Tiểu luận triết học "Khoa học, công nghệ là nền
tảng của CNH - HĐH. Kết hợp công nghệ truyền
thống với công nghệ hiện đại tranh thủ đi nhanh
vào hiện đại ở những khâu quyết định"
MỤC LỤC
M C L CỤ Ụ .................................................................................................................2
I. LỜI MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp CNH - HĐH hiện nay KHCN đang chiếm một vị trí đặc biệt quan
trọng. Bởi vì nước ta tiến lên CNXH từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ
công là phổ biến. Cái thiếu thốn của chúng ta là một nền đại công nghiệp. Chính vì vậy, chúng
ta phải tiến hành CNH - HĐH. Trong thời đại ngày nay, CNH phải gắn liền với HĐH. CNH -
HĐH ở nước ta là nhằm xây dựng CSVC kỹ thuật cho CNXH. Đó là nhiệm vụ trung tâm trong
suốt thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở nước ta.
Ngay từ khi bắt đầu quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm hoàn thiện và
đổi mới quan điểm, các chủ trương, chính sách trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nghị
quyết 26 của Bộ Chính trị (Khoá VI) đã nêu rõ: "Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối
đổi mới, coi khoa học và công nghệ là một động lực mạnh mẽ của sự nghiệp đổi mới, ổn định
tình hình và phát triển kinh tế xã hội theo định hướng XHCN, coi những người làm khoa học và
công nghệ là đội ngũ cán bộ tin cậy, quý báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta". Nghị quyết
của Hội nghị lần thứ 7 BCHTW (Khoá VII) trong phần về chủ trương phát triển công nghiệp và
công nghệ đến năm 2000 đã nêu rõ quan điểm: "Khoa học, công nghệ là nền tảng của CNH -
HĐH. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở
những khâu quyết định". Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội VIII vừa qua Đảng lại nhấn mạnh:
"Khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý trí quật cường, phát huy tài trí của người Việt Nam,
quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu bằng KHCN". Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX của Đảng đã chỉ ra: "Con đường CNH - HĐH ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời
gian vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt phát huy những lợi thế của đất nước, tận
dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công
nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những
thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Phát huy nguồn
lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển GD và ĐT, khoa học và
công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH - HĐH".
Từ năm 1996 đất nước ta chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH, phấn đấu đến
năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đây cũng là một yếu tố có ý nghĩa quyết
định chống lại "nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế
giới". Sự nghiệp XDCNXH ở nước ta chỉ thực sự thành công chừng nào thực hiện thành công
sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. KHCN nâng cao năng suất lao động, đổi mới sản phẩm, nâng
cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, XD năng lực công nghệ quốc gia. Do đó
việc nghiên cứu, tìm tòi phát triển KHCN là một vấn đề rất quan trọng.
Đề tài của em được chia làm ba phần:
I. Lời mở đầu
II. Phần nội dung
III. Phần kết luận
Do phạm vi đề tài rộng mà tầm hiểu biết của em còn hạn chế nên không tránh khỏi
những thiếu sót. Em mong được sự đóng góp chân thành của thầy giáo và các bạn để đề tài của
em được hoàn thiện hơn !
II. PHẦN NỘI DUNG
1. NGUYÊN LÝ TRIẾT HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cách mạng khoa học - Công nghệ được thực hiện trên cơ sở lý luận khoa học
phát triển không ngừng:
Đó là điểm khác biệt quan trọng nhất của cuộc cách mạng Khoa học - Kỹ thuật lần này
(Cách mạng Khoa học - công nghệ mới đối với chủ nghĩa tư bản hiện đại) với các lần trước.
Nhìn lại lịch sử phát triển của Khoa học - Kỹ thuật có thể thấy rằng, tuy hai cuộc cách mạng
trước cũng dựa trên sự đột phá về mặt lý luận của Khoa học tự nhiên, lấy đó để dẫn đường, như
nhiệt lực học và lực học của NiuTơn xuất hiện trước cuộc cách mạng Khoa học - Kỹ thuật lần
thứ nhất và điện học xuất hiện trước cuộc cách mạng KHKT lần hai, nhưng khoảng cách giữa
sự đột phá lý luận và sáng tạo kỹ thuật cũng như ứng dụng kỹ thuật vào thực tế là rất dài, mối
quan hệ giữa những yếu tố đó không trực tiếp lắm, rất nhiều phát minh về kỹ thuật đều là những
sáng tạo riêng của những người thực hành giỏi. Người phát minh ra máy hơi nước J.Oát, hay
vua phát minh Êđixơn đều tích luỹ kiến thức trên cơ sở thực tiễn rồi mới phát minh, sáng tạo.
Trong tình hình đó, thông thường là có phát minh sáng tạo trước rồi sau đó mới có giải thích và
thuyết minh lý luận. Còn cuộc cách mạng KHCN sau chiến tranh thì hoàn toàn không phải như
vậy. Nó dựa trên cơ sở phát triển của các loại lý luận KHKT và lấy đó làm chỉ dẫn để thực hiện.
Có thể nói, nếu không có sự phát minh to lớn và những đột phá về lý luận của nhiều ngành
KHKT trong thế kỷ này, thì không thể có cuộc cách mạng KHCN ngày nay. Do đó, vai trò chủ
yếu trong việc hình thành cuộc cách mạng KHCN lần này là các nhà khoa học và nhân viên kỹ
thuật.
Từ sau chiến tranh đến nay, chính trên cơ sở phát triển lý luận KHKT, mà ở các nước
trên thế giới mỗi năm trung bình có đến trên 300. 000 đơn xin bản quyền phát minh KHCN, có
nghĩa là mỗi ngày có chừng 800 - 900 bản quyền ra đời. Nếu không có chỉ dẫn của lý luận
KHKT thì căn bản không thể có sự phát triển mạnh mẽ nhanh chóng đến như vậy của KHCN,
đó là một sự thực rất rõ ràng.
1.2. Nguyên lý phát triển của KHCN
Mối quan tâm gần đây đối với công nghệ phục vụ phát triển là sự thể hiện tầm quan
trọng của việc phát triển và đưa vào ứng dụng các công nghệ mới nhằm cơ cấu lại nền công
nghiệp, nâng cao năng suất và đảm bảo tăng trưởng kinh tế và sự phồn vinh thông qua khả năng
cạnh tranh. Phần thưởng khao khát trong cuộc chạy đua công nghệ là sức mạnh kinh tế. Một dân
tộc thậm trí không thể tồn tại được nếu thiếu công nghệ. Mặc dù còn chưa đầy đủ, nhưng công
nghệ đã dạy cho nhân loại ít nhất một bài học quan trọng, đó là không gì là không thể.
Trong một thế giới không chắc chắn hiện nay, sự thay đổi công nghệ là điều chắc chắn.
Việc thay đổi công nghệ kéo theo những rủi ro. Song không chấp nhận rủi ro lại chính là sự rủi
ro lớn hơn cả! Mỗi nước cần có kế hoạch phát triển dựa trên công nghệ riêng của mình. Tuy
nhiên, một nguyên lý mang tính phương pháp luận chung cũng như sự phân tích so sánh quốc tế
có thể cung cấp thông tin có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà lập kế hoạch
trong khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân.
Việc xây dựng kế hoạch phát triển dựa trên công nghệ phải bằng sự lựa chọn chứ không
phải là ngẫu nhiên. Điều đó có thể đạt được bằng sự thuyết phục, tính quyết định, sự quyết tâm
và hơn hết phải là ý trí chính trị mãnh liệt - ý trí kiến tạo tương lai của một quốc gia sử dụng
công nghệ như một công cụ để phát triển.
Trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng hiện nay, công nghệ là một biến số
chiến lựơc sống còn cho sự phát triển nhanh chóng kinh tế - xã hội. Nếu có một kế hoạch sử
dụng công nghệ thích hợp, nó có thể là một chiếc chìa khoá cho một xã hội phồn vinh, cho toàn
thể nhân loại. Do đó, công nghệ là hi vọng lớn nhất để nâng mức sống của một số lớn những
người nghèo trên thế giới. Mặc dù những vấn đề mà các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình
Dương phải đối phó là ít trầm trọng hơn so với những khu vực khác, nhưng chúng vẫn đủ
nghiêm trọng để gây ra những căng thẳng xã hội đáng kể. Vì vậy, cần thiết phải có một hành
động khẩn cấp để tìm cách giải quyết những vấn đề căng thẳng như: Tăng dân số, thất nghiệp
tăng, giảm mức sống, suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường. Mục tiêu là phát triển kinh tế
xã hội bền vững thông qua việc áp dụng khôn ngoan công nghệ sao cho các thế hệ hiện tại và
tương lai sẽ được hưởng một cuộc sống tốt đẹp.
Cấp công ty
Giá trị
kinh tế
gia tăng
Thị
trường
quốc tế
Các th nh phà ẩm
của công nghệ
Cấp bậc tinh xảo
ĐÁNH GIÁ
HÀM LƯỢNG
CÔNG NGHỆ
So sánh
Hệ thống
đóng góp
của công
nghệ
T. hợp các
đóng góp
của công
nghệ
Các khía cạnh PT
KT - XH kinh điển
Tình trạng CS hạ
tầng v dà ịch vụ hỗ
trợ
Đội ngũ CB KHKT
v chi phí cho à
NC - TK
ĐÁNH GIÁ
TRÌNH ĐỘ
CÔNG NGHỆ
SƠ ĐỒ LẬP KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ
2. CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ - VẤN ĐỀ CÓ TÍNH CHẤT THỜI
ĐẠI.
2.1. Nguyên nhân của cuộc cách mạng Khoa học - Công nghệ:
Cấp ng nhà
CN
Cấp giai
đoạn
Loại giai
đoạn
chuyển
đổi
CS dữ
liệu về
các loại
biến đổi
chuẩn
Cấp Nhà
nước
Xu
hướng
quốc tế
v các à
cơ hội
ĐÁNH GIÁ NHU
CẦU CÔNG
NGHỆ
Kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội quốc gia
Đánh giá cấu
trúc của
Công nghệ
H m là ượng
xuất khẩu
H m là ượng
nhập khẩu
Mức độ
đổi mới
Các chuỗi
phát triển
công nghệ
Các tác
nhân thúc
đẩy công
nghệ
Các mặt của
CS hạ tầng
ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC
CÔNG NGHỆ
Các nguồn lực
ĐÁNH GIÁ MÔI
TRƯỜNG
CÔNG NGHỆ
Khoa học v Côngà
nghệ trong hệ
thống sản xuất
Khoa học v côngà
nghệ h n lâmà
Những tiến bộ và
nỗ lực trong những
khu vực chuyên
mô hoá được lựa
chọn
Cam kết của cấp vĩ
mô đối với khoa
học v Công nghà ệ
vì sự phát triển
2.1.1. Tác dụng và ảnh hưởng của chiến tranh thế giới:
Chiến tranh thế giới thứ hai là một tai hoạ to lớn chưa từng có trong lịch sử loài người,
nhưng lại có tác dụng thúc đẩy nhất định đối với sự phát triển của KHKT. Để dành thắng lợi
trong chiến tranh các nước đế quốc đã dốc sức và nghiên cứu KHKT quân sự. Các bên tham
chiến cạnh tranh kịch liệt trong việc phát minh và sử dụng các vũ khí và trang bị mới như: Ra
đa, tên lửa, máy bay phản lực, bom nguyên tử... Trong chiến tranh Đức là nước đầu tiên dùng
tên lửa mang đầu đạn có điều khiển, còn Mỹ là nước đầu tiên sử dụng bom nguyên tử. Việc phát
minh và sử dụng vũ khí, trang thiết bị mới không quyết định thắng bại cuối cùng, song quả thực
nó ảnh hưởng quan trọng đối với cuộc chiến. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, rất nhiều bộ môn
KHKT quân sự được ứng dụng vào ngành công nghiệp dân dụng, điều đó không những mở ra
rất nhiều ngành công nghiệp mới, mà còn nâng cao nhanh chóng năng suất lao động của toàn bộ
nền kinh tế quốcdân. Chỉ riêng điểm này có thể thấy rằng những thành tựu KHKT giành được
sau chiến tranh, là do loài người đã phải trả cái giá rất đắt mới có được.
2.1.2. Sự thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang giữa các siêu cường quốc
Sau chiến tranh, do thế giới hình thành cơ cấu hai cực Mỹ và Liên Xô, sự đối lập và đối
kháng Đông - Tây rất nghiêm trọng, khiến các quốc gia này chiến tranh ác liệt trong cuộc chạy
đua vũ trang. Chi phí cho chạy đua vũ trang hàng năm của họ chiếm khoảng trên dưới 10% giá
trị tổng sản phẩm quốc dân, thậm chí còn hơn nữa trong lịch sử loài người, chưa bao giờ có
cuộc chạy đua vũ trang ác liệt như vậy trong thời bình. Chỉ riêng nước Mỹ, để chiếm ưu thế
trong chạy đua vũ trang, đã đề ra kế hoạch "Chiến tranh giữa các vì sao" nếu thực hiện tất cả họ
sẽ phải chi khoảng 1000 tỷ đô la. Với sự thúc đẩy của hai siêu cường Mỹ và Liên Xô (Cũ), một
số nước phát triển khác cũng đổ một lượng lớn tiền của và sức người vào sản xuất vũ khí và
nghiên cứu KHKT quân sự. Theo tính toán, trong thập kỷ 80, chi phí cho nghiên cứu KHKT
quân sự mỗi năm trên thế giới tăng lên tới 50 - 70 tỷ đô la, chiếm khoảng 1/3 - 1/2 toàn bộ chi
phí nghiên cứu KHKT thế giới. Một lượng lớn tiền của đổ ra, đã thúc đẩy sự phát triển của
KHKT quân sự, các loại vũ khí và trang thiết bị quân sự liên tiếp ra đời, không ngừng đổi mới
các thế hệ. Điều đó cũng giống như thời kỳ chiến tranh nó làm cho KHKT quân sự trở thành
một ngành đi đầu trong việc phát triển toàn diện KHCN, thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát
triển nhanh chóng trong thời kỳ nhất định.
2.1.3. Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước tạo ra những điều kiện tương đối có
lợi.
Ngày nay việc nghiên cứu KHCN đã ngày càng xã hội hoá. Rất nhiều công trình nghiên
cứu đòi hỏi ngày càng nhiều sức người sức của và gánh chịu những rủi ro ngày càng lớn. Nhiều