Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội và đa dạng hóa xuất khẩu tại một số quốc gia châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.29 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TÚ ANH

MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI VÀ ĐA
DẠNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chì Minh - Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TÚ ANH

MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI VÀ ĐA
DẠNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á

Chuyên ngành: Tài chình - Ngân Hàng
Hướng đào tạo: Hướng Ứng Dụng

Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ


TP. Hồ Chì Minh - Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài luận văn thạc sĩ “Mối quan hệ giữa tổng sản
phẩm quốc nội và đa dạng hóa xuất khẩu tại một số quốc gia Châu Á” là cơng
trính nghiên cứu độc lập do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần
Thị Hải Lý.
Các nội dung, số liệu cũng như nguồn tài liệu trìch dẫn được dùng trong bài
luận văn này có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, được thu thập từ các nguồn cung cấp
thực tế, khách quan và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trính nghiên cứu
nào khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tình trung thực, nội dung và kết quả được trính
bày trong luận văn này.

TP.Hồ Chì Minh, ngày …. tháng 03 năm 2021

Nguyễn Thị Tú Anh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1

1.1

Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................2

1.3

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................2

1.4

Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................2

1.5

Kết cấu bài nghiên cứu ................................................................................2

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ CỦA CÁC
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƢỚC ĐÂY ..................................................4
2.1 Khái niệm cơ bản và một số học thuyết liên quan ........................................4
2.1.1 Khái niệm cơ bản .......................................................................................4
2.1.2 Một số học thuyết liên quan .....................................................................4
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm ..........................................................................7
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................17
3.1

Mơ hình thực nghiệm và dữ liệu ..............................................................17


3.2

Phƣơng pháp định lƣợng và các kiểm định ............................................20

3.2.1 Mơ hình hồi quy .......................................................................................20
3.2.2

Kiểm định mơ hình .............................................................................23

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................27


4.1 Thống kê mô tả...............................................................................................27
4.2 Kiểm tra đa cộng tuyến .................................................................................28
4.2.1 Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến trong mơ hình hồi quy........28
4.2.2 Hệ số phóng đại phƣơng sai (VIF) .........................................................29
4.3 Lựa chọn mơ hình ƣớc lƣợng........................................................................30
4.3.1 Mơ hình hồi quy kết hợp Pooled OLS ...................................................30
4.3.2 Mơ hình tác động cố định FEM và mơ hình tác động ngẫu nhiên
REM ...................................................................................................................31
4.3.3 Kiểm định Hausman ...............................................................................32
4.4 Kiểm tra các khuyết tật mơ hình ..................................................................33
4.4.1 Kiểm định tự tƣơng quan .......................................................................33
4.4.2 Kiểm định phƣơng sai thay đổi ..............................................................33
4.5 Phân tích kết quả nghiên cứu .......................................................................34
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN MỚI CHO
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..........................................................................................38
5.1 Kết luận ...........................................................................................................38
5.2 Hạn chế của bài nghiên cứu và hƣớng phát triển .......................................39

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................40
PHỤ LỤC .................................................................................................................43


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Thuật ngữ
EDI

Viết đầy đủ tiếng Anh
Export Diversification Index

EXCHANGE Exchange Rate

Viết đầy đủ tiếng Việt
Đa dạng hóa xuất khẩu
Tỷ giá hối đoái

Financial Development Index

Chỉ số phát triển tài chình

FEM

Fixed Effect Model

Mơ hính tác động cố định

GDP

Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm quốc nội

GLS

Generalized Least Squares

Ước lượng bính phương tối thiểu

FD

tổng quát
GNP

Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc gia

HDI

Human Development Index

Chỉ số phát triển con người

REM

Random Effect Model

Mơ hính tác động ngẫu nhiên



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số thứ tự

Nội dung

Bảng 2.1

Bảng tổng hợp nghiên cứu thực nghiệm trước đây

Bảng 3.1

Tóm tắt các biến số dữ liệu và dấu kỳ vọng

Bảng 4.1

Thống kê mô tả tất cả các biến được sử dụng trong mô hính

Bảng 4.2

Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hính hồi quy

Bảng 4.3

Hệ số phóng đại phương sai VIF

Bảng 4.4

Tổng hợp kết quả hồi quy theo mô hính Pooled OLS


Bảng 4.5

Tổng hợp kết quả hồi quy theo mơ hính FEM và REM

Bảng 4.6

Kết quả kiểm định Hausman

Bảng 4.7

Kết quả kiểm định tự tương quan của mơ hính FEM

Bảng 4.8

Kiểm định phương sai thay đổi của mơ hính FEM

Bảng 4.9

Kết quả hồi quy theo ước lượng GLS


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu tập trung thảo luận về ảnh hưởng của đa dạng hóa xuất khẩu
đến tổng sản phẩm quốc nội trong giai đoạn 1990 - 2019 tại 32 nền kinh tế Châu Á.
Nhín chung, tăng trưởng kinh tế hay gia tăng tổng sản phẩm quốc nội với tốc độ cao
nhưng vẫn đảm bảo tình ổn định ln là mục tiêu mà nhiều quốc gia mong muốn
đạt được. Trong đó, một trong những yếu tố quan trọng có mối quan hệ tác động đối
với sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế chình là xuất khẩu, hay cụ
thể hơn là đa dạng hóa xuất khẩu. Bài nghiên cứu sử dụng các mơ hính tác động cố
định (Fixed Effect Model - FEM), mơ hính tác động ngẫu nhiên (Random Effect

Model - REM), phương pháp ước lượng bính phương tối thiểu tổng quát
(Generalized Least Squares - GLS) để tiến hành ước lượng cho dữ liệu bảng được
xây dựng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa xuất khẩu có tác động ngược chiều
đến tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội ở các quốc gia Châu Á được nghiên
cứu. Do vậy, chình phủ các nước cần đánh giá đúng sức ảnh hưởng và chiều tác
động của hai nhân tố này để có thể đề ra những quyết sách phù hợp nếu muốn tăng
trưởng kinh tế theo chiều hướng tốt hơn.

Từ khóa: GDP, tăng trưởng kinh tế, đa dạng hóa xuất khẩu, các quốc gia Châu Á


ABSTRACT
This paper focuses on discussing the effects of export diversification on gross
domestic product in the period 1990 - 2019 in 32 Asian economies. In general,
economic growth or an increase in gross domestic product at a high rate but still
ensuring stability is always the goal that many countries want to achieve. In
particular, one of the important factors having the impact on the increase in gross
domestic product of the economy is exports, or more specifically, export
diversification. The study uses Fixed Effect Model (FEM), Random Effect Model
(REM), Generalized Least Squares (GLS) to perform the estimation for the
constructed table data.
The research results show that export diversification has a negative impact on
the growth rate of gross domestic product in the Asian countries studied. Therefore,
governments need to properly evaluate the influence of these two factors to be able
to make appropriate decisions if they want to achieve better economic growth.

Key words: GDP, economic growth, export diversification, Asian countries



1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, đối với hầu hết các quốc gia, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội
hay tăng trưởng kinh tế được xem như là một trong những mục tiêu quan trọng hàng
đầu và cần tập trung nhiều nguồn lực để đẩy mạnh. Nhiều quan điểm trước đây
đồng ý rằng thông qua đa dạng hóa xuất khẩu, các quốc gia có thể đạt được sự tăng
trưởng kinh tế. Theo các nhà nghiên cứu, quá trính phát triển kinh tế xã hội của từng
quốc gia chịu sự chi phối mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương và cụ thể là xuất
khẩu - yếu tố được đánh giá là phương tiện hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế mỗi quốc gia. Việc đẩy mạnh xuất khẩu có thể làm gia tăng lượng
ngoại tệ thu được, tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thanh tốn, kìch thìch đổi
mới cơng nghệ, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân. Do đó,
dưới góc nhín của những nhà điều hành đất nước, rõ ràng, việc đẩy mạnh phát triển
và đa dạng hóa xuất khẩu là một cơng việc mang ý nghĩa tìch cực, cần được chú
trọng và nghiêm túc thực hiện.
Dựa trên các quan điểm đó, câu hỏi được đặt ra là liệu đa dạng hóa xuất khẩu
có ảnh hưởng như thế nào đến tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia? Điều này
rất cần thiết trong q trính hoạch định chình sách của các quốc gia. Bên cạnh đó,
xét về mặt tổng thể, để có thể lựa chọn được hướng điều chỉnh cũng như mục tiêu
chình sách thìch hợp thí điều cần thiết nhất là phải có một cách nhín tồn diện về
sức ảnh hưởng, hướng tác động và những yếu tố chi phối xung quanh tổng sản
phẩm quốc nội và đa dạng hóa xuất khẩu. Xuất phát từ câu hỏi này, nghiên cứu đã
tiến hành tím hiểu để xác định một cách rõ ràng tác động của đa dạng hóa xuất khẩu
đến tổng sản phẩm quốc nội cũng như lượng hóa chúng trong mơ hính hồi quy.
Việc nghiên cứu về ảnh hưởng của đa dạng hóa xuất khẩu đối với tổng sản
phẩm quốc nội sẽ giúp khơng chỉ các nhà hoạch định chình sách trong việc đưa ra
những hoạch định phù hợp mà còn làm cơ sở cho các doanh nghiệp đánh giá đúng



2

định hướng phát triển của nền kinh tế, từ đó xây dựng được kế hoạch đầu tư, sản
xuất kinh doanh hợp lý cho riêng mính. Chình ví vậy, nghiên cứu được thực hiện
với mong muốn đưa đến một bằng chứng thực nghiệm có ý nghĩa về mối quan hệ
này tại 32 quốc gia Châu Á.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung làm rõ ảnh hưởng của đa dạng hóa xuất khẩu đối với
tổng sản phẩm quốc nội tại một số quốc Châu Á thông qua việc trả lời câu hỏi: liệu
đa dạng hóa xuất khẩu tác động như thế nào đến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc
nội của một quốc gia? Trên cơ sở đó, khuyến nghị những gợi ý chình sách hữu ìch
nhằm xây dựng kế hoạch tăng trưởng kinh tế phù hợp cho các quốc gia, mà cụ thể là
nền kinh tế Việt Nam.
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu của 32 quốc gia tại Châu Á
trong giai đoạn 1990 - 2019 nhằm xem xét sự tác động của đa dạng hóa xuất khẩu
cũng như ảnh hưởng của một số biến số kinh tế khác tới sự tăng trưởng tổng sản
phẩm quốc nội.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng trong giai đoạn
1990 - 2019 tại 32 quốc gia thơng qua các mơ hính định lượng bao gồm mơ hính hồi
quy kết hợp, mơ hính tác động cố định, mơ hính tác động ngẫu nhiên và ước lượng
bính phương tối thiểu tổng quát để đánh giá ảnh hưởng của đa dạng hóa xuất khẩu,
chỉ số phát triển con người, tỷ giá hối đoái và chỉ số phát triển tài chình đến tăng
trưởng tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia. Kết quả có được từ ước lượng
bính phương tối thiểu tổng quát sẽ được sử dụng để đảm bảo khắc phục được trong
trường hợp xảy ra hiện tượng tự tương quan và/hoặc phương sai thay đổi trong mơ
hính hồi quy.
1.5 Kết cấu bài nghiên cứu



3

Bài nghiên cứu được xây dựng bao gồm 5 chương:


Chương 1: Giới thiệu



Chương 2: Tổng quan lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu thực
nghiệm trước đây



Chương 3: Phương pháp nghiên cứu



Chương 4: Phân tìch và kết quả nghiên cứu



Chương 5: Kết luận, hạn chế và hướng phát triển mới cho đề tài nghiên
cứu


4


CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ CỦA
CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƢỚC ĐÂY
2.1 Khái niệm cơ bản và một số học thuyết liên quan
2.1.1 Khái niệm cơ bản
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mơ sản lượng quốc gia tình bính quân trên
đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Và trong bài nghiên cứu này sẽ tập
trung xem xét tăng trưởng kinh tế dưới phạm trù tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế được định nghĩa là
việc một quốc gia bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngồi.
Và cuối cùng, đa dạng hóa xuất khẩu có thể hiểu là sự thay đổi cơ cấu xuất
khẩu của một quốc gia. Việc đa dạng hóa xuất khẩu có thể được thực hiện thơng
qua thay đổi cơ cấu hàng hóa hiện có hoặc bằng cách cải biến các sản phẩm trên cơ
sở đổi mới và công nghệ. Dennis và Shepherd (2007) cho rằng đa dạng hóa xuất
khẩu là mở rộng phạm vi sản phẩm hay cụ thể hơn là mở rộng xuất khẩu sang các
phân khúc mới ngoài phạm vi xuất khẩu hiện có của một quốc gia. Đa dạng hóa
xuất khẩu có thể phân thành hai loại là đa dạng hóa theo chiều ngang và đa dạng
hóa theo chiều dọc. Cụ thể, đa dạng hóa theo chiều ngang là việc gia tăng các ngành
hàng, mở rộng danh mục hàng xuất khẩu. Trong khi đó, đa dạng hóa theo chiều dọc
được thực hiện khi các quốc gia nâng cao chất lượng giỏ hàng hóa của mính hay khi
cấu trúc xuất khẩu của một quốc gia chuyển từ các sản phẩm thô sang các thành
phẩm đã qua chế biến hoặc được áp dụng công nghệ để gia tăng năng suất.
2.1.2 Một số học thuyết liên quan
Về cơ bản, mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội và đa dạng hóa xuất
khẩu phụ thuộc vào mơ hính hoặc khn khổ được xem xét. Tuy nhiên, cách thức
và phương pháp xây dựng mô hính nghiên cứu sẽ bị chi phối bởi quan điểm kinh tế
và chình trị xã hội trong từng thời kỳ.


5


Chủ nghĩa trọng thƣơng (Mercantilism)
Chủ nghĩa trọng thương là một hệ thống thực hành giả thuyết kinh tế, được sử
dụng rộng rãi ở Châu Âu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, thúc đẩy việc chình quyền
điều phối nền kinh tế quốc gia với mục đìch làm tăng quyền lực nhà nước đó bằng
việc làm suy giảm sức mạnh của các nước đối địch. Chủ nghĩa trọng thương dựa
trên nguyên tắc của cải của thế giới không biến động và do đó, nhiều quốc gia Châu
Âu đã cố gắng tìch lũy của cải thế giới bằng cách tối đa hóa hoạt động xuất khẩu và
hạn chế nhập khẩu thơng qua thuế quan. Những người ủng hộ trường phái này tin
rằng sức khỏe kinh tế của một quốc gia có thể được đánh giá bằng việc sở hữu khối
lượng kim loại quý như vàng hoặc bạc và sẽ mạnh lên với việc gia tăng xây dựng,
tăng sản lượng nông nghiệp và sở hữu những đội tàu buôn mạnh để cung cấp cho
các thị trường hàng hóa mới và nguyên liệu thô. Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa
trọng thương nhấn mạnh xuất khẩu sẽ kìch thìch sản xuất trong nước và gia tăng
lượng của cải của quốc gia từ việc nhận vàng bạc và kim loại quý từ xuất khẩu. Do
đó, các nhà kinh tế này ủng hộ việc đẩy mạnh xuất khẩu nhưng không những chỉ
đơn thuần tập trung vào việc tăng số lượng hàng hóa mà cịn phải mở rộng xuất
khẩu hàng hóa có giá trị cao. Song song với đó, họ khơng khuyến khìch việc xuất
khẩu ngun liệu mà cho rằng nên sử dụng những nguyên liệu này để tiến hành sản
xuất, chế biến trước khi xuất khẩu thành phẩm ra nước ngoài hoặc định hướng các
ngành cơng nghiệp theo hướng sản xuất các hàng hóa có giá trị thặng dư cao từ
những nguyên liệu thô được nhập khẩu với giá rẻ. Qua đó có thể thấy, ngay từ
những ngày đầu của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa, ngoại thương (đặc biệt là xuất
khẩu) được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp ìch cho việc
tìch lũy của cải của một quốc gia. Việc định hướng tập trung vào trao đổi mua bán
giữa các quốc gia cũng cho thấy sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ so với thời kỳ
đóng cửa nền kinh tế. Quan điểm này cũng được xem là nền tảng sơ khai cho tư
tưởng hội nhập kinh tế sau này.
Lý thuyết lợi thế so sánh



6

Chủ nghĩa trọng thương bắt đầu bị giảm vai trò khi Adam Smith cho ra đời
cuốn sách “Wealth of Nations” (1776) cũng như lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Theo
quan điểm của Adam Smith, một quốc gia sẽ khó có thể đạt hiệu quả về năng suất
khi cố gắng sản xuất một sản phẩm vốn có thể được sản xuất với chi phì rẻ hơn ở
các nước khác. Điều này đã trở thành lập luận cơ sở cho lý thuyết lợi thế so sánh
của David Ricardo. Theo Ricardo, mỗi quốc gia về cơ bản đều có lợi thế so sánh
nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh về sản xuất các sản
phẩm khác, do đó, những nước có lợi thế tuyệt đối hay kém lợi thế tuyệt đối hơn
hẳn các nước khác trong sản xuất thí vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế và
đạt được lợi ìch. Thơng qua chun mơn hố sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà
nước đó có lợi thế so sánh, mức sản lượng và tiêu dùng trên thế giới sẽ tăng lên,
theo đó, mỗi quốc gia đều có khả năng đạt được lợi ìch mà mính mong muốn.
Giả thuyết xuất khẩu thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế (Export leads to growth)
Giả thuyết xuất khẩu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ra đời vào khoảng thế kỷ
thứ XX và quan điểm rằng xuất khẩu có trước và là tiền đề tạo ra tăng trưởng kinh
tế. Về mặt lý luận, nhiều nhà nghiên cứu đã dùng các kỹ thuật kinh tế lượng khác
nhau để xác nhận giả thuyết này. Nhín chung, các kết quả thực nghiệm cho thấy có
mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng và xuất khẩu. Xét về góc độ thực tiễn, trong
một số giai đoạn, một số quốc gia cũng đã áp dụng giả thuyết này nhằm mục đìch
đẩy mạnh mức độ tăng trưởng kinh tế của mính. Tiêu biểu như Hàn Quốc trong giai
đoạn từ 1960 đến nay, có thể xem như là giai đoạn tăng trưởng kinh tế dựa vào hoạt
động xuất khẩu. Xuất phát điểm với giỏ hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm quặng sắt
và nguyên liệu thô vào những năm đầu thập kỷ 1960 thí hiện nay, sản phẩm và công
nghệ tiên tiến của Hàn Quốc đã rất đa dạng và hiện diện khắp nơi trên thế giới. Điều
này đã góp phần giúp Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một
trong những nền kinh tế lớn trên thế giới.
Lý thuyết phân bổ nguồn lực



7

Trên cơ sở nghiên cứu của Penrose (1959), học thuyết nguồn lực được
Wernerfelt (1984) xây dựng bắt đầu từ quan điểm về nguồn lực (Resource-Based
View - RBV), đây cũng là nhánh đầu tiên và cơ bản nhất của học thuyết này. Cụ
thể, Wernerfelt cho rằng: “Các khái niệm truyền thống của chiến lược được phân
tìch định vị nguồn lực (điểm mạnh và điểm yếu) của doanh nghiệp; trong khi, hầu
hết các cơng cụ kinh tế chình thống có xu hướng điều khiển thị trường”. Tác giả mô
tả nguồn lực và sản phẩm như “hai mặt của một đồng xu” và theo quan điểm dựa
trên nguồn lực doanh nghiệp, vị thế trên thị trường của doanh nghiệp cao hay cấp
phụ thuộc vào quyền sở hữu nguồn lực khan hiếm của doanh nghiệp. Wernerfelt
phân chia nguồn lực dựa trên cơ sở hính thái vật chất, cụ thể là nguồn lực hữu hính
như vật chất, tài chình, con người, tổ chức… và nguồn lực vơ hính như cơng nghệ,
danh tiếng, bì quyết. Lý thuyết nền tảng mà Wernerfelt (1984) đưa ra nhằm phân
tìch vị thế của một doanh nghiệp, tuy nhiên, dưới phạm vi nền kinh tế vĩ mô của
một quốc gia, lý thuyết này cũng có thể được áp dụng. Theo đó, việc phân bổ các
nguồn lực một cách hợp lý sẽ tạo tiền đề cho các quốc gia có thể xác định cơ cấu
sản phẩm phù hợp với đặc thù của nền kinh tế (cơ cấu sản phẩm sản xuất nói chung
cũng như cơ cấu sản phẩm xuất khẩu nói riêng), từ đó đảm bảo tối ưu hóa mức GDP
đạt được cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế của từng quốc gia.
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm
Những lợi ìch có được từ tăng trưởng GDP (tăng trưởng kinh tế) rõ ràng là
động lực hợp lý để thúc đẩy nhà quản lý thực hiện các kế hoạch nhằm đạt được sự
phát triển ngày càng cao của nền kinh tế. Và trong nỗ lực đó thí việc tăng cường
các hoạt động xuất khẩu, đẩy mạnh đa dạng xuất khẩu là một phần khá quan trọng
trong chiến lược quản lý kinh tế của quốc gia. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước
đây đã đưa ra những đánh giá về mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội và đa
dạng hóa xuất khẩu. Kết quả từ các bằng chứng được cung cấp cho thấy mối quan

hệ này tác động khá đa dạng và nhiều nghiên cứu cho rằng tồn tại mối quan hệ
nhân quả giữa xuất khẩu, đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.


8

Abdulai và Jacquet (2002) đã xem xét mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa
tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu ở Bờ Biển Ngà trong giai đoạn 1961 - 1997 thơng
qua việc sử dụng kỹ thuật ước tình tìch hợp và hiệu chỉnh sai số. Kết quả chỉ ra
rằng, trong ngắn hạn và dài hạn, có một mối quan hệ nhân quả từ tăng trưởng xuất
khẩu tác động đến tăng trưởng GDP, hỗ trợ cho giả thuyết xuất khẩu dẫn đến tăng
trưởng. Phát hiện này cho thấy những cải cách thương mại nhằm thúc đẩy đầu tư
trong nước cũng như khôi phục năng lực cạnh tranh quốc tế từ đó góp phần mở
rộng và đa dạng hóa xuất khẩu sẽ tạo tiềm năng tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Xem xét theo chiều hướng tác động, Sharma và Panagiotidis (2005) đồng ý
rằng xuất khẩu là một trong những yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Bài
nghiên cứu này đã xem xét lại các nguồn tăng trưởng của Ấn Độ trong giai đoạn
1971 - 2001. Nghiên cứu đã điều tra thực nghiệm mối quan hệ giữa tăng trưởng
xuất khẩu và tăng trưởng GDP (giả thuyết xuất khẩu dẫn đến tăng trưởng) thông
qua việc sử dụng dữ liệu từ Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ và bằng cách tập trung vào
tăng trưởng GDP và tăng trưởng GDP ròng do xuất khẩu. Các tác giả tin rằng khi
khơng tình đến các yếu tố bên ngồi thí việc mở rộng xuất khẩu sẽ có tác động tìch
cực lên tồn bộ nền kinh tế.
Năm 2011, Mehrara và cộng sự đã xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và xuất khẩu bằng cách sử dụng mơ hính bảng Granger để kiểm tra và hồi quy dữ
liệu của 73 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2007.
Trong đó, dữ liệu của 73 quốc gia được chia ra thành 2 nhóm: nhóm các quốc gia
xuất khẩu dầu mỏ và nhóm các quốc gia phi dầu mỏ. Đi kèm với đó, mơ hính 2
biến (xem xét mối quan hệ của GDP và xuất khẩu) và mơ hính 3 biến (mối quan hệ
giữa GDP, xuất khẩu và độ mở của nền kinh tế) sẽ được sử dụng để đánh giá chiều

hướng của quan hệ nhân quả giữa các biến. Kết quả thu được từ hai mơ hính cho
thấy trong nền kinh tế của cả hai nhóm quốc gia, giữa xuất khẩu và tăng trưởng
kinh tế trong dài hạn đều tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều. Khơng những
vậy, đối với nhóm quốc gia phi dầu mỏ, mơ hính 2 biến cịn cho thấy giữa xuất
khẩu và tăng trưởng kinh tế tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều trong ngắn hạn.


9

Nhiều nghiên cứu cho rằng đa dạng hóa xuất khẩu hoặc chuyển từ xuất khẩu
truyền thống sang xuất khẩu phi truyền thống là một thành phần quan trọng của
tăng trưởng. De Pineres và Ferrantino (1997) cũng đưa ra quan điểm đa dạng hóa
xuất khẩu là một trong những khìa cạnh quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng GDP
và do đó tăng trưởng kinh tế cho nền kinh tế Chile. Họ nhận thấy kể từ giữa những
năm 1970, sự tăng trưởng của Chile đi kèm với đa dạng hóa xuất khẩu, trong khi
trước đó, đa dạng hóa ìt diễn ra. Sự thay đổi cấu trúc xuất khẩu đã tăng tốc trong
thời kỳ xảy ra khủng hoảng bên trong và tác động của các cú sốc bên ngoài. Các
nhà nghiên cứu kết luận rằng về lâu dài, tăng trưởng của nền kinh tế Chile có thể đã
được cải thiện nhiều hơn với những thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu và đa dạng hóa
xuất khẩu hơn là với rổ hàng hóa xuất khẩu tập trung vào một số mặt hàng nhất
định trong giai đoạn 1960 - 1990. Họ cũng đề xuất rằng đa dạng hóa cũng nên đẩy
mạnh việc gia tăng giá trị cho các sản phẩm truyền thống bên cạnh việc chỉ đơn
thuần chuyển từ hàng hóa truyền thống sang hàng hóa sản xuất.
Một số nghiên cứu thực nghiệm cũng cho rằng thay ví quan hệ tuyến tình thí
quan hệ phi tuyến sẽ phản ánh chình xác mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô,
như tăng trưởng GDP và tỷ giá hối đoái (Edwards, 1993; Taylor và cộng sự, 2001).
Trên cơ sở đó, Awokuse và Christopoulos (2009) đã tiến hành nghiên cứu với giả
định tồn tại mối quan hệ tuyến tình giữa xuất khẩu và tăng trưởng tổng sản lượng
đồng thời tập trung vào việc đánh giá tác động phi tuyến trong mối quan hệ giữa
hai biến số này. Bằng cách sử dụng mơ hính chuyển đổi phi tuyến tình đối với sáu

biến số (tăng trưởng GDP thực, xuất khẩu thực, lao động, vốn, sản lượng nước
ngoài và điều khoản thương mại) áp dụng cho năm nền kinh tế bao gồm: Nhật Bản,
Mỹ, Canada, Anh và Ý, các tác giả đã tiến hành kiểm tra giả thuyết xuất khẩu dẫn
đến tăng trưởng và tăng trưởng dẫn đến xuất khẩu. Kết quả cho thấy tồn tại mối
quan hệ phi tuyến giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế cho hầu hết các quốc gia,
do vậy, giả định về tuyến tình trong các nghiên cứu trước đây có thể bị bác bỏ và
kết luận của các mơ hính trước đây có thể khơng hợp lệ. Trong đó, kết quả từ các
thử nghiệm cũng góp phần cung cấp bằng chứng về tình hợp lệ của giả thuyết xuất


10

khẩu dẫn đến tăng trưởng trong trường hợp của Mỹ, Canada, Anh và Ý và giả
thuyết tăng trưởng dẫn đến xuất khẩu đối với Nhật Bản và Ý. Bên cạnh đó, mặc dù
các kết quả từ các nghiên cứu thực nghiệm phi tuyến cung cấp kết quả khá rõ ràng,
mối quan hệ tuyến tình vẫn được tím thấy, từ đó đưa ra kết luận tương tự hỗ trợ giả
thuyết tăng trưởng dẫn đến xuất khẩu đối với nền kinh tế Nhật Bản. Thơng qua đó
có thể thấy sự cần thiết của việc mơ hính hóa quan hệ nhân quả phi tuyến giữa xuất
khẩu và tăng trưởng kinh tế, qua đó giúp các quốc gia xác định được định mức mà
lợi nhuận tiềm năng từ việc mở rộng xuất khẩu có thể được thực hiện.
Năm 2011, Naude´ và Rossouw cũng đã thực hiện xem xét về mối quan hệ
giữa đa dạng xuất khẩu và hiệu quả kinh tế, tập trung vào Brazil, Trung Quốc, Ấn
Độ và Nam Phi (BCIS). Các tác giả sử dụng dữ liệu theo thời gian về xuất khẩu
trong giai đoạn 1962 - 2000 và các mơ hính cân bằng chung (Applied General
Equilibrium - AGE) được áp dụng cho mỗi quốc gia, cũng như lưu ý những điểm
tương đồng và khác biệt trong các mơ hính đa dạng hóa ở các quốc gia này. Kết
quả, các tác giả đã tím thấy bằng chứng về mối quan hệ hính chữ U giữa mức độ
tăng trưởng kinh tế và chuyên mơn hóa xuất khẩu ở ìt nhất là Trung Quốc và Nam
Phi. Đồng thời, thơng qua mơ hính AGE cũng cho thấy, Nam Phi là trường hợp duy
nhất mà đa dạng hóa xuất khẩu có tác động tìch cực rõ ràng đến phát triển kinh tế

trong khi ngược lại ở Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ, chun mơn hóa xuất khẩu lại
được ưu tiên hơn. Naude´ và Rossouw (2011) cũng nhận thấy một thực tế khá rõ
ràng rằng rổ hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia sẽ phụ thuộc vào mức độ phát
triển kinh tế của quốc gia đó và nó tn theo mối quan hệ hính chữ U. Do đó, ở
những giai đoạn đầu của q trính phát triển kinh tế, các quốc gia có thể thấy rằng
đa dạng hoá xuất khẩu là phù hợp, cho đến khi đạt được bước ngoặt, sau đó các
quốc gia sẽ bắt đầu chun mơn hố theo lợi thế so sánh mới của mính. Như vậy,
mối quan hệ nhân quả có thể diễn biến theo cả hai hướng: từ mức độ phát triển kinh
tế dẫn đến đa dạng hóa xuất khẩu và ngược lại, hoặc có thể đồng thời tồn tại mối
quan hệ nhân quả hai chiều. Những quan điểm này ngụ ý rằng các quốc gia đang


11

cân nhắc xem có nên thúc đẩy đa dạng hóa xuất khẩu hay chun mơn hóa xuất
khẩu hay khơng, cần xem xét các đặc điểm thực tế của nền kinh tế của họ.
Với mục đìch làm phong phú thêm cách đo lường độ mở thương mại có tình
đến hai khìa cạnh khác nhau của quá trính hội nhập của các quốc gia trong thương
mại thế giới là chất lượng xuất khẩu và sự đa dạng của hàng xuất khẩu, Marilyne
Huchet-Bourdon và cộng sự (2017) đã thực hiện nghiên cứu và đưa ra quan điểm
cho rằng các quốc gia xuất khẩu sản phẩm với chất lượng cao hơn hoặc sản phẩm
đa dạng hơn sẽ tăng trưởng nhanh hơn. Kết luận của nghiên cứu dựa trên ước tình
của một mơ hính tăng trưởng nội sinh với dữ liệu gồm 169 quốc gia trong giai đoạn
từ 1988 đến năm 2014 bằng cách sử dụng phương pháp ước lượng thời điểm tổng
quát. Quan trọng hơn, các tác giả nhận thấy có một mơ hính phi tuyến giữa tỷ lệ
xuất khẩu và chất lượng của giỏ hàng xuất khẩu, cho thấy rằng việc mở cửa thương
mại có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng đối với các quốc gia chuyên xuất khẩu
các sản phẩm chất lượng thấp hoặc chỉ trên một vài sản phẩm. Mối quan hệ phi
tuyến giữa đa dạng xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu và tăng trưởng cũng được tím thấy,
cho thấy rằng các quốc gia gia tăng xuất khẩu sẽ tăng trưởng nhanh hơn sau khi đạt

đến một mức độ nhất định của biên lợi nhuận xuất khẩu.
Ở một khìa cạnh khác, trong bối cảnh nhiều tài liệu kinh tế đã xuất hiện sự
đồng thuận về các ưu điểm của chiến lược phát triển kinh tế dựa trên đa dạng hóa
xuất khẩu. Mania và Rieber (2019) đã tiến hành nghiên cứu để xem xét lại mối
quan hệ đó bằng cách đặt câu hỏi về tình bền vững của một chiến lược như vậy.
Các tác giả so sánh việc cơ cấu lại năng lực sản xuất theo đa dạng hóa xuất khẩu
với sự phát triển của các hạn chế bên ngoài của các quốc gia. Dựa trên các ước tình
dữ liệu bảng trong giai đoạn 1995 - 2015, các tác giả đã phân tìch và so sánh đa
dạng hóa xuất khẩu ở ba mẫu quốc gia đang phát triển, bao gồm: Châu Mỹ Latinh,
Châu Phi cận Sahara và các quốc gia Châu Á đang phát triển. Kết quả nghiên cứu
cho thấy đa dạng hóa xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu và có
lợi cho phát triển và tăng trưởng kinh tế thông qua tác động lan tỏa công nghệ giữa
các ngành. Trên thực tế, kinh nghiệm thành cơng của các nước cơng nghiệp hóa


12

mới tại Châu Á cũng như nhiều nghiên cứu kinh tế lượng cho thấy đa dạng hóa
xuất khẩu đóng góp tìch cực vào tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, không phải tất cả các giỏ hàng xuất khẩu đều mang lại tiềm năng tăng
trưởng và phát triển kinh tế như nhau. Do đó, chất lượng của đa dạng hóa xuất khẩu
phải được đánh giá dựa trên khả năng phát triển cơ cấu sản xuất của một quốc gia.
Hơn nữa, các chiến lược quốc tế hóa doanh nghiệp mới có thể ảnh hưởng đến mối
quan hệ giữa đa dạng hóa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây

STT
1

Mẫu và phƣơng pháp nghiên


Tác giả

cứu

Kết quả

Abdulai, A., Nghiên cứu mối quan hệ ngắn Kết quả thực nghiệm
Jacquet,

P., hạn và dài hạn giữa tăng trưởng cho thấy tồn tại mối

(2002)

kinh tế và xuất khẩu ở Bờ Biển quan hệ nhân quả giữa
Ngà trong giai đoạn 1961 - tăng trưởng xuất khẩu
1997 thông qua việc sử dụng kỹ và tăng trưởng GDP
thuật ước tình tìch hợp và hiệu trong ngắn và dài hạn.
chỉnh sai số.

2

Sharma, A. & Tập hợp dữ liệu trong giai đoạn Nếu khơng tình đến các
Panagiotidis,

1971 - 2001 từ Ngân hàng Dự yếu tố tác động bên

T., (2005)

trữ Ấn Độ để xem xét mối quan ngồi thí việc mở rộng

hệ giữa tăng trưởng GDP và xuất khẩu sẽ có tác
tăng trưởng xuất khẩu bằng động tìch cực lên sự
cách tập trung vào tăng trưởng phát triển của nền kinh
GDP và tăng trưởng GDP ròng tế.
do xuất khẩu.

3

Mehrara, M., Thơng qua
Adabi

mơ hính bảng Xuất

khẩu



tăng

Granger để đánh giá mối liên hệ trưởng kinh tế trong dài


13

Firouzjaee,

giữa tăng trưởng kinh tế và xuất hạn tồn tại mối quan hệ

B., (2011)


khẩu của 73 quốc gia đang phát nhân quả hai chiều. Đối
triển giai đoạn 1970 - 2007.

với nhóm quốc gia phi
dầu mỏ, xuất khẩu và
tăng trưởng kinh tế cịn
có quan hệ nhân quả hai
chiều trong ngắn hạn.

4

Pineres, Dựa trên số liệu kinh tế của

Trong dài hạn, tăng

G., Chile trong 30 năm thuộc giai

trưởng nền kinh tế có

Ferrantino,

đoạn 1960 - 1990 để đánh giá

thể đã được cải thiện

M., (1997)

mối quan hệ tăng trưởng kinh

nhiều hơn với những


tế đi kèm với đa dạng hóa xuất

thay đổi trong cơ cấu

khẩu cũng như sự thay đổi cơ

xuất khẩu và đa dạng

cấu trong xuất khẩu.

hóa xuất khẩu hơn là

De
S.

A.

với rổ hàng hóa xuất
khẩu tập trung vào một
số mặt hàng nhất định.
5

Titus
Awokuse,
Dimitris

O. Sử dụng mơ hính chuyển đổi Tăng trưởng kinh tế và
phi tuyến tình đối với sáu biến xuất khẩu tồn tại mối
K. số (tăng trưởng GDP thực, xuất quan hệ phi tuyến ở hầu


Christopoulos khẩu thực, lao động, vốn, sản hết các quốc gia được
(2009)

lượng nước ngoài và điều khoản nghiên cứu.
thương mại) cho năm nền kinh
tế: Nhật Bản, Mỹ, Canada, Anh
và Ý để kiểm tra giả thuyết xuất
khẩu dẫn đến tăng trưởng và
tăng trưởng dẫn đến xuất khẩu.

6

Naudé,

W., Thông qua dữ liệu theo thời Ở giai đoạn đầu của quá


14

Rossouw, R., gian về xuất khẩu trong giai trính phát triển kinh tế,
(2011)

đoạn 1962 - 2000 và các mô các quốc gia có thể thấy
hính cân bằng chung (Applied đa dạng hoá xuất khẩu
General Equilibrium - AGE) để là phù hợp, cho đến khi
thảo luận về mối quan hệ giữa đạt được bước ngoặt,
đa dạng xuất khẩu và hiệu quả sau đó các quốc gia sẽ
kinh tế, tập trung vào các quốc bắt đầu chun mơn hố
gia gồm: Brazil, Trung Quốc, theo lợi thế so sánh mới

Ấn Độ và Nam Phi.

của mính. Mối quan hệ
nhân quả có thể diễn
biến theo cả hai hướng:
từ mức độ phát triển
kinh tế dẫn đến đa dạng
hóa xuất khẩu và ngược
lại, hoặc có thể đồng
thời tồn tại mối quan hệ
nhân quả hai chiều.

7

Huchet‐

Sử dụng dữ liệu của 169 quốc Việc mở cửa thương

Bourdon, M., gia trong giai đoạn từ 1988 đến mại có thể tác động tiêu
Le Mouël, C., 2014 thông qua phương pháp cực đến tăng trưởng đối
Vijil,
(2017)

M., hồi quy GMM để đo lường mối với các quốc gia chuyên
quan hệ giữa tăng trưởng kinh xuất khẩu các sản phẩm
tế và độ mở thương mại (có tình chất lượng thấp hoặc chỉ
đến hai khìa cạnh chất lượng trên một vài sản phẩm
xuất khẩu và sự đa dạng của và các quốc gia gia tăng
hàng xuất khẩu).


xuất

khẩu

sẽ

tăng

trưởng nhanh hơn sau
khi đạt đến một mức độ


15

nhất định của biên lợi
nhuận xuất khẩu.
8

Mania,

E., Dựa trên các ước tình dữ liệu Đa dạng hóa xuất khẩu

Rieber,

A., bảng trong giai đoạn 1995 - tạo điều kiện thuận lợi

(2019)

2015 để phân tìch và so sánh đa cho chuyển đổi cơ cấu
dạng hóa xuất khẩu ở ba mẫu và có lợi cho phát triển

quốc gia đang phát triển, bao và tăng trưởng kinh tế
gồm: Châu Mỹ Latinh, Châu thông qua tác động lan
Phi cận Sahara và các quốc gia tỏa cơng nghệ giữa các
Châu Á đang phát triển, từ đó ngành.

Tuy

nhiên,

xem xét lại chiến lược phát triển không phải tất cả các
kinh tế dựa trên đa dạng hóa giỏ hàng xuất khẩu đều
xuất khẩu bằng cách đặt câu hỏi mang lại tiềm năng tăng
về tình bền vững của một chiến trưởng và phát triển
lược này.

kinh tế như nhau. Chất
lượng của đa dạng hóa
xuất khẩu phải được
đánh giá dựa trên khả
năng phát triển cơ cấu
sản xuất của một quốc
gia. Hơn nữa, các chiến
lược quốc tế hóa doanh
nghiệp mới có thể ảnh
hưởng đến mối quan hệ
giữa đa dạng hóa xuất
khẩu và tăng trưởng
kinh tế.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)



16

Thông qua việc xem xét các nghiên cứu trước đây, hầu hết các nhà nghiên cứu
đều đồng ý với quan điểm cho rằng đa dạng hóa xuất khẩu thực sự có ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế (hay tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội), mà cụ thể hơn là
nếu một quốc gia càng đa dạng hóa xuất khẩu thí tổng sản phẩm quốc nội ghi nhận
được cũng sẽ càng tăng trưởng, nghĩa là đa dạng hóa xuất khẩu tác động cùng chiều
đến tổng sản phẩm quốc nội. Do vậy, giả thuyết được đặt ra ở đây là nếu xem xét
một số các quốc gia Châu Á được lựa chọn trong giai đoạn 1990 - 2019 thí đa dạng
hóa xuất sẽ tác động như thế nào đối với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội. Câu
hỏi này sẽ được trả lời thơng qua mơ hính và dữ liệu nghiên cứu được trính bày ở
các chương kế tiếp của bài nghiên cứu.


×