Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Một số dòng họ khoa bảng tiêu biểu ở huyện hương sơn hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.43 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_____________________________________________________________

NGÔ ĐỨC THỊNH

MỘT SỐ DÒNG HỌ KHOA BẢNG
TIÊU BIỂU Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN (HÀ TĨNH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_____________________________________________________________

NGÔ ĐỨC THỊNH

MỘT SỐ DÒNG HỌ KHOA BẢNG
TIÊU BIỂU Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN (HÀ TĨNH)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS NGUYỄN QUANG HỒNG


NGHỆ AN - 2016


i
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn như là lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới PGS.TS
Nguyễn Quang Hồng vì sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình, chu đáo của thầy
trong suốt thời gian qua. Đồng thời tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy
cô giáo khoa Sau Đại học, Khoa Lịch sử - Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện
cho tác giả trong qúa trình học tập và hỗ trợ khi tiến hành đề tài.
Qua đây cũng cho tác giả gửi lời tri ân, cảm tạ đến Hội đồng gia tộc Hà
Huy, ông Hà Huy Đức, ơng Hà Huy Lưu; Ban tộc biểu dịng họ Nguyễn Khắc,
ông Nguyễn Khắc Lanh, ông Nguyễn Khắc Tuấn; Ban tộc biểu dịng họ Đinh
Nho, ơng Đinh Nho Quỳ; Thư viện Nghệ An, Thư viện Hà Tĩnh, Thư viện
trường Đại học Vinh, Huyện ủy Hương Sơn, UBND xã Sơn Thịnh, UBND xã
Sơn Hòa đã cung cấp tài liệu và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng đặc biệt cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn luôn
giúp đỡ, ủng hộ tác giả trong suốt những năm qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hương Sơn, tháng 8 năm 2016
Tác giả

Ngô Đức Thịnh


ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
NỘI DUNG ......................................................................................................... 10
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC DÒNG HỌ KHOA BẢNG Ở HƯƠNG SƠN
(HÀ TĨNH) .......................................................................................................... 10
1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển các dòng họ khoa
bảng.................................................................................................................. 10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................. 10
1.1.2. Địa giới hành chính và tên gọi qua các thời kỳ ................................. 15
1.1.3. Vài nét về dân cư và truyền thống văn hóa ....................................... 17
1.1.4. Truyền thống khoa cử và cốt cách con người.................................... 25
1.2. Vài nét các dịng họ có nhiều người đỗ đạt ở Hà Tĩnh............................. 27
Chương 2. MỘT SỐ DÒNG HỌ KHOA BẢNG TIÊU BIỂU Ở HƯƠNG SƠN
(HÀ TĨNH) .......................................................................................................... 32
2.1. Dòng họ Đinh Nho ................................................................................... 32
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của dịng họ Đinh Nho ở Hương Sơn.... 32
2.1.2. Vài nét về nề nếp gia phong của dòng họ Đinh Nho ở Hương Sơn .. 46
2.2. Dòng họ Nguyễn Khắc ............................................................................. 51
2.2.1. Nguồn gốc hình thành và phát triển................................................... 51
2.2.2. Vài nét về nề nếp gia phong của dòng họ Nguyễn Khắc ở Hương
Sơn ............................................................................................................... 56
2.3. Dòng họ Hà Huy ....................................................................................... 59
2.3.1. Nguồn gốc hình thành và phát triển................................................... 59
2.3.2. Vài nét về nề nếp gia phong của dòng họ Hà Huy ở Hương Sơn ..... 68


iii
Chương 3. ĐĨNG GĨP CỦA CÁC DỊNG HỌ KHOA BẢNG HƯƠNG SƠN
ĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC ............................................................... 73
3.1. Đóng góp trên lĩnh vực giáo dục, khoa cử ............................................... 73
3.1.1. Dòng họ Đinh Nho............................................................................. 74

3.1.2. Dòng họ Nguyễn Khắc ...................................................................... 77
3.1.3. Dịng họ Hà Huy ................................................................................ 79
3.2. Đóng góp trên lĩnh vực củng cố bộ máy nhà nước phong kiến ............... 82
3.2.1. Tham gia vào bộ máy quan lại........................................................... 82
3.2.2. Đóng góp trên lĩnh vực ngoại giao .................................................... 90
3.3. Đóng góp trên lĩnh vực xây dựng và phát triển quê hương...................... 91
3.4. Đóng góp trên lĩnh vực khoa học, y học, văn học nghệ thuật .................. 93
3.5. Đóng góp trong công cuộc chống giặc ngoại xâm ................................. 100
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 109
PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói rằng: “Nếu chúng ta khơng
sống với q khứ của mình thì khó có được một hiện tại tốt đẹp, mà hiện tại
không tốt đẹp thì khơng biết tương lai sẽ ra sao”. Chính vì thế trong giai đoạn
hiện nay khi đất nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ trong cơng cuộc cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế thì việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc nói chung và giữ gìn bản sắc văn hóa các dịng họ có ý nghĩa hết sức to lớn.
Có thể nói lịch sử của dân tộc ta là lịch sử của quá trình đấu tranh dựng nước và
giữ nước đầy gian khổ, cam go, nhưng q trình đó đã hun đúc nên tâm hồn, khí
phách, bản lĩnh con người Việt Nam. Dù cho trải qua nhiều biến cố và thăng
trầm thì dân tộc ta, non sông đất nước ta vẫn trường tồn, phát triển và như một lẽ
tự nhiên, các dịng họ đã có những đóng góp ở những mức độ khác nhau đối với
cơng cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc, đã sáng tạo nên những di sản văn hố vơ
giá, là chiếc nơi sinh ra những nhân tài cho đất nước. Hà Tĩnh là vùng q có
nhiều dịng họ danh gia thế phiệt, nhiều đời tiếp nối sản sinh nuôi dưỡng các

nhân vật nổi tiếng như: Đinh Nho Hồn, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Trần
Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tự Trọng, Hà Huy Tập, Lê
Hữu Trác, Nguyễn Khắc Viện,... Vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử truyền thống
các dịng họ có ý nghĩa to lớn trong việc giữ gìn, phát huy truyền thống văn hố
ở mỗi gia đình, dịng họ, góp phần làm rõ lịch sử văn hố địa phương, làm
phong phú thêm lịch sử dân tộc, giúp chúng ta hiểu rõ hơn thân thế, sự nghiệp
của các danh nhân lịch sử.
1.2. Từ xưa nhân dân ta có câu “Chim có tổ, người có tơng”, “uống nước
nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, đó là truyền thống đạo lý của
người Việt Nam. Ngày nay, khi kinh tế phát triển, đất nước đã và đang hội nhập
ra thế giới thì bản sắc văn hố càng được coi trọng và đề cao, xu hướng tìm về


2
cội nguồn có sức hút ngày càng lớn. Nhiều họ tộc đã nghĩ đến việc chấn chỉnh
nề nếp tông môn và phục hồi tinh thần gia tộc trong lòng các thế hệ con cháu.
Mặt tích cực của việc làm này là nhiều dịng họ khơi phục lại đền thờ, lăng mộ
và một số làng nghề, biên soạn lại gia phả, tộc phả, gia sử và biên niên các ngày
giỗ kỵ tiên nhân cùng các vấn đề ngoại phả; thu thập tài liệu về tổ tơng, tìm cách
liên lạc, kết nối lại mối dây quan hệ của các chi nhánh họ từ xưa cũng như thông
tin liên lạc với họ hàng ở xa; khơi dậy truyền thống dịng họ, từ đó giáo dục con
cháu hậu thế có ý thức tộc họ. Bên cạnh đó khơng tránh khỏi những hạn chế như
tranh chấp, mâu thuẫn giữa các tộc họ về một số vấn đề nhạy cảm… Vì vậy,
việc nghiên cứu văn hố dịng họ một cách nghiêm túc, khoa học có ý nghĩa to
lớn nhằm phát huy mặt tích cực, xóa bỏ mặt tiêu cực; dẫn dắt mỗi người hướng
về cội nguồn; khơi dậy lịng tơn kính tổ tiên, ý thức đồn tụ, củng cố tinh thần
đoàn kết rộng lớn trong cả cộng đồng dân tộc Việt Nam.
1.3. Tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Hương Sơn nói riêng là vùng đất
nghèo, khó khăn về kinh tế nhưng lại có truyền thống chăm ngoan, hiếu học từ
ngày xưa và nơi đây cũng có rất nhiều dịng họ khoa bảng, con cháu đỗ đạt nối

từ đời này sang đời khác. Nghiên cứu vấn đề này là góp phần quan trọng vào
việc phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của quê hương, vùng miền;
khơi dậy lịng tự hào đối với chính quê hương, đối với các thế hệ cha anh đi
trước. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về các dịng họ
khoa bảng huyện Hương Sơn thế kỷ XIX, thế kỷ XX; giúp biên soạn lịch sử
Hương Sơn; cổ vũ động viên các dòng họ như Đinh Nho, Hà Huy, Nguyễn
Khắc… phát huy truyền thống, thế mạnh của mình trong thời kỳ lịch sử mới.
Xuất phát từ những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, chúng tơi mạnh
dạn chọn đề tài “Một số dịng họ khoa bảng tiêu biểu ở huyện Hương Sơn (Hà
Tĩnh)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. Với mong muốn góp phần đưa đến
cho mọi người cách nhìn khái quát, đầy đủ về một số dòng họ khoa bảng tiêu


3
biểu ở huyện Hương Sơn là dòng họ Nguyễn Khắc, dịng họ Hà Huy, dịng họ
Đinh Nho và những đóng góp của các dịng họ đó đối với q hương đất nước.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về các dòng họ khơng cịn là đề tài mới nhưng khơng kém
phần hấp dẫn, lý thú. Hiện nay, với xu thế tìm về cội nguồn, vấn đề nghiên cứu
các dòng họ đang được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm bởi lịch
sử văn hố dịng họ là một trong những thành tố hình thành nên văn hố dân tộc,
khơng có dịng họ nào lại khơng liên quan và gắn bó chặt chẽ với lịch sử dân
tộc. Vì vậy, thời gian gần đây trong xu thế gìn giữ và phát huy những giá trị văn
hố của mỗi địa phương nói riêng, của dân tộc nói chung, các cơng trình nghiên
cứu về văn hố dịng họ hay những nhân vật nổi bật của dòng họ ngày càng tăng
về số lượng lẫn chất lượng, từ đó đã góp phần lưu giữ, phát huy các truyền thống
tốt đẹp, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng giàu đẹp.
Trong những năm gần đây đã có rất nhiều tác phẩm, có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu nhưng chủ yếu là đề cập đến các dòng họ đơn lẻ hoặc các dòng
họ trong nền giáo dục khoa cử Nho học mà không phải bao trùm suốt cả hai thế

kỷ, ba mơ hình giáo dục khác nhau tại địa bàn huyện Hương Sơn. Cụ thể là:
* Dòng họ Đinh Nho là một trong những dòng họ nổi tiếng ở vùng đất
Hương Sơn. Ngay từ những ngày đầu về đất Hương Sơn định cư, khai hoang lập
ấp, các thế hệ họ Đinh Nho luôn ln có ý thức và có những biện pháp thiết thực
nhằm củng cố lịng tự hào tơng tộc, tơn vinh những giá trị văn hố truyền thống
của dịng họ mình. Cho đến nay, dòng họ Đinh Nho ở Hương Sơn đã được
nghiên cứu qua một số tài liệu sau:
- “Hương Yên phổ tự”, đây là tác phẩm đầu tiên đề cập đến dòng họ
Đinh Nho ở Hương Sơn do Hàn lâm viện Thi giảng học sĩ Đinh Thái Lãng
(Đời thứ mười hai của dòng họ Đinh Nho) biên soạn. Tác phẩm này đã được
biên dịch ra chữ quốc ngữ. Tác phẩm có ý nghĩa như là một cuốn gia phả đầu
tiên của dịng họ Đinh Nho, trong đó ghi lại q trình di cư của ơng tổ Đinh


4
Phúc Diên và sự phát triển của dòng họ Đinh Nho ở Hương Sơn. Ngồi ra, tác
phẩm cịn có ý nghĩa như những lời giáo huấn của thế hệ đi trước truyền lại
cho các thể hệ con cháu;
- Tác phẩm “Đại Việt sử ký tồn thư” của tác giả Ngơ Sỹ Liên, trong bộ
sử được biên soạn công phu này có đề cập đến một số nhân vật của dịng họ
Đinh Nho, tuy nhiên mới chỉ là sự ghi chép những cá nhân của dòng họ và các
hoạt động liên quan đến các cá nhân;
- Tác phẩm "Danh nhân Văn hố Việt Nam" của tác giả Lê Minh Quốc
cũng có đề cập đến một nhân vật tiêu biểu của dòng họ Đinh Nho đó là ơng
Đinh Nho Hồn, nghiên cứu dưới góc độ là biên niên sử và những đóng góp
chính của ơng;
- Bài “Dịng họ Đinh Nho ở Hương Sơn” đăng trên Báo Hà Tĩnh (số ra
ngày 17/4/1999), bước đầu nghiên cứu về truyền thống khoa bảng của dòng họ
Đinh Nho;
- Bài “Làng Gôi Mỹ” trong sách "Làng cổ Hà Tĩnh" của tác giả Thái Kim

Đỉnh có nghiên cứu một cách khái quát về lịch sử văn hoá và truyền thống của
Làng Gơi Mỹ (xã Sơn Hồ), nơi định cư và phát triển của dòng họ Đinh Nho;
- "Hồi ký" của Giáo sư Đặng Thai Mai có phần viết về Bà nội Đinh Thị
Chiên - một người con gái của dịng họ Đinh Nho;
- Hội thảo khoa học: “Hồng giáp Đinh Nho Hoàn (1671 - 1716) - Thân
thế và sự nghiệp” do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh phối hợp với
Huyện ủy, UBND huyện Hương Sơn và Ban Liên lạc Họ Đinh Nho tổ chức vào
ngày 14 tháng 11 năm 2015. Hội thảo do PGS.TS Đinh Quang Hải - Viện
trưởng Viện Sử học, ông Nguyễn Cảnh Thụy - P.Giám đốc Sở VHTTDL, ông
Lê Đức Hùng - P. Chủ tịch UBND Huyện Hương Sơn chủ trì; Hội nghị có 8 báo
cáo, 6 ý kiến phát biểu, các tham luận đều đánh giá cao công lao sự nghiệp của
Hoàng giáp Đinh Nho Hoàn đặc biệt về lĩnh vực chính trị và ngoại giao;
- Dư địa chí Hương Sơn.


5
* Dòng họ Nguyễn Khắc ở Hương Sơn đã được nghiên cứu qua một số tài
liệu sau:
- Cẩn án Lê triều đăng khoa lục (Theo phả phái Nam Lâm - quyển chữ
Hán trang 14);
- Đại Việt sử ký bản Kỷ tục Biên (Hồng Văn Lâu, Ngơ Thế Long dịch,
Nhà xuất bản KHXH Hà Nội - Tập III);
- Cuốn “Các nhà khoa bảng Việt Nam” do Viện nghiên cứu Hán nôm
soạn và Nhà văn hóa xuất bản năm 1993 (trang 468, 483);
- Tác phẩm “Đại Việt sử ký toàn thư” của tác giả Ngô Sỹ Liên, trong bộ
sử được biên soạn cơng phu này có đề cập đến một số nhân vật của dòng họ
Nguyễn Khắc, tuy nhiên mới chỉ là sự ghi chép những cá nhân của dòng họ và
các hoạt động liên quan đến các cá nhân;
- Tác phẩm "Danh nhân Văn hoá Việt Nam" của tác giả Lê Minh Quốc
cũng có đề cập đến các nhân vật tiêu biểu họ Nguyễn Khắc, nghiên cứu dưới

góc độ là biên niên sử và những đóng góp của các nhân vật này.
- “Sự hình thành và phát triển cư dân ở Hương Sơn từ thời cổ đại đến thời

Nguyễn” của Hồ Hữu Phước đăng trên Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh ngày 02/04/2013;
- Dư địa chí Hương Sơn.
* Dịng họ Hà Huy ở Hương Sơn đã được nghiên cứu qua một số tài
liệu sau:
- Tác phẩm “Nhân vật lịch sử họ Hà Nghệ Tĩnh”. Tập 1, Hà Nội, 2004
của Hà Văn Sỹ;
- Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thơng giám cương mục
chính biên, tập II, Nhà xuất bản Giáo dục;
- Tác phẩm “Các nhà khoa bảng Hà Tĩnh: của Thái Kim Đỉnh. Hội
LHVHNT Hà Tĩnh, 2004;
- Tác phẩm “Đại Việt sử ký tồn thư” của tác giả Ngơ Sỹ Liên, trong bộ
sử được biên soạn công phu này có đề cập đến một số nhân vật của dịng họ Hà


6
Huy, tuy nhiên mới chỉ là sự ghi chép những cá nhân của dòng họ và các hoạt
động liên quan đến các cá nhân;
- Tác phẩm "Danh nhân Văn hoá Việt Nam" của tác giả Lê Minh Quốc
cũng có đề cập đến các nhân vật tiêu biểu họ Hà Huy, nghiên cứu dưới góc độ là
biên niên sử và những đóng góp của các nhân vật này;
- Dịng họ Hà Tĩnh của Hồ Hữu Phước đăng trên báo Hà Tĩnh.
Nhìn chung, các tư liệu trên đã đề cập đến lịch sử - văn hố truyền thống
cũng như một số đóng góp của con cháu họ Đinh Nho, Nguyễn Khắc, Hà Huy ở
Hương Sơn đối với lịch sử quê hương. Tuy nhiên, tất cả đều là những nghiên
cứu riêng lẻ, chưa đi sâu nghiên cứu và hệ thống hóa một cách tồn diện về q
trình phát triển của các dịng họ, đóng góp của các dịng họ đối với q hương
nói riêng, dân tộc nói chung, những di sản văn hố truyền thống và hiện trạng.

Do đó, vấn đề đặt ra là cần đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và tồn diện
hơn về các dịng họ, làm nổi bật truyền thống khoa bảng ở vùng đất học Hương
Sơn, Hà Tĩnh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số dòng họ khoa bảng ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).
4. Phạm vi nghiên cứu
Trên địa bàn huyện Hương Sơn từ xưa đến nay đã có nhiều dịng họ đến
định cư, sinh sống và có khơng ít con cháu dịng họ đó đã đỗ đạt qua các thời
kỳ, có nhiều đóng góp đối với quê hương đất nước. Trong phạm vi của một
Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, trên cơ sở tài liệu đã có, chúng tơi xin phép chỉ đặt
ra phạm vi nghiên cứu là một số dòng họ khoa bảng tiêu tiểu ở huyện Hương
Sơn (Hà Tĩnh).
5. Nhiệm vụ khoa học của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi sẽ giải quyết các nhiệm
vụ sau:


7
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và xã hội, địa giới hành chính, các tên
gọi khác nhau của huyện Hương Sơn;
- Tìm hiểu một cách tồn diện, có hệ thống về q trình hình thành, phát
triển của dịng họ Đinh Nho, dòng họ Nguyễn Khắc, dòng họ Hà Huy trên đất
Hương Sơn, những đóng góp chính của dịng họ đối với quê hương, dân tộc;
- Đi sâu tìm hiểu một số gương mặt nổi tiếng của dòng họ Đinh Nho, Hà
Huy, Nguyễn Khắc để hiểu thêm về những cống hiến của họ đối với dòng họ và
quê hương;
- Làm nổi bật truyền thống hiếu học, khoa bảng hướng tới phát huy truyền
thống, bản sắc tốt đẹp đó trong giai đoạn hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mà chúng tôi sử dụng trong luận văn này là:

- Phương pháp lịch sử;
- Phương pháp logic;
- Các phương pháp liên ngành: Thống kê, đối chiếu, so sánh;
- Kết hợp với các phương pháp điền dã, sưu tầm tư liệu lịch sử địa
phương;
- Phương pháp luận theo chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử…
7. Nguồn tư liệu
7.1. Tài liệu gốc
Chúng tôi nghiên cứu các bộ chính sử, các bộ gia phả của dịng họ Đinh
Nho, Nguyễn Khắc, Hà Huy, các văn bia, câu đối, hồnh phi ở Đền Gơi Mỹ, ở
Nhà thờ dịng họ Đinh Nho ở xã Sơn Hồ, ở nhà thờ dịng họ Hà Huy ở Sơn
Thịnh, nhà thờ họ Nguyễn Khắc ở xã Sơn Hòa, ở các khu lăng mộ của dòng họ.
7.2. Tài liệu nghiên cứu
- Các tài liệu nghiên cứu lịch sử, văn hố mà chúng tơi tham khảo như:
“Nghệ An kí” của Bùi Dương Lịch, “Hoan Châu kí” của Nguyễn Cảnh Thị,


8
“Cơng diệp tư chí” của Vũ Phương Đề. Một số ấn phẩm của tác giả Ninh Viết
Giao như: “Văn bia Nghệ An, Nghệ An - Lịch sử và văn hóa”.
- Một số ấn phẩm của Ban Tộc biểu và Ban liên lạc các chi họ của dòng
họ Đinh Nho, Nguyễn Khắc, Hà Huy;
- Hồ sơ đề xuất công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh của các dịng họ Đinh
Nho, Nguyễn Khắc, Hà Huy.
Một số ấn phẩm của Ban Tộc biểu và Ban liên lạc các chi họ của dòng họ
Đinh Nho ở các tỉnh.
7.3. Các tài liệu khác
Ngoài các tài liệu trên, chúng tơi cịn sử dụng các tài liệu khác để tra cứu
như: “Khoa bảng Nghệ An (1075 - 1919)” của Đào Tam Tĩnh (2005), “Các nhà

khoa bảng Nghệ An (1075 - 1919)” của Ngô Đức Thọ, “Từ điển nhân vật lịch
sử” của Nguyễn Quốc Thắng và Nguyễn Bá Thế. Bên cạnh đó chúng tơi cịn
khai thác một số tài liệu kỷ yếu hội thảo khoa học, một số tài liệu viết tay, một
số bài báo, tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Kỷ yếu hội thảo “Văn
hoá các tỉnh Bắc Trung Bộ” năm 1997, Kỷ yếu hội thảo “Văn hố các dịng họ
ở Nghệ An” năm 1997. Các cơng trình nghiên cứu, các luận văn Đại học và
Thạc sĩ lưu trữ tại Thư viện trường Đại học Vinh có liên quan đến vùng đất
Hương Sơn và dòng họ Đinh Nho, Hà Huy, Nguyễn Khắc.
7.4 Tài liệu điền dã
Để bổ sung tư liệu cho đề tài, chúng tơi cịn tìm hiểu, khảo cứu đi thực tế
tại nhà thờ dòng họ Đinh Nho ở xã Sơn Hồ (Hương Sơn), nhà thờ dịng họ Hà
Huy ở Sơn Thịnh (Hương Sơn), nhà thờ dòng họ Nguyễn Khắc ở xã Sơn Hịa
(Hương Sơn) đền Gơi Mỹ ở xã Sơn Hoà, đền Bạch Vân ở xã Sơn Thịnh (Thịnh
Xá), văn bia đền Bình Hịa (Sơn Hịa), các khu lăng mộ của dòng họ (ở các xã
Sơn Thịnh, Sơn Phúc, Sơn Tiến, Sơn Bằng, Sơn Hồ). Đồng thời chúng tơi cũng
gặp gỡ và trao đổi với các cụ bô lão, tộc trưởng của các chi dịng họ Đinh Nho
như ơng Đinh Nho Quỳ; tộc trưởng dòng họ Hà Huy như ông Hà Huy Đức, ông


9
Hà Huy Lưu; tộc trưởng dòng họ Nguyễn Khắc như Ông Nguyễn Khắc Lanh,
ông Nguyễn Khắc Hùng, ông Nguyễn Khắc Phi…
8. Những đóng góp của đề tài
- Luận văn mong muốn khơi phục và tạo dựng một bức tranh tồn cảnh về
một số dòng họ khoa bảng tiêu biểu ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), góp phần
giáo dục đạo đức, tư tưởng nhằm gìn giữ bản sắc văn hố dân tộc;
- Làm nổi bật những tấm gương tiêu biểu, con người tiêu biểu đại diện
cho cả một vùng quê trong khoảng thời gian đề tài đã xác định;
- Qua nghiên cứu một số các dòng họ khoa bảng tiêu biểu ở huyện Hương
Sơn như dòng họ Đinh Nho, dòng họ Hà Huy, dịng họ Nguyễn Khắc, chúng tơi

mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm thân thế sự nghiệp và đóng góp của
những nhân vật lịch sử thuộc dịng họ này đối với lịch sử địa phương và dân tộc;
- Luận văn góp phần làm phong phú thêm truyền thống văn hoá của địa
phương và trở thành nguồn tư liệu để nghiên cứu về lịch sử, xã hội và văn hố
dân tộc;
- Luận văn với việc tơn vinh những giá trị văn hố truyền thống của dịng
họ sẽ góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hố dân tộc, góp phần xây dựng
“gia đình văn hố”, “làng văn hố”, tiến tới xây dựng nền văn hoá Việt Nam
“tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, góp phần nhỏ vào mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa làng xã.
9. Bố cục của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn
bao gồm ba chương cụ thể như sau:
Chương 1. Khái quát về các dòng họ khoa bảng ở huyện Hương Sơn
(Hà Tĩnh).
Chương 2. Một số dòng họ khoa bảng tiêu biểu ở huyện Hương Sơn
(Hà Tĩnh).
Chương 3. Những đóng góp của các dịng họ khoa bảng ở Hương Sơn
đối với quê hương, đất nước.


10
NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ CÁC DÒNG HỌ KHOA BẢNG
Ở HƯƠNG SƠN (HÀ TĨNH)
1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển các dịng
họ khoa bảng
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hương sơn là địa danh có nhiều chứng tích lịch sử, phong cảnh sơng núi

hữu tình, mỗi làng quê, mỗi ngọn núi đều mang trên mình những huyền thoại.
Hương Sơn là một huyện miền núi thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm về
phía Tây Bắc của huyện Hà Tĩnh, trải dài trên Quốc lộ 8A. Giới hạn Đông - Tây
là từ cầu Linh Cảm bắc qua sông La đến cửa khẩu Cầu Treo - biên giới ngăn
cách hai nước Việt Nam và Lào, có toạ độ địa lý từ 1050 16’ đến 1050 34’ kinh
Đông và 180 17’ đến 180 38' vĩ Bắc [15].
Ranh giới huyện được xác định: phía Bắc giáp huyện Nam Đàn và huyện
Thanh Chương của tỉnh Nghệ An, phía Đơng giáp huyện Đức Thọ, phía Tây
giáp tỉnh Bơ-li-khăm-xay của Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào, phía Nam giáp
huyện Vũ Quang. Trung tâm chính trị huyện Hương Sơn cách thành phố Hà
Tĩnh khoảng 70km về phía Tây Bắc.
Diện tích tự nhiên: 1.104,34km2.
Dân số: 34.222 hộ, 115.603 nhân khẩu, trong đó: 58.009 nữ (số liệu
năm 2013).
Mật độ dân số: 110 người/km2 [15].
Ngược dòng thời gian, huyện Hương Sơn có từ đời Lê (XV - XVIII) và cơ
bản vẫn giữ nguyên địa giới như hiện nay tuy có thay đổi ít từ năm 1876, khi
tách phần phía Nam vào thuộc huyện Hương Khê. Từ năm 1945 đến tháng
8/2000 vẫn khơng có gì thay đổi. Đến tháng 8-2000 tách xã Sơn Thọ vào huyện


11
Vũ Quang. Nay Hương Sơn là một trong 11 huyện, thị xã của tỉnh Hà Tĩnh, gồm
có 2 thị trấn: Thị trấn Phố Châu, Thị trấn Tây Sơn, trong đó Phố Châu là trung
tâm văn hóa - chính trị của huyện, thị trấn Tây Sơn là trung tâm dịch vụ thương
mại của huyện, là đầu mối lưu thơng hàng hố từ cửa khẩu Cầu Treo đến các
vùng khác trong cả nước. Ngồi 2 thị trấn huyện Hương Sơn có 30 xã: Sơn
Bằng, Sơn Thịnh, Sơn Trung, Sơn An, Sơn Bình, Sơn Diệm, Sơn Giang, Sơn
Hà, Sơn Hồng, Sơn Kim I, Sơn Kim II, Sơn Lâm, Sơn Lễ, Sơn Long, Sơn Lĩnh,
Sơn Mỹ, Sơn Ninh, Sơn Phố, Sơn Phúc, Sơn Quang, Sơn Tân, Sơn Tây, Sơn

Thuỷ, Sơn Tiến, Sơn Trà, Sơn Trường. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là
110.314,98 ha chiếm 18,33% diện tích tự nhiên tồn tỉnh (huyện Hương Sơn có
diện tích tự nhiên lớn thứ hai tồn tỉnh sau huyện Hương Khê) [57].
Địa hình Hương Sơn có đủ loại rừng núi, đồi trọc, có rừng rậm đại ngàn,
có rừng thưa, đồi núi liên hoàn nối tiếp nhau tạo thành hình cánh cung theo
hướng Tây Bắc - Đơng Nam. Hương Sơn có 165 ngọn núi, 160 con khe, 128
đồi, rú, cồn. Điều kiện tự nhiên của huyện rất thuận lợi cho một nền nông nghiệp
nương rẫy xen lẫn nền nơng nghiệp trồng lúa nước ở các thung lũng lịng chảo
và ven các bờ khe suối xung quanh lưu vực sơng Ngàn Phố.
Ở đây có rất nhiều đồi, độ dốc không lớn lắm rất thuận lợi cho việc trồng
chè, cây ăn quả và canh tác các loại lúa nương lúa rẫy và các loại hoa màu khác
như ngô, sắn, đậu, lạc... Hằng năm, kinh tế vườn ở Hương Sơn phát triển vào
loại nhất nhì của tỉnh Hà Tĩnh với các loại hoa quả như: cam, quýt, bưởi, mít,
dứa... Từ xưa, người dân Hương Sơn vẫn truyền nhau câu nói "Nhất mẫu trạch
bằng bách mẫu điền" cũng là để khẳng định tầm quan trọng của kinh tế vườn ở
vùng đất này. Kinh tế vườn đồi cùng với nghề chăn nuôi hươu hàng năm đưa lại
cho người dân Hương Sơn một nguồn thu nhập lớn góp phần quan trọng vào
việc đảm bảo đời sống.
Tài nguyên thiên nhiên ở huyện Hương Sơn khá phong phú, nhất là tài
nguyên đất và rừng. Tài nguyên đất ở huyện Hương Sơn có 6 nhóm với 14 loại


12
khác nhau: đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất xói
mịn, đất mùn vàng đỏ.
Diện tích rừng của huyện hiện có 83.852, 57 ha chiếm 75,65% diện tích
tự nhiên. Tài nguyên động thực vật đa dạng và phong phú, một số loại gỗ quý
hiếm và có giá trị kinh tế cao như Pơmu, Lim xanh, Vàng tâm... Theo nghiên
cứu trong vườn quốc gia Vũ Quang (có một phần diện tích nằm trên địa bàn
huyện Hương Sơn) có 76% diện tích là rừng tự nhiên và được chia thành hai

kiểu rừng chính: Rừng kín thường xanh á nhiệt đới bố trên độ cao 1000m
chiếm khoảng 20% diện tích với hai lồi ưu thế là Pơmu và Hồng Đàn; kiểu
rừng xanh ín nhiệt đới dưới 1000m, với trữ lượng gỗ lớn. Đã thống kê được
465 loài thực vật bậc cao với nhiều loại quý hiếm như: Cẩm Lai, Lát hoa, Lim,
Dổi, Pơmu, Hoàng đàn, Trầm hương... và nhiều cây dược liệu quý. Về động
vật đã thống kê được 70 lồi thú trong đó có nhiều lồi quý hiếm như Sao la,
Mang lớn, Hổ, Voi... [57].
Không chỉ nổi tiếng bởi sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên mà
Hương Sơn còn nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh. Nơi đây có khu bảo
tồn thiên nhiên quốc gia thuộc khu vực xã Sơn Kim hiện vẫn có gìn giữ được nét
nguyên sở của rừng nguyên sinh với nhiều loài động thực vật được ghi trong
sách đỏ Việt Nam. Hương Sơn cịn có nhiều di tích danh thắng như chùa Tượng
Sơn ở làng Yên Hạ (nay thuộc xã Sơn Giang) được thân mẫu của Đại danh y Lê
Hữu Trác sáng lập và xây dựng từ thời Hậu Lê. Khu di tích Hải thượng Lãn ơng
Lê Hữu Trác gồm: nhà thờ Lê Hữu Trác ở thôn Bầu Thượng (nay thuộc xã Sơn
Quang) và mộ Lê Hữu Trác ở núi Minh Từ (xã Sơn Trung) đã được Bộ Văn hoá,
Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích văn hố cấp Quốc gia. Đền Gơi Mỹ ở xã
Sơn Hồ thờ 4 vị thần của dòng họ Đinh Nho. Nhà thờ danh tướng Nguyễn
Thiện Thuật ở xã Sơn Ninh... [15].
Về danh sơn có núi Đại Hàm là núi trấn của huyện Hương Sơn. Sách Đại
việt sử ký chép: "Vua Lê Thái Tổ vây thành Nghệ An, tham tướng của giặc


13
Minh là Lý An từ Đông Quan đến. Nhà vua đón biết Trấn Trí đã bị hãm lâu
ngày, nay nếu viện binh đến là có thể chúng sẽ đánh ra, nhà vua bèn dời tới đóng
quân ở Đỗ Gia (tức huyện Hương Sơn thời cổ) đào hào ở cửa sông đặt phục binh
ở bờ sơng đón giặc”. Sách “Nghệ An địa chí” có thơ rằng "Lê Hồng bình Bắc
khấu, tằng thử phấn minh tiên” (Vua Lê dẹp giặc Bắc từ đây nức lịng tiến lên)
là nói về việc ấy vậy.

Thành Lục Niên trên núi Thiên Nhẫn, một nửa thuộc huyện Thanh
Chương, một nửa thuộc về huyện Hương Sơn. Tương truyền: Vua Lê Thái Tổ
khởi binh cầm cự với giặc Minh đắp thành đóng quân ở đây 6 năm. Thơ xưa có
câu: “Lục Niên cung kiếm anh hùng thủ, nhất chẩm yên hà ẩn dật tình”.
Cảnh vật thiên nhiên Hương Sơn quả thật là đẹp, tài nguyên thiên nhiên
phong phú nhưng có một điều mà có lẽ thiên nhiên đã tạo ra để thử thách con
người nơi đây đó là khí hậu. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại bi chi phối bởi yếu tố
địa hình sườn Đơng của dãy Trường Sơn nên có sự phân hố rất khắc nghiệt với
đặc trưng là mùa đơng lạnh ẩm, mưa nhiều cịn mùa hè thì khơ nóng. Nhiệt độ ở
đây tương đối thấp với nền nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,4 0C, nhiệt độ
thấp tuyệt đối khoảng 4 - 50C. Tổng lượng mưa hàng năm của huyện tương đối
lớn (từ 2000 - 2100mm), nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm.
Số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 1.463 giờ, mùa hè nắng thường gay gắt
bất lợi cho quá trình quang hợp của cây trồng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông
nghiệp. Trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng bởi hai loại gió: gió mùa Đơng Bắc
về mùa đơng làm nhiệt độ giảm xuống nên thường gây hậu quả xấu đến sản xuất
nơng nghiệp. Gió Tây Nam (gió Lào) ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh
hoạt của người dân. Hằng năm, trên địa bàn của huyện chịu ảnh hưởng trực tiếp
từ 1 - 2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Bão thường xuất hiện vào các tháng 9 - 11
hàng năm, mưa to gió lớn gây lụt lội nên ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời
sống của nhân dân [15].


14
Xét về kinh tế, thì từ triều Lê về trước huyện Hương Sơn đất rộng, người
thưa, dân chuyên cày ruộng, đánh cá hoặc săn bắt. Địa thế núi non bao bọc xen
lẫn là đồng bằng nhỏ hẹp. Từ cuối triều Lê, việc khai khẩn ngày càng được mở
rộng, sinh kế ngày càng phúc lợi, kinh tế thực nghiệp ngày càng hưng thịnh dần
lên. Từ năm Ất Dậu niên hiệu Hàm Nghi (1885) rồi trải qua các triều đại Đồng
Khánh, Thành Thái, loạn lạc tạo nhiễu, khổ đến dân sinh, miền thượng du thì đất

bỏ hoang, dưới đồng bằng thì người đông ở chen chúc, con đường mở mang
kinh tế không khỏi có nhiều trở lực.
Từ năm thứ 10 niên hiệu Thành Thái (1900) trở về sau, nhờ việc chăm lo
đê điều nên nơng nghiệp đã có sự phát triển hơn so với trước. Kinh tế xã hội
phát triển ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao nên nhân dân đã chú ý và
chăm lo đến việc học. Xem năm đầu niên hiệu Duy Tân (1907), tổng số thuế
đinh điền tồn hạt chỉ có 4 vạn đồng mà đến năm thứ 4 niên hiệu Bảo Đại
(1929) tổng số thuê đinh điền đã lên tới 47 vạn đồng... Như thế tức là sự tiến bộ
của nền kinh tế thực nghiệp có thể trông thấy được.
Do nhu cầu tự túc, tự cấp, từ xưa ở Hương Sơn đã có một số nghề thủ
công cổ truyền gắn liền với nền kinh tế nông nghiệp, đã có một số sản phẩm thủ
cơng nổi tiếng bán ra các địa phương khác như làm mộc ở Xa Lang (tức xã Sơn
Tân), đồ tre, làm guốc, quạt giấy ở Thịnh Xá (xã Sơn Thịnh). Ở Đỗ Xá, Yên Ấp
thợ dệt vải và nhiều nghề thủ công khác như rèn. Song hầu hết các nghề thợ ấy
đều làm với quy mô nhỏ, đủ dùng cho đời sống, chứ trong chuyện bn bán, đổi
chác cịn hạn chế.
Đến nay kinh tế nơng nghiệp vẫn đóng vai trị quan trọng với diện tích
gieo trồng hàng năm là 1.598 ha, các sản phẩm thóc lúa, đậu, lạc, sắn... cũng
bình thường. Năm được mùa thì đủ ăn hàng ngày, năm mất mùa thì phải mua
thóc lúa của các nơi khác về ăn. Đặc biệt, trong huyện, xã thơn nào cũng có trầu,
cau, chè, dâu tằm, gỗ mít, nứa... trong đó hai xã Hữu Bằng và Phúc Dương trầu
và cau chiếm số nhiều. Hàng năm dân bán trầu cau thu lợi cũng khá. Tuy nhiên,


15
hai thứ sản vật này mùa được, mùa thua không định, năm đắt năm rẻ thất
thường. Chỉ có Cam là một loại đặc sản có giá trị cao được đem bán ở nhiều nơi
trong tỉnh và cả nước [15].
Hương Sơn là một huyện miền núi. Do vậy, đất dùng cho lâm nghiệp là
chủ yếu, với hai lâm trường trồng rừng và khai thác gỗ, tổng giá trị sản lượng

công nghiệp đạt 1,6 tỷ đồng sản phẩm chủ yếu là từ gỗ. Đặc biệt, lâm trường
trồng chè thu được nguồn lợi rất lớn. Chè Hương Sơn đã đi vào thơ ca tạo nên
một ấn tượng đối với du khách:
“Ai về Hà Tĩnh thì về
Mặc áo lụa Hạ, uống chè Hương Sơn”
Điều kiện tự nhiên phong phú và sự phát triển ổn định về kinh tế là tiền đề
cho sự phát triển về xã hội của huyện Hương Sơn.
1.1.2. Địa giới hành chính và tên gọi qua các thời kỳ
Hương Sơn nguyên là huyện Dương Toại, thuộc quận Cửu Đức. Đời Tấn
Vũ Đế tách lập huyện Phố Dương, nay có 2 làng Phố Châu và Phúc Dương.
Đời Đường là châu Phúc Lộc.
Thời nhà Đinh và nhà Tiền Lê thuộc đất Hoan Châu.
Thời nhà Lý là hương Đỗ Gia thuộc châu Nghệ An.
Thời nhà Trần và thuộc nhà Minh là hai huyện Cổ Đỗ (vùng đất chủ yếu
thuộc Hương Sơn ngày nay) và Thổ Hoàng (các vùng đất thuộc hai huyện
Hương Khê và Vũ Quang ngày nay).
Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), vua Lê Thánh Tông định bản đồ cả
nước, đổi huyện Đỗ Gia thành huyện Hương Sơn. Địa danh Hương Sơn bắt đầu
từ đó. Huyện Hương Sơn thuộc phủ Đức Quang, đạo Thừa Tuyên Nghệ An, Bắc
giáp huyện Thanh Giang (Thanh Chương); Đông giáp các huyện La Giang (La
Sơn - Đức Thọ), Phủ Đức Quang và Thạch Hà, Kỳ Hoa phủ Hà Hoa (Nghệ An);
Nam giáp châu Bố Chính phủ Tân Bình (nay là tỉnh Quảng Bình); Tây giáp phủ
Trấn Ninh (nay là tỉnh Khăm - muộn, nước bạn Lào).[15].


16
Đời Nguyễn, huyện Hương Sơn có những thay đổi lớn. Năm Minh Mệnh
thứ 20 (1839) đổi tên Quy Hợp. Đến đời Tự Đức, Hương Sơn có 9 tổng, 57 xã,
thơn, phường, trại, giáp, vạn. Tháng 10 năm Đinh Mão Tự Đức thứ 20 (1867),
vua chấp thuận lời tâu của quan tỉnh Nghệ An cho chia Hương Sơn thành hai

huyện để dễ cai quản [15].
Năm Kiến Phúc 1 (1884) nhập Hương Khê vào Hương Sơn kiêm lý, đến
năm Đồng Khánh 1 (1886) lại đặt riêng hai huyện. Năm Ất Mão, Duy Tân thứ 9
(1915) cho lệ thuộc vào phủ Đức Thọ quản hạt (Đại Nam thực lục chính biên Đệ lục kỷ phụ biên - Bản dịch, trang 695).
Theo tài liệu Tỉnh Hà Tĩnh của Tịa cơng sứ Pháp năm 1942, Hương Sơn
có 50 xã, thơn, vạn, với 6.139 đinh và 63.075 nhân khẩu.
Sau Cách mạnh tháng Tám 1945, bỏ tổng nhưng trong buổi đầu vẫn giữ
nguyên cấp hành chính cơ sở cũ. Năm 1948 - 1950, hợp nhất một số xã với
nhau, từ 22 xã còn lại 15 xã [15].
Năm 1968 lập thêm xã Sơn Hồng; năm 1971 lập thêm xã Sơn Thọ; Năm
1976, xã Ân Phú thuộc Hương Sơn chuyển sang huyện Đức Thọ và đổi tên
thành xã Đức Ân. Năm 2000 lại chuyển về huyện Vũ Quang và đổi lại tên cũ là
xã Ân Phú. Từ đây, huyện Hương Sơn có 31 xã: Sơn An, Sơn Bằng, Sơn Bình,
Sơn Châu, Sơn Diệm, Sơn Giang, Sơn Hà, Sơn Hàm, Sơn Hòa, Sơn Hồng, Sơn
Kim, Sơn Lâm, Sơn Lễ, Sơn Lĩnh, Sơn Long, Sơn Mai, Sơn Mỹ, Sơn Ninh, Sơn
Phố, Sơn Phú, Sơn Phúc, Sơn Quang, Sơn Tân, Sơn Tây, Sơn Thịnh, Sơn Thọ,
Sơn Thủy, Sơn Tiến, Sơn Trà, Sơn Trung, Sơn Trường [57].
Ngày 22/7/1989, thành lập thị trấn Phố Châu từ xã Sơn Phố.
Từ năm 1991 đến nay: huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 19/11/1997, thành lập thị trấn Tây Sơn.
Ngày 2/8/1999, sáp nhập xã Sơn Phố vào thị trấn Phố Châu.
Đến nay, huyện Hương Sơn có 2 thị trấn là Phố Châu, Tây Sơn và 30 xã:
Sơn An, Sơn Bằng, Sơn Bình, Sơn Châu, Sơn Diệm, Sơn Giang, Sơn Hà, Sơn


17
Hàm, Sơn Hòa, Sơn Hồng, Sơn Kim, Sơn Lâm, Sơn Lễ, Sơn Lĩnh, Sơn Long,
Sơn Mai, Sơn Mỹ, Sơn Ninh, Sơn Phú, Sơn Phúc, Sơn Quang, Sơn Tân, Sơn
Tây, Sơn Thịnh, Sơn Thọ, Sơn Thủy, Sơn Tiến, Sơn Trà, Sơn Trung, Sơn
Trường [15].

Trong lịch sử phát triển lâu dài của mình, Hương Sơn đã mang nhiều tên
gọi khác nhau. Theo "Đại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn:
đất huyện Hương Sơn xưa thời nhà Đinh và nhà Tiền Lê thuộc châu Phúc Lộc,
đất Hoan Châu. Thời nhà Lý thuộc châu Nghệ An, thời Trần gọi là hương Đỗ
Gia. Thời thuộc Minh (1407 - 1427) tách thành hai huyện Cổ Đỗ và Thổ Hoàng
thuộc Nghệ An phủ. Từ đầu thời Hậu Lê nhập lại thành một và lấy tên cũ là Đỗ
Gia. Khoảng năm Quang Thuận (1469) thời Hậu Lê đổi tên thành huyện Hương
Sơn gồm 10 tổng, 57 xã thôn thuộc phủ Đức Quang, xứ Nghệ An. Tên huyện
Hương Sơn được ra đời từ đây.Năm Tự Đức thứ 21 (1867), nhà Nguyễn tách 5
tổng phía Nam là Quy Hợp, Chu Lễ, Phương Điền, Phúc Lộc, Hương Khê của
huyện Hương Sơn đặt thêm huyện Hương Khê. Từ năm 1867, đất huyện Hương
Sơn chỉ cịn lại 5 tổng phía Bắc là Đỗ Xá, An Ấp, Hữu Bằng, Dị Ốc và Thổ
Hoàng thuộc phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thời Việt Nam dân chủ Cộng hoà
(1945 - 1975) là huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Từ năm 1976 - 1991 là huyện
Hương Sơn, tỉnh Nghệ Tĩnh. Từ năm 1991 đến nay trở lại là huyện Hương Sơn
thuộc tỉnh Hà Tĩnh [41].
1.1.3. Vài nét về dân cư và truyền thống văn hóa
Hương Sơn là danh từ được phổ biến khá nhiều nơi trên đất nước Việt
Nam. Nhưng để đặt tên cho một huyện thì chỉ có ở Hà Tĩnh, vùng đất mang
nhiều huyền thoại. Huyện Hương Sơn vốn có các thứ sản vật quý, ngận thơm, gỗ
thơm, gạo thơm (tức nhiều sản vật có hương vị), địa thế lại có nhiều núi bao
quanh, do đó mà có tên là Hương Sơn - núi thơm là vậy. Có tích cho rằng đây là
khu vực sinh sống của loài động vật đặc biệt “chồn ngận” kích thước bình
thường song có mùi hương toả ra đặc trưng, cho nên mảnh đất này được gọi là
Hương Sơn (hương thơm của núi rừng).


18
Giáo sư Đinh Xuân Lâm quê làng Xa lang (nay xã Sơn Tân - Hương Sơn)
khi nghiên cứu về mảnh đất và con người nơi đây đã từng viết: “Phía tây Nam

lưu vực sông Ngàn Phố, dọc theo bờ sông trước kia là địa hình cư trú của một số
tộc người miền núi có tên gọi là Đào Lân, Kiêu Nang, Cá Lăng... ngước lên dãy
Trường Sơn lên tận biên giới Việt Lào. Người dân nơi đây thường gọi là người
“Ri”. Các tộc người này đã sinh sống ở đây từ trước thế kỷ XV (Năm Quang
Thuận thứ 10 đời Lê Thánh Tông - 1469), nhưng trước sự xô đẩy của những
người mới đến họ phải bỏ đất đi về phía biên giới thành lập xóm ở khe Chè, đá
Gân... Dân trong huyện vốn thuần phác, nhẫn nại, cần khổ, kẻ sĩ thì khơng
chuộng hoa sức, n vui trong cảnh nghèo thiếu, làm dân thì tiết kiệm mà khơng
nhỏ nhặt, tuy nhiên trong tầng lớp kẻ sĩ khơng khỏi có cái ngang ngạnh. Nhìn
chung, quê mùa chất phác, nhân hậu mà thành ra giản dị, người miền sông gần
chợ (như Thịnh Xá, Hoài Mỹ, Đỗ Xá, Hữu Bằng) thường yêu chuộng văn học, ít
lo làm ăn sinh sống, chuyên việc cơng thương mà khơng lo việc cày cấy. Cịn
miền rừng núi Tình Diệm thì lại ít chuộng học vấn. Song số đông là hiếu học,
trước kia học chữ Hán, chữ Pháp và bây giờ cũng vậy” [21].
Thời đại đồ đá trên vùng đất này chắc đã có người sinh sống. Tuy nhiên,
đến nay số dân cư ấy khơng cịn di duệ. Đến thời kim khí, cụ thể là thời đại đồng
thau tương đương với nhà nước Văn Lang của các vua Hùng và tiếp đó là thời
Bắc thuộc ngót 1000 năm, tại đây đã có người ở. Di chỉ đồ đồng thuộc nền văn
hóa Đơng Sơn phát hiện được ở xã Sơn Phú đã chứng minh điều đó. Ngồi ra, ở
Hương Sơn còn tồn tại 13 "Kẻ" - đơn vị dân cư tương đương với Làng sau này là dấu tích của những làng rất cổ, càng sáng tỏ, khẳng định thêm điều đó. Cụ thể
13 Kẻ ấy có tên địa danh như sau:
Về phía hữu ngạn sơng Ngàn Phố có Kẻ Mui, Kẻ Tàng, Kẻ Ác (tên chữ là
Dĩ Ốc), Kẻ De (tên chữ là Tình Di).
Về phía tả ngạn sơng Ngàn Phố có Kẻ Qt, Kẻ Mỏ, Kẻ Sét (tên chữ là
Ninh Xá), Kẻ Trảy (tên chữ là Tri Lễ), Kẻ Trúa (tên chữ là Đồng Lộ), Kẻ Động


19
(tên chữ là Lệ Định), Kẻ Rái (tên chữ là Hàm Lại), Kẻ Eo (tên chữ là Thọ Lộc),
Kẻ E (tên chữ là Xuân Trì).

13 đơn vị "Kẻ" khảo sát ở Hương Sơn chỉ nằm rải rác ở vùng hạ huyện từ
Sơn Hàm, Sơn Giang trở xuống giáp Đức Thọ, chắc là nằm trong lãnh thổ huyện
Phố Dương xưa. Còn vùng thượng huyện, từ trung tâm lên các xã Sơn Tây, Sơn
Lĩnh, Sơn Kim cho đến Na-Pê, biên giới Lào - Việt, trước đây là một phần (chứ
không phải tất cả) lãnh thổ Châu Ngọc Ma, lãnh địa người Thái mà cuối thế kỷ
14 đầu thế kỷ 15 Cầm Trạch rồi Cầm Quế làm tù trưởng thì khơng hề thấy có địa
danh nào mang từ "Kẻ" cả. Như vậy, tại Hương Sơn cổ xưa "Kẻ" là cộng đồng
cư dân người Kinh Việt cổ chứ không là cộng động của người thiểu số [21].
Địa thế Hương Sơn vốn là "thung lũng" nằm giữa núi Thiên Nhẫn và
dải Trường Sơn. Đã là thung lũng thì lằm đầm lầy, lau rác. Người Việt cổ cho
đến người Việt cận hiện đại sau này đã liên tục khai phá đầm lầy để biến
chúng thành những cánh đồng trồng lúa nước màu mỡ. Đồng thời với việc
khai phá đầm lầy để biến thành đồng ruộng, người dân đã lập nên những xóm
làng tụ cư ở các vùng thung lũng Hương Sơn tại xã Phúc Dương có một xóm
gọi là xóm Đầm hẳn xưa kia đây là vùng đầm lầy được nhân dân khai phá sản
xuất và lập ra xóm.
Tại làng n Nghĩa, xã Hữu Bằng cịn dấu tích địa danh các xứ đồng vốn
xưa kia là đầm lầy lắm năn, nhiều lác, nhiều lùng như cánh đồng ruộng Năn,
cánh đồng ruộng Phúc Lùng v.v...
Tại các vùng ruộng Trại ở Tràng Sim, ở Cẩm Lịch v.v... có các cánh đồng
ruộng Nẩy ("nẩy" có nghĩa là đầm lầy).
Tại Phúc Đậu có cánh đồng ở xứ Bàu Cơốc cũng là cánh đồng ruộng
Nẩy v.v...
Như vậy, quá trình khai phá đất hoang, rừng rúi, đầm lầy để tạo nên
nương rẫy, đồng ruộng để sản xuất ở Hương Sơn là mộtquá trình lần núi và khai
phá đầm lầy. Đó cũng là quá trình lập "Kẻ", lập làng để tụ cư.


20
Thời Văn Lang - Âu Lạc, vùng đất này đã có người sinh sống, có điểm tụ

cư chứ khơng phải du canh du cư nhưng sử sách xưa không cho biết số lượng
dân tụ cư thời ấy là bao nhiêu. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể đốn biết được là
rất ít.
Đến thời thuộc Hán, cư dân ở đây đã phát triển hơn nhiều. Sách Tiền Hán
thư cho biết quận Cử Chân có 7 huyện: Tư Phổ, Cư Phong, Đơ Lung, Dư Phát,
hàm Hoan, Vơ Thiết, Vơ Biên, có số hộ là 35.743 hộ, số nhân khẩu là 166.013
người. Như vậy, nếu chia đều thì huyện Hàm Hoan (Nghệ Tĩnh ngày nay) chỉ có
khoảng 5.000 hộ với 27.000 nhân khẩu. Đến thời Đơng Hán thì quận Cử Chân
có 46.513 hộ với số nhân khẩu là 209.894 người (Hậu Hán thư), nếu chia đều thì
huyện Hàm Hoan có 6.644 hộ với số nhân khẩu là 29.985 người [15].
Với những số liệu chép trong sách Tiền Hán thư và Hậu Hán thư về số hộ
và số nhân khẩu ở quận Cửu Chân (từ Thanh Hóa đến Nghệ Tĩnh ngày nay)
chúng ta cũng có thể đốn biết rằng thời Hán thuộc, số hộ, số nhân khẩu ở vùng
Dương Thành đời Tam Quốc trở lên Tây Hán cũng khơng thể nhiều hơn một
nghìn hộ, số nhân khẩu khơng thể nhiều hơn bốn nghìn người.
Thành phần cư dân ở vùng đất ở huyện này thời Hán thuộc khơng chỉ có
người Việt cổ (Kinh) là người Giao Chỉ và các tộc thiểu số khác như đã nói mà
cịn có cả người Hán. Với chính sách Hán hóa, đồng hóa muốn biến nước ta vĩnh
viễn thành một quận, huyện của Trung Quốc, bọn phong kiến Hán có chủ trương
cho người Hán ở lại lập gia đình trên đất nước ta, kết hơn với người Việt để dần
dần sinh ra các thế hệ con lai nhằm triệt tiêu hoàn toàn người Giao Chỉ.
Hiện nay, ở Hương Sơn chưa tìm thấy mộ Hán nhưng ở Đức Thọ thì đã
tìm thấy mộ Hán với các di vật là kiếm sắt, nhẫn vàng, bạc và tiền đồng. Điều đó
chứng tỏ người Hán đã sinh sống ở Đức Thọ (tức vùng Cửu Đức xưa). Vùng đất
này gọi là Hương Sơn, lúc bấy giờ cũng thuộc quận Cửu Đức, nhất định phải có
người Hán sống xen kẽ với người Việt. Đặc biệt, thời Vương Mãng (8 - 25)
cướp ngôi nhà Hán, nhiều quý tộc và dân thường Hán đã chạy loạn Vương



×