Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh trung đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CAO THỊ BÍCH THẢO

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH TRUNG ĐÔ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGHỆ AN - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CAO THỊ BÍCH THẢO

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH TRUNG ĐÔ
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:


PGS. TS. TRẦN VIỆT TIẾN

NGHỆ AN - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong luận văn là trung thực, các
nội dung và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa từng được
công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả

Cao Thị Bích Thảo


ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo của Trường Đại
học Vinh, đặc biệt là Thầy giáo - Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Việt Tiến đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành bản luận văn này. Tác giả cũng
xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị cán bộ Ngân hàng Ngoại
Thương Việt Nam - Chi nhánh Trung Đơ và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, cung cấp về số liệu và giúp đỡ tác giả
trong quá trình chuẩn bị luận văn.
Trân trọng!


iii
MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH, BẢNG ........................................................................ viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................... 2
3. Mục đính và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ..................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 6
7. Bố cục của luận văn ................................................................................. 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ
KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................ 7
1.1. Một số vấn đề về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...... 7
1.1.1. Một số vấn đề về cạnh tranh của doanh nghiệp ........................... 7
1.1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Quan niệm và vai trò .... 10
1.2. Quan niệm và các yếu tố cấu thành, tiêu chí đánh giá và những
nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại .. 14
1.2.1. Quan niệm về năng lực cạnh tranh và đặc điểm cạnh tranh
của ngân hàng thương mại.......................................................... 14
1.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại .................................................................................. 18
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại .................................................................................. 25


iv

1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân
hàng thương mại ......................................................................... 30
1.3. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của một số chi
nhánh ngân hàng thương mại và bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô ........................................ 36
1.3.1. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của một số
chi nhánh ngân hàng thương mại ............................................... 36
1.3.2. Những bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô ................................................ 40
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 41
Chương 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH TRUNG ĐÔ................................................... 43
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi
nhánh Trung Đơ ......................................................................................... 43
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển .............................................. 43
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô ........................ 45
2.2. Hiện trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam - Chi nhánhTrung Đô .................................................... 48
2.2.1. Thực trạng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch của Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô .. 48
2.2.2. Thực trạng nội lực của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô ................................................ 56
2.2.3. Thực trạng thị phần của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô ................................................ 62
2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô ............................................................... 65



v
2.3.1. Những kết quả đã đạt được. ........................................................ 65
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.............................. 69
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 75
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TRUNG ĐÔ ................. 76
3.1. Những căn cứ đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi
nhánh Trung Đô ......................................................................................... 76
3.1.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và địa phương có tác động tới
nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô ................................... 76
3.1.2. Xu hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô ................................................ 80
3.2. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô ........................... 81
3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trung Đơ ........................................ 83
3.3.1. Hồn thiện chiến lược, quy hoạch của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô ........................ 83
3.3.2. Nâng cao chất lượng nhân lực và hoàn thiện tổ chức bộ máy
của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh
Trung Đô..................................................................................... 85
3.3.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ gắn với mở rộng quy mô của
Chi nhánh.................................................................................... 88
3.3.4. Mở rộng thị phần của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam - Chi nhánh Trung Đô trên cơ sở chiến lược thị trường
hợp lý .......................................................................................... 90



vi
3.3.5. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào kinh doanh
của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh
Trung Đô..................................................................................... 92
3.3.6. Nắm bắt được năng lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh ..... 94
3.4. Một số kiến nghị ................................................................................. 95
3.4.1. Đối với Nhà nước ....................................................................... 95
3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước..................................................... 98
3.4.3. Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ................. 98
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 99
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 102


vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CP

:

Cổ phần

CNTT

:

Công nghệ thông tin


DN

:

Doanh Nghiệp

DPRR

:

Dự phòng rủi ro

NH

:

Ngân hàng

NHNT

:

Ngân hàng TMCP Ngoại thương

NHTM

:

Ngân hàng thương mại


NHTMVN

:

Ngân hàng thương mại Việt Nam

TCKT

:

Tổ chức kinh tế

TCTD

:

Tổ chức tín dụng

TMCP

:

Thương mại cổ phần

TTQT

:

Thanh tốn quốc tế


TTTM

:

Tài trợ thương mại

PGD

:

Phòng giao dịch

XNK

:

Xuất nhập khẩu


viii
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Trang
Hình:
Hình 2.1. Mơ hình tổ chức Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
- Chi nhánh Trung Đô ................................................................... 44
Hình 2.2. Thị phần tín dụng năm 2013-2015 ................................................ 62
Bảng:
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 - 2015 .......................... 46
Bảng 2.2. Kế hoạch 2016 và tốc độ tăng trường các năm tiếp theo .............. 51
Bảng 2.3. Kế hoạch dư nợ tín dụng năm 2016 .............................................. 53

Bảng 2.4. Số lượng cán bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
- Chi nhánh Trung Đô năm 2013 - 2015 ....................................... 56
Bảng 2.5. Vốn đầu tư cho hoạt động đào tạo và đào tạo lại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô năm
2013 - 2015 ................................................................................... 57
Bảng 2.6. Tổng tài sản và nguồn vốn huy động từ năm 2013-2014 ............. 61
Bảng 2.7. Thị phần cung ứng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô ........................... 63
Bảng 2.8. Khảo sát chất lượng dịch vụ Ngân hàng thương mại cổ phần
ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô năm 2015 ........... 66
Bảng 3.1. Kế hoạch chỉ tiêu kinh doanh đến năm 2020 ................................ 81


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng là sự ganh đua giữa các chủ thể
ngân hàng bằng cách sử dụng tổng hợp các thủ pháp, các yếu tố bên trong và
bên ngoài nhằm giành được phần thắng trên thị trường, đạt được các mục tiêu
kinh doanh cao hơn các đối thủ khác.
Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng có vai trị rất quan trọng, là một
trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy phát triển ngành ngân hàng. Nó
buộc các NHTM phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao cơng nghệ,
trình độ người lao động, áp dụng khoa học kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức quản
lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Đó chính là cạnh tranh
lành mạnh. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì
trệ, kém phát triển.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
ngày càng diễn ra sâu rộng, trên nhiều lĩnh vực, bên cạnh việc mở ra cơ hội
giao lưu, hợp tác quốc tế, thâm nhập thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp

Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức khi tham gia vào một
sân chơi bình đẳng với các doanh nghiệp giàu năng lực và kinh nghiệm của
thế giới.
Ngành ngân hàng cũng không là ngoại lệ, và với tác động cũng như ảnh
hưởng sâu sắc của ngân hàng đến toàn bộ nền kinh tế, vấn đề nâng cao năng
lực cạnh tranh cho các Ngân hàng thương mại trở nên bức thiết hơn bao giờ
hết, đó khơng chỉ là vấn đề riêng của từng Ngân hàng, của ngành Ngân hàng
nói chung nữa, mà là vấn đề của cả nền kinh tế, vấn đề của cả quốc gia.
Sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các Ngân hàng thương mại trước bối cảnh
cạnh tranh, sẽ giúp các Ngân hàng Việt Nam tận dụng được cơ hội và phát


2
huy những lợi thế sẵn có, giữ vững và phát triển thị phần trên thị trường nội
địa, bên cạnh đó, mở ra những cơ hội vươn ra thị trường nước ngoài, nâng
tầm Ngân hàng Việt Nam trên trường khu vực và thế giới.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô” đã
được lựa chọn để nghiên cứu, trên cơ sở đánh giá thực trạng, thành tựu, hạn
chế, và nguyên nhân của các hạn chế để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể
nhằm từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh
của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô trong
thời gian tới.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nâng cao năng lực cạnh tranh có ý nghĩa vô cùng quan trọng với tất cả
các doanh nghiệp nói chung, và ngân hàng thương mại cũng khơng phải là
ngoại lệ. Năng lực cạnh tranh không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp cũng như mỗi ngân hàng thương mại. NHTM muốn
duy trì sự tồn tại và phát triển thì cần phải có năng lực cạnh tranh lành mạnh
và bền vững. Môi trường cạnh tranh càng gay gắt bao nhiêu, các NHTM càng

cần tạo dựng năng lực cạnh tranh mạnh và bền vững bấy nhiêu, đáp ứng nhu
cầu trong phát triển kinh tế quốc dân. Nâng cao năng lực cạnh tranh của
NHTM là quá trình thường xuyên, liên tục đòi hỏi tận dụng cơ hội để kinh
doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
đồng thời thực hiện đổi mới quản lý mạnh mẽ, có hiệu quả của các NHTM.
Với những sự cạnh tranh mạnh mẽ và ngày càng gay gắt trong hoạt động
kinh doanh, nghiên cứu về năng lực cạnh tranh tại ngân hàng và làm thế nào
để nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành vấn đề cấp thiết khơng chỉ của
những nhà nghiên cứu mà cịn là của những cán bộ trực tiếp làm nghiệp vụ
tại ngân hàng. Đây cũng là bài tốn cần có lời giải giành cho các nhà lãnh


3
đạo ngân hàng trong thời kỳ hội nhập và phát triển ngày càng sâu rộng như
hiện nay.
Do đó, nâng cao cạnh tranh nói chung được nhiều tổ chức, doanh
nghiệp và các nhà khoa học lý luận, khoa học kinh tế nghiên cứu, với những
cách tiếp cận và nhằm mục đích, đối tượng khác nhau và đã có nhiều bài viết
dưới dạng trao đổi, nghiên cứu chuyên khảo, đăng trên các tạp chí, thời báo.
- Phạm Tấn Mến (2008), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong xu thế hội
nhập”; Đại hoc kinh tế TP HCM; Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích,
đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm đưa Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế, chỗ
đứng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng [12].
- Phạm Văn Tuấn (2009), “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại
NHTMCP Ngoại thương chi nhánh Hà Nội”, Trường Đại học KTQD Hà
Nội. Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích được năng lực cạnh tranh tại
NHTMCP Ngoại thương chi nhánh Hà Nội, từ đó rút ra được sự cần thiết
đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh. Qua đó tác giả đưa ra một

số giải pháp giúp quá trình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi
nhánh đạt hiệu quả hơn [16].
- Lê Thị Hồng Thắm (2012), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của chi
nhánh BIDV Nghệ An”, Trường Đại học kinh tế Quốc dân. Đề tài đi sâu vào
phân tích năng lực cạnh tranh, thực trạng, đề ra các giải pháp để giúp Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An trở thành
một trong những Ngân hàng có năng lực cạnh tranh mạnh nhất, không chỉ
trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, mà còn là
một trong những Ngân hàng hàng đầu tại địa bàn tỉnh Nghệ An [17]


4
- Nguyễn Thanh Phong (2009), “Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí phát
triển kinh tế số 233, có đưa ra thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân
hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như : quy
mô vốn chủ sở hữu, hệ số an toàn vốn, chất lượng tài sản có, năng lực cơng
nghệ, nguồn nhân lực từ đó, đưa ra một số nhóm giải pháp cụ thể thiết thực,
có ích rất nhiều trong q trình cạnh tranh, gồm giải pháp về nguồn nhân lực,
cải tiến chất lượng quản trị ngân hàng, về trang thiết bị và công nghệ, nâng
cao tính chun nghiệp trong các quy trình, quảng cáo, tiếp thị [13]
Đoàn Thị Hồng Nga (2015), “Nâng cao sức cạnh tranh cho hệ thống
ngân hàng thương mại trong bối cảnh mới” Tạp chí Tài chính, trong đó tác
giả nhấn mạnh rằng trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, ngân
hàng Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức cũng như có nhiều cơ hội
để phát triển. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
Việt Nam hiện nay, tác giả cho thấy với việc thực hiện lộ trình cam kết quốc
tế trong lĩnh vực tài chính, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ đón
nhận nhiều cơ hội những cũng đối diện khơng ít thách thức và khó khăn. Do
vậy, hệ thống ngân hàng thương mại cần chuẩn bị “sức khỏe” để cạnh tranh

khi các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều [11].
Các luận văn và các tạp chí nghiên cứu vấn đề lý luận nâng cao năng
lực cạnh tranh tại ngân hàng ở nhiều địa bàn khác nhau với các hình thức
khác nhau. Điều đó cho thấy rằng, việc nâng cao năng lực canh tranh ln
đóng vai trị hết sức quan trọng trong cơng kinh doanh, mang lại lợi nhuận
cho mỗi Ngân hàng nói chung. Tuy nhiên mỗi luận văn nghiên cứu những nội
dung khác nhau, và chưa có đề tài nào nghiên cứu về “Nâng cao năng lực
cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trung
Đơ”. Vì vậy, đề tài vẫn có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.


5
3. Mục đính và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đính nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trung Đơ, từ đó đề xuất một số giải
pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các lý thuyết cạnh tranh và những vấn đề cơ bản về
năng lực cạnh tranh NHTM trong nền kinh tế thị trường. Xác định tiêu chí
đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô trong thời gian qua. Đề
xuất những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh

củaNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô tại địa
bàn thành phố Vinh tỉnh Nghệ An từ 2013 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú ý quan điểm lịch sử cụ thể, phương
pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp kết hợp logic với lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh và các phương pháp khác
để làm rõ đối tượng nghiên cứu.
- Tổng hợp những tài liệu thực tiễn liên quan đến đối tượng nghiên cứu.


6
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn về năng lực cạnh tranh ngân hàng thương
mại trong nền kinh tế thị trường
- Khảo sát năng lực cạnh tranh, từ đó rút ra những thành tựu và hạn
chếvề năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Trung Đô
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô thời
gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phẩn mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và kinh nghiệm về
năng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trung Đô.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh
Trung Đô.



7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
VÀ KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Một số vấn đề về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
1.1.1. Một số vấn đề về cạnh tranh của doanh nghiệp
Thuật ngữ "cạnh tranh" được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều
lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao.
Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ thì, cạnh tranh (kinh tế) là giành
lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi
nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả
q trình cạnh tranh là sự bình qn hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều
hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.
Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh
nghiệp và các ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng
trung thành của khách hàng. Hệ thống doanh nghiệp tự do đảm bảo cho các
ngành có thể tự mình đưa ra các quyết định về mặt hàng cần sản xuất, phương
thức sản xuất, và tự định giá cho sản phẩm hay dịch vụ.
Cạnh tranh có vai trị quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng,
và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển,
góp phần vào sự phát triển kinh tế.
Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt
tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường
xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành cơng
mới nhất vào trong sản xuất, hồn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất,



8
trong quản lý sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém
phát triển.
Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người
sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn,
có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, cơng nghệ trong đó cao
hơn... để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng.
Cạnh tranh là tiền đề của hệ thống free-enterprise vì càng nhiều doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng
sẽ càng có chất lượng tốt hơn. Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến cho khách
hàng giá trị tối ưu nhất đối với những đồng tiền mồ hơi cơng sức của họ.
Ngồi mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả khơng mong
muốn về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu
của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh
tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp
pháp luật. Vì lý do trên, cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh
bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước.
Cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh
không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp
luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại...) hoặc những hành vi cạnh tranh
làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái.
Tùy vào điều kiện khác nhau mà người ta có thể phân loại cạnh tranh
như sau:
- Căn cứ vào loại thị trường mà trong đó cạnh tranh diễn ra, có cạnh
tranh trên các thị trường đầu vào nhằm giành được các nguồn lực sản xuất có
chất lượng tốt và chi phí thấp nhất; Cạnh tranh trên thị trường sản phẩm nhằm
chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần, giành khách hàng, cạnh tranh hoàn hảo
và khơng hồn hảo.



9
- Căn cứ theo phường thức cạnh tranh, có cạnh tranh bằng giá và cạnh
tranh phi giá (cạnh tranh bằng chất lượng hàng hóa, thời gian giao hàng, dịch
vụ khách hàng, cạnh tranh bằng các thủ đoạn kinh tế và phi kinh tế…).
- Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh, có cạnh tranh giữa người
mua và người bán, cạnh tranh với những người bán với nhau và cạnh tranh
giữa những người mua với nhau.
- Theo phạm vị canh tranh, có cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh
giữa các ngành, cạnh tranh trong phạm vị lãnh thổ quốc gia và cạnh tranh
quốc tế.
- Theo cấp độ cạnh tranh, có cạnh tranh giữa các quốc gia, cạnh tranh
giữa các ngành, giữa các doanh nghiệp và cạnh tranh sản phẩm. Giữa các cấp
độ cạnh tranh đó có mối quan hệ tương hỗ và suy cho cùng vẫn là cạnh tranh
sản phẩm. Thông qua cung cấp sản phẩm mà các chủ thể là các doanh nghiệp,
ngành, nhà nước mong giành thắng lợi trong cạnh tranh, đạt được mục tiêu
của mình.
Đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là
điều bất khả kháng. Cạnh tranh có thể được coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà
các doanh nghiệp khơng thể tránh khỏi mà phải tìm mọi cách vươn nên để
chiếm ưu thế và chiến thắng. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp ln tìm cách
nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng
các công nghệ mới, hiện đại, tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực của mình để giảm giá thành, nâng cao chất lượng,
cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao.
Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng “ bản
lĩnh” của mình trong quá trình kinh doanh. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng
vững mạnh và phát triển hơn nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường.



10
Chính sự tồn tại khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với
nền kinh tế nói chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng nên việc nâng cao
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong
nền kinh tế thị trường.
Như vậycó thể nói, cạnh tranh của doanh nghiệp là quan hệ kinh tế mà
ở đó các doanh nghiệp ganh đua nhau để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thơng
thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện
sản xuất, thị trường có lợi nhất nhằm tối đa hố lợi ích của doanh nghiệp.
Đặc trưng của cạnh tranh doanh nghiệp là: Chủ thể tham gia cạnh tranh
là các nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, gọi chung là doanh nghiệp;
Thủ pháp cạnh tranh là tìm ra những ưu thế vượt trội về nhiều mặt so với đối
thủ; Mục tiêu của cạnh tranh là chiếm lĩnh thị phần và đạt lợi nhuận ngày
càng cao.
Trên thị trường, các doanh nghiệp, với tư cách là người bán, luôn muốn
bán được nhiều hàng và thu được lợi nhuận cao nhất. Để bán được nhiều hàng
và thu được lợi nhuận, các doanh nghiệp vừa phải tìm cách giảm thiểu chi phí
sản xuất, vừa phải giành giật khách hàng và mở rộng thị trường cho sản phẩm
của mình và đay là cơ sơ cho cạnh tranh xuất hiện. Cạnh tranh là cuộc chạy
đua khốc liệt mà doanh ghiệp muốn tồn tại thì khơng được lẫn tránh, phải trực
tiếp đối đầu với thủ thách, tìm ra những giải pháp để giành thắng lợi trong
cuộc chiến đó. Nói cách khác là các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực
cạnh tranh của mình.
1.1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Quan niệm và vai trò
1.1.2.1. Quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần cung cấp cho thị trường
những sản phẩm chất lượng cao, giá cả hợp lý và đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Đó chính là những sản phẩm có năng lực cạnh tranh chỉ có thể sản xuất



11
và cung cấp bởi những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh. Do vậy, doanh
nghiệp muốn duy trì và phát triển thì cần phải có năng lực cạnh tranh mạnh và
bền vững. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt bao nhiêu, doanh nghiệp
cần tạo dựng năng lực cạnh tranh mạnh và bền vững bấy nhiêu.
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp, quan điểm tương đối phổ biến của daonh nghiệp chính là khả
năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi
trường cạnh tranh trong nước và nước ngoài.
Quan điểm khác cho rằng: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
thể hiện thực lực và lợi thế của nó so với các đối thủ khác trong việc thỏa
mãn các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao cho doanh
nghiệp mình.
Cũng có quan điểm cho rằng: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
mang tính chiến lược, thể hiện ở việc xây dựng và thực hiện thành công chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp mà đối thủ cạnh tranh khơng thể hoặc rất
khó bắt chước hay sao chép. Khi những điều kiện đó xuất hiện, doanh nghiệp
sẽ có lợi thế cạnh tranh “bên vững”. Tính chất “bền vững” của lợi thể cạnh
tranh phụ thuộc vào các nhân tố nội tại của doanh nghiệp và các nhân tố thuộc
mơi trường kinh doanh bên ngồi. Do đó, lợi thế cạnh tranh bền vững sẽ
khơng tồn tại mãi mãi với doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ duy trì được lợi thế
cạnh tranh trong một khoảng thời gian nhất định, đối thủ cạnh tranh sẽ có khả
năng bắt chước được chiến lược và cách làm của doanh nghiệp để gặt hái
được thành công. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp tồn tại nhanh chóng
hay lâu dài phụ thuộc vào tốc độ sao chép chiến lược kinh doanh của đối thủ
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tổng hợp lại những quan điểm nêu trên, khi nghiên cứu năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau:



12
- Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với việc
phân tích các yếu tố nội tại của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh để so
sánh đối chiếu nhằm phát hiện các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với
đối thủ. Chỉ từ đó mới có thể nhận định một cách chính xác năng lực cạnh
tranh của mình. Nếu chỉ “tự so sánh với chính mình” sẽ khơng đánh giá một
cách khách quan, chính xác năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong môi trường kinh doanh năng động và rộng mở, dưới tác động
của q trình tồn cầu hóa kinh tế, ranh giới giữa thị trường trong nước và thị
trường nước ngoài ngày càng trở nên mờ nhạt. Đồng thời, sự xuất hiện của
các đối thủ cạnh tranh quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn nâng
tầm năng lực cạnh tranh của mình.
- Cần lấy yêu cầu của khách hàng làm căn cứ đánh giá năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Bởi lẽ, nhu cầu của khách hàng vừa là mục tiêu, vừa
là động lực của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích
cuối cùng của doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh vẫn là thu được càng
nhiều lợi ích càng tốt trên cơ sở cung cấp những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng
tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. Những lợi ích kinh tế của doanh nghiệp
bao gồm: đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn trung bình, gia tăng khối lượng
lợi nhuận (xét về giá trị tuyệt đối), gia tăng thị phần và mở rộng thị phần, thu
hút nhiều thêm khách hàng…
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một phạm trù tổng hợp,
không thể chỉ được xác định bằng một vài tiêu chí đơn lẻ. Do đó, khi phân
tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần đứng trên quan điểm toàn diện,
tức là phải phân tích tồn diện và có hệ thống các yếu tố hữu quan trong mối
quan hệ tương tác nhiều chiều giữa chúng.
Từ những quan điểm nêu trên, có thể đưa ra một quan niệm sau đây:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, dùy trì và sáng



13
tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu
cầu khách hàng (so với đối thủ cạnh tranh) và đạt được mục tiêu của doanh
nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế.
1.1.2.2. Vai trò của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh thể hiện được khả năng chiến thắng của cuộc chiến
khốc liệt khơng có hồi kết của doanh nghiệp là cạnh tranh. Việc nâng cao
năng lực cạnh tranh có vai trị tiên quyết trong thành cơng của cạnh tranh,
buộc tất cả các doanh nghiệp trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thời gian nào cũng
phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, nó có ý nghĩa như là cạnh tranh
doanh nghiệp.
Buộc các doanh nghiệp phải sản xuất và cung ứng những sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ mà thị trường cần để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng
và phong phú của khách hàng. Nâng cao năng lực cạnh tranh thực chất là
cuộc chạy đua khơng có đích, là q trình mà các doanh nghiệp đưa ra các
biện pháp kinh tế đích thực và sáng tạo nhằm đứng vững trên thương trường
và tăng lợi nhuận trên cơ sở tạo ra ưu thế về sản phẩm và giá bán thì phải tăng
chất lượng sản phẩm và giá bán phải rẻ. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp, nhất là
doanh nghiệp vừa và nhỏ phải không ngừng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuậtvào
sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, bên
cạnh đó phải tố ưu hóa các yếu tố đầu vào của sản xuất để tối đa hoá thành
quả của sản phẩm. Trong cơ chế thị trường doanh nghiệp nào cung cấp hàng
hoá, dịch vụ với chất lượng tốt nhất mà giá thành rẻ nhất thì sẽ chiến thắng.
Để tham gia vào thị trường doanh nghiệp phải tuân thủ quy luật đào
thải chon lọc. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tự nâng cao chất
lượng của chính mình, nâng cao trình độ kiến thức về kinh doanh. Do đó,
nâng cao năng lực cạnh tranh là điều kiện rất tốt để đào tạo ra những nhà
kinh doanh giỏi.



14
1.2. Quan niệm và các yếu tố cấu thành, tiêu chí đánh giá và những
nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
1.2.1. Quan niệm về năng lực cạnh tranh và đặc điểm cạnh tranh của
ngân hàng thương mại
1.2.1.1. Quan niệm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền
kinh tế với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để
cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Ngồi ra,
ngân hàng cịn thực hiện cung cấp các dịch vụ tài chính khác như: mua bán
ngoại tệ, bảo quản vật có giá, quản lý ngân hàng quỹ, tài trợ cho các hoạt
động của Chính phủ, bảo lãnh, cho thuê thiết bị trung và dài hạn, cung cấp các
dịch vụ uỷ thác và tư vấn, dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, dịch vụ bảo
hiểm và dịch vụ đại lý.
Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền
kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh
tế - xã hội đề gửi tiền tại ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trị là người thủ quỹ
cho toàn xã hội. Thu nhập từ ngân hàng là nguồn thu nhập quan trọng của
nhiều hộ gia đình. Ngân hàng cũng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các
doanh nghiệp, các nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước (thành
phố, tỉnh…). Đối với các doanh nghiệp, ngân hàng thường là tổ chức cung
cấp tín dụng để phục vụ cho việc mua hàng hoá dự trữ hoặc xây dựng nhà
máy, mua sắm trang thiết bị. Khi các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải
thanh toán cho các khoản mua hàng hoá và dịch vụ, họ thường sử dụng séc,
uỷ nhiệm chi, thẻ tín dụng hay các tài khoản điện tử…và khi họ cần thơng tin
tài chính hay lập kế hoạch tài chính, họ thường đến các ngân hàng để nhận
được lời tư vấn. Các khoản tín dụng của ngân hàng cho Chính phủ (thơng qua
mua các chứng khốn của Chính phủ) là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư

phát triền.


15
Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền
tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ
nhằm ổn định kinh tế.
Vai trò của ngân hàng thương mại cung ứng vốn cho nền kinh tế: Từ
chức năng làm trung gian tín dụng, thơng qua nghiệp vụ huy động vốn, ngân
hàng đã tập hợp những khoản vốn nhàn rỗi tạm thời của các tổ chức, cá nhân
và thực hiện cung ứng vốn cho nền kinh tế, góp phần vào lưu thơng hàng hóa
tiền tệ cũng như đẩy mạnh tiêu dùng cá nhân. Từ đó, huy động được sức
mạnh tổng hợp của tồn bộ nền kinh tế vào q trình sản xuất và lưu thơng
hàng hóa. Có thể nói là “chất dầu bôi trơn” cho bộ máy kinh tế hoạt động.
Bên cạnh đó, các ngân hàng thúc đẩy sự luân chuyển vốn trong nền
kinh tế. Thông qua chức năng thanh tốn, ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh
tốn cho tồn bộ nền kinh tế, góp phần tạo ra mơi trường cạnh tranh lành
mạnh, tạo sự ổn định trong đời sống kinh tế xã hội. Với nguồn vốn huy động,
bên cạnh cung ứng vốn cho nền kinh tế, ngân hàng thực hiện mở rộng đầu tư
trong và nước ngoài, tạo điều kiện tốt nhất giúp các doanh nghiệp kinh doanh
có hiệu quả bằng các dịch vụ cần thiết như: tư vấn đầu tư; thuê mua tài chính;
bảo lãnh; kiểm tra số dư trên tài khoản giao dịch thường xuyên…
Với vai trò tạo tiền do tham gia vào quá trình cung ứng tiền tệ, ngân
hàng cịn là cơng cụ thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.
Để thực hiện các chính sách đó, ngân hàng trung ương phải sử dụng các công
cụ điểu tiết đảm bảo thực hiện được các chính sách vĩ mơ, đặc biệt là mục tiêu
ổn định tiền tệ. Phần lớn các cơng cụ đó chỉ thực hiện có hiệu quả khi có các
ngân hàng thương mại và trung gian tài chính tham gia đầy đủ theo quy định
của ngân hàng trung ương (về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tham gia thị trường mở,
quy chế thanh tốn khơng dùng tiền mặt...).

Với những ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế thị trường: Góp phần giảm


×