Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đặc điểm tạp bút của bảo ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

.......  ….....

TRẦN THỊ THU HIỀN

ĐẶC ĐIỂM TẠP BÚT CỦA BẢO NINH

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lê Thanh Nga

NGHỆ AN, 2016


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát .................................................................7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................8
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................................8
7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................9


Chương 1. TẠP BÚT TRÊN HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA BẢO NINH .......10
1.1. Giới thuyết về thể loại tạp bút ................................................................................10
1.1.1. Khái niệm tạp bút ................................................................................................ 10
1.1.2. Tạp bút trong văn học Việt Nam đương đại ........................................................12
1.2. Vài nét về cuộc đời và sáng tác của Bảo Ninh .......................................................16
1.2.1. Vài nét về cuộc đời Bảo Ninh ............................................................................16
1.2.2. Sự chi phối của số phận, nghề nghiệp đến sáng tác của Bảo Ninh .....................17
1.3. Tạp bút - một thể loại góp phần khẳng định phong cách văn chương Bảo Ninh. ..20
1.3.1. Nỗi buồn chiến tranh - một cột mốc đáng chú ý của tiểu thuyết Việt Nam đương
đại ..................................................................................................................................20
1.3.2. Truyện ngắn - một bổ sung lí thú trong những sáng tác của Bảo Ninh...............22
1.3.3. Tạp bút - phương tiện tác nghiệp và ý thức làm mới ngòi bút của Bảo Ninh. ...........25
Chương 2. TẠP BÚT CỦA BẢO NINH NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
.......................................................................................................................................27
2.1. Những đề tài chủ yếu trong tạp bút Bảo Ninh ........................................................27
2.1.1. Đề tài Tổ quốc, Dân tộc, Nhân dân .....................................................................27
2.1.2. Những vấn đề mang tính thời sự nóng hổi của đời sống .....................................30
2.1.3. Đề tài “độc giả và nhà văn” .................................................................................35
2.2. Nhân vật trong tạp bút Bảo Ninh ............................................................................42
2.2.1. Nhân vật của lịch sử ............................................................................................42
2.2.2. Nhân vật lãnh đạo, doanh nhân ...........................................................................47


2
2.2.3. Nhân vật trí thức, nghệ sĩ.....................................................................................50
2.3. Những thái độ cơ bản trong tạp bút Bảo Ninh .......................................................56
2.3.1. Thái độ ngợi ca ....................................................................................................56
2.3.2. Thái độ phê phán trực diện ..................................................................................62
2.3.3. Thái độ hài hước, mỉa mai ...................................................................................67
Chương 3. TẠP BÚT CỦA BẢO NINH NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH

THỨC NGHỆ THUẬT ...............................................................................................73
3.1. Nghệ thuật kết cấu ..................................................................................................73
3.1.1. Kết cấu xâu chuỗi sự kiện ...................................................................................73
3.1.2. Kết cấu theo mạch liên tưởng ..............................................................................78
3.1.3. Kết cấu theo mạch vận động tâm lí .....................................................................82
3.2. Sự dung hợp, pha trộn thể loại trong tạp bút Bảo Ninh .........................................86
3.2.1. Thể loại phóng sự - báo chí .................................................................................86
3.2.2. Thể loại tin tức - nhật kí phóng viên ...................................................................88
3.2.3. Thể loại tiểu luận - phê bình - chân dung văn học ..............................................91
3.3. Giọng điệu trong tạp bút Bảo Ninh ........................................................................93
3.3.1. Giọng suy tư ........................................................................................................94
3.3.2. Giọng tranh biện ..................................................................................................96
3.3.3. Giọng chia sẻ .....................................................................................................100
KẾT LUẬN ................................................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................106


3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học được biết đến như một phương tiện khám phá, thể hiện và phục vụ
đời sống. Cuộc sống thay đổi, văn học tất yếu cũng có những thay đổi để đáp ứng
được nhu cầu của người đọc. Sức ép của khối lượng công việc, sức ép của thời gian
trong đời sống đương đại chính là điều kiện cho sự phát triển của các thể loại khả năng
đáp ứng những nhu cầu thông tin - dù là thơng tin mang tính thẩm mĩ - nhanh và gọn
như truyện cực ngắn (mini), truyện ngắn, tạp văn, bút ký, tạp bút... Nhờ có độ dài
tương đối, khá thuận lợi cho việc dàn trang nên tạp bút thường được xuất hiện trên các
báo. Khi quyển “Tản mạn trước đèn” của Đỗ Chu nhận giải thưởng văn học của Hội
Nhà văn Việt Nam (2005), văn học Việt Nam bắt đầu mở ra thời kỳ mới cho tạp bút.
Tạp bút được xuất bản ồ ạt với những tên tuổi tiêu biểu như Đỗ Trung Quân, Phan Thị

Vàng Anh, Lý Lan, Nguyễn Ngọc Tư, Bảo Ninh… Nghiên cứu tạp bút là nghiên cứu
một bộ phận quan trọng của văn học hôm nay.
1.2. Bảo Ninh là một trong những tài năng độc đáo của nền văn xuôi Việt Nam
đương đại. Mặc dù thành tựu lớn nhất, quan trọng nhất của nhà văn đến nay vẫn là
cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (hay Thân phận của tình yêu), là đối tượng chú
ý số một của giới nghiên cứu và bạn đọc, song không thể không thấy rằng các sáng tác
ở khu vực khác của nhà văn cũng rất đáng quan tâm nghiên cứu. Tìm hiểu tạp bút Bảo
Ninh chính là góp phần vào sự quan tâm ấy.
1.3. Với những thành tựu đã đạt được, Bảo Ninh xứng đáng là gương mặt tiêu
biểu của văn xuôi và văn học Việt Nam đương đại. Nghiên cứu tạp bút của ơng chính
là góp phần đem đến một hình dung đầy đủ hơn, tồn diện hơn khơng chỉ về tạp bút,
mà cịn là về diện mạo của cả nền văn học.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Đặc điểm tạp bút của Bảo
Ninh nhằm tìm hiểu sâu hơn về tạp bút Bảo Ninh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bảo Ninh là nhà văn sáng tác trên nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết và
tạp bút. Giới nghiên cứu phê bình chủ yếu tập trung nghiên cứu tiểu thuyết và truyện
ngắn của Bảo Ninh, còn tạp bút vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Các bài


4
báo nghiên cứu về tạp bút còn rất hạn chế về số lượng. Ở đây, chúng tơi muốn có một
cái nhìn khái lược nhưng mang tính tồn cục về nghiên cứu sáng tác nói chung và tạp
bút nói riêng của nhà văn.
Về tiểu thuyết, có thể thấy khi tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh xuất hiện đã gây
nên một tiếng vang rất lớn trên văn đàn, đã có rất nhiều người quan tâm đến tác phẩm
này với nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Ngay sau khi xuất hiện trên văn đàn năm
1990 với nhan đề Thân phận tình yêu, tác phẩm của Bảo Ninh đã gây ra một làn sóng
trong dư luận khá ồn ào. Một năm sau đó, cuốn sách được tái bản với tiêu đề do chính
tác giả đặt lại là Nỗi buồn chiến tranh và được nhận giải thưởng của Hội nhà văn Việt

Nam. Khác với những tiểu thuyết được trao giải trong năm này (Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Tường và Bến không chồng của Dương Hướng), sự lựa
chọn của hội đồng xét giải dành cho các tác phẩm của Bảo Ninh đã khiến cho Nỗi
buồn chiến tranh trở thành một trong những lựa chọn bị tranh cãi nhiều nhất. Tính
phức tạp của những đánh giá về tác phẩm được thể hiện ngay trong cuộc tọa đàm về
cuốn tiểu thuyết do Hội Nhà văn và tuần báo Văn nghệ tổ chức trong năm 1991 và một
loạt các bài báo viết sau tọa đàm. Trong cuộc thảo luận về cuốn tiểu thuyết, ban tổ
chức đã nhận định: “Đây là một trong số ít tác phẩm được dư luận chú ý và đã gây
nhiều luồng ý kiến nhận xét khác nhau, thậm chí trái ngược nhau”, nhà văn Nguyễn
Phan Hách khen: “Một tác phẩm văn chương đích thực, văn đẹp lắm, cực đẹp lắm, chi
tiết tuyệt vời và gây ấn tượng không thể nào quên. Những chi tiết gợi bóng dáng của
một tác phẩm lớn”; cịn giáo sư Trần Đình sử lại nhận xét: “Bảo Ninh đã đóng góp
đáng kể nhiều mặt cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”.
Trên báo Văn nghệ số 37, 43, 44, 47 năm 1991 liên tục có các bài viết về Nỗi
buồn chiến tranh như Nguyễn Khắc Phê với Đôi điều quanh ba tiểu thuyết được giải,
Đỗ Ngọc Thắng với bài Viết về một xu hướng tiếp cận tác phẩm…
Nhiều tác giả (1991), “Thảo luận về tiểu thuyết Thân phận của tình yêu”, Báo
Văn nghệ (37).
Đỗ Văn Khang (1991), “Nghĩ gì khi đọc tiểu thuyết Thân phận của tình yêu”,
Báo Văn nghệ (43).
Đức Trung (1991), “Chiến tranh nào? Nỗi buồn nào?”, Báo Văn nghệ (43).


5
Trần Duy Châu (1994), “Từ đâu đến Nỗi buồn chiến tranh”, Báo Cộng sản (10).
Dung Nguyên trên www.sachhay.com khẳng định: Nỗi buồn chiến tranh được
coi là một cột mốc sáng chói của văn học thời kỳ đổi mới (…). Nỗi buồn chiến tranh
khơng chỉ lạ về hình thức mà cịn mới mẻ về nội dung so với thời điểm nó ra đời. Nhà
văn Nguyên Ngọc nhận xét: Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học
thời kỳ đổi mới (tp vh 28.10.06.).

Các tác giả đánh giá cao cuốn tiểu thuyết trên nhiều phương diện, xem nó như
một thành tựu xuất sắc của văn học thời kỳ Đổi mới. Tiêu biểu có các bài viết và cơng
trình nghiên cứu của Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu, Trần Thị Mai Nhi, Nguyễn Thanh
Sơn, Nguyên Ngọc, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Đăng Điệp, Vương Trí Nhàn... Tại
cuộc thảo luận về tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, nhiều nhà nghiên cứu đã đánh
giá rất cao tác phẩm này. Theo Trần Đình Sử: “Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh
mang lại một góc nhìn mới về chiến tranh (...). Đây là tiểu thuyết về nhà văn, về sự
hình thành một kiểu nhà văn, dự báo những thay đổi đáng kể của ý thức văn học.
Khơng nghi ngờ gì, Bảo Ninh đã đóng góp đáng kể, nhiều mặt cho tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại” [43;104]. Nhà văn Nguyên Ngọc - một trong những cây bút nhiệt thành
nhất trong việc đánh giá thành tựu của Nỗi buồn chiến tranh thì khẳng định: “Cuốn
sách Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh là sự nghiền ngẫm về chiến thắng, ý nghĩa
và giá trị to lớn và dữ dội của chiến thắng (...). Anh viết về cuộc chiến tranh “của anh”
gần như bằng tất cả máu của anh. Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn
học đổi mới” [43;104].
Tác giả Đỗ Đức Hiểu trong Thi pháp hiện đại đã viết : “Trong văn học mấy chục
năm nay, có thể Thân phận tình yêu là cuốn tiểu thuyết hay về tình u, cuốn tiểu
thuyết về tình u thương xót nhất” và cho rằng Nỗi buồn chiến tranh thể hiện một
điểm nhìn mới về cuộc chiến tranh kéo dài ba mươi lăm năm; Những cảnh tả chiến
tranh, những định nghĩa về chiến tranh la liệt trong tác phẩm…” [23;265 ].
Nguyễn Thanh Sơn trên khẳng định: “Tác phẩm đã tạo
nên những huyền thoại trong khi bản thân nó cũng là một huyền thoại. Lặng lẽ nhưng
khơng vì thế mà kém thuyết phục, tác phẩm tự chọn cho mình một số phận, tạo nên
một điểm nhìn hồn tồn mới về một miền q khứ chưa hề xa xôi” [61;56].


6
Phạm Xuân Nguyên trên : “Người Mỹ nghĩ gì về Nỗi
buồn chiến tranh đã khẳng định: Nỗi buồn chiến tranh khơng chỉ có giá trị trong nước
mà ảnh hưởng của nó đến nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt ở Mỹ và rất lớn qua việc

đánh giá của các nhà phê bình ở Mỹ. Tại Mỹ, Nỗi buồn chiến tranh được đưa vào nhà
trường. Các nhà phê bình cũng bình luận, đánh giá về Nỗi buồn chiến tranh của Bảo
Ninh. [41]
Bên cạnh ý kiến đánh giá cao tác phẩm, cũng có khơng ít nhà phê bình coi Nỗi
buồn chiến tranh là “điên loạn”, “rối bời”, “lố bịch hoá hiện thực”, “bơi nhọ qn
đội” (Đỗ Văn Khang, “Nghĩ gì khi đọc tiểu thuyết Thân phận tình yêu”, Báo Văn nghệ
số 43, ra ngày 26 /10/ 1991). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chúng ta thấy giá trị
của cuốn tiểu thuyết về mặt nội dung cũng như nghệ thuật đáng được khẳng định.
Về truyện ngắn Bảo Ninh, như đã nói đến nay sự nghiên cứu, tìm hiểu là chưa
nhiều. Tuy vậy, cũng có một số điểm đáng chú ý: Trong văn học Việt Nam thế kỉ XX,
Bùi Việt Thắng khẳng định: “Bảo Ninh là một trong những nhà văn có duyên với
truyện ngắn” [73;337]. Đi vào tìm hiểu thi pháp truyện ngắn Bảo Ninh, tác giả cuốn
sách Bình luận truyện ngắn chỉ ra: “Truyện ngắn Khắc dấu mạn thuyền là kiểu tình
huống tượng trưng” [73;49].
Đồn Ánh Dương trong bài “Bảo Ninh – nhìn từ thân phận truyện ngắn” in trên
, khi bàn về tập truyện ngắn Chuyện xưa kết đi được chưa có
đưa ra một nhận xét khá chính xác, sắc sảo: “Chủ âm trong sáng tác của Bảo Ninh là
các hồi tưởng về quá vãng. Chấn thương chiến tranh đã làm Bảo Ninh phải viết về nó
như trả một món nợ. Đúng hơn là chấn thương đã cầm cố Bảo Ninh trong tư cách một
nhà văn buộc ông phải vắt kiệt mình trong tất cả hồi ức về quá khứ; thậm chí, tần xuất
lặp lại của việc truy tìm q khứ đậm tới độ có thể coi suy tưởng là nét phong cách của
Bảo Ninh, chứ không chỉ tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Sự long đong trọn một đời
kiểu tiểu thuyết rồi cũng có cơ hội “đồn viên” vào đời sống văn học đương đại.
Truyện ngắn của ơng thì khác hẳn, nó vẫn cịn là một sự long đong, sự long đong của
văn chương ông”…[12].
Trong luận văn thạc sĩ Đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh,
Lưu Thị Thanh Trà - Đại học Vinh (2006) đã nhìn nhận việc thể hiện chiến tranh của


7

Bảo Ninh trong quan hệ với nhân cách con người, chiến tranh và tình u. Từ đó, cho
người đọc thấy được những biểu hiện mới trong cách nhìn nhận đối với đề tài này. Đó
là một trong những điểm nhìn mới của nhà văn. Tuy nhiên, do giới hạn phạm vi
nghiên cứu của đề tài nên tác giả chưa đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề liên quan của tác
phẩm như: Kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngơn ngữ, giọng điệu.
Về phương diện nghệ thuật, khố luận tốt nghiệp Nhân vật trong văn xuôi Bảo
Ninh của Lê Thị Lan Anh - Đại học Vinh (2007) đã đi vào khám phá thế giới nhân vật.
Tác giả đặc biệt chú ý người lính và phụ nữ dưới các góc nhìn khác nhau. Trên cơ sở
đó thấy được sự đổi mới của Bảo Ninh trong cách nhìn nhận và thể hiện con người
trong văn học sau 1975. Khoá luận cũng đi vào nghệ thuật thể hiện nhân vật trong văn
xuôi Bảo Ninh như: thể hiện nhân vật qua ngoại hình, qua việc thể hiện thế giới tâm
linh, qua việc sử dụng ngôn ngữ và qua việc tổ chức thời gian, không gian. Tuy nhiên,
luận văn chỉ chú ý tới những nhân vật trong các mối quan hệ khác nhau như: người
lính trong quan hệ cộng đồng, người lính trong góc nhìn cá nhân… mà chưa đề cập tới
đặc điểm nổi bật của các loại nhân vật như: nhân vật dị thường, nhân vật lạc loài. Sáng
tác của Bảo Ninh chủ yếu viết về chiến tranh. Chiến tranh trong sáng tác của Bảo Ninh
nhìn nhận chủ yếu qua số phận con người, chiến tranh với tính chất hai mặt của nó.
Những cách tân trong nghệ thuật tự sự của ông cũng đã góp phần đem lại cho văn học
nước nhà luồng sinh khí mới.
Có thể nói dường như chưa có một chuyên luận hay bài viết nào nghiên cứu về
tạp bút của Bảo Ninh. Do đó khi nghiên cứu đề tài này chúng tơi muốn có một cái nhìn
khá đầy đủ về thể loại tạp bút cũng như sáng tác của ông. Hy vọng rằng luận văn sẽ
góp phần sáng tỏ thêm giá trị của tạp bút Bảo Ninh trên cả hai phương diện nội dung
và nghệ thuật. Cơng việc đó sẽ giúp ta thấy được phần nào những đóng góp của ông
trong nền văn học nước nhà.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Đặc điểm tạp bút của Bảo Ninh trên cả hai phương diện
nội dung và hình thức nghệ thuật.



8

3.2. Phạm vi khảo sát
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu Tạp bút bảo Ninh được
đăng tải trên báo Văn nghệ trẻ và sau được tập hợp trong cuốn Tạp bút Bảo Ninh gồm
84 tác phẩm. Ngồi ra chúng tơi cũng khảo sát thêm một số bài đăng trên các tạp chí
và trang Web.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm tìm hiểu những nội dung chủ yếu của tạp bút Bảo Ninh. Tìm
hiểu những nội dung, tư tưởng mà tác giả quan tâm thể hiện trong tạp bút ở đề tài,
nhân vật, thái độ. Chỉ ra được những đặc điểm của tạp bút Bảo Ninh thể hiện ở nghệ
thuật kết cấu, sự dung hợp các thể loại và giọng điệu.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn hướng đến ba nhiệm vụ chính:
4.2.1. Tìm hiểu vị trí của tạp bút trên hành trình sáng tác của Bảo Ninh.
4.2.2. Tìm hiểu những nội dung cơ bản trong tạp bút của Bảo Ninh.
4.2.3. Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật tạp bút Bảo Ninh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương
pháp, trong đó chủ yếu là:
Phương pháp phân tích – tổng hợp
Phương pháp cấu trúc – hệ thống
Phương pháp thống kê – phân loại
Phương pháp so sánh – đối chiếu
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn này đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về Tạp bút Bảo Ninh ở những khía
cạnh đặc sắc cả nội dung và nghệ thuật, phát hiện những đóng góp cũng như những
hạn chế, để từ đó có một cái nhìn khái qt hơn và hiểu thêm về thể loại tạp bút của

nhà văn tài năng này.


9
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo. Luận văn được triển khai trong 3
chương.
Chương 1: Tạp bút trên hành trình sáng tác của Bảo Ninh
Chương 2: Tạp bút của Bảo Ninh nhìn từ phương diện nội dung
Chương 3: Tạp bút của Bảo Ninh nhìn từ phương diện hình thức nghệ thuật


10
Chương 1
TẠP BÚT TRÊN HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA BẢO NINH

1.1. Giới thuyết về thể loại tạp bút
1.1.1. Khái niệm tạp bút
Tạp bút là một khái niệm chưa được minh định rõ ràng, còn lẫn lộn với các tên
gọi khác như tản văn, tạp văn, bút ký… Cho đến hôm nay tạp bút được công nhận là
một thể loại văn học đứng bên cạnh các thể loại văn học khác như truyện ngắn, tiểu
thuyết, kịch, thơ... Tuy nhiên đây là một thể loại văn học không thuần nhất. Từ trước
đến nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, các học giả cố gắng đưa ra các định nghĩa của
riêng mình về tạp bút. Tuy thế, vẫn chưa có một khái niệm nào định nghĩa một cách
chính xác về thể loại tạp bút. Trong những nghiên cứu mà chúng tơi có được, thường
chỉ có định nghĩa, khái niệm về tạp văn.
Trương Chính trong lời giới thiệu Tạp văn Lỗ Tấn, tuyển tập, Nxb Văn học, Hà
Nội, 1963 cũng đưa ra cách hiểu về tạp văn như sau: “Tạp văn là một thành tựu đặc
biệt của Lỗ Tấn trong ba mươi năm hoạt động văn học của ông, nhưng thật ra không
phải thể loại văn học mới. Xét về nguồn gốc phong cách của nó thì tạp văn chính là kế

thừa và phát triển hình thức tản văn trong văn học cổ điển Trung Quốc” [7;6].
Dương Tấn Hào lại quan niệm rằng: “Theo nghĩa đen thì hai chữ tạp văn dùng để
chỉ những thể đoản thiên không đồng một thể với các tập thi ca, tản văn, tiểu thuyết và
bi kịch đã thịnh hành như xưa. Ngày nay bản chất thứ tạp đã biến tướng và danh từ đó
hiện giờ chuyên chỉ lối văn đoản thiên, những thiên tạp cảm giàu về tính cách tranh
đấu” [44;444].
Theo Lỗ Tấn – tác giả tạp văn xuất sắc của văn học Trung Quốc cho rằng: “Kì
thực cái gọi là tạp văn cũng khơng phải là món hàng mới mẻ ngày xưa cũng đã có.
Phàm là văn chương, nếu xếp loại thì có loại để mà xếp, bất kể thể gì, mọi thể đều xếp
vào một chỗ cả, thế là thành tạp" (Trương Chính, Tạp văn tuyển tập (tập 3), Nxb Văn
hóa Hà Nội, tr.229). Lỗ Tấn đặc biệt đề cao vai trò tạp văn... bút kí chính luận. Tác giả
xem: tạp văn là loại “ngơn chí hữu vật”. Tạp văn thể hiện chức năng của nghệ thuật,
tham gia vào việc đấu tranh của xã hội” [8;212].


11
Trong cuốn tạp văn của Mạc Ngơn, Người tỉnh nói chuyện mộng du ở bài mở
đầu Vì sao phải biên soạn cuốn sách này? Tác giả viết: “Đây là “tản văn, tùy bút” đầu
tiên của tôi. Tuy nhiên tôi muốn nói rằng, đây là một đĩa lịng dê đã xắt miếng. Bởi tôi
cũng không dám chắc rằng, những bài văn được sưu tập dưới đây, rốt cuộc nên coi nó
là tản văn, hay xem nó là tạp văn, hay gọi nó là “tùy bút”, hay nên coi nó là một thể
loại khác. Thật lịng khơng thể ngờ rằng, tuy hơn chục năm qua, ngoài việc viết tiểu
thuyết và kịch bản ra, tơi cịn viết được nhiều thứ ba lăng nhăng đến thế” [39;5].
Ta có thể thấy rằng, các quan niệm về thể loại này còn khác nhau, chưa được
minh định rõ ràng, thậm chí đối lập nhau. Chẳng hạn Đỗ Hải Ninh trong bài Kí trên
hành trình đổi mới xem tạp văn là một dạng nhỏ của “tản văn”. Tác giả viết: “Chúng
tôi quan niệm tản văn là một loại văn ngắn gọn, hàm súc, với khả năng khám phá đời
sống bất ngờ, thể hiện trực tiếp tư duy, tình cảm của tác giả, bao gồm cả tạp văn, tùy
bút, văn tiểu phẩm...” [54;77]. Nhưng Dương Tấn Hào lại xem tạp văn dùng để chỉ thể
văn đoản thiên, không đồng một thể với thi ca, tản văn, tiểu thuyết và bi kịch đã thịnh

hành như xưa. Bởi tạp văn là một khái niệm rất rộng bao trùm toàn bộ các sáng tác văn
xi mà người Trung Quốc đã dùng.
Cịn Hồng Ngọc Hiến xem tạp văn là một thể loại của kí, trong cuốn sách Năm
bài giảng về thể loại: Ký - Bi kịch - Trường ca - Anh hùng ca - tiểu thuyết,ông viết:
“Trong nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại, kí là một thuật ngữ dùng để gọi tên
một thể loại văn học bao gồm nhiều “thể” hay nhiều “tiểu loại”, bút kí, hồi kí, du kí, kí
chính luận, phóng sự, tùy bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm (ét-xe)...” [21;5].
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Tạp văn là những áng văn tiểu phẩm có
nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ. Đó là một thứ văn vừa có tính
chính luận sắc bén, vừa có tính nghệ thuật cơ đọng, phản ánh và bình luận kịp thời các
hiện tượng xã hội” [18;294].
Xét về nghĩa từ vựng, có thể hiểu tạp là “nhiều thứ, nhiều loại lẫn lộn vào nhau”
(Hoàng Phê, Hoàng Thị Tuyền Linh, Vũ Xuân Lương, Phạm Thị Tủy, Đào Thị MInh
Thu, Đặng Thanh Hòa, Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà Nẵng, tr.
1377); bút, ban đầu có nghĩa chỉ một "đồ dùng để viết, kẻ, vẽ thành nét" (Hoàng Phê,
Hoàng Thị Tuyền Linh, Vũ Xuân Lương, Phạm Thị Tủy, Đào Thị Minh Thu, Đặng


12
Thanh Hòa, Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà Nẵng, 2007, tr. 1377),
về sau được hiểu thêm như hành động viết. Cộng với căn cứ vào nội dung thể hiện, có
thể hiểu tạp bút là sự viết, hành động viết về những cái tản mạn, không tập trung vào
một chủ đề cụ thể nào. Nhìn vào nội dung tương ứng với tên gọi tạp bút, có thể thấy
khái niệm này chưa được minh định rõ ràng, cón lẫn lộn với các tên gọi khác như tản
văn, tạp văn... Ở đây, chúng tôi tạm hiểu tạp bút như khái niệm tạp văn, với các đặc
điểm sau:
Tạp bút là một thể loại ngắn gọn, hàm súc, rất năng động, linh hoạt phù hợp với
nhu cầu thưởng thức của độc giả hiện đại.
Tạp bút thường biểu hiện một ý nghĩ, một khoảnh khắc suy tư, một thoáng liên
tưởng bất ngờ độc đáo, đậm dấu ấn cá nhân của tác giả.

Nội dung của tạp bút khá phong phú đa dạng, có thể liên quan đến các vấn đề
chính trị - xã hội mang tính chính luận sắc sảo, cũng có thể là những thiên tạp cảm
giàu chất trữ tình, mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật của một tác giả văn
chương.
1.1.2. Tạp bút trong văn học Việt Nam đương đại
Tạp bút cũng là một thể loại văn học giống như tạp văn hay tùy bút, những năm
gần đây đang được độc giả u thích, quan tâm. Có nhiều cuốn sách ra mắt độc giả với
sự góp đơng đảo các thế hệ Nguyễn Khải - Tạp văn, Đỗ Chu - Tản mạn trước đèn,
Nguyên Ngọc - Tạp văn, Phan Thị Vàng Anh - Tạp văn, Lý Lan - Tạp văn, Mạc Can Tạp bút, Bảo Ninh - Tạp bút,… Bạn đọc sẽ khó có thể thể quên được những cuốn sách
như: Nhân trường hợp chị Thỏ Bông (Thảo Hảo), Yêu người ngóng núi (Nguyễn Ngọc
Tư), Cuộc đời vui q khơng buồn được (Trần Nhã Thụy), Tiêu gì cho thời gian để
sống (Hồng Việt Hằng), Hà Nội thì khơng có tuyết (Đỗ Phấn), Nghiêng tai trước gió
(Lê Giang), Ngẫu hứng sáng trưa chiều tối (Tạ Duy Anh), Phố của làng, Gánh đàn bà
(Dạ Ngân), Ngày mai của những ngày mai (Nguyễn Ngọc Tư), Bằng đôi chân trần
(Nguyên Ngọc), Con giai phố cổ (Nguyễn Việt Hà). Ngồi ra chúng ta cịn có
Tap.but.đỗ của nhà thơ Đỗ Trung Quân, người chuyên viết tạp bút trên các báo cũng
không ngoại lệ trong cách làm sách… với số lượng bài viết khá lớn đã cung cấp cho
người đọc cái nhìn mới đa thanh, đa chiều trong cuộc sống hôm nay.


13
Trong cuộc tọa đàm có chủ đề “Tạp văn có phải là fast-food?” được tổ chức ở
Hà Nội thu hút sự tham dự của nhiều nhà văn là tác giả của nhiều tạp văn, tạp bút gây
được tiếng vang như: Bảo Ninh, Đỗ Phấn, Hoàng Việt Hằng, Nguyễn Thụy Anh,
Nguyễn Trương Quý... Sách thể loại này, theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, hầu
hết đều có doanh số bán tốt, khá nhiều đầu sách được tái bản nhiều lần. Căn cứ vào
lượng đầu sách đã xuất hiện trên thị trường có thể nhận thấy thể loại tạp văn, tạp bút
đang là một “trào lưu”, không chỉ thu hút được nhiều tác giả có tên tuổi, mà ngay cả
những tác giả mới, tác giả trẻ cũng rất quan tâm và muốn thử sức.
Với đặc điểm ngắn gọn, các vấn đề được đề cập gần gũi với đời sống, tác giả

thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ, thái độ, cảm xúc của mình nên tạp bút dễ nhận được sự
chia sẻ, đồng cảm của độc giả. Bên cạnh đó, khơng thể khơng kể đến sự linh hoạt, đa
dạng trong đề tài, sắc sảo trong văn phong, phản ứng một cách kịp thời trước những
vấn đề được xã hội quan tâm như là ưu thế của tạp bút so với một số thể loại khác. Có
rất nhiều tờ báo ln dành “đất” cho các bài tạp bút, một số tờ báo còn “đặt hàng” các
nhà văn nổi tiếng giữ chuyên mục cho báo, như một “đặc sản” của tờ báo. Tạp bút gắn
bó mật thiết với báo chí, bởi đặc trưng sản xuất nhanh, tiêu thụ nhanh. Đã có những
bài viết mà ngay sau khi ra mắt, độc giả nơ nức tìm đọc. Thể loại này là sự kết hợp đặc
sắc giữa văn chương và báo chí, mà tác động của nó tới xã hội khơng hề nhỏ. Vì thế
mà từ trước đến nay tạp văn, tạp bút ln có mặt đều đặn trên các số báo với những
đối tượng người viết khá đa dạng từ những nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà khoa học
có tên tuổi tới những sinh viên mới vào năm đầu đại học hay một người lính xa nhà.
Trong số ấy, cũng có khơng ít những gương mặt tác giả để lại dấu ấn của riêng mình.
Tạp văn Nguyễn Khải đề cập đến các vấn đề đạo đức, lối sống những tự truyện,
những mẩu chuyện liên quan nhiều đến nhiều khía cạnh của đời sống hiện thực, song
nhìn chung là xoay quanh những suy nghĩ về cuộc đời và nghề văn. Nguyễn Khải lấy
chất liệu hiện thực là những quang cảnh sự kiện, con người bình thường của cuộc sống
hàng ngày, chủ yếu là môi trường quen thuộc của nhà văn, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp... Khai thác đề tài có phần hẹp nhưng tác phẩm của ơng vẫn đạt đến mức độ
khái quát cao bên cạnh vẻ chân thực sinh động hấp dẫn riêng. Chính vì vậy tạp văn của


14
ông mang dáng dấp những câu chuyện nhỏ nhặt hàng ngày song lại có sức chuyển tải
những câu chuyện lớn hơn [80].
Còn tạp văn Nguyễn Ngọc Tư hầu như đề cập mọi vấn đề của cuộc sống con
người Nam Bộ trong sự đa dạng phong phú. Trong đó đề tài chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn được tác giả quan tâm chú ý. Ở đó, con người, đặc biệt là người nông dân
Nam Bộ hiện lên, lam lũ cực nhọc, gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế thị trường.
Đó cũng là mơi trường, là ngun nhân tạo nên tính cách của người nơng dân Nam Bộ

thật thà chất phác, chịu thương chịu khó, biết yêu thương chia sẻ với những người
cùng cảnh ngộ và đẹp nhất là tinh thần lạc quan tin tưởng vào tương lai, vào một ngày
mai tươi sáng. Đó là điểm tựa để con người nơi đây đứng vững, vượt qua những khó
khăn trước mắt và bước đến tương lai rộng mở.
Tạ Duy Anh bằng tạp văn, tạp bút thường đến với những gam màu trầm lắng
trong tâm hồn, với những trang viết ngọt ngào về ký ức tuổi thơ, những suy ngẫm trầm
tư trước thế sự và những lo lắng băn khoăn trăn trở về nghề viết. Nguyễn Nhật Ánh
viết tạp văn Sương khói quê nhà, tạp bút Người Quảng đi ăn mỳ Quảng như người đi
bộ, gặp gì viết nấy, nhớ gì kể nấy nhưng cái dun chữ thì khó phai. Tạp văn Nguyễn
Việt Hà cung cấp cho ta cái nhìn đa thanh, đa diện của cuộc sống hiện đại hôm nay. Lê
Giang viết về những chuyện đời thường, quanh mình nhưng đọc vẫn thấy đầy mới lạ.
Dạ Ngân viết về đề tài từ chuyện trong nhà như ni cóc đến chuyện quy hoạch đơ thị,
văn hóa giáo dục… Tạp bút Mạc Can thường dài và không dừng lại ở chuyện “hoa lá
cành”, đơi khi nó là những cuộc đối thoại “mật mã” với những ai ông hay gặp bên ly
trà đá. Đọc tạp bút của “nhà văn trẻ” này mà ngộ ra cảnh đời tác giả từng trải thì đó là
tự truyện.
Người Quảng đi ăn mỳ Quảng của Nguyễn Nhật Ánh gửi gắm tâm trạng mình
với biết bao nhiêu chuyện trên trời dưới bể. Khơng ít tạp bút Nguyễn Nhật Ánh nêu
những vấn đề bức xúc của xã hội trong đau đáu nỗi đời, sắc sảo, góc cạnh của người
viết báo. Mặc dù tinh thần chung của cả tập sách hình như nhà văn không ưa đụng
chạm đến những vấn đề thời sự xã hội trực tiếp mà chú tâm hơn đến những suy tư,
hoài niệm, gửi gắm con người xã hội của mình qua một kiểu nhàn đàm lâu nay vẫn
được người ta quen dùng để thể hiện.


15
Những chuyến đi một mình của Đinh Lê Vũ ít để lại dấu ấn nhưng lại thu hút
người đọc vì cảm nhận sâu lắng. Đinh Lê Vũ dường như luôn muốn tích trữ những kỷ
niệm dù nhỏ nhoi và mong manh nhất trong từng ánh nhìn của mình. Chính vì thế, khi
đi qua nơi quen thuộc hay xa lạ, khi bắt gặp những ấn tượng, thường rất tinh tế, anh

đều ghi nhớ, sắp xếp và kể lại bằng cái nhìn chắt lọc đây là phương cách cấu thành của
nhiều tạp bút trong tập này. Cách viết này thuộc diện quý hiếm hiện nay, nếu so với
các tác giả tạp bút khác, khi đa số chọn hướng kể chuyện gây cấn, tích hợp thơng tin,
bày tỏ quan niệm, tri thức, triết lý… (Văn Bảy (2014), Đọc sách, Văn hóa thơng tin.)
Với nhà văn Bảo Ninh, ngoài đề tài ca ngợi Tổ quốc, dân tộc, nhân dân, tạp bút
của ơng cịn xoay quanh các vấn đề mang tính thời sự nóng hổi của đời sống, nhà văn
đã cho ta thấy sự phức tạp ngổn ngang của hiện thực đời sống, con người phải đối diện
bao khó khăn thử thách được tái hiện trong tác phẩm như những thước phim tỉ mỉ và
công phu. Ngồi sự thành cơng ở tiểu thuyết, truyện ngắn thì ở thể loại tạp bút này Bảo
Ninh đã khẳng định được vị trí trong sự nghiệp sáng tác của mình và đã có những
đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam đương đại.
Có thể thấy sự phát triển của tạp văn, tạp bút trên báo chí và xuất bản phẩm thời
gian qua là đáng ngạc nhiên. Số liệu công bố mới đây của Nhà xuất bản Trẻ cho biết,
từ năm 2010 đến ngày 25 - 6 - 2015 Nhà xuất bản này đã xuất bản có 62 đầu sách
thuộc thể loại tạp văn, tạp bút, trong đó ba năm trở lại đây, số đầu sách tạp văn, tạp bút
đã ra mắt là 47 ấn phẩm. Chỉ tính riêng sáu tháng đầu năm 2015, NXB đã cho ra mắt
18 đầu sách thuộc thể loại này. Có thể nhận thấy số lượng các đầu sách tạp văn, tạp bút
ngày một sinh sôi, được nhiều nhà xuất bản ưa chuộng và có mặt thường xuyên tại các
hiệu sách. Có thể bởi thể loại này đã nắm bắt đúng được nhu cầu của độc giả và đang
thể hiện những ưu thế riêng có của mình nên ngày càng chiếm được nhiều cảm tình
của cơng chúng bạn đọc. Nhìn chung, trong bức tranh toàn cảnh của nền văn học Việt
Nam đương đại, thể loại tạp bút đã phần nào khẳng định được vị trí của mình.


16
1.2. Vài nét về cuộc đời và sáng tác của Bảo Ninh
1.2.1. Vài nét về cuộc đời Bảo Ninh
Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương sinh ngày 18 tháng 6 năm 1952 tại huyện
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Quê gốc ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình nhưng lớn lên ở Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình trí thức, cha là một vị

giáo sư ngơn ngữ nổi tiếng Việt Nam - G.S Hồng Tuệ. Bảo Ninh vào bộ đội năm
1969, từng chiến đấu ở mặt trận B3 - chiến trường Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung
đoàn 24, sư đoàn 10. Cho đến năm 1975 ông giải ngũ. Từ năm 1976 - 1981 ông học
đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện khoa học Việt Nam. Từ 1984 - 1986 ông
tham gia học khoá 2 trường viết văn Nguyễn Du. Từ năm 1997, ơng làm việc tại Tịa
soạn báo Văn nghệ Trẻ. Hiện nay, Bảo Ninh cơng tác ở tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt
Nam và báo Văn nghệ Trẻ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Bảo Ninh là một trong những gương mặt tiêu biểu, đã góp phần không nhỏ vào
sự thay đổi của nền văn học Việt Nam từ sau 1975. Bảo Ninh sáng tác trên nhiều thể
loại như tiểu thuyết, truyện ngắn và tạp bút. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã làm
nên tên tuổi Bảo Ninh không chỉ trên văn đàn Việt Nam mà cả trên thế giới. Cuốn sách
được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và đã được công chúng bạn đọc đón nhận
nồng nhiệt. Năm 2005, tác phẩm được tái bản với nhan đề Thân phận tình yêu. Năm
2006, tái bản với nhan đề ban đầu Nỗi buồn chiến tranh.Nỗi buồn chiến tranh từng
được coi là cột mốc sáng chói của văn học thời kì đổi mới. Bảo Ninh cũng là một
trong những nhà văn bén duyên với truyện ngắn. Có thể sức hấp dẫn của Nỗi buồn
chiến tranh đã phần nào khiến truyện ngắn của Bảo Ninh có chút lu mờ; cũng có thể
tinh hoa văn chương của ơng dồn nhiều hơn cho cuốn tiểu thuyết trên nên truyện ngắn
của nhà văn ít thu hút sự chú ý của bạn đọc hơn, nhưng khơng thể phủ nhận, Bảo Ninh
đã có những thành công nhất định ở thể loại truyện ngắn với ngòi bút tinh tế, sâu sắc.
Truyện ngắn Bảo Ninh cũng chủ yếu viết về đề tài chiến tranh cách mạng, viết về
những năm tháng chiến đấu của người lính, viết về những năm tháng khó khăn của
cuộc sống thời hậu chiến. Riêng mấy đề tài ấy cũng đủ cho ông để lại nhiều ấn tượng
trong lòng người đọc. Bảo Ninh viết khoảng 40 truyện ngắn được in trong 3 cuốn:
Chuyện xưa kết đi, được chưa? (2009), Lan man trong lúc kẹt xe (2005), Truyện ngắn


17

Bảo Ninh (2013). Theo thống kê của cuốn: Bảo Ninh - những truyện ngắn do nhà xuất

bản Trẻ ấn hành 2013, có tất cả 36 truyện ngắn thì có đến 21 truyện viết về đề tài chiến
tranh và người lính gồm các truyện: Ba lẻ một, Bí ẩn của làn nước, Vô cùng xưa cũ,
Giang, Gọi con, Hà Nội lúc không giờ, Hỏa điểm cuối cùng, Hữu khuynh, La Mác Xây - e, Ngàn năm mây trắng, Rửa tay gác kiếm, Thách đấu, Tình thư, Tiếng vĩ cầm
của quân xâm lăng, Kỳ ngộ, Lá thư từ Qúi sửu, Ngôi sao vô danh, Thời tiết của ký ức,
Trại bảy chú lùn, Khắc dấu mạn thuyền, Đêm cuối cùng ngày đầu tiên, và 15 truyện
ngắn viết về đề tài khác trong cuộc sống hiện đại sau chiến tranh gồm: Bi kịch con khỉ,
Lan man trong lúc kẹt xe, Không đâu vào đâu, Bội phản, Mắc cạn, Cái búng, Gió dại,
Đêm trừ tịch, Sách cấm, Lối mòn dọc phố, Bằng chứng, Thời của xe máy, Quay lưng,
Tòa dinh thự, Người Thăng Long quê đàng trong. Về thể loại tạp bút, những bài báo
ngắn kí tên Nhật Giang, Bảo Ninh, Mã Pí Lèng… in phần lớn trên báo Văn nghệ trẻ
năm 2000, 2001,2002, 2003, 2004, 2005, 2009, 2010, Thời báo Kinh tế Sài Gòn năm
2012, 2014, báo Người lao động 2015, báo Văn nghệ Quân đội năm 2015 và các tờ
báo Tuổi Trẻ, Tia sáng… được tập hợp trong cuốn sách có cái tên giản dị Tạp bút Bảo
Ninh. Năm 2015, Bảo Ninh cho xuất bản cuốn sách Tạp bút Bảo Ninh gồm 86 bài viết
về tạp bút do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2015.
Có thể thấy Bảo Ninh là một nhà văn thành công với các thể loại tiểu thuyết,
truyện ngắn, tạp bút và tham gia vào lĩnh vực báo chí với một số lượng tác phẩm khá
đồ sộ và một nội dung, một phong cách khá thống nhất (riêng ở tạp bút có cả sự đa
dạng). Cho đến nay, chưa ai có thể đưa ra đánh giá cuối cùng về các sáng tác của ông
bởi sự nghiệp ấy vẫn chưa hồn kết, nhưng trên đại thể có thể khẳng định đây là nhà
văn thuộc hàng tài năng của văn xuôi Việt Nam đương đại.
1.2.2. Sự chi phối của số phận, nghề nghiệp đến sáng tác của Bảo Ninh
Bảo Ninh sinh năm 1952 ở vùng tự do khu Tư, sau đó ông theo cha mẹ ra Hà
Nội. Học hết phổ thông thì nhập ngũ. Tuổi học trị của ơng gần như nằm trọn trong
thời hịa bình mười năm giữa hai cuộc chiến. Cái thời mười năm lưng chừng đó, ở
miền Bắc có thể xem là thời kì vàng son của cơng cuộc tập thể hóa, thời ai cũng như ai
nấy, bình dị, chung hòa mức sống. Một thời buổi ấm no vừa đủ và rất giàu niềm tin. Là


18

như vậy, chí ít đối với lớp trẻ mới lớn, hoặc nói cho chính xác, đối với lớp trẻ thành
phần “con nhà cán bộ hộ khẩu Hà Nội” mà Bảo Ninh là một trong đó.
Nhờ sinh ra và lớn lên trong một môi trường sống khá thuận chiều như thế mà
ơng có một tuổi thơ và một thời thanh thiếu niên có thể coi là êm ái so với bao người.
Đời sống vật chất được đảm bảo chỉ có học và chơi, khơng phải lo nghĩ gì cho nên vơ
tư mà cũng là vị kỉ và vô tâm, chẳng thấy gì, chẳng biết gì, chẳng hiểu gì về cuộc sống
có thật ở đời, hoặc là chỉ biết, chỉ hiểu một cách chung chung và ước lệ qua sự định
hướng của sách vở. Chẳng hạn, nông thôn miền Bắc với ông là những gì được trang trí
trong các tác phẩm văn học thời đó viết về đề tài nơng nghiệp mà ông được học ở
trường. Cái thời ấy, như chính nhà văn đã nói, chẳng biết con trâu nó thế nào nhưng
thuộc nằm lòng rằng ai bảo chăn trâu là khổ. Phải tới khi chiến tranh bùng nổ, sơ tán
về làng quê, nhất là khi ông vào bộ đội, từng trải hầu khắp mọi miền đất nước và sống
chết bên nhau với anh em đồng đội hầu hết là nông dân mặc áo lính, ơng mới thấm thía
ra rằng chăn trâu là khổ thật, rằng nông thôn và hợp tác xã không chỉ là như trong
sách. Mặc dù không hứng khởi với môn văn, song nhờ môn học này mà Bảo Ninh dần
dà có được cái ham thú đọc sách văn học. Dần dà đạt được tới niềm ham thích sách
văn học. Hồi đó để có thể đọc “vượt tầm” như vậy chẳng phải chuyện dễ. Số đầu sách
và lượng sách văn học được in ra chỉ như nửa giọt nước so với biển cả sách báo văn
chương thời nay. Ông có điều kiện đọc được tương đối nhiều hơn các bạn cùng lớp là
nhờ vào tủ sách của cha mình.
Giải ngũ trở về sau chiến tranh, với tư cách là một người lính bình thường từng
nếm trải những ngày tháng trên chiến trường ác liệt, ông thấu hiểu được những mất
mát đau thương mà con người phải vượt qua. Từ những câu chuyện, những suy nghĩ
và những nỗi niềm khó lịng nói ra kể ra với ai, đặc biệt là về chiến tranh và quân ngũ,
ông đã tâm sự với cha mình là Giáo sư Hồng Tuệ. Đã từng tham gia kháng chiến, là
bộ đội Vệ quốc đoàn nên vị giáo sư thấu hiểu những tâm sự về đời lính của con trai.
Ông lắng nghe, trao đổi và bàn luận một cách nghiêm túc, chân tình và bình đẳng với
con trai như hai người lớn với nhau. Có lẽ những lần tâm sự với cha như vậy đã hướng
cho ông vào con đường văn học, cầm bút viết văn. Bảo Ninh có động lực để tự tin và
mạnh dạn dám viết dòng đầu tiên của truyện ngắn đầu tiên. Những năm hậu chiến bao



19
cấp, khó khăn mọi bề, sách văn học cũng khan hiếm chẳng khác chi cơm áo, nhưng
nhờ tủ sách của cha mà ơng có điều kiện đọc được khá đầy đủ những tác phẩm có lẽ là
khơng thể khơng đọc trong đời.
Nếu không trải qua chiến tranh, không từng cầm súng, tác giả sẽ không nghĩ tới
chuyện một ngày nào đấy cầm bút viết văn. Nhưng chắc chẳng riêng gì Bảo Ninh mà
nhiều nhà văn, nhà thơ cùng lứa với ông và cũng từng là bộ đội như Hoàng Nhuận
Cầm, Trần Anh Thái, Nguyễn Việt Chiến, Phạm Ngọc Tiến... cũng vậy, là nhà văn đã
trải qua chiến tranh. Chiến tranh khơng chỉ theo nghĩa là đời lính và trận mạc mà là
thời đại chiến tranh, mấy chục năm trời cảnh ngộ chung của cả đất nước, số phận
muôn người. Đất nước lâm cảnh chiến tranh nên đám trẻ thị thành như tác giả mới đi
sơ tán về làng quê. Không biết nông thôn chẳng thể thành nhà văn, đến nay ông vẫn tin
như vậy. Vì thế ông ngạc nhiên khi thấy có những nhà văn nhà thơ cả đời chỉ quẩn
quanh đời sống phố phường mà vẫn có thể viết được, thậm chí viết hay. Bản thân ơng
nhờ một thời chạy giặc sơ tán về nơng thơn và sau đó là nhờ đời bộ đội mà cụ thể là
nhờ Mặt trận Tây Nguyên, nhờ Sư đoàn 10, nhờ trung đoàn, tiểu đồn, nhờ đại đội của
mình, mà ơng viết được truyện, mà thành nhà văn.
Hịa bình hay chiến tranh, đấy là thời gian và không gian sống rồi chết của
những đời người. Khi viết những tác phẩm mà trong đó có sự tái hiện khung cảnh
chiến tranh, nhân vật bị đẩy lại vào khơng gian chiến hào thì ngồi vấn đề viết như thế
nào, Bảo Ninh luôn đặt câu hỏi: Viết để làm gì? Tại sao? Viết, kể, khơi lại, dựng dậy
những câu chuyện vừa cũ xưa lại vừa bi thảm như thế để làm gì? Là người lính từng
trực tiếp đánh trận, Bảo Ninh đã dồn tâm sức viết về quãng đời, nhưng ông luôn trăn
trở là phải viết sao cho hay, viết về chiến tranh tức là viết về hịa bình, về tình u
thương được thể hiện rõ nhất trong những năm kháng chiến gian khổ. [53]
Là nhà văn, đương nhiên Bảo Ninh viết văn, và thực tế cho thấy ơng đã thành
cơng. Nhưng Bảo Ninh cịn là một nhà báo. Là nhà báo, ông phải sống bằng nghề. Và
tạp bút là một thể loại để tác giả khẳng định rằng mình tồn tại, với tư cách nhà báo. Có

thể thấy sự bổ sung lí thú chỗ này: năng khiếu, tài năng văn chương được rèn luyện đã
chắp cánh cho từng trang, từng dịng tạp bút của ơng. Cho nên không lạ lắm, khi tạp
văn của ông, một mặt là những bài báo, nhưng mặt khác, cũng là những tác phẩm văn


20
học. Nếu nói Bảo Ninh lấy nghề ni nghiệp và lấy nghiệp dưỡng nghề ắt hẳn cũng
khơng sai.
Có lẽ số phận, nghề nghiệp đã có phần ảnh hưởng rất lớn đến các sáng tác của
Bảo Ninh. Ông đã đánh dấu thành công ở thể loại tiểu thuyết và khẳng định được tên
tuổi của mình trong làng văn Việt Nam. Vừa là nhà văn, vừa là nhà báo, trong tạp bút
của mình Bảo Ninh thể hiện hai trong một với hai tư cách tác giả lồng trong một tác
giả. Trong truyện ngắn và trong tạp bút Bảo Ninh vừa có yếu tố phong cách báo chí và
văn học, khác với những nhà báo viết văn như là nghề tay trái hay khác với nhà văn
viết báo như là nghề tay trái. Một số trường hợp vừa là nhà báo, vừa là nhà văn khi
viết tạp bút thể hiện được rất nhiều điều thú vị vừa phản ánh, mô tả đời sống, phân tích
đời sống bằng tư duy hình tượng, vừa bằng tư duy của lí lẽ, lập luận.
1.3. Tạp bút - một thể loại góp phần khẳng định phong cách văn chương
Bảo Ninh
1.3.1. Nỗi buồn chiến tranh - một cột mốc đáng chú ý của tiểu thuyết Việt
Nam đương đại
Bảo Ninh là nhà văn có duyên với truyện ngắn nhưng tác phẩm làm nên tên tuổi
của ơng lại chính là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng: Nỗi buồn chiến tranh.
Nỗi buồn chiến tranh xuất bản đầu tiên năm 1990 với tiêu đề do biên tập viên
nhà xuất bản Hội Nhà văn lựa chọn: Thân phận của tình yêu, chỉ một năm sau đó tiểu
thuyết được tái bản với tiêu đề của chính tác giả: Nỗi buồn chiến tranh. Từ khi mới ra
đời, tác phẩm có những luồng ý kiến đánh giá trái chiều nhau, song cho đến nay, đông
đảo độc giả cũng như các nhà văn, nhà nghiên cứu - phê bình văn học trong và ngoài
nước đều khẳng định đây là một cột mốc quan trọng của tiểu thuyết chiến tranh nói
riêng và văn xi Việt Nam đương đại nói chung.

Trần Đình Sử đã khẳng định: “Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh mang lại
một góc nhìn mới về chiến tranh (...). Đây là tiểu thuyết về nhà văn, về sự hình thành
một kiểu nhà văn, dự báo những thay đổi đáng kể của ý thức văn học. Không nghi ngờ
gì, Bảo Ninh đã đóng góp đáng kể, nhiều mặt cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”.
Cùng quan điểm này, Nguyễn Tường Lịch cho rằng: “Tác phẩm Thân phận tình yêu


21
(1990) của Bảo Ninh mở ra một bước ngoặt đáng kể trên quá trình phát triển tiểu
thuyết đương đại” [43;82].
Đỗ Đức Hiểu cũng đánh giá rất cao tác phẩm khi cho rằng, “Trong văn học mấy
chục năm nay, có thể Thân phận của tình yêu là quyển tiểu thuyết hay về tình u,
quyển tiểu thuyết về tình u xót thương nhất...” [43;265]. Bảo Ninh đã thành công
trong việc “Đem lại một góc nhìn hồn tồn mới về mảng hiện thực vốn rất quen thuộc
của văn xuôi ta, xem chiến tranh như mơi trường thử thách nhân tính bên cạnh sự nỗ
lực đổi mới, cách tân, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã chinh phục được đông
đảo độc giả trong và ngoài nước ở cách cảm nhận và thể hiện chiến tranh hết sức độc
đáo, mới mẻ - cảm nhận và thể hiện chiến tranh từ góc độ cá nhân, thân phận con
người. Qua tác phẩm, người đọc nhận ra rằng, chiến tranh khơng chỉ có những vinh
quang mà đằng sau đó là những mất mát, đau thương, ám ảnh dai dẳng cuộc sống con
người sau ngày trở về, người lính khơng chỉ là con người cộng đồng, con người anh
hùng với lý tưởng cách mạng mà còn là con người cá nhân, con người bi kịch. Về mặt
nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới.
Khơng chỉ trong nước mà ở nước ngồi, nhất là ở Mĩ, tác phẩm Nỗi buồn chiến
tranh cũng được đánh giá rất cao. Tờ báo Anh The Guardian nhận xét: “Một cuốn
tiểu thuyết không thể đặt xuống. Bất kỳ nhà chính trị hoặc nhà hoạch định chính sách
nào của Mỹ cũng cần nên đọc cuốn sách này. Nó lẽ ra phải được giải Pulitzer, nhưng
đã khơng được. Nó q hấp dẫn để xứng được thế” [25;15].
Susan, một nữ quân nhân Mĩ khi đọc cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh đã viết:
“Đọc sách này đã thêm một chiều kích mới cho cuộc chiến tranh Việt Nam đối với tôi.

Tôi mừng là đã có cơ hội thấy được nhiều phía của vấn đề”. Còn một cựu binh Mỹ sau
khi mua Nỗi buồn chiến tranh năm 1999 đã bộc bạch: “Tôi đã đọc sách này một cách
do dự, nhưng sau trang đầu thì tơi đã bị cuốn vào nó (...). Cuốn sách này cần cho tất cả
các cựu binh Việt Nam”. Thậm chí một nhà phê bình người Mĩ cịn cho rằng, Nỗi buồn
chiến tranh đã “vượt lên trên tất cả các tác phẩm văn xuôi của Mỹ đã viết về cuộc
chiến Việt Nam”. Gần đây hơn, ngày 3/10/2008, Dennis Mansker, thành viên của hội
cựu binh vì hịa bình và hội cựu binh Việt Nam chống chiến tranh, tác giả cuốn sách A
Bad Attitude: A Novel from the Vietnam War, khi được đọc Nỗi buồn chiến tranh đã


22
hết sức bất ngờ, ông viết: “Đây là một bức tranh trung thực và tàn nhẫn đến kinh ngạc.
Đã đến lúc thế giới phải thức tỉnh trước nỗi đau mang tính phổ quát của những người
lính ở mọi bên xung đột và cuốn sách này là nên đọc đối với những ai chọn nghề “binh
nghiệp” [25;15].
Không phải ngẫu nhiên mà khi đọc cuốn sách của Bảo Ninh, độc giả Mỹ thường
so sánh với tác phẩm của các nhà văn cựu binh Mỹ và rộng ra là đặt nó trong tương
quan, trong sự liên hệ, đối chiếu với các tiểu thuyết viết về chiến tranh nổi tiếng trên
thế giới như: A Rumor of War của Philip Caputo, Paco’s Story của Larry Heinemann,
If I Die in a Combat Zone và The Things They Carried của Tim O’Brien... Song đánh
giá cao nhất Nỗi buồn chiến tranh ở Mỹ có lẽ là ý kiến của L.A. Torkelsen khi ông
khẳng định đây là cuốn tiểu thuyết chiến tranh hay nhất thế kỷ XX. L.A. Torkelsen
viết: “Liệt kê đầy đủ các phẩm chất của sách này ở đây là không thể. Liên quan đến
văn học Việt Nam, đây là một tác phẩm ngoại hạng so với tất cả các tác phẩm khác
cùng lĩnh vực. Liên quan đến văn học chiến tranh thì chỉ có Phía Tây khơng có gì lạ là
may ra có thể so sánh được...” [25;15].
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh thực sự là một “hiện tượng” văn học thuở
mới ra đời; đã mở ra một hướng đi mới trong nội dung và hình thức cho văn học viết
về đề tài chiến tranh. Tác phẩm đã được trao giải nhất của Hội Nhà văn Việt Nam năm
1991 và là cuốn tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên từ trước đến nay được dịch ra nhiều thứ

tiếng và được đọc nhiều nhất trên thế giới. Tác phẩm cũng đã lọt vào top 50 tác phẩm
văn học nước ngoài dịch sang tiếng Anh hay nhất trong nửa thế kỷ qua. Ở vị trí thứ 37,
cuốn sách được đứng chung với những kiệt tác lớn của thế giới như Cái trống thiếc
(Günter Grass), Nghệ nhân và Margarita (Mikhail Bulgakov), Chiến tranh và Hịa
bình (Lev Tolstoi), Trăm năm cơ đơn (Gabriel Garcia Marquez)... Đây thực sự là một
đóng góp lớn của Bảo Ninh cho tiểu thuyết chiến tranh nói riêng và sự nghiệp đổi mới
văn học dân tộc giai đoạn sau 1986 nói chung, góp phần đưa văn học Việt Nam hồ
vào dịng chảy chung của văn học hiện đại thế giới.
1.3.2. Truyện ngắn - một bổ sung lí thú trong những sáng tác của Bảo Ninh
“Truyện ngắn” ngay từ tên gọi của thể loại, ta đã thấy tự nó hàm chứa cái thú vị
của những điều sâu sắc, là một thể loại có nội khí “một lời mà thiên cổ, gợi mà trăm


23
suy”. Từ trước đến nay trong văn học Việt Nam đã có rất nhiều nhà văn bén duyên và
khẳng định tên tuổi với thể loại này. So với các thể loại khác thì truyện ngắn có một
vai trị và vị trí rất to lớn trong nền văn học.
Chỉ một cuốn tiểu thuyết đã làm nên tên tuổi của Bảo Ninh trên văn đàn Việt
Nam và thế giới. Và truyện ngắn là những bổ sung thú vị góp phần khẳng định thêm
tài năng của tác giả. Bảo Ninh được đánh giá là cây bút truyện ngắn xuất sắc viết về đề
tài chiến tranh trời hậu chiến, ông viết về chiến tranh như một lẽ sống, như một nhu
cầu tự thân, chiến tranh được ơng nhìn nhận chủ yếu qua số phận con người, chiến
tranh với tính chất hai mặt của nó.
Truyện ngắn Bảo Ninh đã đem đến cho người đọc một cái nhìn mới về một hiện
thực chiến tranh với nỗi buồn dằng dặc, bàng bạc, đau xót. Ở đó ta thấy nỗi buồn chiến
tranh, nỗi buồn hậu chiến đã tác động vào số phận, nhân cách của mỗi con người.
Hàng loạt truyện ngắn Bảo Ninh là sự đào sâu hiện thực chiến tranh bằng những trải
nghiệm cá nhân để làm phong phú thêm cái nhìn của cộng đồng về hiện thực lịch sử
một cách sâu sắc, cảm động để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc. Chiến tranh đã
qua đi hơn 40 năm nhưng những dấu vết về quá khứ đau thương vẫn hằn lên trong tâm

thức mỗi con người Việt Nam. Là người lính trở về sau chiến tranh, có thể nói Bảo
Ninh là một nhà văn cầm bút với tư cách là một người vừa hoàn thành nhiệm vụ của
mình trên chiến trường, ơng cũng là nhà văn thành công về thể loại tiểu thuyết và
truyện ngắn viết đề tài chiến tranh. Cách nhìn của ơng về chiến tranh, về cuộc đời hay
về số phận con người nói chung tước hết thường là cái nhìn thơng qua nhân vật người
lính. Khi xây dựng hình tượng người lính, người chiến sĩ trên trận chiến chống quân
thù truyện ngắn của mình, Bảo Ninh thường mang đến cho người đọc những cảm nhận
hiện thực chiến tranh trước hết bằng không gian.
Trong truyện ngắn của Bảo Ninh, không gian mà con người tồn tại thường xuất
hiện thông qua những mảnh vỡ của kí ức, vì vậy cảm giác về chiến tranh chỉ là một
thứ cảm giác xa xôi, mơ hồ, bàng bạc trong những khắc khoải, day dứt trong thời điểm
hiện tại. Và trong mỗi tác phẩm như vậy, mỗi không gian như vậy, nhà văn ln tìm
được một tình huống, một sự kiện nào đó gây dấu ấn thật sâu đậm với người đọc trong
cảm nhận nhẹ nhàng nhưng da diết về chiến tranh. Không gian nghệ thuật được ảo hóa


24
bằng cách tạo ra những biến động của hiện thực như làm nó nhịe mờ trong mưa bom
bão đạn, nơi sự tập trung của con người dành cho một tình thế, một tiêu điểm nhất
định làm loãng sự chú ý ra chung quanh hay tạo ra không gian tâm tưởng, khơng gian
của kí ức xa xăm… Khơng gian ấy có khi nồng nặc mùi vị của chiến tranh, của những
bấp bênh giữa sự sống và cái chết, hoặc bàng bạc nỗi buồn của người thời hậu chiến
khi nhớ về quá khứ. Vì thế chiến tranh được hồi tưởng lại, quá khứ được nhớ lại trong
các giấc mơ của người lính hiện lên rất chân thực. Rõ ràng Bảo Ninh đã thu hẹp không
gian để thể hiện nội tâm nhân vật. Và trong không gian chật hẹp ấy, tất cả đều được
dồn nén, cô đúc trong một chiều sâu không cùng.
Trong các truyện ngắn, Bảo Ninh thường sử dụng hình thức nghệ thuật đan xen
các kiểu không gian nghệ thuật, ấy là một trong những thủ pháp nhằm giúp nhà văn
“xé lẻ” sự tồn tại của nhân vật. Nó miêu tả được những trạng thái của nhân vật: sự
hoang mang, sự bất tín, sự giằng xé tâm trạng... để làm nổi bật bi kịch đời tư của mỗi

cá nhân. Bút pháp giải phóng giấc mơ, miêu tả đan quyện kí ức và hiện tại được Bảo
Ninh sử dụng một cách đầy kinh nghiệm. Nhà văn dựng lên bối cảnh không gian hoà
quyện giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và hư, từ đó thế giới nội tâm nhân vật được
biểu hiện dưới nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau, khung cảnh chiến tranh và tình yêu
hiện lên chân thực sinh động. Thời gian trong truyện ngắn của Bảo Ninh là thứ thời
gian đan xen giữa những thời khắc hiện tại và thời gian cảm nhận qua dòng hồi tưởng
của nhân vật. Đọc truyện ngắn Bảo Ninh, người đọc dễ bị lôi cuốn bởi giọng điệu trần
thuật của tác giả. Bảo Ninh thể hiện bi kịch của con người bằng giọng văn đầy đau
đớn, xót xa, thơng cảm. Trong việc thể hiện con người cá nhân, nhất là những bi kịch
tinh thần đau đớn mà nhân vật tinh thần của mình phải trải qua, nhà văn không hề
dửng dưng mà thể hiện thái độ cảm thơng, chia sẻ, ngậm ngùi, xót xa và cả sự chiêm
nghiệm. Giọng điệu đã góp phần thể hiện chiều sâu bên trong của con người trong tác
phẩm của Bảo Ninh.
Có thể thấy rằng truyện ngắn là những lát cắt của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh trong sự thống nhất đến gần như trọn vẹn của những vấn đề được đề cập: nỗi
buồn hậu phương… Truyện ngắn của Bảo Ninh tuy nhỏ bé hơn so với thành tựu của
tiểu thuyết nhưng nó vẫn là một phần quan trọng làm nên nghiệp bút của tác giả, nó là


×