Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Ứng dụng phương pháp webquest thiết kế website dạy học chương v “tệp và thao tác với tệp” trong tin học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 40 trang )

Luận văn Tốt nghiệp Đại học

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHOA CÔNG NGHỆ THƠNG TIN
--------------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài: Đề tài: ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP WEBQUEST
THIẾT KẾ WEBSITE DẠY HỌC CHƢƠNG V “TỆP VÀ THAO TÁC
VỚI TỆP”

Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Hồ Thị Huyền Thƣơng
Sinh viên thực hiện: Chu Thị Hòa – MSSV: 1051010066
Nguyễn Thị Thùy Vân – MSSV: 1051010078
Lớp:

51A-Khoa CNTT

Nghệ An,5/2014
Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

0


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................


MỤC LỤC ....................................................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................
I.

Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 2

II. Nhiệm vụ nghiên cứu. ........................................................................................ 2
III. Phƣơng Pháp nghiên cứu. .................................................................................. 2
IV. Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................................... 2
V. Cấu trúc luận văn. ............................................................................................... 2
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ WEBQUEST ...................................................... 3
1.1. Giới thiệu về Webquest ...................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm Webquest. ..................................................................................... 3
1.1.2 Phân loại Webquest......................................................................................... 4
1.1.3 Các thành phần của Webquest ...................................................................... 5
1.1.4 Một số đặc điểm cơ bản của Webquest ......................................................... 6
1.1.5 Mục đích sử dụng Webquest .......................................................................... 7
1.1.6. Các dạng nhiệm vụ trong Webquest ........................................................... 10
1.2. Quy trình thiết kế Webquest ........................................................................... 13
1.3. Các cách tạo Webquest .................................................................................. 15
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG WEBSITE ỨNG DỤNG PPDH WEBQUEST
TRONG DẠY CHƢƠNG V “ TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP” ....................... 16
2.1. Đăng kí tạo web tại trang . ............................. 16
2.1.1 Giới thiệu về Google sites. ............................................................................ 16
2.1.2 Đăng kí tạo Web tại trang . .......................... 17
2.1.3 Đăng kí Website : .......................................................................................... 17
2.1.4 Thiết kế Web: ................................................................................................ 19
2.1.5 Một số lƣu ý: ................................................................................................... 24
2.2 Xây dựng Website mẫu dạy học: Chƣơng V “Tệp và thao tác với tệp” .........
trong chƣơng trình tin học lớp 11. ........................................................................ 24

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................
Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

1


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Kiến thức mênh mông như một đại dương rộng lớn. Nhưng sự hiểu biết
của con người về chúng thì quá hạn hẹp, do đó phải tạo hứng thú cho người
nghiên cứu, để họ mở rộng sự hiểu biết cho mình và cho thế giới của chúng ta.
Dạy và học là quá trình đem lại kiến thức một cách sinh động của thế hệ
trước truyền lại cho thế hệ sau. Khi đó vai trị của người thầy rất quan trọng
trong việc truyền đạtvà người học đóng vai trị tiếp thu một cách sáng tạo
những kiến thức ấy. Việc đưa ra một phương pháp dạy học đúng đắn sẽ phát
huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh.
Hơn nữa, ngày nay công nghệ thông tin trở thành một ngành khoa học mà
hầu như mọi lĩnh vực đều ứng dụng đến nó và việc thu thập, xử lý thông tin
trên mạng là một kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu và học tập cũng như trong
lao động nghề nghiệp. Việc ứng dụng CNTT và sử dụng Internet trong dạy học
ngày càng trở nên cần thiết. Nhưng sử dụng như thế nào để phù hợp với mục
đích học tập đó mới là điều quan trọng. Để góp phần giải quyết vấn đề này,
chúng tôi đã xây dựng một Website: Ứng dụng phương pháp Webquest thiết
kế Website dạy học chương V “Tệp và thao tác với tệp” trong Tin học 11.
II.Nhiệm vụ nghiên cứu.

Phát triển kỹ năng sử dụng máy tính của giáo viên, học sinh, hình thành
kỹ năng khai thác thông tin trên mạng Internet.
Tạo ra một Website cung cấp các nguồn tài liệu về Chương V “Tệp và
thao tác với tệp” hữu ích cho học sinh. Từ đó học sinh sẽ giảm được thời gian
tìm kiếm thơng tin và tăng thời gian học tập, nghiên cứu, giúp học sinh nắm
được nội dung cơ bản và nâng cao của chương học.
III. Phƣơng Pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng tạo Website bằng Google site.
- Nghiên cứu các Website, tình hình học tập của một số trường THPT.
IV. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung tại trường phổ thông. Kết
quả nghiên cứu sẽ được triển khai áp dụng tại trường phổ thông.
V. Cấu trúc luận văn.
Chương 1: Tổng quan về phương pháp Webquest.
Chương 2: Xây dựng Website ứng dụng PPDH Webquest trong dạy học
chương V “Tệp và thao tác với tệp”.
Phần cuối khoá luận nêu lên những kết quả đạt được và đánh giá sơ bộ về
những kết quả đó.
Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hịa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

2


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ WEBQUEST
1.1. Giới thiệu về Webquest
Webquest là một phương pháp dạy học, trong đó học sinh tự lực thực hiện

trong nhóm một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn.
Những thơng tin cơ bản về chủ đề được truy cập từ những trang liên kết (Internet
links) do giáo viên chọn lọc từ trước. Việc học tập theo định hướng nghiên cứu và
khám phá, kết quả học tập được học sinh trình bày và đánh giá.
1.1.1.

Khái niệm Webquest.

Cùng với việc ra đời và phổ biến của Internet, ngày nay việc thu thập và xử
lýthông tin trên mạng là một kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu và học tập cũng
như trong lao động nghề nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng
Internet trong dạy học ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, việc học sinh truy
cập thông tin một cách tự do trên mạng Internet trong dạy học có những nhược
điểm chủ yếu là:
• Việc tìm kiếm thường kéo dài vì lượng thơng tin trên mạng lớn.
• Dễ bị chệch hướng khỏi bản thân đề tài.
• Nhiều tài liệu được tìm ra với nội dung chun mơn khơng chính xác, có thể
dẫn đến “nhiễu thơng tin”.
• Chi phí thời gian q lớn cho việc đánh giá và xử lý những thông tin trong
dạy học.
• Việc tiếp thu kiến thức qua truy cập thơng tin trên mạng có thể chỉ mang
tính thụ động mà thiếu sự đánh giá, phê phán của người học.
Để khắc phục những những nhược điểm trên đây của việc học qua mạng,
người ta đã phát triển phương pháp Webquest.
Năm 1995 Bernie Dodge ở trường đại học San Diego State University (Mỹ)
đã xây dựng Webquest trong dạy học. Các đại diện tiếp theo là Tom March (Úc) và
Heinz Moser (Thụy Sĩ).
Ý tưởng của họ là đưa ra cho học sinh một tình huống thực tiễn có tính thời sự
hoặc lịch sử, dựa trên cơ sở những dữ liệu tìm được, học sinh cần xác định quan
điểm của mình về chủ đề đó trên cơ sở lập luận. Và tìm được những thông tin, dữ

liệu cần thiết thông qua những trang kết nối Internet links đã được giáo viên lựa chọn
từ trước.
Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

3


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Ngày nay, Webquest được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong giáo dục phổ
thông cũng như đại học. Có nhiều định nghĩa cũng như cách mô tả khác nhau về
Webquest. Theo nghĩa hẹp, WebQuest được hiểu như một phương pháp dạy học
(Webquest-Method), theo nghĩa rộng, Webquest được hiểu như một mơ hình, một
quan điểm về dạy học có sử dụng mạng Internet. Webquest cũng là bản thân đơn vị
nội dung dạy học được xây dựng để sử dụng phương pháp này, và là Website được
đưa lên mạng. Khi gọi Webquest là một PPDH, cần hiểu đó là một phương pháp
phức hợp, trong đó có thể sử dụng những PPDH cụ thể khác nhau.
Với tư cách là một phương pháp dạy học, có thể định nghĩa Webquest như
sau:
Webquest là một phương pháp dạy học, trong đó học sinh tự lực thực hiện
trong nhóm một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn.
Những thông tin cơ bản về chủ đề được truy cập từ những trang liên kết (Internet
links) do giáo viên chọn lọc từ trước. Việc học tập theo định hướng nghiên cứu và
khám phá, kết quả học tập được học sinh trình bày và đánh giá.
Webquest là một PPDH học mới, được xây dựng trên cơ sở phương tiện dạy
học mới là công nghệ thông tin và Internet. Trong Tiếng Việt chưa có cách dịch
hoặc cách dùng thuật ngữ thống nhất cho khái niệm này. Trong tiếng Anh, Web ở
đây nghĩa là mạng, Quest là tìm kiếm, khám phá. Dựa trên thuật ngữ và bản chất

của khái niệm có thể gọi Webquest là phương pháp “Khám phá trên mạng”.
Webquest là một dạng đặc biệt của dạy học sử dụng truy cập mạng Internet.
1.1.2 Phân loại Webquest.
Webquest có thể được chia thành các Webquest ngắn và các Webquest dài:
• Webquest dài : Xử lý một vấn đề phức tạp trong một thời gian dài (ví dụ
cho đến một hoặc ba tháng), có thể coi như một dự án dạy học. Dẫn dắt học sinh
mở rộng và đào sâu kiến thức và khi hoàn thành một Webquest dài, học sinh nắm
được kiến thức cốt lõi, có thể phân tích nó một cách sâu sắc và có thể trình bày lại
kiến thức đã học được theo cách riêng của mình, có thể minh hoạ kiến thức, kĩ năng
đã học được bằng một sản phẩm do chính học sinh làm ra.
• Webquest ngắn: Trong một vài tiết học (ví dụ 2 đến 4 tiết), học sinh xử lý
một đề tài chuyên môn bằng cách tìm kiếm thơng tin và xử lý chúng cho bài trình
bày, tức là các thơng tin chưa được sắp xếp sẽ được lập cấu trúc theo các tiêu chí và
kết hợp vào kiến thức đã có trước của các chúng em.
Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

4


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Webquest có thể được sử dụng ở tất cả các loại hình trường học. Điều kiện cơ
bản là học sinh phải có kỹ năng đọc cơ bản và có thể tiếp thu, xử lý các thơng tin
dạng văn bản. Bên cạnh đó, học sinh cũng phải có những kiến thức cơ bản trong
thao tác với máy tính và Internet.
Webquest có thể sử dụng trong mọi mơn học. Ngồi ra, Webquest rất thích
hợp cho việc dạy học liên môn.
1.1.3 Các thành phần của Webquest

Webquest ngắn hay dài đều được xây dựng để nâng cao hiệu quả học tập và
giúp học sinh tối ưu hoá việc sử dụng thời gian học tập.
Để đạt được mục đích này, phương pháp Webquest sử dụng mơ hình Website.
Trong mỗi Webquest phải bao gồm ít nhất 6 thành phần cơ bản sau:
1) Giới thiệu:
Thành phần này dùng để giới thiệu cho học sinh những thông tin cơ bản về
hoạt động hay về bài học mà Webquest đề cập. Nội dung của phần Giới thiệu
không chỉ định hướng, hướng dẫn học sinh mà cịn kích thích hứng thú nghiên cứu,
học hỏi của học sinh.Nói cách khác, mục đích của phần này là vừa giúp học chuẩn
bị cho bài học vừa tạo hứng thú cho các em.
Ví dụ: Trong phần giới thiệu của Webquest dẫn học sinh khám phá hệ mặt
trời, người ta đặt câu hỏi như sau: “Bạn có biết rằng mặt trời của chúng ta là một
ngôi sao? Tại sao chúng ta cần mặt trời? ” và thông báo: “Bạn vừa đặt chân vào hệ
mặt trời!” ...
2) Nhiệm vụ:
Thành phần này mơ tả nhiệm vụ của học sinh. Đó là các cơng việc mà học
sinh cần phải hồn thành khi kết thúc quá trình học theo Webquest. Nhiệm vụ đặt ra
phải khả thi và thú vị với học sinh. Nhiệm vụ cần được mô tả ngắn gọn và rõ ràng,
cần chỉ rõ đâu là kết quả cuối cùng của hoạt động học tập.
Ví dụ: Nhiệm vụ có thể là một vấn đề, một bài tốn cần giải quyết, một điều bí mật
cần khám phá, một sản phẩm cần được thiết kế, một độ phức tạp cần được phân tích
hay một vấn đề gì đó địi hỏi học sinh phải xử lý và vận dụng kiến thức.
3) Tiến trình:
Thành phần này có chức năng mơ tả về tiến trình mà theo đó học sinh cần tiến
hành để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ. Tiến trình được mơ tả rõ ràng theo thứ
tự các bước hoặc các nhiệm vụ nhỏ. Tiến trình có thể là các gợi ý, các lời khuyên,
Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang


5


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

những chiến lược hay những vai trị, vị trí trong nhóm hoạt động mà học sinh nên
làm theo. Trong tiến trình cần đưa ra những ý tưởng về cách thức tổ chức thông tin
mà học sinh thu thập được.
Ví dụ: Sơ đồ tổ chức, bảng hoặc phân chia mục điền thông tin. Những gợi ý,
lời khuyên có thể dưới dạng một danh sách các câu hỏi để phân tích, tổng hợp
thơng tin hay những vấn đề cần lưu ý, hoặc cần suy nghĩ.
4) Tài nguyên:
Tài nguyên là tập hợp tất cả những nguồn thông tin giúp cho học sinh hồn
thành nhiệm vụ.Tài ngun có thể nằm trong Webquest. Tài nguyên có thể là các
website, là các chuyên gia mà học sinh có thể liên hệ để có thơng tin qua E-mail
hay gặp trực tiếp, những cơ sở dữ liệu được phép truy cập trên Internet, những
quyển sách mà học sinh có, hay tài liệu khác có sẵn ở thư viện nhà trường.
5) Đánh giá:
Phần này mô tả kết quả học tập của học sinh sẽ được đánh giá như thế nào?ở
đây cần chỉ rõ những tiêu chí đánh giá để học sinh biết họ cần nắm được vấn đề gì.
Trong phần này có thể đưa ra một vài gợi ý về cách tổ chức, các thơng tin mà học
sinh thu thập được. Cũng có thể chỉ ra ở đây chiến lược tổ chức làm việc theo
nhóm, mức độ quan trọng của từng nội dung, cơ chế hay các tiêu chí chính để đánh
giá.
Ví dụ: Có thể đưa ra tiêu chí đánh giá về thời gian hồn thành cơng việc. Có
thể đưa ra điểm tổng và điểm của từng phần để học sinh thấy được trọng số điểm
của từng phần.
6) Kết luận:
Phần này khái quát lại nội dung vừa học tập, nghiên cứu, tóm tắt cho học sinh
nhớ lại những gì vừa học được, đồng thời khuyến khích học sinh sử dụng những

kiến thức, kĩ năng vừa học được cho những chủ đề hay bài học khác hoặc tiếp tục
mở rộng, đào sâu chủ đề vừa học.
1.1.4 Một số đặc điểm cơ bản của Webquest
* Tối ưu hoá việc sử dụng thời gian học tập của học sinh.
* Là phương pháp phù hợp cho việc tổ chức hoạt động học tập theo nhóm và
là phương pháp thuận lợi cho việc dạy học theo tín chỉ, dạy học từ xa.
Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

6


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

* Kích thích, nâng cao hứng thú, lịng say mê và tính trung thực, tự giác của
học sinh.
* Đặc biệt thích hợp cho việc dạy học tích hợp các mơn học.
* Là mơ hình hỗ trợ đắc lực cho phương pháp học tập tích cực.
* Chứa đựng những thành phần cơ bản của phương pháp học tập tự kiến tạo
kiến thức.
* Là phương pháp nhận thức đa phương tiện.
* Cho phép học sinh luyện tập cách suy nghĩ phê phán.
* Là cơ hội tốt cho học sinh và giáo viên.
* Là mơ hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
1.1.5 Mục đích sử dụng Webquest
* Tiết kiệm thời gian chohọc sinh.
Một trong những mục đích chính của Webquest là làm cho học sinh sử dụng
tốt quỹ thời gian học tập của mình. Webquest đạt được mục tiêu này bởi vì trong
thực tế:

- Nhiều khi học sinh truy cập và trình duyệt Web trên Internet mà trong đầu
họ khơngcó mục đích, khơng có nhiệm vụ rõ ràng.
- Internet là một bách khoa toàn thư lớn nhất thế giới, đó là một xa lộthơng tin
những cũng rất nhiều thơng tin khơng hữu ích. Vì thế mà học sinh có thể dễ dàng
lan man trong khi truy cập các Website.
- Phần lớn hiện nay, khơng có nhiều thời gian để tìm kiếm tài ngun.
Chính vì nhiệm vụ mô tả rõ ràng và với những chỉ dẫn về tài nguyên cụ thể,
Webquest giúp học sinh tránh được việc lãng phí thời gian. Với Webquest học sinh
dành nhiều thời gian cho việc sử dụng thơng tin hơn là tìm kiếm thông tin. Học sinh
được hướng dẫn, định hướng không bị mất phương hướng trong không gian khổng
lồ kiến thức, tài ngun của Internet.
* Kích thích lịng say mê của học sinh:
Khi lịng say mê được kích thích, học sinh khơng những sẽ cố gắng học tập,
tìm tịi mà cịn học tập với đầu óc hết sức linh hoạt và hiệu quả. Webquest sử dụng
rất nhiều chiến lược để kích thích, nâng cao sự say mê của học sinh.
Ví dụ:
Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

7


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

- Webquest đưa ra một câu hỏi trọng tâm đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, khám
phá để trả lời. Câu hỏi trọng tâm có thể là để giúp học sinh tăng thêm hiểu biết, một
bài toán, một vấn đề cần giải quyết, một giả thuyết cần được chứng minh - đó là
những vấn đề của đời sống thực tại. Để trả lời câu hỏi trọng tâm, học sinh cần liên
hệ với thực tiễn, học sinh thực sự đứng trước một nhiệm vụ thực tế của đời sống.

- Học sinh được kích thích bởi những tài nguyên thực mà họ sẽ được tiếp cận.
Học sinh có thể liên hệ với các chuyên gia đang nghiên cứu lĩnh vực mà học sinh
cần tìm hiểu, truy cập vào cơ sở dữ liệu cụ thể, xem các bài báo, thậm chí tham gia
vào các nhóm nghiên cứu để thu thập thông tin, học hỏi phương pháp nghiên cứu,
...
- Webquest là một phương tiện thích hợp cho việc tổ chức hoạt động học tập
theo nhóm nhờ vào mạng máy tính. Bằng cách trao cho học sinh nhiệm vụ hoặc vai
trị trong nhóm như nhà khoa học, người điều tra, ... , các thành viên trong nhóm có
thể trao đổi với nhau thơng qua các phương tiện khác nhau, chính điều này làm tăng
hứng thú cho học sinh.
- Câu trả lời hay phương án mà nhóm học tập đưa ra có thể được khun là
gửi bằng E-mail hay trình bày cho các chuyên gia để có được sự nhận xét, phản hồi,
đánh giá thực sự chuẩn xác, công bằng. Các đánh giá này cũng là một biện pháp
kích thích sự say mê của học sinh tiếp tục làm tốt hơn, thúc đẩy nhóm làm việc thực
sự chứ khơng đơn thuần là chỉ hồn thành nhiệm vụ của bài học.
* Mơ hình học tập tích cực:
Webquest là mơ hình học tập tích cực là vì:
- Webquest cho phép học sinh học tập bằng cách truy cập nhiều tài nguyên có
sẵn. Trong một Webquest có thể có rất nhiều tài nguyên cùng đề cập đến một chủ
đề nhưng với các quan điểm khác nhau, học sinh phải có chính kiến của mình để
hoàn thành bài học.
- Với Webquest, học sinh phải thực hành –khơng chỉ nghe mà cịn tương tác
với các phương tiện khác nhau như: hình ảnh, âm thanh, phim,… Học sinh được
dẫn vào những hoạt động với các nội dung, ứng dụng thực tế.
- Mơ hình Webquest là một cơng cụ thích ứng cho học tập từ xa, học tập theo
tín chỉ, bởi vì khi xây dựng một Webquest thì ngay lập tức giáo viên cần nghĩ đến
Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang


8


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

tiến trình mà học sinh sẽ phải thực hiện để hoàn thành nhiệm như thế nào. Giáo
viên phải tự đặt mình vào vị trí của học sinh khi tạo một Webquest.Vì vậy mà
Webquest được coi là mơ hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
- Webquest chứa đựng một số đặc điểm ở mức khái quát của PPDH tự kiến
tạo kiến thức:
+ Việc học tập dựa trên sự tham dự tích cực của học sinh trong việc giải quyết
các vấn đề. Trong Webquest, học sinh hồn thành nhiệm vụ bằng cách của mình.
+ Webquest bao hàm học tập với tư duy phê phán. Webquest cho phép phát
triển mức tư duy bởi vì câu hỏi đặt ra không thể trả lời một cách dễ dàng, đơn giản.
Không thể trả lời được câu hỏi chỉ bằng cách thu thập, cắt, dán thơng tin. Nó khơng
chỉ là một tài liệu mà học sinh còn phải so sánh phân loại, phân tích, tổng hợp, quy
nạp, suy diễn và đánh giá.Đó chính là cơ hội để học sinh rèn luyện tư duy phê phán.
+ Học sinh được cung cấp nhiều thông tin với những quan điểm, ý kiến khác
nhau về cùng một chủ đề. Vì vậy học sinh phải xem xét các ý kiến, quan điểm đó và
kết hợp với những kinh nghiệm đã có của mình để tự rút ra kiến thức, đưa ra quan
điểm của mình.
* Cơ hội cho giáo viên và học sinh:
Rõ ràng việc dạy học sẽ hiệu quả hơn với sự hỗ trợ đắc lực của đa phương
tiện. Nhưng thực tế cho thấy đưa công nghệ vào trong lớp học không phải là việc dễ
dàng, rất nhiều giáo viên đã gặp phải khó khăn khi làm việc này, nhưng Webquest
xuất hiện là cơ hội để giáo viên có thể tích hợp cơng nghệ vào trong bài giảng và
có thể dễ dàng sử dụng hình ảnh, đoạn phim, âm thanh cho bài dạy của mình.Hơn
nữa, Webquest đặc biệt thích hợp cho việc dạy học tích hợp nhiều mơn học, đó là
phương tiện để các bài giảng của giáo viên trở nên phong phú, cuốn hút.Với những
kết nối đến với Website khác nhau, Webquest cho phép dễ dàng thực hiện nhiều

quan điểm về cùng một vấn đề, điều này tương tự như việc sử dụng kiến thức của
nhiều mơn học để giải quyết một bài tốn đặt ra.
Đối với học sinh, đây là cơ hội để tự xây dựng phương pháp nhận thức, lòng
tin, kinh nghiệm và những giá trị khác nữa bởi vì thực tế ln có tính thuyết phục
hơn cả.
Phương pháp Webquest đã sử dụng mơ hình Website đặc biệt để dẫn dắt việc
học của học sinh thực hiện nhiệm vụ theo một tiến trình hiệu quả dựa trên những ưu
điểm của cơng nghệ thơng tin.
Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hịa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

9


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

* Webquest là một trong những biện pháp tăng cường hiệu quả khai thác
Internet trong trường phổ thơng
Đến nay đã có khoảng 97% trường THPT kết nối Internet và có khoảng 50%
trường Trung học cơ sở được kết nối Internet. Nhưng chưa có phương pháp nào
được đưa vào trương phổ thông để giúp giáo viên, học sinh, các cấp quản lý khai
thác hiệu quả Internet đã được kết nối. Phương pháp Webquest sẽ góp phần tăng
cường việc khai thác hiệu quả Internet cho việc dạy học, quản lý ở trường phổ
thông.
1.1.6. Các dạng nhiệm vụ trong Webquest
Gồm các dạng nhiệm vụ sau:
Dạng nhiệm vụ

Giải thích

Học sinh tìm kiếm thơng tin,xử lý để trả lời các câu hỏi

Tái hiện thông tin (bài riêng rẽ và chứng tỏ rằng họ hiểu những thơng tin đó. Kết
tập tường thật)

quả tìm kiếm thơng tin sẽ được trình bày theo cách đa
phương tiện (ví dụ bằng chương trình Powpoint) hoặc
thơng qua áp phích, các bài viết ngắn, ... Nếu chỉ là “cắt
dán thông tin” không xử lý các thông tin đã tìm được như
tóm tắt, hệ thống hố thì khơng phải là Webquest.
Học sinh có nhiệm vụ lấy thơng tin từ nhiều nguồn khác

Tổnghợp thông tin (bài nhau và liên kết, tổng hợp chúng trong một sản phẩm
tập biên soạn)

chung. Kết quả có thể được cơng bố trên Internet, nhưng
cũng có thể là một sản phẩm khơng phải thuộc dạng kỹ
thuật số. Các thông tin được tập hợp phải được xử lý.
Việc đưa vào một điều bí ẩn có thể là phương pháp thích
hợp làm cho người học quan tâm đến đề tài.Trong khi đó,

Giải điều bí ẩn

vấn đề sẽ là thiết kế một bí ẩn mà người ta khơng thể tìm
thấy lời giải của nó trên Internet. Để giải được nó, cần thu
thập thơng tin từ nhiều nguồn tin khác nhau, lập ra các
mối liên kết và kết luận.
Học sinh được giao nhiệm vụ, với tư cách nhà báo tiến
hành lập báo cáo về những hiện tượng hoặc những cuộc


Bài tập báo chí

tranh luận hiện tại cùng với những bối cảnh nền và tác

Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

10


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

động của chúng. Để thực hiện nhiệm vụ này, họ phải thu
thập thông tin và xử lý chúng thành một bản tin, một bài
bình luận hoặc một dạng bài viết báo khác.
Lập kế hoạch và thiết Hoc sinh phải tạo ra một sản phẩm hoặc phác thảo kế
kế (nhiệm vụ thiết kế)

hoạch cho một dự định. Những mục đích và hướng dẫn
chỉ đạo sẽ được miêu tả trong đề tài.

Lập ra các sản phẩm Nhiệm vụ của người học là chuyển đổi những thông tin đã
sáng tạo (bài tập sáng xử lý thành một sản phẩm sáng tạo, ví dụ như một bức
tạo)

tranh, một tấm áp phích, một nhật ký mơ phỏng, ...
Những đề tài nhất định sẽ được thảo luận theo cách tranh

Lập đề xuất thống nhất luận. Mọi người sẽ ủng hộ các quan điểm khác nhau trên

(nhiệm vụ tạo lập sự cơ sở các hệ thống giá trị khác nhau, các hình dung khác
đồng thuận)

nhau về những điều kiện và hiện tượng nhất định, dẫn đến
sự phát triển một đề xuất chung cho cả nhóm thính giả cụ
thể (có thực và mơ phỏng)
Người học phải tìm kiếm những thơng tin hỗ trợ cho quan

Thuyết

phục

những điểm lựa chọn, phát triển những ví dụ có sức thuyết phục

người khác (bài tập về quan điểm tương ứng, ví dụ một bài thuyết trình trong
thuyết phục)

phiên xử tồ án, một bài trình bày trước 1 uỷ ban,... trong
khi đó vấn đề sẽ ln ln là thuyết phục những người
được đề cập.
Các bài tập kiểu này đòi hỏi người học xử lý những câu
hỏi liên quan đến bản thân cá nhân mình mà đối với chúng

Tự biết mình (bài tập khơng có những câu trả lời nhanh chóng. Các bài tập loại
tự biết mình)

này có thể suy ra từ việc chúng em xét các mục tiêu cá
nhân,những mong muốn về nghề nghiệp và các triển vọng
cuộc sống, các vấn đề tranh cãi về đạo lý, đạo đức, các
quan điểm đổi mới kỹ thuật,...


Phân tích

nội dung Người học phải xử lý cụ thể hơn với một hoặc nhiều nội

chun mơn (Bài tập dung chun mơn, để tìm ra những điểm tương đồng và
phân tích)

các khác biệt cũng như các tác động của chúng.

Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

11


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Để có thể đưa ra quyết định, phải có thơng tin về nội
Đề ra quyết định (bài dung cụ thể và phát triển các tiêu chuẩn làm cơ sở cho sự
tập quyết định)

quyết định. Các tiêu chuẩn làm cơ sở cho sự quyết định có
thể được cho trước, hoặc người học phải phát triển các
tiêu chuẩn của chính mình.
Học sinh tiến hành một nhiệm vụ nghiên cứu thông qua

Điều tra và nghiên cứu điều tra hay các phương pháp nghiên cứu khác. Ở kiểu bài
( bài tập khoa học)


tập này cần tìm ra một nhiệm vụ với mức độ khó khăn phù
hợp.
Khi giải bài tập cần lưu ý các bước sau:
- Lập ra các giả thiết.
- Kiểm tra các giả thiết dựa trên các dữ liệu từ những
nguồn lựa chọn.

Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

12


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

1.2. Quy trình thiết kế Webquest
1. Chọn và giới thiệu chủ đề:
Chủ đề cần phải có mối liên kết rõ ràng với những nội dung được xác định
trong chương trình dạy học. Chủ đề có thể là một vấn đề quan trọng trong xã hội,
đòi hỏi học sinh phải tỏ rõ quan điểm. Quan điểm đó khơng thể được thể hiện bằng
những câu trả lời như “ đúng ” hoặc “ sai ” một cách đơn giản mà cần lập luận quan
điểm trên cơ sở hiểu biết về chủ đề. Những câu hỏi sau đây cần trả lời khi quyết
định chủ đề:
- Chủ đề có phù hợp với chương trình đào tạo khơng?
- Học sinh có hứng thú với chủ đề khơng?
- Chủ đề có gắn với tình huống, vấn đề thực tiễn khơng?
- Chủ đề có đủ lớn để tìm tài liệu trên Internet không?
Sau khi quyết định chọn chủ đề, cần mô tả chủ đề để giới thiệu với học sinh. Đề

tài cần giới thiệu một cách ngắn gọn, dễ hiểu để học sinh có thể làm quen với một đề
tài khó.
2. Tìm nguồn tài liệu học tập:
Giáo viên tìm các Website có liên quan đến chủ đề, lựa chọn những trang
thích hợp để đưa vào liên kết trong Website.Đối với những bài tập riêng rẽ, cần
phải tìm hiểu, đánh giá và hệ thống hoá các nguồn đã lựa chọn thành dạng các địa
chỉ Internet (URL).Giai đoạn này thường địi hỏi nhiều cơng sức.Bằng cách đó,
người học sẽ được cung cấp các nguồn trực tuyến để áp dụng vào việc xử lý và giải
quyết các vấn đề.Những nguồn thông tin này được kết hợp trong tài liệu Webquest
hoặc có sẵn ở dạng các siêu liên kết tới các Website bên ngoài.
Ngoài các Website, các nguồn thơng tin tiếp theo có thể là các thông tin
chuyên môn được cung cấp qua E-mail, CD hoặc các ngân hàng dữ liệu kỹ thuật số
(ví dụ các từ điển trực tuyến trong dạy học ngoại ngữ). Điều quan trọng phải là nêu
rõ nguồn tin đối với từng nội dung cơng việc và trước đó các nguồn tin này phải
được giáo viên kiểm tra về chất lượng để đảm bảo tài liệu đó là đáng tin cậy.
3. Xác định mục đích:
- Cần xác định một cách rõ ràng những mục tiêu, yêu cầu đạt được trong việc
thực hiện Webquest.
- Các yêu cầu cần phù hợp với học sinh và có thể đạt được.

Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

13


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

4. Xác định nhiệm vụ:

Để đạt được mục đích của hoạt động học tập, học sinh cần phải giải quyết một
nhiệm vụ hoặc một vấn đề có ý nghĩa và vừa sức.Vấn đề hoặc nhiệm vụ phải cụ thể
hoá đề tài đã được giới thiệu.Nhiệm vụ học tập cho các nhóm là thành phần tập
trung của Webquest. Nhiệm vụ định hướng cho hoạt động của học sinh, cần tránh
những nhiệm vụ theo kiểu ôn tập, tái hiện thuần tuý.
Như vậy, xuất phát từ một vấn đề chung cần phải phát biểu những nhiệm vụ
riêng một cách gắn gọn, rõ ràng. Những nhiệm vụ cần phải phong phú về yêu cầu,
về phương tiện có thể áp dụng, các dạng làm bài.Thông thường, chủ đề được chia
thành các tiểu chủ đề nhỏ hơn để từ đó xác định nhiệm vụ cho các nhóm khác
nhau.Các nhóm cũng có thể có nhiệm vụ giải quyết vấn đề từ những góc tiếp cận
khác nhau.
5. Thiết kế tiến trình:
Sau khi đã xác định nhiệm vụ của các nhóm học sinh, cần thiết kế tiến tình
thực hiện Webquest.Trong đó, đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ cho quá trình làm việc
của học sinh. Tiến trình thực hiện Webquest gồm các giai đoạn chính là: nhập đề,
xác định nhiệm vụ, hướng dẫn nguồn thơng tin, thực hiện. trình bày, đánh giá.
6. Trình bày Website:
Các nội dung đã được chuẩn bị trên đây, bây giờ cần sử dụng để trình bày
Webquest. Để lập ra Website, khơng địi hỏi những kiến thức về lập trình và cũng
không cần các công cụ phức tạp để thiết lập các trang HTML. Có thể sử dụng
chương trình điều hành Web, ví dụ như FontPage, tham khảo các mẫu Website trên
Internet hiện có như: Google site, Blogger. Website được đưa lên mạng nội bộ để
sử dụng.
7. Thực hiện Website:
Sau khi đưa Website lên mạng nội bộ, tiến hành thử với học sinh để đánh giá
và sửa chữa.
8. Đánh giá, sửa chữa:
Việc đánh giá Website để rút kinh nghiệm và sửa chữa cần có sự tham gia của
học sinh, đặc biệt là những thông tin phản hồi của học sinh về việc trình bày cũng
như quá trình thực hiện Website. Có thể hỏi học sinh những câu hỏi sau:

+ Các chúng em đã học được những gì?
+ Các chúng em thích hay khơng thích những gì?
Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

14


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

+ Có những vấn đề kỹ thuật nào trong Website ?
....
1.3. Các cách tạo Webquest
Trong thực tế thì có rất nhiều cách tạo một Website để đưa tài liệu lên giúp
học sinh trong quá trình học tập như là sử dụng WordPress, Jomla, Googlesite…
1) WordPress là một hệ thống xuất bản blog viết bằng ngôn ngữ lập
trình PHP và sử dụng MySQL database (cơ sở dữ liệu MySQL). WordPress là hậu
duệ chính thức của b2/cafelog, được phát triển bởi Michel Valdrighi. Cái tên
WordPress được đề xuất bởi Christine Selleck, một người ban của nhà phát triển
chính Matt Mullenweg.WordPress được biết đến như một CMS miễn phí nhưng tốt,
dễ sử dụng và phổ biến nhất trên thế giới. Các so sánhđều cho thấy người dùng sử
dụng CMS này cho việc lập các trang web cá nhân đến các trang báo điện tử đồ sộ
nhất như CNN, Dow John, Wall Street Journal... sử dụng WordPress.
2) Joomlalà một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở, được viết bằng ngôn
ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệuMySQL, cho phép người sử dụng có thể dễ
dàng xuất bản các nội dungcủa họ lên Internet hoặc Intranet.
Joomla có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ
hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin
nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong site và hỗ trợ đa ngơn

ngữ. Nó được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá nhân cho
tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch
vụ và ứng dụng. Joomla có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy
cao.
3) Google site là một CMS cho phép người dùng tạo, soạn thảo và quản lý
website trực tuyến một cách tiện lợi, dễ dàng và nhanh chóng. Xa hơn nữa google
site cịn cho phép người dùng nhúng vào những file đa truyến thơng: ví dụ như swf,
mov, flv,… bên cạnh một số file văn bản và hình ảnh thơng thường.
Trên đây là những cách tạo Website cá nhân, doanh nghiệp…nhưng trong thời
gian cho phép của việc làm luận văn thì chúng tơi đã sử dụng công cụ hộ trợ tạo
Web là Googlesite để tạo một Website Ứng dụng phương pháp dạy học Webquest
vào dạy học chương V “Tệp và thao tác với tệp”.

Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

15


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG WEBSITE ỨNG DỤNG PPDH WEBQUEST
TRONG DẠY CHƢƠNG V “ TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP”
2.1. Đăng kí tạo web tại trang.
2.1.1 Giới thiệu về Google sites.
Ngày 27/2/2008, Google chính thức cung cấp bản thử nghiệm dịch vụ Google
Sites cho các tài khoản Google Apps.Dịch vụ Google Sites thích hợp tạo một trang
chia sẻ thơng tin giữa một nhóm người làm việc trong công ty, cá nhân hay một tập
thể lớp. Chỉ bằng vài cú nhấp chuột, bất kì ai cũng có thể nhanh chóng tạo lập, cập

nhật một Website với đầy đủ tính năng như ảnh, lịch, video, chia sẻ file, văn bản,
báo cáo, trình diễn, đường dẫn trên Internet … và có thể thảo luận, trao đổi với
nhau dễ dàng qua hệ thống comment.
Các tính năng trong Google Sites :
* Tạo Website mới chỉ bằng vài cú nhấp chuột, không đòi hỏi kiến thức cơ
bản về HTML, chỉnh sửa Website dễ dàng như dùng Word vậy.
* Upload và đính kèm tập tin với chức năng File Cabinet, dung lượng tối đa
của mỗi tập tin là 10MB, Mỗi tài khoản Google Apps miễn phí được cấp đến 10GB
để chứa các tập tin do thành viên gửi lên.
* Dễ dàng tùy biến giao diện Website thông qua hệ thống mẫu giao diện được
cung cấp sẵn.
* Kết hợp với các tiện ích khác của Google như Docs, Calendar, Youtube …
nên dễ dàng chèn Giáo trình, Video, Tài liệu, Bảng tính, Các bài thuyết trình,
SlideShow Ảnh … vào Website.
* Cho phép các thành viên khác cùng nhau làm việc bằng cách xét quyền
Owners (Chủ - có quyền cao nhất), Collaborators (cộng tác) và Viewers (người
xem).
* Tích hợp sẵn bộ máy tìm kiếm mạnh mẽ của Google để tìm kiếm thơng tin
trên website.
* Hiện Google Sites chỉ được cung cấp cho các tài khoản Google Apps,
Google Apps là một bộ trọn gói các ứng dụng dành cho doanh nghiệp, các công ty
và trường học như Email, Lịch Biểu, Ứng dụng văn phòng trực tuyến, Google
Chat… với tên miền riêng của doanh nghiệp/trường học.

Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

16



Luận văn Tốt nghiệp Đại học

2.1.2 Đăng kí tạo Web tại trang .
Như đã giới thiệu ở trên, hiện nay có nhiều Website cho phép người sử dụng
đăng kí, tạo tài khoản tạo các Website cá nhân.
Ở đây chúng tôi sẽ hướng dẫn đăng kí một tài khoản để tạo một Web cá nhân
trại trang . Việc đăng kí cũng tương đối đơn giản.
2.1.3 Đăng kí Website :
- InternetExplorer/Firefox/Google, gõ địa chỉ
- Nhập địa chỉ Gmail và mật khẩu.

- Nhấn Create new Site.
Trong cửa sổ Create new site:
- Chọn mẫu cho Website (thông thường chọn mẫu trắng, để dễ dàng tạo
Website theo nhu cầu cá nhân)
- Điền đầy đủ thông tin:Đặt địa chỉ Website, đặt tên Website, chọn mẫu
Website.
Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

17


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

- Chọn giao diện Website (Choose a theme)
- Nhập mã số hiển thị (Please type the code shown).
- Cuối cùng nhấn nút Create site để bước vào việc thiết kế trang chủ.


Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

18


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

2.1.4 Thiết kế Web:
Bước 1:Thiết kế trang chủ
- Nhấn nút Edit page để thiết kế trang chủ. Cơng cụ này có cửa sổ giống như
Word nên rất thuận lợi trong việc soạn thảo, gồm có các tính năng như :
+ Insert(chèn hình ảnh, link, liên kết với các dịch vụ khác của Google: Google
Document, Google Video,....và YouTube)
* Chèn thêm các filemedia:
Khi bạn thiết kế một Website, bạn nên đưa thêm các file media vào bên trong
để Website của bạn trông đẹp, hấp dẫn và ấn tượng hơn.Để đưa hình ảnh vào trong
Website, bạn nhấn chọn lên mục Insert > Image. Trong pop-up hiện ra, nếu bức
hình của bạn nằm trong Website thì bạn đánh chọn mục Uploaded Image,nhấn nút
Browse rồi tìm đến file kia, nhấn Open > Add Image để đưa nó lên web.
Để tinh chỉnh cho file ảnh, bạn hãy nhấn chọn lên nó, lúc ấy một thanh cơng
cụ hiện ra, dịng Align giúp để canh trái – phải – giữa cho file ảnh bằng cách nhấn
chuột lên các chữ L – C – R. Trong dịng Size, bạn có thể chọn phóng to thu nhỏ
Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

19



Luận văn Tốt nghiệp Đại học

hình bằng cách nhấn chọn lên các chữ S(small)– M(medium)– L (large)–
Original(giữ nguyên kích thước hình). Nếu muốn loại bỏ hình, bạn nhấn chuột lên
liên kết remove là xong.
* Để đưa thêm các video, bạn hãy vào Insert > Video rồi chọn Google Video
hoặc Youtube. Khi có pop-up hiện ra, bạn chỉ đơn giản điền địa chỉ của file video
vào trong khung Paste the URL of your YouTube video, sau đó trong khung
Include title – bạn hãy điền tên của Video, hoặc tên cho chú thích của Video vào
đó. Nhấn Save để lưu lại chọn lựa. Sau đó, trong mục Align, bạn nhấn chuột lên các
chữ L – C – R để căn trái, giữa hoặc phải.
* Khi một file media đã được đưa vào Website trước đó và bạn muốn chỉnh
sửa lại thì bạn chỉ việc nhấn chuột lên nó rồi chọn Properties là xong.

Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

20


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

- Format(gõ chỉ số trên, dưới, canh lề,...), Table(chèn bảng), Layout(bố trí
Website thành 1 hoặc 2 cột).

- Nhấn nút Save để lưu
Bước 2: Điều chỉnh hình nền, logo, thanh sidebar

Bổ sung thêm hình nền, logo, chỉnh sửa thanh Sidebar,... bằng tính năng
Change appearance(Site settings >Change appearance).
Các thẻ chính của tính năng Appearance bao gồm Site Elements, Colors and
Fonts, Themes.
Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

21


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

+Site Elements:
- Header: Nhấn nút Change logo để thay đổi logo cho Website của mình.
Trong cửa sổ Configure site logo/Custom logo và nhấn nút Browse để duyệt đến
logo cần chèn trên máy hoặc có thể khơng chọn logo tại No logo.
- Sidebartheo mặc định thì Google sites sẽ cung cấp hai thanh:
Navigation(thanh điều hướng) và Recent site activity(những hoạt động gần đây nhất
của web). Ngoài ra, có thể nhấn Add a sidebar item để có thể tăng thêm các thanh
khác như: Text(văn bản), My recent activity(hoạt động gần đây), Countdown(đếm
ngày).
* Chỉnh sửa sidebar: nhấn Edit
VD. Thêm các mục vào Navigation bar bằng cách nhấn Add page to sidebar
navigation, hoặc có thể xóa chúng(Delete).
- Colors and Fonts: Thay đổi màu, hình nền cho web, tiêu đề(Header), từng
trang (Page), Sidebar. Đối với việc chèn hình nền cho đối tượng thì cần nhấn
Browse để duyệt đến bức ảnh và cần chờ một khoảng thời gian để Upload lên máy
chủ.
- Themes: Nếu cảm thấy khơng vừa lịng với giao diện web đã chọn ban đầu

lúc đăng kí tài khoản thì có thể chọn lại tại đây(gồm có 24 themes).
Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

22


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Lưu ý: Nên nhấn Save changes sau mỗi thay đổi để lưu lại trước khi quay trở
ra Website(Return to site).
Bước 3: Tạo các trang tiếp theo
Tạo các trang tiếp theo: Nhấn Create new page rồi chọn một trong 5 dạng:


Web page: Website bình thường



Announcements: Trang thơng báo



File Cabinet: Quản lý file



List: Bảng liệt kê


Rồi đặt tên cho trang mới(Name) và chọn nơi đặt trang: đặt ở đầu trang (Put
page at the top level), hay đặt bên dưới trang chủ(Put page under "tên trang chủ").
Cuối cùng nhấn Create page để tạo ra trang mới và mọi cơng việc thiết kế cũng sẽ
sử dụng các tính năng nêu trên.

Bước 4: Chia sẻ
- Nhấn Site settings -> Share this site, sẽ được lựa chọn một trong ba dạng:
* Owners(có quyền như người sở hữu Website tức là có thể xem, chia sẻ và
chỉnh sửa thơng tin, thậm chí xóa cả Website).
* Collaborators(có quyền cộng tác, tức là có thể chỉnh sửa nội dung Web
nhưng không thể thay đổi các thông tin quản trị khác)
* Viewers(chỉ được xem, phản hồi).
Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hòa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

23


Luận văn Tốt nghiệp Đại học

Sau đó, nhập vào địa chỉ chúng email vào ô bên dướiInvite these people (mời
người) và nhấn send ở cửa sổ kế tiếp.
Lưu ý : Hãy đánh dấu kiểm vào mục Anyone in the world may view this
site(make it public) để mọi người trên thế giới có thể vào Website của Thầy cơ.
2.1.5 Một số lƣu ý:
* Xem dung lượng sử dụng mà Google Sites cung cấp cho web của Thầy
cô(tối đa là 100MB) tại thẻ Site settings> chọn Other stuff và xem tại bảng Site
stogare.
* Có thể kết hợp Google Sites với các dịch vụ khác của Google: Document,

Calendar, Picasa Web, Presentation, Video...vào Website.
* Nếu khơng hài lịng với Website do mình thiết kế thì có thể xóa vĩnh viễn nó
(khơng thể phục hồi được) bằng cách vào Other Stuff rồi nhấn Delete this Site
(cạnh dòng chữ cảnh báo màu đỏ ở cuối trang). Lưu ý, mục này có thể bị các kẻ xấu
lợi dụng để xóa Website nên lúc chia sẻ Website cần quan tâm dạng Owners, chỉ
gửi cho những người thân hay tốt nhất là không chọn dạng này.
2.2 Xây dựng Website mẫu dạy học: Chƣơng V “Tệp và thao tác với tệp”
trong chƣơng trình tin học lớp 11.
Để vào Website, truy nhập theo địa chỉ:
/>Nội dung cụ thể của Website như sau:


Giao diện Website

Nguyễn Thị Thùy Vân – Chu Thị Hịa – Lớp 51A - Khoa CNTT

Trang

24


×