Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ cây côm (elaeocarpus tonkinensis a dc) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ AN

PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC
MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ
CÂY CÔM (Elaeocarpus tonkinensis A.DC) Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ HÓA HỌC

VINH - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ AN

PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC
MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ
CÂY CƠM (Elaeocarpus tonkinensis A.DC) Ở VIỆT NAM
Chun ngành: Hóa học hữu cơ
Mã số: 60.44.01.14

LUẬN VĂN THẠC SỸ HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. TRẦN ĐÌNH THẮNG

VINH - 2016




i

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện tại các phòng thí nghiệm chun đề Hố Hữu
cơ - Khoa Hố học - Trường Đại học Vinh.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
- PGS. TS. Trần Đình Thắng đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn, tạo mọi
điều kiện trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
- PGS.TS. Hoàng Văn Lựu, TS. Đậu Xuân Đức đã đọc và đóng góp
nhiều ý kiến quý báu cho luận văn.
- TS. Đỗ Ngọc Đài, trường Đại học kinh tế Nghệ An giúp định danh mẫu
thực vật.
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cơ, cán bộ bộ mơn
Hố Hữu cơ, khoa Hố học, phòng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Vinh;
các bạn đồng nghiệp; nghiên cứu sinh; học viên cao học; sinh viên; gia đình và
người thân đã động viên và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.

Vinh, tháng 8 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị An

i


ii

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Nhiệm vụ nghiên cứu

2

3. Đối tượng nghiên cứu

2

Chương 1 TỔNG QUAN

3

1.1. Giới thiệu sơ lược về thực vật họ Côm (Elaeocarpaceae).

3

1.2. Giới thiệu về chi Elaeocarpus.

3

1.2.1. Đặc điểm về thực vật chi Elaeocarpus.


3

1.2.2. Một số nghiên cứu về thành phần hóa học các loài thực vật

4

chi Elaeocarpus.
1.2.3. Một số nghiên cứu về hoạt tính sinh học các loài thực vật

10

thuộc chi Elaeocarpus.
1.3. Giới thiệu về cây Côm (Elaeocarpus tonkinensis A.DC).

12

1.3.1. Đặc điểm thực vật cây Côm (Elaeocarpus tonkinensis A.DC).

12

1.3.2. Một số nghiên cứu về cây Côm (Elaeocarpus tonkinensis

12

A.DC).

2.1.

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM


13

2.1. Nguyên liệu, thiết bị và hóa chất.

13

2.1.1. 2.1.1. Nguyên liệu.

13

2.1.2. Thiết bị và hóa chất

13

2.2. Nội dung nghiên cứu.

13

2.3. Phương pháp nghiên cứu.

14

2.3.1. Phương pháp chiết xuất.

14

2.3.2. Các phương pháp sắc kí.

14


2.3.3. Các phương pháp xác định cấu trúc hợp chất.

17

2.4. Chuẩn bị mẫu chiết.

24

2.4.1. Thu thập mẫu thực vật.

24

ii


iii

2.4.2. Quá trình ngâm và phân lập cặn chiết.

24

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28

3.1. Đặc tính vật lý và dữ liệu phổ.

28


3.1.1. Tính chất vật lý.

28

3.2. Xác định cấu trúc của hợp chất.

28

3.2.1. Cấu trúc của hợp chất Chất A

28

3.2.2. Cấu trúc của hợp chất B

34

KẾT LUẬN

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

45

iii


iv

DANH SÁCH HÌNH

Trang
Hình 1.1. Cây Cơm (Elaeocarpus tonkinensis A.DC).

12

Hình 2.1: Cách tính giá trị Rf.

15

Hình 2.2: Các bước tiến hành sắc ký bản mỏng.

16

Hình 2.3: Các bước tiến hành sắc ký cột

17

Hình 2.4: Khoảng chuyển dịch hóa học của một số proton chọn lọc.

22

Hình 2.5: Khoảng chuyển dịch hóa học các dạng carbon chọn lọc.

23

Hình 3.1: Cấu trúc các hợp Axit gallic

28

Hình 3.2: Phổ 1H của hợp chất A


30

Hình 3.3: Phổ 13C của hợp chất A

31

Hình 3.4: Phổ 13C của hợp chất A (phổ dãn)

32

Hình 3.5: Phổ 13C của hợp chất A (phổ dãn)

33

Hình 3.6: Phổ 1H của hợp chất B

36

Hình 3.7: Phổ 1H của hợp chất B (phổ giãn)

37

Hình 3.8: Phổ 13C của hợp chất B

38

Hình 3.9: Phổ 13C của hợp chất B (phổ giãn)

39


Hình 3.10: Phổ 13C của hợp chất B (phổ giãn)

40

Hình 3.10: Phổ 13C của hợp chất B (phổ giãn)

41

Hình 3.11: Phổ HMBC của hợp chất B

42

Hình 3.12: Phổ HSQC của hợp chất B

43

iv


v

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các giá trị cơ sở của phổ hồng ngoại (IR).

18

Bảng 3.1. Số liệu phổ của hợp chất A


29

Bảng 3.2. Số liệu phổ của hợp chất B

34

DANH SÁCH SƠ ĐỒ

Trang
Sơ đồ 2.1: Xử lý mẫu

25

Sơ đồ 2.2: Xử lý cặn chiết MeOH

26

Sơ đổ 2.3: Phân lập các hợp chất của cặn dịch chiết EtOAc

v


vi

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
13

C-NMR: Carbon Magnetic Resonance Spectroscopy (Phổ cộng hưởng từ hạt

nhân cacbon-13)

1

H-NMR:

Proton Magnetic Resonance Spectroscopy (Phổ cộng hưởng từ hạt

nhân proton)
br s:

singlet tù

CC: Column Chromatography (Sắc kí cột)
Đ.n.c.:
d:

Điểm nóng chảy.

dublet

dd:

dublet của duplet

DEPT:

Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer.

DMSO:

DiMethylSulfoxide


dt:

dublet của triplet

EC50:

Giá trị 50% các tế bào hoặc gốc tự do bị chết hoặc được tạo ra

bởi DPPH được trung hòa
EI-MS:

Electron Impact-Mass Spectroscopy (Phổ khối va chạm electron)

ESI-MS:

Electron Spray Ionzation-Mass Spectroscopy (Phổ khối lượng phun

mù electron)
FC:

Flash Chromatography (Sắc ký cột nhanh)

GC-MS:

Gas Chromatography-Mass Spectrometry (Sắc ký khí-khối phổ liên

hợp)
HMBC:


Heteronuclear Multiple Bond Correlation

HPLC:

High Performance Liquid Chromatography (Sắc ký lỏng cao áp)

HR-ESI-MS:

High Relution-Electron Spray Impact Mass Spectroscopy

(Phổ khối lượng phân giải cao phun mù electron)
HSQC:
IR:

Heteronuclear Single Quantum Correlation

Infrared Spectroscopy (Phổ hồng ngoại)

m:

multiplet

MS: Mass Spectroscopy (Phổ khối lượng)
NOESY:

Nuclear Overhauser Effect Spectroscopy
vi


vii


retention time (Thời gian lưu)

RT:
s:
t:

singlet
triplet

TLC: Thin Layer Chromatography (Sắc kí lớp mỏng)

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, gió mùa nên hệ thực vật vơ cùng phong
phú và đa dạng. Theo số liệu thống kê mới nhất , hệ thực vật Việt Nam có trên
12000 lồi, trong đó có trên 3000 lồi cây thuốc và hơn 600 loài cây tinh dầu.
Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên vơ cùng q báu của đất nước, có tác dụng
to lớn đối với đời sống và sức khoẻ của con người.
Từ trước đến nay, trên thế giới các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh
học ln đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người. Các
hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học được dùng làm nguyên liệu cho công
nghiệp dược phẩm, công nghiệp thực phẩm, hương liệu và mỹ phẩm… Thảo
dược còn là nguồn nguyên liệu trực tiếp hoặc cung cấp những chất dẫn đường để
tìm kiếm các loại biệt dược mới. Theo số liệu thống kê cho thấy có khoảng trên
60% các loại thuốc đang được lưu hành hiện nay hoặc đang trong giai đoạn thử
nghiệm có nguồn gốc từ các hợp chất thiên nhiên.

Ngày nay, công nghệ tổng hợp hóa dược phát triển ngày càng mạnh mẽ, tạo
ra những biệt dược khác nhau phục vụ cho công tác phịng, chữa bệnh. Điều đó
đã góp phần to lớn trong bảo vệ sức khỏe và gia tăng tuổi thọ của con người.
Nhưng khơng vì thế mà việc sử dụng thảo dược trong việc phòng, chữa bệnh
giảm đi, mà nhu cầu sử dụng chúng có xu hướng ngày càng tăng lên. Theo đánh
giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% dân số trên toàn thế giới vấn đang tin
dùng các loại thảo dược cho việc chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, phần lớn các
cây thuốc vẫn chưa được nghiên cứu một cách bài bản nên việc sử dụng, khai
thác và bảo vệ chúng chưa được chú trọng. Việc nghiên cứu thành phần hóa học
và khảo sát hoạt tính sinh học không những giúp chúng ta sử dụng các cây thuốc
một cách hiệu quả, bảo vệ và phát triển những loài cây quý hiếm, mà trên cơ sở
phân lập được các hoạt chất, tiến hành tổng hợp hoặc bán tổng hợp ra các hoạt
chất đó hoặc những hoạt chất mới có hoạt tính cao hơn và ít tác dụng phụ hơn
trong điều trị.
1


Các lồi cây thuộc chi Cơm (Elaeocarpus), họ Cơm (Elaeocarpaceae) đã
được các nhà khoa học trên thế giới chứng minh thành phần hóa học rất đa dạng,
đồng thời nhiều chất chứa hoạt tính sinh học cao như kháng khuẩn, gây độc tế
bào ung thư, trị sốt rét, giảm đau, viêm khớp, hỗ trợ điều trị các bệnh về tim
mạch, v.v... Ở Việt Nam có 51 lồi thuộc chi Cơm (Elaeocarpus), chiếm khoảng
17% số lồi Cơm (Elaeocarpus) trên tồn thế giới. Trong số đó, cây Cơm
(Elaeocarpus tonkinensis A.DC) chưa có cơng trình nghiên cứu nào về thành
phần hóa học và hoạt tính sinh học được cơng bố tính đến thời điểm hiện tại. Vì
vậy, chúng tơi chọn đề tài :” Phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất
từ cây Côm (Elaeaocarpus tonkinensis A.DC) ở Việt Nam”.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tơi có các nhiệm vụ:
- Chiết chọn lọc với các dung mơi thích hợp để thu được hỗn hợp các hợp chất

từ cây Côm (Elaeocarpus tonkinensis A.DC).
- Sử dụng các phương pháp sắc ký và kết tinh phân đoạn để phân lập các hợp chất.
- Sử dụng các phương pháp phổ để xác định cấu trúc các hợp chất thu được.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây Côm (Elaeocarpus tonkinensis A.DC). ở
Việt Nam.

2


Chương 1
TỔNG QUAN

1.1.

Giới thiệu sơ lược về thực vật họ Cơm (Elaeocarpaceae).
Họ Cơm (Elaeocarpaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Chua me

đất (Oxalidales Bercht. & J.Presl). Họ này bao gồm 12 chi với khoảng 605 loài
cây thân gỗ và cây bụi. Một số chi rất đa dạng về loài là chi Elaeocarpus khoảng
350-479 loài, chi Sloanea khoảng 85-150 loài và chi Tetratheca khoảng 50 loài.
Ở Việt Nam có 2 chi là Cơm (Elaeocarpus) và Gai nang (Sloanea) với 56 lồi
thuộc họ này. Các lồi trong họ Cơm (Elaeocarpaceae) phần lớn là các loại cây
nhiệt đới và cận nhiệt đới và một số ít là cây ơn đới. Hầu hết các loài là cây
thường xanh. Chúng đã được tìm thấy ở Madagascar, Đơng Nam Á, Malaysia,
miền đơng Australia, New Zealand, Tây Ấn và Chile. Các loài cây này có hoa
lưỡng tính hoặc khác gốc và thường mọc thành cụm, cánh hoa thường tua. Các
chi Platytheca, Tetratheca và Tremandra trong hệ thống Cronquist được xếp
vào họ Tremandraceae.


1.2.

Giới thiệu về chi Elaeocarpus.

1.2.1. Đặc điểm về thực vật chi Elaeocarpus.
Chi Côm (Elaeocarpus) là một chi gồm các loài cây thường xanh và cây
bụi ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chi này có khoảng 350-479 lồi (tùy hệ
thống phân loại) phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, từ Madagascar ở phía tây
qua Ấn Độ, Đơng Nam Á, Malaysia, nam Trung Hoa và Nhật Bản,
qua Úc đến New Zealand, Fiji, và Hawaii ở phía đơng. Các lồi này có mật độ
phân bố lớn nhất tại các đảo Borneo và New Guinea. Có 51 lồi thuộc chi
Elaeocarpus tồn tại ở Việt Nam. Những lồi cây này có quả giống viên chân
châu và mang nhiều màu sắc. Hiện nay có nhiều lồi đang bị đe dọa, đặc biệt là
do chúng bị mất môi trường sống.

3


1.2.2. Một số nghiên cứu về thành phần hóa học các loài thực vật chi
Elaeocarpus.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy thành phần hóa học của các lồi thuộc
chi Cơm (Elaeocarpus) rất đa dạng. Nổi bật về thành phần hóa học là các hợp
chất flavonoid và alkaloid.
Năm 1969, Johns S.R và cộng sự đã phân lập được các hợp chất
elaeocarpidine alcaloid từ loài Elaeocarpus densiflorus. Năm 1971, những nhà
khoa học này đã phân lập được 7 đồng phân alkaloid có cơng thức phân tử
C16H21NO2 từ lá của lồi Elaeocarpus sphaericus (Gaertn.) K. Schum., gồm
những chất sau: elaeocarpidine (1), (+)-elaeocarpine (2), isoelaeocarpine (3),
(+)-epiiisoelaeocarpiline (4), (+)-epiialloelaeocarpiline (5), (-)-alloelaeocarpiline
(6), (+)-pseudoepiisoelaeocarpiline (7) và rudrakine (8).


1

4


Trong cơng trình nghiên cứu của Isobel M. Morice vào năm 1975, ơng đã
tìm thấy các acid béo từ trái cây và hạt loài Elaeocarpus dentatus gồm: palmitic
acid (9), oleic (10), linoleic (11) và hexadecenoic (12).

Năm 1976, Ray A.B và cộng sự đã phân lập được 4 hợp chất là myricetin
(13), myrietin-3-O-rhamnoside (14), 4’-methylmyricetin (15) và pentaethyl
ether (16) từ lá lồi Elaeocarpus lanceofolius. Cấu trúc hóa học của nó được xác
định bằng các phương pháp phổ 1D-NMR và 2D-NMR.

Năm 1992, từ quả cây Elaeocarpus chelonimorphus đã phân lập được 4
hợp chất triterpen là epifriedelinol (17), friedelin (18), triterpen sorghumol (19)
và cylindrin (20) bởi nhóm nghiên cứu của Cambie R.C.

5


Từ lá của loài Elaeopcarpus grandiflorus, năm 1998 Rahman A và cộng sự
đã phân lập các hợp chất là tannin (21), geraniin (22) và 3,4,5-trimethoxy
geraniin (23).

Năm 2005, Elkhateeb A. và cộng sự đã phân lập từ vỏ thân cây loài
Elaeocarpus parvifolius được 3 dẫn xuất mới của ellagic acid là 4-Omethylellagic acid 3′-α-rhamnoside (24), 4-O-methylellagic acid 3′-(3″-O6



acetyl)-α- rhamnoside (25) và 4-O-methylellagic acid 3′-(4″-O-acetyl)-αrhamnoside (26) cùng với dẫn xuất đã biết của ellagic acid là 4-O-methylellagic
acid 3′-(2″,3″-di-O-acetyl)-α-rhamnoside (27).

Năm 2009, Mei Jing Piao và cộng sự đã phân lập và xác định được cấu trúc
hoá học của hợp chất 1,2,3,1,6-penta-O-galloyl- -D-glucose (28) từ loài
Elaeocarpus sylvetris.

Năm 2013, DH Geetha, M Rajeswari và Indhiramuthu Jayashree đã phân
lập từ dịch chiết ethanol của lá cây Elaeocarpus serratus L. được 30 hợp chất

7


bằng phương pháp phân tích GC-MS. Trong đó có 4 chất có hoạt tính sinh học
là docosanoic acid,1,2,3-propanetriyl ester (29), hexadecanoic acid methyl ester
(30), farnesol (31) và citronellyl isobutyrate (32).

Năm 2015, Nguyễn Văn Thông cùng các cộng sự đã phân lập và xác đinh
cấu trúc hóa học của 8 hợp chất từ vỏ cây Elaeocarpus griffithii (Wight) A. Gray
đó là: acid ellagic (33), 3,3’,4’-tri-O-methylellagic acid 4-O-β-D-2”-Oacetylglucopyranosid

(34),

3,3’-di-O-methylellagic

acid

4-O-α-L-

rhamnopyranosid (35), 3-O-methylellagic acid-4-O-α-L-rhamnopyranosid (36),

octacosyl ferulat (37), acid gallic (38), β-sitosterol (39) và 6-hydroxy-1,12oleanadien-3-on (40). Trong đó hợp chất 6-hydroxy-1, 12-oleanadien-3-on được
xác định là hợp chất mới.

8


9


1.2.3. Một số nghiên cứu về hoạt tính sinh học các loài thực vật thuộc chi
Elaeocarpus.
Theo kết quả của những cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố, các lồi
cây thuộc chi Elaeocarpus có hoạt tính sinh học rất đa dạng như kháng viêm,
kháng khuẩn, an thần, hạ huyết áp,…
Loài Elaeocarpus grandiflorus được chứng minh có tính lợi tiểu (Van Der
Woerd, 1950), kháng khuẩn (Rahman et al., 1998) và hoạt tính kháng virus
(Kurokawa et al., 1993; Xu et al., 1996; Nawawi et al., 1999). Dịch chiết nước
của loài này được dùng trong dân gian để chữa bệnh tiểu đường.
Căn chiết ethanol của quả cây Elaeocarpus ganitrus thể hiện hoạt tính giảm
đau (Bhattacharya et al., 1975).
Loài Elaeocarpus sphaericus được chứng minh là mang rất nhiều hoạt tính
sinh học. Cặn ethanol của quả lồi này cho thấy hoạt tính an thần, gây ngủ, gây
mê, chống co thắt, hạ huyết áp,… (Bhattacharya et al., 1975; Pandey and
Bhattacharya, 1985); các cặn chiết ete dầu hoả, benzene, chloroform, acetone và
ethanol của quả cây với liều 200mg/kg cho thấy hoạt tính kháng viêm kể cả cấp
tính và mãn cấp tính (Singh and Pandey, 1999), (Singh et al., 2000); các cặn
chiết khác nhau của quả khô cũng được khảo sát hoạt tính đối với 28 chủng vi
khuẩn gram-dương và âm, cặn acetone cho thấy hoạt tính kháng khuẩn rõ rệt với
10 loại khuẩn, cặn chiết benzene có hoạt tính với Salmonella typhimurium và
Morganella morganii, cặn ethanol có hoạt tính với Plesiomonas shigelloides,

Shigella flexnerri và Sh. Sonneii (Singh and Nath, 1999), ngoài ra những cặn
chiết này cho thấy có hoạt tính chống loét trên chuột (Singh et al., 2000); các
cặn chiết ete dầu hoả, benzene, chloroform, acetone và ethanol của quả cho thấy
hoạt tính kháng điều trị hen phế quản (Singh et al.,2000); các cặn chiết ete dầu
hoả và ethanol thể hiện một mức độ nhất định chống trầm cảm trên các thí
nghiệm với chuột (Singh et al.,2000);
Các lồi Elaeocarpus polydactylus, Elaeocarpus dolichostylis, Elaeocarpus
densiflorus mang hoạt tính kháng u, giảm đau và thể hiện hiệu quả trong việc
chữa các bệnh về tim mạch (Collins et al., 1990).
10


Vỏ thân cây Elaeocarpus parvifolius tìm thấy ở Đơng Dương, Thái Lan,
Malaysia, Singapore và Borneo đặc biệt được dùng để chữa bệnh sốt rét (Sosef
et al., 1998)
Dịch chiết cloroform của vỏ thân cây Elaeocarpus mastersii thể hiện hoạt
tính gây độc tế bào đáng kể khi thử nghiệm với dòng tế bào ung thư cho người
(Kinghorn et al., 1999).
Các indolizidine alkaloid của Elaeocarpus grandis như các hợp chất
grandisine A và isoelaeocarpiline có tính chất giảm đau (Caroll et al., 2005).
Quả cây Elaeocarpus oblongus có tính sát trùng, nó cũng dùng để chữa
bệnh khớp, viêm phổi, loét, trĩ và bệnh hủi (Pullaiah, 2006).
Hợp chất 1,2,3,1,6-penta-O-galloyl- -D-glucose của loài Elaeocarpus
sylvetris được chứng minh mang hoạt tính chống oxi hố (Piao et al., 2009).
Dịch chiết ethanol của lá cây Elaeocarpus serratus L. chứa 4 hợp chất
mang hoạt tính sinh học. Docosanoic acid, 1,2,3-propanetriyl ester và
hexadecanoic acid methyl ester được chứng minh có tính chống oxi hóa,
hypocholesterolemic, nematicide, trừ sâu, làm gia vị, dầu nhờn và kháng
androgen. Hợp chất farnesol là một rượu sesquiterpene mạch hở, hoạt động như
một chemopreservative và chống khối u. Nó cũng được sử dụng như một chất

khử mùi trong mỹ phẩm vì có khả năng chống vi khuẩn. Ngồi ra nó cịn có tác
dụng kháng nấm. Citronellyl isobutyrate là một ester của propanoic acid có đặc
tính kháng khuẩn, được sử dụng như chất gia vị và thuốc chống côn trùng
(Geetha et al., 2013).
Vỏ cây Elaeocarpus griffithii (Wight) A. Gray chứa hợp chất 3,3’,4’-tri-Omethylellagic acid 4-O-β-D-2”-O-acetylglucopyranosid có hoạt tính ức chế trên
2 dòng tế bào ung thư KB và MCF-7 với giá trị IC50 lần lượt là 7,04 và 24,8
μg/ml; hợp chất 6-hydroxy-1,12-oleanadien-3-on có hoạt tính ức chế trên 4 dịng
tế bào ung thư KB, MCF-7, LU1 và Hep G2 với giá trị IC50 lần lượt là 57,27;
49,88; 45,99 và 62,33 μg/ml; ngoài ra hợp chất 3,3’-di-O-methylellagic acid 4O-α-L-rhamnopyranosid thể hiện hoạt tính ức chế chọn lọc sự phát triển của tế
bào ung thư KB với giá trị IC50 là 28,3 μg/ml
11


1.3.

Giới thiệu về cây Côm (Elaeocarpus tonkinensis A.DC).

1.3.1. Đặc điểm thực vật cây Côm (Elaeocarpus tonkinensis A.DC).
Cây Côm (Elaeocarpus tonkinensis A.DC) cịn được gọi là Cơm Bắc bộ.
Đây là loại cây đại mộc cao khoảng 7-8 m, nhánh mảnh, không lơng. Lá có đáy
nhọn, khơng lơng, lúc khơ màu nâu dạng lá trà, gân phụ mảnh, 8 cặp; cuống dài
1-1,5 cm. Chùm hoa dài khoảng 3-5 cm; hoa nhỏ; lá đài khơng lơng; cánh hoa
chẻ hai và mang 15-16 rìa ngắn; có 40 tiểu nhụy; dĩa mật ngun, có lơng; nỗn
sào có lơng, 3 buồng.
Hiện nay ở Việt Nam, cây Côm (Elaeocarpus tonkinensis A.DC) phân bố
chủ yếu tại các tỉnh Bắc Trung Bộ.
1.3.2. Một số nghiên cứu về cây Côm (Elaeocarpus tonkinensis A.DC).
Hiện nay, ở Việt Nam và trên thế giới chưa có cơng trình nghiên cứu nào
được cơng bố về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây Cơm
(Elaeocarpus tonkinensis A.DC).


Hình 1.1. Cây Cơm (Elaeocarpus tonkinensis A.DC).

12


Chương 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM

2.2.

Nguyên liệu, thiết bị và hóa chất.

2.2.1. Nguyên liệu.
Nguyên liệu được sử dụng là mẫu cành và lá cây Côm (Elaeocarpus
tonkinensis A.DC), thu hái tại vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh).
2.2.2. Thiết bị và hóa chất.
 Dụng cụ và hóa chất:

Dụng cụ thí nghiệm: bình tam giác (250 ml, 500 ml, 1000 ml, 2000 ml,…),
bình cầu (100ml, 250 ml, 500 ml,…), ống nghiệm, bình thủy tinh (25 ml, 50 ml,
100 ml), ống đong (5 ml, 10 ml, 50 ml, 250 ml,…), phễu chiết, pipet, ống hút
chia độ,…
Hóa chất thí nghiệm: dung mơi metanol, diclometan, etyl acetat, n-hexan,…
Bột silica gel 60 Merck cỡ hạt 0,063 - 0,2 mm, bột sephadex, …
 Thiết bị nghiên cứu:

 Máy cô quay chân không: Buchi Rotavapor R – 210.
 Cột sắc kí  40 mm.
 Bản sắc ký lớp mỏng silica gel Merck 60 F254 dày 0,2 mm.

 Bình triển khai bản mỏng.
 Tủ sấy, máy sấy.
 Máy hiện UV.
 Tủ hút.
 Bơm hút chân không.
2.3.

Nội dung nghiên cứu.
 Phân lập một số hoạt chất trong cặn diclometan của cây Côm

(Elaeocarpus tonkinensis A.DC) bằng các phương pháp sắc ký.


Xác định cấu trúc của các chất phân lập được bằng các phương pháp đo

phổ.


Tiến hành thử nghiệm hoạt tính sinh học của các chất phân lập được.
13


2.4.

Phương pháp nghiên cứu.

2.4.1. Phương pháp chiết xuất.
Phương pháp chiết xuất dùng để nghiên cứu sơ bộ khi chưa biết thành phần
hóa học của dược liệu. Phương pháp cổ điển là sử dụng một dãy dung môi từ
không phân cực đến phân cực mạnh để phân đoạn các hợp chất ra khỏi dược

liệu. Có hai cách chiết là chiết ở nhiệt độ thường là chiết nóng.
Thường sử dụng cách chiết nóng bằng máy chiết liên tục (Shoxlet) hoặc
chiết hồi lưu. Sau mỗi lần chiết với một loại dung môi, làm khô dược liệu rồi
tiếp tục chiết với dung môi tiếp theo. Mỗi phân đoạn chiết, ta cất loại dung môi
để thu được cao chiết và tiến hành phân tích riêng.
Khi cần lấy toàn bộ thành phần trong dược liệu, thường chiết với methanol
80%. Đem loại dung môi thu được cao chiết tổng. Từ cao chiết tổng, lại tiến
hành phân đoạn hóa với các hệ dung mơi từ kém phân cực đến phân cực mạnh.
Để thu hồi dung môi, sử dụng máy cô quay chân không cho hiệu suất cao.
2.4.2. Các phương pháp sắc kí.
2.4.2.1. Sắc kí lớp mỏng.
Sắc ký lớp mỏng là công cụ đắc lực trong nghiên cứu dược liệu vì đơn giản,
ít tốn thiết bị và dung mơi mà lại đạt hiệu quả cao.
Sắc ký lớp mỏng là kỹ thuật tách các chất được tiến hành khi cho pha động
di chuyển qua pha tĩnh đã đặt sẵn hỗn hợp chất cần phân tích. Pha tĩnh là chất
hấp phụ được lựa chọn tùy theo yêu cầu phân tích, được trải mỏng đồng nhất và
được cố định trên các phiến kính hoặc kim loại. Pha động là một hệ dung môi
đơn hoặc đa thành phần được trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định tùy theo mục
đích cụ thể. Trong quá trình di chuyển qua lớp hấp phụ, các cấu tử trong hỗn
hợp mẫu thử được di chuyển trên lớp mỏng theo hướng pha động, với những tốc
độ khác nhau. Kết quả, ta thu được một sắc
ký đồ trên lớp mỏng.
Đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất phân tích là hệ số di
chuyển Rf được tính bằng tỷ lệ giữa khoảng dịch chuyển của chất thử và khoảng
dịch chuyển của dung mơi (Hình 2.1). Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị Rf.
14


Rf =


Hình 2.1: Cách tính giá trị Rf.
Các bước trong kỹ thuật sắc ký lớp mỏng (Hình 2.2):
 Chuẩn bị bản mỏng
Bản mỏng trước khi dùng phải hoạt hóa trong tủ sấy và sấy ở 105-110°C
trong một giờ. Để nguội và bảo quản trong bình hút ẩm.
Dùng bút chì mềm kẻ bản mỏng. Vạch đường chấm chất phân tích (cách
mép dưới của bản mỏng 1,2 cm), đường giới hạn di chuyển của dung môi (cách
mép trên của bản mỏng 0,8 cm) và đánh dấu vị trí chấm chất (các vết chấm cách
nhau 0,5 cm và cách hai bờ bên của bản mỏng ít nhất 1 cm).
 Chấm chất phân tích lên bản mỏng
Dùng ống mao quản hoặc micropipet chấm chất lên các vị trí đã đánh dấu.
Các vết chấm phải nhỏ, lượng chất phải đồng đều, không quá lớn dễ kéo vết
hoặc chồng vết, cũng khơng q nhỏ khó hiện vết bằng thuốc thử.
 Triển khai sắc ký
Bình triển khai thường là bình thủy tinh, có nắp đậy kín và đáy phải bằng.
Lót giấy lọc xung quanh thành trong của bình. Pha hệ dung mơi với tỷ lệ thích
hợp và vừa đủ, rót vào bình triển khai. Lắc rồi để giấy lọc thấm đều dung môi.
Đặt bản mỏng gần như thẳng đứng với bình triển khai, các vết chấm phải ở trên
bề mặt của lớp dung môi triển khai. Đậy kín bình và để n ở nhiệt độ khơng
đổi. Khi dung môi chạy đến đường giới hạn, lấy bản mỏng ra khỏi bình và sấy
khơ bản mỏng rồi hiện vết.
 Hiện vết trên bản mỏng

15


Có thể hiện vết bằng cách soi UV (bước sóng 254 và 365 nm) hoặc phun
thuốc
thử (thuốc thử dùng trong đồ án là Iot).
 Ghi lại kết quả.


Hình 2.2: Các bước tiến hành sắc ký bản mỏng.
Hiện nay, chủ yếu sử dụng bản mỏng tráng sẵn silica gel Merck 60 F254,
kích thước 20×20 cm, dày 0,2 mm.
2.4.2.2.

Sắc kí cột.

Sắc ký cột là một dạng của sắc ký bản mỏng. Trong sắc ký cột, chất hấp
phụ pha
tĩnh được nhồi trong các ống hình trụ gọi là “cột”. Nhờ vậy mà có thể triển khai
nhiều hệ dung môi khác nhau từ phân cực yếu đến mạnh.
Giống như sắc ký lớp mỏng, phương pháp này cũng dựa vào độ phân cực
của các chất, những chất có ái lực lớn hơn đối với chất hấp phụ sẽ ra khỏi cột
chậm hơn và những chất có ái lực yếu hơn sẽ ra khỏi cột nhanh hơn trong quá
trình sắc ký.
Sự tách trong cột xảy ra chủ yếu theo cơ chế hấp phụ hoặc phân bố tùy theo
tính chất của chất được sử dụng làm cột. Trong đồ án này, sử dụng cột hấp phụ
silica gel.
Kỹ thuật sắc ký cột (Hình 2.3):
 Chuẩn bị chất hấp phụ và cột
Silica gel phải được hoạt hóa ở 120°C trong 4 giờ trước khi đưa lên cột. Cột
sắc ký phải là một khối đồng nhất, phải thật khô và lắp thẳng đứng trên một giá
cố định vững chắc.
 Nhồi cột
Chất hấp phụ phải được phân tán đồng đều trong cột.

16



×