Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Kế hoạch dạy học Môn Khoa học tự nhiên 6 HK1 Chân trời sáng tạo HỌC KÌ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.86 MB, 99 trang )



[KẾ HOẠCH DẠY
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
HỌC]
CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Học Kì I
Năm học 2021 - 2022

[]

0



BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn Khoa học tự nhiên - Lớp 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
- Trình bày được vai trị của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về khái niệm và vai
trò của khoa học tự nhiên
 HS đọc trước nội dung bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên SGK/tr. 6
 HS làm bài tập 1, 2 SGK/tr 7 sau khi học xong bài 1
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về khái niệm khoa
học tự nhiên, trình bày được vai trị của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.


 HS hợp tác thảo luận nhóm hồn thành phiếu học tập
 Nhiệt tình chia sẻ ý kiến cá nhân, đóng góp ý kiến cho tập thể
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận hiệu quả với các thành viên trong nhóm
để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
HS vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên, kinh nghiệm sống để trả lời câu hỏi thực tiễn
sau:
 Kể tên một số hoạt động trong thực tế có đóng góp vai trị của khoa học tự nhiên
 Hệ thống tưới nước tự động được bà con nông dân lắp đặt để tưới tiêu quy mơ lớn. hãy
cho biết vai trị nào của khoa học tự nhiên trong hoạt động đó?
b. Năng lực đặc thù

1.1

Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên

1.1

Kể tên được một số hoạt động trong thực tế có đóng góp của khoa học tự nhiên

1.2

Trình bày được vai trị của khoa học tự nhiên trong cuộc sống

3.1 Nhận ra đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học, đối tượng nghiên cứu của chúng là gì.
3. Về phẩm chất:
- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập môn khoa học tự nhiên
- Có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
- Có ý thức trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
- Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy
hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu.
1



- Phấn, bảng, phiếu học tập, máy chiếu.
- Học liệu: SGK, bài giảng điện tử.
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động (03 phút)
a. Mục tiêu
- Giới thiệu chủ đề cho học sinh,
- Giúp học sinh huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã học và các kinh nghiệm trong cuộc sống
để tìm hiểu các vấn đề được nghiên cứu trong chủ đề qua đó kích thích sự tị mị, mong
muốn tìm hiểu bài học mới.
b. Tổ chức dạy học:
- GV: chiếu clip Nghiên cứu vaccin Covid – 19

/>GV: Hoạt động nghiên cứu vaccin phòng chống Covid – 19 có phải là hoạt động nghiên cứu
khoa học?
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới. (37 phút)
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm khoa học tự nhiên (17 phút)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành năng lực:
1.1

Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên

3.1

Nhận ra đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học, đối tượng nghiên cứu của chúng là gì.


b. Nội dung.
- HS quan sát hình 1.1 – 1.6 Sgk và thảo luận để rút ra được đâu là hoạt động nghiên cứu
khoa học, đối tượng nghiên cứu của chúng là gì.
- HS nghiên cứu thơng tin trang 6 Sgk, trả lời câu hỏi để rút ra được khái niệm khoa học tự
nhiên
c. Sản phẩm.
- Những hoạt động mà con người chủ động tìm tịi, khám phá ra tri thức khoa học là hoạt
động nghiên cứu khoa học.
- Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự
nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường.
d. Tổ chức thực hiện.
* GV chiếu hình ảnh 1.1 – 1.6 Sgk (dạy học trực quan, hoạt động nhóm đơi)
2



- GV u cầu HS thảo luận nhóm đơi trong 3 phút để trả lời câu hỏi số 1, trang 6 Sgk.
- GV điều khiển các nhóm trả lời, bổ sung
- GV kết luận và dẫn dắt học sinh đến khái niệm hoạt động nghiên cứu khoa học.
* GV hỏi: (Phương pháp hỏi - đáp)
- Câu hỏi:
+ Đối tượng của hoạt động nghiên cứu khoa học là gì?
+ Nghiên cứu các đối tượng đó nhằm mục đích gì?
+ Vậy khoa học tự nhiên là gì?
- HS trả lời
- GV kết luận khái niệm khoa học tự nhiên, lưu ý thêm cho HS về khái niệm nhà khoa học
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vai trị của khoa học tự nhiên (20 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS hình thành.
1.1


Kể tên được một số hoạt động trong thực tế có đóng góp của khoa học tự nhiên

1.2
Trình bày được vai trị của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
b.Nội dung
- HS quan sát hình 1.7 – 1.10 sgk và một số hình ảnh, thảo luận để rút ra được vai trò của
khoa học tự nhiên trong cuộc sống
- HS suy nghĩ, thảo luận để nêu được các hoạt động có đóng góp của khoa học tự nhiên
trong cuộc sống
c. Sản phẩm.
- Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên; ứng dụng công nghệ vào cuộc
sống, sản xuất, kinh doanh; chăm sóc sức khỏe con người; bảo vệ mơi trường và phát triển
bền vững.
- Thủy điện, sản xuất thuốc chữa bệnh, trồng rau thủy canh…
d. Tổ chức thực hiện.
* GV chia lớp thành 6 nhóm, u cầu quan sát hình ảnh và thảo luận nhóm trong vịng
5 phút để hồn thành phiếu học tập số 1.
- GV điều khiển các nhóm thảo luận, trình bày, nhận xét
- GV kết luận về vai trò của khoa học tự nhiên
* GV sử dụng kĩ thuật tia chớp yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế có đóng góp vai trị của khoa học tự nhiên?
- HS trả lời nhanh, ngắn gọn
- GV kết luận
Hoạt động 3: Củng cố (03 phút)
a. Mục tiêu: Giúp Hs hình thành năng lực (3.1)
3.1
Vận dụng kiến thức bài học nhận biết hoạt động nghiên cứu khoa học.
b. Nội dung:
- HS làm bài tập 1,2 trong SGK/7
c. Sản phẩm:

1. Đáp án B.
2. Đáp án D.
3



d. Tổ chức thực hiện:
- Gv cho học sinh trả lời cá nhân.
Hoạt động 4: Vận dụng (2 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS hình thành
3.1
Vận dụng kiến thức bài học giải thích vấn đề thực tế.
b. Nội dung.
- Hệ thống tưới nước tự động được bà con nông dân lắp đặt để tưới tiêu quy mô lớn. hãy cho

biết vai trò nào của khoa học tự nhiên trong hoạt động đó?
c. Sản phẩm.
- Ứng dụng khoa học tự nhiên trong sản xuất, kinh doanh
d. Tổ chức thực hiện.
- GV cho HS trả lời cá nhân
IV. Hồ sơ dạy học
1. Nội dung cốt lõi (ghi bài)
a. Khoa học tự nhiên
- Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự
nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường.
b. Vai trò của khoa học tự nhiên
- Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên
- Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh
- Chăm sóc sức khỏe con người
- Bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững.

2. Hồ sơ khác
Phiếu học tập số 1
Thảo luận nhóm trong 5 phút, hãy cho biết vai trò của khoa học tự nhiên thể hiện trong các
hình sau:

a. Trồng dưa lưới

b. Sản xuất phân bón

c. Sản xuất điện

e. Sản xuất vaccin
f. Nông nghiệp CNC
d. Nguyệt thực
a………………………………………
d…………………………………………..
b………………………………………
e…………………………………………..
c………………………………………
f……………………………………………
4



BÀI 2: CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Phân biệt được các lĩnh vực khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
- Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.

2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về các lĩnh vực của
khoa học tự nhiên, đối tượng nghiên cứu của mỗi lĩnh vực; nhận biết được vật sống, vật
không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
 HS đọc trước nội dung bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên SGK/tr. 8
 HS làm bài tập 1, 2, 3 SGK/tr 10 sau khi học xong bài 2
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng u cầu, nhanh và trình bày kết
quả của nhóm trước lớp.
 HS hợp tác thảo luận nhóm hồn thành phiếu học tập
 Nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác, biết góp ý, xây dựng, biết lắng nghe và
tiếp thu sự góp ý của các bạn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
HS vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên, kinh nghiệm sống để trả lời câu hỏi thực tiễn
sau:
 Một chú robot có thể cười, nói và hành động như một con người. Vậy robot là vật sống
ha vật không sống?
b. Năng lực đặc thù
1.1

Nêu được đặc điểm của vật sống

1.1

Nêu được đặc điểm của vật không sống

1.3

Phân biệt được đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực của khoa học tự nhiên


1.3

Phân biệt được vật sống và vật không sống
Nhận ra được các lĩnh mực của khoa học tự nhiên thơng qua các thí nghiệm trong
3.1
sgk.
3. Về phẩm chất:
- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí thơng tin; có ý chí vượt
qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
- Trung thực, cẩn thận và trách nhiệm trong q trình thực hiện thí nghiệm theo sgk.
- Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy
hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Phấn, bảng, máy chiếu, phiếu học tập.
5



- Dụng cụ thí nghiệm: nước vơi trong, khí CO2, quả địa cầu, đèn pin.
- Học liệu: SGK, bài giảng điện tử.
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động (05 phút)
a. Mục tiêu
- Giới thiệu chủ đề cho học sinh,
- Giúp học sinh huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã học và các kinh nghiệm trong cuộc sống
để tìm hiểu các vấn đề được nghiên cứu trong chủ đề qua đó kích thích sự tị mị, mong
muốn tìm hiểu bài học mới.
b. Tổ chức dạy học:
- GV: Tổ chức trị chơi giải ơ chữ về một số lĩnh vực của khoa học tự nhiên
- GV chiếu ô chữ, cho HS chọn ô chữ. Mỗi ô chữ hàng ngang ứng với một câu hỏi. HS trả

lời câu hỏi để giải ô chữ.
+ Một lĩnh vực của khoa học tự nhiên nghiên cứu về hành tinh của chúng ta?
+ Một lĩnh vực của khoa học tự nhiên nghiên cứu về các hành tinh trên bầu trời?
+ Một lĩnh vực của khoa học tự nhiên nghiên cứu về các vật sống?
- GV dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới. (85 phút)
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các lĩnh vự khoa học tự nhiên (45 phút)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành năng lực:
1.
Phân biệt được đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực của khoa học tự nhiên
3
3.
Nhận ra được các lĩnh mực của khoa học tự nhiên thơng qua các thí nghiệm trong sgk.
1
b. Nội dung.
- HS thực hiện và quan sát 4 thí ngiệm sgk/8 nhận ra được các lĩnh vực khoa học tự nhiên
- HS thảo luận để phân biệt được đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh vực
c. Sản phẩm.
- Vật lí học, hố học, sinh học, thiên văn học.
- Vật lí học nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi; Hóa
học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng; Sinh học nghiên cứu về các vật sống, mối
quan hệ với nhau và với môi trường; Khoa học trái đất nghiên cứu về trái đất và bầu khí
quyển; Thiên văn học nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu
trời.
d. Tổ chức thực hiện.
* GV Sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột
- GV chia lớp thành 4 nhóm, có nhóm trưởng và thư kí.
- GV nêu 4 thí nghiệm trang 8 sgk và u cầu các nhóm dự đốn kết quả, lĩnh vực khoa học
tự nhiên của 4 thí nghiệm vào tờ giấy A4 trong 3 phút. Các nhóm nêu lên ý kiến của mình
trước lớp.

- GV cho các nhóm thực hiện thí nghiệm 1,2,4 và quan sát video thí nghiệm 3.
6




/>- Các nhóm thực hiện thí nghiệm, thảo luận trong 10 phút hoàn thành phiếu học tập số 1
- GV điều khiển các nhóm báo cáo, nhận xét.
- GV kết luận.
* GV cho HS hoạt động nhóm đơi, quan sát hình ảnh 2.3 – 2.8sgk để trả lời câu hỏi vận
dụng trang 9 sgk trong 3 phút:
- GV điều khiển các nhóm trình bày kết quả và thảo luận
- GV kết luận
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về vật sống và vật khơng sống (40 phút)
b. Mục tiêu: Giúp HS hình thành.
1.1

Nêu được đặc điểm của vật sống

1.1

Nêu được đặc điểm của vật không sống

1.3
Phân biệt được vật sống và vật khơng sống
b.Nội dung
- HS quan sát hình 2.9 – 2.12 sgk và hoàn thành phiếu học tập số 2 để nhận biết đặc điểm
vật sống, vật không sống.
- HS thảo luận nhóm phân biệt vật sống, vật khơng sống.
c. Sản phẩm.

- Vật sống và vật không sống khác nhau ở sự trao đổi chất, khả năng sinh trưởng, phát triển,
sinh sản.
- Vật sống có sự trao đổi chất với mơi trường bên trong và ngồi cơ thể, có khả năng sinh
trưởng, phát triển, sinh sản; Vật khơng sống khơng có sự trao đổi chất, khơng có khả năng
sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
d. Tổ chức thực hiện.
* GV sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đơi
- GV u cầu HS quan sát hình 2.9 – 2.12 sgk, thảo luận 5 phút hoàn thành phiếu học tập
số 2
- GV điều khiển các nhóm thảo luận.
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Củng cố (07 phút)
a. Mục tiêu: Giúp Hs hình thành năng lực
1.
1

Kể tên một số hoạt động trong thực tế liên quan đến các lĩnh vực khoa học tự nhiên.
7



3.
Vận dụng kiến thức bài học phân biệt vật sống, vật không sống.
1
b. Nội dung:
- HS làm bài tập 1,2,3 trong SGK/10
c. Sản phẩm:
1.
a/ Vật lí học: đạp xe
b/ Hóa học: lên men rượu

c/ Sinh học: sản xuất phân vi sinh
d/ Khoa học trái đất: dự báo thời tiết
e/ Thiên văn học: quan sát nguyệt thực, dự báo sao băng…
2. Đáp án C
3.
- Đối tượng nghiên cứu của khoa học về sự sống: vật sống
- Đối tượng nghiên cứu của khoa học vật chất: vật không sống.
d. Tổ chức thực hiện:
- Gv cho học sinh trả lời cá nhân.
Hoạt động 4: Vận dụng (3 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS hình thành
3.1

Vận dụng kiến thức bài học giải thích vấn đề thực tế.

b. Nội dung.
- Một chú robot có thể cười, nói và hành động như một con người. Vậy robot là vật sống
hay vật khơng sống ? vì sao?
c. Sản phẩm.
- Robot là vật khơng sống. Robot khơng có sự trao đổi chất; khơng có khả năng sinh trưởng,
phát triển và sinh sản.
d. Tổ chức thực hiện.
- GV cho HS trả lời cá nhân
IV. Hồ sơ dạy học
1. Nội dung cốt lõi (ghi bài)
a. Lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
- Vật lí học nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi.
- Hóa học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng.
- Sinh học nghiên cứu về các vật sống, mối quan hệ với nhau và với môi trường.
- Khoa học trái đất nghiên cứu về trái đất và bầu khí quyển.

- Thiên văn học nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu trời.
b. Vật sống và vật không sống
- Vật sống có sự trao đổi chất với mơi trường bên trong và ngồi cơ thể, có khả năng sinh
trưởng, phát triển, sinh sản.
- Vật khơng sống khơng có sự trao đổi chất, khơng có khả năng sinh trưởng, phát triển và
sinh sản.
3. Hồ sơ khác
Phiếu học tập số 1

8



Quan sát thí nghiệm 1,2,3,4 sgk, thảo luận hồn thành bảng và trả lời các câu hỏi sau trong
thời gian 10 phút:
Tên thí nghiệm
Kết quả
Lĩnh vực khoa học
Thí nghiệm 1
Thí nghiệm 2
Thí nghiệm 3
Thí nghiệm 4
Câu hỏi:
1/ Dựa vào bảng trên hãy cho biết khoa học tự nhiên gồm những lĩnh vực nào?
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
2/ Đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh vực là gì?
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….
Phiếu học tập số 2
Quan sát hình 2.9 – 2.12 sgk, thảo luận nhóm trong 5 phút hồn thành bảng và trả lời câu hỏi sau:

Tên
Vật sống
Vật không sống
Con gà
Cây cà chua
Đá sỏi
Máy tính
Dựa vào đặc điểm nào để em xếp các vật vào nhóm vật sống hay vật khơng sống?
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….

BÀI 3: QUY ĐỊNH AN TỒN TRONG PHỊNG THỰC HÀNH
GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO – SỬ DỤNG KÍNH LÚP VÀ KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

Thời gian thực hiện: 4 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Nêu được các quy định an tồn khi học trong phịng thực hành.
9



- Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phịng thực hành.
- Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an tồn trong phịng thực hành.
- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp khi học tập môn Khoa học tự

nhiên.
- Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu các quy định an tồn
trong phịng thực hành; cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiển
vi quang học trong phịng thực hành.
 HS đọc trước nội dung bài 3: Quy định an tồn trong phịng thực hành. Giới thiệu một
số dụng cụ đo – sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học SGK/tr. 11
 HS làm bài tập 1, 2, 3,4,5,6 SGK/tr 17 sau khi học xong bài 3
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo yêu cầu.
 HS hợp tác thảo luận nhóm hồn thành phiếu học tập
 Nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác, biết góp ý, xây dựng, biết lắng nghe và
tiếp thu sự góp ý của các bạn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để giải
quyết vấn đề trong bài học và hồn thành nhiệm vụ học tập.
HS vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên, kinh nghiệm sống để thực hiện các nhiệm vụ
sau:
 Thực hành đo khối lượng và thể tích hòn đá bằng cách sử dụng cân đo và cốc chia độ.
 Thực hành các bước sử dụng kính lúp để quan sát mẫu vật.
 Thực hành các bước sử dụng kính hiển vi để quan sát tiêu bản.
b. Năng lực đặc thù

10



1.1

Nêu được những điều phải làm trong phòng thực hành


1.1

Nêu được những điều khơng được làm trong phịng thực hành.

1.1

Kể tên được một số dụng cụ đo thường gặp.

1.1

Nêu được tác dụng của một số dụng cụ đo thường gặp.

1.2

Trình bày được ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trong phịng thực hành

1.2

Trình bày được cách sử dụng của một số dụng cụ đo thường gặp và quy trình đo.

1.2

Trình bày được cấu tạo và cách sử dụng kính lúp.

1.2

Trình bày được cách sử dụng kính hiển vi.

1.3


Đọc và Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phịng thực hành.

1.3

Phân tích được cơng dụng của kính lúp.

1.3

Phân tích được cơng dụng của kính hiển vi.

1.3

Phân biệt được bộ phận cơ học và quang học trong cấu tạo kính hiển vi.

2.4

Thực hành được các bước đo khối lượng, thể tích hịn đá; các bước sử dụng kính
lúp; các bước sử dụng kính hiển vi.

3.1

Giải thích được tại sao phải dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mơ tả bằng chữ.

3. Về phẩm chất:
- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong q trình học tập, nghiêm túc trong phịng thực hành.
- Ý thức cao trong việc thực hiện nghiêm túc các quy định an tồn trong phịng thực hành,
bảo quản kính lúp, kính hiển vi.
- Biết chủ động và gương mẫu hồn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy
hoạt động chung.

- Trung thực và cẩn thận trong quá trình làm thực hành.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Phấn, bảng, máy chiếu, phiếu học tập.
- Bảng quy định trong phòng thực hành, một số dụng cụ đo (nhiệt kế, pippet, ống đong…),
kính lúp, kính hiển vi, tiêu bản nhuộm màu, lá cây.
- Học liệu: SGK, bài giảng điện tử.
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động (03 phút)
a. Mục tiêu
- Giới thiệu chủ đề cho học sinh.
- Giúp học sinh huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã học và các kinh nghiệm trong cuộc sống
để tìm hiểu các vấn đề được nghiên cứu trong chủ đề qua đó kích thích sự tị mị, mong
muốn tìm hiểu bài học mới.
b. Tổ chức dạy học:

11



- GV: Tại sao phải thực hiện các quy định an tồn trong phịng thực hành? Làm sao để đo
được kích thước, khối lương, nhiệt độ… của một vật thể? Muốn quan sát những vật có kích
thước nhỏ và rất nhỏ, chúng ta dùng dụng cụ nào?
- GV dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới. (135 phút)
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các quy định an tồn khi học trong phịng thực hành (15 phút)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành năng lực:
1.1

Nêu được những điều phải làm trong phòng thực hành


1.1

Nêu được những điều khơng được làm trong phịng thực hành.

b. Nội dung.
- HS quan sát hình 3.1 a,b,c sgk và thảo luận nhóm để rút ra được những điều khơng được
làm trong phịng thực hành.
- HS quan sát hình 3.1 d sgk và thảo luận nhóm để rút ra được những điều phải làm trong
phịng thực hành.
c. Sản phẩm.
- Những điều khơng được làm: ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành; tóc thả dài,
đi giày dép cao gót; tự làm các thí nghiệm khi chưa có sự đồng ý của giáo viên; nếm thử các
hóa chất, làm hư hỏng các dụng cụ, vật mẫu thực hành; cầm và lất hóa chất bằng tay.
- Những điều phải làm: cặp, túi, ba lơ phải để đúng nơi quy định. Có đầy đủ các dụng cụ bảo
hộ như kính bảo vệ mắt, găng tay lấy hóa chất, khẩu trang thí nghiệm, áo quần bảo hộ thích
hợp.. khi làm thí nghiệm, thực hành; chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự
hướng dẫn giám sát của GV; thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết
bị trong phịng thực hành để đảm bảo an tồn tuyệt đối khi làm thí nghiệm; thực hiện đúng
nội quy phịng thực hành, hiểu rõ các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành; biết cách sử
dụng các thiết bị chữa cháy có trong phịng thực hành; rửa tay thường xun để tránh dính
hóa chất; thơng báo ngay với GV khi gặp các sự cố mất an toàn như bị đứt tay, hóa chất bắn
vào mắt, bỏng hóa chất, bỏng nhiệt, làm vỡ dụng cụ thủy tinh, gây đổ hóa chất, cháy nổ,
chập điện…
d. Tổ chức thực hiện.
* GV Sử dụng kĩ thuật phịng tranh
- GV chia lớp thành 10 nhóm (mỗi nhóm 4-5 HS)
- GV chiếu hình 3.1 sgk, u cầu HS thảo luận nhóm trong 5 phút để hồn thành phiếu học
tập số 1
- GV cho các nhóm treo sản phẩm quanh phòng học, phát phiếu nhận xét cho các nhóm để
nhận xét các nhóm khác.

- GV cho thảo luận.
- GV kết luận.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về một số kí hiệu cảnh báo trong phịng thực hành. (30 phút)
c. Mục tiêu: Giúp HS hình thành.
1.2

Trình bày được ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trong phịng thực hành

1.3

Đọc và Phân biệt được các kí hiệu cảnh
12 báo trong phịng thực hành.

3.1

Giải thích được tại sao phải dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mơ tả bằng chữ.



b.Nội dung
- HS quan sát hình 3.2 sgk và hồn thành phiếu học tập số 2 để biết được ý nghĩa của các kí
hiệu cảnh báo trong phịng thực hành.
- HS phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phịng thực hành thơng qua trị chơi đuổi
hình bắt chữ.
- HS giải thích được tại sao phải dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ.
c. Sản phẩm.
- Chất dễ cháy; tránh gần các nguồn lửa gây nguy hiểm cháy nổ; Chất ăn mịn: khơng để dây
ra kim loại, các vật dụng hoặc cơ thể; Chất độc cho mơi trường: khơng tải ra mơi trường
nước, khơng khí, đất; Chất độc sinh học: tác nhân virus, vi khuẩn nguy hiểm, khơng đến
gần; Nguy hiểm về điện: tránh xa; Hóa chất độc hại: hóa chất độc với cơ thể, chỉ dùng để thí

nghiệm; Chất phóng xạ: nguồn phóng xạ gây nguy hiểm cho sức khỏe; Cấm sử dụng nước
uống: nước dùng cho thí nghiệm, khơng phải để uống; Cấm lửa: khu vực dễ xảy ra cháy, cẩn
thận với nguồn lửa; Nơi có bình chữa cháy: khu vực có bình chữa cháy, lưu ý sử dụng khi
có cháy; Lối thốt hiểm: chỗ thoát hiểm khi gặp sự cố hỏa hoạn..
- Phân biệt, nhớ được ý nghĩa của các kí hiệu.
- Để có thể tạo sự chú ý mạnh và dễ quan sát.
d. Tổ chức thực hiện.
* GV yêu cầu HS quan sát hình 3.2 sgk và thảo luận trong 5 phút hoàn thành phiếu
học tập số 2
- GV điều khiển các nhóm thảo luận.
- GV kết luận.
* GV tổ chức trị chơi đuổi hình bắt chữ
- GV chiếu hình ảnh các kí hiệu cảnh báo trong phịng thực hành (theo hình 3.2 sgk, nhưng
không sắp xếp theo thứ tự, không ghi tên).
- GV cho các nhóm giơ tay để đốn tên và ý nghĩa của kí hiệu, nhóm nào nhanh nhất được
quyền trả lời
- GV tuyên dương nhóm chiến thắng (nhóm có nhiều câu trả lời đúng nhất).
* GV hỏi: tại sao phải dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mơ tả bằng chữ?
- GV hỏi, HS trả lời.
- GV kết luận.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về một số dụng cụ đo. (45 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS hình thành.
1.1

Kể tên được một số dụng cụ đo thường gặp.

1.1

Nêu được tác dụng của một số dụng cụ đo thường gặp.


1.2
Trình bày được quy trình đo
b.Nội dung
- HS dựa và kiến thức thực tế trả lời câu hỏi để kể tên được một số dụng cụ đo thường gặp.
- HS dựa vào hình 3.3 sgk và thảo luận nhóm hồn thành phiếu học tập để nêu được tác
dụng của một số dụng cụ đo thường gặp.
- HS thảo luận nhóm hồn thành phiếu học tập để rút ra được quy trình đo.
c. Sản phẩm.
13



- Thước cuộn, cân đồng hồ, nhiệt kế…
- Thước cuộn để đo chiều dài; đồng hồ bấm giây để đo thời gian; lực kế để đo lực; nhiệt kế
để đo nhiệt độ; bình chia độ để đo thể tích chất lỏng; cân đồng hồ để đo khối lượng; pipette
để chuyển chất lỏng chính xác qua các vị trí
- Ước lượng đại lượng cần đo; chọn dụng cụ đo phù hợp; điều chỉnh dụng cụ đo về vạch số
0; thực hiện phép đo; đọc và ghi kết quả đo.
d. Tổ chức thực hiện.
* GV sử dụng kĩ thuật tia chớp
- GV : gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo nào ? kể tên một dụng cụ đo mà em biết?
- GV cho HS trả lời nhanh, ngắn gọn.
- GV kết luận.
* GV phát phiếu học tập số 3 (thực hiện chia sẻ nhóm đơi)
- GV chiếu hình ảnh 3.3 sgk yêu cầu HS quan sát và thảo luận hoàn thành phiếu học tập
trong vòng 5 phút.
- GV điều khiển các nhóm thảo luận
- GV kết luận, sử dụng một số dụng cụ thật cho HS quan sát.
* GV Yêu cầu Hs thảo luận hồn thiện quy trình đo bằng cách điền số thứ tự các bước
(thực hiện chia sẻ nhóm đơi) trong 3 phút.

- GV tổ chức các nhóm thảo luận
- GV kết luận.
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về kính lúp. (15 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS hình thành.
1.2

Trình bày được cấu tạo và cách sử dụng kính lúp.

1.3
Phân tích được cơng dụng của kính lúp.
b.Nội dung
- HS nghiên cứu hình 3.6, 3.7 sgk kết hợp nghiên cứu vật thật, thảo luận hoàn thành phiếu
học tập để rút ra cấu tạo của kính lúp.
- HS nghiên cứu hình 3.6, 3.7 sgk kết hợp sử dụng vật thật, thảo luận hồn thành phiếu học
tập để rút ra cơng dụng của kính lúp.
- HS thực hiện và nhận ra kích thước của vật thay đổi khi dùng kính lúp.
c. Sản phẩm.
- Cấu tạo: mặt kính, khung kính, tay cầm.
- Cách sử dụng: tay cầm kính lúp điều chỉnh khoảng cách giữa kính với vật cần quan sát cho
tới khi quan sát rõ vật.
- Kích thước của vật tăng lên so với khi khơng dùng kính.
d. Tổ chức thực hiện.
* GV chia lớp thành 10 nhóm ( khoảng 4 HS/ nhóm), phát kính lúp cho mỗi nhóm.
- GV : u cầu các nhóm cứu hình 3.6, 3.7 sgk kết hợp sử dụng vật thật, thảo luận hoàn
thành phiếu học tập số 4.
- GV điều khiển các nhóm thảo luận.
- GV kết luận, sử dụng thêm mẫu vật thật.
* GV yêu cầu các nhóm dùng kính lúp đọc các dịng chữ trong Sgk trả lời câu hỏi:
14




- Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật thay đổi thế nào so với khi không dùng kính?
- HS trả lời, GV kết luận.
Hoạt động 2.5: Tìm hiểu về kính hiển vi. (30 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS hình thành.
1.2

Trình bày được cách sử dụng kính hiển vi.

1.3

Phân tích được cơng dụng của kính hiển vi.

1.3

Phân biệt được bộ phận cơ học và quang học trong cấu tạo kính hiển vi.

b.Nội dung
- HS nghiên kính hiển vi, quan sát hình 3.8sgk và trả lời câu hỏi số 8/sgk Tr.15 để phân biệt
các bộ phận cơ học, quang học của kính hiển vi.
- HS quan sát giáo viên thực hiện để rút ra các bước sử dụng kính hiển vi.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi số 9/skg Tr.16 để rút ra cơng dụng của kính hiển vi.
c. Sản phẩm.
- Bộ phận cơ học: chân kính, thân kính, ống kính, mâm kính, đĩa mang các vật kính, ốc sơ
cấp, ốc vi cấp, kẹp tiêu bản; bộ phận quang học gồm thị kính và vật kính.
- Bước 1: chuẩn bị kính; Bước 2: điều chỉnh ánh sáng; Bước 3: quan sát mẫu vật.
- Giúp ta quan sát các chi tiết cấu tạo rất nhỏ mà mắt thường hoặc dùng kính lúp khơng thấy
rõ.
d. Tổ chức thực hiện.

* GV sử dụng phương pháp trực quan.
- GV : Chia lớp thành 10 nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 kính hiển vi.
- GV: Giới thiệu kính hiển vi bằng mẫu vật thật.
- GV: Yêu cầu một vài nhóm nhắc lại tên các bộ phận trên kính để cả lớp nhớ.
- GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và cho biết những bộ phận nào là bộ phận cơ học, những
bộ phận nào là bộ phận quang học?
- GV điều khiển các nhóm thảo luận, trả lời
- GV kết luận
* GV Thực hiện mẫu các bước sử dụng kính để quan sát một tiêu bản.
- GV: Yêu cầu các nhóm quan sát và nêu các bước sử dụng kính.
- GV: Điều khiển các nhóm nêu ý kiến.
- GV: kết luận
* GV Thực hiện mẫu các bước sử dụng kính để quan sát một tiêu bản.
- GV: Cho đại diện các nhóm lên quan sát mẫu vật mà giáo viên đã thực hiện.
- GV hỏi: Kính hiển vi có tác dụng gì?
- GV điều khiển HS trả lời và kết luận vai trị của kính hiển vi.
Hoạt động 3: Củng cố (07 phút)
b. Mục tiêu: Giúp Hs hình thành năng lực
1.1

Nêu được những điều khơng được làm trong phịng thực hành.

3.1

Vận dụng kiến thức bài học nhận biết kí hiệu cảnh báo.
15



3.1


Vận dụng kiến thức bài học lựa chọn dụng cụ đo thích hợp.

Vận dụng kiến thức bài học giải thích kính lúp và kính hiển vi thường dùng để
quan sát những vật có đặc điểm như thế nào.
b. Nội dung:
- HS làm bài tập 1,2,3,4,5,6 trong SGK/17
c. Sản phẩm:
1. Đáp án B
2. Đáp án A
3. Đáp án D
4.
a/ Kí hiệu chỉ dẫn thực hiện: nơi có bình chữa cháy, lối thốt hiểm.
b/ Kí hiệu báo nguy hại do hóa chất gây ra: chất dễ cháy, chất ăn mòn, chất độc mơi trường,
chất độc trong sinh học.
c/ Kí hiệu báo các khu vực nguy hiểm: nguy hiểm về điện, hóa chất độc hại, chất phóng xạ.
d/ Kí hiệu báo cấm: cấm sử dụng nước uống, cấm lửa.
5.
a/ Nhiệt kế.
b/ Cân đồng hồ.
6. Kính lúp để quan sát những vật có kích thước nhỏ, mắt thường nhìn khơng rõ. Kính hiển
vi để quan sát những chi tiết những vật rất nhỏ và mắt thường và kính lúp khơng thể quan
sát được.
d. Tổ chức thực hiện:
- Gv cho học sinh trả lời cá nhân.
Hoạt động 4: Vận dụng (35 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS hình thành
3.1

3.1


Vận dụng kiến thức bài học thực hành do khối lượng và thể tích hịn đá.

3.1

Vận dụng kiến thức bài học thực hành sử dụng kính lúp quan sát lá cây.

3.1

Vận dụng kiến thức bài học thực hành sử dụng kính hiển vi để quan sát tiêu bản.

b. Nội dung.
- Đo được khối lượng và thể tích hịn đá bằng cách sử dụng cân đo và cốc chia độ.

- Sử dụng kính lúp để quan sát mẫu vật: lá cây
- Sử dụng kính hiển vi để quan sát tiêu bản nhuộm màu trong phòng thực hành.
c. Sản phẩm.
- Thực hành đo được khối lượng và thể tích hịn đá bằng cách sử dụng cân đo và cốc chia

độ.
- Thực hành được các bước sử dụng kính lúp để quan sát mẫu vật.
16



- Thực hành được các bước sử dụng kính hiển vi để quan sát tiêu bản.
d. Tổ chức thực hiện.
- GV cho HS thực hiện theo nhóm trong phịng thực hành (4-5 HS/ Nhóm)
+ GV nêu yêu cầu (3 yêu cầu phần nội dung).
+ HS thực hiện theo nhóm.

+ GV quan sát, hỗ trợ.
+ GV nhận xét.
IV. Hồ sơ dạy học
A. Nội dung cốt lõi (ghi bài)
1. Quy định an tồn trong phịng thực hành:
- Khơng ăn, uống, làm mất trật tự trong phịng thực hành.
- Cặp, túi, ba lơ phải để đúng nơi quy định. Đầu tóc gọn gàng, khơng đi giày, dép cao gót.
- Có đầy đủ các dụng cụ bảo hộ: kính bảo vệ mắt, gang tay, khẩu trang… khi làm thí
nghiệm, thực hành.
- Chỉ làm các thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
- Sử dụng đúng nguyên tắc khi dùng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phịng thực hành.
- Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phịng thực hành. Quan sát kĩ lối thốt hiểm.
Thông báo ngay với giáo viên khi gặp các sự cố mất an tồn.
- Thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định.
- Rửa tay thường xuyên trong nước sạch và xà phòng khi tiếp xúc với hóa chất à sau khi kết
thúc buổi thực hành
2. Kí hiệu cảnh báo trong phịng thực hành:
- Kí hiệu báo cấm: hình trịn, viền đỏ, nền trắng.
- Kí hiệu cảnh báo các khu vực nguy hiểm: hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ nền vàng.
- Kí hiệu cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: hình vng, viền đen, nền đỏ.
- Kí hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện: hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ.
3. Một số dụng cụ đo:
- Dụng cụ đo: là dụng cụ dùng để đo các đại lượng như kích thước, thể tích, khối lượng,
nhiệt độ… của một vật thể.
- Một số dụng cụ đo: cân đồng hồ, thước cuộn, ống đong…
- Các bước sử dụng: Ước lượng đại lượng cần đo; chọn dụng cụ đo phù hợp; điều chỉnh
dụng cụ đo về vạch số 0; thực hiện phép đo; đọc và ghi kết quả đo.
4. Kính lúp:
- Tác dụng: dùng để quan sát các vật nhỏ không thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
- Cấu tạo: mặt kính, khung kính, tay cầm.

- Cách sử dụng: tay cầm kính lúp điều chỉnh khoảng cách giữa kính với vật cần quan sát
cho tới khi quan sát rõ vật.
5. Kính hiển vi quang học:
- Tác dụng: Giúp ta quan sát các chi tiết cấu tạo rất nhỏ mà mắt thường hoặc dùng kính lúp
khơng thấy rõ.

17



- Cấu tạo: Bộ phận cơ học: chân kính, thân kính, ống kính, mâm kính, đĩa mang các vật
kính, ốc sơ cấp, ốc vi cấp, kẹp tiêu bản; bộ phận quang học gồm thị kính và vật kính.
- Cách sử dụng: Bước 1- chuẩn bị kính; Bước 2 - điều chỉnh ánh sáng; Bước 3 - quan sát
mẫu vật.
B. Hồ sơ khác
Phiếu học tập số 1
Quan sát hình 3.1 sgk, thảo luận hoàn thành bảng sau trong thời gian 5 phút:
Những điều Phải làm trong phịng thực
Những điều khơng được làm trong
hành
phịng thực hành

Phiếu học tập số 2
Quan sát hình 3.2 sgk, thảo luận nhóm trong 5 phút hồn thành bảng sau:

Tên kí hiệu cảnh báo
Chất đễ cháy
Chất ăn mịn
Chất độc mơi trường
Chất độc sinh học

Nguy hiểm về điện
Hóa chất độc hại
Chất phóng xạ
Cấm sử dụng nước uống
Cấm lửa
Nơi có bình chữa cháy
Lối thốt hiểm

Mơ tả

Ý nghĩa

Phiếu học tập số 3
Quan sát hình 3.3 sgk, thảo luận nhóm trong 5 phút hoàn thành bảng sau:

Tên dụng cụ đo
1.Thước cuộn
2.Đồng hồ bấm dây
3.Lực kế
4.Nhiệt kế
5.Bình chia độ, cốc chia độ
6.Cân đồng hồ, cân điện tử

Đáp án
1………….
2………….
3………….
4………….
5………….
6………….


7.Pipette

7………….

Tác dụng
a.Đo nhiệt độ
b.Đo thời gian
c.Đo thể tích chất lỏng
d.Đo chiều dài
e.Đo khối lượng
f.Chuyển chất lỏng với thể tích nhất định từ
vật này sang vật khác
g.Đo lực

18



Phiếu học tập số 4
Quan sát hình 3.6,3.7 sgk, thảo luận nhóm trong 5 phút hồn thành bảng và trả lời câu hỏi sau:

Tên
Kính lúp

Cấu tạo
………………………………….
………………………………….
………………………………….
………………………………….


Cách sử dụng
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………

Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật thay đổi như thế nào so với khi khơng dùng
kính?
………………………………….………………………………….………………………………….………………………………….
………………………………….………………………………….………………………………….………………………………….
………………………………….………………………………….………………………………….………………………………….
………………………………….………………………………….………………………………….………………………………….
………………………………….………………………………….………………

Phiếu học tập số 5
Thảo luận nhóm đơi trong 3 phút để hồn thiện Bảng quy trình đo sau:
Bước…………..
Chọn dụng cụ đo phù hợp
Bước…………..
Ước lượng đại lượng cần đo
Bước…………..
Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo
Bước…………..
Điều chỉnh dụng cụ đo về vạch số 0
Bước…………..
Thực hiện phép đo

BÀI 4: ĐO CHIỀU DÀI
Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
19



- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các
vật.
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài của một vật.
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo; ước lượng
được chiều dài của vật trong một số trường hợp đơn giản.
- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài bằng thước và nêu được cách khắc phục
thao tác sai đó.
- Đo được chiều dài của một vật bằng thước.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo
chiều dài cũng như thực hiện được các phép đo chiều dài.
 HS đọc trước nội dung bài 4: Đo chiều dài trang 18/ SGK.
 HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 21 SGK.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và trình bày kết
quả của nhóm trước lớp.
 HS hợp tác thảo luận nhóm hồn thành phiếu học tập
 Nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác, biết góp ý, xây dựng, biết lắng nghe và
tiếp thu sự góp ý của các bạn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
HS vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên, kinh nghiệm sống để trả lời câu hỏi thực tiễn
sau:
 Mô tả cách đo và tiến hành đo chiều cao của hai bạn trong lớp.
 Ước lượng chiều dài của lớp học rồi lựa chọn loại thước phù hợp để đo.

b. Năng lực đặc thù
1.1

Nêu được đơn vị đo chiều dài.

1.1

Kể được một số loại dụng cụ đo chiều dài.

1.1

Nêu được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo chiều dài.

1.1

Nhận ra vai trò của việc ước lượng trước khi đo.

1.2

Trình bày được các thao tác đúng khi đo chiều dài

1.2

Trình bày được các bước đo chiều dài

2.4

Thực hiện được các bước đo chiều dài bàn học, quyển sách.

2.5


Báo cáo được kết quả đo chiều dài bàn học, quyển sách

3.1

Nhận ra được giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai kích thước của các vật.

3. Về phẩm chất:
- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí thơng tin; có ý chí vượt
qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.

20



- Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết qua thu
thập khi thực hiện phép đo chiều dài.
- Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy
hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm .
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Phấn, bảng, máy chiếu, phiếu học tập.
- Dụng cụ đo chiều dài: thước dây, thước cuộn, thước kẻ, thước kẹp.
- Học liệu: SGK, bài giảng điện tử.
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động (03 phút)
a. Mục tiêu
- Giới thiệu chủ đề cho học sinh,
- Giúp học sinh huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã học và các kinh nghiệm trong cuộc sống
để tìm hiểu các vấn đề được nghiên cứu trong chủ đề qua đó kích thích sự tị mị, mong
muốn tìm hiểu bài học mới.

b. Tổ chức dạy học:
- GV: Chiếu hình ảnh

GV: Để đo chiều dài chiếc bàn ta nên dùng thước cuộn hay thước kẻ? Tại sao ?
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới. (70 phút)
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu đơn vị và dụng cụ đo chiều dài(40 phút)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành năng lực:
1.1

Nêu được đơn vị đo chiều dài.

1.1

Kể được một số loại dụng cụ đo chiều dài.

1.1

Nêu được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo chiều dài.

3.1

Nhận ra được giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai kích thước của các vật.

3.1

Thực hiện đo chiều cao của các bạn trong lớp

b. Nội dung.
- HS quan sát hình 4.1 sgk và thảo luận và rút ra được giác quan của chúng ta có thể cảm
nhận sai kích thước của vật.

- HS thảo luận và rút ra được đơn vị đo chiều dài.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi 3 sgk/ Tr.19 nêu được các dụng cụ đo chiều dài.
21



- HS thảo luận rút ra được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo chiều dài.
c. Sản phẩm.
- Muốn biết kết quả ước lượng chính xác hay khơng cần phải thực hiện phép đo chiều dài
của các đoạn thẳng.
- Đơn vị đo chiều dài là metre (m).
- Thước dây, thước cuộn, thước kẻ, thước kẹp.
- GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước. ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai
vạch chia liên tiếp trên thước.
d. Tổ chức thực hiện.
* GV Sử dụng phương pháp trực quan sinh động.
- GV chia lớp thành 6 nhóm, có nhóm trưởng và thư kí.
- GV chiếu hình 4.1 Sgk và yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi 1,2 sgk/ Tr.18
- GV điều khiển thảo luận và nêu nhận xét.
- GV dẫn dắt: muốn biết kết quả ước lượng đó có chính xác hay khơng chúng ta cần phải
thực hiện phép đo chiều dài của các đoạn thẳng.
* GV sử dụng kĩ thuật động não.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và nêu các đơn vị đo độ dài đã học (thư kí của nhóm ghi
chép câu trả lời của thành viên, tổng hợp nêu ý kiến), thực hiện trong 3 phút.
- GV điều khiển thảo luận.
- GV kết luận về đơn vị đo chiều dài và các ước số và bội số thập phân của đơn vị.
* GV sử dụng phương pháp trực quan sinh động.
- GV phát cho mỗi nhóm các dụng cụ đo chiều dài.
- GV hướng dẫn HS quan sát giúp các em nhận ra được các dụng cụ đo chiều dài thường gặp.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi 3 sgk/ Tr. 19 trong 2 phút.

- GV nhận xét, kết luận
* GV sử dụng phương pháp trực quan sinh động.
- GV hướng dẫn HS quan sát trên mỗi dụng cụ đo và cho biết:
+ Chiều dài lớn nhất ghi trên mỗi thước là bao nhiêu?
+ Chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên mỗi thước là bao nhiêu?
- GV cho các nhóm trả lời, nhận xét và rút ra khái niệm GHĐ, ĐCNN.
Hoạt động 2.2: Thực hành đo chiều dài (30 phút)
d. Mục tiêu: Giúp HS hình thành.
1.1

Nhận ra vai trị của việc ước lượng trước khi đo.

1.2

Trình bày được các thao tác đúng khi đo chiều dài

1.2

Trình bày được các bước đo chiều dài

2.4

Thực hiện được các bước đo chiều dài bàn học, quyển sách.

2.5
Báo cáo được kết quả đo chiều dài bàn học, quyển sách
b.Nội dung
- HS quan sát hình 4.3 sgk trả lời câu hỏi 4 sgk/ Tr 19 để rút ra được vai trò của việc ước
lượng trước khi đo.
22




- HS quan sát hình 4.4 – 4.6 sgk và thảo luận câu hỏi 5,6,7 sgk/ Tr.20 rút ra được các thao
tác đúng khi đo chiều dài.
- HS tiến hành đo chiều dài bàn học, quyển sách bằng thước và thảo luận rút ra các bước đo chiều dài.
c. Sản phẩm.
- Lựa chọn thước đo phù hợp.
- Đặt mắt đúng cách, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia trên quy
định thước gần nhất với đầu kia của vật.
- Ước lượng chiều dài của vật cần đo; chọn thước cho phù hợp; đặt thước cho đúng cách;
đặt mắt đúng cách, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia trên quy
định thước gần nhất với đầu kia của vật; ghi kết quả mỗi lần đo.
d. Tổ chức thực hiện.
* GV sử dụng trực quan sinh động.
- GV chiếu hình 4.3 a,b sgk
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi số 4 sgk/ Tr 19.
- GV nhận xét và dẫn dắt HS : Để đo chiều dài của một vật ta cần ước lượng chiều dài của
vật để chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN cho phù hợp.
* GV sử dụng trực quan sinh động.
- GV chiếu hình 4.4 – 4.6 sgk
- GV u cầu các nhóm thảo luận câu hỏi 5,6,7 sgk/ Tr.20
- GV hướng dẫn HS rút ra những thao tác đúng khi đo chiều dài.
* GV sử dụng phương pháp dạy học nhóm:
- GV yêu cầu các nhóm thực hành đo chiều dài của bàn học, quyển sách khoa học tự nhiên.
- Các nhóm tiến hành đo và ghi kết quả vào bảng 4.2 sgk.
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo và so sánh kết quả.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận hồn thành phiếu học tập số 1 trong vịng 3 phút để rút ra
các bước đo chiều dài của một vật.
Hoạt động 3: Củng cố (07 phút)

c. Mục tiêu: Giúp Hs hình thành năng lực
1.
Nêu được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo chiều dài.
1
3.
Vận dụng kiến thức bài học xác định GHĐ và ĐCNN của thước.
1
3.
Vận dụng kiến thức bài học xác định chiều dài của phòng học
1
3.
Vận dụng kiến thức bài học đo chiều dài của quảng đường từ cổng trường vào lớp học.
1
b. Nội dung:
- HS làm bài tập 1,2,3,4,5 trong SGK/21
c. Sản phẩm:
1. HS lấy ví dụ.
2. Đáp án A
3. HS thực hiện.
4. Bước đi đều và đếm số bước chân, sau đó nhân với chiều dài mỗi bước chân.
23



d. Tổ chức thực hiện:
- Gv cho học sinh trả lời cá nhân.
Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS hình thành
3.1


Thực hiện đo chiều cao của các bạn trong lớp

b. Nội dung.
- HS vận dụng cách đo độ dài, đo chiều cao của bạn trong lớp.
c. Sản phẩm.
- Các số liệu cụ thể về chiều cao của bạn học sinh đã đo
d. Tổ chức thực hiện.
- GV cho 4 HS bất kì muốn được đo chiều của các tổ 1,2,3,4. Yêu cầu các tổ cử đại diện 1
thành viên đo cho các bạn (đo chéo tổ) và báo cáo số liệu chiều cao của bạn được đo.
IV. Hồ sơ dạy học
1. Nội dung cốt lõi (ghi bài)
a. Đo độ dài
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp là mét (m).
- Dụng cụ đo độ dài là thước.
- GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
b. Các bước đo độ dài:
+ Bước 1: Ước lượng độ dài cần đo.
+ Bước 2: Chọn thước có GNĐ và ĐCNN phù hợp.
+ Bước 3: Đặt thước dọc theo độ dài vật cần đo. (Sao cho vạch số 0 ngang với một đầu của vật).
+ Bước 4: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
4. Hồ sơ khác
Phiếu học tập số 1
Nhiệm vụ: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để nêu được cách đo độ dài.
Muốn đo độ dài, ta cần tuân thủ theo các bước sau:
- Bước 1: Ước lượng độ dài cần đo.
- Bước 2: Chọn thước có……………………và……………………phù hợp.
- Bước 3: Đặt thước dọc theo ……………………. cần đo. (Sao cho vạch số 0 ngang với
một đầu của vật).
- Bước 4: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia………………với đầu kia của vật.

BÀI 5: ĐO KHỐI LƯỢNG
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức

- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng của một vật.
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng khối lượng trước khi đo; Ước
lượng khối lượng của vật trong một số trường hợp đơn giản.
24


×