Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong hoạt động xét xử tại tòa án nhân dân huyện sa thầy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.5 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

PHẠM TIẾN LỰC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY
TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN
NHÂN DÂN HUYỆN SA THẦY

Kon Tum, tháng 8 năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY
TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN
NHÂN DÂN HUYỆN SA THẦY
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN THỊ ANH THƯ
SINH VIÊN THỰC HIỆN
: PHẠM TIẾN LỰC
LỚP
: K915 LHV



Kon Tum, tháng 8 năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn đến tồn thể thầy cơ khoa Sư phạm và
DBĐH trường Đại học Đà Nẵng, phân hiệu tại Kon Tum đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi
để em tiếp cận được với môi trường thực tế thông qua đợt thực tập đầy ý nghĩa thiết thực
này.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn cô Nguyễn Thị Anh Thư
đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành báo cáo thực tập đúng thời gian quy
định.
Với thời gian thực tập ngắn, cơ hội tiếp cận thực tế và hồn thiện bài viết tuy có cố
gắng, nhưng em sẽ cịn có nhiều thiếu sót nhất định. Trên cơ sở của những vấn đề đã
được giải quyết, em sẽ tiếp tục quá trình tìm hiểu, nghiên cứu góp phần vào sự phát triển
chung của ngành .
Em xin chân thành cảm ơn!
Kon Tum, ngày 08 tháng 8 năm 2019
Sinh viên

Phạm Tiến Lực


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................................................iiv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .......................................................................................................................... v
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................2
5. Bố cục của Đề tài ............................................................................................................2
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
HOẶC TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC ........................................................... 3
1.1. Khái niệm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác ..3
1.1.1. Cố ý gây thương tích .............................................................................................3
1.1.2. Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác .............................................................3
1.2. Quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác .....................................................................................................................................3
1.2.1. Khách thể ..............................................................................................................5
1.2.2. Mặt khách quan ....................................................................................................6
1.2.3. Chủ thể .................................................................................................................13
1.2.4. Mặt chủ quan .......................................................................................................14
1.3. Quy định về xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác ........................................................................................................................16
CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE NGƯỜI KHÁC TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM.................................................................................................19
2.1. Đặc điểm tình hình chung của Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
............................................................................................................................................19
2.1.1. Giới thiệu khái quát về huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum......................................19
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy ...............20
2.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của TAND huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon tum
............................................................................................................................................20
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của TAND huyện Sa Thầy ...............................................20
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của TAND huyện Sa Thầy ........................................................22
năm 1991 đến 1995 ...................................................................................................................................23

2.3. Thành tựu đạt được trong cơng tác xét xử của Tịa án nhân dân huyện Sa Thầy,
tỉnh Kon Tum ...................................................................................................................25
2.3.1. Về công tác thụ lý, xét xử các loại án..................................................................25
2.3.2. Công tác thi hành án ............................................................................................27
i


2.3.3. Kết quả hoạt động tố tụng tại Tòa án ..................................................................28
2.3.4. Công tác tiếp dân .................................................................................................29
2.3.5. Công tác xây dựng ngành ....................................................................................29
2.4. Tình hình vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người
khác trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum ........................................................29
2.5. Thực tiễn xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người
khác tại Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum ...........................................32
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ XÉT XỬ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO
SỨC KHỎE NGƯỜI KHÁC ...................................................................................................................37
3.1. Đánh giá tình hình trong quá trình xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác tại TAND huyện Sa Thầy .......................................37
3.1.1. Hạn chế ................................................................................................................37
3.1.2. Nguyên nhân dẫn tới tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe người khác....................................................................................................37
3.1.3. Một số vướng mắc, hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự về tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại TAND huyện Sa Thầy
............................................................................................................................................38
3.2. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử tội cố tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ........................................41
3.2.1. Một số kiến nghị ..................................................................................................41
3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử tội cố tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác..................................................................42

KẾT LUẬN ....................................................................................................................................................44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ii


BLHS
BLHS 1999
BLTTDS 2015
TAND
TANDTC
UBND
TNHS

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ luật hình sự
Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Tóa án Nhân dân
Tòa án Nhân dân tối cao
Ủy ban Nhân dân
Trách nhiệm hình sự

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Bảng 2.1.

Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 2.5.

Tên bảng
Thống kê tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn huyện Sa Thầy
Tỷ lệ trình độ học vấn của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn huyện
Sa Thầy
Tỷ lệ giới tính của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn huyện Sa Thầy
Độ tuổi của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn huyện Sa Thầy
Nghề nghiệp của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn huyện Sa Thầy

iv

Trang
30

31

31
31
32



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
STT
Sơ đồ 2.1.
Sơ đồ 2.2.
Sơ đồ 2.3.
Sơ đồ 2.4.
Sơ đồ 2.5.

Tên sơ đồ
Sơ đồ cơ cấu tổ chức TAND huyện Sa Thầy giai đoạn từ năm
1979 đến 1987
Sơ đồ cơ cấu tổ chức TAND huyện Sa Thầy giai đoạn từ năm
1988 đến 1990
Sơ đồ cơ cấu tổ chức TAND huyện Sa Thầy giai đoạn từ năm
1991 đến 1995
Sơ đồ cơ cấu tổ chức TAND huyện Sa Thầy giai đoạn từ năm
2009 đến 2015
Sơ đồ cơ cấu tổ chức TAND huyện Sa Thầy từ năm 2015 đến
nay

v

Trang
22
23
23
24
24



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta và Nhà nước, hơn 30 năm qua đất nước ta
đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Cùng với sự tăng trưởng không ngừng về kinh tế, đời sống của nhân dân từng bước
được nâng cao do sự tác động tích cực của chính sách mở cửa hội nhập quốc tế trong xu
thế tồn cầu hố. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường cũng có
nhiều mặt trái, sự du nhập của các nền văn hóa khác nhau cũng nảy sinh và tồn tại những
tiêu cực. Đó là sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, sự tha hóa trong lối sống, đạo
đức, sự xuất hiện ngày càng nhiều các tệ nạn xã hội cũng như các hành vi phạm tội. Đặc
biệt là các hành vi như giết người, trộm cắp, cướp giật, ma túy, mại dâm, các tội xâm
phạm, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người khác; trong đó tội phạm cố ý gây thương
tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đang có chiều hướng ngày càng gia tăng.
Tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là một tội có tính
chất nguy hiểm cao cho xã hội, nó trực tiếp xâm phạm tới khách thể của Bộ luật hình sự
bảo vệ đó là tính mạng, sức khỏe của con người. BLHS năm 1999, được sửa đổi năm 2009
đã đi vào cuộc sống, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý các hành vi nguy hiểm cho
xã hội, trong đó có tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Tuy nhiên, quá trình thực thi các điều khoản về tội danh này đã nảy sinh nhiều bất cập, gây
vướng mắc cho các cơ quan tiến hành tố trụng trong việc áp dụng, giải quyết các vụ việc
liên quan đến tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa
bàn huyện Sa Thầy nói riêng, cả nước nói chung. Để góp phần giải quyết những vướng
mắc trên, đồng thời ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích, gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác. Một vấn đề cấp bách được đặt ra là cần phải nghiên cứu,
phân tích sâu sắc tình hình tội phạm, tìm hiểu những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm,
những vướng mắc cần tháo gỡ trong quá trình áp dụng quy định của pháp luật về tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trên cơ sở đó, kiến nghị
những giải pháp góp phần hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm nói chung và tội phạm tội
cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng.
Từ thực tế trên tôi đã lựa chọn đề tài “ Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội cố

ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong hoạt động xét xử
tại Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy” làm chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trước hết, báo cáo thực tập nghiên cứu làm rõ tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng. Đồng thời, qua việc
phân tích các dấu hiệu pháp lý và thực trạng áp dụng cũng như thực tiễn xét xử tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác để đưa ra một số giải pháp
nhằm tăng cường hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm này ở giai đoạn hiện
nay.

1


Ngoài ra, báo cáo thực tập cũng làm rõ những đặc điểm tình hình của tội phạm cố ý
gây thương tích xảy ra trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và cơng tác phịng
ngừa của lực lượng cảnh sát điều tra về trật tự xã hội của địa phương. Trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phịng ngừa tội phạm
cố ý gây thương tích ở địa phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự cụ thể tại
Điều 104 BLHS năm 1999, các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan đến Tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Phạm vi nghiên cứu: báo cáo thực tập nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình
sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong hoạt
động xét xử tại Tòa án Nhân dân huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum trong thời gian từ năm
2010 - 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo thực tập được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phịng chống tội phạm, có
sử dụng các văn bản pháp luật, các tài liệu trong nước và số liệu thống kê tại đơn vị thực
tập.

Trong quá trình nghiên cứu và làm bài, báo cáo thực tập sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, xã hội học, điều tra và thu
thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như sách, luận văn, tạp chí, mạng internet,… để
thực hiện nhiệm vụ của báo cáo.
5. Bố cục của Đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo,
danh mục các bảng, danh mục sơ đồ, phụ lục các bản án, nội dung của báo cáo gồm 03
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác.
Chương 2: Tình hình thực tế áp dụng quy định pháp luật hình sự về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong công tác xét xử tại tòa án
nhân dân huyện Sa Thầy.
Chương 3: Đánh giá và một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp
dụng pháp luật về tôi cố ý gây thuơng tích cho người khác .

2


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
HOẶC TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
1.1. Khái niệm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác
1.1.1. Cố ý gây thương tích
Được hiểu là hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác gây tổn thương cho cơ
thể của người khác (như chém đứt tay, đánh gãy xương,…)
1.1.2. Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn tác động vào cơ thể nạn nhân làm mất
hoặc giảm chức năng các bộ phận (cơ quan) trên cơ thể nạn nhân (như cho uống

thuốc độc, tạt axit vào người nạn nhân,…)
1.2. Quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác
Điều 134 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được cấu tạo thành 6 khoản. Trong
đó, khoản 1 quy định cấu thành cơ bản đối với tội danh này, các khoản 2,3,4,5 định
khung tăng nặng với mức độ nguy hiểm, nguy hại khác nhau, khoản 6 quy định đối
với người chuẩn bị phạm tội này, với khung hình phạt là cải tạo không giam giữ
đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm, cụ thể:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng
gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm
đau hoặc người khác khơng có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cơ giáo của mình, người ni dưỡng,
chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù,
đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp
hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa
vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
3


h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc

gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được th;
i) Có tính chất cơn đồ;
k) Đối với người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm
đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại
các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm
đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản
4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại
các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các
trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 14 năm:
a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

4


d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các
điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các
trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường
hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy
hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo
khơng giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.
1.2.1. Khách thể
Trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn các ý kiến đều thống nhất
khách thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.
Trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì
khách thể trực tiếp chính là sức khỏe con người. Bởi vì con người là chủ thể của

hầu hết mọi quan hệ xã hội, khi quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của
con người bị xâm phạm nó làm phá vỡ sự ổn định của các quan hệ xã hội. Do vậy
mục tiêu bảo vệ sức khỏe của con người ln được đặt lên hàng đầu. Cũng vì ý
nghĩa đó trong BLHS ngay sau nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, nhà làm luật
đã quy định nhóm tội về xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
được quy định tại Điều 134 BLHS có quy định hình phạt nghiêm khắc nhất là
chung thân. Điều này khẳng định quyền bảo vệ về sức khỏe của con người là
thiêng liêng, cao quý và cần được bảo vệ tuyệt đối. Đồng thời cũng thể hiện thái độ
của nhà nước với tội phạm này một cách kiên quyết, bất kỳ ai xâm phạm quyền
được bảo vệ sức khỏe của con người đều bị trừng trị thích đáng. Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xâm phạm quyền được
bảo vệ sức khỏe của con người thơng qua sự tác động làm biến đổi tình trạng bình
thường của đối tượng tác động. Đối tượng tác động là sức khỏe của trẻ em, người
già, phụ nữ có thai, người khơng có khả năng tự vệ…, thì TNHS đối với người
5


phạm tội sẽ nặng hơn. Việc xác định đúng đối tượng tác động của tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là vô cùng quan trọng.
Bởi lẽ nếu hành vi tác động vào đối tượng khơng phải con người, khơng phải
người cịn sống thì khơng xâm phạm quyền được bảo vệ về sức khỏe, nên khơng
phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; hoặc
có những trường hợp, một cá nhân nào đó tự gây thương tích cho mình vì một lý
nào đó (ví dụ để lấy tiền bảo hiểm) thì khơng thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều
134 BLHS.
1.2.2. Mặt khách quan
Dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngồi
bằng giác quan mà con người có thể nhận biết được bao gồm:
+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội

+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
+ Biểu hiện khác (như phương pháp, phương tiện, công cụ, thủ đoạn, thời
gian, không gian, nơi để thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội,…)
Mặt khách quan của tội này có những dấu hiệu bắt buộc sau:
– Hành vi nguy hiểm cho xã hội
– Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Những dấu hiệu khác tuy không phải là bắt buộc trong một số trường hợp cụ
thể nhưng là những cấu thành tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với
người thực hiện hành vi phạm tội.
a. Về hành vi: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác là hành vi của một người cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến
sức khoẻ.
- Đối với tội cố ý gây thương tích: Được thể hiện qua hành vi dùng vũ lực (có
sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí hoặc thủ đoạn khác) tác động lên cơ thể
người khác gây tổn thương cho họ (như gãy chân, thủng bụng, lịi mắt…). Các
thương tích nhìn chung có thể thấy rõ. Việc dùng vũ lực có thể bằng sức mạnh cơ
thể (như đâm, chém, dùng đấm, dùng chân đá,…) hoặc có thể kèm theo vũ khí, vật
liệu nổ, hung khí (như súng, mìn, gậy gộc, dao, búa, kiếm, mã tấu, lưỡi lê, rìu,
gạch đá…) tác động lên cơ thể của nạn nhân.
Việc dùng thủ đoạn khác (gián tiếp) có thể là ép cho nạn nhân tự gây thương
tích hoặc xô đẩy làm cho nạn nhân ngã, va vào vật cứng dẫn đến thương tích.
- Đối với tội gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: Được thể hiện qua
hành vi dùng thủ đoạn tác động vào cơ thể nạn nhân làm cho một số bộ phận cơ
6


thể nạn nhân bị mất hoặc bị suy giảm chức năng (như đánh vào huyệt gây liệt
người, cho uống thuốc độc gây tổn hại nội tạng, tạt axit, hóa chất nguy hiểm gây

mù mắt…) mặc dù các bộ phận (cơ quan) của cơ thể vẫn còn nguyên vẹn, gây ra
suy kiệt sức khỏe về lâu dài.
b. Về hậu quả
Đây là tội có cấu thành vật chất nên hành vi phạm tội phải gây ra thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tội phạm mới hồn thành hay
hậu quả có ý nghĩa to lớn trong việc định tội và định khung hình phạt.
Hậu quả của những hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại sức khỏe từ 11% trở lên[1].
Nếu kết quả giám định thương tật từ 10% trở xuống vẫn truy cứu trách nhiệm
hình sự[2]. Hậu quả gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân
từ 11% trở lên là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Căn cứ để xác định tỉ lệ thương tật là kết luận của Hội đồng giám định y khoa,
trong trường hợp ở nơi nào không tổ chức được Hội đồng giám định y khoa thì căn
cứ vào Bảng tiêu chuẩn thương tật 4 hạng quy định tại Thông tư liên bộ 12/TTLB
ngày 26-7-1995 của Bộ Y tế - Bộ lao động, thương binh và xã hội.
Trường hợp tỷ lệ thương tật dưới 11% nếu thuộc các trường hợp sau đây thì
người có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự và “các trường hợp phạm tội này cũng là dấu
hiệu định khung hình phạt”, cụ thể là:
Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng
gây nguy hại cho nhiều người (như đổ thuốc độc xuống giếng có nhiều người sử
dụng dẫn đến làm nhiều người bị tổn hại sức khỏe…)
Vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm là thiết bị, phương tiện được chế tạo,
sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con
người, phá hủy kết cấu vật chất, nó hồn tồn khơng phụ thuộc vào cách sử dụng
của người phạm tội, nó chính là phương tiện mang tính chất nguy hiểm mà người
phạm tội thực hiện để gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác, như dao, các loại lê, các loại súng, lựu đạn, thuốc nổ, axít...
Thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người như: đốt cháy, đầu độc, bắn vào chỗ
đông người. Thủ đoạn là do người phạm tội thực hiện, do đó tính chất nguy hiểm

phụ thuộc vào hành vi phạm tội chứ không phụ thuộc vào phương tiện mà người
phạm tội sử dụng.
Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm
[1]
[2]

Theo nghị quyết 04/KĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao
Theo công văn số 03/TATC ngày 22/10/1987 hướng dẫn một số hành vi gây thương tích

7


Hóa chất nguy hiểm hoặc A xít nguy hiểm, là hóa chất có một hoặc một số
đặc tính nguy hiểm như dễ nổ, dễ cháy, độc gây kích ứng với con người, gây ung
thư, gây biến đổi gen, độc hại đến môi trường…các chất nay không phụ thuộc vào
cách sử dụng của người phạm tội, nó chính là phương tiện mang tính chất nguy
hiểm mà người phạm tội thực hiện để gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác.
Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm
đau hoặc người khác khơng có khả năng tự vệ
Người dưới 16 tuổi trong trường hợp này cần được hiểu là trẻ em, đây là quy
định giúp nghiêm trị những kẻ có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của trẻ em, mà còn đảm bảo thực hiện các quy định của Công ước
của liên hiệp quốc về quyền trẻ em ngày 20/11/1989 mà Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn ngày 20/2/1990 về bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Phụ nữ mà biết là có thai là trường hợp cố ý gây ra thương tích hoặc tổn hại sức
khỏe cho người phụ nữ đang mang thai. Việc xác định nạn nhân là phụ nữ có thai,
căn cứ vào chứng cứ chứng minh là người phụ nữ đó đang mang thai, như: bị can,
bị cáo và mọi người đều nhìn thấy được hoặc bị cáo nghe được, biết được từ các
nguồn thông tin khác nhau về người phụ nữ đó đang mang thai. Việc xác định là có

thai hay khơng, phải có kết luận của cơ quan chuyên môn y tế hoặc kết luận giám
định; Người già yếu là người từ 60 tuổi trở lên, sinh hoạt, đi lại khó khăn... Người
ốm đau là người đang bị bệnh tật có thể đang điều trị ở bệnh viện, ở cơ sở y tế tư
nhân hoặc ở tại nhà riêng của họ; Người không có khả năng tự vệ là người do bị
khiếm khuyết về thể chất như người bị khuyết tật bẩm sinh hoặc tàn tật do tai nạn
(tâm thần, bại liệt, mù lòa, liệt tay chân…) làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc
điều khiển hành vi của mình. Những người khơng có khả năng tự vệ ln ln ở
trong tình trạng không thể tự vệ được khi bị người khác thực hiện hành vi xâm
phạm tính mạng, sức khỏe của mình.
Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người ni dưỡng,
chữa bệnh cho mình: Ơng bà gồm ông bà nội, ông bà ngoại; cha mẹ là người đã
sinh ra người phạm tội; người nuôi dưỡng là người chăm sóc, giáo dục, quản lý
như vai trị của bố mẹ đẻ, người chữa bệnh cho mình được hiểu là người “đang”
hoặc “đã” chữa bệnh “cho mình” những loại bệnh nặng, trong thời gian lâu ngày,
Thầy cô giáo trong trường hợp này chính là những người đã trực tiếp giảng dạy
cho người phạm tội về văn hóa, chun mơn, nghề nghiệp.
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của
Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS thì
tình tiết "đối với thầy giáo, cơ giáo của mình" quy định tại điểm d:
8


a. Chỉ áp dụng tình tiết "đối với thầy giáo, cơ giáo của mình" quy định tại
điểm d khoản 1 Điều 134 của Bộ luật hình sự để xét xử bị cáo theo khoản 1 Điều
134 của Bộ luật hình sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a.1) Nạn nhân phải là thầy giáo, cô giáo tức là người đã hoặc đang làm công
tác giảng dạy theo biên chế hoặc theo hợp đồng tại cơ quan, tổ chức có chức năng
giáo dục, đào tạo, dạy nghề được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
a.2) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân là vì lý
do thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, dạy nghề của họ đối với bị cáo, khơng

phân biệt nhiệm vụ đó đã được thực hiện hay đang được thực hiện và không kể
thời gian dài hay ngắn.
a.3) Tỷ lệ thương tật của nạn nhân dưới 11%.
b) Chỉ áp dụng tình tiết "đối với thầy giáo, cơ giáo của mình" quy định tại
điểm d khoản 1 Điều 134 của Bộ luật hình sự để xét xử bị cáo theo điểm đ khoản 2
Điều 134 của Bộ luật hình sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
b.1) Các điều kiện được hướng dẫn tại các điểm a.1 và a.2;
b.2) Tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 11% đến 30%.
c) Chỉ áp dụng tình tiết "đối với thầy giáo, cơ giáo của mình" quy định tại
điểm d khoản 1 Điều 134 của Bộ luật hình sự để xét xử bị cáo theo điểm c khoản 3
Điều 134 của Bộ luật hình sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
c.1) Các điều kiện được hướng dẫn tại các điểm a.1 và a.2;
c.2) Tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 31% đến 60%.
d) Chỉ áp dụng tình tiết "đối với thầy giáo, cơ giáo của mình" quy định tại
điểm d khoản 1 Điều 134 của Bộ luật hình sự để xét xử bị cáo theo điểm d khoản
4 Điều 134 của Bộ luật hình sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
d1) Các điều kiện được hướng dẫn tại các điểm a.1 và a.2;
d2) Tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
e) Chỉ áp dụng tình tiết "đối với thầy giáo, cơ giáo của mình" quy định tại
điểm d khoản 1 Điều 134 của Bộ luật hình sự để xét xử bị cáo theo điểm e khoản 4
Điều 134 của Bộ luật hình sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
e1) Các điều kiện được hướng dẫn tại các điểm a.1 và a.2;
e2) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%.
g) Chỉ áp dụng tình tiết "đối với thầy giáo, cơ giáo của mình" quy định tại
điểm d khoản 1 Điều 134 của Bộ luật hình sự để xét xử bị cáo theo điểm b khoản
5 Điều 134 của Bộ luật hình sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
g1) Các điều kiện được hướng dẫn tại các điểm a.1 và a.2;

9



g2) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên.
Phạm tội có tổ chức: Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu
kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác. Sự cấu kết chặt chẽ giữa những người thực
hiện tội phạm thể hiện mức độ liên kết, mức độ phân hóa vai trò, nhiệm vụ cụ thể
của từng người.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi
hành công vụ là hành vi làm trái với nhiệm vụ được giao của người có chức vụ,
quyền hạn. Hành vi làm trái với nhiệm vụ được giao có thể là làm không đúng,
không đầy đủ, không kịp thời, trái với quy định của Nhà nước hoặc điều lệ công
tác.
Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt
tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc
đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt
buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong thời
gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành
biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp
xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo
dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được coi là trường hợp phạm tội
nghiêm trọng hơn, vì họ đang bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc
nhất, hoặc đang bị quản lý chặt chẽ mà họ vẫn phạm tội, nên người phạm tội tuy
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người bị hại với tỷ lệ thương tật
chưa đến 11% vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
“ Đang trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ trong nhà tạm giữ tạm giam của
cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội theo lệnh tạm giữ của
người có thẩm quyền, trong thời gian đang bị tạm giữ lại cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong nhà tạm giữ.
Đang bị tạm giam là đang bị giam trong nhà tạm giam của Cơng an hoặc cơ
quan điều tra hình sự quân đội theo lệnh tạm giam của người có thẩm quyền, trong
thời gian đang bị tạm giam lại cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trong nhà tạm giam.
Đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang
chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc,
đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do cấp có thẩm
quyền quản lý.
10


Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê:
Hành vi thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
là hành vi cố ý gián tiếp tuy người thuê không trực tiếp xâm phạm cơ thể nạn nhân
nhưng đã làm mất trật tự, gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân.
Hành vi gây thương tích do được thuê là hành vi cố ý trực tiếp gây nên
thương tích cho nạn nhân tuy giữa người gây thương tích và nạn nhân khơng có
mâu thuẫn nhưng được người khác th vì vậy tính chất nguy hiểm cao, gây tổn
hại cho sức khỏe của nạn nhân.
Nếu tỷ lệ thương tật của nạn nhân dưới 11% thì hành vi th gây thương tích
hoặc gây thương tích th đó vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Có tính chất cơn đồ: hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác được thực hiện có tính chất hung hãn coi thường pháp luật.
Đối với người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân:
Công vụ thường được hiểu là công việc mà cơ quan, tổ chức xã hội giao cho
một người thực hiện; người đang thi hành công vụ là người đang thực hiện
công việc do cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội giao cho một cách thường
xuyên hoặc tạm thời, có hưởng lương hoặc khơng hưởng lương, họ có quyền hạn

nhất định khi thực hiện cơng vụ đó. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác đối với người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ
của nạn nhân là trường hợp người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người đang thi hành công vụ để cản trở người thi hành
công vụ đang thi hành nhiệm vụ do cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giao cho vì
lợi ích chung của nhà nước, xã hội. Nếu người phạm tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người đang thi hành cơng vụ nhưng vì động cơ
khác không phải để cản trở người thi hành cơng vụ thực hiện nhiệm vụ được
giao thì tùy từng trường hợp mà người phạm tội bị truy cứu TNHS. Gây
thương tích vì lý do cơng vụ của nạn nhân thể hiện nhiệm vụ mà nạn nhân được
giao có ảnh hưởng trực tiếp đến người phạm tội nên người phạm tội đã chủ
động gây thương tích cho nạn nhân. Hành vi có thể xảy ra trước hoặc sau khi nạn
nhân thực thi cơng vụ.
Ví dụ:
1) Gây thương tích khi người này đang tiến hành biện pháp kê biên tài sản của
người phạm tội để thi hành bản án dân sự.
2) Gây thương tích đối với một người là Thẩm phán khi người đó chuẩn bị xét
xử vụ án dân sự mà người phạm tội là bị đơn để cản trở việc xét xử (hoặc gây

11


thương tích cho Thẩm phán sau khi người đó đã xét xử vụ án dân sự mà người
phạm tội đã bị thua kiện trong vụ án đó).
Người thực hiện một cơng việc vì nghĩa vụ cơng dân (như bắt giữ kẻ phạm tội
đang chạy trốn) tuy không phải là người thi hành cơng vụ. Nhưng nếu do cơng việc
đó mà họ bị cố ý gây thương tích, thì họ có thể được hưởng chính sách bảo hiểm
xã hội như đối với người thi hành cơng vụ và hành vi đó cũng bị xử lý theo quy
định tại điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự.
Phạm tội 02 lần trở lên: Phạm tội 2 lần trở lên quy định tại điểm c khoản 2

Điều 134 của BLHS được hiểu là trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của một người nhiều lần (có thể 2 lần, có thể nhiều lần) và trong các
lần đó chưa có lần nào bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự và chưa hết thời hiệu xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự.
Tái phạm nguy hiểm: Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã bị kết án về tội
rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xố án tích mà lại
phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm,
chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý. Người phạm tội tái phạm nguy
hiểm quy định tại điểm d khoản 2 điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung
năm 2017 thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.
Chuẩn bị phạm tội: Là tìm kiếm, sửa soạn cơng cụ, phương tiện (vũ khí, vật
liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm) hoặc tạo ra
những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội
phạm. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại khoản 6 của Bộ luật hình sự 2015, sửa
đổi bổ sung năm 2017 thì phải chịu trách nhiệm hình sự (bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm). Người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
* Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả:
Trong mặt khách quan của tội phạm này chúng ta cần xác định quan hệ nhân
quả. Mối quan hệ khách quan luôn luôn tồn tại giữa hành vi khách quan và hậu quả
của hành vi khách quan trong một cấu thành tội phạm. Hậu quả được phản ánh là
dấu hiệu thì quan hệ nhân quả cũng là một dấu hiệu khách quan. Mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi xâm phạm thân thể người khác gây thương tích đây là điều kiện
để buộc người có hành vi xâm phạm vào thân thể của người khác gây thương tích
nhất định thì phải gánh chịu hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra. Để xem
xét mối quan hệ nhân quả ta phải dựa vào những tình tiết như sau:

12



– Hành vi gây thương tích (được coi là nguyên nhân) phải là hành vi nguy
hiểm cho xã hội.
– Hành vi gây thương tích phải xảy ra trước hậu quả gây thương tích về mặt
thời gian.
– Hậu quả nguy hiểm của tội cố ý gây thương tích phải do chính hành vi nguy
hiểm gây thương tích gây ra chứ khơng phải là hành vi nào khác.
– Hành vi gây thương tích đó làm phát sinh hậu quả là ngun nhân trực tiếp .
Ví dụ: Trong khi ngồi đánh bạc do được hoặc thua tiền dẫn đến A và B xích
mích với nhau, hôm sau B cầm dao đến nhà A và đâm A nhiều nhát, A được đưa đi
cứu chữa, do bị dao đâm vào lưng và A đã bị cắt một phần lá phối. Khi giám định
pháp y tỷ lệ tổn thương cơ thể của A là 45% vĩnh viễn.
Hành vi đâm vào lưng A của B làm A bị cắt một phần lá phổi là nguyên nhân
trực tiếp gây ra thương tích cho A.
Ngồi ra đối với một số vụ án cụ thể bên cạnh việc xem xét các dấu hiệu khác
trong mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tính
chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm như: công cụ, phương tiện người phạm tội
sử dụng, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội...
Nguyên nhân và kết quả trong Bộ luật Hình sự chỉ có thể là một hành vi trái
pháp luật và kết quả chỉ có thể là một hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
– Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về
mặt thời gian.
– Hành vi trái pháp luật độc lập hoặc trong một tổng hợp với một hoặc nhiều
hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm
cho xã hội.
Khả năng này là trực tiếp làm biến đổi sức khỏe của nạn nhân như gây thương
tích của người có hành động dùng dao đâm vào bụng nạn nhân.
– Hậu quả nguy hiểm đã xảy ra đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế
phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật.

Ví dụ: A đâm B bị thương nặng, B đã được đưa đi cấp cứu nhưng do không
được điều trị chu đáo (bệnh viện thiếu trách nhiệm) vết thương trở nên trầm trọng
hơn và B đã chết vì vết thương đó. Trong trường hợp này hành vi của A và hậu quả
B chết thì hành vi và hậu quả có một quan hệ với nhau.
1.2.3. Chủ thể
Là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Người có đủ
năng lực TNHS phải là người khơng mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo
làm mất khả năng nhận thức điều chỉnh hành vi của mình, tức là người đó nhận
13


thức được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình sẽ thực hiện, biết
được hành vi đó đúng hay sai, có phù hợp với pháp luật và đạo đức hay khơng.
Pháp luật hình sự Việt Nam khơng trực tiếp quy định người như thế nào là có đủ
năng lực TNHS mà chỉ quy định tuổi chịu TNHS và tình trạng khơng có năng lực
TNHS. Có thể hiểu luật hình sự Việt Nam mặc nhiên thừa nhận những người đã
đạt độ tuổi chịu TNHS nói chung là có năng lực TNHS, trừ trường hợp mất khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi.
Theo quy định tại Điều 12 BLHS thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu
TNHS về mọi loại tội; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ vào
Điều 8 khoản 2; Điều 12; Điều 134 BLHS 2015, người từ đủ 14 tuổi trở lên đến
dưới đủ 16 tuổi nếu thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc Điều 134 BLHS
khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 không là chủ thể của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới
đủ 16 tuổi nếu thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc Điều 134 BLHS
khoản 4, khoản 5 hoặc người từ 16 tuổi trở lên thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội là chủ thể của tội cố ý gây thương tíchhoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác.

Về cách tính tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS thì độ tuổi ở đây là
tuổi tròn "đủ 14 tuổi" hoặc "đủ 16 tuổi". Trong thực tiễn cũng như trong lý
luận việc xác định độ tuổi không phải bao giờ cũng dễ dàng, thông thường việc xác
định độ tuổi căn cứ theo Giấy đăng ký khai sinh. Tuy nhiên không phải trong mọi
trường hợp đều cịn Giấy khai sinh, hoặc giấy khai sinh khơng chính xác… Để
khắc phục vướng mắc trên TANDTC có hướng dẫn tại mục 11 phần II công văn số
81/2002/TANDTC ngày 10/06/2002 về cách tính tuổi chịu TNHS của người phạm
tội nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác nói riêng; quy định này là phù hợp và khoa học đảm bảo nguyên tắc có lợi
cho người phạm tội cũng như trừng trị thích đáng người phạm tội.
1.2.4. Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi,
động cơ, mục đích. Lỗi của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác được thực hiện do cố ý. Người phạm tội nhận
thức rõ hành vi của mình, chắc chắn hoặc có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại
cho sức khỏe của người khác, mong muốn hoặc tuy khơng mong muốn nhưng vẫn
có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Người phạm tội thực hiện hành vi cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác một cách trái pháp
14


luật chỉ bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của chính họ,
họ tự ý thức và kiểm sốt hành vi của mình, trong khi họ có đủ điều kiện khách
quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã
hội. Tức người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác có thể lựa chọn và thực hiện xử sự khác không gây ra hậu
quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác, nhưng chủ thể đã lựa
chọn, quyết định và thực hiện hành vi gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe
cho người khác. Như vậy, lỗi của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho sức khỏe của người chỉ đặt ra cho những trường hợp trong đó chủ
thể có khả năng xử sự khơng gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của
người khác, nhưng chủ thể đã không lựa chọn khả năng này. Muốn xác định đúng
lỗi của người phạm tội đối với thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của nạn nhân là
cố ý hay vô ý, thì cần làm sáng tỏ hai vấn đề:
1) người phạm tội có thấy trước hậu quả nguy hiểm khơng;
2) nếu thấy trước thì họ mong muốn, chấp nhận hay loại trừ khả năng hậu quả
xảy ra.
Nếu vấn đề thứ nhất được xác định là khơng thì có thể loại trừ ngay khả năng
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Để xác định
người phạm tội có thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có xảy ra hay khơng
phải xuất phát từ năng lực nhận thức của họ, cũng như những điều kiện nhận thức
cụ thể, hoàn cảnh khách quan, những dấu hiệu thuộc mặt khách quan như: tính
chất cơng cụ phạm tội, phương tiện cũng như cách thức sử dụng; tình trạng sức
khỏe cũng như khả năng chống đỡ của nạn nhân…
Để xác định người phạm tội mong muốn, chấp nhận hay loại trừ hậu quả gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cần xem xét đánh giá
những tình tiết như: sự lựa chọn cơng cụ, phương tiện phạm tội, cách thức sử dụng;
diễn biến tâm lý của người phạm tội trong quá trình thực hiện tội phạm; tính chất
nguy hiểm của hành vi phạm tội; động cơ, mục đích phạm tội; vị trí tác động…
Trong trường hợp mong muốn hậu quả gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe
cho người khác xảy ra, người phạm tội thường sử dụng các công cụ phạm tội mang
tính chất "sát thương" cao như súng, thuốc nổ, mìn, dao, kiếm, mã tấu, cơn… Bên
cạnh đó người phạm tội cịn lựa chọn vị trí tác động, cách thức sử dụng cơng cụ,
phương tiện có khả năng gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe lớn cho đối
tượng tác động.
Ngược lại, nếu chỉ có ý thức chấp nhận hậu quả gây thương tích hoặc tổn hại
cho người khác xảy ra, người phạm tội không quan tâm đến công cụ, phương tiện,
phương pháp phạm tội, vị trí tác động đến nạn nhân có nguy hiểm, có khả
15



năng gây thương tích hay tổn hại sức khỏe hay khơng, mà chỉ quan tâm đến việc
đạt được mục đích của mình. Cho nên người phạm tội trong trường hợp này có
thể dùng bất cứ cơng cụ, phương tiện, phương pháp phạm tội nào, khơng phụ
thuộc vào tính chất nguy hiểm của nó, đồng thời chấp nhận mọi cách thức sử dụng
công cụ phương tiện phạm tội. Trường hợp người phạm tội có ý thức loại trừ khả
năng hậu quả gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác, người
phạm tội sẽ lựa chọn công cụ, phương tiện, phương pháp cũng như cách thức sử
dụng để làm sao vừa có thể đạt được mục đích lại vừa tránh được ở mức cao nhất
hậu quả gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác. Trong số các
cơng cụ, phương tiện, phương pháp phạm tội có khả năng giúp người thực hiện tội
phạm đạt được mục đích, người phạm tội thường sử dụng cơng cụ, phương tiện,
phương pháp ít nguy hiểm nhất. Khi sử dụng người phạm tội tác động vào những
vị trí ít nguy hiểm trên cơ thể, lực tác động thường nhẹ không hết khả năng. Trong
các trường hợp này mục đích của người phạm tội chủ yếu là đe dọa chứ khơng có ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác. Ngoài dấu hiệu lỗi,
trong mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong
cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, ở một số cấu thành tội phạm mà mặt khách quan
cũng quy định hành vi gây ra thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người
khác, nhưng dấu hiệu động cơ và mục đích phạm tội lại được quy định là dấu hiệu
bắt buộc thì việc xác định đúng động cơ, mục đích phạm tội sẽ giúp định đúng tội
danh và phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người
khác với một số tội khác. Bên cạnh đó việc xác định động cơ, mục đích của
người phạm tội có ý nghĩa quan trọng, trong việc xác định khung hình phạt, quyết
định hình phạt.
1.3. Quy định về xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác
Hình phạt đối với tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của
Nhà nước, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người phạm tội nhằm tước bỏ
hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người đó ”. Khi người phạm tội thực hiện tội phạm
xâm phạm đến khách thể về quyền được sống, quyền được bảo vệ tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm được pháp luật bảo vệ thì phải chịu hình phạt tương
xứng với hành vi và hậu quả do chính họ gây ra tức là tùy theo tính chất, mức độ
nguy hiểm của hành vi và hậu quả mà người phạm tội phải gánh chịu hình phạt
tương xứng.

16


Căn cứ vào quy định tại điều 134 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì hình
phạt đối với tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác được chia thành sáu khung, cụ thể như sau:
* Khung một (khoản 1)
Có mức hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm, được áp dụng trong trường hợp phạm tội gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc
dưới 11% nhưng phải có một trong các dấu hiệu cấu thành cơ bản khác được nêu ở
mặt khách quan và chủ quan.
* Khung hai (khoản 2)
Có mức phạt tù từ từ 02 năm đến 06 năm. Được áp dụng đối với các trường
hợp phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến
30%; phạm tội 02 lần trở lên; tái phạm nguy hiểm; gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%
nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k
khoản 1.

* Khung ba (khoản 3)
Có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Được áp dụng đối với các trường hợp
phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản
4 Điều 134; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên
mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến
60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến
điểm k khoản 1 Điều 134; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02
người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản
1 Điều 134.
* Khung bốn (khoản 4)
Có mức phạt tù từ 07 năm đến 14 năm. Được áp dụng trong trường hợp phạm
tội làm chết người; gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ
17


×