Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

đề cương ôn tập tuyển viên chức giáo dục 2020 giáo viên mầm nonmn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.27 KB, 4 trang )

UBND HUYỆN PHÙ CÁT
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG
VIÊN CHỨC NGÀNH
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHỤ LỤC 4
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP – TUYỂN VIÊN CHỨC GIÁO DỤC 2020
PHẦN THI: VỊ TRÍ GIÁO VIÊN MẦM NON
Thời gian làm bài: 180 phút.
Thí sinh giải quyết 01 tình huống sư phạm và soạn giáo án 01 tiết dạy. Cụ
thể:
I. Giải quyết tình huống sư phạm (30 điểm)
Thí sinh sẽ đưa ra các phương án để giải quyết tình huống theo hiểu biết
của bản thân, phù hợp với các quy định hiện hành.
II. Soạn giáo án (70 điểm)
Thí sinh soạn giáo án 01 tiết (hoạt động học) lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, thuộc
lĩnh vực Phát triển nhận thức trong Chương trình Giáo dục mầm non hiện hành.
1. Nội dung và cấu trúc chương trình
a) Nội dung chương trình
Thực hiện theo Thơng tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 về sửa
đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình giáo dục mầm non Ban hành kèm
theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo (Tài liệu tham khảo: Chương trình giáo dục mầm non hiện hành;
Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ truyện mẫu giáo; Hướng dẫn thực hiện chế độ
sinh hoạt cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non; Hướng dẫn tích hợp nội
dung Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong
giáo dục mầm non,..).
b) Cấu trúc chương trình


Mục tiêu của Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ em từ 3 đến
6 tuổi phát triển hài hoà về mặt thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm, kĩ năng
xã hội và thẩm mĩ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học. Cụ thể:
- Phát triển thể chất
- Phát triển nhận thức
- Phát triển ngôn ngữ
- Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội
- Phát triển thẩm mĩ


2

2. Yêu cầu soạn giáo án
a) Nội dung
1. Xác định mục đích, yêu cầu:
- Về kiến thức: Yêu cầu nêu rõ những kiến thức trẻ cần đạt được trong tiết
dạy. Kiến thức được xác định phải đúng, hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ.
- Về kỹ năng: Yêu cầu nêu rõ kỹ năng cần đạt được của trẻ trong 01 tiết
dạy cụ thể.
- Về thái độ: Nêu rõ thái độ của trẻ có liên quan đến nội dung của tiết dạy
và thái độ cần thiết khi tham gia vào hoạt động như: vui vẻ, đoàn kết, chia sẻ,
giúp đỡ bạn cùng tham gia hoạt động; biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi; yêu quý ông
bà, cha mẹ…
2. Chuẩn bị môi trường hoạt động, đồ dùng dạy học của cơ và đồ chơi của
trẻ: Tùy theo hình thức tổ chức đã lựa chọn mà thí sinh đưa ra đầy đủ các đồ
dùng cần thiết để phục vụ cho các hoạt động giáo dục. Đồ dùng cần phải đa
dạng, phong phú, phù hợp với trẻ, phù hợp với hoạt động, đảm bảo tính an tồn,
thẩm mỹ và mang tính sáng tạo theo khả năng, ý định của giáo viên khi tổ chức
hoạt động. Đồ dùng chuẩn bị không nhất thiết phải phù hợp với chủ đề đang
thực hiện. Khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp

dạy học, tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, thao tác trên máy tính và thu hút sự
tham gia các hoạt động của trẻ.
3. Tổ chức hoạt động: Các hoạt động được thiết kế phù hợp, thể hiện rõ
hoạt động trọng tâm, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào các hoạt động một
cách tích cực theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”. Hệ thống câu hỏi đa dạng,
kích thích tư duy, đảm bảo tính logic; dự kiến và giải quyết tốt các tình huống sư
phạm xảy ra.
4. Phương pháp: Sử dụng đúng phương pháp đặc trưng của hoạt động học:
Dùng lời, trực quan, đàm thoại, luyện tập…
5. Giáo án có tích hợp các nội dung giáo dục một cách phù hợp như: Giáo
dục kỹ năng, giáo dục nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh, …
b) Hình thức giáo án
- Đúng theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Trình bày khoa học; nội dung ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin; văn
phong trong sáng, dễ hiểu;
- Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, khơng mắc các lỗi chính tả.


3

YÊU CẦU GIÁO ÁN CỦA MỘT HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Tên lĩnh vực:
Chủ đề:
Đề tài:
Tích hợp:
Thời gian:
Lớp:
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:

2. Kỹ năng:
3. Thái độ:
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
2. Đồ dùng của trẻ:
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Hoạt động gây hứng thú
Với hoạt động này, tùy cách tổ chức của mình, thí sinh có thể chọn một
bài hát, một trị chơi, một câu đố, một đoạn truyện, trò chuyện,…để dẫn dắt, gây
hứng thú cho trẻ trước khi tham gia vào hoạt động trọng tâm của tiết dạy. Việc
lựa chọn nội dung gây hứng thú cho trẻ phải phù hợp với chủ đề, không mất
nhiều thời gian, khơng dài dịng.
2. Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm
* Trình bày chi tiết các bước để tổ chức hoạt động, gồm:
- Bước 1: Giáo viên dẫn dắt, giới thiệu. Ơn luyện kiến thức cũ (Nếu có).
- Bước 2: Tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá nội dung chính dưới
hình thức đa dạng, phong phú..
- Bước 3: Ôn luyện, củng cố lại các kiến thức đã học dưới các hình thức
khác nhau.
* Hình thức tổ chức hoạt động
Tổ chức hoạt động theo hướng tích hợp, sinh động, có sáng tạo (tổ chức
dưới dạng hội thi, chương trình, trị chơi, …(cả lớp, nhóm, cá nhân, ln phiên
giữa động tĩnh và động) phù hợp với nội dung hoạt động của trẻ, lựa chọn nội
dung tích hợp phù hợp, lấy trẻ làm trung tâm, phát huy được khả năng hoạt động
độc lập, tính tích cực, sáng tạo của trẻ.


4

3. Hoạt động 3: Kết thúc

Hình thức tổ chức với nội dung, hoạt động tích hợp nhẹ nhàng, sinh động
nhằm củng cố lại kiến thức, kĩ năng có liên quan đến nội dung trẻ vừa học. Có
thể là trị chơi hoặc hát, vận động theo lời bài thơ được phổ nhạc, tạo hình,….
Nếu là trị chơi phải nói rõ cách chơi, lụât chơi.



×