Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH: Giải thích ý nghĩa các đồ thờ được đặt trong chùa, đình bao gồm: trống, chuông, bia, tượng, ngữ án, bài vị, chấp kích, bát cửu, khánh, mõ, mâm bồng, kiệu (có trích dẫn tài liệu tham khảo).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 65 trang )

MÔN: NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH
BÀI TẬP SỐ 3
Đề bài: Giải thích ý nghĩa các đồ thờ được đặt trong chùa, đình bao
gồm: trống, chng, bia, tượng, ngữ án, bài vị, chấp kích, bát cửu,
khánh, mõ, mâm bồng, kiệu (có trích dẫn tài liệu tham khảo).

1.

Trống
1.1. Vai trị của trống
Trống chùa là một loại nhạc khí hay pháp khí trong các bộ gõ của
nhà Phật, người ta thường dùng nó để thực hành các loại pháp sự khác
nhau hay điểm nhịp trong các việc trì tụng và lễ nghi.
Âm thanh của trống chùa được xem như một quyền lực có chức
năng mang năng lượng cho tinh thần một cảm giác thiêng liêng, thông
qua những lời giảng dạy của Đức Phật để giúp cho người tu hành trồng
thêm căn lành trên cuộc sống mỗi ngày. Xưa tại Ấn Ðộ dùng để báo thời
gian, cảnh báo. Khi Ðức Phật còn tại thế, dùng nó để tập họp chúng
Tăng bố tát, nghe pháp…
Tiếng trống chùa cũng là một trong những phương tiện của pháp âm
nhà Phật để nhắc nhở cho người con Phật ln sống bằng lịng chân thật,
khơng được giả dối, phải nên tích cực làm việc thiện có ích cho đời, và
biết yêu quý, trân trọng cái đẹp trong cuộc sống của mọi người, dựa theo
những gì Đức Phật đã làm, mà phát triễn cái tánh giác trong sáng, hay
Như Lai Tạng sẵn có trong mỗi người, bằng trí tuệ hiểu biết của chính
mình.
Tiếng trống chùa là âm thanh truyền tải giai điệu thuần khiết cho đời
sống tâm linh luôn tự kích thích, tự ni dưỡng mình, để mãi mãi sống

1



động không ngừng nghỉ, trong đời sống thành tâm tu hành của mỗi
người con Phật.
Đức Phật đã nói: "Tâm người như vượn chuyền cây, như ngựa rông
nơi đồng nội…" và "Tất cả những gì trong thế gian đã là biến đổi, hư
hoại, đều là Vô thường". Hãy thử tự quan sát, tự suy nghiệm ngay cái
thân tâm hiện hữu của chính mình đang có trong hồn cảnh hiện thực,
thì sẽ biết và sẽ thấy rõ ràng hơn. Theo Ngũ Phần Luật có ghi: "Chư Tỳkheo bồ – tát, chúng bất thời tập. Phật ngôn: Nhược đả kiền chuỳ,
nhược đả cổ…". Trong Kinh Lăng Nghiêm chép: Đức Phật dạy: “Này A
Nan! Ông hãy nghe tiếng trống mỗi khi dọn cơm xong, nghe tiếng
chng mỗi khi nhóm họp đại chúng trong Tịnh xá Kỳ Ðà Hồn
nầy.Tiếng trống hoặc tiếng chng ấy trước sau nối tiếp nhau. Vậy, theo
ý ông, mỗi khi ông nghe được các thứ tiếng ấy là vì nó tự bay đến bên
tai ông, hay tai ông đến nơi chỗ phát tiếng ấy?”.(Đây là lúc đức Phật chỉ
cái Tâm cho ngài A Nan).

1.2. Nguồn gốc của trống
Nguồn gốc về sự ra đời của trống, hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào
ghi lại một cách rõ ràng, nhưng sự tồn tại của nó từ trước cơng ngun
cho tới bây giờ, tính ra ít nhất cũng là hơn 6000 năm. Trống có mặt trong
2


nhiều nền văn hoá trên thế giới và qua những tranh ảnh, di tích lịch sử
cịn lại của ngày xưa trong các viện bảo tàng quốc tế hay những kinh
điển của tôn giáo, hoặc những tài liệu thuộc về văn học nghệ thuật,
người ta bắt đầu dựng lại những chi tiết để làm lịch sử cho nó.
Trung Hoa thời xưa dùng nó trong các dịp lễ lộc, vũ hội... Có loại
lớn, loại nhỏ, loại treo hoặc để trên giá... Trống lớn gọi là trống tẩu, nhỏ
gọi là trống ứng, treo để đánh gọi là trống treo...

Từ đời Ðường về sau, theo thanh quy của thiền môn, trống là một
trong những loại pháp khí dùng làm hiệu lệnh báo thời sớm tối. Sau này
Phật Giáo Trung Hoa tiến thêm bước nữa là phối hợp nhịp điệu, âm
thanh của tiếng Trống hòa cùng những lời tán tụng, phổ thành nhạc điệu,
gọi là “Kỹ nhạc cúng dường; trang nghiêm đạo tràng”, dùng âm thanh
làm Phật sự, trợ giúp đại chúng phát tâm thành kính với Tam Bảo.
Ai đã đưa Trống vào tự viện?Dựa vào bản dịch bài Thiền Sư Đại
Điên và Hàn Dũ thời Đường Hiến Tông năm 820, chúng ta thấy chuông
và trống đã được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ Phật giáo. Do đó, ít
nhất chúng ta đốn được là trước năm 820, trống đã được đưa vào chùa
để làm pháp khí.
Ngày nay, có một vài nghi thức tán tụng ở miền Trung và miền Nam
Việt Nam sử dụng Trống nhỏ để hỗ trợ cho chư Tăng Ni khi tán tụng.
Các loại nghi thức tán tụng này có lẽ cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo
Trung Hoa, vì các thời tụng niệm của Phật giáo Trung Hoa đều có tán,
và loại trống nhỏ này cũng được xem như một loại pháp khí. Trống có
trước Chng hay Chng có trước nó là một câu hỏi chưa có sự trả lời
chính xác.
1.3.

Cấu tạo của trống
Trống thường làm bằng đá, cây, đồng, gỗ bọc da của động vật,…
Trống có âm thanh được phát ra nhờ vào việc gõ vào mặt trống, bằng tay
hoặc bằng dùi…
3


Mặt trống là một màng mỏng, thường làm bằng da thú vật hoặc chất
dẻo và được đóng bằng đinh trên thùng vỏ trống, hay dán keo, và có
khuy bấm, móc cài rất chắc, đôi khi người ta dùng thêm dây thừng quấn

viền quanh mặt da trống vào viền thùng vỏ trống.. Da trống được thuộc
bằng những phương pháp khác nhau. Tang Trống được làm bằng nhiều
mảnh gỗ ghép lại.
Khung vỏ trống có nhiều hình thể khác nhau như hình trụ, hình
thùng, hình ống, hình ly… Trống treo có hai mặt để trên giá cịn trống
đứng thường chỉ có một mặt nhưng cũng tùy theo kiểu trống mà người ta
đặt làm.

1.4.

Phân loại trống
Trống có nhiều cở khác nhau, nhỏ, to, bé, lớn... Trống to gọi là trống
tẩu, trống nhỏ gọi là trống ứng... Trống khơng chỉ là nhạc cụ bình
thường,để làm lễ tạ ơn thần linh sau vụ mùa gặt hái hay dùng làm lễ cầu
mưa, mà cịn sử dụng nó trong nhiều lãnh vực như nghệ thuật âm nhạc
hay những nghi lễ long trọng, tơn thờ tín ngưỡng tơn giáo… Ngồi ra,
trống cũng được dùng làm thơng điệp trong việc truyền tin hay được
dùng như những khẩu lệnh để kêu gọi những người lính trong qn đội.
Trống chùa cũng có nhiều loại, nhiều tên và những cách dùng khác
nhau tùy theo nghi thức của các nghi lễ. Trống con là một loại trống có
âm thanh cao, trong trẻo, thanh thốt dùng để điểm nhịp cho người tụng
kinh. Nó có một mặt bịt bằng bong bóng lợn, đường kính khoảng 20 cm,
tang trống bằng gỗ, cao 5 cm, có một tay cầm 12 cm.
Trống Sấm là một loại trống to có hai mặt, đường kính của mặt
trống là 1,50 m, làm bằng da trâu mộng, tang trống cao 1,70 m, làm
bằng gỗ mít. Trống này được treo vào giá gỗ sơn son trên đó có hình một
con quạ đứng và được dùng trong những lễ cầu đảo.

4



Trống cái hay Trống lớn là loại trống to có hình dáng như trống sấm,
đặt trên giá và thường dùng đánh xen với chuông đồng hay chiêng lớn,
trong các đám rước lễ… Âm thanh của nó to, trầm, vang xa.
Trống đại, cũng được gọi là trống ngũ liên, bởi vì người ta xài nó
trong đời sống hằng ngày với nhiệm vụ thơng báo hay báo động khi có
trộm cướp, vỡ đê, hỏa hoạn…
Trống Bát Nhã là loại trống lớn, thường thấy treo trong các gác
trống ở chùa. Nghi thức sử dụng Trống Bát nhã, có lẽ xuất phát từ
Khơng Tơng, là một nghi thức hành lễ rất trang trọng của Phật giáo
Trung Hoa. Trống này dùng để đệm cho một bài kệ “Bát Nhã Hội”, và
có nhiều cách đánh khác nhau tùy theo nghi thức của từng môn phái.
Trống sử dụng trong chùa chiền, tự viện có hai loại:
1. Trống lớn (Dân gian quen gọi là đại cổ, tiếng bình dân Việt Nam
còn gọi là trống đại): Đánh vào những buổi lễ Phật và các dịp lễ lớn gọi
là trống Bát Nhã.
2. Trống nhỏ (Dân gian quen gọi là tiểu cổ, tiếng bình dân Việt Nam
cịn gọi là trống cơm): Dùng để đánh mỗi khi tụng kinh nên cũng được
gọi là trống kinh. Ngoài việc dùng đánh khi tụng kinh hằng ngày vào hai
thời công phu khuya và chiều trong các tự viện, cịn có rất nhiều thể điệu
khác nhau khi dùng trong tang lễ, chẩn tế cô hồn v.v…
1.5. Tìm hiểu về trống Bát Nhã:
Bát Nhã âm Hán Việt dịch từ Prajñā của Phạn ngữ, viết theo mẫu
devaganari :पप
पपप
पप, và tiếngPāliviết là paññā. Trống Bát nhã thường
đánh lên vào những buổi lễ pháp sự đặc biệt, như thuyết pháp, truyền
giới, Sám hối… Tiếng chuông trống Bát Nhã đánh lên để cung thỉnh
Phật đăng bảo tọa. Sở dĩ gọi là Bát-nhã (Phiên âm của từ ngữ “prajnaa”
của chữ Sanskrit có nghĩa là “trí tuệ”) vì cơng năng của chúng là để thức

tỉnh lịng người, có khả năng đánh động tâm linh của người nghe. (Trống
thăng long).
5


Cách đánh Trống Bát-nhã và ý nghĩa biểu trưng:
Mới đầu đánh nhập 2 tiếng: Mời đại chúng : Tăng, Ni và Phật tử
nhập lễ.
Đánh 3 tiếng, mỗi lần 1 tiếng: tượng trưng cho sự cúi đầu quy y
TAM BẢO, nguyện dứt trừ tam độc : tham, sân si.
Đánh 7 tiếng tượng trưng cho BÁT NHÃ HỘI THỈNH PHẬT
THƯỢNG ĐƯỜNG, tức tác pháp thỉnh Phật thăng toà.
Đánh 8 tiếng tượng trưng cho câu “Maha Prajnaparamita | MA HA
BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA” hoặc BÁT NHÃ HỘI THỈNH PHẬT LAI
CHỨNG MINH, tức tác pháp thỉnh Phật chứng minh.
Cuối cùng đánh dứt 4 tiếng tượng trưng cho chứng nhập TỨ ĐẾ.Có
nhiều cách đánh chuông trống Bát Nhã nhưng hầu hết chùa chiền Việt
Nam áp dụng cách thỉnh chuông trống Bát Nhã theo bài kệ Bát Nhã Hội
nói trên như sau:
Bát nhã hội,
Thỉnh Phật thượng đường.
Đại chúng đồng văn,
Bát nhã âm.
Phổ nguyện pháp giới,
Đẳng hữu tình,
Nhập Bát nhã,
Ba la mật mơn.
2. Chng
2.1. Vai trị
Giống như Trống và Mõ, Chng cũng là pháp khí không thể thiếu

trong các nghi lễ Phật giáo tại mỗi chùa trước khi cử hành và sau khi kết
thúc nghi lễ. Chng trợ giúp người con Phật biểu hiện lịng thành tán
tụng, tơn kính đức Phật một cách trang nghiêm.
6


2.2. Nguồn Gốc
Theo Đại Tạng Kinh Việt Nam thì Chng được phát hiện tại
Trường An (khoảng 1.000 năm trước Tây lịch, thời Châu Chiêu Vương)
thuộc loại sớm nhất tại Trung Quốc. Chng có thể được làm bằng gỗ,
đá hoặc đồng. Nét khắc rất tinh xảo, thường có minh văn và nhiều kích
cỡ khác nhau: từ cái rất nhỏ đến những cái nặng hàng chục tấn. Thường
xuất hiện ở các công trình tơn giáo, tâm linh như đền, chùa, từ đường...
Ở Ấn Độ đã biết dùng Chuông từ rất lâu và được sử dụng rộng rãi
trong cung đình, đặc biệt trong các chùa chiền. Các hình thức nghệ thuật
như điêu khắc chùm Chuông xuất hiện vào thời kỳ đầu của Phật giáo
được tìm thấy trên các bức phù điêu tại các trụ đá của vua A Dục và các
tháp tơn trí Xá lợi Đức Phật. Không riêng tại Ấn Độ mà ngay cả các
nước lân cận chịu ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa Ấn Độ như Sri Lanka,
Myanmar cũng sử dụng Chng để biểu hiện lịng thành của người cầu
nguyện, đặc biệt dùng khi chấm dứt một khóa lễ. Cịn đối với tín đồ Phật
giáo Tây Tạng thì họ tin rằng: Khi họ niệm chú, nhờ sức quay của
Chuông mà các câu thần chú sẽ đi muôn nơi vạn hướng, làm vơi bớt nỗi
khổ đau của cuộc đời. Cho nên Phật giáo Tây Tạng chế nhiều cỡ Chuông
cầm tay cho tín đồ trì niệm và cả những Chng lăn lớn để tín đồ quay.
Về thỉnh Chng, ngày xưa ở Trung Quốc tuỳ mỗi Tông phái, từng
địa phương mà quy định có khác nhau. Song tổng quát là khi bắt đầu
thỉnh 3 tiếng và khi kết thúc đánh nhanh 2 tiếng hoặc 3 hồi 9 tiếng cho
các loại Chuông nhỏ khi tụng kinh. Số lượng tiếng thường là 18, cũng có
khi thỉnh 36 tiếng, 108 tiếng. Thỉnh 18 tiếng là biểu thị sự thanh lọc của

6 căn (Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý); 6 trần (Sắc trần, thanh trần, hương
trần, vị trần, xúc trần và pháp trần) và 6 thức (Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ
thức, thiệt thức, thân thức và ý thức). Thỉnh 108 tiếng biểu thị hành giả
(người thỉnh Chuông - PV) nỗ lực làm vơi cạn đi 108 loại phiền não nơi
nội tâm.Hoặc có thể là ứng với các con số 12 tháng, 24 tiết khí và 72
thời hậu.Cũng có sách giải thích là để trừ bỏ 108 loại phiền não. Vậy nên
Chng thờ Phật cịn có tên gọi là Bách bát chung.
2.3. Phân loại
7


Có ba loại Chng thường được sử dụng trong các chùa chiền, tự
viện song tất cả đều gọi chung một tiếng là Chng.
Thứ nhất, Đại hồng chung: Cũng có tên là Chuông U minh, thường
được đánh vào lúc đầu hôm hay lúc gần sáng. Tiếng Chuông đánh đầu
hôm là nhắc nhở cho mọi người biết rằng cơn vô thường đến với chúng
ta khơng hứa hẹn, rất ngắn ngũi, nhanh chóng.
Đánh vào lúc ban sáng là nhắc nhở cho mọi người cố gắn tinh tiến
tu hành để mau vượt thoát ra khỏi cảnh đau khổ, không vướng mắc cảnh
tội lỗi và dễ dàng ra khỏi luân hồi sanh tử. Thông thường mỗi lần thỉnh
Chuông như thế là phải 108 tiếng với mục đích là khuyến tấn vạn loại
hữu tình mà đặc biệt là con người cố gắng đoạn trừ 108 phiền não căn
bản. Mỗi lần thỉnh Chuông được đọc lên những câu kệ để chú nguyện
theo tiếng Chuông. Tiếng Chuông sớm hay tiếng Chuông chiều không
những chỉ để cảnh tĩnh cõi dương mà cịn hướng dẫn cho cõi âm nữa. Vì
thế mà thường gọi là Chuông U minh.

Đại hồng chung
Thứ hai, Chng báo chúng: Vì kích thước chỉ lớn bằng 1/2 đại
hồng chung nên gọi là bán chung hay còn được gọi là tiểu chung. Hình

8


thái cũng như Chuông U minh, treo ở trai đường. Được dùng để báo tin
trong lúc họp chư Tăng biết vào những lúc như nhóm chúng, thọ trai, giờ
chấp tác, giờ bái sám trong các tự viện.

Thứ ba, Chuông gia trì: Chng này thường được đúc bằng đồng,
cao khoảng 6 đến 8 tấc, thường để tại một góc trong chánh điện và được
sử dụng trong các buổi pháp hội, nên cịn có tên khác là "hành lễ chung".
Người Việt Nam cũng như các nước khác ngày nay linh động chế tạo
nhiều loại Chuông dạng "bán chung" này nhưng cũng không có kích
thước cố định.

9


Được dùng để đánh lên trong lúc tụng kinh bái sám. Tiếng Chng
gia trì được xử dụng trước khi tụng kinh hay báo hiệu sắp hết đoạn kinh
đang tụng hay câu niệm Phật.
Chng gia trì cũng thường đánh lên khi lạy Phật một mình.Cịn khi
đơng người thì để báo hiệu cùng lạy cho nhịp nhàng.Chng gia trì có
đủ ba loại lớn, vừa và nhỏ. Chng vừa và nhỏ thì thường thường Phật
tử tại gia dùng nhiều hơn và cũng dùng như chư Tăng.
Chng là một pháp khí khơng thể thiếu trong lễ nghi của Phật giáo.
Tại rất nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng, những gác chuông to lớn càng làm
tăng thêm vẻ uy nghiêm cho ngôi chùa. Kinh phật dạy: “Khi đánh lên
tiếng chng thì dừng hết những nỗi khổ trong các đường ác, khiến cho
chúng sinh một lúc cùng lìa khổ, khiến cho người gặp nạn được giải
thốt”. Âm thanh mượt mà vang vọng, thâm trầm trong vắt của tiếng

chng như rót vào tai: “Kinh tỉnh thế gian danh lợi khách, hoán hồi
10


khổ hải mộng mê nhân”. Nghĩa là: Chuông khiến con người thế gian
chạy theo danh lợi bừng tỉnh, kêu gọi người đời mau thốt khỏi bể khổ
mênh mơng. Tiếng chng giúp thức tỉnh và giác ngộ chúng sinh.
3. Bia
3.1. Nguồn gốc
Bia (hay còn được gọi là văn bia) là hiện tượng văn hóa được nảy
sinh từ đời sống xã hội như là nét đăc thù và là một trong những hình
thức thơng tin thời kỳ cổ đại và trung cổ. Văn bia xuất hiện từ khá sớm,
truyền thống sáng tạo văn bia bắt đầu từ Trung Quốc, sau đó được lan
truyền sang các nước như Triều Tiên, Việt Nam và Nhật Bản (những
nước sử dụng chữ khối vuông).
Về tác giả: Đội ngũ sáng tác văn bia chùa gồm các thành phần:
Thứ nhất vua chúa Ngự bút: Văn bia loại này đều do các chúa
Nguyễn, hoặc các vua triều Nguyễn đích thân viết, sai thợ khắc lên đá và
dựng tại chùa. Văn bia loại này thường có hai chữ “Ngự chế” đứng đầu
bia, vị trí ở trên và trước dịng thứ nhất, kể từ phải qua. Bên cạnh đó cịn
có bia do người hồng tộc (vương) soạn. Nhóm tác giả này gồm có: chúa
Nguyễn Phúc Chu, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Hồng Thiết, Khải Định.
Nhóm văn bia này gồm có 10 văn bia. Trong đó vua Thiệu Trị soạn bia
nhiều nhất, với 6 bia.
Thứ hai các danh nho viết: Mối quan hệ giữa lớp nho sĩ trí thức và
các Tăng sĩ rất mật thiết. Do đó, mỗi khi trùng tu chùa xong, vị Hịa
thượng trú trì thường mời một nhà nho giỏi Phật lý, viết cho bài văn bia,
đem khắc để dựng tại chùa. Nhóm bia này gồm có 18 bia. Cụ thể như:
Nguyễn Thuật, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Đăng
Giai, Nguyễn Khoa Tân… Thậm chí cịn có cả tác giả là danh nho Trung

Quốc là Tử Vân Giai trong văn bia Tùng Sơn tự minh पपपप
Thứ ba do cao tăng hoặc nhóm đệ tử viết: Bia loại này phản ánh
hành trạng, công đức của một cao tăng, tổ sư… Giá trị nội dung rất sâu

11


sắc, là nguồn tư liệu quý về lịch sử Phật giáo. Nhóm bia này gồm có 15
bia (15/226).
3.2. Cấu tạo
3.2.1. Kết cấu văn bia:
Bài văn khắc trên biathường có ba phần sau:
Bên phải một dòng đề hiệu bia để cho người đọc biết đó là bia loại
gì; trùng tu chùa hay tiểu sử một vị Tổ, một cao tăng đã tịch.
Phần chính văn có hai phần nhỏ: văn trường hàng, viết theo thể tứ
lục; một bài minh theo thể hành, thường gieo độc vận để tóm tắt ý trên,
và nêu ý truyền đạo nêu là bia chùa; tán thán đạo phong của vị Tổ hay vị
cao tăng được đề cập.
Phần cuối là vài dòng lạc khoản. Niên hiệu vua đương triều, ngày
tháng tốt để soạn, khắc văn; tên người soạn và lập bia.
Hình thức chữ viết ở văn bia chùa Huế là lối chữ chân và chữ triện.
Nghệ thuật viết văn bia chùa này đã làm cho thể loại văn này thêm
phong phú và có thể gọi là một thể loại văn học Phật giáo. Ngoài ra, bia
chùa ở các chùa Huế cịn góp phần mở rộng từ ngữ rất phong phú. Có
loại từ khó hiểu vì ý mới lạ, hoặc phiên âm tiếng Sanskrit.
3.2.2. Trang trí bia:
Nghệ thuật trang trí bia có phần trán bia chạm hình đầu rồng lớn,
trực diện uy nghi được chạm ngay chính giữa, xung quanh là mây lá uốn
quanh; cũng có khi đó là hình ảnh lưỡng long chầu thái cực, lưỡng long
chầu nguyệt với nét chạm rất sắc sảo, thân rồng nhỏ nhắn, mềm mại,

uyển chuyển cuộn trong mây hoặc chầu hỏa châu, ít vẻ dữ dằn. Ở hầu
hết các bia thì phần dưới trán bia hoặc diềm bia đều có họa tiết hoa sen,
sen cánh phượng là họa tiết đặc trưng của mỹ thuật Phật giáo. Diềm bia
cũng thường chạm hoa văn hoa lá, hồi văn chữ “Vạn”, dải thủy ba, rồng
uốn lượn. Phần thân bia hình các ấn triển vng, trịn, thuẫn, chữ triện,
chữ phù. Nếu là chùa sắc tứ thì có hai chữ “Sắc tứ” lớn chạm nổi được
chạm ở phần trên của thân bia, kèm dấu triện. Có một vài bia trang trí
12


khá đơn giản, chỉ có phần thân mà lược bỏ phần trán, không chạm hoa lá
mà chỉ vài đường hồi văn chữ Vạn rất đơn sơ. Bia thường được dựng
trên lưng rùa lớn, hoặc bệ đá chạm hình cái kỹ chân quỳ, hoặc giản dị
hơn, chỉ một khối hình chữ nhật.
Văn bia Việt Nam ra đời trong mối quan hệ văn hóa vùng, đó là sự
tiếp nhận ảnh hưởng của truyền thống sáng tạo văn bia ở Trung Quốc, tất
nhiên văn bia Việt Nam có những nét đặc trưng mang bản sắc của truyền
thống văn hóa dân tộc. Đó là truyền thống của một dân tộc có lịch sử
dựng nước lâu đời, có truyền thống anh hùng trong cơng cuộc xây dựng
và bảo vệ đất nước, và những phong tục tập quán nhân hậu vị tha của
nhân dân Đại Việt.
Những văn bia sớm ở nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc hiện nay tìm
thấy q ít ỏi, chưa thể làm tư liệu khi nghiên cứu lịch sử truyền thống
sáng tạo văn bia ở Việt Nam.
Như đối với các nước trong khu vực. Điều này có liên quan đến
nhiều yếu tố dẫn tới sự mất mát nguồn tư liệu văn bia ở nước ta, có thể
kể như: chính sách hủy diệt truyền thống văn hóa Việt ở các triều đại
phong kiến phương Bắc, chiến tranh tàn phá hoặc do thiên tai khắc
nghiệt v.v. Những văn bia có giá trị trên đất nước Đại Việt mà hiện nay
chúng ta đã tìm thấy chỉ có thể kể từ thế kỷ X, đó là các cột kinh Phật

Đỉnh Tơn Thắng Đà La Ni có niên đại 973 ở Hoa Lư (Ninh Bình) cùng
với sự ra đời của nền văn học viết trong thời kỳ đất đơc lập tự chủ.
Trong buổi bình minh của nền văn học Việt Nam, khi xuất hiện các
văn bia có giá trị thực sự đối với việc nghiên cứu lịch sử văn học có thể
kể từ thế kỷ XII, Khi nghiên cứu những bài văn bia của thế kỷ này,
chúng ta thấy “các tác giả đã trình bày nội dung của bài văn bia theo một
khuôn mẫu và phong cách thống nhất, đồng thời chúng ta bắt gặp những
gia phả, tiểu sử cuộc đời và những lời ngợi ca về công lao vĩ đại, về
phẩm chất tốt đẹp của các thiền tăng, các tướng lĩnh, các bậc trượng
phu…”. Điều này dễ dàng nhận thấy ở các văn bia như: An Hoạch sơn
Báo Ân tự bi do Chu Văn Thường soạn, niên đại Hội Phong 9 (1100) ở
chùa Báo Ân núi An Hoạch (Đơng Sơn - Thanh Hóa) đã ca ngợi công
13


tích rực rỡ và đạo làm tơi của Thái úy Lý Thường Kiệt; Bảo Ninh Sùng
Phúc tự bi do Lý Thừa Ân soạn niên đại Long Phù Nguyên Hòa (1107) ở
chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) ghi chép tiểu sử
và cuộc đời một viên châu mục vùng núi Vị Long (nay thuộc Tuyên
Quang) - Hà Khánh Di và ca tụng cơng tích của tổ tiên họ Hà ở vùng
này …
Tiếp nhận lý luận thể loại văn học để nghiên cứu các bài văn bia thời
kỳ Lý - Trần, có thể đưa ra nhận xét rằng: Nhiều bài văn bia đã thể hiện
phong cách thể loại đặc biệt của nền văn học tiểu sử truyền thống văn
hóa vùng, đây cũng là một đặc điểm cơ bản của thể văn bia thế kỷ XII XIII.
Từ thế kỷ XIV văn bia Việt Nam bắt đầu mở rộng phong cách biểu
hiện xuất phát từ nhu cầu xã hội về chức năng và nội dung phản ánh.
Những bài văn bia thế kỷ này hầu hết tập trung ghi chép về địa giới đất
đai, về việc cúng ruộng vườn cho nhà chùa, hoặc tập trung miêu tả
phong cảnh chùa chiền, như: A Nậu tự Tam bảo điền bi,khuyết danh,

niên đại Hưng Long 1 (1318) ở chùa A Nậu (Hoa Lư - Ninh Bình); Thị
Đức xã tự bi do Thiền sư Huệ Văn soạn, niên đại Khai Hựu 3 (1331) ở
chùa xã Thị Đức (Tứ Lộc, Hải Hưng)… Tuy nhiên thể văn xuôi tiểu sử
vẫn song song tồn tại, có thể kể như Hưng Phúc Tự Bi, khuyết danh,
niên đại Khai Thái năm Giáp Tý (1324) ở chùa Hưng Phúc (Quảng
Xương - Thanh Hóa) ghi chép về dịng họ Lê ở hương An Duyên (Thanh
Hóa) đã xây dựng nên chùa Hưng Phúc và sau này con cháu lại có cơng
trong cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của giặc Nguyên Mông…
Và ở thế kỷ XIV, chúng ta thấy người ta bắt đầu khắc sắc chỉ trên bia đá,
như: Thái Thượng Hoàng đế thánh chỉ do vua Trần Hiến Tông soạn,
niên đại Kỷ Sửu Thiệu Phong (1349) ở núi Non Nước (Ninh Bình) khắc
sắc chỉ của nhà vua do chùa Thủy Sơn được sở hữu các thứ như: ruộng
đất, cây cối, hoa quả của nhà chùa.
Thơ chữ Nôm được khắc trên bia đá hiện sưu tầm được có từ thế kỷ
XV với bài Ngự đề Quang Khánh tự của vua Lê Thánh Tông, niên đại
Hồng Đức 17 (1486) ở chùa Quảng Khánh xã Dưỡng Mông (Kim Thi Hải Hưng), bài thơ ghi lại cảm xúc của nhà vua trước cảnh đẹp của chùa.
14


Tiếp đến các thế kỷ sau, chúng ta thấy có khá nhiều bia khắc thơ chữ
Nơm, có thể kể như: Thiên đài thạch trụ bi do Nguyễn Thiên Tải soạn,
niên đại Chính Hịa 20 (1699) ở chùa Thanh Tú xã Phượng Trì (Vĩnh
Phú), bài thơ ca ngợi những người có công xây dựng thiên đài thạch trụ

Từ những đặc điểm nêu trên, có thể đưa ra nhận xét rằng: Văn bia
được xác định như là thể văn trong hệ thống thể loại văn học cổ chỉ có ý
nghĩa giá trị ở thời kỳ khai sáng của thể văn này. Trong tiến trình phát
triển, thể văn bia được sử dụng hồn tồn theo ý đồ sáng tác của các tác
giả, có nghĩa là tác giả không bị ràng buộc bởi nội dung và hình thức thể
loại cũng như chất liệu thể hiện mà đã được xác định của thể văn này.

Như vậy rõ ràng là bia đá đã được coi như là một trong những loại hình
văn bản trong sáng tác văn học nghệ thuật.

15


Nhìn chung về hình thức, văn bia thường có hai dạng, một dạng
mang cấu trúc gồm hai phần là trên tự (hoặc ký) dưới minh như đã nói ở
trên, cịn dạng kia chỉ gồm một bài ký (hoặc chí). Bài ký lại thường có
cấu trúc gồm hai phần chính, là phần dẫn và phần ký sự, phần dẫn
thường là một đoạn văn hay một câu văn ngắn mang tính nghị luận để
dẫn dắt vào vấn đề được nêu ra ở phần ký. Phần ký là phần chính của
văn bia, nêu nội dung văn bia. Tuy cũng có những văn bia không tuân
thủ nguyên tắc này, nhất là những văn bia có niên đại muộn về sau,
nhưng về cơ bản đều có hai phần như vậy. Chẳng hạn văn bia Ngưỡng
Sơn Linh Xứng tự bi minh (Lý, Thiên Phù Duệ Vũ năm thứ 7, 1126) mở

16


đầu là phần luận về Phật pháp khá sâu sắc để dẫn dắt đến sự kiện kiến
tạo chùa Linh Xứng:
“Phật tổ soi tỏ chữ thực mà chỉ thẳng chữ tâm, thánh nhân thích ứng
theo thời mà thơng suốt mn biến. “Muôn” là sự phân tán của “một”,
“một” là cội gốc của “mn”. Cịn như các bậc hiển thánh thỉnh thoảng
ra đời, khn phép thay nhau dấy lên, nhóm cái đã phân tán để đưa nó
về cội gốc; ơm cái một để thâu tóm cái mn.Tạc nên hình tượng để
biểu thị “sự thâu tóm”; dựng nên đền tháp để có “sự hướng về”.Hết tâm
sức để kinh doanh, bỏ châu ngọc mà khơng tiếc.Cho nên đường thì đặt
ranh giới bằng dây vàng, hiên thì phơ sự q giá của rèm châu.Tuy rằng

hết đỗi trang nghiêm, mà vẫn không hề xa xỉ. Bởi vì mục đích là ở sự
tìm cái “nhất” và cái “chân”, chứ đâu phải chỉ cốt làm cho bụng dạ và
con mắt chói lịa để khoe khoang sự tráng lệ vậy! Từ khi có Phật giáo tới
nay đã hơn hai ngàn năm mà sự thờ phụng ngày càng thêm mới.Hễ có
cảnh đẹp núi non thì khơng nơi nào là khơng mở mang để xây dựng chùa
chiền, nhưng khơng có các bậc vương cơng đại nhân giúp đỡ thì sao có
thể làm nên được”.
Ngồi hai phần chính đó ra, một văn bia hồn chỉnh cịn có thêm các
chi tiết khác như phần tên bia, thường cho biết bia của địa phương nào
hoặc loại bia gì, chẳng hạn Trùng tu Pháp Vân tự bi ký là văn bia ghi
việc trùng tu chùa Pháp Vân, Ngọc Đình xã bi là bia của xã Ngọc Đình,
hay Phụng Thánh phu nhân Lê thị mộ chí là bia mộ của Phụng thánh phu
nhân, ngoài ra các văn bia cơng đức thường có thêm phần ghi cơng đức
của những người có cơng lao trong sự việc đó kèm theo đóng góp của
họ; rồi phần niên hiệu, ngày tháng dựng bia, phần lạc khoản ghi tên họ
chức tước của người soạn văn bia, người khắc chữ.
Văn bia hầu hết được viết bằng biền văn xen tản văn, hoặc tản văn
xen biền văn, về sau cũng xuất hiện văn bia chỉ dùng tản văn.
Văn bia có số lượng tương đối nhiều và nội dung khá phong phú.
Chính vì vậy, để dễ nắm bắt, cần phải phân biệt văn bia thành các tiểu
loại khác nhau. Ở đây chúng tôi tạm phân loại văn bia theo ba nội dung
chính. Một là thuật đức, ca ngợi hiền tài, nội dung này nằm trong các
17


văn bia lăng mộ, từ đường, văn bia đề danh. Hai là ghi công, nội dung
này thuộc về các văn bia công đức. Ba là ghi việc, là các văn bia nhằm
ghi lại các sự việc cần ghi nhớ, hoặc như các loại giao kèo, khế ước
4. Tượng
Vai trò của tượng


4.1.

Tượng đóng vai trị quan trọng trong các nơi thờ tự.Tượng được
xem là biểu tượng hiện thân của 1 đối tượng được thờ cúng. Trong các
cơ sở thờ tự của đạo phật, tượng được coi là hiện thân của chư phật, bồ
tát,… Nhưng đối với đình thì tượng được xem là tơn thân của vị thánh
( thành hồng).
Cách bố trí tượng Phật ở các chùa không giống nhau tuỳ theo Thiền
phái. Các chùa miền Bắc thường là theo Bắc tông, cách bài trí tượng
Phật khác với chùa miền Nam, thường đơn giản hơn.
4.2. Cách

bố trí tượng tại các ngơi chùa

Một ngôi chùa Phật giáo (theo Bắc tông – ở miền Bắc nước ta) phổ
biến có 4 khu vực: Chính điện, Tiền đường, Nhà hành lang, Nhà tổ và
nhà trai.
Ở chính điện
1. Tượng Tam Thế là ba pho tượng ngồi ngang nhau ở nơi cao nhất
trên bàn thờ, đại diện cho chủ Phật trong ba thời gian quá khứ, hiện tại
thế, vị lai thế (có thuyết nói đức Phật A-di-đà là Phật q khứ “tam thế
tương liên” thì khơng đúng. Nên nhớ trong kinh Tịnh Độ, danh hiệu của
Ngài Vô Lượng Thọ “hiện nay Ngài đang thuyết pháp” tiếp dẫn chúng
sinh ở mười phương thế giới vãng sinh tới cõi cực lạc, vả lại Ngài cũng
ra đời cõi Sa Bà này).

18



Chính điện chùa Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội). Lớp trên cùng: Tam
thế Phật. Lớp thứ hai: Bồ tát Đại thế Chí - Phật A Di đà - Bồ tát Quan
Âm. Lớp thứ ba: Ananda - Phật Thích Ca - Ca diếp.
2. Tượng A-di-đà Tam Tơn: Tượng cịn được gọi là “Tây phương
tam thánh” đặt ở hàng thứ hai từ trên xuống gồm: Phật A-di-đà (ngồi
giữa) Đại Thế Chí (bên trái). Đây là 2 vị hộ pháp giúp việc cứu độ cho
Phật A-di-đà. Quan Thế Âm (bên phải) với một số sắc tướng và danh
hiệu khác Quan Thế Âm vô uý, Quan Thế Âm Nam Hải, Quan Thế Âm
nghìn mắt nghìn tay, Phật bà Quan Âm. Phật A-di-đà là Phật được tạc to
nhất trong các nhóm tượng tuỳ theo khn khổ từng chùa.

19


Lớp thứ hai: Di Đà Tam Tôn chùa Kim Liên (Ba Đình, Hà Nội)
Phật A-di-đà được tạc trong tư thế toạ thiền, ngồi xếp bằng, hai tay
đặt giữa lòng đùi, khn mặt đơn hậu, mắt nhìn xuống suy tư, miệng hơi
mỉm cười. Cũng có nơi, tạc tượng A-di-đà ở tư thế thuyết pháp trên tồ
sen (ít thơi).

20


Tượng Phật A Di Đà chùa Kim Liên

Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích (Bắc Ninh)
21


3. Tượng Thích-ca Mâu-ni: Tượng đặt ở hàng thứ ba, chính giữa. Ở

trong chùa Phật giáo ta, tượng Thích-ca Mâu-ni được tạc ở 4 tư thế
thuộc 4 giai đoạn khác trong chùa Phật giáo ta, tượng Thích-ca Mâu-ni
được tạc ở 4 tư thế thuộc 4 giai đoạn khác nhau. Theo truyền thuyết về
cuộc đời và sự nghiệp của Thích-ca Mâu-ni với cái tên gọi như sau:

Chính điện chùa Cơn Sơn (Hải Dương)
Tượng Cửu Long (Thích-ca sơ sinh) tượng Thích-ca ở tư thế đã
bước ra rồi đứng lại, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, có 9 con
rồng uốn chầu xung quanh, tượng Cửu Long dựa vào Phật sử nói rằng,
khi Thích-ca giáng sinh có 9 con rồng phun nước để tắm cho Ngài. Tắm
xong Ngài tự đi 7 bước về phía trước, tay phải Ngài chỉ lên trời, tay trái
Ngài chỉ thẳng xuống đất mà nói ngay được rằng “Thiên thượng, Thiên
hạ, duy ngã độc tơn” (có nghĩa là trên trời, dưới đất, chỉ có “ta” là tơn
q) (Ta đây là “Đại ngã” bản tính Chân Như, khơng phải là Tiểu Ngã cá
nhân riêng của mình, truyền tâm ấn). Hai bên tượng Cửu Long là hai
tượng Đế Thích và Phạm Vương, chủ thể thế giới, nên tạc theo kiểu nhà
vua ngồi trên ngai.
22


Tượng Tuyết Sơn diễn tả Thích-ca Mâu-ni trong thời kỳ tu khổ hạnh
trên núi Tuyết Sơn (núi rừng Ni-câu-luật) với thân hình gầy gị, chỉ có da
bọc xương. Dân gian quen gọi là tượng “nhịn ăn để mặc”.

Tượng Thích Ca Tuyết Sơn (chùa Bút Tháp, Bắc Ninh)
Tượng Thích-ca thuyết pháp (cịn gọi là Thích-ca giáo chủ): Tượng
được tạc trong tư thế ngồi trên toà sen, mặc áo pháp, một vai để trần
(tượng tay cầm bông sen là tượng Thế Tôn niêm hoa…). Hai bên tượng
Thích-ca thuyết pháp có hai vị thị giả là Văn thù Bồ tát (giúp về trí tuệ
thuộc lý) và Phổ hiền Bồ tát (giúp về hành nguyện thuộc sự).Có chùa

thay hai tượng này bằng hai tượng đệ tử An-na-đa và Ca-diếp (thuộc bộ
ba của Tiểu thừa).

23


Tượng Đức Phật Thích Ca niêm hoa tại chùa Cơn Sơn

24


Tượng Phật Thích Ca tại chùa Bồ Đề

Tượng Phật Thích Ca niêm hoa tại làng nghề Sơn Đồng (Hà Tây)
Tượng Nát Bàn Tượng diễn tả Thích-ca Mâu-ni đang nhập Nát bàn.
Thông thường tượng Nát Bàn ở tư thế nằm nghiêng sườn bên phải
xuống thoải mái, tay phải co lại chống lên đầu, mắt lim dim. Tượng Nát
Bàn ít thấy ở các ngơi chùa thờ Phật theo Bắc tơng, cịn ở các khu chùa
thờ Phật theo Nam tông thấy phổ biến.
4. Tượng Phật Di Lặc. Phật Di Lặc được diễn tả bằng một pho tượng
có dáng thư thái, thanh thản, hết ưu phiền của bậc tu hành sắp đắc đạo
thành Phật. Vì có thân hình đẫy đà, miệng cười lạc quan, nên dân gian
quen gọi là ông “No” hay ông “Nhịn mặc để ăn” (phân biệt với tượng
Tuyết Sơn là ông “Nhịn ăn để mặc”). Thông thường hai bên tượng Phật
Di-Lặc là hai tượng Pháp hoa lâm Bồ tát và Đại diện tướng Bồ tát, nên
cịn gọi là Di-Lặc tam tơn.

25



×