Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thực tiễn trên địa bàn tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 46 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU TẠI KON TUM

TRẦN MỘNG QUỲNH NHU

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP
DOANH NGHIỆP - THỰC TIỄN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH GIA LAI

Gia Lai, ngày 20 tháng 6 năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP
DOANH NGHIỆP - THỰC TIỄN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH GIA LAI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN
: TRẦN MỘNG QUỲNH NHU
LỚP
: K915LK2
MSSV
: 15152380107093


Gia Lai, ngày 20 tháng 06 năm 2019.


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của quý thầy cô khoa Sư phạm và Dự bị Đại học, Trường Phân
hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, sau gần ba tháng thực tập em đã hồn thành khóa
thực tập tốt nghiệp.
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân cịn có sự
hướng dẫn tận tình của thầy cơ, cơ chú, anh chị tại đơn vị thực tập.
Em chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Nhung, người đã hướng dẫn cho em
trong suốt thời gian thực tập. Mặc dù cô bận công việc giảng dạy của mình nhưng cơ
khơng ngần ngại chỉ dẫn em, định hướng đi cho em, để em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một
lần nữa em chân thành cảm ơn cô và chúc cô dồi dào sức khoẻ.
Xin cảm ơn tất cả các bạn bè, thư viện, đơn vị thực tập đã giúp đỡ, dìu dắt em trong
suốt thời gian qua. Tất cả các mọi người đều nhiệt tình giúp đỡ, đặc biệt ở Phòng Đăng
ký kinh doanh- Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Gia Lai, mặc dù số lượng công việc của cơ quan
ngày một tăng lên nhưng cơ quan vẫn dành thời gian để hướng dẫn rất nhiệt tình.
Tuy nhiên vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh
nghiệm thực tiễn nên nội dung của đề tài không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong
nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để bài báo cáo này được hồn thiện hơn.
Một lần nữa xin gửi đến thầy cơ, bạn bè cùng các cô chú, anh chị tại đơn vị thực tập
lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!
Sinh viên thực hiện

Trần Mộng Quỳnh Nhu


MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG, PHỤ LỤC ........................................................................... i
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ ii

MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................3
5. Bố cục của đề tài .............................................................................................................3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TỈNH GIA LAI ..............4
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TỈNH GIA LAI ...............4
1.1.1. Khái quát chung về tỉnh Gia Lai ................................................................................. 4
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh Gia Lai ...................... 6
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
TỈNH GIA LAI ...................................................................................................................7
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Gia Lai ............................................ 7
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Gia Lai .............................. 8
1.2.3. Cơ cấu tổ chức Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Gia Lai ...................................................... 8
1.3. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC CỦA SKHĐT
TỈNH GIA LAI .................................................................................................................10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................10
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỦ
TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ......................................................11
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH
NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ..................................................................11
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại doanh nghiệp ........................................................ 11
2.1.2. Khái niệm, đặc trưng thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp (ĐKTLDN) ....... 13
2.1.3. Ý nghĩa của đăng ký thành lập doanh nghiệp .......................................................... 14
2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ ĐĂNG KÝ THÀNH
LẬP DOANH NGHIỆP ...................................................................................................15
2.2.1. Điều kiện đăng ký thành lập doanh nghiệp .............................................................. 15
2.2.2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp .................................................................... 18
2.2.3. Trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ................................................... 22

2.2.4. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ................. 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................24
CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...25


3.1. THỰC TIỄN VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH
NGHIỆP TẠI SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TỈNH GIA LAI ..........................................25
3.1.1. Tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai .................. 25
3.1.2. Đánh giá hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai . 27
3.1.3. Những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quá trình đăng ký
thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai ................................................................... 28
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA
LAI ....................................................................................................................................29
3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp
....................................................................................................................................................... 29

3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động đăng ký thành lập
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai .................................................................................... 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................32
KẾT LUẬN .......................................................................................................................33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


DANH SÁCH CÁC BẢNG, PHỤ LỤC
STT
TÊN BẢNG

Bảng 1.1. Cơ cấu tổ chức Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Gia Lai
Bảng 3.1. Thống kê tình hình thành lập doanh nghiệp.
Bảng 3.2. Dự ước phát triển doanh nghiệp 2019-2020

i

TRANG
10
26
27


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ĐKKD
ĐKTLDN
GCNĐKKD
DN
DNNVV

Giải nghĩa chữ viết tắt
Đăng ký kinh doanh
Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


CTCP

Công ty cổ phần

HKD

Hộ kinh doanh

HTX

Hợp tác xã

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc

ODA


Hỗ trợ phát triển chính thức

IFAD

Quỹ quốc tế phát triển nông nghiệp

UNICEF
UBND

Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc
Ủy ban nhân dân



Nghị định

TT

Thông tư

ii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam ln được các nước trên thế giới đánh giá cao về sự ổn định chính trị và
được nhiều tập đồn kinh tế lớn trên thế giới dành sự quan tâm đầu tư. Hiện nay, Việt
Nam đã là thành viên chính thức thứ 150 của WTO, và là một trong các thành viên tích
cực của các tổ chức quốc tế và khu vực như: APEC, ASEAN. Điều này đã mở ra nhiều

cơ hội thuận lợi cho các nhà kinh doanh. Trong bối cảnh như vậy, kinh doanh là hình
thức hoạt động bn bán, môi giới, thương mại. Nhưng dù dưới bất cứ hình thức nào
cũng địi hỏi sự an tồn, tính độc quyền, tính pháp luật và những quyền lợi trong kinh
doanh. Vì thế, tất cả đều cần phải đăng ký kinh doanh, có thể nói giấy phép đăng ký kinh
doanh là một " giấy thông hành" của các nhà doanh nghiệp. Dù kinh doanh lớn, nhỏ hay
hoạt động dưới mọi hình thức nào thì cũng cần có đăng ký kinh doanh, đó cũng là một
phần nằm trong quy định của pháp luật. Khi một doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh
doanh cũng chính là đang thực hiện đúng quy định của pháp luật giúp cho nhà nước dễ
dàng hơn trong việc quản lý nền kinh tế của đất nước. Ngược lại, nếu doanh nghiệp hoạt
động mà khơng có giấy phép kinh doanh thì cũng đồng nghĩa với việc đang vi phạm pháp
luật và sẽ bị xử phạt theo đúng quy chế của nhà nước, doanh nghiệp đó cũng sẽ khơng
được hưởng bất kì quyền lợi nào của chính sách nhà nước dành cho các doanh nghiệp.
Đăng ký doanh nghiệp là thủ tục do pháp luật quy định về mặt pháp lý cho doanh nghiệp
nhằm xác lập tư cách pháp nhân của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được nhà nước thừa
nhận và bảo hộ về mặt pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc văn bản điện tử mà cơ
quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký kinh
doanh và đăng ký thuế cho doanh nghiệp đăng ký. Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký
thuế của doanh nghiệp.
Qua các cuộc cải cách thể chế với hàng loạt thay đổi tạo nên sự khác biệt về chất
của thể chế kinh tế, dự kiến mang lại những tác động to lớn, tích cực đối với mơi trường
kinh doanh và sự phát triển cộng đồng doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước Việt Nam đã ban
hành ra bộ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 (Luật Doanh nghiệp 2014) được ban
hành ngày 26/11/2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015. Ngồi ra, để hướng dẫn chi tiết
Luật Doanh nghiệp về thủ tục thành lập doanh nghiệp, Chính phủ ban hành Nghị định
78/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/09/2015, có hiệu lực ngày 01/11/2015 quy định chi
tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh; quy định về
cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp; Nghị định
108/2018/NĐ-CP ban hành ngày 23/08/2018, có hiệu lực ngày 10/10/2018 về việc sửa

đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 78/2015/NĐ-CP; Thơng tư 02/2019/TTBKHĐT ban hành ngày 08/01/2019, có hiệu lực từ 11/03/2019 thay thế cho các mẫu văn
bản ban hành kèm theo Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT.
Luật Doanh nghiệp 2014 với mục tiêu làm cho doanh nghiệp trở thành một công cụ
1


kinh doanh hấp dẫn và an toàn hơn cho các nhà đầu tư, qua đó tăng cường thu hút và huy
động hơn nữa mọi nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất - kinh doanh; tạo môi trường
thuận hơn cho hoạt động thành lập doanh nghiệp; tạo thuận lợi, giảm chi phí cho tổ chức
quản trị doanh nghiệp, cơ cấu lại doanh nghiệp; Luật doanh nghiệp 2014 đã sửa đổi, bổ
sung nhiều điểm mới nhằm tháo gỡ những hạn chế của Luật Doanh nghiệp 20051 tạo lập
môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và phù hợp với thông lệ quốc tế được xem là
cuộc đột phá thể chế lần hai thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sau gần một năm đi vào áp dụng Luật doanh nghiệp 2014 đã bộc lộ
nhiều hạn chế cũng như nhiều vấn đề gây băn khoăn cần nghiên cứu chỉnh sửa như vấn
đề trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp còn nhiều thủ tục rườm rà, phức tạp.
Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành còn chưa đồng nhất cũng như chưa cụ thể khiến
cho doanh nghiệp trẻ cịn khó khăn trong trình tự thành lập. Về điều kiện để thành lập
doanh nghiệp còn nhiều ràng buộc chưa thực sự tạo hành lang thơng thống cho doanh
nghiệp trong bước đầu tiên để gia nhập thị trường kinh tế như về vấn đề “ngành nghề
kinh doanh”. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 đến Luật doanh nghiệp 2014
cho phép doanh nghiệp được phép kinh doanh những gì pháp luật khơng cấm, nhưng
khơng có hướng dẫn cụ thể rằng những ngành nghề cấm kinh doanh và không cấm kinh
doanh khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại trong việc lựa chọn ngành nghề kinh
doanh. Bên cạnh đó, ở một góc độ khác Luật doanh nghiệp 2014 có nhiều tư tưởng mở
rộng tạo môi trường đầu tư cho doanh nghiệp. Nhưng trong thực tiễn kinh doanh hiện nay
có những rào cản do quy định pháp luật đặt ra, nhưng cũng tồn tại những rào cản do vấn
đề thực thi. Một đạo luật mới được sửa đổi để phát triển mà đội ngũ thực thi khơng chịu
sửa đổi thì khơng thể phát triển theo đúng tinh thuần của Luật đề ra.
Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài: “Pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh

nghiệp - Thực tiễn trên địa bàn tỉnh Gia Lai” nhằm đánh giá thực trạng của pháp luật về
đăng ký thành lập doanh nghiệp qua đó làm rõ những điểm mới, điểm hạn chế cịn tồn tại
trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung. Đề ra phương án
giải quyết góp phần nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng ký
thành lập doanh nghiệp, tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh và cởi mở cho các nhà
đầu tư phát triển nền kinh tế trong nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập
doanh nghiệp.
Phân tích thực trạng về đăng ký thành lập doanh nghiệp thời gian qua tại tỉnh Gia
Lai rút ra những thành tựu, hạn chế và ngun nhân.
Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong
việc thực hiện thủ tục đăng ký thành lập trong thời gian tới.
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích giúp người đọc hiểu rõ hơn về lý thuyết cũng
như các quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doang nghiệp.
1

Tờ trình số 1353/TT-BKHĐT ngày 10/3/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)

2


3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận, quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về
thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, đánh giá thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh
Gia Lai. Từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp hồn thiện pháp luật về thủ tục đăng ký
thành lập doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả thực hiện tại địa phương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung chủ yếu ở việc nghiên cứu những quy định của pháp luật liên

quan đến vấn đề Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được quy định trong Luật
Doanh Nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/ND- CP và thực tiễn thực hiện trên địa bàn
tỉnh Gia Lai giai đoạn 2013-2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp để làm sáng tỏ về mặt khoa học của lý luận và
thực tiễn của đề tài trong từng nội dung cụ thể các phương pháp như: phương pháp luận
logic, phương pháp phân tích, phương pháp lý giải, phương pháp đánh giá được sử dụng
nhiều trong nghiên cứu các vấn đề lý luận về thủ tục hành chính trong việc thành lập
doanh nghiệp; các phương pháp bình luận, đối chiếu, so sánh, thống kê, hệ thống,
phương pháp chứng minh, phương pháp lịch sử... được sử dụng nhiều trong nghiên cứu
về thực trạng pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật Việt
Nam hiện nay.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung đề tài gồm 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Gia Lai
Chương 2: Cơ sở lý luận và quy định pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký thành
lập doanh nghiệp
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Gia Lai và một số kiến nghị

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TỈNH GIA LAI
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TỈNH GIA LAI
1.1.1. Khái quát chung về tỉnh Gia Lai
a. Vị trí địa lý
Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây Ngun, có diện tích

tự nhiên 15.510,99 km2, lớn thứ hai cả nước, so với cả nước gần bằng 4,7%. Tỉnh có toạ
độ địa lý từ 12058’28” đến 14036’30'' độ vĩ Bắc, từ 107027’23” đến 108054’40” độ kinh
Đơng, phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Đơng giáp các
tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, phía Tây giáp nước bạn Campuchia.
Có vị trí quốc tế quan trọng trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam- LàoCampuchia; có hệ thống giao thông thuận lợi, với Quốc lộ 14 từ Đà Nẵng đến Gia Lai về
thành phố Hồ Chí Minh, Quốc lộ 25 đi Phú Yên, Quốc lộ 19 nối Cửa khẩu quốc tế Lệ
Thanh với cảng Quy Nhơn, cảng hàng không Pleiku với các chuyến bay thẳng đi từ Hà
Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác. Tiềm năng về khoáng sản của tỉnh
rất phong phú, đa dạng và nhiều cảnh quan thiên nhiên, di tíc có thể khai thác và phát
triển ngành du lịch.
b. Địa hình
Gia Lai có độ cao trung bình 800 - 900 m, với đỉnh cao nhất là Kon Ka Kinh thuộc
huyện K’Bang: 1.748m và nơi thấp nhất là vùng hạ lưu sơng Ba:100m. Địa hình có xu
hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây với 3 kiểu địa hình chính:
địa hình đồi núi, địa hình cao ngun và địa hình thung lũng.
c. Đơn vị hành chính
Gia Lai có 17 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Pleiku, thị xã An khê, thị xã
AyunPa và 14 huyện Chư Păh, Chư Prông, Chu Pưh, Chư Sê, Đak Đoa, Đak Pơ, Đức Cơ,
Ia Grai, Ia Pa, Kbang, Kông Chro, Krông Pa, Mang Yang, Phú Thiện.
d. Các nguồn tài nguyên:
Thứ nhất, Tài nguyên đất:
Theo phân loại của FAO – UNESCO thì đất đai của tỉnh gồm các loại sau:
- Nhóm đất phù sa: diện tích 64.218ha, chiếm 4,13% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất xám: diện tích 364,638ha, chiếm 23,47% diện tích tự nhiên
- Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 756.433ha, chiếm 48,69% tổng diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất đen dốc tụ: diện tích 16.774ha, chiếm 1,08% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá: diện tích 164.751ha, chiếm 10,60% diện tích tự
nhiên.
- Đất nơng nghiệp chiếm 83,69% diện tích tự nhiên của Gia Lai, trong đó đất sản
xuất nơng nghiệp chiếm 32,15% và hiện mới sử dụng chưa đến 400.000 ha nên quỹ đất

để phát triển sản xuất nơng nghiệp cịn lớn.
Thứ hai, Tài nguyên nước:
4


- Tài nguyên nước mặt: Tổng trữ lượng nước mặt của Gia Lai khoảng 23 tỷ m3
phân bố trên các hệ thống sơng chính: sơng Ba, sơng Sê San và phụ lưu hệ thống sông
Sêrêpok.
- Tài nguyên nước ngầm: Theo kết quả điều tra của liên đoàn địa chất thuỷ văn ở 11
vùng trên địa bàn tỉnh cho thấy tổng trữ lượng nước cấp A + B: 26.894 m3/ngày, cấp C1
là 61.065m3/ngày và C2 là 989m3/ngày.
Thứ ba, Tài nguyên rừng:
Trong 871.645 ha đất lâm nghiệp của Gia Lai, diện tích có rừng là 719.314 ha, trữ
lượng gố 75,6 triệu m3. So với cả vùng Tây Nguyên, Gia Lai chiếm 28% diện tích lâm
nghiệp, 30% diện tích có rừng và 38% trữ lượng gỗ. Sản lượng gỗ khai thác hàng năm cả
rừng tự nhiên và rừng trồng từ 160.000 – 180.000 m3 sẽ đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu
cho chế biến gỗ, bột giấy với quy mô lớn và chất lượng cao. Thảm thực vật ở đây phát
triển rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều loại khác nhau:
- Thảm thực vật rừng: rừng tự nhiên ở Gia Lai chiếm khoảng 78,3% diện tích đất
lâm nghiệp, có nhiều loại cây quý hiếm, gỗ tốt như: sao, giáng hương, gội, trắc, kiền
kiền, bằng lăng, chị sót… Rừng non tái sinh và cây bụi phân bố ở khắp các vùng trên địa
bàn tỉnh, trên các dạng địa hình và các loại đất khác nhau với thảm thực vật chủ yếu là
cây họ dầu, họ đậu, họ xoan, họ dẻ…ngồi ra cịn có thảm cỏ tự nhiên, thực vật trồng và
nhiều loại cây lương thực khác.
- Động vật rừng: Theo kết quả nghiên cứu của Viện sinh thái tài nguyên sinh vật thì
hệ động vật rừng gồm: 375 lồi chim thuộc 42 họ, 18 bộ; 107 loài thú thuộc 30 họ, 12 bộ;
94 lồi bị sát thuộc 16 họ, 3 bộ; 48 loài lưỡng cư thuộc 6 họ, 2 bộ; 96 loài cá và hàng
ngàn lồi cơn trùng, động vật đất….
Thứ tư, Tài ngun khống sản:
Theo các tài liệu hiện có về tiềm năng khoáng sản và hiện trạng khai thác mỏ, tỉnh

Gia lai có các loại khống sản sau:
- Quặng bơxít: 2 mỏ có trữ lượng lớn là Kon Hà Nừng (C2: 210,5 triệu tấn với hàm
lượng AL2O3: 33,76%-51,75%; SiO2: 14,04%) vá Đức Cơ. Ngồi ra cịn có các điểm
khống hố bơxít ở Thanh Giao, Lệ Thanh, Lệ Cần, Bàu Cạn và PleiMe.
- Vàng: Phát hiện trên 73 điểm, trong đó có 66 điểm quặng hố gốc và 6 điểm sa
khống, các vùng có triển vọng là: Kơng Chro, Ia Mơ, Krơng Pa, Ayun pa.
- Các khống sản kim loại khác: mỏ sắt ở An Phú – Tp.Pleiku, kẽm ở An Trung –
Kơng Chro.
- Đá Granít: thuộc dạng xâm nhập phân bố ở 8 điểm với trữ lượng lớn, trong đó có
2 mỏ đá ở Bắc Biển Hồ - thị trấn Phú Hồ và mỏ đá Chư Sê là có trữ lượng lớn
Ngồi ra cịn có đá vơi, đất sét, cát xây dựng, các khoáng sản làm vật liệu….
Thứ năm, Tài nguyên du lịch:
Nổi bật là tài nguyên du lịch tự nhiên với hệ sinh thái đa dạng, rừng nguyên sinh, hệ
thống các thác nước, hồ tự nhiên và nhân tạo. Bên cạnh đó là nguồn tài nguyên nhân văn
và những cơng trình di tích lịch sử - văn hố của tỉnh như: Nhà lao Pleiku, khu Tây Sơn
5


thượng đạo, di tích căn cứ địa của Anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ; làng kháng
chiến Stơr; cùng với các địa danh Pleime, Cheo reo, Ia Răng đã đi vào lịch sử; các lễ hội
dân gian, không gian văn hóa cồng chiêng và các tài nguyên du lịch nhân văn khác…..
Thứ sau, Tình hình kinh tế - xã hội của Gia Lai các năm qua:
Kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá tồn diện, tốc độ tăng trưởng bình qn đạt
13,1%/năm, trong đó ngành nơng lâm nghiệp thuỷ sản tăng bình qn 6,97%/năm, cơng
nghiệp - xây dựng tăng bình quân 23,31%/năm, dịch vụ tăng bình quân 14,7%/năm. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản 47,33%;
công nghiệp - xây dựng 25,2%, dịch vụ 27,47%.
e. Định hướng phát triển đến năm 2020:
Những định hướng lớn phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế của tỉnh đến năm 2020
như sau:

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thúc đẩy chuyển dich cơ cấu kinh tế;
nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế :
- Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, nhằm từng bước thu hẹp khoảng cách về
GDP bình quân đầu người so với mức trung bình của cả nước, nâng cao chất lượng, hiệu
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tăng đầu tư vào các ngành công nghiệp và dịch
vụ.
- Dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân mức phấn đấu đạt mức 11-12% trong giai
đoạn 2016-2020.
- GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) năm 2020 đạt 60 triệu đồng.
- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của
công nghiệp- xây dựng, dịch vụ đến năm 2020 NLN: 29%, CN-XD: 36%, DV: 35%.
- Phấn đấu tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách bình quân giai đoạn 2011-2020: 1314%, tăng khả năng tự cân đối của ngân sách địa phương. Thực hiện tiết kiệm chi, tăng
chi cho đầu tư phát triển.
- Tăng nhanh nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tập trung nâng cao khả năng
cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục mở rộng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt
chú ý tới kết cấu hạ tầng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân giai
đoạn 2016-2020 tăng bình quân 13,4% đạt 750 triệu USD vào năm 2020.2
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh Gia Lai
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai được thành lập theo Quyết định số 1266/TCUBTH ngày 20/6/1996 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trên cơ sở hợp nhất và tổ chức
lại Ủy ban kế hoạch tỉnh và Ban Kinh tế đối ngoại tỉnh.
Ngược trở lại lịch sử, ngay từ những ngày đầu thành lập Nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa, ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế
hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính
2

/>
6



sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng khác. Ngày
08/10/1955, Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia, sau
này là Ủy ban kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cùng với đó là Ủy
ban kế hoạch tỉnh Gia Lai (nay là Sở Kế hoạch và Đầu tư) được thành lập.
Tại buổi lễ Ngành kế hoạch và đầu tư đón nhận Huân chương Sao Vàng được tổ
chức tại Hội trường Ba Đình ngày 4/11/2000, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã
khẳng định lấy ngày 31/12/1945 là ngày truyền thống của Ngành kế hoạch và đầu tư.
Quá trình xây dựng và trưởng thành của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai gắn
liền với sự phát triển của Ngành kế hoạch và đầu tư cả nước và sự phát triển toàn diện
của tỉnh Gia Lai. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng
góp quan trọng vào những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nước
trong những năm qua.
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
TỈNH GIA LAI
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Gia Lai
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực
hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về quy hoạch, kế
hoạch và đầu tư, gồm: Tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ
chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp
tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA), nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, nguồn viện trợ phi Chính
phủ nước ngồi; đấu thầu; đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương; tổng hợp và
thống nhất quản lý các vấn đề doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân;
tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định
của pháp luật. Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân
tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chun mơn nghiệp vụ
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.3

Ngồi nhiệm vụ tham mưu cho tỉnh uỷ, UBND về kế hoạch và đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư còn được tỉnh giao nhiệm vụ gắn chặt chẽ phát
triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng; thực hiện phát triển kinh tế với đảm bảo an
sinh xã hội, phát triển bền vững, tích cực tham mưu hiệu quả, có chất lượng nhiệm vụ
xây dựng kế hoạch phòng thủ, kế hoạch chuyển nền kinh tế sang thời chiến trong tình
huống chiến tranh xảy ra, thông qua các đợt diễn tập trên quy mơ tồn tỉnh, hun, thị xã,
thành phố trong những năm qua.

3

Căn cứ Điều 1 Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 11/12/2015 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu
tư và Bộ Nội vụ; Điều 1 Quyết định 22/2016/QĐ-UBND ngày 19/4/2016 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai

7


1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Gia Lai
- Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký
tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp; cấp mới, cấp bổ sung, thay đổi cấp lại và thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh,
văn phòng đại diện trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Sở; Tổ chức thực hiện việc đăng
ký liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân theo thẩm quyền;
- Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về đăng ký kinh doanh trong
phạm vi của tỉnh; cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vị địa phương
cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Cục Thống kê tỉnh, Cục phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan theo định kỳ,
cho các tổ chức hoặc cá nhân có yêu cầu theo qui định của pháp luật.
- Phối hợp với phòng chuyên mơn thuộc Sở (Thanh tra Sở, phịng Doanh nghiệp,
kinh tế tập thể và tư nhân…), các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý

theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa
phương.
- Cập nhật thông tin các doanh nghiệp vi phạm thuộc diện thu hồi, vi phạm thuộc
diện xử lý hành chính…
- Quản lý và tổ chức thực hiện của Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ theo cơ chế
“Một cửa” về các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đăng ký liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín
dụng nhân dân theo thẩm quyền;
- Hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho các cơ quan chuyên môn quản lý
cấp huyện, thị xã, thành phố.
- Tổng hợp và lập các báo cáo định kỳ, đột xuất thuộc lĩnh vực đăng ký kinh doanh
theo quy định và theo sự phân công của Lãnh đạo Sở,…
- Giữ mối quan hệ và phối hợp với các phịng chun mơn trực thuộc Sở, các phòng
chức năng của các Sở, ban, ngành và các huyện, thành phố liên quan trong quá trình thực
hiện đăng ký kinh doanh và theo dõi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh (Công an, Thuế, bộ phận ĐKKD cấp huyện…)
- Cung cấp thông tin về công tác Đăng ký kinh doanh cho Website của Sở.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở phân công.4
1.2.3. Cơ cấu tổ chức Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Gia Lai
Cùng với sự lớn mạnh chung của tỉnh, ngành Kế hoạch tỉnh Gia Lai cũng không
ngừng được củng cố và nâng cao về mọi mặt. Đội ngũ cán bộ của ngành mặc dù được điều
động sang các cơ quan khác đã làm tốt với cương vị mới. Tuy nhiên, qua các thời kỳ đội
ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch vẫn không ngừng lớn mạnh và chất lượng cán bộ không
ngừng được nâng cao cả chính trị lẫn chun mơn.
Tại các huyện, thị xã, thành phố, trước đây có Ban Kế hoạch, sau đó là phịng Kế
hoạch – Thống kê, hiện nay là phịng Tài chính – Kế hoạch. Ở các Sở có nơi còn phòng kế
hoạch – nghiệp vụ hoặc biên chế vào văn phòng.

4

/>

8


Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai hiện có 6 phịng nghiệp vụ kế hoạch, 01 văn
phịng sở, 01 thanh tra sở và Trung tâm xúc tiến đầu tư, ban quản lý dự án giảm nghèo trực
thuộc Sở; Tổng số cán bộ công chức, viên chức của Sở là 71 cán bộ trong đó có 41 đảng
viên. Ngồi ra cịn có ban quản lý dự án IFAD và ban quản lý dự án UNICEF có trụ sở làm
việc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư và do Lãnh đạo Sở kiên nhiệm làm Giám đốc.
a. Lãnh đạo Sở:
Lãnh đạo Sở gồm: Giám đốc và khơng q 03 Phó Giám đốc; Hiện tại năm 2019,
lãnh đạo Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Gia Lai gồm Giám đốc Hồ Phước Thành và 02 Phó
Giám đốc, Phó Giám đốc Phạm Cơng Thành và Phó Giám đốc Đinh Hữu Hịa
b. Cơ cấu tổ chức:
- Văn phòng;
- Thanh tra;
- Phòng Tổng hợp, Quy hoạch;
- Phòng Đăng ký kinh doanh;
- Phòng Kinh tế ngành;
- Phòng Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tư;
- Phòng Kinh tế đối ngoại;
- Phòng Khoa giáo, Văn xã;
- Phòng Doanh nghiệp, kinh tế tập thể và tư nhân.
- Trung tâm Xúc tiến đầu tư.5

5

Điều 3 Quyết định 22/2016/QĐ-UBND ngày 19/4/2016 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai

9



Giám Đốc
Phó Giám
đốc

Phó Giám
đốc

Văn phịng
sở

Phịng
TĐ&GSĐT

Phịng hợp
tác KTĐN

Phịng
VHXH

TT-XTĐT

Phịng
Tổng hợp

Phịng
KTN

Phịng

ĐKKD

Phịng
Thanh tra

BQL Giảm
nghèo

Bảng 1.1. Cơ cấu tổ chức Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Gia Lai
1.3. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC CỦA SKHĐT
TỈNH GIA LAI
Với những kết quả và thành tích đạt được, tập thể cán bộ cơng chức, viên chức cơ
quan Sở Kế hoạch và Đầu tư đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng 3,
hạng 2 và nhiều Bằng khen, Cờ luân lưu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư và UBND tỉnh. Nhiều cá nhân cán bộ công chức, viên chức được tặng thưởng Huân
chương Lao động hạng 3; nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, UBND tỉnh. Nhiều cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh nhiều năm
liền.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Gia Lai là một tỉnh có mức sống cao, điều kiện kinh tế ngày càng phát triển vì vậy
việc các tổ chức cá nhân hướng đến việc thành lập doanh nghiệp để phát triển theo hướng
kinh doanh là điều thiết yếu. Tuy nhiên không hẳn ai cũng biết các thủ tục hành chính để
thành lập doanh nghiệp cũng như các loại mơ hình doanh nghiệp mà các cá nhân tổ chức
nên hướng tới để đạt được những lợi ích tốt nhất từ mơ hình mình đã chọn tránh những
trường hợp chọn những loại mơ hình khơng đúng dẫn đến tình trạng giải thể, phá sản.
Vì thế, chương 2 của đề tài em xin trình bày rõ hơn về vấn đề thủ tục thành lập
doanh nghiệp, nhằm làm rõ hơn về thủ tục cũng như mơ hình doanh nghiệp đang có trong
Bộ Luật Thương mại hiện hành.


10


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC
ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH
NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại doanh nghiệp
a. Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp (còn được gọi là doanh thương) là một tổ chức kinh tế, có tên riêng,
tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Căn cứ theo khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định cụ thể như sau:
“Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch
ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh
doanh”6
Q trình kinh doanh thực hiện một cách liên tục, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích để sinh lợi. Doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức kinh tế, có tư
cách pháp nhân hoặc khơng, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp
luật, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Như vậy, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế
vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động khơng hồn tồn
nhằm mục tiêu lợi nhuận.
b. Đặc điểm doanh nghiệp
Doanh nghiệp có chức năng sản xuất và kinh doanh, hai chức năng này liên hệ hết
sức chặt chẽ với nhau và tạo thành chu trình khép kín trong hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có mục tiêu kinh tế cơ bản là lợi nhuận tối đa muốn đạt được điều đó
doanh nghiệp phải tìm cách thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tốt hơn.
Doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường, chấp nhận cạnh tranh tồn tại và

phát triển. Muốn làm được điều đó phải chú ý đến chiến lược kinh doanh thích ứng với
điều kiện và hồn cảnh trong từng giai đoạn.
c. Phân loại doanh nghiệp
- Theo bản chất kinh tế của chủ sở hữu
Các tổ chức doanh nghiệp ra làm ba loại hình chính dựa trên hình thức và giới hạn
trách nhiệm của chủ sở hữu:
 Doanh nghiệp tư nhân (Proprietorship).
 Doanh nghiệp hợp danh (Partnership).
 Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (Corporation).
- Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2014 thì hình thức pháp lý của các loại hình doanh
nghiệp ở Việt Nam bao gồm:
6

Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014.

11


Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh nghiệp mà các
thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
 Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh
nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
 Cơng ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu
của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Thành
viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về các

nghĩa vụ của cơng ty. Ngồi ra trong cơng ty hợp danh cịn có các thành viên góp vốn.
 Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân
chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
- Căn cứ vào chế độ trách nhiệm
Căn cứ vào chế độ trách nhiệm có thể phân loại các doanh nghiệp thành có chế độ
trách nhiệm vơ hạn và chế độ trách nhiệm hữu hạn
Thứ nhất, Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vơ hạn:
Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vơ hạn là loại hình doanh nghiệp mà ở đó chủ
sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tất cả tài sản
của mình, khi doanh nghiệp khơng đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của nó.
Theo pháp luật Việt Nam, có hai loại doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là
doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
Thực chất chế độ trách nhiệm vô hạn của loại doanh nghiệp này là chế độ trách
nhiệm vô hạn của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và của thành viên hợp danh, công ty
hợp danh. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm
đến cùng về mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mà không giới hạn ở phần tài sản chủ
doanh nghiệp, các thành viên hợp dan đã bỏ vào đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp tư
nhân và cơng ty hợp danh.
Điều này có nghĩa là nếu tài sản của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh
không đủ để thực hện các nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp khi các doanh nghiệp
này phải áp dụng thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp và các
thành viên hợp danh phải sử dụng cả tài sản riêng không đầu tư vào doanh nghiệp để
thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp.
Thứ hai, Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn
Theo pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn cụ thể
gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh và doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi khơng tiến hành đăng ký lại theo Nghị định
194/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 về việc đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn



12


đầu tư nước ngoài và đổi giấy phép đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp
tác kinh doanh7
Những doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn là những doanh nghiệp mà ở
đó chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là khi số
tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu khơng có nghĩa vụ phải trả nợ
thay cho doanh nghiệp.
Chế độ trách nhiệm hữu hạn của các loại doanh nghiệp trên thực chất là chế độ
trách nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư - thành viên/chủ sở hữu công ty.
2.1.2. Khái niệm, đặc trưng thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp (ĐKTLDN)
a. Khái niệm thủ tục ĐKTLDN
Đăng ký kinh doanh (ĐKKD) hay còn gọi là thành lập doanh nghiệp là việc Nhà
nước ghi nhận về mặt pháp lý sự ra đời của một chủ thể kinh doanh (chủ thể kinh doanh
ở đây bao gồm các cá nhân, tổ chức). Kể từ thời điểm đăng ký kinh doanh chủ thể kinh
doanh có đầy đủ các năng lực pháp lý (tư cách chủ thể) để tiến hành hoạt động kinh
doanh theo quy định của pháp luật. Nhà nước cung cấp những đảm bảo đầy đủ về mặt
chính trị- pháp lý để chủ thể kinh doanh có điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh của
mình.
ĐKKD là một thủ tục hành chính bắt buộc theo đó chủ thể kinh doanh tiến hành
đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cơng khai hóa sự ra đời và hoạt động
kinh doanh của mình với giới thương nhân và cộng đồng. Cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền có nghĩa vụ xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho chủ thể kinh
doanh theo đúng quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là căn cứ
pháp lý xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh dưới sự quản lý của Nhà nước
đồng thời cũng ghi nhận tư cách pháp nhân, tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh, sự
bảo hộ của Nhà nước với chủ thể kinh doanh.

Trên thực tế thì trong Luật doanh nghiệp 2014 không định nghĩa khái niệm về
đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có một vài văn bản định nghĩa đăng
ký kinh doanh, trong Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp có định
nghĩa như sau : “Đăng ký doanh nghiệp là việc thành lập doanh nghiệp đăng ký thông
tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi hoặc dự
kiến thay đổi thông tin về đăng ký kinh doanh. Đăng ký kinh doanh bao gồm đăng ký
thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa
vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này”.8
b. Đặc trưng của thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp mang đậm đặc trưng của một thủ tục hành
chính như:
7

Nghị định 194/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 về việc đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi và đổi giấy phép đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký kinh doanh

8

13


Một là, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay thay đổi nội dung
đăng ký kinh doanh chủ thể kinh doanh phải tuân thủ những trình tự, thủ tục về đăng ký
kinh doanh theo luật định mà ở đây là Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn
thi hành.
Hai là, đồng nghĩa với việc được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ thể
kinh doanh đã chính thức được xác lập tư cách pháp nhân, được Nhà nước ghi nhận sự
tồn tại dưới góc độ pháp lý, chịu sự quản lý trực tiếp bởi cơ quan Nhà nước có thẩm

quyền.
2.1.3. Ý nghĩa của đăng ký thành lập doanh nghiệp
a. Ý nghĩa của đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý Nhà
nước
ĐKTLDN là một trong những công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý
đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vậy nên, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh (GCNĐKKD) là sự ghi nhận về mặt pháp lý của Nhà nước đối với sự ra đời và tư
cách pháp nhân của chủ thể kinh doanh. Sự ghi nhận về mặt pháp lý này được quy định
cụ thể tại các Điều 47, 73,110, 172 Luật doanh nghiệp 2014 đó là khi chủ thể kinh doanh
lựa chọn loại hình doanh nghiệp và hồn thất thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền thì tư cách pháp nhân của chủ thể kinh doanh được xác lập “kể từ
ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.
Việc thành lập doanh nghiệp là thể hiện sự bảo hộ của Nhà nước bằng pháp luật đối
với hoạt động kinh doanh và quản lý chủ doanh nghiệp. Đồng thời Nhà nước cũng dễ
dàng hơn trong việc quản lý các thành phần kinh tế và kiểm soát các hoạt động đó. Việc
quản lý hoạt động của các doanh nghiệp giúp Nhà nước nắm bắt được các yếu tố trong
kinh doanh, nắm bắt được việc áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn và từ đó có
những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích hoặc hạn chế phù hợp và kịp thời.
b. Ý nghĩa của đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với cá nhân, tổ chức thành
lập doanh nghiệp
- Đối với cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp ở đây gọi chung là chủ thể kinh
doanh thì ĐKKD là một trong những cơng cụ để bước đầu thực hiện quyền tự do kinh
doanh theo quy định của pháp luật mà cụ thể là được khẳng định rõ trong Điều 33 Hiến
pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “Mọi người có quyền tự do kinh doanh
trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Đây không chỉ là nghĩa vụ mà còn là
quyền năng pháp lý của chủ thể kinh doanh. Điều này đã được thể chế hóa tại Khoản 1
Điều 5 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký thành lập doanh nghiệp: “Thành lập doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân, tổ chức và được Nhà nước bảo
hộ”. Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCNĐKKD, doanh nghiệp được
thừa nhận về mặt pháp lý, có quyền tiến hành các hoạt động kinh doanh như đã đăng ký

dưới sự bảo hộ của pháp luật.
c. Ý nghĩa đối với xã hội
Việc ĐKKD còn giúp các doanh nghiệp cơng khai hóa hoạt động của mình trên thị
14


trường, tạo được niềm tin và thu hút khách hàng khi giao dịch với doanh nghiệp. Ngoài
ra, khi doanh nghiệp hoạt động tất yếu có sự đóng góp thiết thực cho nền kinh tế xã hội.
Việc thành lập doanh nghiệp là hết sức quan trọng, không chỉ đối với việc bảo đảm
quyền lợi cho chính chủ doanh nghiệp mà cịn mang ý nghĩa đảm bảo trật tự quản lý nhà
nước cũng như bảo đảm về quyền lợi cho các chủ thể khác khi tham gia hoạt động kinh
doanh nói chung.
2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ ĐĂNG KÝ THÀNH
LẬP DOANH NGHIỆP
2.2.1. Điều kiện đăng ký thành lập doanh nghiệp
Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp quy định cụ thể về địa vị pháp lý, về
đặc tính pháp lý, về cách thức hoạt động, quản lý, điều hành với cả những ưu điểm hạn
chế của từng loại hình doanh nghiệp được phép thành lập để chủ thể kinh doanh căn cứ
vào khả năng, điều kiện của mình đề lựa chọn đúng đắn. Điều kiện thành lập doanh
nghiệp được cụ thể hóa trong pháp luật về thành lập doanh nghiệp, bao gồm các điều kiện
về chủ thể; điều kiện về vốn; điều kiện về ngành nghề; điều kiện về tên gọi, trụ sở… của
doanh nghiệp.
a. Điều kiện về chủ thể
Luật doanh nghiệp 2014 quy định rất chặt chẽ về tổ chức hay cá nhân có quyền
thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân không được
quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp bao gồm:
Thứ nhất, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước
để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
Thứ hai, cán bộ, cơng chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức, viên chức;

Thứ ba, sĩ quan, hạ sĩ quan, qn nhân chun nghiệp, cơng nhân, viên chức quốc
phịng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người
được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh
nghiệp;
Thứ tư, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ
những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà
nước tại doanh nghiệp khác;
Thứ năm, người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc
bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức khơng có tư cách pháp nhân;
Thứ sáu, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù,
quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc
đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định,
liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy
định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập
15


doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.9
Luật doanh nghiệp 2014 cũng quy định chặt chẽ về tổ chức, cá nhân có quyền góp
vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
Thứ nhất, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước
góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
Thứ hai, các đối tượng khơng được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật về cán bộ, công chức.10
Việc quy định về chủ thể và quy định về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần
vốn vốn góp và quản lý doanh nghiệp sẽ giúp nhà nước dễ dàng trong việc ngăn chặn
về việc chống xung đột về lợi ích của người tham gia thành lập doanh nghiệp.

Tùy theo các loại hình mà các chủ đầu tư lựa chọn, thì điều kiện về số lượng thành
viên lại khác nhau như:
- Doanh nghiệp tư nhân: 01 cá nhân làm chủ.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: 01 cá nhân hoặc. 1 tổ chức làm chủ
(có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: 02 cá nhân/ tổ chức – không
quá 50 cá nhân, tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).
- Công ty cổ phần: 03 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện
pháp luật).
- Cơng ty hợp danh: có ít nhất 02 cá nhân trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp
luật).
b. Điều kiện về vốn
Mục đích của doanh nghiệp là kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, do đó doanh nghiệp
phải có vốn, vốn kinh doanh của doanh nghiệp hình thành từ các nguồn vốn khác nhau
như: do thành viên đóng góp, do doanh nghiệp tích lỹ được trong q trình kinh doanh.
Vốn có thể bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ hoặc các tài sản khác.
Mục đích của việc quy định vốn pháp định là giúp doanh nghiệp sau khi ra đời có
thể hoạt động được, đồng thời là cơ sở đảm bảo các khoản vay vốn ngân hàng và các
khoản thanh toán với các chủ nợ khác.
Vốn của doanh nghiệp là cơ sở vật chất, tài chính quan trọng nhất, là công cụ để
chủ doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Tài sản
góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng
đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác. Khi
thành lập doanh nghiệp các chủ thể cần lưu ý quy định của pháp luật về vốn:
Thứ nhất, đối với ngành nghề kinh doanh pháp luật có quy định về mức vốn pháp
định thì khi thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực đó, các chủ thể phải đảm bảo được

9
10


Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014
Khoản 3 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014

16


yêu cầu về vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập
doanh nghiệp.
Thứ hai, đối với những ngành nghề pháp luật khơng có quy định về mức vốn pháp
định thì khi thành lập doanh nghiệp các chủ thể chỉ cần đảm bảo vốn điều lệ của doanh
nghiệp khi đăng kí thành lập.
Từng nhà đầu tư hoặc từng thành viên hội đồng thành viên cần xác định rõ loại tài
sản nào mà mình sẽ dùng để góp vốn thành lập cơng ty. Riêng đối với tài sản góp vốn
khơng phải là tiền việt nam đồng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì cần phải được các
chuyên gia, thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp để xác
định giá, làm cơ sở cho việc góp vốn và hạch tốn kế tốn, thuế, báo cáo tài chính của
cơng ty.
Các nhà đầu tư cần thiết phải trao đổi với nhau để thống nhất phương thức định giá
và tổ chức định giá trước khi thành lập cơng ty hay thậm chí là tự thỏa thuận định giá với
nhau. Việc này nhằm tránh trường hợp sau khi công ty được thành lập xong, nhưng các
bên không thỏa thuận được với nhau về phương thức định giá hay tổ chức định giá hoặc
là giá trị của tài sản góp vốn, gây đình trệ hoạt động kinh doanh của công ty.
Để tránh các rắc rối về sau. Hội đồng thành viên nên có thỏa thuận bằng văn bản
như Thỏa thuận thành lập công ty để quy định các điều trên, mặc dù văn bản này khơng
bắt buộc phải có.
c. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Điều kiện kinh doanh là những yêu cầu nhà nước đặt ra buộc các chủ thể kinh
doanh phải đáp ứng được khi thực hiện kinh doanh trong những ngành nghề kinh doanh
có điều kiện. Đây được coi là cơng cụ quản lý nền kinh tế, là nội dung không thể thiếu ở
mọi quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia đều có những quy định cụ thể về điều kiện kinh

doanh phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế và mơi trường pháp lý riêng của quốc gia
mình. Việc tìm hiểu pháp luật về điều kiện kinh doanh của các quốc gia trên thế giới là
rất cần thiết để có thể rút ra bài học kinh nghiệm đáng quý trong quá trình xây dựng pháp
luật về nội dung này ở Việt Nam.
Hiện nay pháp luật doanh nghiệp quy định ba loại hình của ngành nghề kinh
doanh chính mà địi hỏi nhà đầu tư phải thỏa mãn thêm một số yêu cầu đối với việc
đăng ký kinh doanh, bao gồm: các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; các ngành,
nghề kinh doanh phải có vốn pháp định; và các ngành, nghề kinh doanh phải có chứng
chỉ hành nghề.
Đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì tùy từng ngành, nghề kinh
doanh mà doanh nghiệp sẽ được yêu cầu phải:
Thứ nhất, xin giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho
ngành nghề kinh doanh đó (Ví dụ như đối với ngành sản xuất phim, doanh nghiệp phải
có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi làm thủ tục
đăng ký kinh doanh. Ngành giáo dục phải có giấy phép do Sở giáo dục và đào tạo cấp.);
Thứ hai, đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh mơi trường, vệ sinh an tồn
thực phẩm; quy định về phịng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an tồn giao thông và
quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh tại thời điểm thành lập và
17


trong suốt q trình hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ như kinh doanh vũ trường,
karaoke);
Thứ ba, ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định: Đối với ngành nghề kinh doanh
phải có vốn pháp định, các nhà đầu tư phải chuẩn bị văn bản xác nhận vốn pháp định
của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (cụ thể là xác nhận của ngân hàng). Ví dụ: Kinh
doanh bất động sản phải có vốn pháp định 6 tỉ đồng. Dịch vụ bảo vệ phải có vốn pháp
định 2 tỉ đồng;
Thứ tư, ngành nghề kinh doanh có chứng chỉ hành nghề: Đối với ngành nghề kinh
doanh phải có chứng chỉ hành, thì tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu

hoặc người quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề. Ví dụ: kinh doanh dịch
vụ pháp lý, kiểm tốn, kế tốn, thiết kế xây dựng, tài chính chứng khốn,…
Do đó, việc xác định ngành nghề kinh doanh là rất quan trọng cho nhà đầu tư. Nhà
đầu tư cần phải chắc chắn là mình có thể thỏa mãn các điều kiện pháp lý để có thể xin
được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước thay vì lo tập trung cho các công việc
khác mà phải tốn kém chi phí (ví dụ như đặt cọc thuê nhà, thuê mướn nhân viên) và
cuối cùng nhận ra là mình chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2.2.2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
a. Đăng ký trực tiếp
Việc ĐKTLDN trực tiếp rất quen thuộc đối với các cá nhân và tổ chức khi muốn
đăng ký thành lập một doanh nghiệp mới. Tuy nhiên để thành lập doanh nghiệp mới sẽ
có rất nhiều loại giấy tờ khác nhau mà cá nhân hoặc tổ chức phải chuẩn bị đầy đủ để có
thể đăng ký thành lập doanh nghiệp mới nhanh nhất và hồn thiện nhất có thể.
Để đăng ký trực tiếp có thể hồn thành đúng theo tiến triển thì chủ doanh nghiệp
phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và hiểu rõ về trình tự để đăng ký để tránh mất thời gian
trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp mới.
Hồ sơ đăng ký của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp hợp
danh và doanh nghiệp tư nhân đều phải chuẩn bị giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh
nghiệp11 và bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp của người thành lập doanh nghiệp mới 12. Đối với công ty
hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cố phần phải chuẩn bị thêm điều lệ
công ty và danh sách thành viên.
Ngồi ra, chủ doanh nghiệp có thể uỷ quyền hoàn toàn cho người đại diện để hỗ
trợ trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, trong trường hợp này thì hồ sơ
chuẩn bị cần phải có thêm giấy uỷ quyền của khách hàng cho người đại diện.
Chương IV Luật doanh nghiệp 2014 đã quy định cụ thể thành phần hồ sơ đối với
các loại hình doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, đối với doanh nghiệp tư nhân hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
gồm:
11

12

Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT
Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP

18


×