Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Thực trạng thu chi quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bhxh tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.99 KB, 45 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

NGUYỄN QUỐC VỸ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG THU - CHI QUỸ BẢO HIỂM XÃ
HỘI BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH KON TUM

Kon Tum, tháng 06 năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG THU - CHI QUỸ BẢO HIỂM XÃ
HỘI BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH KON TUM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: NGUYỄN QUỐC VỸ

LỚP

: K915-LHV

Kon Tum, tháng 06 năm 2019




MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. iiv
LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUỸ BẢO HIỂM XÃ
HỘI ......................................................................................................................................2
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ..................................................................2
1.1.1. Một số khái niệm BHXH .......................................................................................2
1.1.2. Sự cần thiết phải có BHXH ...................................................................................3
1.1.3. Vai trị và ngun tắc của BHXH ..........................................................................4
1.2. QUỸ BHXH BẮT BUỘC ..........................................................................................6
1.2.1. Vai trò của quỹ BHXH ..........................................................................................6
1.2.2. Nguồn hình thành quỹ BHXH ...............................................................................7
1.2.3. Mục đích sử dụng quỹ BHXH ...............................................................................7
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THU - CHI QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH KON TUM THỜI GIAN QUA ................................9
2.1. GIỚI THIỆU VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM XÃ
HỘI TỈNH KON TUM ......................................................................................................9
2.2. TÌNH HÌNH THU BHXH BẮT BUỘC ....................................................................9
2.2.1. Thu BHXH ............................................................................................................9
2.2.2. Nguồn thu ............................................................................................................10
2.2.3. Nguyên tắc trong thu ...........................................................................................11
2.2.4. Tổ chức quản lý thu BHXH .................................................................................12
2.3. TÌNH HÌNH CHI BHXH BẮT BUỘC ...................................................................14
2.3.1. Chi BHXH ...........................................................................................................14
2.3.2. Quản lý chi BHXH ..............................................................................................17
2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU - CHI QUỸ BHXH TẠI BHXH
TỈNH KON TUM .............................................................................................................21

2.4.1. Thực trạng công tác quản lý thu chi quỹ BHXH bắt buộc ..................................21
2.4.2. Những kết quả đạt được ......................................................................................22
2.4.3. Những hạn chế, nguyên nhân ..............................................................................29
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC THU
CHI QUỸ BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH KON TUM TRONG THỜI GIAN
TỚI ....................................................................................................................................32
3.1. ĐỐI VỚI CƠ QUAN BHXH NÓI CHUNG ...........................................................32
3.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về BHXH , xây dựng luật BHXH .........32
3.1.2. Có chương trình đào tạo và sử dụng cán bộ ........................................................32
3.1.3. Mở rộng nguồn thu BHXH ..................................................................................32
3.1.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về BHXH ........................................................33
3.1.5. Các giải pháp khác...............................................................................................33
i


3.2. ĐỐI VỚI BHXH TỈNH KON TUM ........................................................................33
3.2.1. Về công tác thu ....................................................................................................33
3.2.2. Về công tác chi BHXH ........................................................................................35
KẾT LUẬN .......................................................................................................................37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nội dung đầy đủ

Chữ viết tắt
ASXH


:

An sinh xã hội

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

BHTN

:

Bảo hiểm thất nghiệp

LĐTBXH

:

Lao động Thương binh và xã hội

NSNN


:

Ngân sách nhà nước

TNLĐ-BNN

:

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

UBND

:

Ủy ban nhân dân

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
2.1


Thực trạng cán bộ công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội
tỉnh Kon Tum qua các năm 2016-2018

9

Tình hình xác định mức thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội
2.2

tỉnh Kon Tum qua các năm 2016-2018

13

Tình hình chi trả Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon
2.3

Tum năm 2018

15

Số đơn vị sử dụng lao động và số lao động tham gia bảo hiểm xã
2.4

hội của Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum qua các năm 2016-2018

22

Tình hình thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Kon Tum qua các
2.5

năm 2016-2018


24

Tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội tại Kon Tum qua các năm
2.6

2016-2018

25

Tình hình thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
2.7

qua tài khoản cá nhân tại Kon Tum các năm 2016-2018

27

Tình hình chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Kon Tum qua các
2.8

năm 2016-2018

28

Tình hình cân đối thu - chi quỹ bảo hiểm xã hội tại Kon Tum
2.9

qua các năm 2016-2018

29


iv


LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách lớn của Đảng và
Nhà nước, nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao
động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở sự đóng phần nào
của người lao động vào quỹ BHXH. Hay nói một cách đơn giản, là loại hình bảo
hiểm dành cho tất cả mọi người trong xã hội, có việc làm, có thu nhập, đem một
phần thu nhập bình thường để dành cho những lúc gặp khó khăn thì đem ra sử
dụng. Góp phần ổn định cuốc sống của người lao động và gia đình họ khi gặp
những rủi ro xã hội, góp phần vào sự ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội, thúc
đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.
Hiện nay, được sự quan tâm của Nhà nước mà chính sách BHXH ngày càng
được thực hiện tốt và hiệu quả hơn với các đối tượng tham gia nói trên. Để việc
thực hiện BHXH tồn tại và phát huy được tác dụng của nó cần phải có một quỹ
BHXH và quỹ đó phải hoạt động đúng mục đích tức là cơ quan BHXH phải thực
hiện tốt công tác thu – chi quỹ BHXH. Qua thời gian làm việc tại BHXH tỉnh Kon
Tum em thấy BHXH tỉnh đã đạt được những kết quả thiết thực về hoạt động thu –
chi quỹ BHXH như: Chi đúng người, đúng đối tượng, kịp thời; thu quỹ BHXH
ngày càng tăng…Tuy nhiên bên cạnh dó vẫn còn một số tồn tại nhất định như: Thu
BHXH chưa dứt điểm, số nợ đọng vẫn cịn, cịn tình trạng trốn đóng BHXH làm
cho hoạt động quỹ BHXH tại BHXH tỉnh Kon Tum chưa thực sự xứng với niềm
năng.
Muốn khắc phục được những tồn tại này, ngành BHXH nói chung và BHXH
tỉnh Kon Tum nói riêng cần phải mạnh mẽ cải cách hơn nữa nhằm hồn thiện cơng
tác quản lý thu – chi quỹ BHXH trên địa bàn. Đây là lý do mà em lựa chọn đề tài:
“Thực trạng thu - chi quỹ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Kon Tum”


1


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1.1. Một số khái niệm BHXH
a. BHXH
+ Theo từ điển Bách khoa “BHXH là sự đảm bảo, thay thế hoặc bù đắp một
phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật thất nghiệp, tuổi già, tử
tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia
BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo, an toàn đời
sống cho người lao dộng và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an tồn xã
hội”.
+ Tổ chức lao động Quốc tế đưa ra khái niệm như sau:
“BHXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thơng
qua một loạt các biện pháp cơng cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế
và xã hội dẫn đến ngừng việc hoặc giảm sút thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết; đồng thời bảo đảm chăm
sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đơng con”.
Các khái niệm nêu trên cho thấy, BHXH là một phạm trù kinh tế xã hội tổng
hợp có thể tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau.
- Nhìn theo góc độ chính sách: là một chính sách xã hội, nhằm giải quyết các
chế độ xã hội liên quan đến một tầng lớp đông đảo người lao động và bảo vệ sự
phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định chính trị của một quốc gia.
- Nhìn theo góc độ tài chính: là một quỹ tài chính tập trung, được hình thành
từ sự đóng góp của các bên tham gia và có sự hỗ trợ của nhà nước.
- Nhìn theo góc độ thu nhập: là sự đảm bảo thay thế một phần thu nhập khi

người lao động có tham gia bị mất hoặc giảm thu nhập do các ngun nhân.
- Nhìn theo góc độ quản lý: là công cụ quản lý của Nhà nước để điều chỉnh
mối quan hệ kinh tế giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước,
thực hiện quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong
xã hội.
Theo cách hiểu chung nhất, có thể định nghĩa “BHXH là sự bảo đảm thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu
nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động
hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” (Theo Điều 3.1 Luật BHXH số
58/2014/QH13).
b. Thu BHXH
2


“Thu BHXH là hoạt động của các cơ quan BHXH từ Trung ương đến địa
phương cùng với sự phối hợp của các ban ngành chức năng trên cơ sở quy định
của pháp luật về thực hiện chính sách BHXH nhằm tạo ra nguồn tài chính tập
trung từ việc đóng góp của các bên tham gia BHXH”.
Phận loại thu gồm:
+ Bắt buộc: là loại hình do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử
dụng lao động phải tham gia.
+ Tự nguyện: là loại hình do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa
chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có
chính sách hỗ trợ tiền đóng để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Trong khuôn khổ luận văn chỉ nghiên cứu về thu bắt buộc.
c. Chi BHXH
“Chi BHXH là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH để chi trả cho các
chế độ BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH và đảm bảo các
hoạt động của hệ thống BHXH”.
Điều 4 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định các chế độ hiện hành:

- Ốm đau;
- Thai sản;
- TNLĐ-BNN;
- Hưu trí;
- Tử tuất.
Trong khuôn khổ luận văn chỉ nghiên cứu về chi BHXH bắt buộc.
1.1.2. Sự cần thiết phải có BHXH
Nền sản xuất hàng hố càng phát triển thì vấn đề th mướn nhân công diễn
ra càng phổ biến, mâu thuẫn giữa chủ và thợ ngày càng gia tăng. Đặc biệt khi
người lao động không may gặp rủi ro, sự cố như: ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao
động, mất việc làm…phải nghỉ việc. Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu
cầu cần thiết khơng những khơng mất đi mà cịn tăng lên, thậm chí cịn phát sinh ra
nhiều nhu cầu mới như: cần được khám chữa bệnh, điều trị khi ốm đau; cần người
ni dưỡng, chăm sóc khi gặp tai nạn, thương tật… Tổng thời gian nghỉ việc người
chủ không trả lương, làm cho người lao động càng gặp nhiều khó khăn hơn và
khơng n tâm làm việc. Vì vậy, lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động
nhưng sau đó đã phải cam kết cả việc bảo đảm cho người lao động có một số thu
nhập nhất định để họ trang trải khi khơng may gặp những khó khăn đó.
Trong thực tế, nhiều khi các rủi ro trên không xẩy ra và người chủ không phải
chi ra đồng nào nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ phải bỏ ra một khoản
tiền rất lớn mà họ khơng muốn. Do đó mâu thuẫn chủ thợ càng trở nên vô cùng gay
3


gắt. Khi những mâu thuẫn này kéo dài Nhà nước phải đứng ra can thiệp bằng cách:
buộc giới chủ phải có trách nhiệm hơn đối với người lao động mà mình sử dụng,
thể hiện ở việc phải trích ra một phần thu nhập của mình để hình thành quỹ. Sau đó
dùng nguồn quỹ này để trợ cấp cho người lao động và gia đình họ, khi người lao
động khơng may gặp những rủi ro và sự cố bất ngờ. Đồng thời Nhà nước đứng ra
bảo trợ cho quỹ. Bằng cách đó cả chủ và thợ đều thấy mình có lợi và tự giác thực

hiện, cuộc sống của người lao động được đảm bảo.Người chủ được bảo vệ việc sản
xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết.
Mối quan hệ ba bên nêu trên được thế giới quan niệm là BHXH cho người
lao động. Như vậy BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động, bằng
cách thông qua việc tập trung nguồn tài chính được huy động từ sự đóng góp của
người lao động, người sử dụng lao động (nếu có), sự tài trợ của Nhà nước nhằm trợ
cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm
hoặc mất thu nhập do gặp các rủi ro ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc tử vong…
1.1.3. Vai trò và nguyên tắc của BHXH
a. Vai trò của BHXH
BHXH ra đời và phát triển đã ngày càng khẳng định được vai trị của mình
trên nhiều phương diện khác nhau trong thực tế cuộc sống cũng như trong phát
triển kinh tế. Có thể khái quát vai trò của BHXH trên các mặt sau:
Một là, BHXH góp phần ổn định đời sống của người lao động tham gia
BHXH, những người tham gia BHXH sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập khi họ bị suy giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết. Nhờ có sự
thay thế hoặc bù đắp thu nhập kịp thời mà người lao động khắc phục nhanh chóng
được những tổn thất về vật chất, nhanh phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để
tiếp tục quá trình hoạt động bình thường.
Hai là, BHXH góp phần đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế xã
hội. Để phòng ngừa, hạn chế tổn thất, các đơn vị kinh tế phải đề ra các quy định
chặt chẽ về an toàn lao động buộc mọi người phải tuân thủ. Khi có rủi ro xảy ra với
người lao động, quỹ BHXH kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động
nhanh ổn định cuộc sống và sản xuất… Tất cả những yếu tố đó góp phần quan
trọng làm ổn định nền kinh tế xãhội.
Ba là, BHXH làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, người
sử dụng lao động và Nhà nước. Người lao động, người sử dụng lao động, Nhà
nước đều tham gia đóng góp vào quỹ BHXH, điều đó làmcho:
Người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc, trong lao độngsản xuất


4


NgườisửdụnglaođộngthamgiađónggópvàoquỹBHXHchongười lao động được
hưởng các chế độ BHXH cũng thấy rõ trách nhiệm của mình đối với người lao
động.
Nhà nước vừa tham gia đóng góp, vừa điều hành hoạt động của quỹ BHXH,
đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng, cho mọi đối tượng thụ hưởng…
Điều đó làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước - người sử dụng
lao động - người lao động, góp phần ổn định nền kinh tế xã hội.
Bốn là, BHXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
Qũy BHXH được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động và gia
đình họ, phần nhàn rỗi được đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh để bảo
tồn và tăng trưởng quỹ. Vì vậy, BHXH góp phần làm giảm bớt gánh khoảng cách
giữa những người giàu và người nghèo, góp phần bảo đảm sự công bằng xãhội.
Năm là, BHXH là trụ cột của hệ thống ASXH, góp phần điều tiết các chính
sách, các chương trình ASXH của mỗi quốc gia. Khi BHXH phát triển, số đối
tượng tham gia và hưởng BHXH được mở rộng sẽ góp phần nâng cao đời sống của
người lao động nói riêng và dân cư nói chung, từ đó sẽ góp phần làm giảm số đối
tượng được hưởng các chính sách ASXH khác như: ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội
và làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Sáu là, đối với Việt nam ta BHXH trực tiếp thể hiện vai trò mục tiêu, lý
tưởng, bản chất tốt đẹp của chế độ chính trị, xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân
dân đã và đang phấn đấu, xây dựng đất nước Việt nam dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
b. Nguyên tắc của BHXH
Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và
có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH: Nguyên tắc này thể hiện người lao
động có đóng BHXH thì sẽ được hưởng chế độ BHXH. Mức đóng càng cao, thời

gian đóng càng dài thì mức hưởng càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên với đặc tính
của bảo hiểm thì việc “ chia sẻ rủi ro” là không thể thiếu, nguyên tắc chia sẻ rủi ro
của BHXH thể hiện ở tất cả các chế độ nhưng rõ nét nhất là ở các chế độ: ốm đau,
thai sản, nhiều ngƣời đóng để chi trả cho một người khơng may gặp rủi ro, sinh
con…
Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương, tiền cơng của
người lao động;Nguyêntắcnàyquyđịnhngườithamgia BHXH bắt buộc đóng BHXH
theo tỷ lệ xác định trên cơ sở tiền lương, tiền cơng mà khơng đóng BHXH trên
mức thu nhập thực tế như: tiền lương tăng thêm, tiền ngồi giờ, tiền khốn sản
phẩm… Ngun tắc này vừa đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh của doanh

5


nghiệp được ổn định vừa đảm bảo cho việc quản lý thu BHXH hiện nay vì việc xác
định thu nhập thực tế của người lao động là khó khăn.
Người lao động có thời gian vừa đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng
BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian
đóng BHXH: Nguyên tắc này đảm bảo cho người lao động khi hết tuổi laođộng có
nhiều cơ hội được hưởng chế độ hưu trí do thời gian đóng BHXH được tính bằng
tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Tuy nhiên cùng một
thời điểm thì người lao động chỉ có thể tham gia một loại hìnhBHXH.
Quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử
dụng đúng mục đích, được hạch tốn độc lập theo các quỹ thành phần của BHXH
bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN: Nguyên tắc này nhằm mục đích đảm bảo cho
việc quản lý, đầu tư quỹ có hiệu quả và phục vụ cho cơng tác hạch tốn, đánh giá
tình hình cân đối qũy để có điều chỉnh về chính sách cho phù hợp, đảm bảo cân đối
thu – chi, điều chỉnh kịp thời khi các quỹ thành phần bị mất cân đối, không làm
ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham giaBHXH.
Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và

đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH: Nguyên tắc này chỉ rõ rằng những
quy định hồ sơ, quy trình, thời hạn giải quyết các thủ tục về BHXH sao cho phù
hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động và người sử dụng lao động
khi tham gia BHXH và khi hưởng các chế độ BHXH.
1.2. QUỸ BHXH BẮT BUỘC
1.2.1. Vai trò của quỹ BHXH
Trong đời sống kinh tế xã hội, có rất nhiều loại quỹ khác nhau như: quỹ tiêu
dùng, quỹ sản xuất, quỹ dự phòng, quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng, quỹ phúc lợi,
quỹ tiết kiệm...Tất cả các loại quỹ này đều có một điểm chung là tập hợp các
phương tiện tài chính cho những hoạt động nào đó theo mục tiêu định trước. Quỹ
lớn hay quỹ nhỏ biểu thị khả năng về mặt phương tiện và vật chất để thực hiện
công việc cần làm.
Tất cả các quỹ đều không chỉ tồn tại với một khối lượng tĩnh tại một thời
điểm mà luôn biến động tăng lên ở đầu vào với các nguồn thu và giảm đi ở đầu ra
với các khoản chi như một dòng chảy liên tục. Để đảm bảo cho đầu ra ổn định,
người ta thiết lập một lượng dự trữ. Bởi vậy, để nắm và điều hành được một quỹ
nào đó thì khơng phải chỉ nắm được khối lượng của nó tại một thời điểm nhất định,
mà quan trọng hơn là phải nắm được lưu lượng của nó trong một khoảng thời gian
nhất định.
Theo những quan niệm về quỹ nói chung như trên, thì quỹ BHXH là tập hợp
những đóng góp bằng tiền của những người tham gia BHXH hình thành một quỹ
6


tài chính độc lập, tập trung nằm ngồi Ngân sách Nhà nước để chi trả cho những
người được BHXH và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm
hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm.
Như vậy, quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng đồng thời là một quỹ dự phịng, nó
vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật
chất quan trọng đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển.

Quỹ BHXH hình thành và hoạt động đã tạo ra khả năng giải quyết những rủi
ro của tất cả những người tham gia với tổng dự trữ ít nhất, giúp cho việc dàn trải
rủi ro được thực hiện theo cả hai chiều không gian và thời gian, đồng thời giúp
giảm tối thiểu thiệt hại kinh tế cho người sử dụng lao động, tiết kiệm chi cho cả
ngân sách Nhà nước và ngân sách gia đình.
1.2.2. Nguồn hình thành quỹ BHXH
Theo Luật BHXH quy định thì Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung
nằm ngồi Ngân sách nhà nước, có mục đích và chủ thể riêng. Mục đích tạo lập
quỹ là dùng để chi trợ cấp cho NLĐ, giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp rủi ro. Chủ
thể là những người tham gia đóng góp để hình thành quỹ như NSDLĐ, NLĐ, Nhà
nước.
* Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau:
- NSDLĐ đóng theo quy định của luật: NSDLĐ đóng góp một phần cho NLĐ
một mặt sẽ tránh được những thiệt hại to lớn như đình trệ sản xuất, đào tạo lại lao
động khi có rủi ro xảy ra đối với NLĐ mặt khác nó giảm bớt đi sự căng thẳng trong
mối quan hệ vốn chứa đựng đầy những mâu thuẫn, tranh chấp giữa chủ và thợ.
- NLĐ đóng theo quy định của luật: NLĐ đóng góp một phần vào quỹ biểu
hiện sự gánh chịu trực tiếp rủi ro của chính mình mặt khác nó có ý nghĩa ràng buộc
nghĩa vụ và quyền lợi của họ một cách chặt chẽ. Hỗ trợ của nhà nước: Nhà nước
tham gia đóng góp một phần vào quỹ trên cương vị của người quản lý xã hội về
mọi mặt với mục đích phát triển kinh tế ổn định xã hội. Do mối quan hệ giữa chủ thợ có chứa nhiều mâu thuẫn mà hai bên không thể tự giải quyết được. Nhà nước
buộc phải tham gia nhằm điều hoà mọi mâu thuẫn của hai bên thơng qua hệ thống
các chính sách, pháp luật. Khơng chỉ có như vậy nhà nước còn hỗ trợ thêm vào
giúp cho hoạt động BHXH được ổn định.
- Các nguồn thu hợp pháp khác(như các cá nhân, tổ chức từ thiện ủng h ộ . .. ) .
1.2.3. Mục đích sử dụng quỹ BHXH
Quỹ BHXH được lập ra nhằm mục đích đảm bảo các nhu cầu về BHXH, đảm
bảo đủ chi trả các trợ cấp cho những người thụ hưởng hiện tại và những người sẽ
thụ hưởng trong tương lai. Tỷ lệ, mức độ và các khoản chi trả cho các chế độ
BHXH phụ thuộc vào chính sách của mỗi quốc gia được luật pháp hố, phù hợp

7


với các quy định của các công ước quốc tế, Đồng thời, để các hoạt động của cả hệ
thống BHXH diễn ra bình thường, cần phải có các hoạt động quản lý mà chi phí
được lấy từ quỹ. Có thể tổng quát hoá cá khoản chi của quỹ như sau:
- Chi trả các trợ cấp: Đây là khoản chi chủ yếu của quỹ. Tuỳ theo quy định
của từng nước, các chế độ trợ cấp có thể khác nhau. Tuy, có thể có các loại trợ cấp
sau:
+ Các trợ cấp ngắn hạn: dùng để chi cho các chế độ ngắn hạn như ốm đau,
thai sản, TNLĐ - BNN, BHYT, thất nghiệp; trợ cấp gia đình ...
+ Các trợ cấp dài hạn: dùng để chi trả các chế độ dài hạn như hưu trí; tử tuất,
TNLĐ - BNN nặng;
Các trợ cấp này được xác định theo những căn cứ kinh tế - xã hội và các điều
kiện sinh học của mỗi nước trong giai đoạn nhất định và được pháp luật quy định.
- Chi phí quản lý: Đây là khoản chi cho các hoạt động thường xuyên của tổ
chức, bao gồm:
+ Chi lương cho đội ngũ làm cơng tác trong tồn hệ thống;
+ Chi phí nghiệp vụ;
+ Chi nghiên cứu khoa học;
+ Chi phí hành chính (điện, nước, văn phịng phẩm, .);
+ Chi phí mua sắm, sửa chữa.
- Chi phí đầu tư: khoản chi này để đảm bảo các hoạt động đầu tư phần nhàn
rỗi của quỹ được diễn ra bình thường và đạt hiệu quả cao. Về mặt kế toán, khoản
chi này có thể lấy trong tổng thu được từ lợi nhuận đầu tư.
- Chi dự phòng: Đây là khoản dự trữ có thể phát sinh trong năm ngồi dự liệu.
- Những chi phí khác có liên quan đến hoạt động BHXH.

8



CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THU - CHI QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH KON TUM THỜI GIAN QUA
2.1. GIỚI THIỆU VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO
HIỂM XÃ HỘI TỈNH KON TUM
BHXH tỉnh Kon Tum là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại tỉnh Kon
Tum, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách; quản lý và sử dụng
quỹ; thanh tra, kiểm tra việc đóng BHXH trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp
luật và quy định của Ngành; Chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám
đốc BHXH Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của
UBND tỉnh Kon Tum.
Năm 2018 ngành BHXH tỉnh Kon Tum có tổng số cán bộ, công chức, viên chức
là: 221 người,(trong đó Văn phịng BHXH tỉnh là 89người, chiếm 40,27% số cán bộ
cơng chức, viên chức tồn ngành)
Bảng 2.1. Thực trạng cán bộ công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh
Kon Tum qua các năm 2016-2018
Đơn vị tính: người
Số lượng công chức, viên chức
Nội dung
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Tổng số

233

226

221


- Trung cấp, cao đẳng

22

20

12

- Đại học, sau đại học

186

184

188

Phân theo trình độ

(Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum)
Nhìn chung số lượng cơng chức viên chức ngành có xu hướng giảm dần từ
năm 2016 đến năm 2018. Cơ cấu cán bộ hiện nay theo chức danh trong đó số cán
bộ, cơng chức, viên chức có trình độ đào tạo đại học và sau đại học là 188 người,
chiếm trên 85%, số còn lại là cao đẳng và trung cấp. Tỷ lệ này ngày càng cao và
cũng là lực lượng cán bộ nòng cốt để hồn thành nhiệm vụ đặt ra.
2.2. TÌNH HÌNH THU BHXH BẮT BUỘC
2.2.1. Thu BHXH
Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao Nam Trung Bộ, phía Tây giáp nước Cộng
hồ Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia, phía Bắc giáp tỉnh Quảng
Nam; phía Đơng giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Nam giáp tỉnh Gia Lai;Nằm ở ngã ba


9


Đơng Dương, Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác
quốc tế về phía Tây.
Cơng tác thu ở BHXH tỉnh Kon Tum ít nhiều gặp phải khó khăn do địa hình
phức tạp và mức độ tập trung của các nhà máy; xí nghiệp, khu cơng nghiệp cịn
thưa. Đội ngũ cán bộ chun mơn trình độ chưa thực sự tốt. Tuy vậy BHXH tỉnh
Kon Tum qua các năm vẫn cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu về thu BHXH mà
BHXH Việt Nam. BHXH tỉnh Kon Tum đã thực hiện phân cấp quản lý thu về cho
BHXH các huyện, thành phố trên địa bàn.
Vì vậy BHXH tỉnh Kon Tum đã đạt được các chỉ tiêu về thu BHXH, mức thu
tăng nhanh rõ rệt, tính đến năm 2018 BHXH tỉnh Kon Tum đã thu được 543 tỷ
đồng.
Phân cấp quản lý thu
Mục đích của việc phân cấp thu là để nâng cao trách nhiệm của cán bộ nhân
viên làm cơng tác thu phân theo địa bàn hành chính, đồng thời phân bổ khối lượng
công việc đồng đều giữa các đơn vị các cấp (trách tình trạng nơi thì ùn tắc, nơi thì
khơng có việc làm) và tạo điều kiện cho đối tượng tham gia đăng ký đóng BHXH
phù hợp với điều kiện quản lý như hiện nay. Phân cấp quản lý thu là một khâu
nhằm thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng tham gia. Cần phải tiến hành phân
cấp quản lý, phân công cụ thể từng đơn vị, từng bộ phận, từng cá nhân để quản lý
theo dõi và đôn đốc thu đến từng cá nhân tham gia. BHXH tỉnh Kon Tum phân cấp
quản lý thu đến từng địa bàn huyện, thành phố. Tại các bộ phân thu cán bộ chuyên
quản thu sẽ đảm nhận từng đơn vị, cá nhân để theo dõi cơng tác trích nộp chi tiết.
Việc phân cấp, phân công cụ thể công tác quản lý sẽ làm cho công tác thu được dễ
dàng, thu triệt để, tránh hiện tượng thu thiếu, bỏ qua khơng thu.
2.2.2. Nguồn thu
Quỹ BHXH được hình thành từ nguồn sau:

- Thu từ đóng góp của những người tham gia BHXH là nguồn thu chủ yếu,
quan trọng nhất cho bất cứ quỹ BHXH của bất kỳ quốc gia nào, nó là cơ sở chủ
yếu để hình thành nên quỹ BHXH và tạo ra nguồn tài chính để thực hiện những
chế độ BHXH; nhưng trong q trình quản lý sự đóng góp của người tham gia
BHXH cũng phức tạp và khó khăn nhất. Nguồn thu này có tầm quan trọng đặc
biệt, nó là nền tảng để có thể thực hiện được chính sách BHXH, được hình thành
như sau:
+ Người lao động tham gia BHXH đóng góp vào quỹ BHXH trên cơ sở tiền
lương; tuỳ theo điều kiện của mỗi quốc gia mà phần đóng góp của người lao động
có khác nhau, nhưng đều dựa trên cơ sở là tiền lương của người lao động làm căn
cứ để tính tốn số tiền người lao động phải đóng góp vào quỹ BHXH. Theo Luật
10


BHXH hiện hành quy định người lao động phải đóng góp bằng 8% tiền lương
tháng.
+ Người sử dụng lao động tham gia đóng góp BHXH cho người lao động
trong đơn vị mình; thơng thường phần đóng góp của người sử dụng lao động dựa
trên tổng quỹ lương. Theo Luật BHXH hiện hành quy định người sử dụng lao động
phải đóng góp bằng 17,5% tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH
trong đơn vị.
- Thu từ việc hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước chủ yếu là để đảm bảo cho các
hoạt động BHXH diễn ra được đều đặn, bình thường, tránh những xáo trộn lớn
trong việc thực hiện BHXH. Nguồn thu từ việc hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước
cho quỹ BHXH đôi khi là khá lớn, việc hỗ trợ cho hoạt động BHXH của Nhà nước
là hoạt động thường xuyên và liên tục để đảm bảo thực hiện tốt các chế độ chính
sách nói riêng và hoạt động BHXH nói chung.
- Thu từ lãi đầu tư của hoạt động đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ được
hình thành từ cơng việc đầu tư quỹ BHXH nhàn rỗi vào các chương trình kinh tế –
xã hội, những hoạt động đầu tư khác đem lại hiệu quả. Từ nguồn quỹ nhàn rỗi

được đem đầu tư, quỹ BHXH thu được phần lãi đầu tư để bổ sung vào nguồn quỹ
BHXH.
- Ngồi những nguồn thu trên thì quỹ BHXH cịn có một số nguồn thu khác
để bổ sung vào quỹ BHXH; nói chung, những nguồn thu này khơng lớn, khơng ổn
định. Chủ yếu là những nguồn thu từ việc nhận sự hỗ trợ của các tổ chức nước
ngoài, từ những hoạt động từ thiện, từ hoạt động thanh lý nhượng bán tài sản cố
định. Nguồn thu này thường chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số thu của quỹ
BHXH.
2.2.3. Nguyên tắc trong thu
Căn cứ pháp luật và các văn bản dưới luật thì thu BHXH phải đảm bảo theo
nguyên tắc là phải đảm bảo đúng đối tượng và đúng mức thu, đồng thời phải đảm
bảo tính cơng bằng giữa các đơn vị tham gia BHXH. Muốn thu đúng và thu đủ thì
cần phải quán triệt những vấn đề sau đây:
- Các cơ quan, các doanh nghiệp đóng BHXH thì phần đóng góp phải dựa
trên quỹ lương, quỹ lương này bao gồm toàn bộ là lương cứng và các khoản phụ
cấp vào lương, đồng thời quỹ lương này phải chi trả cho tất cả các đối tượng tham
gia đóng góp BHXH.
- Đối với người lao động cơ chế thu là 8% cũng bao gồm cả lương cứng và
các khoản phụ cấp ngoài lương khác.

11


- Quyết toán thu BHXH thường vào cuối năm nhưng trong năm đó số người
tham gia và số đơn vị tham gia BHXH ln biến động, vì vậy khi quyết toán phải
căn cứ vào số liệu thực tế phát sinh chứ khơng tính vào mức bình qn.
- Thu BHXH phải mang tính trực tiếp, hạn chế tối đa hiện tượng khoán thu để
được hưởng hoa hồng.
- Về nguyên tắc cơ quan BHXH phải quyết toán từng tháng, từng quý, từng
năm nhưng đến cuối năm quyết toán, tất cả các số thu phải khớp với nhau và phải

thực sự cân đối: giữa người lao động, người sử dụng lao động, loại hình doanh
nghiệp, loại hình thu.
Ngồi việc thu đúng của người lao động và người sử dụng lao động, BHXH
phải lập kế hoạch và lập dự toán trước phần ngân sách Nhà nước cấp bù vào đầu
tháng, đầu quý, đầu năm sau đó mới được quyết tốn.
Lãi đầu tư quỹ nhàn rỗi BHXH, về nguyên tắc phải được bù đắp vào quỹ để
bảo tồn và tăng trưởng nguồn quỹ, phần trích ra chi cho các mục đích khác như
chi cho khen thưởng, chi quản lý và những khoản chi khác phải tuân thủ theo đúng
những quy định của pháp luật. Các khoản tài trợ của các tổ chức, các quỹ từ thiện,
đặc biệt là các khoản nợ của người tham gia phải được hạch tốn riêng, các khoản
nợ địi được phải tính tới lãi suất.
2.2.4. Tổ chức quản lý thu BHXH
a. Quản lý đối tượng tham gia BHXH
Quản lý đối tượng tham gia BHXH là một phần quan trọng trong công tác thu
của BHXH, đặc biệt là nguồn thu từ người lao động và người sử dụng lao động (kể
cả những người đang được cử đi học, đi thực tập, công tác và điều dưỡng ở trong
và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công của cơ quan đơn vị đó)
làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế – xã hội theo quy định tại Luật
BHXH.
Để thực hiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH cần phải thực hiện
tốt một số công tác sau:
- Thực hiện phân cấp quản lý, phân công cụ thể từng đơn vị, từng bộ phận và
cá nhân để quản lý, theo dõi đôn đốc thu BHXH đến từng cá nhân tham gia
BHXH.
- Tiến hành ghi sổ BHXH cho những người lao động để theo dõi, ghi chép kịp
thời tồn bộ diễn biến q trình đóng BHXH của họ theo từng thời gian (tháng,
quý, năm), mức đóng và đơn vị đóng, ngành nghề cơng tác để sau này làm căn cứ
xét hưởng các chế độ BHXH cho họ.
b. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng BHXH


12


Căn cứ cơ bản để tiến hành hoạt động thu BHXH của người lao động là tiền
lương tháng, đối với người sử dụng lao động là tổng quỹ lương của những người
lao động tham gia BHXH trong các doanh nghiệp tổ chức. Chính vì vậy, để tiến
hành tốt cơng tác thu BHXH một phần quan trọng không thể thiếu được là phải
quản lý tốt quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tổ chức, doanh nghiệp.
c. Quản lý tiền thu BHXH
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập với Ngân sách Nhà nước, được quản lý
thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, quỹ BHXH có thể nói là hạt nhân
của hoạt động BHXH. Do đó, cần phải quản lý chặt chẽ những nguồn thu của
BHXH, bên cạnh đó cũng phải tăng cường quản lý đối với số tiền BHXH thu được
để hình thành quỹ.
Quỹ BHXH được quản lý thống nhất ở BHXH Việt Nam, vì vậy tất cả sự
đóng góp của người tham gia BHXH đều phải tiến hành chuyển về BHXH Việt
Nam để hình thành quỹ BHXH tập trung. Để thực hiện nguyên tắc trên các đơn vị
BHXH các tỉnh (thành phố), huyện được mở các tài khoản chuyên thu BHXH ở hệ
thống Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, các đơn vị sử dụng tài khoản này chỉ để
thu tiền nộp BHXH ở khu vực quản lý của mình và định kỳ chuyển số tiền thu
được lên cấp trên, từ đó tiền thu BHXH được tập trung thống nhất tại một cơ quan
cao nhất là BHXH Việt Nam. Trong quá trình thu BHXH và lưu chuyển số tiền thu
BHXH từ đơn vị cơ sở lên BHXH Việt Nam, các đơn vị không được phép sử dụng
tiền thu BHXH cho bất cứ một nội dung nào khác, việc quy định như vậy nhằm
tránh những thất thoát tiền thu BHXH của các đơn vị, thống nhất nguyên tắc quan
trong quá trình hình thành, quản lý quỹ BHXH.
Trong những năm qua, BHXH tỉnh Kon Tum đã hoàn thành tốt kế hoạch thu
BHXH là nhờ vào công tác quản lý tốt tổng quỹ lương trích nộp BHXH và không
ngừng khai thác và mở rộng đối tượng tham gia được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2. Tình hình xác định mức thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội

tỉnh Kon Tum qua các năm 2016-2018
Xác định dự Tỷ lệ dự toán
toán mức thu
so với số
(triệu đồng) phải thu (%)

STT

Năm

Tổng quỹ tiền
lương (triệu
đồng)

1

2016

1.682.068

469.939

413.129

87,91

2

2017


1.871.215

527.017

464.551

88,15

3

2018

2.043.811

556.934

494.994

88,87

Số phải nộp
(triệu đồng)

(Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum)
13


Qua bảng 2.2 cho thấy: Tổng quỹ lương có xu hướng tăng liên tục qua các
năm, với tốc độ tăng tương đối nhanh, thể hiện công tác thu ở BHXH tỉnh Kon
Tum liên tục được cải thiện. Năm 2017 tổng quỹ lương tăng với năm 2016 là

57.078 triệu đồng. Năm 2018 tăng so với năm 2017 là 29.917 triệu đồng. Mặc dù
số thu tăng dần qua các năm, tuy nhiên ta có thể nhận thấy rằng tỷ lệ xác định dự
tốn mức thu đạt trung bình qua các năm có tốc độ tăng chậm so số phải thu thực
hiện trong năm, điều này chứng tỏ việc xác định mức đóng của BHXH tỉnh Kon
Tum không sát với thực tế số phải thu trong năm.
Một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc xác định mức thu là
do mức lương trích nộp tăng thơng qua các Nghị định tiền lương của Chính phủ.
Do cơ sở để tính tốn mức đóng và hưởng phụ thuộc vào tiền lương tối thiểu chung
do Nhà nước quy định. Nên khi Nhà nước nâng lương tối thiểu chung, đồng nghĩa
với việc mức đóng cũng tăng lên và số thu cũng tăng theo. Thêm vào đó đối với các
lao động đóng theo thang bảng lương Nhà nước quy định, mức đóng cịn phụ thuộc
vào hệ số lương, vì thế khi Nhà nướcđiều chỉnh lại thang bảng lương thì mức đóng
cũng được thay đổi.
2.3. TÌNH HÌNH CHI BHXH BẮT BUỘC
2.3.1. Chi BHXH
Chi BHXH là một mặt hoạt động thường xuyên và liên tục của các cơ quan
BHXH , chi BHXH là một hoạt động dạng phức tạp. Có thể hiểu hoạt động chi quỹ
BHXH như sau: chi BHXH là các khoản chi phí cần thiết để thực hiện hoạt động
của BHXH và các hoạt động khác có liên quan tới công tác BHXH. Chi BHXH là
hoạt động quan trọng trong công tác BHXH, là một hoạt động không thể thiếu của
công tác thực hiện chế độ BHXH bởi vì:
- Chi BHXH là một trong những khâu quan trọng để đánh giá sự thành công
của công tác BHXH, là nhằm đảm bảo đời sống của người lao động khi không may
người lao động gặp phải những rủi ro, những tổn thất cả về vật chất và tinh thần.
Nó là khâu chủ yếu quyết định tới sự thành công của cơng tác BHXH, nó liên quan
trực tiếp đến quyền lợi của những đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH.
- Chi BHXH là một phần tất yếu quan trọng của cơng tác BHXH, nó là một
mặt khơng thể tách rời của hoạt động BHXH nói chung. Cùng với hoạt động thu,
đầu tư quỹ và những hoạt động khác, chi BHXH là một khâu trong cơng tác
BHXH ; nó hoạt động không thể tách rời với hoạt động khác, được các hoạt động

khác của BHXH hỗ trợ bổ sung, hoàn thiện nhưng đồng thời nó cũng hỗ trợ khơng
ít cho các hoạt động khác của BHXH. Chi BHXH là công tác cơ bản, thường
xuyên, liên tục và chủ yếu của các cơ quan BHXH.

14


Chi BHXH liên quan trực tiếp tới quyền lợi người lao động. Người lao động
sau khi đã đạt được những điều kiện cần thiết để được hưởng trợ cấp của các chế
độ theo quy định của pháp luật, đó là những quyền lợi mà người lao động mong
muốn nhận được khi tham gia vào BHXH. Do đó, chi BHXH địi hỏi phải tiến
hành đầy đủ, kịp thời để có thể đáp ứng được yêu cầu của người tham gia BHXH.
Chi BHXH là công tác quan trọng không chỉ cho đối tượng được hưởng
BHXH mà còn đảm bảo sự thường xuyên, liên tục của công tác BHXH, sự nghiệp
BHXH. Chi BHXH khơng bó hẹp trong phạm vi chi trả cho các chế độ BHXH đó
mà cịn là cơng tác BHXH.
Đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH thường rất phức tạp và tương đối đa
dạng, do đó cơng tác chi trả BHXH khơng được phép xảy ra sự sai sót đáng tiếc
nào, nếu để xảy ra sai sót khơng những ảnh hưởng tới quyền lợi của người được
hưởng trợ cấp BHXH mà cịn ảnh hưởng tới uy tín của ngành BHXH.
Dựa trên các khoản chi theo quy định nói trên, BHXH tỉnh Kon Tum đã thực
hiện tốt công tác chi trả BHXH đến các đối tượng. Cụ thể tình hình chi trả BHXH
tại BHXH tỉnh Kon Tum được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 2.3. Tình hình chi trả bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum
năm 2018
STT
Nội dung chi
Số tiền (triệu đồng)
CHI BHXH BẮT BUỘC DO QUỸ BHXH ĐẢM BẢO
1


Quỹ ốm đau thai sản

442.576
52.198

1.1

Đóng BHYT

1.781

1.2

Ốm đau

2.231

1.3

Thai sản

46.538

1.4

DSPHSK sau ốm đau, thai sản

1.647


Quỹ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp

1.443

2
2.1

Đóng BHYT

2.2

Trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng

2.3

Trợ cấp TNLĐ-BNN một lần

2.4

Trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ

59

2.5

Trợ cấp phương tiện trợ giúp, DCCH

-

19

1.208
138

15


2.6

Nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau điều trị
thương tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN

-

2.7

Giám định thương tật, suy giảm khả năng lao động

2.8

Hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro

10

2.9

Hỗ trợ chuyển đổi nghề

-

7


3

Quỹ hưu trí, tử tuất

388,936

3.1

Chi BHXH bắt buộc

388,936

3.1.1 Đóng BHYT

13,695

3.1.2 Lương hưu

310,454

3.1.3 Trợ cấp BHXH 1 lần

46,564

3.1.4 Trợ cấp cán bộ xã, phường

1,179

3.1.5 Mai táng phí


1,327

3.1.6 Tử tuất

9,908

3.1.7 Phí giám định y khoa

73

3.1.8 Phụ cấp khu vực

5,735
(Nguồn: BHXH tỉnh Kon Tum)

c. Những nguyên tắc trong chi BHXH
Những nguyên tắc chính của chi BHXH là:
- Chi đúng đối tượng, đúng mục đích;
- Chi trực tiếp;
- Việc chi tiêu phải đảm bảo đúng pháp luật, theo đúng các quy dịnh, chế độ
hoạch toán hống kê hiện hành của nhà nước;
Từ những nguyên tắc chính được nêu trên, chi BHXH phải tuân thủ một số
quy định sau đây:
+ Chi cho các chế độ BHXH dài hạn, loại chi này bắt nguồn từ việc bảo hiểm
nguồn thu nhập cho người lao động khi về già, mất sức hay bị chết. Đặc điểm của
những chế độ BHXH này là thực hiện sau quá trình lao động, quan hệ phân phối là
quan hệ mang tính chất hồn trả, lợi ích được tương ứng với phần đóng góp. Vì
vậy việc chi cho chế độ này phải cân đối với thu, trừ những trường hợp đồng tiền
bị mất giá hay nền kinh tế có sự biến dộng lớn mà ngân sách nhà nước phải tài trợ.

+ Chi cho từng chế độ ngắn hạn phải được cân đối trong phạm vi từng năm.

16


+ Chi quản lý BHXH mang tính chất hành chính sự nghiệp, vì vậy người ta
thường căn cứ vào thang bảng lương của công nhân viên chức Nhà nước, căn cứ
vào thủ tục chi hành chính như các đơn vị hành chính sự nghiệp khác.
+ Chi cho hoạt động đầu tư, phần chi này thường căn cứ vào dự án điển hình
trong đầu tư để thanh quyết tốn chi đầu tư.
+ Các khoản chi khác: Chi tiếp khách, chi cho việc chia lãi.
2.3.2. Quản lý chi BHXH
a. Quản lý đối tượng được hưởng các chế độ BHXH
Đối tượng được hưởng các chế độ BHXH có thể chính là bản thân người lao
động và gia đình họ, đối tượng được trợ cấp BHXH có thể được hưởng một lần
hay hàng tháng, hàng kỳ; hưởng trợ cấp nhiều lần hay ít tuỳ thuộc vào mức độ
đóng góp (thời gian đóng góp và mức độ đóng góp), các điều kiện lao động và biến
cố rủi ro mà người lao động gặp phải.
Theo Luật BHXH quy định, chế độ BHXH hiện hành bao gồn những chế độ
sau:
- Chế độ trợ cấp ốm đau;
- Chế độ trợ cấp thai sản; DSPHSK sau ốm đau, thai sản;
- Chế độ trợ cấp hưu trí;
- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
- Chế độ trợ cấp tử tuất;
Đối tượng được hưởng các chế độ BHXH có thể rất phức tạp về địa điểm chi
trả (vùng sâu, vùng xa), cũng như thời gian chi trả, do đó điều quan trọng nhất
trong cơng tác chi trả BHXH là phải quản lý được cụ thể, chính xác từng đối tượng
theo từng loại chế độ được hưởng và mức độ hưởng, thời gian được hưởng của họ.
Quản lý đối tượng chi trả là công tác thường xuyên, liên tục của các cơ quan

BHXH, tránh tình trạng đối tượng chi trả khơng cịn tồn tại mà nguồn kinh phí chi
trả vẫn được cấp gây ra sự tổn thất cho quỹ BHXH, dẫn đén tình trạng trục lợi
BHXH của các đơn vị và cá nhân.
* Phân cấp đối tượng hưởng
- BHXH tỉnh thực hiện quản lý người hưởng như sau:
+ Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc quản lý người hưởng lương hưu và
trợ cấp hàng tháng trên địa bàn tỉnh.
+ Hàng tháng, tổng hợp dữ liệu người hưởng duyệt tăng mới, từ tỉnh khác
chuyển đến.
+ Giảm người hưởng trên danh sách chi trả do: chuyển đi tỉnh khác; người hết
thời hạn hưởng; người có quyết định thơi hưởng, dừng hưởng các chế độ.
+ Tạm dừng in danh sách chi trả đối với trường hợp quá 6 tháng liên tục
17


không lĩnh lương hưu, trợ cấp hàng tháng.
- BHXH huyện thực huyện quản lý người hưởng như sau:
+ Chịu trách nhiệm quản lý người hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng
trên địa bàn huyện.
+ Xét duyệt Giấy đề nghị truy lĩnh, tiếp tục nhận chế độ đối với trường hợp
quá 6 tháng không nhận lĩnh đã tạm dừng in danh sách chi trả.
+ Tổng hợp các trường hợp giảm do: người hưởng chết; xuất cảnh trái phép;
bị tòa án tuyên bố mất tích.
+ Tổng hợp người hưởng di chuyên: chuyển tổ chi trả trong cùng xã; chuyển
xã trong địa bàn huyện; chuyển huyện khác trong tỉnh.
+ Tổng hợp người hưởng thay đổi phương thức nhận chế độ.
+ Tổng hợp người hưởng các chế độ hàng tháng quá 6 tháng liên tục không
đến lĩnh lương hưu.
b. Phân cấp chi trả BHXH
* Phân cấp thực hiện chi trả

- BHXH tỉnh chi trả và quyết toán các chế độ:
+ Ốm đau, thai sản, DSPHSK cho người lao động thuộc các đơn vị sử dụng
lao động do tỉnh quản lý thu theo phân cấp.
+ Trợ cấp một lần khi bị TNLĐ-BNN; trợ cấp một lần khi chết do TNLĐBNN; chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; chi hỗ trợ
phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ chuyển
đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm
việc thuộc đơn vị sử dụng lao động do tỉnh quản lý thu theo phân cấp.
+ BHXH một lần đối với người đang hưởng chế độ hàng tháng ra nước ngoài
định cư.
+ Chi trả các chế độ cho người lao động bảo lưu thời gian đóng, tự đóng tiếp,
nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con ni trong trường hợp người
hưởng có nhu cầu nhận chế độ tại tỉnh.
- BHXH huyện chi trả và quyết toán các chế độ:
+ Chi chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ DSPHSK sau ốm đau, thai sản
và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN) cho người lao
động; chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi
trở lại làm việc cho đơn vị sử dụng lao động do huyện quản lý thu theo phân cấp.
+ Chi trả các chế độ cho người lao động bảo lưu thời gian đóng, tự đóng tiếp,
nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi.
+ Chi chế độ BHXH một lần đối với người đang hưởng chế độ hàng tháng
18


ra nước ngoài định cư; chi truy lĩnh chế độ BHXH một lần khi người hưởng nộp
Giấy đề nghị (mẫu số 16-CBH, mẫu số 19-CBH) tại huyện; chi truy lĩnh những
tháng chưa lĩnh cho người hưởng có nhu cầu nhận tại huyện.
- BHXH tỉnh ký Hợp đồng dịch vụ quản lý người hưởng và chi trả các chế độ
qua hệ thống bưu điện với Bưu điện tỉnh để tổ chức chi trả các chế độ:
+ Lương hưu, trợ cấp hàng tháng.

+ Các chế độ BHXH một lần cho người hưởng do BHXH tỉnh, BHXH huyện
giải quyết hưởng theo phân cấp, gồm: Trợ cấp mai táng; trợ cấp tuất; trợ cấp khu
vực; Trợ cấp một lần; một lần khi nghỉ hưu.
* Phương thức và hình thức chi trả các chế độ
- Chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK: BHXH tỉnh, huyện lựa chọn
các phương thức chi trả phù hợp với từng địa phương và yêu cầu quản lý, gồm các
phương thức chi trả sau:
+ Thông qua đơn vị SDLĐ chi trả cho NLĐ.
+ Trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản các nhân của người lao động mở
tại ngân hàng.
- BHXH tỉnh, huyện chi trả các chế độ BHXH một lần bằng các hình thức:
trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản cá nhân của người hưởng theo phân
cấp.
- Bưu điện tỉnh tổ chức chi trả các chế độ BHXH theo hợp đồng ký với
BHXH tỉnh bằng các hình thức: qua tài khoản cá nhân cho người hưởng, trực tiếp
bằng tiền mặt cho người hưởng.
* Quy trình thực hiện chi trả các chế độ BHXH.
- Quy trình chi trả các chế độ BHXH theo Quyết định 828/QĐ-BHXH ngày
27/5/2016 của BHXH Việt Nam về việc quy định quản lý chi trả các chế độ
BHXH, BHTN và Quyết định số 1515/QĐ-BHXH ngày 17/10/2016 của BHXH
Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày
27/5/2016 của BHXH Việt Nam
c. Quản lý kinh phí chi trả BHXH
Trong hoàn cảnh chi trả BHXH đều được thực hiện bằng tiền mặt, khối lượng
tiền mặt chi trả BHXH là tương đối lớn, đối tượng chi trả và địa bàn chi trả khá
phức tạp và thường phân tán; do đó vấn đề quan trọng khơng kém trong cơng tác
chi trả BHXH là phải quản lý nguồn kinh phí chi trả sao cho thật chặt chẽ, thực
hiện tốt công tác chi trả để tránh sự thất thoát gây tổn thất cho quỹ BHXH và uy tín
của BHXH.
Để đạt được mục tiêu chi trả kip thời, đầy đủ cho các đối tượng được hưởng

chế độ BHXH; một yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo đủ nguồn kinh phí này phải
19


×