Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP áp DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.15 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
BỘ MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ
.………***………..

BÀI TẬP HỌC KỲ
ĐỀ SỐ: 17
PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI TRONG TƯ PHÁP
QUỐC TẾ VIỆT NAM

1


LỜI MỞ ĐẦU
Để điều chỉnh và giải quyết các quan hệ dân sự quốc
tế, một trong các cách phổ biến là quốc gia xây dựng
một hệ thống các quy phạm xung đột trong hệ thống
pháp luật của mình và trong các điều ước quốc tế mà
quốc gia đó là thành viên. Điều này cũng đồng nghĩa
với việc quốc gia thừa nhận và cho phép áp dụng luật
nước ngoài và tất nhiên đây là một đòi hỏi thực tế
khách quan đáp ứng việc củng cố, tăng cường và mở
rộng quan hệ đa phương, đa diện của quốc gia với
nước ngoài. Áp dụng luật nước ngoài là nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ dân sự
quốc tế, đảm bảo sự ổn định, củng cố và phát triển
hợp tác về mọi mặt trong giao lưu dân sự giữa các
quốc gia vì sự thịnh vượng chung của cả thế giới. Khác
với những quan hệ dân sự khơng có yếu tố nước
ngoài, chỉ cần áp dụng hệ thống pháp luật Việt Nam


để điều chỉnh; khi giải quyết những vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngồi, tư pháp quốc tế Việt Nam trong
1


nhiều trường hợp cần phải áp dụng pháp luật nước
ngoài. Để hiểu rõ hơn, tôi sẽ đi sâu vào phân tích đề
bài: “Phân tích các trường hợp áp dụng pháp
luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt
Nam”.

2


NỘI DUNG
I.

KHÁI QUÁT VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC
NGOÀI TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ VIỆT
NAM

1.Khái niệm áp dụng pháp luật nước ngoài
Áp dụng pháp luật nước ngoài là hoạt động thi hành
pháp luật quốc gia thông qua việc áp dụng quy định
của pháp luật nước ngoài nhằm điều chỉnh quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngồi.
2.Tiêu chí áp dụng pháp luật nước ngoài trong
hệ thống tư pháp Việt Nam
- Là quốc gia thành viên Điều ước quốc tế
- Công nhận việc áp dụng pháp luật quốc tế, thông

qua: Quy định của pháp luật quốc gia; sự thoả
thuận của các bên
- Các cơ quan tư pháp có thẩm quyền cần áp dụng
luật nước ngồi một cách thiện chí và đầy đủ. Điều
này được hiểu là áp dụng cả hệ thống luật nước
ngoài được viện dẫn , hệ thống luật nước ngoài
được cơ cấu như thế nào, bằng những loại nguồn
3


pháp luật nào đều phải được áp dụng mà không
được loại bỏ một cách tùy tiện;
- Pháp luật nước ngoài phải được giải thích và thực
thi về nội dung như ở chính nước nơi đó ban hành;
- Cơ quan tư pháp có thẩm quyền và cơ quan xét xử
có nhiệm vụ tìm hiểu và xác định nội dung qua
nghiên cứu văn bản pháp luật, qua thực tiễn hành
pháp, tư pháp , tập quán , tài liệu… của nước hữu
quan. Ngoài ra, có thể thơng qua con đường ngoại
giao, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự ở nước
ngoài của nhà nước mình, cũng như thơng qua các
tổ chức tư vấn, công ty luật hoặc cơ quan nghiên
cứu pháp lý để tìm hiểu luật nước ngồi một cách
tốt nhất phục vụ cho việc xét xử. Các bên đương sự
trong vụ việc cũng có quyền và trách nhiệm minh
chứng, viện dẫn giải thích, vận dụng trước cơ quan
xét xử để xác định nội dung đích thực của luật nước
ngồi để bảo vệ lợi ích của mình.
3.Ngun tắc áp dụng
4



- Quan hệ Tư pháp quốc tế với bản chất là quan hệ
dân sự nên một trong những nguyên tắc điển hình
đó là tơn trọng sự thỏa thuận. Do vậy nếu áp đặt
việc áp đặt phải áp dụng pháp luật của quốc gia thì
sẽ khơng dung hịa được lợi ích của các quốc gia có
liên quan. Điều này giúp điều chỉnh quan hệ tư pháp
quốc tế được khách quan và cơng bằng hơn, đảm
bảo tốt nhất lợi ích của cơng dân tham gia quan hệ
dân sự quốc tế.
- Việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không
trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong
trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng,
nếu sự thỏa thuận đó khơng trái với quy định của
Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước
ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước
ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật
5


nước ngồi, tập qn thương mại quốc tế đó khơng
trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam. (Khoản 2 điều 5 Luật Thương mại 2005)
II. Nội dung chính
1.Điều kiện để các pháp luật nước ngồi được

áp dụng trong tư pháp quốc tế Việt Nam
Điều kiện để pháp luật nước ngoài được áp dụng tại
Việt Nam được ghi nhận tại Điều 664, 668, 670 BLDS
2015, cụ thể:
“Điều 664. Xác định pháp luật áp dụng đối với
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi
1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngồi được xác định theo điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
hoặc luật Việt Nam.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam
có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật
áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi
được xác định theo lựa chọn của các bên.
6


3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng
theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì
pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên
hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngồi đó.”
“Điều 668. Phạm vi pháp luật được dẫn chiếu
đến
1. Pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm quy định về
xác định pháp luật áp dụng và quy định về quyền,
nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, trừ
trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì

quy định của pháp luật Việt Nam về quyền, nghĩa vụ
của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.
3. Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ
ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền,
nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được
áp dụng.

7


4. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ
luật này thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy
định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan
hệ dân sự, không bao gồm quy định về xác định pháp
luật áp dụng.”
“Điều 670. Trường hợp không áp dụng pháp luật
nước ngoài
1. Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không
được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái
với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;
b) Nội dung của pháp luật nước ngồi khơng xác định
được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo
quy định của pháp luật tố tụng.
2. Trường hợp pháp luật nước ngồi khơng được áp
dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì pháp luật
Việt Nam được áp dụng.”

8



Với các quy định này, nhìn chung pháp luật nước
ngồi sẽ được áp dụng tại Việt Nam nếu thoã mãn hai
điều kiện sau đây:
- Thứ nhất, pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng
trong những trường hợp được pháp luật quy định.
Cụ thể là pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng khi
Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy
định; hoặc pháp luật nước ngồi được áp dụng nếu
Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy
định các bên có quyền lựa chọn pháp luật áp dụng
đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Đây
được xem là điều kiện tiên quyết để Toà án xem xét
việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong một vụ
việc cụ thể. Mặc dù việc chấp nhận áp dụng pháp
luật nước ngồi hay khơng, chấp nhận áp dụng đối
với những quan hệ nào, hoàn toàn thuộc chủ quyền
của quốc gia. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền
9


của quốc gia, cụ thể ở đây là Toà án, không thể áp
dụng một cách tuỳ tiện cũng như từ chối áp dụng
một cách tuỳ tiện.
- Thứ hai, pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng nếu
thỏa mãn điều kiện nếu hậu quả của việc áp dụng
pháp luật nước ngoài không được trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Về bản

chất, điều kiện này đã kế thừa tinh thần của Điều
759 BLDS 2005, tuy nhiên cũng có sự thay đổi nhỏ.
Thay vì quy định “việc áp dụng hoặc hậu quả của
việc áp dụng không trái với các nguyên tắc của
pháp luật Việt Nam” thì điều luật mới chỉ quy định
về “hậu quả của việc áp dụng…”. Sự thay đổi này
khiến cho điều luật trở nên mạch lạc và dễ hiểu, dễ
áp dụng hơn so với cách quy định cũ.
Đây là điều kiện quan trọng nhằm bảo vệ ngun tắc
cơ bản của quốc gia có Tồ án khơng bị ảnh hưởng bởi
pháp luật nước ngồi. Bên cạnh điểm tiến bộ của
BLDS 2015 trong cách quy định về điều kiện này, vẫn
10


tồn tại những điểm chưa đồng nhất trong cách quy
định của các văn bản pháp luật Việt Nam. Cụ thể,
khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005 quy định: “Các
bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngồi
được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập
quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài,
tập quán thương mại quốc tế đó khơng trái với các
ngun tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”; hay
khoản 3 Điều 5 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định: “luật
nước ngồi có thể được áp dụng tại Việt Nam đối với
quan hệ hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải,
nếu luật đó khơng trái với các ngun tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam”. Thơng qua những điều luật trên
có thể thấy điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài
thứ hai này được thể hiện dưới nhiều hình thức và

cách quy định khác nhau ở mỗi văn bản pháp luật. Ở
BLDS 2015, điều kiện được ghi nhận là hậu quả của
việc áp dụng pháp luật nước ngồi khơng trái với các
ngun tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, thế nhưng
11


một số văn bản pháp luật chuyên ngành khác lại
khẳng định luật nước ngoài chỉ được áp dụng nếu bản
thân nội dung pháp luật nước ngồi đó khơng trái với
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Việc
quy định không đồng nhất như hiện nay sẽ dẫn đến
những cách hiểu và những cách vận dụng khác nhau
trên thực tế khi Toà án cần áp dụng pháp luật nước
ngoài. Vì vậy có thể xem đây là điểm chưa hợp lý
trong cách xây dựng các quy định pháp luật liên quan
đến vấn đề này.
2.Phân tích các trường hợp áp dụng pháp luật
nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt Nam
a.Trường hợp 1:
Vấn đề lẩn tránh pháp luật: Lẩn tránh pháp luật là
hiện tượng đương sự dùng những biện pháp cũng như
thủ đoạn để thoát khỏi hệ thống pháp luật đáng nhẽ
phải được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ của họ
và nhằm tới một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn
cho mình. Lẩn tránh pháp luật sẽ làm mất hiệu lực của
12


quy phạm xung đột. Và để lẩn tránh pháp luật, đương

sự có thể dùng nhiều biện pháp, thủ đoạn lẩn tránh
như: di chuyển trụ sở, thay đổi nơi cư trú, thay đổi
quốc tịch, chuyển động sản thành bất động sản...Ở
các nước khác nhau lại có các quan điểm khác nhau
về vấn đề này. Với Việt Nam, mọi hành vi lẩn tránh
pháp luật sẽ đều bị coi là hành vi phạm pháp, hành vi
đó ở Việt Nam khơng có ý nghĩa pháp lí.
b.Trường hợp 2:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng luật nước
ngoài khi các bên thỏa thuận trong hợp đồng dẫn
chiếu đến pháp luật nước ngoài. Trường hợp pháp luật
nước ngồi được áp dụng nhưng có cách hiểu khác
nhau:
Liên quan đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài
nhưng có nhiều cách hiểu khác nhau. Điều 667 BLDS
2015 quy định:
“Điều 667. Áp dụng pháp luật nước ngoài

13


Trường hợp pháp luật nước ngồi được áp dụng nhưng
có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự
giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó.”
Đây là quy định hồn tồn mới so với BLDS 2005 và là
một quy định hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc áp
dụng pháp luật nước ngoài. Việc Toà án áp dụng pháp
luật nước ngoài cần phải tuân thủ theo đúng cách
thức, tinh thần giải thích, áp dụng những quy định
pháp luật đó tại chính quốc gia nơi nó được ban hành.

Toà án Việt Nam khi áp dụng pháp luật nước ngồi
khơng được tuỳ tiện giải thích những quy định của
pháp luật nước ngoài theo nguyên tắc pháp luật Việt
Nam.Điều đó có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền
khơng thể dùng tư duy pháp lý, cách thức giải thích,
cách thức áp dụng của luật quốc gia mình để giải
thích và áp dụng pháp luật nước ngoài. Đây là nguyên
tắc chung được thừa nhận rộng rãi ở các nước. Khi Toà
án của mỗi nước áp dụng pháp luật nước ngoài mà áp
dụng theo cách hiểu riêng của mình thì sẽ dẫn đến hệ
14


quả là pháp luật nước ngồi khơng được áp dụng một
cách thống nhất, không bảo đảm giá trị của pháp luật.
Vì vậy ngun tắc này ràng buộc Tồ án của các nước
dù trong hoàn cảnh, điều kiện nào, ở quốc gia nào thì
việc áp dụng một hệ thống pháp luật nào đó phải ln
cho ra một kết quả giống như pháp luật đó được áp
dụng tại quốc gia đã ban hành. Nhằm khẳng định
nguyên tắc này, W. Goldschmidt, học giả người Đức đã
nhận xét “Nếu đối với pháp luật quốc gia, thẩm phán
tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật với tư
cách là một kiến trúc sư, thì đối với pháp luật nước
ngoài, thẩm phán chỉ là một nhiếp ảnh gia. Thẩm
phán áp dụng pháp luật quốc gia và dập khn pháp
luật nước ngồi.”
c. Trường hợp 3
Vấn đề dẫn chiếu: khi có sự xung đột giữa các hệ
thuộc luật trong các quy phạm xung đột của các nước

hoặc có sự khác biệt trong việc giải thích các hệ thuộc
luật của các nước có thể làm phát sinh dẫn chiếu. Vấn
15


đề này bao gồm hai nội dung là: Dẫn chiếu ngược, tức
là theo quy phạm xung đột mà cơ quan có thẩm
quyền áp dụng thì pháp luật nước ngồi cần được áp
dụng để giải quyết một quan hệ tư pháp quốc tế cụ
thể nhưng trong pháp luật nước ngồi đó lại có quy
phạm xung đột quy định áp dụng pháp luật của nước
có cơ quan có thẩm quyền; Dẫn chiếu đến pháp luật
của nước thứ ba, tức là theo quy phạm xung đột của
nước có cơ quan giải quyết tranh chấp thì pháp luật
của nước ngồi phải được áp dụng nhưng trong pháp
luật nước ngồi đó lại có quy phạm xung đột quy định
cần phải áp dụng pháp luật của nước thứ ba. Tuy
nhiên, dù là dẫn chiếu ngược hay dẫn chiếu đến pháp
luật của nước thứ ba cũng đều sẽ làm hạn chế hiệu
lực của quy phạm xung đột. Hiện nay trên thế giới có
hai luồng quan điểm về vấn đề dẫn chiếu này, luồng
quan điểm thứ nhất là chấp nhận dẫn chiếu (Việt Nam
theo quan điểm này) và luồng quan điểm thứ hai là
không chấp nhận dẫn chiếu.
16


d.Trường hợp 4
Trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài có nhiều
hệ thống pháp luật:

Trong q trình áp dụng pháp luật nước ngồi, Tồ án
có thể gặp tình trạng quy phạm xung đột dẫn chiếu
đến pháp luật nước ngoài nhưng tại quốc gia có hệ
thống pháp luật nước ngồi đó tồn tại các hệ thống
pháp luật khác nhau. Ví dụ, trong Nhà nước liên bang,
bên cạnh pháp luật của liên bang, mỗi một bang đều
có pháp luật của mình. Vì vậy đối với những Nhà nước
liên bang, ví dụ như Hoa Kỳ, cần xác định quy phạm
xung đột dẫn chiếu đến pháp luật của liên bang hay
pháp luật của tiểu bang? Về nguyên tắc, xung đột
pháp luật được nghiên cứu trong Tư pháp quốc tế dưới
góc độ chọn luật áp dụng giữa các hệ thống pháp luật
của các quốc gia có chủ quyền. Do đó, cần tơn trọng
các ngun tắc giải quyết xung đột pháp luật trong
nội bộ của các quốc gia đối với các nhà nước liên bang
và đối với các quốc gia cho phép tồn tại nhiều hơn
17


một hệ thống pháp luật. Trong trường hợp này, việc
xác định hệ thống pháp luật nào được áp dụng cần
tuân theo nguyên tắc xác định pháp luật do chính
quốc gia nước ngồi đó quy định. Vấn đề này được ghi
nhận tại Điều 669 BLDS 2015 quy định:
“Điều 669. Áp dụng pháp luật của nước có nhiều
hệ thống pháp luật
Trường hợp pháp luật của nước có nhiều hệ thống
pháp luật được dẫn chiếu đến thì pháp luật áp dụng
được xác định theo nguyên tắc do pháp luật nước đó
quy định.”

Đây là một quy định mới được đưa vào BLDS 2015 và
là quy định phù hợp với Tư pháp quốc tế của nhiều
nước nói chung và Tư pháp quốc tế Việt Nam nói
riêng.
e.Trường hợp 5
Có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp
dụng pháp luật nước ngoài:

18


Trong trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài mà
quy định pháp luật của nước đó dẫn chiếu trở lại pháp
luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam; nếu
pháp luật của nước đó dẫn chiếu đến pháp luật của
nước thứ ba thì áp dụng pháp luật của nước thứ ba.
Hoạt động thi hành pháp luật trong nước (dân sự, hơn
nhân và gia đình hoặc lao động) của các chủ thể hữu
quan nhằm đạt được những yêu cầu mà pháp luật đặt
ra trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự - kinh tế thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động.

19


LỜI KẾT CUỐI
Thiết nghĩ áp dụng pháp luật nước ngoài trobg tư
pháp quốc tế Việt Nam là vấn đề cần chú trọng bởi
việc áp dụng pháp luật nước ngoài trên cơ sở dẫn
chiếu của quy phạm xung đột có thể bảo vệ tốt hơn
quyền và lợi ích chính đáng của các bên tranh chấp.

Song song với đó, khi áp dụng pháp luật nước ngoài
để giải quyết vấn đề phát sinh cần phải luôn gắn với
việc bảo đảm độc lập, chủ quyền, bình đẳng và tồn
vẹn lãnh thổ quốc gia; bảo đảm sự an ninh, ổn định
chế độ xã hội chủ nghĩa và nền tảng pháp luật của
nhà nước ta.

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp
quốc tế, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội, 2019;
2. Luật thương mại 2005
3. Bộ luật dân sự 2005
4. Bộ luật dân sự 2015

21



×