Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Phát Triển Tín Dụng Bất Động Sản Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Đầu Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 146 trang )

Tai lieu, luan van1 of 102.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---- K ---

CAO VĂN ANH

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN TP.HCM
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010

khoa luan, tieu luan1 of 102.


Tai lieu, luan van2 of 102.

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và cộng tác
của các tập thể và cá nhân.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh, các Thầy, Cơ giáo và các học viên lớp cao học Ngân hàng Đêm 2 – Khoá 17 Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến GSTS. Trầm


Thị Xuân Hương - Người trực tiếp hướng dẫn đã tận tình chu đáo giúp đỡ tơi hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các Phòng ban của Chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình
cộng tác giúp đỡ tơi hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn

Cao Văn Anh

khoa luan, tieu luan2 of 102.


Tai lieu, luan van3 of 102.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ATM

Máy rút tiền tự động

BIDV HCMC Ngân hàng Đầu tư & Phát triển VN – CN TPHCM
BIDV HO

Ngân hàng Đầu tư & Phát triển VN Hội sở chính


BIDV

Ngân hàng Đầu tư & Phát triển VN

BIS

Ngân hàng Thanh toán quốc tế

BĐS

Bất động sản

BTA

Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ

CAMEL

An toàn vốn, chất lượng tài sản, quản trị, lợi tức và tính thanh khoản

CAR

Tỷ lệ an tồn vốn

Chi Nhánh

Ngân hàng Đầu tư & Phát triển VN – CN TPHCM

CPH


Cổ phần hoá

CSVC

Cơ sở vật chất

DAĐT

Dự án đầu tư

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DNNVV

Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa

DNNQD

Doanh nghiệp ngồi quốc doanh

DPRR

Dự phịng rủi ro

DVNH

Dịch vụ ngân hàng


ĐVT

Đơn vị tính

EU

Liên minh Châu Âu

EUR

Đồng Euro

FED

Cục dự trữ liên bang Mỹ

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐV

Huy động vốn

IMF

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

KCN


Khu công nghiệp

KDNT

Kinh doanh ngoại tệ

KHNN

Kế hoạch nhà nước

khoa luan, tieu luan3 of 102.


Tai lieu, luan van4 of 102.

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTW

Ngân hàng Trung ương

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP


Ngân hàng thương mại cổ phần

NXB

Nhà xuất bản

ODA

Official development assistance - Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức

QSD

Quyền sử dụng

QHKH

Quan hệ khách hàng

TCKT

Tổ chức kinh tế

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TTBĐS

Thị trường bất động sản

TSĐB

Tài sản đảm bảo

TTCK

Thị trường chúng khoán

TTTC

Thị trường tài chính

USD

Đơ la Mỹ

SWOT

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

SMEs

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa

VCSH


Vốn chủ sở hữu

VPĐD

Văn phòng đại diện

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

khoa luan, tieu luan4 of 102.


Tai lieu, luan van5 of 102.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của BIDV HCMC (2007-2009).........35
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV HCMC (2007 – 2009)............................38
Bảng 2.3: Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của BIDV HCMC (2007-2009)....................39
Bảng 2.4: Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV HCMC (2007 – 2009) .............................42
Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng xét theo thời hạn cho vay tại BIDVHCMC(2007-2009) ................43
Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng xét theo loại tiền cho vay tại BIDVHCMC (2007-2009) ...............44
Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn của BIDV HCMC (2007 – 2009)..........................................45
Bảng 2.8: Dư nợ tín dụng BĐS/Tổng dư nợ tín dụng tại BIDV HCMC (2007-2009) ............47
Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng BĐS / Cơ cấu tín dụng theo ngành (2007-2009) ...........................48
Bảng 2.10: Dư nợ tín dụng BĐS phân theo thời gian cho vay tại BIDV HCMC.....................49
Bảng 2.11: Phân theo nhu cầu vốn vay (2007-2009) ...............................................................49
Bảng 2.12: Tài sản đảm bảo trong tín dụng bất động sản tại BIDV HCMC ............................52
Bảng 2.13: Một số quy định khác trong tín dụng bất động sản tại BIDVHCMC ....................53
Bảng 2.14: Cơ cấu huy động vốn tại BIDVHCMC xét theo tời gian (2007-2009) ..................54

Bảng 3.1: Tỷ lệ chấp thuận theo tính pháp lý và theo khả năng phát mại ................................86
Bảng 3.2: Tổng hợp chính sách khách hàng cụ thể theo nhóm ..............................................102

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ biểu diễn cơ cấu tín dụng theo thời hạn tại BIDV HCMC ......................43
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ biểu diễn cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ .................................................45
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ biểu diễn HĐV so với dư nợ tín dụng từ 2005 - 2009 ............................46
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ biểu diễn cơ cấu dư nợ bất động sản sơ với tổng dư nợ tín dụng và HĐV
từ 2007 - 2009 ..........................................................................................................................47

khoa luan, tieu luan5 of 102.


Tai lieu, luan van6 of 102.

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................................2
MỤC LỤC..........................................................................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ I
1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................................... i

2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................................................. ii

3.


Đối tượng nghiên cứu của đề tài: ........................................................................................... ii

4.

Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................................... ii

5.

Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................................... iii

6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu............................................................ iii

7.

Kết cấu của luận văn ............................................................................................................. iv

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH..............................................................................................................1
CHƢƠNG 1 .......................................................................................................................................1
TỔNG QUAN VỀ

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG

THƢƠNG MẠI .................................................................................................................................1
1.1

Những vấn đề cơ bản về tín dụng bất động sản. .................................................................1

1.1.1


Bất động sản. ...............................................................................................................1

1.1.2

Đặc điểm của tín dụng bất động sản. ..........................................................................6

1.1.3

Các loại hình tín dụng bất động sản ............................................................................7

1.1.4

Ngun tắc tín dụng bất động sản. ..............................................................................7

1.1.5

Các nguyên nhân rủi ro đối với tín dụng bất động sản. ...............................................8

1.2

Phát triển tín dụng bất động sản tại các ngân hàng thương mại. .......................................10

1.3

Thị trường bất động sản trong mối quan hệ với phát triển tín dụng bất động sản tại các

NHTM. .........................................................................................................................................17
1.3.1


Các đặc điểm của thị trường bất động sản ................................................................18

1.3.2

Vai trò của thị trường bất động sản ...........................................................................20

1.3.3

Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bất động sản .................................................21

1.4

Bài học kinh nghiệm về phát triển tín dụng bất động sản từ cuộc khủng hoảng tín dụng tại

Mỹ năm 2007-2008.......................................................................................................................23

khoa luan, tieu luan6 of 102.


Tai lieu, luan van7 of 102.

1.4.1

Cuộc khủng hoảng nhà đất, tín dụng tại Mỹ năm 2007 – 2008. ...............................23

1.4.2

Bài học cho các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam ................................................29

Kết luận Chương 1:.......................................................................................................................32

CHƢƠNG 2 .....................................................................................................................................33
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................33
2.1

Giới thiệu về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP HCM. ................................33

2.1.1

Giới thiệu chung về BIDV HCMC............................................................................33

2.1.2

Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển TP HCM ................34

2.2

Đánh giá về quy mô huy động vốn tại BIDV HCMC. ......................................................40

2.3

Đánh giá về tín dụng, cơ cấu tín dụng và chất lượng tín dụng tại BIDV HCMC. ............40

2.4

Thực trạng phát triển tín dụng bất động sản tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

TP HCM. ......................................................................................................................................46
2.4.1


Tín dụng bất động sản tại BIDV HCMC...................................................................46

2.4.2

Nguồn vốn cho phát triển tín dụng bất động sản tại BIDV HCMC. .........................53

2.4.3

Những rủi ro tiềm tàng trong quá trình phát triển tín dụng bất động sản tại BIDV

HCMC 55
2.4.4

Các nhân tố ảnh hướng đến q trình phát triển tín dụng bất động sản tại Chi nhánh

Ngân hàng Đầu tư và phát triển TP HCM ................................................................................59
2.4.1

Nhân tố pháp lý. ........................................................................................................59

2.4.2

Nhân tố kinh tế - xã hội. ............................................................................................61

2.4.3

Chính sách cấp tín dụng và tài sản đảm bảo. ............................................................63

2.4.4


Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng bất động sản tại BIDV HCMC .......................65

2.4.5

Các chủ thể tham gia trên thị trường tín dụng bất động sản......................................65

2.5

Khả năng phát triển tín dụng bất động sản tại Chi nhánh .................................................67

2.6

Thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân hạn chế đối với phát triển tín dụng BĐS tại

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP HCM...................................................................70
2.6.1

Những mặt đạt được. .................................................................................................70

2.6.2

Những mặt hạn chế tại BIDV HCMC. ......................................................................73

2.6.3

Nguyên nhân của những hạn chế. .............................................................................75

khoa luan, tieu luan7 of 102.



Tai lieu, luan van8 of 102.

Kết luận Chương 2:.......................................................................................................................77
CHƢƠNG 3 .....................................................................................................................................79
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................79
3.1

Định hướng phát triển tín dụng và phát triển tín dụng bất động sản tại BIDV HCMC

trong thời gian tới. ........................................................................................................................79
3.2

Phát triển tín dụng bất động sản là vấn đề tất yếu của BIDV HCMC ...............................81

3.3

Giải pháp phát triển tín dụng bất động sản tại BIDV HCMC ...........................................82

3.3.1

Xây chiến lược trong hoạt động cho vay bất động sản .............................................82

3.3.2

Xây dựng khách hàng chiến lược của riêng mình. ....................................................83

3.3.3

Nâng cao năng lực tài chính của Chi Nhánh. ............................................................84


3.3.4

Phát triển sản phẩm tín dụng bất động sản mới ........................................................87

3.3.5

Tạo lập và hồn thiện hệ thống thơng tin thị trường. ................................................91

3.3.6

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nắm bắt về pháp luật về bất động sản. ...........92

3.3.7

Xây dựng chính sách giá hợp lý. ...............................................................................93

3.3.8

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng bất động sản. ....................95

3.3.9

Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng. ...........................................................95

3.3.10

Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển tín dụng bất động sản ...........................................96

3.4


Giải pháp đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ...........................................98

3.4.1

Xây dựng chính sách khách hàng ..............................................................................98

3.4.2

Nâng cao chất lượng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV. ........................99

3.4.3

Xây dựng chính sách tài sản đảm bảo khoản vay....................................................100

3.4.4

Xây dựng quy trình thẩm định, quản lý tín dụng chặt chẽ và hiệu quả. ..................103

3.4.5

Thành lập trung tâm định giá, định giá bất động sản tại TP.HCM. ........................104

3.4.6

Thành lập công ty chuyên kinh doanh BĐS, địa ốc; Cơng ty tín thác BIDV. .........104

3.5

Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước, Chính Phủ. ......................................................105


3.5.1

Nhóm giải pháp cho Ngân hàng nhà nước. .............................................................105

3.5.2

Nhóm giải pháp cho Chính phủ...............................................................................106

3.6

Giải pháp đối với khách hàng .........................................................................................108

khoa luan, tieu luan8 of 102.


Tai lieu, luan van9 of 102.

3.6.1

Đối với khách hàng doanh nghiệp ...........................................................................108

3.6.2

Đối với khách hàng cá nhân ....................................................................................109

Kết luận Chương 3:.....................................................................................................................109
PHẦN KẾT LUẬN.....................................................................................................................110

khoa luan, tieu luan9 of 102.



Tai lieu, luan van10 of 102.

i

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển tín dụng bất động sản đã và đang được nhiều ngân hàng thương mại
(NHTM) quan tâm và được xem như một trong những xu hướng lựa chọn đầu tư lâu
dài nếu như các ngân hàng muốn tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần trong tương lai.
Thực tế cho thấy, ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội trong việc mở rộng tín dụng bất
động sản đến đông đảo đối tượng khách hàng là các cá nhân, các hộ gia đình và các
doanh nghiệp, các dự án hiệu quả sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị trường. Hoạt động kinh
doanh tín dụng bất động sản, các ngân hàng khơng chỉ có thị trường rộng lớn hơn mà
hiệu quả kinh tế mang lại cũng cao hơn nhờ sản phẩm được cung cấp với khối lượng
lớn, doanh thu cao, phân tán được rủi ro kinh doanh đồng thời mang lại cho ngân hàng
khả năng phát triển liên tục nhờ đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm tín dụng của mình.
Việt Nam được đánh giá là thị trường mà tín dụng bất động sản cịn rất nhiều
tiềm năng phát triển. Yếu tố quyết định đảm bảo cho sự tăng trưởng không ngừng của
thị trường bất động sản tại các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam chính là sự
tăng trưởng liên tục của nền kinh tế, cùng với đó là sự cải thiện mơi trường luật pháp,
trình độ dân trí và cơ cấu dân số trẻ. Từ năm 2000 cho đến nay, Việt Nam luôn đạt tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao, kinh tế vĩ mơ duy trì ổn định, đời sống vật chất tinh thần
người dân khơng ngừng được cải thiện, nhờ đó môi trường hoạt động ngân hàng ngày
càng thuận lợi và hấp dẫn, nhu cầu về số lượng và chất lượng tín dụng ngân hàng ngày
càng tăng.
Với mục tiêu trở thành một ngân hàng vững mạnh với mục tiêu chất lượng, tăng
trưởng bền vững, hiệu quả và an tồn, có quy mô tầm cỡ trong khu vực, BIDV HCM
phải thực hiện đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh và mở rộng nhóm khách hàng mục tiêu

của mình. Xuất phát từ u cầu trên, tơi chọn đề tài: “Phát triển tín dụng bất động sản
tại Chi Nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh” với hy
vọng được đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của BIDV HCM, góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV HCM trong tình hình mới.

khoa luan, tieu luan10 of 102.


Tai lieu, luan van11 of 102.

ii

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung phân tích trực trạng và tìm hiểu ngun nhân hạn chế việc phát
triển tín dụng bất động sản tại Chi Nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP.Hồ Chí
Minh từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để phát triển hơn nữa loại hình tín dụng này
nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi Nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển TP.Hồ Chí Minh trong tiến trình hội nhập, cụ thể:
-

Hệ thống hóa lý luận về phát triển tín dụng bất động sản ngân hàng thương mại
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO.

-

Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng bất động sản của Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển TP Hồ Chí Minh trong những năm qua, đưa ra những đánh
giá về mức độ phát triển tín dụng bất động sản trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế.


-

Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tín dụng bất động sản cho Chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn tới.

3. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài:
Với phạm vi của một luận văn thạc sỹ, đề tài sẽ chỉ tập trung nghiên cứu những
vấn đề cơ bản về sự phát triển tín dụng bất động sản trên một số nội dung cơ bản là các
vấn đề liên quan tới tín dụng bất động sản tại ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng, điều
kiện phát triển và môi trường pháp lý cho sự phát triển tín dụng bất động sản của ngân
hàng cả trên giác độ lý luận và thực tiễn ở Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
TP Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển tín dụng bất động
sản tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP Hồ Chí Minh theo các yêu cầu về
hội nhập WTO.

4. Phạm vi nghiên cứu:
-

Phạm vi khơng gian: tình hình phát triển tín dụng bất động sản của Chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP Hồ Chí Minh.

-

Phạm vi thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về sự phát
triển tín dụng bất động sản trên một số nội dung cơ bản là các vấn đề liên quan tới

khoa luan, tieu luan11 of 102.


Tai lieu, luan van12 of 102.


iii

tín dung ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng, điều kiện phát triển và môi trường
pháp lý cho sự phát triển tín dụng bất động sản của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển TP Hồ Chí Minh, các tài liệu phục vụ đánh giá thực trạng được thu
thập trong khỏang thời gian từ 2007 đến 2009.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích của đề tài, trong q trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng
các phương pháp sau:
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: là phương pháp nghiên cứu
tổng quát để khái quát đối tượng nghiên cứu và để nhận thức bản chất của các hiện
tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội. Phương pháp này yêu cầu nghiên cứu các hiện tượng
không phải trong trạng thái riêng rẽ, cô lập mà trong mối quan hệ bản chất của các hiện
tượng, sự vật; không phải trong trạng thái tĩnh mà trong sự phát triển từ thấp đến cao,
trong sự chuyển biến từ số lượng sang chất lượng, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
Phương pháp phân tích số liệu: vận dụng các phương pháp phân tích thống kê
như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, tốc
độ phát triển liên hoàn, tốc độ tăng (giảm) liên hoàn và phương pháp so sánh để phân
tích kết quả kinh doanh cũng như tình hình phát triển tín dụng bất động sản của ngân
hàng qua các năm nhằm đáp ứng được mục đích nghiên cứu của đề tài đã đặt ra.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đối với BIDV HCMC, phát triển tín dụng bất động sản được dự báo sẽ là lĩnh
vực cạnh tranh rất khốc liệt khi "vòng" bảo hộ cho ngân hàng thương mại trong nước
khơng cịn, khi cuộc đua hội nhập vào giai đoạn mới. Vì thế, việc xem xét các yêu cầu
phát triển tín dụng bất động sản trên cơ sở phân tích thực trạng tín dụng bất động sản ở
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP Hồ Chí Minh để có những giải pháp
thích hợp là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế.
Mục đích nghiên cứu của tác giả là tìm kiếm đáp án cho các vấn đề sau:

khoa luan, tieu luan12 of 102.


Tai lieu, luan van13 of 102.

-

iv

Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng bất động sản của ngân hàng nói
chung và tại BIDV HCMC nói riêng khi đã gia nhập WTO?

-

Xu hướng phát triển tín dụng bất động sản của ngân hàng trong điều kiện hội
nhập?

-

Với thực trạng phát triển tín dụng bất động sản của Chi nhánh ngân hàng Đầu tư
và phát triển TPHCM hiện nay thì giải pháp nào để tồn tại và phát triển trong điều
kiện hội nhập?

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt…
nội dung của luận văn gồm 03 chương:

-

Chương I: Tổng quan về phát triển tín dụng bất động sản tại Ngân hàng thương
mại

-

Chương II: Thực trạng phát triển bất động sản tại Chi Nhánh Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh.

-

Chương III: Giải pháp phát triển tín dụng bất động sản tại Chi Nhánh Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh.

khoa luan, tieu luan13 of 102.


Tai lieu, luan van14 of 102.

1

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1

Những vấn đề cơ bản về tín dụng bất động sản.
Tín dụng bất động sản mang lại một phần lợi ích cho các Ngân hàng thương mại


và cả phía khách hàng. Tín dụng bất động sản đã mang lại lợi ích cho xã hội và cho cả
nền kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng, trong đó có phần đóng góp của ngành tài chính –
ngân hàng mà trong đhông tin thu thập không giới hạn bởi những thông tin như mã số của
bất động sản.
Phát triển thị trường BĐS đồng bộ với thị trường tài chính, thị trường chứng
khốn: Kiện tồn các sàn giao dịch BĐS. Nâng cao hoạt động của trung tâm phát triển
quỹ đất. Đẩy mạnh công khai, minh bạch thông tin để ổn định thị trường BĐS. Cải
cách thủ tục hành chính…

3.6 Giải pháp đối với khách hàng
3.6.1 Đối với khách hàng doanh nghiệp
Đối với chủ đầu tư (doanh nghiệp) đầu tư các dự án khu đơ thị nhà ở có quy mơ
sử dụng đất dưới 20 ha, vốn của chủ sở hữu cần đối ứng tối thiểu 15% tổng mức đầu tư.

khoa luan, tieu luan121 of 102.


Tai lieu, luan van122 of 102.

109

Tổng mức đầu tư dự án khu đô thị mới được lập theo quy hoạch hiện hành, bao gồm
chi phí sử dụng hoặc thuê đất, tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư...
đối với các dự án khu đô thị mới, nhà ở có quy mơ sử dụng đất từ 20 ha trở lên, chủ đầu
tư cần có vốn đối ứng chiếm ít nhất 20% tổng mức đầu tư.
Đối với chủ đầu tư (doanh nghiệp) đầu tư các dự án khu đơ thị mới và nhà ở
thương mại có quy mơ sử dụng đất từ 10 ha trở lên, theo quy hoạch được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao lại cho thành phố 20% diện tích
xây dựng nhà ở để phục vụ nhu cầu tái định cư, nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập

thấp.
Các doanh nghiệp cần giảm giá bất động sản về giá trị thực. Điều quan trọng
nhất là đưa giá BĐS đúng với giá trị thật. Do giá bất động sản của Việt Nam hiện được
đánh giá là cao hơn giá trị thực rất nhiều nên việc giảm giá vẫn đảm bảo cho người bán
có lãi và quan trọng hơn là phù hợp với khả năng thanh toán của nhiều người tiêu dùng.
Các nhà đầu tư kinh doanh BĐS cần phải chọn lựa chính sách giá bất động sản
hợp lý để kích thích cầu về nhà ở đối với những đối tượng thu nhập vừa phải và thấp
nhằm giữ được sự tồn tại của công ty trên thương trường.
Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần cung ứng cho ra thị trường những
sản phẩm đúng với giá trị thực, phù hợp với túi tiền của đại đa số người tiêu dùng giúp
thị trường.
Cần cung cấp thơng tin chính xác và đầy đủ về doanh nghiệp của mình để cùng
Ngân hàng hợp tác và xây dụng mỗi quan hệ tương trợ.

3.6.2 Đối với khách hàng cá nhân
Xác định nhu cầu thực của mình về các loại sản phẩm tín dụng bất động sản.
Không nên tham gia vào thị trường bất động sản theo trào lưu số đông. Cung cấp thơng
tin chính xác cho các NHTM hỗ trợ vốn khi có nhu cầu mua nhà để ở, xây dựng và sửa
chữa nhà để ở…

Kết luận Chƣơng 3:
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển tín dụng BĐS tại BIDV HCMC trình
bày trong Chương 2 với những mặt đạt được và hạn chế, Chương 3 đi vào đề xuất các

khoa luan, tieu luan122 of 102.


Tai lieu, luan van123 of 102.

110


giải pháp để góp phần phát triển hiệu quả tín dụng bất động sản trong thời gian tới. Các
đề xuất bao gồm ba phần chính. Phần một, giải pháp về phía BIDV HCMC, với yêu
cầu nâng cao chất lượng tín dụng BĐS bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm tín dụng,
xây dựng chính sách khách hàng cho riêng mình, hồn thiện chính sách cho vay BĐS
tại BIDV HCMC, phát triển công nghệ, nâng cao năng lực tài chính, tăng cường cơng
tác marketing, phát triển nguồn nhân lực…Phần hai, giải pháp về phía Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), với yêu cầu xây dụng chính sách khách hàng hợp lý,
nâng cao hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, xây dựng chính sách tài sản đảm bảo
khoản vay, thành lập trung tâm địng giá tại TP.HCM, thành lập công ty chuyên kinh
doanh bất động sản, địa ốc, cơng ty tín thác BIDV... Phần ba, đưa ra những kiến nghị
với cơ quan quản lý vĩ mơ là Chính Phủ & Ngân hàng Nhà nước về vấn đề hồn thiện
mơi trường luật pháp cho hoạt động tín dụng BĐS nói chung và cho phát triển ngân
hàng nói riêng theo thơng lệ quốc tế. Ngồi ra, luận văn còn đưa ra kiến nghị đối với
Bộ, Ban ngành có liên quan và đối với khách hàng là doanh snghiệp, cá nhân. Tất cả
các đề xuất trên đều hướng đến một mục tiêu chung là phát triển hiệu quả tín dụng
BĐS tại BIDV HCMC, góp phần vào sự phát triển bền vững của BIDV HCMC nói
riêng và của BIDV nói chung trong giai đoạn hội nhập.

PHẦN KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực
trạng và đưa ra các giải pháp cụ thể cùng các giải pháp để phát triển hơn nữa mảng tín
dụng BĐS nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của
BIDV HCMC trong tiến trình hội nhập, luận văn đã thực hiện được những nội dung
chủ yếu sau:
Một là, luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản về tín dụng BĐS. Trong đó
đề cập khái niệm, đặc điểm; vai trị tín dụng BĐS đối với các chủ thể trong nền kinh tế;
các sản phẩm tín dụng BĐS; những nhân tố cần thiết để phát triển tín dụng BĐS. Luận
văn đề cập đến cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất Mỹ năm 2007-2008… và chỉ ra bài
học kinh nghiệm phát triển hiệu quả tín dụng BĐS cho các ngân hàng thương mại Việt

Nam nói chung và của riêng BIDV nói riêng.

khoa luan, tieu luan123 of 102.


Tai lieu, luan van124 of 102.

111

Hai là, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng phát triển tín dụng BĐS ở BIDV
HCMC trong đó bao gồm cả hoạt động tín dụng nói chung của BIDV HCMC và đi sâu
phân tích tín dụng BĐS cùng những vấn đề đặt ra trong phát triển tín dụng BĐS ở
BIDV HCMC như: Sản phẩm tín dụng bất động sản; Phương thức cho vay; Tỷ lệ tài
sản đảm bảo; Chính sách khách hàng; Áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài
và nguồn nhân lực còn nhiều bất cập…
Ba là, luận văn giới thiệu khái quát về BIDV HCMC, đánh giá chung về vị thế
cạnh tranh của BIDV HCMC. Thơng qua việc phân tích thực trạng hoạt động và phát
triển tín dụng BĐS tại BIDV, luận văn đã ghi nhận những kết quả mà BIDV HCMC đã
đạt được sau một thời gian dài đổi mới và phát triển. Đồng thời, cũng nêu lên những
hạn chế cần khắc phục và những nguyên nhân của những hạn chế đối với việc phát
triển tín dụng BĐS tại BIDV HCMC: BIDV HCMC chưa chú trọng đúng mức đến vấn
đề hồn thiện và phát triển tín dụng BĐS một cách tồn diện; hoạt động marketing
chưa hiệu quả; trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực; mạng lưới phân phối
hoạt động không hiệu quả…
Bốn là, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định hướng phát triển
của BIDV HCMC, luận văn đưa ra giải pháp và những kiến nghị để phát triển tín dụng
BĐS nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV HCMC trong tình hình
mới.
Nhóm giải pháp đối với bản thân BIDV HCMC và BIDV như: Hồn thiện chính
sách khách hàng; Quản trị rủi ro tại BIDV; Nhóm giải pháp hồn thiện và đa dạng hóa

các sản phẩm tín dụng; Nâng cao chất lượng tín dụng; Xây dựng chính sách giá sản
phẩm; Nhóm các giải pháp hỗ trợ…
Luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước và
các Bộ, Ban ngành có liên quan tạo điều kiện để mở rộng và phát triển ổn định thị
trường BĐS của Việt Nam. Ngồi ra luận văn cịn đưa ra các kiến nghị đối với khách
hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Những giải pháp nêu trên cần phải được triển khai một cách đồng bộ và theo
một lộ trình nhanh, vững chắc.

khoa luan, tieu luan124 of 102.


Tai lieu, luan van125 of 102.

112

Đây là đề tài không mới nhưng là nội dung quan tâm của nhiều người đặc biệt
đối với những ai luôn trăn trở về phát triển tín dụng BĐS ở các NHTM của Việt Nam
hiện nay. Do tính chất phong phú của lĩnh vực nghiên cứu nên chắc chắn nội dung của
luận văn còn nhiều khiếm khuyết và hạn chế cần được bổ sung. Tôi rất mong được sự
đóng góp quý báu của các nhà khoa học, quý thầy cô, các anh chị và các bạn để nội
dung luận văn hoàn chỉnh hơn.

khoa luan, tieu luan125 of 102.


Tai lieu, luan van126 of 102.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng môn “Nghiệp vụ ngân hàng Trung Ương” – PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn,

năm 2009.
2. Bài giảng mơn “Phân tích chính sách thuế” – Giảng Viên Nguyễn Hồng Thắng.
3. Bài giảng mơn “Quản trị ngân hàng” – PGS.TS Trần Huy Hồng, năm 2009.
4. Bài giảng mơn “Tài chính doanh nghiệp” – PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, năm
2009.
5. Bài giảng mơn “Tài chính quốc tế” – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa, năm 2009.
6. Bài giảng môn “Thị trường giao sau và quyền chọn” – TS Thân Thị Thu Thuỷ, năm
2009.
7. Bài giảng mơn “Thị trường tài chính” – PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, năm 2009.
8. Báo cáo kiểm toán, quyết toán của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hồ
Chí Minh năm 2007, 2008, 2009.
9. Trần Huy Hoàng (12/2007), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê.
10. Luật Đất đai năm 1993 của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
11. Luật Đất đai năm 2003 của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
12. Luật Nhà ở năm 2005 của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
13. Luật Kinh doanh Bất động sản 2006 của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
14. Sở Tài Ngun Mơi trường, Báo cáo tình hình thị trường bất động sản TPHCM năm
2009
15. Các tài liệu tập huấn của Trung tâm đào tạo ngân hàng nhà nước Việt Nam
16. Nhà Xuất bản chính trị quốc gia (2006), Chính sách thu hút đầu tư vào thị trường bất
động sản Việt Nam, Hà Nội.
17. Viện nghiên cứu địa chính(2006), Hội thảo khoa học thị trường bất động sản thực
trạng nguyên nhân và giải pháp, TPHCM.
18. Viện kinh tế TPHCM, Thực trạng thị trường bất động sản tại TPHCM,
/>19. Lê Xuân Bá,(2003), Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong công
cuộc đổi mới ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà nội.
20. Trần Đình Định(2008),Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực,
thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, Nhà xuất bản tư pháp, Hà nội.
21. Michael E. Porter; Chiến lược cạnh tranh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2006.
22. Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, bản dịch, Nhà xuất bản chính trị quốc

gia, 1995.
khoa luan, tieu luan126 of 102.


Tai lieu, luan van127 of 102.

23. George Soros,The new paradigm for financial markets – The credit crisis of 2008 and
what it means, PublicAffairs,2008.
24. Frederic S.Mishkin (1995), “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính”, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, Hà nội.
25. IVSC (2005) IVSC publishes 2005 Edition of International Valuation Standards.
Press Reliese 10th February 2005. International Valuation Standards Committee
(IVSC).
Các website
26. .
27. .
28.
29.

khoa luan, tieu luan127 of 102.


Tai lieu, luan van128 of 102.

PHỤ LỤC I
2.1.1.1 Bộ máy quản lý
Toàn bộ hoạt động của BIDV HCMC được chia thành 5 khối: Khối Quan hệ
khách hàng, khối Quản lý rủi ro, khối Tác nghiệp, khối Đơn vị trực thuộc, khối Quản lý
nội bộ. Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động của
chi nhánh, giúp việc cho Giám đốc có 4 Phó giám đốc, mỗi Phó giám đốc chịu trách

nhiệm phụ trách một mảng chức năng (xem hình 2.1).

khoa luan, tieu luan128 of 102.


Tai lieu, luan van129 of 102.

P. Quan hệ KH 1

Khối
Quan
hệ
khách
hàng

BAN
GIÁM
ĐỐC

Khối
Quản

Rủi
Ro
Khối
Tác
Nghiệp

Hội đồng
nghiên cứu

khoa học

P. Quan hệ KH 3
P. Quan hệ KH 4
P. Tài trợ dự án
P.Quản lý rủi ro

Phịng Dịch vụ 1
Phòng Dịch vụ 2
Phòng Dịch vụ 3
Phòng Dịch vụ 4

Hội đồng
tín dụng

Hội đồng
quả lý tài
sản nợ - có

P. Quan hệ KH 2

Phịng Quản trị tín dụng
PGD Phú Nhuận

Khối
Đơn
vị
trực
thuộc


PGD Bùi Thị Xuân
PGD Khánh Hội
PGD Ng.Đ Chiểu
PGD Thị Nghè
PGD Trần Hưng Đạo

Ban xử lý
nợ xấu
Hội đồng
thi đua
khen
thưởng

Hội đồng
thi tuyển

Phịng KH-NV
Phịng Pháp chế

Khối
Quản

nội
bộ

Phịng TC-KT
Phịng TC-CB
Phịng Điện tốn
Phịng HC-QT


Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV TP Hồ Chí Minh

khoa luan, tieu luan129 of 102.


Tai lieu, luan van130 of 102.

-

Giám đốc: Chỉ đạo điều hành chung tồn bộ mọi hoạt động của chi nhánh.

-

Phó Giám đốc Quan hệ khách hàng (gọi tắt là PGĐ QHKH): là phó Giám đốc
được Giám đốc phân cơng là đầu mối quan hệ khách hàng của Chi nhánh có
nhiệm vụ chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu, phục vụ khách hàng; phụ trách các phịng
Quan hệ khách hàng (phịng QHKH).

-

Phó Giám đốc Quản lý rủi ro tín dụng (PGĐ QLRRTD): là phó Giám đốc được
Giám đốc phân cơng làm đầu mối cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh,
trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng, phụ trách các phịng: Thẩm
định tín dụng và phịng Quản lý tín dụng. Ngồi ra, cịn phụ trách một số phòng
thuộc khối Quản lý nội bộ: Phòng Tài chính kế tóan, phịng Điện tóan và phịng
Hành chính quản trị.

-

Phó Giám đốc Quản trị khoản vay (PGĐ QTKV): là phó Giám đốc được Giám

đốc phân cơng ủy quyền thực hiện tác nghiệp tín dụng của Chi nhánh.

-

Phó Giám đốc Đơn vị trực thuộc: là phó Giám đốc được giám đốc phân công
phụ trách các đơn vị trực thuộc và phụ trách phịng Tín dụng cá nhân (Phịng
QHKH4).

Khả năng quản trị điều hành: BIDV thực hiện quản lý tập trung, BIDV HO điều
hành và quản lý gần như mọi hoạt động của hệ thống nên năng lực quản trị điều hành
của bộ phận quản lý BIDV HO tác động rất nhiều đến tồn hệ thống BIDV nói chung
và BIDV HCMC nói riêng. Đối với BIDV HCMC khả năng quản trị điều hành của Ban
Giám Đốc khá tốt, hoạt động của chi nhánh được phân theo từng khối và các phó giám
đốc phụ trách từng khối chịu trách nhiệm về nhiệm vụ của khối, sự phân công theo
từng lĩnh vực phù hợp với sở trường của các phó giám đốc làm cho công tác quản trị
điều hành diễn tiến trôi chảy, mức độ chun mơn hóa cao. Tuy nhiên, với sự phát triển
ngành ngân hàng hiện đại đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải có tính chun nghiệp
cao, cơ chế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt đòi hỏi các nhà quản trị NHTM phải
hết sức năng động. Đây là những vấn đề thiết yếu, đặc biệt khi bắt đầu hội nhập nhưng
lại cũng là điểm yếu của BIDV HCMC cũng như một số NHTM Quốc doanh do hầu
hết những nhà quản lý ngân hàng chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng quản trị ngân

khoa luan, tieu luan130 of 102.


Tai lieu, luan van131 of 102.

hàng. Mặt khác, do cơ chế quản lý hiện nay ở các NHTM quốc doanh chưa cho phép
các nhà quản trị phát huy hết tính năng động, chủ động sáng tạo của họ.
2.1.1.2 Cơ cấu và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.

a. Khối tín dụng:
Bao gồm các phịng Quan hệ khách hàng 1, 2, 3, 4 - QHKH: Về mơ hình tổ chức
được phân thành bốn (4) phòng khác nhau về đối tượng khách hàng phục vụ và quản
lý: Phòng Quan hệ khách hàng 1: tiếp cận, phục vụ và quản lý khách hàng lớn trong và
ngồi lĩnh vực xây lắp. Phịng Quan hệ khách hàng 2: tiếp cận, phục vụ và quản lý
khách hàng lớn ngồi lĩnh vực xây lắp. Phịng Quan hệ khách hàng 3: tiếp cận, phục vụ
và quản lý khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các phòng quan hệ khách hàng
doanh nghiệp với nhiệm vụ cụ thể như sau:
Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: Tham mưu, đề xuất chính
sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng;
Cơng tác tín dụng: Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín
dụng; Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng: Kiểm tra giám sát quá
trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay.…
Các nhiệm vụ khác: Quản lý hồ sơ; đầu mối thu thập, tổng hợp, phân tích, bảo mật
thơng tin và chịu trách nhiệm về chất lượng thông tin, dữ liệu thuộc phạm vi quản
lý…
Phòng Quan hệ khách hàng 4: Thực hiện chức năng cho vay đối với cá nhân, hộ
kinh doanh cá thể. Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng,công tác bán sản phẩm
và dịch vụ ngân hàng bán lẻ… Công tác tín dụng: Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu
nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn. Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay,
lập báo cáo thẩm định…Các nhiệm vụ khác: Quản lý thông tin, báo cáo; Phối hợp, hỗ
trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ (tín dụng, phát triển sản
phẩm, marketing. phát triển thương hiệu...
Phòng tài trợ dự án: Thực hiện một phần nhiệm vụ của Phòng Quan hệ khách hàng
doanh nghiệp đối với các dự án. Trực tiếp thẩm định từ đầu các chỉ tiêu tài chính, kinh
tế - kỹ thuật, hiệu quả dự án của khách hàng. Chịu trách nhiệm lập báo cáo đề xuất tài

khoa luan, tieu luan131 of 102.



Tai lieu, luan van132 of 102.

trợ dự án trình Lãnh đạo/chuyển Phịng Quản lý rủi ro trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Chịu trách nhiệm phát triển nghiệp vụ tài trợ dự án…
b. Khối quản lý rủi ro (Phòng Quản lý rủi ro):
Cơng tác quản lý tín dụng: Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng
cao chất lượng hoạt động tín dụng như: Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro
tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá,
xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục. Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh
đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành,
từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại
Chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phịng liên quan và đề
xuất xử lý nếu có vi phạm…Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO: Là đầu mối
phối hợp xây dựng quy trình quản lý hệ thống chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO tại
Chi nhánh…Công tác kiểm tra nội bộ:Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh;
Đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan có thẩm quyền để tổ
chức các cuộc kiểm tra/thanh tra/kiểm toán tại Chi nhánh theo quy định…Các nhiệm vụ
khác: Đề xuất, trình lãnh đạo phê duyệt các hạn mức kinh doanh, hạn mức giao dịch
đối với từng nghiệp vụ, từng cấp độ, từng phòng nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc…
c. Khối tác nghiệp:
Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo
lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; Thực
hiện tính tốn trích lập dự phịng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Quan hệ
khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để
thực hiện rà sốt, trình cấp có thẩm quyền quyết định…
Phịng Dịch vụ khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách
hàng; Trực tiếp bán sản phẩm/dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng và thực hiện
tác nghiệp theo quy định (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân
hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền rút tiền,
thanh toán, chuyển tiền...


khoa luan, tieu luan132 of 102.


×