Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu T_M T_T CH__NG V pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.91 KB, 2 trang )

Lê Thu Huyền_BM Mác-Lênin, KHCB
TÓM TẮT CHƯƠNG V: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
• Các khái niệm liên quan
- Thị trường: tổng hoà của các quan hệ trao đổi giữa những người sản xuất và tiêu dùng hàng hoá (cơ
cấu và nơi để tiến hành lưu thông hàng hoá)
- Cấu trúc thị trường:
+ Nhóm nhân tố chủ thể thị trường: Các doanh nghiệp, các cá nhân, các đoàn thể xã hội có tư cách pháp
nhân kinh tế độc lập.
+ Nhóm yếu tố khách thể: Các sản phẩm hữu hình, vô hình, được trao đổi qua thị trường.
+ Nhóm yếu tổ trung gian: giá cả, cạnh tranh, cung cầu, thông tin, người giao dịch, cơ quan trọng tài… làm
cầu nối giữa các chủ thể thị trường
 Các yếu tố phải đồng bộ thì thị trường mới vận hành thông suốt.
- Vai trò của thị trường
+ Chức năng môi giới: các chủ thể hành vi kinh tế liên hệ với nhau thông qua thị trường.
+ Chức năng phân phối và hướng dẫn sử dụng tài nguyên: Dựa vào tín hiệu thị trường, các chủ thể hành vi
kinh tế thay đổi phương thức phân phối và sử dụng tài nguyên.
+ Chức năng điều tiết và cân đối: cạnh tranh và sức ép của thị trường cũng như sự thôi thúc về lợi ích buộc
các chủ thể hành vi kinh tế điều tiết mâu thuẫn giữa cầu xã hội và cung xã hội.
+ Chức năng mạnh được yếu thua: Trong cạnh tranh, hành vi kinh tế nào đạt hiệu quả sẽ tồn tại, hành vi
kém hiệu quả sẽ bị đào thải.
- Kinh tế thị trường: Phương thức vận hành kinh tế lấy cơ chế thị trường làm nguồn phân bổ tài
nguyên xã hội và điều tiết các quan hệ kinh tế.
- Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hoá:
+ Thống nhất: KTTT và KTHH đều dựa trên sự phân công lao động xã hội và chế độ sở hữu khác nhau làm
cơ sở, quan hệ trao đổi là quan hệ hàng hoá-tiền tệ, lấy việc theo đuổi giá trị làm mục đích.
+ Khác biệt: KTHH là khái niệm đối lập với kinh tế tự nhiên, còn KTTT là khái niệm đối ứng với kinh tế
kế hoạch.
 KTTT là nền KTHH phát triển cao (Khi nền KTHH lấy khoa học kĩ thuật hiện đại làm cơ sở, sản
xuất xã hội hoá cao độ cấu thành sức sản xuất chủ yếu của xã hội)
- Nền kinh tế thị trường: Nền kinh tế có các đặc trưng cơ bản sau:
+ Đa dạng hoá các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh.


Quyền tự do kinh doanh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp được tôn trọng.
+ Các yếu tố sản xuất (Vốn, lao động, vật tư, nguyên liệu…) và các sản phẩm tạo ra đều trở thành hàng hoá
được lưu thông tự do trên thị trường.
+ Hệ thống thị trường với các quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh… là yếu tố trực tiếp
tác động, điều tiết hoạt động của các chủ thể kinh tế, làm cơ sở cho sự phân bổ các nguồn lực thị trường.
+ Nhà nước quản lý nền kinh tế, điều tiết, tác động các hoạt động của các chủ thể kinh tế bằng luật pháp, cơ
chế, chính sách, công cụ điều tiết vĩ mô, lực lượng kinh tế của nhà nước.
- Kinh tế thị trường TBCN và KTTT định hướng XHCN:
+ KTTT TBCN mang một số đặc điểm: cực đoan (coi tất cả những thứ bán được và có người mua là hàng
hoá); phân phối ưu tiên cho số ít (các ông chủ tư bản), số đông chịu bất lợi; nền kinh tế có thể quân sự hoá
cao độ (tăng chi tiêu chính phủ để kích cầu, chống suy thoái kinh tế.vd: sự xuất hiện của CN phát xít sau
Khủng hoảng 29-33); kinh doanh trong KTTT coi trọng lợi nhuận hơn môi trường.
+ KTTT phi TBCN khai thác mặt tốt của cơ chế thị trường (cạnh tranh, năng động, phát triển KHCN), hạn
chế những mặt tiêu cực của KTTT. KTTT XHCN hoặc định hướng XHCN là phương tiện để đạt được mục
tiêu xây dựng CNXH (Mô hình Liên Xô: phi thị trường  sụp đổ)
+ Việt Nam: nước đang phát triển thu nhập thấp đã chuyển đổi mô hình xây dựng CNXH của mình (thay
đổi phương tiện, ko thay đổi mục tiêu): ĐH VI xác định xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, chuyển
từ cơ chế KHH TT QL, BC sang cơ chế thị trường. Các ĐH VII, VIII, IX, X hoàn thiện mô hình kinh tế
tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN: KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa.
K5 A4, A5, A10, A14
1
Lê Thu Huyền_BM Mác-Lênin, KHCB
• So sánh tư duy kinh tế của Đảng ta trước và sau Đổi mới:
Quan niệm về… Trước Đổi mới Sau Đổi mới
Chế độ sở hữu trong CNXH
CNXH chỉ có một chế độ sở hữu là
chế độ công hữu về tất cả các tư liệu
sản xuất (gồm sở hữu toàn dân và sở
hữu tập thể)
Có ba chế độ sở hữu là toàn dân, tập

thể, tư nhân, trên cơ sở đó hình
thành nhiều hình thức sở hữu và
nhiều thành phần kinh tế (ktế NN,
KT tập thể, KT tư nhân gồm cá thể,
tiểu chủ, tư bản tư nhân…)
Xây dựng CNXH là…
Xây dựng QHSX XHCN nhanh
chóng hoàn thành cải tạo những
thành phần kinh tế phi XHCN như
kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá
thể tiểu chủ
Ưu tiên phát triển lực lượng sản
xuất; cải tạo QHSX cũ, xây dựng
QHSX mới nhất thiết phải phù hợp
với từng bước phát triển của LLSX
Thành phần kinh tế trong
CNXH
Hai thành phần kinh tế: kinh tế quốc
doanh và kinh tế tập thể ngay từ đầu
là nền tảng của nền kinh tế quốc
dân. Xoá bỏ các thành phần kinh tế
phi XHCN.
Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần, làm cho kinh tế nhà nước và
kinh tế tập thể ngày càng trở thành
nền tảng vững chắc phải trải qua một
quá trình lâu dài xây dựng và phát
triển; khuyến khích các thành phần
kinh tế tư nhân.
Vai trò của Nhà nước trong

nền kinh tế
Nhà nước chỉ huy toàn bộ nền kinh
tế theo một kế hoạch tập trung,
thống nhất với những chỉ tiêu pháp
lệnh có tính áp đặt từ trên xuống.
Tuyệt đối hoá vai trò của kế hoạch,
coi thường thị trường
Phân biệt rõ chức năng quản lý nhà
nước về kinh tế và vai trò chủ sở hữu
tài sản công của Nhà nước với chức
năng quản lý kinh doanh của doanh
nghiệp.
Thừa nhận thị trường vừa là căn cứ,
vừa là đối tượng của kế hoạch; kế
hoạch mang tính định hướng vĩ mô,
thị trường giữ vai trò trực tiếp hướng
dẫn các đơn vị kinh tế hoạt động.
Hình thức phân phối trong
CNXH
Thừa nhận duy nhất hình thức phân
phối theo lao động.
Cho rằng công bằng xã hội thể hiện
trong chủ nghĩa bình quân.
Ngăn cấm làm giàu cá nhân.
Thực hiện nhiều hình thức phân
phối: Lấy phân phối theo kết quả lao
động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu,
đồng thời phân phối dựa theo mức
đóng góp các nguồn lực khác vào
sản xuất kinh doanh và phân phối

thông qua phúc lợi xã hội.
Công bằng xã hội là phân phối hợp
lý tư liệu sản xuát và kết quả sản
xuất, tạo điều kiện cho mọi người có
điều kiện phát triển và sử dụng năng
lực của mình.
Khuyến khích làm giàu hợp pháp,
thực hiện xoá đói giảm nghèo và hạn
chế phân hóa giàu-nghèo trong xã
hội.
K5 A4, A5, A10, A14
2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×