì cần
phải có những chế tài pháp luật cụ thể, mạnh mẽ để khắc phục chứ không thể giải
quyết vấn đề về cách khuyên các bạn trẻ không nên sa dà vào đó hoặc đi nói với các
trường phải chỉnh đốn lại giáo dục đạo đức cho học sinh.... Khơng chỉ chế, cần phải
gạt bỏ thói đạo đức giả với những biểu hiện của nó trong lối sống, nói không đi đôi

24


với làm ở khơng ít nhưỡng người lớn dẫn đến sự phản cảm đối với lớp trẻ dẫn đến
mất hết niềm tinvào những giá trị đạo đức....
Nói tóm lại, giải pháp cho vấn đề đạo đức học sinh trung học phổ thơng thì đã
có, điều quan trọng là thực hiện ra sao mà đến mức độ nào. Tuy nhiên, chỉ cần biết
bám vào tam giác gia đình - nhà trường - xã hội và đặc biệt là xem trọng vai trị bởi
gia đình là nguồn cội, là mơi trường đầu tiên tác động và hình thành nên nhân cách
của các em. Gia đình là tấm gương phản chiếu để các em lấy đó mà hành động, là
nơi níu kéo và nâng đỡ các em mỗi khi sa ngã... Thực hiện được điều đó là đã có
khả năng giải quyết một phần nào đó tình trạng đạo đức của học sinh đang ngày một
xuống cấp như hiện nay.

C. KẾT LUẬN.

Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi chuẩn bị bước qua lứa tuổi

vị thanh niên để trở thành một cơng dân trong cộng đồng xã hội. Và có thể nói đây
là một lực lượng quan trọgn nhất của xã hội. Chính vì vậy, trước thực trạng đạo đức
25


×