Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Kế toán huy động vốn tại ngân hàng tmcp á châu (acb) chi nhánh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐHĐN TẠI KON TUM

NGUYỄN TÚ TRINH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB)
CHI NHÁNH KON TUM

Kon Tum, tháng 06 năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐHĐN TẠI KON TUM

NGUYỄN TÚ TRINH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB)
CHI NHÁNH KON TUM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
SINH VIÊN THỰC HIỆN
LỚP
MSSV

: PHẠM THỊ MAI QUYÊN
: NGUYỄN TÚ TRINH


: K915KT
: 15152340301053

Kon Tum, tháng 06 năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Được sự giúp đỡ của trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum cùng với sự
chấp nhận của công ty TNHH và tư vấn kinh doanh Hồng Ngun Bách, qua ba tháng
thực tập tại cơng ty kết hợp với những kiến thức em đã được học ở trường, đến nay em đã
hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “Cơng tác kế tốn huy động vốn tại Ngân
hàng TMCP Á Châu-Chi nhánh Kon Tum”.
Để có được kết quả này, em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện tốt của quý
thầy cô, đặc biệt là cô Phạm Thị Mai Quyên đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá
trình thực hiện chuyên đề.
Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại Ngân hàng TMCP Á Châu- Chi nhánh
Kon Tum đã nhiệt tình giúp đỡ em trơng suốt q trình thực hiện đề tài.
Tuy nhiên do kiến thức còn hạn hẹp, phạm vi đề tài thì rộng, thời gian thực tế tiếp
xúc chưa nhiều nên báo cáo của em có thể cịn nhiều thiếu sót, rất mong sự quan tâm,
đóng góp ý kiến của thầy, cô và các anh chị trong đơn vi để bài báo cáo được hoàn chỉnh
và chất lượng hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy, cơ trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại
Kon Tum, các anh, chị tại Ngân hàng TMCP Á Châu- Chi nhánh Kon Tum luôn dồi dào
sức khỏe và thành công hơn trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Kon Tum, tháng 6 năm 2019
Sinh viên thực tập

Nguyễn Tú Trinh



MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................. iii
DANH MUC SƠ ĐỒ .........................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH
KON TUM ..........................................................................................................................3
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU .................................................3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Á Châu .......................3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Á Châu – CN Kon Tum
..............................................................................................................................................4
1.2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH KON
TUM ....................................................................................................................................5
1.2.1. Tình hình huy động vốn ........................................................................................5
1.2.2. Tình hình sử dụng vốn ...........................................................................................5
1.2.3. Tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận ..................................................................7
1.3. BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NH TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH KON TUM.....9
1.4. TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH KON
TUM ..................................................................................................................................10
1.4.1. Bộ máy kế tốn ....................................................................................................10
1.4.2. Chính sách, chế độ kế toán áp dụng ....................................................................10
1.5. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TÀI CHÍNH
CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH KON TUM............................13
1.5.1. Cơ sở vật chất ......................................................................................................13
1.5.2. Tình hình lao động của ACB Kon Tum ..............................................................14
1.5.3. Tình hình tài chính...............................................................................................15
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KẾ TỐN HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH TỈNH KON TUM. ............................17
2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á

CHÂU – CHI NHÁNH KON TUM ................................................................................17
2.1.1. Những quy định chung về hoạt động huy động vốn áp dụng tại ngân hàng
TMCP Á Châu – CN Kon Tum .........................................................................................17
2.1.2. Các hình thức huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Kon
Tum ....................................................................................................................................17
2.1.3. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh
Kon Tum ............................................................................................................................19
2.2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH KON TUM ..................................................21
2.2.1. Quy trình thực hiện hoạt đơng huy động vốn đối với tiền gửi tiết kiệm có/khơng
kỳ hạn .................................................................................................................................21
i


2.2.2. Quy trình huy động tiền gửi thanh tốn có / khơng kỳ hạn .................................25
2.3. THỰC TRẠNG KẾ TỐN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á
CHÂU CHI NHÁNH TỈNH KON TUM........................................................................27
2.3.1. Quy định về tài khoản kế toán tại ngân hàng ......................................................27
2.3.2. Kế tốn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn....................................................................30
2.3.3. Kế tốn tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn .............................................................36
2.3.4. Tiền gửi thanh tốn khơng kỳ hạn .......................................................................38
2.3.5. Tiền gửi thanh tốn có kỳ hạn .............................................................................45
CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾ TOÁN
HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH TỈNH KON
TUM. .................................................................................................................................48
3.1. ĐÁNH GIÁ ................................................................................................................48
3.1.1. Đánh giá chung về tình hình hoạt động tại Chi nhánh. .......................................48
3.1.2. Đánh giá về cơng tác kế tốn tại Chi nhánh Kon Tum........................................48
3.2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................50
3.2.1. Áp dụng và triển khai mơ hình giao dịch một cửa có hiệu quả ...........................50

3.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp để làm tốt công tác kế toán huy động
vốn......................................................................................................................................50
3.2.3. Hiện đại hoá kế toán ngân hàng ..........................................................................51
3.2.4. Đảm bảo bí mật thơng tin cho khách hàng nhất là khách hàng đến gửi tiền.......52
KẾT LUẬN .......................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

ii


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Viết tắt

Diễn giải

1
2
3

NHNN
NHTM
TMCP

Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Thương mại cổ phần

4

5
6

TK
TKTK
TK TGTK

Tài khoản
Tài khoản tài khoản tiết kiệm
Tài khoản tiền gửi tiết kiệm

7

TGTT

Tiền gửi thanh toán

8

TK TGTT

Tài khoản tiền gửi thanh toán

iii


DANH MUC SƠ ĐỒ
KÍ HIỆU
Sơ đồ 0-1
Sơ đồ 0-2.

Sơ đồ 1-3.

NỘI DUNG SƠ ĐỒ
Bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Á Châu-Chi nhánh Kon
Tum.
Tổ chức bộ máy kế toán tại NH TMCP Á Châu-Chi nhánh Kon

TRANG
9
10

Tum.
Ghi sổ kế toán theo hình thức kế tốn trên máy tính.

iv

12


DANH MỤC BẢNG BIỂU
KÍ HIỆU
Bảng 1-1
Bảng 1-2
Bảng 1-3
Bảng 1-4
Bảng 1-5
Bảng 1-6
Bảng 2-1

NỘI DUNG BẢNG BIỂU

Tình hình huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2016-2018
Tình hình hoạt động sử dụng vốn tại chi nhánh giai đoạn 20162018
Tình hinh thu nhập, chi phí, lợi nhuận chi nhánh giai đoạn 20162018
Bảng kê tài sản cố định
Cơ cấu lao động tại ACB-Chi nhánh Kon Tum giai đoạn 20172018
Chỉ tiêu tài chính cơ bản giai đoạn 2016-2018
Bảng tính số liệu thể hiện cơ cấu ngườn vốn huy động theo kỳ
hạn

.

v

TRANG
5
6
7
13
14
15
19


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tình hình kinh tế hiện nay, cạnh tranh là để tồn tại và phát triển. Đặc biệt, kể
từ khi đất nước ta trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN đã đánh dấu một
bước ngoặt quan trọng trong hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và
thế giới. Thị trường lao động Việt Nam rộng mở cùng với sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa diễn ra gay gắt hơn khi có sự gia nhập của nhiều quốc gia trên thế giới trong

nhiều lĩnh vực kinh doanh đặc biệt là ngành Ngân hàng. Các Ngân hàng nước ngoài được
thành lập Chi nhánh ở nước ta vì họ thấy nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển, đây
cũng vừa là cơ hội, là thách thức đòi hỏi ngân hàng phải tự phấn đấu, nỗ lực cải thiện tốt
hơn để đứng vững trên trường quốc tế.
Ngân hàng thương mại đóng vai trị quan trong trong đời sống kinh tế. Có thể nói,
Ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào
sự phát triển của nền kinh tế, phúc lợi xã hội cũng như đảm nhận vai trò cung ứng về vấn
đề tài chính cho xã hội.
Ngày nay, ngành ngân hàng đang thay đổi để phù hợp với nhu cầu chung của toàn
thế giới, sự sáp nhập, họp nhất của nhiều Ngân hàng với nhau, buộc các nhà quản lý phải
vạch ra những hướng đi tốt nhất cho Ngân hàng hoạt động làm sao để đạt hiệu quả cao
nhất. Với bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn là một trong các yếu tố đầu vào cơ bản trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Đối với Ngân hàng thương mại - tổ chức kinh doanh tiền tệ
mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và cho vay thì
vai trị của nguồn vốn càng trở nên đặc biệt quan trọng. Trong khi chưa khai thác được số
lượng lớn tiền nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và dân cư, nhiều Ngân hàng vẫn đang
phụ thuộc vào vốn vay, kể cả của các Ngân hàng nước ngoài để đáp ứng cho nhu cầu
tăng trưởng tài sản. Vì vậy, chi phí nguồn vốn cao sự ổn định, hiệu quả kinh doanh thấp
và chưa phát huy nội lực để phát triển một cách vững chắc. Do vậy, hoạt động huy động
vốn của mỗi ngân hàng luôn là yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình cạnh tranh. Gắn
liền với hoạt động đó là cơng tác kế toán nghiệp vụ huy động vốn. Nhờ nghiệp vụ kế tốn
huy động Ngân hàng sẽ có nguồn vốn ổn định trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đồng
thời cũng quản lý tốt nguồn vốn của Ngân hàng, tiền gửi của khách hàng thông qua
những số liệu ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác. Với phương châm “Nâng cao giá trị
cuộc sống”, Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Kon Tum không chú trọng nhiều đến
lãi suất (cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng) mà chủ yếu cân bằng giữa
nhu cầu nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo quyền lợi của khách hàng mà vẫn đạt hiệu
quả kinh doanh. Nếu Ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những mở
rộng tốt công tác cho vay, tăng cường nguồn vốn cho nền kinh tế mà còn mang đến cho
ngân hàng nhiều lợi nhuận.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý nguồn vốn của Ngân hàng và cụ
thể là tiền gửi của khách hàng, vì vậy trong thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Á
1


Châu-Chi nhánh Kon Tum em quyết định chọn đề tài “Cơng tác kế tốn huy động vốn
tại Ngân hàng TMCP Á Châu-Chi nhánh Kon Tum” làm báo cáo tốt nghiệp cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng cơng tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu- Chi
nhánh Kon Tum.
Thực trạng cơng tác kế tốn vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu- Chi
nhánh Kon Tum.
Đưa ra các giải pháp hoàn thiện dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á
Châu- Chi nhánh Kon Tum.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Báo cáo tốt nghiệp tập trung về cơng tác kế tốn huy động vốn thơng qua
tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh tốn.
Khơng gian: Tại Ngân hàng TMCP Á Châu-Chi nhánh Kon Tum.
Thời gian:
- Dữ liệu thu thập trong đề tài.
- Dữ liệu đánh giá thực trạng cơng tác kế tốn huy động vốn tại Tại Ngân hàng
TMCP Á Châu-Chi nhánh Kon Tum năm 2016- 2019.
Tổ chức chứng từ sổ sách kế toán tháng 6.
4. Phương pháp nghiên cứu
❖ Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu sơ cấp: tham khảo ý kiến của cán bộ hướng dẫn thực tập.
Thu thập số liệu thứ cấp: tham khảo các số liệu từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh
tại ngân hàng, kết hợp với các thông tin trên website ngân hàng, internet, sách tham khảo,
các văn bản kế toán như “ hệ thống tài khoản kế toán, bảng liệt kê chứng từ giao dịch
trong ngày của chi nhánh...”

Phương pháp kế toán: để thực hiện chun đề cơng tác kế tốn huy động vốn bao
gồm chứng từ, đo lường, tài khoản ghi kép, tổng hợp cân đối.
5. Kết cấu khóa luận
Báo cáo gồm 3 chương không bao gồm phần mở đầu và kết luận.
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Kon Tum
Chương 2: Thực trạng tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi
nhánh Kon Tum.
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị nâng cao hiệu quả kế toán huy động vốn tại ngân
hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Kon Tum.

2


CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH KON TUM
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Á Châu
Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Ngân hàng
TMCP Á Châu được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN cấp ngày
24/04/1993 và giấy phép số 533/GP-ƯB do ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp
ngày 13/05/1993/ Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động và được xem là
một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi
kinh té Việt Nam từ nền kinh tế tập trung, bao cấp tiến dần lên nền kinh tế thị trường.
- Tên viết tắt bằng tiếng việt: Ngân hàng Á Châu
- Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK
- Tên viết tắt bằng tiêng anh: ACB
- Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028 3929 0999
- Website:
- SỐ fax: 028 3839 9885

- SWIFT code: ASCBVNVX
- Vốn điều lệ 9.376.965.060.000 đồng.
a. Các hoạt động kinh doanh chính
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và; dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ
hạn, khơng kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư vầ phát triển của các tổ chức trong nước,
vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
Cho vay ngan hạn, trung hạn và dài hạn.
Chiết khấu thưong phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
Hùng vốn và liên doanh theo luật định.
Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và
thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác
trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Hoạt động bao thanh toán; đại lý bảo hiểm.
Mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính.
Kinh doanh chứng khốn.
Mơi giới và tư vấn đầu tư chứng khốn.
Lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành.
Các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, và cung cấp các dịch vụ
ngân hàng khác
b. Các thành tích đạt được
Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 4 năm liên tiếp 2009,2010,2011, 2012 do các tạp chí
quốc tế uy tín: Euromoney, Global Finance, AsiaMoney, FinanceAsia, The Asset, World
Finance bình chọn.
3


Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam năm 2010 và giải thưởng Lãnh đạo Ngân
Hàng Xuất Sắc nhất Việt Nam năm 2010 - Leadership Achievement Award 2010 do tạp
chi The Asian Banker trao tặng.
Top 10 Báo cảo thường niên 2012 tốt nhất do Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ

Chí Minh, Sở Giao dịch Chứng khốn Hà Nội và Báo Đầu tư Chứng khốn bình chọn.
Doanh nghiệp mình bạch nhất HNX 2012 -2013 do Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội (HNX) trao tặng.
Ngân hàng có dịch vụ Internet Banking được u thích tại Việt Nam năm 2014 qua
chương trình bình chọn My Ebank của báo điện tử vnexpress tổ chức.
Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu 2014 do Tập đoàn dữ liệu Quốc tế (IDG) phối hợp cùng
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam bình chọn.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Á Châu – CN
Kon Tum
a. Lịch sử hình thành và phát triển
Căn cứ vào quyết định số 3265/TCQĐ-PTCN ngày 21/06/2011 của hội đồng quản
trị Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Kon Tum được
thành lập ngày 28/06/2011, chính thức đi vào hoạt động ngày 04/07/2011, nâng tổng số
chi nhánh lên đến 302 đơn vị trên toàn quốc. Ngân Hàng trực tiếp giao dịch với khách
hàng và thực hiện các hoạt động tín dụng - dịch vụ theo phân cấp ủy quyền của Tổng
Giám đốc ACB.
- Tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Kon Tùm.
- Trụ sở: 252 Lê Hồng Phong, phường Quyết Thắng, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
- Điện thoại: 0260.3854.999
- Fax: 0260.3854.888
- Website:
ACB - Kon Tum là đơn vị độc lập, có con dấu riêng, hạch tốn kế tốn nội bộ, có
bảng cân đối tàị khoản riêng để thu chi, Chi nhánh Kon Tum được kết nối trực tuyến với
Hội sở và tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống. Khách hàng có thể gửi
tiền và rút tiền ở mọi nơi trong hệ thống ACB, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng
điện tử (ACB Online, phone banking, và mobile banking).
b. Các hoạt động kinh doanh chính của chi nhánh
Nhận tiền gửi bằng VND, ngoại tệ, vàng ngăn hạn, trung và dài hạn từ các tổ chức,
cá nhân.
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân phục vụ sản xuất,

kinh doanh và tiêu dùng.
Chiết khấu trái phiếu, thương phiếu và các chứng từ có giá.
Dịch vụ thanh tốn, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union.
Thu đổi ngoại tệ.
Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (ACB Card)
Và các dịch vụ ngân hàng khác ...
4


1.2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH KON
TUM
1.2.1. Tình hình huy động vốn
Đối với bất cứ một ngân hàng nào thì huy động vốn là một nhiệm vụ cực kỳ quan
trọng và hết sức cần thiết. Vì huy động vốn là nhằm giải quyết khâu “đầu vào” tạo nguồn
vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với tầm quan trọng của nguồn vốn huy
động trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng như vậy, kể từ khi thành lập, Ngân hàng
TMCP Á Châu - chi nhánh Kon Tum đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn. Do
vậy, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã tăng trưởng một cách nhạnh chóng qua từng
năm.
Bảng 0-1. Tình hình huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2016-2018
ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch 2017 Chênh lệch 2017 so
Tổng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
so 2018
2018
nguồn
Số tiền
Số tiền
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
vốn huy Số tiền

động
103.5
203.785
330.208 100.285
96.90 126.423
62.04
(Nguồn: Phịng kế tốn tổng hợp – Ngân hàng ACB – Chi nhánh Kon Tum)
Dựa vào bảng số liệu 1.1 ta có thể thấy vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục
qua các năm và tốc độ tăng là khá cao cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng
ngày càng được chú trọng. Cụ thể: Năm 2017: Tổng nguồn vốn huy động được là
203.785 tỷ đồng (tăng 96.90% ) so với năm 2016. Năm 2018: Tổng nguồn vốn huy động
là: 330.208 tỷ đồng, tăng thêm 126.423 tỷ so với năm 2017. Mức tăng này cao hơn mức
tăng trưởng của năm 2017 so với năm 2016 là 100.285 tỷ đồng. Sở dĩ có sự gia tăng liên
tục như vậy là do tình hình kinh tế của dân cư trên địa bàn Kon Tum ngày càng được cải
thiện. Chi nhánh nằm ngay trên trục đường Trần Phú, nơi khá thuận tiện cho các giao
dịch ngân hàng.
Vì vậy, để đẩy mạnh sự phát triển cũng như không ngừng nâng cao vị thế của mình,
đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác, ACB-CN Kon Tum đã không ngừng nâng cao
kỹ năng nghiệp vụ, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, hậu mãi hấp dẫn cùng với thái
độ phục vụ tận tình của đội ngũ nhân viên đã góp phần giữ chân được nhiều khách hàng
cũng như thu hút thêm nhiều khách hàng mới, làm cho nguồn vốn huy động được ngày
một tăng.
1.2.2. Tình hình sử dụng vốn
Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian, điều hịa vốn từ nơi thừa sang nơi
thiếu. Do đó, sử dụng vốn sẽ là khâu tiếp nối của hoạt động huy động vốn, là khâu cuối
cùng quyết định két quả hoạt động kinh doanh của ngân. hàng. Hoạt động sử dụng vốn
chủ yếu của Chi nhánh ACB Kon Tum là hoạt động tín dụng. Với mục tiêu nâng caọ chât
lượng tín dụng, Chi nhánh đã cụng cấp vốn một cách đầy đủ, hợp lý chọ các tổ chức kinh
tế, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
5



Bảng 0-2. Tình hình hoạt động sử dụng vốn tại chi nhánh giai đoạn 2016-2018
ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016
Tỷ
Số
trọn
tiề
g
n
(%)

1. Doanh số cho vay

492

a. Ngắn hạn

396 80,49

100

Năm 2017

Năm 2018


Tỷ
Số
trọng
tiền
(%)

Số
tiền

810

100

110

783 96,67

So sánh
2017/2016
2018/2017

Tỷ
trọng Số
(%) tiền

%

Số
tiền


%

100

318

64,63

296

36,54

987 89,24

387

97,73

204

26,05

b. Trung và dài hạn

96 19,51

27

3,33


119 10,76

-69

(71,88)

92

340,74

2. Doanh số thu nợ
a. Ngắn hạn

258
100
247 95,74

432
413

100
95,6

632
100
619 97,94

174
166


67,44
67,21

200
206

46,3
49,88

19

4,4

2,06

8

72,73

(6) (31,58)

b. Trung và dài hạn
3. Dư nợ
a. Ngắn hạn
b. Trung và dài hạn

11

4,26


13

234
100
140 59,83

378
100
258 68,25

474
100
284 59,92

144
118

61,54
84,29

96
26

25,4
10,08

94 40,17

120 31,75


190 40,08

26

27,66

70

58,33

( Nguồn: Phịng kế tốn tổng hợp – Ngân hàng ACB – Chi nhánh Kon Tum)
Doanh số cho vay
Dựa vào bảng số liệu 2.2 ta có thể thấy năm 2017 doanh số cho vay đạt 810 tỷ đồng,
tăng 64,63% so với năm 2016. Đến năm 2018 đạt 1106 tỷ đồng, tăng 36,54% so với năm
2017. Như vậy, doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm đã thể hiện Chi nhánh đã có
bước đột phá trong việc tìm kiếm khách hàng và mở rộng tín dụng.
Bên cạnh đó doanh số cho vaỵ ngắn hạn, trung và dài hạn của Chi nhánh cũng tăng
liên tục qua 3 năm. Cụ thể là doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (trên
80%) trong tổng doanh số cho vay. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của tỉnh chủ yếu
kinh tế hộ gia đình, vay vốn theo mùa vụ để chăn nuôi và phát triển các ngành nghề nơng
nghiệp đã góp phần làm tăng doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh. Ngoài ra, cho
vay ngắn hạn có thủ tục đơn giản. Hơn nữa, vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là vốn
ngắn hạn nên Chi nhánh đầu tư tín dụng ngắn hạn để tránh rủi ro thanh khoản và tăng khả
năng xoay vòng vốn, mang lại hiệu quả kinh doanh cho Chi nhánh.
Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ của Chi nhánh tăng lên liên tục qua 3 năm cho thấy công tác thu nợ
đã được Chi nhánh quan tâm tích cực. Năm 2017 đạt 432 tỷ đồng, tăng 67,44% so với
năm 2016; năm 2018 đạt 632 tỷ đồng, tăng 46,3% so với năm 2017. Tuy nhiên, doanh số
cho vay chỉ phản ánh được số lượng và quy mơ tín dụng cịn công tác thu nợ sẽ quyết
định hiệu quả công tác tín dụng của ngân hàng và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay

của khách hàng. Mặt khác, doanh số thu nơ ngắn hạn, trung và dài hạn cũng đều tăng qua
các năm với tốc độ tăng khá cao. Điều này chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của
6


khách hàng ngày càng cao, đồng vốn của Chi nhánh đã hoạt động có hiệu quả góp phần
cải thiện đời sống của người dân.
Dư nợ
Dư nợ là kết quả để đánh giá sự tăng trưởng hoạt động tín dụng của ngân hàng và
cũng là chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Dựa vào bảng
số liệu, ta có thể thấy: Năm 2017 tổng dư nợ đạt 378 tỷ đồng, tăng 61,54% so với năm
2016; năm 2018 đạt 474 tỷ đồng, tăng 25,4% so với năm 2017.
Nhìn chung, tổng dư nợ của Chi nhánh tăng trưởng liên tục qua 3 năm. Trong đó,
dư nợ ngắn hạn chiếm đa số trong tổng dư nợ. Cho thấy, Chi nhánh đã tập trung phần lớn
nguồn vốn vào cho vay ngắn hạn. Song song với sự tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn thì
dư nợ trung và dài hạn của Chi nhánh cũng tăng đều qua các năm. Tỷ trọng của nó cũng
đang có xu hướng giảm dần qua từng năm, là do Chi nhánh đang dần cơ cấu lại dư nợ
trung và dài hạn cho phù hợp với cơ cấu nguồn vốn trung và dài hạn nhằm tránh rủi ro
thanh khoản.
1.2.3. Tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận
Bảng 0-3. Tình hinh thu nhập, chi phí, lợi nhuận chi nhánh giai đoạn 2016-2018
ĐVT: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Tổng TN
TNTL
TNNL
Tổng CP
CPTL
CPNL
LN


Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
So sánh
2017/2016
2018/2017
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Số
trọng Số tiền trọng Số tiền trọng
Số
tiền
%
Số tiền
%
(%)
(%)
(%)
tiền
74.125
100 133.526
100 198.345
100 59.401 80,14 64.819 48,54
68.082 91,85 124.486 93,23 185.314 93,43 56.404 82,85 60.828 48,86
6.043 8,88
9.04 6,77 13.031 6,57 2.997 49,59
3.991 44,15
74.142

100 133.53
100 198.275
100 59.388 80,1 64.745 48,49
52.145 70,33
92.59 69,34 159.552 80,47 40.445 77,56 66.962 72,32
21.997 29,67
40.94 30,66 38.723 19,53 18.934 86,12 (2.217) (5,42)
(17)
0
(4)
0
70
0
13 76,47
74
1,85

( Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp – Ngân hàng ACB – Chi nhánh Kon Tum)
Từ bảng số liệu 2.3 ta thấy được kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong
3 năm (2016 - 2018) có tăng trưởng nhưng chưa tốt lắm. Ta sẽ đi sâu vào phân tích từng
khoản mục thu nhập, chi phi và lợi nhuận để hiểu rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh
của chi nhánh.
Thu nhập
Thu nhập của ngân hàng đều tăng qua các năm. Cụ thể: Năm 2017 tổng thu nhập
đạt 133.256 triệu đồng, tăng 59.401 triệu đồng, tương đương tăng 80,14% so với năm
2016. Đến năm 2018 đạt 198.345 triệu đồng, tăng 64.819 triệu đồng, tương đương tăng
48,54% so với năm 2017. Trong đó, thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng cao nhất (>90%) và
cũng tăng liên tục qua 3 năm. Tổng thu nhập của ngân hàng tăng qua các năm đã thể hiện
rõ được sự phát triển của chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
7



của ngân hàng và bên cạnh đó cịn là sự năng nổ, nhiệt tình với cơng việc của các cán bộ
cơng nhân viên trong ngân hàng đã góp phần làm tăng thu nhập qua các nắm.
Chi phí
Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì chi phí của Chi nhánh cũng tăng lên trong 3
năm qua. Cụ thể: Năm 2017 tổng chi phí đạt 133.530 triệu đồng, tăng 59.388 triệu đồng,
tương đương tăng 80,10% so với năm 2016. Sang năm 2018 đạt 198.275 triệu đồng, tăng
64.745 triệu đồng, tương đương tăng 48,49% so với năm 2017. Tốc độ tăng chi phí của
năm 2018 đã giảm đi nhiều so với tốc độ tăng năm 2017, năm 2017 tốc độ tăng của chi
phía là 81,10% nhưng đến năm 2018 con số này đã giảm xuống còn 48,49%, đây là một
kết quả khả quan vì Chi nhánh đã cho thấy nỗ lực trong việc giảm chi phí nhằm tăng lợi
nhuận của mình.
Trong cơ cấu tổng chi phí thì chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất và đều tăng qua
các năm. Tuy nhiên, tốc độ’ tăng của năm 2018 cũng giảm so với năm 2017 (giảm từ
77,56% xuống còn 72,32%) là do tốc độ tăng vốn huy động huy động năm 2018 không
cao bằng năm 2017 dẫn đến tốc độ tăng của chi phí cho việc trả lãi cũng giảm theo.
Ngồi chi phí trả lãi thì chi phí ngồi lãi năm 2018 cũng giảm đi nhiều so với năm
2017, cụ thể năm 2018 chi phí ngồi lãi là 38.723 triệu đồng, giảm 2.217 triệu đồng,
tường đương giảm 5,42% so với năm 2017.
Lợi nhuân
Có thể thấy được lợi nhuận của Chi nhánh đều tăng qua các năm. Tuy nhiên hai
năm 2016 và 2017 chi nhánh bị lỗ do thu nhập chưa bù đắp được chi phí. Cụ thể: Năm
2016 lỗ 17 triệu đồng; năm 2017 lỗ 4 triệu đồng. Riêng năm 2018 chi nhánh đã đạt được
lợi nhuận 70 triệu đồng, tăng 74 triệu đồng, tương đương tăng 1.850% so với năm 2017.
Tuy hai năm 2016 và 2017 chi nhánh chưa thu được lợi nhuận dương nhưng so với
năm 2016 thì năm 2017 lợi nhuận của chi nhánh đã tăng 13 triệu đồng, tương đương với
tốc độ tăng 76,47%, đến năm 2018 tốc độ tăng này lại cao hơn, lên đến 1.850%. Với tốc
độ tăng này khẳng định được rằng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã có hiệu quả.
Có được điều này là do 3 năm qua hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã không ngừng lớn

mạnh cả về quy mồ lạn chất lượng. Đồng thời, công tác quản lý chi phí của Chi nhánh
ngày càng chặt chẽ nhờ vào sự chỉ đạo đụng đắn của Ban lãnh đạo và nỗ Ịực của toàn thể
cán bộ nhân viên.

8


1.3. BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NH TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH KON TUM
GIÁM ĐỐC

P. KINH DOANH

P. VẬN HÀNH

BP. KHDN

BP. GIAO DỊCH &
THU NGÂN

BP. KHCN

BP. HỖ TRỢ &
NHÂN VIÊN

P. TRỰC THUỘC

BP. HÀNH CHÍNH

BP. THẨM ĐỊNH
TÀI SẢN


BP. CNTT

Sơ đồ 0-1.Bộ máy quản lý của NH TMCP Á Châu-Chi nhánh Kon Tum
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
Giám đốc chi nhánh:
Lãnh đạo của chi nhánh ngân hàng ACB Kon Tum giám đốc là ông Nguyễn Ngọc
Dũng. Giám đốc là đại diện pháp nhân của chi nhánh và là người chịu trách nhiệm trực
tiếp với Hội đồng Cổ đơng; có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo điều hành, quản lý và giải quyết
mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của chi nhánh như: hoạt động kinh doanh, quản lý
nhân viên, quan hệ hợp tác, đầu tư ... theo sự ủy nhiệm của Đại hội đồng cổ đông và
Tổng Giám đốc; Kiểm tra, đôn đốc nhân viên dưới quyền trong việc thực hiện các chính
sách của nhà nước, các quy định của ACB. Giám đốc có quyền xử lý và kiến nghị lên
tổng giám đốc hay các cấp có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm về các nghiệp vụ
và các dịch vụ có liên quan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Bộ phân KHCN và KHDN:
Đây là hai phòng quan trọng và lớn nhất của đơn vị, chuyên sâu về nghiệp vụ tiền
tệ, tín dụng, thanh toán quốc tế. Đây là nơi mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân
hàng. Chức năng chính của phịng là chịu trách nhiệm xem xét các quyết định cho vay,
bảo lãnh, tư vấn cho các khách hàng vay và sử dụng nguồn vốn vay một cách hiệu quả và
hợp lý, đúng mục đích, tránh những rủi ro cho ngân hàng. Chuẩn bị các báo cáo về các
khoản vay và lập các báo cáo về tín dụng theo quy định.
Bơ phận hành chính:
Phụ trách cơng tác hành chính của văn phịng, lưu trữ hồ sơ và quản lý nhân sự,
theo dõi lưu trữ công văn đến và công văn đi. Dù khơng trực tiếp tham gia vào q trình
hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhưng nó lại hỗ trợ rất nhiều cho các phòng ban
khác.
Bộ phận giao dịch và ngân quỹ:

9



Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng, thực hiện việc giải ngân
vốn vay; mở tài khoản tiền gửi khách hàng và chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của
khách hàng; duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng;...
Bộ phận thẩm định tài sản:
Là nơi đưa ra các giá trị của tài sản đảm bảo bao gồm cả bất động sản thông qua
việc xây dựng đánh giá bất động sản thị trường, đồng thời là nơi kiến nghị các rủi ro liên
quan đến tài sản đảm bảo.
Bộ phận công nghệ thông tin:
Quản lý kỹ thuật và sử dụng toàn bộ hệ thống máy tính, thiết bị tin học và một số
các hệ thống khác liên quan trực tiếp hoặc kết nối vào hệ thống mạng máy tính; hướng
dẫn và hỗ trợ tất cả các cán bộ nghiệp vụ khác; tiếp nhận, triển khai và hướng dẫn sử
dụng các thiết bị tin học; ứng dụng tin học cho các bộ phận có liên quan...
1.4. TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH KON
TUM
1.4.1. Bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán ngân hàng TMCP Á Châu được tổ chức theo hình thức hỗn hợp
(vừa tâp trung vừa phân tán đồng bộ xuống các chi nhánh và có một số kế tốn trưởng
chịu trách nhiệm).
Tại các phịng giao dịch, chi nhánh: thực hiện công tác kiểm tra chứng từ ban đầu,
kiểm tra chứng từ, hạch toán.
Tại hội sở: kế toán tại hội sở căn cứ vào dữ liệu kế tốn tại các Chi nhánh, phịng
giao dịch lập các báo cáo theo quy định.
TRƯỞNG BỘ PHẬN GIAO
DỊCH & NGÂN QUỸ

KIỂM SOÁT VIÊN

KẾ TOÁN VIÊN


THỦ QUỸ

Sơ đồ 0-2. Tổ chức bộ máy kế toán tại NH TMCP Á Châu-Chi nhánh Kon Tum
Chức năng và nhiệm vụ của các nhân sự phòng kế toán:
- Trưởng bộ phận giao dịch và ngân quỹ: quản lý ngân quỹ tại chi nhánh, chịu trách
nhiệm chỉ đạo, phổ biến thực hiện cơng tác kế tốn theo chế độ quy định, hỗ trợ phòng
kinh doanh, giúp giám đốc trong việc phân tích tình hình kinh tế, hồn thiện chế độ hạch
toán theo yêu câu đổi mới cơ chế quản lý.
- Kiểm soát viên: kiểm tra thực hiện nghiệp vụ kế toán.
- Kế toán viên: hạch toán, lập báo cáo và quyết toán định kỳ.
- Thủ quỹ: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế tốn trưởng, có nhiệm vụ mở sổ theo dõi
việc thu, chi tiền mặt, ghi chép sổ quỹ, và báo cáo quỹ theo định kỳ.
1.4.2. Chính sách, chế độ kế tốn áp dụng
Tn thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán, báo cáo tài chính được lập và trình
bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam của Chi nhánh Ngân hàng
10


TMCP Á Châu – CN Kon Tum được thực hiện theo Thông tư 22/2017/TT-NHNN của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hệ thống tài
khoản kế tốn các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN
ngày 29/04/2004 và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm
theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng
Kỳ kế toán: Bắt đầu ngày 01/01 đến ngày 31/12
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ.
Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định
được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị cịn lại.

Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được ước
tính như sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: 15-35 năm.
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: 03-06 năm.
- Tài sản cố định hữu hình khác: 02 năm.
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư: Bất động sản đầu tư được ghi
nhận theo giá gốc. Trong quá trình nắm giữ chờ tăng giá, hoặc cho thuê hoạt động, bất
động sản đầu tư được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.
Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính.
Nguyên tắc ghi nhận các khoản chi phí phải trả: Các khoản chi phí thực tế chưa phát
sinh nhưng được tích trước vào chi phí tổng kỳ để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế
khơng gây đột biến, trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
Nguyên tắc này yêu cầu việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi
ghi nhận một khoản thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến
việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu bao gồm chi phí của kỳ tạo ra
doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh
thu của kỳ đó.
Nguyên tắc ghi nhận các khoản dự phòng phải trả, phải tuân thủ theo quy tắc thận
trọng trong kế toán. Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đốn cần thiết để lập các
ước tính kế tốn trong các điều kiện khơng chắc chắn. Như vậy, nguyên tắc thận trọng
yếu cần phải:
Lập các khoản dự phịng nhưng khơng lập q lớn,
Khơng đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập,
Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí,
Doanh thu và thu nhập được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu
được lợi ích kinh tế, cịn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát
sinh chi phí.
Chương trình kế tốn được sử dụng tại NH là DNA. Á Châu là ngân hàng đầu tiên
hoàn thành dự án hiện đại hóa hệ thống thanh tốn và kế toán khách hàng (DNA) do
11



Ngân hàng thế giới tài trợ. Với hệ thống DNA đã được hoàn thiện, Á Châu đủ năng lực
cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại với độ an tồn và chính xác cao đến
với mọi đối tượng khách hàng trong và ngồi nước.
Hệ thống kế tốn áp dụng cho các đơn vị trong hệ thống NH Á Châu là hình thức
“Kế tốn trên máy vi tính” dựa theo chương trình DNA.
Chứng từ gốc

PHẦN MỀM KẾ TỐN

Liệt kê chứng từ

Sổ phụ, bảng kê giao dịch

SỔ CÁI

Ghi chú
In hằng ngày
In cuối kì

Sơ đồ 0-3. Ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn trên máy tính
Từ tháng 10/2011, Ngân hàng TMCP Á Châu triển khai và vận hành chính thức
chương trình ACB online kết nối thơng tin trực tuyến từ các chi nhánh lên Hội sở chính
đã chiết xuất số liệu chính xác và kịp thời từ các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại các chi
nhánh giúp cho công tác quản lý, điều hành vốn và sử dụng vốn của hệ thống được nâng
cao về chất lượng và hiệu quả.
Trình tự ghi sổ kế tốn theo Hình thức kế tốn trên máy vi tính:
Hàng ngày, kế tốn căn cứ vào chứng từ kế toán được dùng làm căn cứ ghi sổ,
xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo

các bảng, biểu đã được thiết kế sẵn trên phần mềm kế tốn.
Theo quy trình của phần mềm kế tốn, các thơng tin được tự động nhập vào sổ kế
toán tổng hợp (Sổ Cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác
khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số
liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thơng tin
đã được nhập trong kỳ. Người làm kế tốn có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế
toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

12


Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế tốn chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng
tay.
1.5. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TÀI CHÍNH
CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH KON TUM
1.5.1. Cơ sở vật chất
Bảng 0-4. Bảng kê tài sản cố định
ĐVT: đồng
STT

Tên, quy cách

ĐVT

SL

Nguyên giá


Tài sản quản lý
1

Hội nghị truyền hình

Bộ

1

100.727.647

2

Hệ thống Camera

Bộ

1

287.184.150

3

Xe FORD

Cái

1


852.035.250

4

Xe MITSUBISHI

Cái

1

899.500.000

5

Cổng cửa tự động

Cái

1

70.266.600

6

Cửa kho tiền VDH

Cái

1


60.280.000

Tổng cộng

2.269.993.647
Tài sản giao dịch

1

Máy phát điện KOHLER

Cái

1

285.931.800

2

Máy photo 2591

Cái

2

94.160.000

3

Quầy TELLER


Bộ

1

56.756.700

4

Quầy CSR

Bộ

1

46.220.790

5

Máy tính Toshiba

Bộ

38

248.900.000

Tổng cộng

704.969.290


Tổng cộng:

3.001.962.937

( Nguồn: Phịng hành chính – Ngân hàng ACB – Chi nhánh Kon Tum)
Năm 2019 là năm khởi đầu nhiều điều mới của Ngân hàng Á Châu- Chi nhánh Kon
Tum khi tổ chức sự kiện khai trương thành lập trụ sở mới. Với cơ sở hạ tầng mới, trang
thiêt bị mới và đồng phục mới cho nhân viên sẽ tạo cho khách hàng ấn tượng tốt khi đặt
chân chân tới trụ sở và phần nào cũng yên tâm, tin tưởng vào Ngân hàng Á Châu- Chi
nhánh Kon Tum nhiều hơn.
Trong đó cơ sở vật chất quan trọng nhất đối với Ngân hàng Á Châu- Chi nhánh Kon
Tum thì tin học được xem là quan trọng nhất. Nhờ có ứng dụng tin học mà hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng đã có những bước tiến đáng kể, nó góp phần giảm nhẹ khối
lượng cơng việc cho từng nhân viên Ngân hàng, đảm bảo các nghiệp vụ được thực hiện
một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho cả khách hàng lẫn
Ngân hàng khi giao dịch với nhau.
Tài sản quản lý chiếm 75,6% tổng tài sản của đơn vị
Tài sản giao dịch chiếm 24,4% tổng tài sản của đơn vị
13


1.5.2. Tình hình lao động của ACB Kon Tum
Bảng 0-5.Cơ cấu lao động tại ACB-Chi nhánh Kon Tum giai đoạn 2017-2018
ĐVT: người
Năm
Tổng số

Năm 2017
SL

38

Năm 2018

%
100

SL
41

2018/2017

%
100

(+/-)
3

%
3,79
0

1.Phân theo phòng ban
Phòng BGĐ

1

1

1


1

0

Phòng GDNQ

10

26,3

10

26,3

0

Phòng KHDN

3

7,89

3

7,31

0

Phịng KHCN

Phịng HTTD

11
11

28,94
28,9

14
11

36,84
26,82

3
0

Phịng TĐTS

2

5,26

2

4,87

0

Nam


2. Phân theo giới tính
16
42,1
19

46,3

3

Nữ

22

22

53,7

0

Đại học, trên đại học

3. Phân theo trình độ
38
100
41

100

3


3,79

Cao đẳng, trung cấp
Lao động phổ thơng

0
0

0
0

0
0

0
0

57,9

0
0

0
0

12

8,6


( Nguồn: Phịng hành chính – Ngân hàng ACB – Chi nhánh Kon Tum)
- Quy mô LĐ: Số lượng nhân viên ACB Kon Tum tăng qua các năm. Năm 2017,
tổng số lượng nhân viên là 38 nhân viên. Năm 2018 số lao động tăng với tốc độ 3,79%
tương ứng với 3 nhân viên. Tỷ lệ tăng này là do ACB mở thêm, phòng giao dịch mới nên
nhu cầu nguồn lực càng cao.
- Theo phòng ban: Ngân hàng ACB- Chi nhánh Kon Tum có 6 phịng ban. Nhìn
chung số lượng nhân viên tăng chủ yếu phòng GDNQ và phòng KHCN. Năm 2017 số
lượng nhân viên phòng GDNQ là 10 nhân viên chiếm 26,3 % nhưng đến năm 2018 số
lượng nhân viên phòng GDNQ chiếm 26,3% tưng ứng với 10 nhân viên. Bên cạnh đó
phịng KHCN năm 2017 có 11 nhân viên nhưng đến năm 2018 số lượng nhân viên tăng
lên 14 nhân viên chiếm 36,84%.
- Theo trình độ LĐ: Qua 2 năm, ngân hàng chỉ chú trọng tuyển nhận viên với trình
độ từ đại học trở lên. Do đó, tóc độ tăng của nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp là
0%. Thay vào đó, tốc độ tăng của cán bộ nhân viên với trình độ từ đại học trở lên là
3,79% (năm 2017 so với năm 2018). Ngân hàng đang có chính sách tuyển dụng nhân
viên chất lượng để hiệu quả cơng việc được cải tiến, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của
ngân hàng.
- Theo giới tính: Căn cứ vào tình hình lao động của ngân hàng, trong cơ cấu lao
động, số lượng nữ luôn chiếm đa số: năm 2017 là 16 nhân viên chiếm 59,3% và năm
2018 là 25 nhân viên chiếm 65,8%. Số lượng nhân viên nữ nhiều hơn vì tính chất cơng
14


việc ngân hàng, có những đặc điểm phù hợp, thuận lợi với nghề nghiệp khi tiếp xúc với
khách hàng.
1.5.3. Tình hình tài chính
Trong bối cảnh nền kinh tế có những bước phát hiển mạnh mẽ và tình hình cạnh
tranh gay gắt từ các ngân hàng khác, NH Á Châu chi nhánh Kon Tum đã có những kết
quả kinh doanh vơ cùng ấn tượng, vốn điều lệ đạt 307 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 1.600
tỷ đồng, NH Á Châu chi nhánh Kon Tum đã vươn lên đứng vào nhóm năm ngân hàng cổ

phần có quy mơ vốn và tổng tài sản lớn nhất. Ngân hàng cũng khẳng định vị trí hàng đầu
của mình về tăng trưởng, lợi nhuận, cơng nghệ và phát hiển mạng lưới trên địa bàn tỉnh
Kon Tum
Bảng 0-6. Chỉ tiêu tài chính cơ bản giai đoạn 2016-2018
ĐVT:tỷ đồng
Chỉ tiêu

2016

2017

2018

Tổng doanh thu

494,465

905,47

1.658,11

Tổng tài sản

7.667,46

10.666,1

12.266,01

Vốn điều lệ


412,70

617,66

924,41

Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro

130,32

277,86

319,54

Lợi nhuận trước thuế sau dự phòng rủi ro

107,01

186,06

213,9

Lợi nhuận sau thuế

76,13

206,15

237,07


1,7

2,6

2,99

31,71

45,19

51,97

Tỷ số lợi nhuận /Tài sản (ROA)
ROE (%)

( Nguồn: Phịng kế tốn tổng hợp – Ngân hàng ACB – Chi nhánh Kon Tum)
Tình hình kinh doanh của ACB Kon Tum qua 2 năm có nhiều biến động, mức độ
tăng trưởng tăng qua từng năm.
- Tổng doanh thu: năm 2018 cũng tăng 83 % so với thời điểm 31/12/2017 về giá trị
doanh thu tăng 753 tỷ đồng.
- Tổng tài sản qua 2 năm có xu hướng tăng lên. Năm 2016 tổng tài sản là 7.667,46,
năm 2017 tổng tài sản tăng lên 10.666,1 tỷ đồng. Năm 2018, tổng tài sản tiếp tục tăng
12.266,01 tỷ đồng với giá trị tăng 752,64 tỷ đồng và tốc độ tăng là 3,28% so với năm
2017.
- Lợi nhuận sau thuế tăng qua các năm nhưng năm 2018 tăng mạnh 237,07 so với
năm 2017 là 206,15. Như vậy Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Kon Tum đang
ngày một phấn đấu cải tiến, nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
- Tổng nguồn vốn kinh doanh (ROA) tại chi nhánh tăng 0.39 tỷ đồng, tăng 15% so
với cùng kỳ năm 2017.

- Dư nợ tín dụng (ROE) đạt 7 tỷ đồng tăng 15% so với cuối năm 2017. Chất lượng
tín dụng cho vay của NH Á Châu chi nhánh Kon Tum được duy trì và kiểm sốt chặt chẽ,
lượng dự phịng rủi ro tín dụng cho vay cũng được kiểm sốt thường xun, đảm bảo an
tồn cho hoạt động của ngân hàng. Với sự trợ giúp của công nghệ, năng suất lao động
15


trong thời gian qua cũng được cải thiện, quy trình cung ứng các sản phẩm mới được triển
khai và hoàn thiện, các cân đối lớn của ngân hàng như huy động, cho vay, cơ cấu dư nợ
được quản lý tốt hơn.

16


CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KẾ TỐN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH TỈNH KON TUM.
2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á
CHÂU – CHI NHÁNH KON TUM
2.1.1. Những quy định chung về hoạt động huy động vốn áp dụng tại ngân hàng
TMCP Á Châu – Chi Nhánh Kon Tum
Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Kon Tum luôn tuân thủ và áp dụng đúng các quy
định chung về hoạt động huy động vốn do ngân hàng nhà nước ban hành như:
Quy định 1160/2004/QĐ-NHNN (Quy chế về tiền gửi tiết kiệm) ngày 13/9/2004
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Thông tư 30/2011/ TT- NHNN “Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi là VNĐ
đối với tổ chức, cá nhân, tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng ở nước ngồi”.
Thơng tư 14/2011/ TT- NHNN “Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi là VNĐ
đối với tổ chức, cá nhân, tổ chức tín dụng”.
Ngồi các văn bản do ngân hàng nhà nước ban hàng thì trong Ngân hàng ACB cũng

ban hàng một số văn bản để điều chỉnh cho sản phẩm tiết kiệm như:
Văn bản số 627/NVQĐ-KCN.11 “Quy định về quy chế gửi tiết kiệm”.
Văn bản số 307/ NVQĐ-KCN.11 “Quy định về việc triển khai sản phẩm gửi tiết
kiệm”.
Văn bản số 308/ NVQĐ-KCN.11 “ Hướng dẫn việc triển khai sản phẩm gửi tiết
kiệm”.
2.1.2. Các hình thức huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh
Kon Tum
a. Huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng
- Tiền gửi: bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn.
Tiền gửi không kỳ hạn: Loại tiền gửi này cùa danh nghiệp và các tổ chức kinh tế,
các nhân gửi vào ngân hàng với mục đích chính để thực hiện các khoản chi trả trong hoạt
động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Do vậy tài khoản này cịn được gọi là tài khoản
thanh tốn. Với dặc điểm linh hoạt là có thể gửi và rút ra bất cứ lúc nào nên tiền gửi
thanh tốn khơng được ngân hàng trả lãi hoặc là trả với mức lãi suất thấp.
- Tiền gửi có kỳ hạn: Loại tiền này của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân
gửi vào ngân hàng thương mại với mục đích hưởng lãi. Người gửi tiền chỉ được lĩnh tiền
sau một thời hạn nhất định từ một vài tháng đến một vài năm. Tuy nhiên, do những lý do
khác nhau, người gửi tiền có thể rút trước thời hạn, trường hợp này người gửi tiền không
được hưởng lãi. hoặc được hường lãi theo lãi suất thấp tùy theo quy định của mỗi ngân
hàng.Trường hợp đến hạn rút tiền nhưng KH không đến rút tiền thì coi như gửi tiếp kỳ
hạn mới.
- Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết
kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm và được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận
17


×