Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Đặc điểm nghệ thuật truyện ngăn và tiểu thuyết của nguyễn trí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN THỊ DIỆU THU

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT
CỦA NGUYỄN TRÍ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN THỊ DIỆU THU

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT
CỦA NGUYỄN TRÍ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. PHAN HUY DŨNG


NGHỆ AN - 2016


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp cao học này được hồn thành tại Trường Đại học
Vinh. Để có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc tới Trường Đại học Vinh, tập thể Thầy cô giáo khoa Sư
phạm Ngữ Văn, phòng đào tạo sau đại học, đặc biệt là PGS. TS Phan Huy Dũng
đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi với những chỉ dẫn khoa học quý giá
trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Đặc điểm
nghệ thuật truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Trí”.
Nghệ An, tháng 8 năm 2016
Tác giả


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát .................................. 12
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 12
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 12
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 13
7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 13
Chương 1. CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI VĂN CHƯƠNG CỦA NGUYỄN TRÍ .. 14

1.1. Một cuộc đời sóng gió .......................................................................... 14
1.1.1. Xuất thân ........................................................................................ 14
1.1.2. Những lăn lóc trường đời .............................................................. 14

1.1.3. Những nỗi đau ............................................................................... 17
1.2. Những mối duyên bút mực ................................................................... 20
1.2.1. Tình yêu với văn chương thuở học trò .......................................... 20
1.2.2. Duyên bút từ nỗi bất hạnh ............................................................. 21
1.2.3. Sự nâng đỡ của những nhà văn lão luyện trong nghề ................... 23
1.3. Sự đón nhận của làng văn ..................................................................... 28
1.3.1. Tính chất của hiện tượng Nguyễn Trí............................................ 28
1.3.2. Đón chào Nguyễn Trí - đón chào một nhà văn của những con
người dưới đáy ............................................................................... 43
1.3.3. Vinh danh Nguyễn Trí - vinh danh một kênh sáng tác bám sát
hiện thực cuộc đời.......................................................................... 45
Chương 2. HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ
TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN TRÍ ............................................................. 51

2.1. Phạm vi hiện thực được miêu tả trong truyện ngắn và tiểu thuyết
của Nguyễn Trí............................................................................................. 51
2.1.1. Cuộc sống những con người dưới đáy ........................................... 51


2.1.2. Thế giới giang hồ, du đãng ............................................................ 61
2.1.3. Những bù đắp ân tình .................................................................... 68
2.2. Hình tượng con người nổi bật trong truyện ngắn và tiểu thuyết
Nguyễn Trí ................................................................................................... 74
2.2.1. Con người nghĩa khí ...................................................................... 74
2.2.2. Con người thất bại ......................................................................... 80
2.2.3. Con người bền bỉ sống và yêu ....................................................... 84
2.3. Nét mới trong nghệ thuật chiếm lĩnh hiện thực và con người trong
truyện ngắn và tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Trí .................................... 88
2.3.1. Nhìn hiện thực từ con mắt của người trong cuộc .......................... 88
2.3.2. Đào sâu vào bản thể khi kể chuyện đời ......................................... 94

2.3.3. Bóp méo hiện thực theo nhãn quan “có hậu” ................................ 98
Chương 3. KẾT CẤU, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN
NGẮN, TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN TRÍ............................................... 103

3.1. Những phương thức kết cấu tác phẩm ................................................ 103
3.1.1. Men theo hành trạng nhân vật chính ........................................... 103
3.1.2. Lồng truyện trong truyện ............................................................. 107
3.1.3. Lắp ghép những bức tranh tả thực ............................................... 110
3.2. Ngôn ngữ trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Trí .............. 116
3.2.1. Ngôn ngữ của thế giới giang hồ, du đãng.................................... 116
3.2.2. Ngôn ngữ thông tục và mang đậm dấu ấn vùng miền ................. 122
3.2.3. Ngôn ngữ người kể chuyện ......................................................... 126
3.3. Giọng điệu trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Trí ............ 130
3.3.1. Giọng ngang tàng, bụi bặm.......................................................... 130
3.3.2. Giọng xót xa, chua chát ............................................................... 134
3.3.3. Giọng suy tư, triết lí ..................................................................... 137
KẾT LUẬN .................................................................................................. 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 144


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam từ sau 1986 đến nay nói chung, văn xi nói
riêng phát triển rất sơi động với nhiều xu hướng, nhiều hiện tượng khác nhau
và thực sự đã có nhiều thành tựu. Sự phong phú, đa dạng, phức tạp của văn
học nước nhà thời kì này thể hiện trên nhiều bình diện: cảm hứng, đề tài, chủ
đề, khuynh hướng thẩm mĩ, phong cách, thủ pháp nghệ thuật… Khu vườn văn
xuôi đa sắc màu, hương vị và có vơ số dáng vẻ bởi sự góp mặt của nhiều thế
hệ tác giả, ở những vùng miền, giới tính và lứa tuổi khác nhau. Đó là sự góp

mặt của những tác giả đã sáng tác từ trước 1986 đến nay vẫn tiếp tục sáng tác
trên tinh thần đổi mới như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn
Kháng… Tiếp bước là các thế hệ nhà văn với nhiều cách tân đổi mới: Nguyễn
Huy Thiệp, Phạm Thi Hoài, Hồ Anh Thái… Thế hệ thứ ba là những tác giả
sinh ra những năm 70, 80 của thế kỉ trước đang rất nỗ lực sáng tạo những giá
trị mới cho văn học như: Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hồng Diệu, Nguyễn
Ngọc Tư… Bên cạnh những dịng chảy rộn ràng sơi động đó của văn xi
Việt Nam đương đại, có một dịng chảy ở vùng “ngoại vi” khơng bị tan lỗng,
khơng lẫn vào đâu được. Đó là nhà những truyện ngắn, những tiểu thuyết của
“nhà văn của những phận nghèo” Nguyễn Trí.
1.2. Nguyễn Trí là một cây bút mới gia nhập văn đàn Việt Nam với
những trang viết ngồn ngộn hơi thở của đời sống thực. Truyện của ông (cả
truyện ngắn và tiểu thuyết) đã được đón nhận khá nhiệt tình từ phía độc giả và
nhiều nhà văn lão luyện trong nghề. Đây là một hiện tượng cần được quan
tâm nghiên cứu. Tuy vậy, cho đến nay chưa có cơng trình nào đặt vấn đề
khám phá một cách toàn diện những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện
ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Trí. Với đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ đưa đến
được những phân tích và lí giải khoa học về hiện tượng văn học độc đáo này.
1.3. Hiện nay, trong các cấp học từ phổ thông trở lên, tiểu thuyết và
truyện ngắn là những thể loại được đưa vào giảng dạy và nghiên cứu. Bản


2
thân chúng tôi là giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy nên để trau dồi thêm
về chuyên môn, chúng tôi rất quan tâm đến các thể loại này. Việc nghiên cứu
đề tài “Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Trí” sẽ giúp
chúng tơi hiểu sâu hơn các thể loại này, hiểu hơn nền văn học đương đại của
nước nhà.
2. Lịch sử vấn đề
Năm 2013, Nguyễn Trí xuất hiện trên văn đàn với tập truyện ngắn Bãi

vàng, đá quý, trầm hương. Tuy là một cây bút mới của làng văn nhưng tập
truyện của Nguyễn Trí lập tức gây được sự chú ý của người đọc, đặc biệt thu
hút sự chú ý của nhiều nhà phê bình văn học.
Trong q trình tìm hiểu về nhà văn Nguyễn Trí - “cây bút nông dân”,
đến nay chúng tôi đã thu thập được một số bài viết ngắn dưới hình thức là các
bài báo giới thiệu về Nguyễn Trí và tác phẩm của ơng. Chúng tơi tạm chia ra
hai nhóm bài: nhóm giới thiệu khái qt về Nguyễn Trí và nhóm giới thiệu,
đánh giá về một số tác phẩm, tập sách của ơng. Do đề tài này trực tiếp nói về
truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Trí, nên dưới đây chúng tơi xin được
lược thuật lại nhóm bài viết đánh giá về một số tác phẩm, tập sách mà Nguyễn
Trí đã cho ra mắt độc giả.
Nhóm bài viết về tác phẩm có lúc xốy vào một vài truyện, có lúc giới
thiệu về một tập sách. Một số bài đưa ra những nhận xét, đánh giá chung nhất
về đặc điểm truyện Nguyễn Trí trên nhiều phương diện.
Trong Lời giới thiệu cho tập truyện Bãi vàng, đá quý, trầm hương của
Nguyễn Trí, nhà văn Hồ Anh Thái cho rằng: “Chùm truyện Bãi vàng, đá quý
trầm hương thực sự là nếm trải của người trong cuộc. Văn chương tưng tửng,
tung tẩy đối đáp giữ nhân vật với nhân vật, giữa nhân vật với người đọc, giữa
người viết với người đọc. Không cần rạch ròi, phân định bởi sự chồng mờ,
chèn lấn tạo nên nhiều sắc độ hơn. Nguyễn Trí đưa người đọc đi qua những
cuộc đối thoại ấy, rồi cắt nghĩa từng khái niệm, cắt nghĩa từng hành vi và tâm
trạng của dân giang hồ. Những bươn chải, những mưu tính, những nghĩa cử
trong đám giang hồ với nhau, có lúc cuốn hút, có lúc gây hồi hộp, có lúc gây


3
phẫn nộ hoặc khiến người đọc rưng rưng. Như vậy, tác phẩm của Nguyễn Trí
gây hấp dẫn bằng chất sống thực và sự từng trải” [44].
Tập truyện ngắn này được viết bởi một người đàn ông hơn 50 tuổi, từng
trải, lăn lộn giữa cuộc đời, làm không biết bao nhiêu nghề từ chính đáng đến

phạm pháp. Tập truyện này được viết bằng những trải nghiệm của người trong
cuộc, mang tính hiện thực rất cao. Trên trang http//eviluriko.wordpress.com,
Bạch Tử có viết: Bãi vàng, đá quý, trầm hương có một giọng văn Nam bộ,
không sử dụng nhiều phương ngữ nhưng đọc vào thì sẽ biết đó là Nam bộ.
Văn phong khơng trau chuốt mà tự nhiên, tưng tửng như lời nói thường ngày.
Kiểu văn này sẽ không hợp với những độc giả ưu ái sự bay bổng nhẹ nhàng
hồn mỹ, khơng hợp với những ai thích đọc truyện tình u lãng mạn hưng
phấn xa rời hiện thực, cũng không hợp với những bạn thích ám ảnh u ám hay
siêu thực fantasy.
Đọc truyện có cảm giác như đang nhìn vào một thế giới khác, Việt
Nam đấy, nhưng song song tồn tại với thế giới những kẻ lắm tiền hay tầng
lớp trí thức trung lưu đang sống, mà cụ thể là bản thân tôi. Cảm thấy cuộc
đời này có q nhiều thứ mà mình không biết, nhiều chuyện éo le như một
vở cải lương. Phải đọc những truyện hiện thực thế này mới thấy rằng quẩn
quanh trong cái tôi cá nhân với nỗi cô đơn mất phương hướng, trong tổ ấm
được che chở bảo vệ thì bản thân mình nhỏ nhoi lắm, nơng cạn lắm, như ếch
ngồi đáy giếng, ngoài kia bầu trời rộng lớn bao la, cuộc sống muôn màu đa
dạng vô cùng.
Những câu chuyện về dân anh chị giang hồ, gái điếm, bn lậu gỗ, phu
tìm trầm, người đào hầm đãi vàng đá quý… và cả những cán bộ nhà nước suy
đồi đạo đức rồi phạm pháp, tất cả hiện lên vô cùng sinh động chân thực. Thể
loại văn này, ngồi một chỗ không thể viết được, người trẻ thiếu trải đời càng
không thể viết được. Tập truyện như một bộ phim tư liệu về miền Nam kéo
dài từ thời Việt Nam cộng hịa đến giải phóng 1975, đến thời mở cửa làm
kinh tế 1986, và đến cả ngày nay khi nước ta hội nhập thế giới tham gia
WTO. Tất nhiên là những điều này được thể hiện bằng góc nhìn của tầng lớp


4
được gọi là dưới đáy xã hội hay thường dân Nam bộ nơi thành thị. Điều này,

làm tôi liên tưởng đến hồi ký Tâm si-da.
Toàn bộ tập truyện là hiện thực nghiệt ngã mà vẫn chứa đựng tình
người, nhưng nhìn góc độ khác thì con người ta rất tàn nhẫn với thiên nhiên.
Nhiều đoạn khiến tơi lạnh cả người vì hành động phá rừng phá núi để làm
giàu, đó là sự tận diệt thiên nhiên, khai thác đến cạn kiệt không thể phục hồi.
Và ngày nay, hậu quả đã hiện hữu rõ ràng ở tất cả mọi nơi trên dải đất hình
chữ S. Đổ lỗi cho biến đổi khí hậu tồn cầu, nhưng chính người Việt cũng đã
và đang giết chết chính mình và thế hệ sau” [57].
Nguyễn Trí từng chia sẻ: “Truyện về vàng, đá quý, trầm hương thì tôi
cứ tự nhiên mà viết bởi tôi đã từng trải nghiệm nghề này lâu năm nên khi viết
cũng giống khi ăn cơm, uống nước hàng ngày. Tìm trầm tơi cũng đi vài năm,
làm vàng thì 5-7 năm, rồi đơi ba năm đi làm đá q. Cuộc sống của tơi thì
rừng là chủ đạo, thành ra viết về rừng tôi thấy dễ lắm”.
Một độc giả khác trên trang http: //docbao.biz cũng nhận định: “16 câu
chuyện trong Bãi vàng, đá quý, trầm hương có thể lơi người đọc ra khỏi
những vụn vặt thành thị, những ngôn từ thời thượng để rồi trao cho họ một
món lạ, đầy tính ngun bản-điều khó đạt trong nghiệp văn hiện nay” [52].
Cát Đằng trong bài báo: Máu và nước mắt từ “Bãi vàng, đá quý, trầm
hương (trang web: baocantho.com.vn) nhận xét: “16 truyện ngắn, có phân
nửa là những câu chuyện về nghề đào vàng, khai thác đá quý và trầm hương.
Đây cũng là phần hấp dẫn nhất thỏa trí tị mị của người đọc về những nghề
nguy hiểm và một thế giới khác với đời thường. Dù biết trước rằng bối cảnh
của tác phẩm là những nơi “rừng thiêng, nước độc”, nhân vật giang hồ tứ
chiếng nhưng những trang viết của Nguyễn Trí vẫn làm người đọc rùng mình
về sự trần trụi khốc liệt. Đơi lúc, đọc truyện mà cứ ngỡ đang đọc phóng sự
điều tra của báo chí bởi nó q chân thực, q cụ thể. Trong chất phóng sự ấy
vẫn có chất tiểu thuyết nên câu chuyện vừa đời thực, vừa hấp dẫn nhờ cách
xây dựng nhân vật” [11].
Tác giả bài báo còn khẳng định thêm: khơng chỉ viết những gì mình có,



5
những điều đã từng trải; Nguyễn Trí cịn khiến người đọc bất ngờ khi khai
thác các đề tài xã hội, nhất là về số phận những người phụ nữ bất hạnh. Các
truyện: “Nín lặng khóc”, “Trại viên cũ quay trở lại đơng lắm”, “Đoạn
trường”… là góc nhìn nhân văn về những kiếp mà hồng phận bạc. Các truyện
này được viết mềm mại hơn, có tình hơn, góp phần làm nên sự đa dạng và đặc
sắc của tập truyện“Bãi vàng, đá q, trầm hương” [11].
Truyện ngắn của Nguyễn Trí có nhiều yếu tố mang tính tự truyện,
mang ý nghĩa đời tư và có tưởng nhân văn sâu sắc. Vì vậy, khi nhà văn xuất
hiện trên văn đàn thì ngay lập tức gây tiếng vang. Văn của ông đủ sức lôi
cuốn các nhà lí luận, phê bình văn học bởi phong cách riêng.
Trong mặt bằng văn chương hiện nay, chúng ta phải thừa nhận: Nguyễn
Trí nói đúng: “Truyện của tơi đọc cũng được, không đến nỗi tệ” [10]. Sự bứt
phá của Bãi vàng, đá quý, trầm hương so với những tác phẩm tranh giải năm
ấy (2013) hẳn khơng phải vì tập truyện q xuất sắc mà vì có hơi thở mới, đi
vào đề tài ít người đụng. đặc biệt người viết chứng tỏ vốn sống dồi dào.
Sức hấp dẫn của Bãi vàng, đá quý, trầm hương ngoài đề tài,nội dung
khác lạ: tập truyện là chuyến phiêu lưu với những trải nghiệm độc đáo, lạ lùng
cùng những phận giang hồ hay hảo hán gác kiếm, những kẻ ham vàng mà nợ
ngãi, những mảnh đời công nhân khu công nghiệp hay gái làng chơi dựa vào
nhau để tìm chút hạnh phúc tạm bợ; thì tập truyện còn hấp dẫn người đọc bởi
một lối kể chuyện, một giọng điệu, ngôn ngữ mang màu sắc Nguyễn Trí.
Với giọng văn và lối viết rất riêng, Bãi vàng, đá quý, trầm hương của
Nguyễn Trí đã đem lại cho độc giả chất Nam Bộ “không lạ mà lạ” của lời ăn
tiếng nói thơng thường. Nguyễn Trí dường như kế thừa mạch văn của Sơn
Nam, có chút kì bí xa xưa hơn của truyện đường rừng Thế Lữ, Thanh Tịnh…
Những câu chuyện thơ phác nhưng kì thực lại rất có ý thức về chữ, những con
chữ cứ tự nhiên xô đẩy mà dậy gắt lên xung đột mạnh mẽ.
Hoàng Ngọc Điệp (trang web: baodientudongnai.com.vn) cũng cho

rằng: truyện ngắn đầu tay Nín lặng khóc in trên báo Tuổi trẻ cuối tuần của
Nguyễn Trí đã làm bạn đọc bất ngờ. Sau đó hàng loạt truyện ngắn được viết


6
bằng giọng văn “giật cục”, tưng tửng, với hàng trăm nhân vật gồ ghề, góc
cạnh gồm: thợ đãi vàng, lâm tặc, đĩ điếm, chủ chứa, dân nghèo thành thị…
Thế giới bần cùng ấy sống, hít thở, yêu đương, sinh con đẻ cái… trong lao
động cực nhọc, hiểm nguy bủa vây, thiện ác lẫn lộn. Chính giọng điệu lạ,
những nhân vật hoang dã mang lại cho tác phẩm của anh sức lôi cuốn và nét
riêng không trộn lẫn” [13].
Trên trang webvanhien.vn, tác giả Huỳnh Thu Hậu trong bài viết Đọc
Bãi vàng của Nguyễn Trí có những cảm nhận thú vị: “Đọc Bãi vàng, chúng ta
cảm thấy hấp dẫn bởi ngôn ngữ cực hạn, cách viết câu đặc biệt, nghệ thuật
dùng phương ngữ, ngôn ngữ đời thường tràn vào trong tác phẩm. Nguyễn Trí
khơng sa vào miêu tả rườm rà, mà đi ngay vào bản chất của vấn đề. Văn anh
viết, vì thế rất kén người đọc. Đã có những người đọc truyền thống thích cách
viết câu phải mượt mà, bay bổng, bảo truyện Bãi vàng rất khó đọc, cứ trúc tra,
trúc trắc. Những câu văn của anh ám gợi mà phần lớn là câu đặc biệt, câu rút
gọn… Việc sử dụng câu đặc biệt mang đến hiệu quả nghệ thuật là tạo ra nhiều
điểm nhìn trong một thơng báo” [23].
Tác giả bài báo cịn khẳng định: Cùng với ngơn ngữ đối thoại cực hạn,
là cách dùng phương ngữ. Cũng giống như Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Trí đã
thành cơng khi sử dụng các từ địa phương như: dzô, cà chớn, thiệt hông… để
tạo nên chất riêng. Không chỉ dùng từ địa phương, ngôn ngữ phố phường như
ùa vào trong truyện với các từ chửi tục, chửi thề như: đù má… Những tiếng
lóng: đánh bồi, đụng bổi… Hiện thực cuộc sống vì thế chân thực hơn và trần
trụi hơn” [23].
Cái tài của Nguyễn Trí là đọc Bãi vàng, chúng ta như thể đang nhắm
mắt mà lắng nghe được rất nhiều giọng nói cùng vang lên. Đó cũng chính là

cái đa âm, phức điệu mà ta bắt gặp trong tiểu thuyết của Dostoievski: “Tướng
tá rất bụi, dân đi đây đi đó khơng bụi mới lạ. Giang hồ đúng nghĩa với thừ
này. Là sao? Giải thích nghe chơi. Được thơi, muốn đến xứ người làm ăn
phải có cái miệng Tơ Tần, cái đầu Chu Du. Ngọt như mật và mưu mô, giảo
quyệt nhiều nhiều chút”. Bãi vàng là tạp âm. Nguyễn Trí bằng cảm quan tự


7
nhiên đã tạo cho chúng ta nghe được tất cả sự hỗn độn của bãi vàng. Văn của
anh vì vậy mới và chạm đến hậu hiện đại” [23].
Sau Bãi vàng, đá quý, trầm hương Nguyễn Trí xuất bản tập truyện ngắn
Đồ tể tiếp tục gây xôn xao dư luận. 27 truyện ngắn trong tuyển tập xoay
quanh các nhân vật có cuộc đời bi kịch hoặc cơ cực. Các câu chuyện mà
Nguyễn Trí kể thật giống với những mẩu tin trên báo rao hằng ngày. Ông
khắc hoạ rõ nét những tệ nạn, chuyện đau lịng như lơ đề, lừa đảo, kiếm tiền
từ xà xéo, đất đai đền bù vay hụi… Những chuyện đàn ông, đàn bà lao vào
nhau bất kể già trẻ như là mất trí nhằm khoả lấp nỗi cơ đơn cũng được
Nguyễn Trí nhắc tới trong sách.
Lê Minh Khuê trong bài Đẹp và thiện (trang: nhavantphcm.com.vn)đã
khẳng định: “… Đọc thiên kinh vạn quyển để xem các tác giả lớn miêu tả
cuộc sống theo cách nào. Trí miêu tả cuộc sống theo cách Trí… Những câu
chuyện Trí kể có thể gặp rất nhiều trong các trang báo, nhất là báo về pháp
luật và an ninh. Nhưng các câu chuyện báo chí đó đơn thuần thơng tin cho
người đọc cái vừa xảy ra. Có nhiều người mới vào nghề cịn non tay đã chỉ
thông tin một chuyện đọc vậy để biết vậy.“Đơn thuần thông tin” (chữ Hồ
Anh Thái hay dùng) không hề có trong truyện ngắn của Trí. Trí có vơ số
thơng tin và đã biến thơng tin đó thành thế giới tưởng tượng của riêng anh để
truyện nào cũng có nhân vật rõ tới sờ thấy được và tình huống truyện rất kì lạ
và cái quan trọng là cảm xúc nhà văn tràn đầy ở người viết đã biến những cái
thông thường thành cảm xúc chung lớn lao” [30]. Như truyện Đồ tể: một anh

chàng đẹp trai yêu tiểu thư nhà có cha và anh dạng sĩ quan triều cũ. Cả nhà
chuẩn bị phỏng vấn để đi Hoa Kì. Nàng ở lại theo trai nghèo đẻ ba đứa con rồi
cùng chồng trằn lưng qua khốn khó. Truyện này khơng có chữ tình u cũng
chẳng có một dịng mùi mẫn cho tình yêu nhưng tình huống cuộc đời của hai
con người là bài ca tình u lớn lao đến độ nó khoả lấp cái sự bạo tàn của
nghề đồ tể. Truyện của Nguyễn Trí là thế. Trần trụi, khốc liệt, đau thương
nhưng ln ngời lên vẻ đẹp lạ kì.
Lê Minh Kh tiếp tục nhận xét về tập truyện Đồ tể: “Các truyện đều


8
khơng dài dịng. Trí viết theo cách tỉ mỉ quan sát. Cái cách chấm phết nhưng
rất ra màu sắc, có góc có cạnh nổi rõ có thể cầm nắm được từ tính cách nhân
vật đến tình huống truyện…
Các truyện ngắn của Trí thường có một câu chuyện, là thế giới của cái
ác; nếu lần đầu đọc nó, khơng truyện nào yên ổn và rất bất an và mong manh.
Nhưng hãy đọc lại nó và sẽ thấy cái âm hưởng chung là cái tình giữa con người
lúc nào cũng hiện hữu. Trong tập có truyện Ngoại tình mơ tả hai vụ ngoại tình
có giằng có kéo từ vụ này sang vụ khác. Cũng là truyện có độ lạnh nhất nhưng
vẫn gợi tới lòng thương. Người nghèo vẫn khổ ngay cả khi có tiền.
Tác giả có lẽ cũng khơng ý thức được cuộc sống và tâm hồn mình dù
xáo trộn phức tạp giằng xé vẫn có một khoảng lớn lao dành cho sự thiện và
cái đẹp. Điều đó in đậm trong sáng tác của anh” [30].
Cũng nhận xét về tập truyện Đồ tể, Lam Thu (web: giaitri.vnexpress.net)
cho rằng: Nguyễn Trí khơng viết về những truyện bằng phẳng, an lành. Nhân
vật của ông đau thương, câu chuyện của ông khủng khiếp, hiện thực của ơng
trần trụi. Thế nhưng ẩn sau đó ln là vẻ đẹp của sự hướng thiện, tính nhân
ái” [50]. Truyện Đồ tể, Chân mình thì mình đứng là những truyện như vậy.
Tác giả bài viết cũng khẳng định: trải nghiệm, lăn lộn với cuộc sống đã
cho Nguyễn Trí vốn liếng chi tiết để viết văn. Truyện Chả có gì là bất thường

thể hiện rõ quan điểm của Nguyễn Trí. Ơng dựng lên nhân vật Linh - một cơ
gái từng có ba đời chồng và ba đứa con riêng. Người chồng thứ nhất chết do
ngộ độc rượu. Người chồng thứ hai chết do bỗng nhiên nổ lốp xe. Cịn Linh
chết vì bị người chồng thứ ba ném cái chén đúng vào mạch máu… Đầy
chuyện kì quặc như vậy mà Nguyễn Trí tun bố: “có gì đâu mà ái ngại,
chuyện thường tình thơi”. Có lẽ với một người từng trải như Nguyễn Trí,
những thân phận, cảnh ngộ, những trớ trêu, éo le giống như chuyện “chẳng có
gì mới dưới ánh mặt trời”.
Cuối bài, Lam Thu còn khẳng định: Một trong những yếu tố khiến tác
phẩm của Nguyễn Trí có sức thu hút là cách dùng từ ngữ. Không hoa văn trau
chuốt, Nguyễn Trí khiến người đọc cảm giác ơng bê ngun ngơn ngữ giao tiếp


9
hàng ngày vào trang viết. Nhưng nếu chỉ đặt văn nói vào tác phẩm mà thành
cơng thì q dễ. Nguyễn Trí biết cách đặt đúng, đặt trúng từ cần dùng vào ngữ
cảnh của truyện. Thế giới ngôn từ của Nguyễn Trí sinh động, hấp dẫn, ơng
dùng những từ như: mới rợi, xụ mặt một đống, đẹp dậy xóm làng… khơng hề
khiên cưỡng khiến tác phẩm mang vẻ đẹp của sự chân thực giản dị” [50].
Về cuốn Thiên đường ảo vọng (Nhà xuất bản Trẻ - 2015), Cát Đằng
(Web: baocantho.com.vn) khẳng định: “Tác phẩm của Nguyễn Trí ln tạo
cảm giác như cuộc sống cuộn chảy trong từng trang viết. Ông thể hiện điều đó
bằng văn phong độc đáo, giọng điệu riêng biệt với câu chữ đời thường pha
chút khẩu khí giang hồ. Đặc biệt là lối viết trong vai người dẫn chuyện và nêu
ra những thắc mắc; vừa trong vai người trả lời để người đọc dễ hiểu. Nếu
trong Bãi vàng, đá quý, trầm hương, phận đời những phu đào vàng được khai
thác thành những truyện ngắn riêng lẻ, thì đến Thiên đường ảo vọng, Nguyễn
Trí đã khái quát, lột tả trọn vẹn tâm lí nhân vật cũng như phát triển hài hoà
đường dây, cốt truyện mang đến cho độc giả một câu chuyện khốc liệt, gian
truân” [12].

Cũng giống với Bãi vàng, đá quý, trầm hương, Đồ tể, tiểu thuyết Thiên
đường ảo vọng của Nguyễn Trí tiếp tục khai thác những đề tài nóng hổi, nhức
nhối trong xã hội hiện nay. Chất liệu chính của tác phẩm là 99% sự thật: thân
phận những người con bán mạng xa quê hoá thân thành giang hồ tứ chiếng,
tìm đến nơi rừng thiêng nước độc, kiếm manh áo, miếng cơm, ôm ấp giấc
mộng đổi đời.
Đúng như tựa đề cuốn tiểu thuyết, tất cả những gì diễn ra trong tác
phẩm chỉ là Thiên đường ảo vọng. Vì những đồng tiền mà con người sẵn sàng
bỏ mạng, cướp giật, đâm chém nhau. May mắn thay trong những cay nghiệt
vẫn le lói tình người, tình bằng hữu mà nhân vật Lâm là điểm sáng. Gạt bỏ
những đau thương và ốn hận trong q khứ, Lâm sống vì tương lai, hết lòng
giúp đỡ bạn bè sa cơ lỡ thế. Lâm và cái chết của anh đã thức tỉnh những người
cịn lại trong nhóm, kéo họ ra khỏi “thiên đường ảo vọng” để làm lại cuộc đời.
Truyện của Nguyễn Trí là vậy. Trần trụi, khốc liệt, đau thương nhưng luôn


10
ngời lên vẻ đẹp nhân văn. Gấp sách lại nhưng câu chuyện ln khiến người
đọc nghĩ về giá trị đích thực của cuộc sống.
Quỳnh Anh với bài Thiên đường ảo vọng - giấc mơ đổi đời của phu
đào vàng (trang: vnexpress.net) cho rằng: “Nguyễn Trí từng được cả nước
biết đến khi viết thư xin giảm án cho kẻ sát hại con mình. Ơng cầm bút viết
như một cách xoa dịu nỗi đau mất con. Tác phẩm của ông được giới chun
mơn đánh giá là giàu trải nghiệm, có phong vị riêng”, “Trước khi bén duyên
với văn chương, tác giả Nguyễn Trí trải qua nhiều nghề: đào vàng, đốt than,
tìm trầm, làm đồ tể, dạy anh văn… Những năm tháng bôn ba đã cho ông vốn
sống và nguồn tư liệu để dựng nên những câu chuyện chân thực trong Thiên
đường ảo vọng. Cuốn tiểu thuyết lôi cuốn không phải bằng những tình tiết
giật gân, chớp nhống mà bằng cách kể chuyện chân thực và giản dị của tác
giả. Nguyễn Trí cũng đưa phương ngữ miền Đông Nam bộ vào tác phẩm, tạo

cho câu chuyện khơng khí gần gũi, khiến người đọc có cảm giác như đang
rong ruổi trên xe đị và được một phu đào vàng kể chuyện đời” [2].
Cũng chia sẻ cảm nhận về cuốn tiểu thuyết Thiên đường ảo vọng của
Nguyễn Trí, tác giả Tơ Hồng trong bài viết Thêm cơ hội tiếp xúc với văn
xi của Nguyễn Trí cho rằng: “Mở đầu Thiên đường ảo vọng - cuốn tiểu
thuyết đầu tay của mình, Nguyễn Trí cho người đọc gặp ngay thế giới nhân
vật trong Bãi vàng, đá quý, trầm hương. Bắt đầu bằng Cường Linh… Ngồi
Cường Linh cịn có Lâm, Điệp, Bình. Mỗi người một xuất xứ, một nguồn cơn,
cũng có một điểm chung “đời đen như mõm chó mực”. Hết đường sống, hết
kế sinh nhai, họ kéo nhau lên một vùng rừng có tên Suối Bến Tỉ… Đương
nhiên khi bắt tay vào việc đào vàng ở Suối Bến Tỉ người đọc sẽ được nhìn
những cận, trung, tồn, hành động, tâm lí và cả triết lí sống của họ đầy đủ
hơn. Có một nhận xét như thế này: Mẫu nhân vật dưới đáy như thế, xa xưa
lắm chúng ta bắt gặp trong Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, hoặc Số đỏ của Vũ Trọng
Phụng. Từ khi nhân vật văn học phải gượng gạo nhận trọng trách “làm chủ số
phận mình, làm chủ của xã hội” tuyệt nhiên khơng thấy nhân vật loại này. Dù
trong cuộc đời thật lớp người “dưới đáy” ấy cứ vững bền hiện hữu. Bước sang


11
thời kì văn chương đổi mới, họ cịn chưa xuất hiện hoặc xuất hiện một cách
nhạt nhồ. Có nên ghi cơng đầu cho Nguyễn Trí khơng khi với Bãi vàng, đá
quý, trầm hương và bây giờ là Thiên đường ảo vọng nhà văn đã làm cho họ
sống dậy, nhi nhúc, chen chúc, đâm chém, giành giật nhau… với mọi vui
buồn, mọi lo âu, vật lộn, kiếm sống như một thực thể văn chương không thể
phủ nhận nổi” [27].
Thiên đường ảo vọng,cũng giống như Bãi vàng, đá quý, trầm hương và
Đồ tể, hấp dẫn người đọc bởi chất sống thực và sự từng trải. Cũng theo Tơ
Hồng: “Bỏ cơng là người “dấn thân” trong mơi trường sống có một khơng
hai đó, tưởng đâu như trong truyện, trong tiểu thuyết của mình Nguyễn Trí chỉ

bán dầu thơ, vàng ngun cũng đã q lắm rồi. Ấy vậy mà ngịi viết của
Nguyễn Trí rất điêu luyện, rất tinh lọc, biết kiềm nén để không sa đà, lại chan
chứa chất tự sự, trữ tình khi phải đụng chạm tới những góc khuất lâm ly,
thống thiết của nhân vật. Giọng văn, cách hành văn của anh là cách nói tưng
tửng, in đậm dấu ấn Nam Bộ, văn nói và văn viết đan quyện, hồ hợp với
nhau rất nhuần nhuyễn, hữu cơ. Này đây: Chao ôi cái thuở ấy. Thuở mà xăng
dầu quý như máu, xe đạp cịn mang biển số. Ai có đài đeo bên hơng, đồng hồ
treo trên tay, xe đạp phượng hoàng lướt trên phố là số một”
Cuối bài viết tác giả bày tỏ: “Nghề đào vàng hiển nhiên là phạm luật
pháp của nhà nước. Nhưng cái tiết tấu sôi sục, cuộn réo, cái thứ công việc
phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, bất kể ngày đêm mưa nắng, đói khát, bệnh tật
được miêu tả kĩ càng, chính xác, đầy sức thuyết phục trong Thiên đường ảo
vọng - về một phương diện nào đó, sao không thể xem như một bản tráng
ca của sức lao động trong cuộc quyết đấu để sinh tồn của những con người
tội nghiệp?
Giới phê bình văn chương chúng ta lâu nay xem ra dè dặt, đắn đo, suy
nghĩ quá kĩ khi chấm điểm son cho các tác phẩm văn chương. Chưa thấy một
ai, một lần lên tiếng khẳng định truyện, tiểu thuyết, tản văn, thơ của nữ nhà
văn Nguyễn Ngọc Tư là một thành tựu sáng chói, độc nhất vơ nhị trên chiếu
chơi, ít nhất là của văn học Nam Bộ? Hai, ba năm trở lại đây, vừa bước vào


12
ngồi xuống chiếu ấy, có thể là Nguyễn Trí nữa chăng? [27].
Nhìn chung, nhiều bài viết đã đưa ra những nhận diện ban đầu về một
số đặc điểm, nét riêng với mục đích ghi nhận dấu ấn của nhà văn Nguyễn Trí
trên văn đàn. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu, phát triển các ý kiến của các nhà
nghiên cứu, chúng tôi sẽ tập trung khắc sâu những đặc điểm nghệ thuật của
truyện ngắn, tiểu thuyết Nguyễn Trí trong sự phát triển của văn xi nói
riêng, văn học Việt Nam nói chung từ 1986 đến nay trên các phương diện:

hiện thực - con người, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của luận văn là
Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Trí.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Chúng tơi khảo sát trên 40 truyện ngắn và 01 tiểu thuyết của Nguyễn
Trí được in trong các tập sách sau:
- Bãi vàng, đá quý, trầm hương, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2013.
- Đồ tể, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2014.
- Thiên đường ảo vọng, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2015.
Ngồi ra, chúng tôi khảo sát thêm một số tập truyện ngắn, tiểu thuyết
của nhiều nhà văn Việt Nam hiện đại khác, đặc biệt là Mạc Can, Ngơ Phan
Lưu… để có thêm căn cứ so sánh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Tìm hiểu những cơ duyên đưa Nguyễn Trí đến với làng văn.
4.2. Khảo sát hiện thực và con người trong truyện ngắn và tiểu thuyết
của Nguyễn Trí.
4.3. Nghiên cứu những nét đặc sắc của truyện ngắn, tiểu thuyết Nguyễn
Trí trên các phương diện kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, chúng tôi đặc biệt chú ý sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


13
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc.
- Phương pháp loại hình.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp tiểu sử.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu một cách hệ thống đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn và tiểu
thuyết của Nguyễn Trí - một tác giả mới nổi, cịn chưa được chú ý tìm hiểu.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được triển khai trong ba chương:
Chương 1: Con đường đến với văn chương của Nguyễn Trí.
Chương 2: Hiện thực và con người trong truyện ngắn và tiểu thuyết
của Nguyễn Trí.
Chương 3: Kết cấu, ngơn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn và
tiểu thuyết của Nguyễn Trí.


14
Chương 1
CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI VĂN CHƯƠNG CỦA NGUYỄN TRÍ
1.1. Một cuộc đời sóng gió
1.1.1. Xuất thân
Nguyễn Trí - cái tên lạ hoắc trong giới văn chương, kể từ sau khi lên
nhận giải thưởng về văn xuôi năm 2013 của Hội Nhà văn Việt Nam với tác
phẩm Bãi vàng, đá quý, trầm hương, đã trở thành tác giả ăn khách của một số
tờ báo lớn. Sau Bãi vàng, đá quý, trầm hương là tập truyện ngắn Đồ tể (2014).
Và mới đây nhất là tiểu thuyết Thiên đường ảo vọng (2015). Độc giả thật sự
bất ngờ trước cái tên Nguyễn Trí và tị mị muốn biết nhà văn đó là ai?
Nguyễn Trí, sinh năm 1956, q gốc ở Quảng Bình, sinh ra ở Bình Định,
lang bạt qua nhiều vùng đất và dừng chân ở Đồng Nai đã ba chục năm nay.
Ông là con thứ năm trong gia đình có chín anh em. Cha ơng từng là
lính của vua Bảo Đại. Đó là lí do vì sao q gốc của ơng là Quảng Bình mà
anh em của ơng người sinh ra ở Huế, người sinh ra ở Đà Lạt, cịn ơng lại sinh

ở Bình Định.
Sau khi vương triều Bảo Đại bị lật đổ, cha ơng lại làm lính cho Ngơ
Đình Diệm. Sau đó tiếp tục làm lính cho nền đệ nhị cộng hoà từ Dương Văn
Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu… Cha ông đi đến đâu lại đưa vợ
con theo đó. Cuộc sống thường xuyên thay đổi khiến việc học của Nguyễn Trí
bị gián đoạn. Tới năm 1975, nhà văn mới học lớp 10.
Rồi cha ơng rời bỏ đời lính, sự thiếu đói về kinh tế khiến anh em
Nguyễn Trí phân tán mỗi người một nơi. Ông vào Đồng Nai và bắt đầu công
cuộc mưu sinh chật vật khi mới 17 tuổi.
1.1.2. Những lăn lóc trường đời
Giới viết văn ở Đồng Nai vừa đón nhận một tin vui: ngày 23-3-2016,
Hội viên Hội văn học - nghệ thuật Đồng Nai, Nguyễn Trí đã chính thức được


15
kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Sự kiện này trở thành động lực thúc đẩy
những đồng nghiệp khác cố gắng hơn trên con đường sáng tạo văn học, nghệ
thuật vốn chưa bao giờ là dễ dàng.
Nguyễn Trí vào Hội Nhà văn thực ra không làm ai ngạc nhiên. Cách
đây hơn ba năm (2013), Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cho tập
truyện Bãi vàng, đá quý, trầm hương đã biến tên tuổi ông thành “hot” trên
văn đàn Việt Nam. Từ đó truyện ngắn của Nguyễn Trí thường xuyên xuất
hiện trên khắp các mặt báo trong Nam đến ngồi Bắc, chưa kể ơng được các
nhà sản xuất săn đón, “đặt cọc” trước. Sức hấp dẫn của cái tên Nguyễn Trí
khơng chỉ do “tài văn” đem lại mà cịn vì ở ơng hội tụ nhiều sự “khác người”.
Gương mặt đen đúa cày sâu những vết nhăn do thời gian và sự khó nhọc, cái
trán vồ, thân hình thấp bé nhưng rắn đanh, tồn bộ con người Nguyễn Trí tốt
lên vẻ phong trần và cực ngầu khiến người ta nghĩ Nguyễn Trí là dân “anh
chị”. Nhưng khi tiếp xúc, sự dè dặt của người ta lui dần, nhường chỗ cho lịng
cảm phục một con người khơng ngừng vươn lên, bất chấp mọi nghịch cảnh.

Nguyễn Trí sinh năm 1956, quê gốc Quảng Bình. Thời thế xơ đẩy ơng
qua nhiều vùng đất, làm nhiều nghề nặng nhọc.
Nguyễn Trí sinh ra ở Bình Định, nhưng tuổi thơ lại nằm tuốt trên Tân
Cảnh (Tây Ngun). Bố Nguyễn Trí là người Quảng Bình, năm 1945, ông đi
lính cho vua Bảo Đại, qua thời Bảo Đại đến Ngơ Đình Diệm. Năm 1956, ơng
được u cầu lên Tây Ngun mang theo cả gia đình, lúc đó mẹ Nguyễn Trí
mới sinh ơng được một tuần. Sống ở Tây Ngun chừng mười năm, từ năm
1966, gia đình ơng lại trở về Bình Định. Nguyên cả thời kì Mậu Thân, tuổi trẻ
của ông nằm trong vùng chiến lược.
Điều đặc biệt là trong khoảng thời gian này (1966 đến trước 1975),
Nguyễn Trí nằm trong vùng bão lửa, nhưng ơng khơng đi lính. Tuổi trẻ của
ơng gắn với cây đàn ghi-ta và sách. Nguyễn Trí từng chia sẻ rằng: “Tơi biết
đọc sách từ rất sớm, nhớ và thuộc nhiều đoạn văn, thậm chí đến bây giờ vẫn
có thể đọc thuộc lịng khơng trừ một dấu phẩy” [16].


16
Cũng trong thời gian này, Nguyễn Trí học Anh văn do có một người
Mỹ kèm. Ơng nói tiếng Mỹ bồi cũng tàm tạm. Năm đó, Nguyễn Trí bị bệnh
nặng, tưởng chết, khơng dám vơ rừng mà ở nhà phụ lị heo, sau đó ơng kiếm
sống bằng nghề này.
Chủ lị mổ thích mơn tiếng Anh nên nhờ ơng dạy kèm. Nguyễn Trí tâm
sự: “Khổ q, cái gì cứ ra tiền là tơi làm. Tơi dạy có lẽ cũng tốt nên người ta
tìm tới cũng hơi đơng đơng… Bà Hiệu phó của trường trung học gần đó đi
ngang, vậy là mời tơi dạy” [48]
Học bao nhiêu, dạy bấy nhiêu. Cùng với khối kiến thức phong phú
được học từ sách vở cứ ngỡ Nguyễn Trí có thể đã có một cơng việc an nhàn.
Nhưng “Tôi tham lam lắm. Cái tôi muốn là trở thành tỉ phú. Làm sao có thể
ngồi yên khi bạn bè đi đào vàng, đi tìm trầm mỗi lần trúng về cả trăm triệu,
ngồi đếm tiền trước mặt?” - Nguyễn Trí chia sẻ trên Báo phụ nữ TP.HCM

[42]. Cùng với gánh nặng gánh nặng áo cơm với một gia đình: một vợ và bốn
đứa con, Nguyễn Trí đã quyết định: “Đào vàng - cái nghề cực nhọc, nguy
hiểm khôn lường nhưng cũng đầy ma lực quyến rũ” [42].
Đang là một “thầy giáo” dạy tiếng Anh, đang là một đồ tể, bỗng dưng
Nguyễn Trí quyết định bơn ba tìm vàng, tìm trầm. Phải chăng do bản tính
phiêu lưu? “Bất cứ nghề nào tơi đã làm đều mang tính chất phiêu lưu. Nhưng
thực ra tôi không cố ý phiêu lưu. Tôi đi làm chủ yếu lấy tiền ni một bầu
đồn thê tử: một vợ và bốn đứa con. Tôi cần tiền lo cho gia đình, vì trách
nhiệm. Trong thời kì gian khó nhất, cái gì có tiền là tơi làm” [16].
Đúng như “tâm nguyện”, đúng như mơ ước của ông, nghề đào vàng đã
mang lại “vinh hoa” cho ơng, cho gia đình ông. Nguyễn Trí kể lại: “Tôi đã
từng ôm mười một cây vàng về nhà đó chứ” [42].
Vào những thập niên 70 - 80 của thế kỉ trước, một người bình thường
mà có trong tay mười một cây vàng thì quả thiên hạ phải vô cùng ngưỡng mộ,
thán phục!
Nhưng đời không như là mơ. Và cuộc đời Nguyễn Trí có bao giờ được
xuôi chèo mát mái. Không muốn kiếp làm thuê, ông vét hết tiền hùn vốn đào


17
hầm khai thác vàng, tiếp tục giấc mộng đổi đời. Oái ăm thay, chưa được gì thì
bị quét mất hết của cải, đến cả tiền xe về nhà cũng phải đi xin…
Từ một “phu vàng” nắm trong tay hàng chục cây vàng, bỗng chốc ông
thành kẻ trắng tay. Gánh nặng gia đình, gánh nặng áo cơm tiếp tục đè lên đôi
vai của một kẻ không nghề nghiệp, không tiền tài. Ông tiếp tục cuộc đời lang
bạt, mưu sinh bằng nghề lái xe ơm ở thành phố Hồ Chí Minh. Cái gia đình 6
con người ấy phải lăn lộn, chật vật kiếm từng bữa ăn giữa cái thành phố hoa
lệ. Nhưng điều ông buồn nhất, khổ tâm nhất không phải là cuộc sống thiếu
cơm rách áo mà chính là trong khoảng thời gian sống ở đây làm đứa con trai
của ông bị nghiện. Ơng tâm sự rằng: “Nếu được, thì khoảng thời gian sống ở

Sài Gịn… tơi sẽ khơng chọn” [16].
Phiêu bạt khắp nơi, làm đủ thứ nghề nhưng cuộc đời ông lại phải chịu
nhiều vất vả, mất mát. Cuối cùng, ông quyết định về Đồng Nai làm công
nhân. Nhưng rồi lại mất việc. Và theo lời ơng thì hiện ơng ở nhà “kẻ chân
mày cho vợ”.
“Gã giang hồ’ Nguyễn Trí bất ngờ trở thành chủ nhân giải thưởng Hội
Nhà văn Việt Nam 2013. Người ta khơng biết Nguyễn Trí ở đâu ra mà tác
phẩm khốc liệt đến vậy? Văn có giọng, hừng hực chất đời, lại có vốn sống
phong phú nên mỗi truyện ngắn cuốn hút người đọc đi mãi, mê miết, một lèo
khơng kịp nghỉ. Lí do thật đơn giản, nhờ những năm tháng bươn chải, mưu
sinh, những lăn lóc trường đời mà Nguyễn Trí có được vốn sống phong phú,
độc đáo và làm nên một “hiện tượng” lạ trên văn đàn.
1.1.3. Những nỗi đau
Chẳng có nhà văn nào có tiểu sử sửng sốt như Nguyễn Trí. Ơng lăn qua
đủ thứ nghề: nghề nấu rượu, nghề nhảy tàu, nghề đồ tể, nghề đi tìm vàng,
nghề khai thác đá quý, trầm hương, chặt củi, đốt than, xe ôm… lung linh nhất
có lẽ là nghề dạy Anh văn (chính xác là dạy tiếng Anh “bồi”).
Đến hơm nay, chính thức ơng đi vào nghề viết văn chuyên nghiệp. Liên
tục viết truyện ngắn, truyện nhiều kì gửi các báo và đầu tư sáng tác tiểu
thuyết, có lẽ với Nguyễn Trí, thời điểm này là lúc ông viết sung sức nhất, viết


18
như một sự bù đắp suốt những năm tháng lăn lóc với đời, như một cuộc trả nợ
với quá khứ và những người đã khuất. Viết là “để trải lòng mình” - Nguyễn
Trí bộc bạch.
Khơng hề lãng mạn như trang sách, cuộc đời Nguyễn Trí bầm dập trên
đủ mọi phương diện vật chất lẫn tinh thần.
Cha Nguyễn Trí là một thiếu tá chế độ Việt Nam Cộng hoà. Cả gia đình
ơng phải thường xun di chuyển tứ tán, khi ở Quy Nhơn, lúc tới Kon Tum,

khi về Sài Gòn, cũng chỉ vì phải theo người cha mỗi lúc nhận lệnh chuyển
công tác sang đơn vị mới, đến một vùng đất mới nào đó.
Anh trai của Nguyễn Trí cũng từng là đại uý trong chế độ cũ. Chính
Nguyễn Trí từng thừa nhận: với cách mạng, gia đình ơng đã thành người của
“phía bên kia”. Bản thân ơng ln dằn vặt vì những khủng hoẳng của thời
cuộc và của chính gia đình mình trước những sự biến hàng ngày diễn ra trong
quá khứ.
Rồi cha ơng rời bỏ đời lính, sự thiếu đói về kinh tế khiến anh em
Nguyễn Trí phân tán mỗi người một nơi. Ông vào Đồng Nai và bắt đầu công
cuộc mưu sinh chật vật khi mới 17 tuổi.
Lang bạt khắp nơi, khi trở về thì bi kịch gia đình ập đến: “Cha tôi chết,
bi thiết lắm; anh tôi chết, cũng bi thiết lắm. Cha chết, anh chết, tôi không có ở
nhà. Mẹ tơi chết, đến khi tơi về đến nhà, nắp áo quan đã đậy rồi” [10].
Sự ra đi liên tiếp của những người thân là một sự mất mát quá lớn đối
với chàng trai trẻ Nguyễn Trí lúc này. Ơng trở nên trống trải, cơ đơn, chống
chếnh vơ cùng.
Rồi một tình u đã đến. Nguyễn Trí đem lịng yêu tha thiết một người
con gái đồng hương. Cứ ngỡ tình u đó sẽ phần nào xoa dịu được nỗi đau tinh
thần trong trái tim ơng. Ngược lại, nó làm trái tim ơng một lần nữa rỉ máu.
Do hồn cảnh gia đình, cha mẹ cơ gái phản đối quyết liệt. Đơi trẻ bất
chấp cấm đốn, vẫn về ở với nhau, nhưng được vài ba tháng, khơng hiểu lí do
gì, cơ gái kiên quyết đòi vào Sài Gòn để chờ được cha mẹ cơ bảo lãnh sang
Mỹ. Nguyễn Trí chấp nhận chia tay. Ông ở lại Quy Nhơn, rồi sau này trong


19
một dịp vào Đà Lạt, đã gặp và cưới người con gái khác làm vợ.
Số phận tưởng đã an bài, chẳng ngờ một lần, ơng bất ngờ gặp lại người
tình cũ tại Đồng Nai. Tưởng nàng đã yên phận ở Mỹ, nào ngờ vì trục trặc
chuyện xuất ngoại, nàng vẫn ở Bình Dương bấy lâu. Lân la hỏi chuyện,

Nguyễn Trí mới hay, nàng khơng có chồng, nhưng lại đang sống với một
người con trai.
Quyết tìm hiểu, rốt cuộc, ơng thảng thốt biết rằng: giọt máu rơi của
mình năm nào sau quãng thời gian chung sống ngắn ngủi đã thành một bé trai.
Cha con gặp nhau, mừng mừng, tủi tủi.
Nhưng chẳng ngờ, đứa con trai đó, sau này trong một lần đi tìm mua
tặng cho ba cây đàn ghi ta đã bị tai nạn và qua đời.
Phải tự tay chôn cất đứa con của mình tưởng đã là cùng cực nỗi đau.
Vậy nhưng Nguyễn Trí đã phải hai lần nếm trải nỗi đau xé lịng đó. Cách đây
chừng dăm năm, cơ con gái út của ông trong một lần đi làm về, vì tị mị ghé
xem người ta đánh nhau, đã vơ tình hứng trọn một nhát dao của người dưng
vào tim và tử vong tại chỗ.
Sau cái chết của con gái, Nguyễn Trí ngập trong men rượu. Cuộc đời
ơng tưởng như khơng cịn chỗ bấu víu khi mọi điều bất hạnh cứ liên tiếp
giáng xuống, nỗi đau chưa dừng lại. Một đứa con trai của anh vướng phải ma
tuý, vào trại rồi ra trại mấy lần. Ông tự tay cai nghiện cho con, xích lại một
chỗ “nhưng vì một phút lơ là mà nó trộm được chìa khố, mở xích và… đi hút
lại” [42]. Cực chẳng đã, Nguyễn Trí phải báo cơng an bắt con mình.
Đã đủ cùng cực chưa khi anh và người vợ đang phải thay con nuôi dưỡng
hai đứa cháu nội khi mẹ nó bỏ đi lấy chồng sau khi con trai anh nghiện ngập?...
Có thể nói, cuộc đời Nguyễn Trí chỉ gói gọn trong hai chữ “nỗi đau”.
Nỗi đau, nỗi bất hạnh ln tìm đến ơng. Và cuộc đời ông luôn phảng phất trên
những trang viết. Nhưng càng tiếp xúc với Nguyễn Trí, càng đọc truyện của
ông, càng thấy đằng sau khuôn mặt hằn đầy dấu tích của sự u uẩn, khắc khổ
đau đớn cùng tận ấy là những câu chuyện chưa bao giờ được kể. Ông cứ như
người đi gom bão, nhặt hết bi ai của một thân phận khốn cùng để rồi mọi giá


20
trị tìm thấy trong cuộc đời cuối cùng chỉ có thể nén lại trong một câu nói:

“Phải đi qua hết những nỗi đau thương của cuộc sống mới hiểu hết được tình
người là thứ quý giá nhất trên đời” [42].
1.2. Những mối duyên bút mực
1.2.1. Tình yêu với văn chương thuở học trò
Ngay từ khi Nhà xuất bản Trẻ ấn hành tập truyện ngắn Bãi vàng, đá
quý, trầm hương (4/2013), cái tên tác giả Nguyễn Trí đã gây tị mị bởi danh
phận đặc biệt “từng đãi vàng, đá quý, khai thác trầm hương, chặt củi đốt than,
xe ôm và cả dạy Anh văn…”.
Gương mặt và đôi bàn tay (in trên tay gấp của cuốn sách) cũng đầy
khắc khổ, khơng có chút gì dính líu đến văn chương. Ấy nhưng, ơng vừa trở
thành chủ nhân giải thưởng về văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam 2013.
Khán giả thắc mắc: một phu đào vàng, một đồ tể bỗng chốc vụt sáng thành
nhà văn?
Hãy nghe Nguyễn Trí chia sẻ: “12 tuổi, tơi đã biết đọc sách rồi và rất
ngưỡng mộ các nhà văn. Ơng trời cũng thương tơi lắm, ơng cho tơi cái bộ nhớ
tương đối gọi là, có những truyện hay q tơi thuộc lịng ln, đặc biệt có
những truyện tình tiết li kì như Tội ác và trừng phạt” [10].
Hố ra tình yêu văn chương, niềm đam mê đọc sách ở Nguyễn Trí đã
“manh nha” từ thuở học trị.
“Con đường đến với văn chương thì từ hồi đi học tơi đã mê lắm. Dốt
các mơn, nhưng mơn Văn thì tương đối gọi là. Tôi biết đọc truyện năm 12
tuổi, thuộc lịng Tây Du Kí, Tam Quốc, Thuỷ Hử… Hồi đó giải trí chỉ có sách
và cây ghi-ta. Sau đó, tơi tập tành viết lách, từng có truyện in trên báo…
tường. Sau đó là nội san của lớp và đặc san tồn trường… Thầy cơ khen tơi
lắm, bạn bè thì thán phục. Tơi mơ mình sẽ thành một nhà văn” [48].
Tuổi trẻ và ước mơ, ai cũng thế, không ngoại trừ Nguyễn Trí. Ơng đã
mơ trở thành nhà văn từ năm 16 tuổi.
Nhưng, sống trong bối cảnh đất nước loạn lạc, cái nghèo đeo bám thì
giấc mơ chữ nghĩa cũng trở thành xa xỉ. Ông phải bươn chải, tất tả kiếm sống.



×