Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.17 KB, 89 trang )


Lụứi mụỷ ủau

1. S CN THIT CA TI:
Sp xp, i mi, phỏt trin v nõng cao hiu qu doanh nghip nh nc l mt
trong nhng yờu cu bc thit ca ng v Nh nc ta hin nay. Thc tin hot
ng ca doanh nghip nh nc Vit Nam hng chc nm qua cho thy mc dự
doanh nghip nh nc c giao phú vai trũ ch o song hot ng ca chỳng cú
nhiu im bt cp. a s cỏc doanh nghip nh nc lm n thua l, gõy tht thoỏt
ti sn ca Nh nc mt cỏch nghiờm trng. Chớnh vỡ vy cho ti nay, vn sp
xp, i mi doanh nghip nh nc loi hỡnh doanh nghip ny tr thnh ng
lc ch yu ca nn kinh t luụn luụn c ng v Nh nc ta quan tõm. Mt
trong nhng gii phỏp i mi doanh nghip nh nc c thc hin cú hiu qu
v mang li nhiu thay i trit trong hot ng ca doanh nghip nh nc l c
phn húa.
C phn húa l mt bin phỏp quan trng trong vic sp xp i mi phỏt trin
v nõng cao hiu qu doanh nghip nh nc tng i trit v phự hp vi ch
trng xõy dng nn kinh t th trng nh hng xó hi ch ngha ca ng v
Nh nc ta. Trong Vn kin i hi i biu ton quc ln th X ca ng ó ch
rừ. y mnh v m rng din c phn húa doanh nghip nh nc, k c cỏc
tng cụng ty, nhm to ng lc mnh m v c ch qun lý nng ng, vn nh
nc c s dng cú hiu qu v ngy cng tng lờn ng thi thu hỳt mnh cỏc
ngun lc trong, ngoi nc cho phỏt trin. Thc hin nguyờn tc th trng trong
vic c phn húa doanh nghip nh nc
Khỏnh Hũa l mt trong nhng Tnh cú tim nng to ln v du lch, l vựng t
c mnh danh thiờn thi, a li, nhõn hũa. Nhn thc c th mnh ú,
Khỏnh Hũa ó cú nhng chớnh sỏch phỏt trin kinh t xó hi to ng lc cho cỏc
thnh phn kinh t trờn a bn phỏt trin gúp phn to nờn nhng thnh tu to ln
cho nn kinh t t nc. Thụng qua cụng cuc sp xp, i mi doanh nghip nh
nc núi chung v cụng tỏc c phn húa doanh nghip nh nc núi riờng, tnh
Khỏnh Hũa ó v ang thc hin mnh m cụng tỏc c phn doanh nghip v bc


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

đầu đã đem lại hiệu quả đáng kích lệ. Để hiểu rõ thực trạng công tác cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua, em quyết định chọn
đề tài cho đồ án tốt nghiệp của mình là “ Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công
tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hòa”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực trạng công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh
Hòa trên cơ sở những mặt đạt được và những mặt tồn tại để đề xuất một số biện
pháp hoàn thiện nhằm đẩy nhanh công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh
Khánh Hòa.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hòa
và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp nhà
nước sau khi cổ phần hóa.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện nội dung đề tài, đã sử dụng các phương pháp sau: phương pháp
thống kê, tổng hợp, liên hệ, phỏng vấn, quan sát thực tế.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:
- Hệ thống hóa toàn bộ những vấn đề lý luận liên quan đến công tác cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước.
- Tìm hiểu thực trạng công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh
Hòa và chỉ ra những mặt đạt được và những mặt tồn tại trong công tác cổ phần hóa
tại tỉnh Khánh Hòa
- Đưa ra một số biện pháp góp phần đẩy nhanh công tác cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hòa
6. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo đề tài gồm những
phần sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Chương 2: Thực trạng công tác cổ phần hóa DNNN tỉnh Khánh Hòa.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác cổ phần hóa các doanh
nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hòa
Trong quá trình viết đề tài này, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện nhưng do trình độ
còn hạn chế cũng như thiếu kinh nghiệm thực tế, cũng như thời gian nghiên cứu của
em không nhiều nên không thể tránh những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến
cũng như nhận xét của các thầy cô giáo trong khoa, các cô chú trong Sở để tự hoàn
thiện cũng như đúc rút kinh nghiệm cho bản thân được tốt hơn hơn.
Với lòng biết ơn chân thành, em xin cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa
kinh tế, trường đại học Nha Trang, và các cô chú phòng tài chính doanh nghiệp tại
Sở tài chính. Đặc biệt là thầy Hoàng Văn Huy và Cô Lê Ngọc Tường Loan đã tận
tình giúp đỡ và chỉ bảo cho em trong thời gian qua, để em hoàn thành đề tài tốt
nghiệp của mình.
Nha trang, tháng 11 năm 2006
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hà Vi






CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com














1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC:
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhà nước:
Điều 1, Luật doanh nghiệp nhà nước quy định về doanh nghiệp nhà nước như
sau: “ Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn
điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà
nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”
1.1.2 Vài trò của doanh nghiệp nhà nước:
- Doanh nghiệp nhà nước có vị trí rất quan trọng, góp phần để khu vực kinh tế
nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là động lực
thúc đẩy sự phân bố lại dân cư theo hướng công nghiệp hóa, hình thành các trung
tâm kinh tế, văn hóa, đô thị mới, trang bị lại kỹ thuật, đổi mới công nghệ cho toàn
bộ nền kinh tế quốc dân, đào tạo bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề và
tạo thêm điều kiện hạ tầng cho quá trình phát triển.
Việc liên tục đổi mới hệ thống chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước nói
riêng và kinh tế nhà nước nói chung bước đầu đã giúp hình thành đòn bẩy thu hút

và khuyến khích các thành phần kinh tế khác liên doanh với doanh nghiệp nhà
nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế.
- Doanh nghiệp nhà nước là công cụ vật chất để Nhà nước điều tiết và hướng
dẫn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp nhà
nước đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong nhiều ngành kinh tế chủ chốt, bảo
đảm các điều kiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội ngày một tốt hơn; cung ứng hàng
hóa, vật tư, năng lượng chủ yếu cho sản xuất và đời sống. Doanh nghiệp nhà nước
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

giữ vai trò quyết định trong việc cung cấp những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh
tế quốc dân, như điện, sắt thép, xi măng, phân bón, xăng dầu, giấy viết, đồng thời
là một trong các lực lượng chủ lực thực hiện các chính sách xã hội thông qua các
doanh nghiệp công ích. (Nhờ có doanh nghiệp nhà nước và lực lượng vũ trang,
chúng ta có khả năng ứng phó đặc biệt có kết quả trong việc khắc phục hậu quả
thiên tai).
Sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước trong các ngành hạ tầng như giao
thông, năng lượng, bưu chính viễn thông, dịch vụ, đã tạo điều kiện cho các thành
phần kinh tế khác phát triển.
Mặc dù đã giảm mạnh về số lượng doanh nghiệp và phần tài trợ của Nhà
nước, doanh nghiệp nhà nước vẫn đạt được nhiều tiến bộ trong việc bảo đảm hầu
hết yêu cầu sản phẩm và dịch vụ công ích, các điều kiện giao thông, điện, nước,
thông tin, vật tư, hàng hóa cho xuất khẩu và thị trường trong nước, đóng góp cho
ngân sách nhà nước.
- Doanh nghiệp nhà nước đang đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện
các chính sách xã hội và ổn định chính trị - xã hội, định hướng công bằng, văn
minh, góp phần cùng với khu vực kinh tế khác giải quyết các vấn đề việc làm, thu
nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa giáo dục, y tế làm
cơ sở và nền tảng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng khá cao về xuất nhập khẩu. Tốc độ
tăng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân hàng năm đạt 20%. Doanh nghiệp nhà

nước là đầu mối xuất khẩu hầu hết các mặt hàng quan trọng như dầu thô, than, gạo,
hàng may mặc. Đồng thời, doanh nghiệp nhà nước cũng chiếm trên 98% tổng số dự
án liên doanh với nước ngoài, đã góp phần tạo ra nguồn thu đáng kể từ khu vực
này.
- Khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm vị trí quan trọng trong các nguồn thu
của ngân sách nhà nước. Mặt khác, các khoản tài trợ trực tiếp và gián tiếp từ ngân
sách cho các doanh nghiệp nhà nước đã giảm làm cho phần đóng góp thực của
doanh nghiệp nhà nước vào ngân sách tăng lên.
- Tổng công ty nhà nước đã thể hiện vai trò nòng cốt, chủ lực trong nền kinh
tế, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, duy trì tỷ lệ tăng trưởng tương đối
cao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, ổn định việc làm cho người lao động, nâng
cao đời sống cán bộ công nhân viên và tích cực tham gia vào các chính sách xã hội.
Đồng thời huy động nguồn lực nội bộ trong toàn bộ tổng công ty kết hợp với các
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

nguồn vốn khác để điều hòa thực hiện các chương trình đầu tư chiều sâu, đổi mới
công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, khai thác thị trường trong
nước và mở rộng thị trường nước ngoài.
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC
1.2.1 Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một sở hữu
thành Công ty cổ phần, tức là có nhiều chủ sở hữu. Cổ phần hóa có thể diễn ra tại
các doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty liên doanh và tại
doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hóa là quá trình đa dạng hóa sở hữu tại doanh
nghiệp
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà
nước thành công ty cổ phần, trong đó Nhà nước có thể giữ tư cách là một cổ đông,
tức là Nhà nước vẫn có thể là chủ sở hữu một bộ phận tài sản của doanh nghiệp. Cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước không chỉ là quá trình chuyển sở hữu nhà nước

sang sở hữu của các cổ đông, mà còn có cả hình thức doanh nghiệp nhà nước thu
hút thêm vốn thông qua hình thức phát hành thêm cổ phiếu để trở thành Công ty cổ
phần.
1.2.2 Mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần:
Cổ phần hóa nhằm đạt mục tiêu sau đây: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước là nhằm đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước, huy động nguồn vốn
của người lao động, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu tăng vốn
dài hạn cho nền kinh tế, năng lực kinh doanh, hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước,
tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP “ Về việc chuyển công ty nhà nước thành
công ty cổ phần” thay thế Nghị Định 64/2002/NĐ-CP thì mục tiêu và yêu cầu của
việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công cổ phần hiện nay là:
- Chuyển đổi những công ty nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn
sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của cá nhân, các tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để tăng năng lực tài chính,
đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế.
- Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người
lao động trong doanh nghiệp.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

- Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình
trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị
trường vốn, thị trường chứng khoán.
Với ba mục tiêu trên, có thể thấy rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong
các doanh nghiệp nhà nước cần được giải quyết một cách cơ bản. Cổ phần hóa là
một biện pháp hữu hiệu để giải quyết cơ bản vấn đề này, đồng thời tạo ra một mô
hình doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và đáp ứng nhu cầu của kinh doanh hiện đại.



1.2.3 Đối tượng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước:
Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì đối tượng
cổ phần hóa hiện nay là:
- Công ty nhà nước không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
thực hiện cổ phần hóa, bao gồm: các tổng công ty nhà nước (kể cả ngân hàng
thương mại nhà nước và các tổ chức tài chính nhà nước); công ty nhà nước độc lập;
công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu
tư và thành lập; đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước (dưới đây gọi tắt
là doanh nghiệp cổ phần hóa).
Danh mục công ty nhà nước thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
- Các công ty nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này được tiến hành cổ
phần hóa khi còn vốn nhà nước (chưa bao gồm giá trị quyền sử dụng đất) sau khi
giảm trừ giá trị tài sản không cần dùng, tài sản chờ thanh lý; các khoản tổn thất do
lỗ, giảm giá tài sản, công nợ không có khả năng thu hồi và chi phí cổ phần hóa.
- Việc cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc của các công ty nhà nước
thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được tiến hành khi:
+ Đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp có đủ điều kiện hạch toán
độc lập.
+ Không gây khó khăn hoặc ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp hoặc các bộ phận còn lại của doanh nghiệp.
1.2.4 Hình thức cổ phần hóa:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay bao gồm ba hình thức sau đây:
- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu
hút thêm vốn áp dụng đối với những doanh nghiệp cổ phần hóa có nhu cầu tăng
thêm vốn điều lệ. Mức vốn huy động thêm tuỳ thuộc vào quy mô và nhu cầu vốn

của công ty cổ phần. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần được phản ảnh trong
phương án cổ phần hóa.
- Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán
bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
- Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán
toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
1.2.5 Đối tượng và điều kiện mua cổ phiếu.
Theo Điều 4 Nghị Định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ đối
tượng và điều kiện mua cổ phiếu hiện nay như sau:
- Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hoạt động theo luật pháp Việt Nam và
cá nhân người Việt Nam định cư ở trong nước (sau đây gọi tắt là nhà đầu tư trong
nước) được quyền mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa với số lượng
không hạn chế.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài hoạt động
hợp pháp tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là
nhà đầu tư nước ngoài) được mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
- Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần ở các doanh nghiệp cổ
phần hóa phải mở tài khoản tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt
động trên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động mua,
bán cổ phần; nhận, sử dụng cổ tức và các khoản thu khác từ đầu tư mua cổ phần
đều phải thông qua tài khoản này.
1.2.6 Tác động của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước:
Cổ phần hóa có vai trò to lớn trong việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước, nhất
là ở những nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác dụng của cổ phần hóa thể hiện ở các
khía cạnh sau đây:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

- Cổ phần hóa có tác dụng làm cho sở hữu trong doanh nghiệp trở nên đa dạng

hơn. Chính vì vậy, nó giải quyết được khá triệt để vấn đề sở hữu một chủ trong
doanh nghiệp nhà nước vốn gây ra nhiều vướng mắc về hiệu quả và sự kém năng
động trong sản xuất kinh doanh.
- Cổ phần hóa có tác dụng trong việc xã hội hóa tư liệu sản xuất trong các
doanh nghiệp thuộc sở hữu một chủ. Như vậy, các thực thể kinh tế vi mô cũng trở
nên đa sở hữu như bản thân nền kinh tế vĩ mô. Điều này tạo ra sự tương thích nhất
định của các giải pháp quản lý vĩ mô và vi mô.
- Cổ phần hóa tạo ra cho người lao động cơ hội thực sự làm chủ doanh nghiệp
nếu như họ mong muốn. Bằng việc sở hữu cổ phần (hay phần vốn góp) trong doanh
nghiệp, người lao đông có thể tham gia vào việc giải quyết các vấn đề quan trọng
của doanh nghiệp thông qua cái gọi là “nền dân chủ cổ phần”. Họ góp phần hình
thành nên các cơ quan quản lý doanh nghiệp, quyết định các vấn đề trọng đại của
nó. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tính chủ động, tích cực của
người lao động không chỉ đối với các vấn đề của doanh nghiệp mà cả đối với các
vấn đề kinh tế - chính trị xã hội của đất nước.
Những tác động to lớn mang tính phổ biến trên của cổ phần hóa đương nhiên
đúng với giải pháp cổ phần hóa doanh nghiêp nhà nước mà Đảng và Nhà nước ta
đang tiến hành.
1.3 TẠI SAO PHẢI CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Doanh nghiệp nhà nước bên cạnh tác động tích cực không thể phủ nhận, thì
đây là khu vực hoạt động kém hiệu quả nhất gây ra những tổn thất to lớn về nguồn
lực phát triển đất nước, đòi hỏi phải được đổi mới một cách cấp thiết, nguyên nhân
là do:
Một là, Các doanh nghiệp nhà nước được sinh ra và trưởng thành trong cơ
chế tập trung quan liêu, bao cấp kéo dài hàng chục năm với chính sách cấp phát,
giao nộp. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong điều kiện vốn được Nhà
nước bao cấp, vật tư nhận theo chỉ tiêu kế hoạch, sản phẩm làm ra giao nộp theo địa
chỉ qui định. Các điều kiện vật chất được Nhà nước cân đối theo chỉ tiêu, định mức,
trong thực tế doanh nghiệp đơn thuần chỉ là một đơn vị gia công hàng hóa cho Nhà
nước, chính vì vậy doanh nghiệp không là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ và khi

chuyển sang nền kinh tế thị trường nó bộc lộ rõ yếu kém của mình về hiệu quả sản
xuất kinh doanh, cơ cấu chắp vá, không đồng bộ và xơ cứng không thích hợp với cơ
chế vận động của nền kinh tế thị trường .Các mục tiêu mà nhà nước áp đặt cho
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

doanh nghiệp, nhiều khi làm cho doanh nghiệp hoạt động không đạt hiệu quả cao về
mặt kinh tế_kỹ thuật, chẳng hạn vì lý do bảo đảm phát triển đồng đều giữa các vùng
và các doanh nghiệp nhà nước buộc phải đặt ra các vị trí không thuận lợi cho sản
xuất kinh doanh.
Hai là, các doanh nghiệp nhà nước đã từ lâu không được đặt trong môi
trường cạnh tranh, không gắn với thị trường, không chú trọng đổi mới thiết bị, công
nghệ và điều tất yếu là vốn liếng không được bảo toàn phát triển, thiết bị cũ kỹ,
công nghệ lạc hậu hàng chục năm so với mức trung bình của thế giới. Nói chung
sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn yếu, một bộ phận không nhỏ
sản phẩm làm ra không tiêu thụ được vì giá thành cao, chất lượng thấp, và không
phù hợp được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp nhà nước
hoạt động theo nguyên tắc “cào bằng” không phụ thuộc vào lợi nhuận mà nó mang
lại, dẫn đến làm mất tác dụng của cơ chế cạnh tranh, kích thích tính hiệu quả của
doanh nghiệp.
Ba là, quan niệm không rõ ràng về chế độ sở hữu trong doanh nghiệp nhà
nước đã làm cho bộ máy quản lý của chúng trở nên cồng kềnh, chồng chéo, xơ
cứng, không thích nghi được với biến động của nền kinh tế thị trường. Tình trạng
làm chủ chung chung mà thực chất là “vô chủ” tồn tại phổ biến hầu hết ở các doanh
nghiệp nhà nước. Mặc dù với số lượng nhân viên gián tiếp nhiều hơn hẳn các doanh
nghiệp tư nhân nhưng việc quản lý diều hành ở các doanh nghiệp nhà nước vừa yếu
vừa kém hiệu quả. Chính kết hợp quản lý yếu kém với công nghệ lạc hậu của các
doanh nghiệp nhà nước, đã làm cho năng suất lao lao động và hiệu quả sản xuất chỉ
đạt ở mức thấp.
Bốn là, phân phối không dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động mà
chủ yếu nhằm vào chính sách xã hội, mang nặng tính bình quân chủ nghĩa, không

có tác dụng kích thích cán bộ quản lý, người lao động trong các doanh nghiệp nhà
nước nâng cao hiệu quảt lao động. Thêm vào đó, một bộ phận cán bộ quản lý trong
các doanh nghiệp nhà nước không thạo kinh doanh, không có đủ kiến thức và kinh
nghiệm cần thiết về quản lý nền kinh tế thị trường, thiếu năng động và không dám
mạo hiểm trong kinh tế để dành thắng lợi nhanh chóng cũng làm cho các doanh
nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả.
1.4 PHÂN BIỆT CỔ PHẦN HÓA VÀ TƯ NHÂN HÓA DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC
Trong quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa là một chủ trương
đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

doanh nghiệp nhà nước, thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác, từ đó
đẩy mạnh tái sản xuất xã hội. Tuy nhiên, có hai loại quan điểm về cổ phần hóa như
sau:
Quan điểm thứ nhất: cổ phần hóa là một hình thức của tư nhân hóa.
Quan điểm này dựa trên hình thức sự chuyển đổi quyền sở hữu nhà nước sang
sở hữu tư nhân. Theo nghĩa rộng, tư nhân hóa là quá trình biến đổi tương quan giữa
nhà nước và thị trường theo hướng ưu tiên thị trường. Quá trình này cũng đồng thời
giảm bớt quyền sở hữu của Nhà nước, sự kiểm soát của Chính phủ đối với doanh
nghiệp. Tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước chỉ là một trong những nội dung của tư
nhân hóa nói chung. Trong quá trình tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước xảy ra sự
chuyển đổi về mặt pháp lý quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền quản lý tài sản của
doanh nghiệp từ Nhà nước sang tư nhân. Bên cạnh nội dung tư nhân hóa doanh
nghiệp nhà nước, tư nhân hóa còn bao hàm cả quá trình hình thành các doanh
nghiệp tư nhân mới và quá trình các doanh nghiệp nhà nước phải thích nghi với
điều kiện hoạt động theo cơ chế thị trường
Trong quá trình tư nhân hóa, các quốc gia thường sử dụng các hình thức đa
dạng được chia thành nhiều công đoạn khác nhau như bán cho tư nhân hoặc người
lao động trong doanh nghiệp, chia cho người dân hoặc cho thuê…Các hình thức này

có thể được chia thành hai loại chủ yếu sau:
- Một là, chuyển quyền sở hữu nhà nước cho tư nhân thông qua bán hoặc cho
không. Hình thức này được gọi là tư nhân hóa sở hữu. Tuy nhiên, Nhà nước có thể
tư nhân hóa sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp nhà nước.
Trong trường hợp tư nhân hóa sở hữu toàn bộ tài sản của doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp nhà nước sau khi được tư nhân hóa sở hữu sẽ hoạt động theo cơ chế
như doanh nghiệp khác không thuộc sở hữu nhà nước. Trong trường hợp tư nhân
hóa sở hữu một phần tài sản của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp sau tư nhân
hóa sở hữu sẽ thuộc loại hình đa sở hữu.
- Hai là, Nhà nước vẫn giữ nguyên sở hữu nhưng chuyển quyền điều hành
hoạt động của doanh nghiệp cho tư nhân. Hình thức này gọi là tư nhân hóa hoạt
động. Theo hình thức tư nhân hóa hoạt động, Nhà nước chỉ thu lợi từ hoạt động của
doanh nghiệp nhà nước (đã được tư nhân hóa hoạt động) theo những điều khoản đã
được ghi trong hợp đồng quản lý, thầu khoán.
Như vậy, theo quan điểm nay, cổ phần hóa thực chất là phương thức để tư
nhân hóa một phần tài sản của doanh nghiệp nha nước. Nhà nước không hoàn toàn
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

mất quyền sở hữu doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, vẫn là một trong các cổ
đông của công ty cổ phần mới được hình thành. Tùy theo tầm quan trọng của doanh
nghiệp trong những lĩnh vực hoạt động cụ thể, Nhà nước quyết định có nắm giữ cổ
phần chi phối hay không nắm giữ cổ phần chi phối. Do dó, khái niệm cổ phần hóa
hẹp hơn khái niệm tư nhân hóa nói chung và tư nhân hóa sở hữu nói riêng. Cổ phần
hóa chỉ là một trong những hình thức để thực hiện tư nhân hóa sở hữu. Nói cách
khác, cổ phần hóa là hình thức tư nhân hó sở hữu chua triệt để.
Quan điểm thứ hai: cổ phần hóa và tư nhân hóa là khác nhau.
Quan điểm này dựa trên sự khác nhau về bản chất và mục đích giữa cổ phần
hóa và tư nhân hóa:
- Tư nhân hóa chỉ nhằm thay đổi cơ cấu sở hữu doanh nghiệp nhà nước, trong
đó quyền sở hữu, quản lý, điều hành được chuyển từ nhà nước sang những cá nhân

hoặc nhóm người có tiềm lực tài chính mạnh. Tư nhân hóa làm tăng quá trình tích
tụ vốn và tài sản vào một số ít những cá nhân hoặc nhóm người Những người lao
động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hóa thực sự trở
thành những người làm thuê (nếu tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp) hoặc bị sa
thải; những quyền lợi, phúc lợi trước đây họ được hưởng khi làm việc trong doanh
nghiệp nhà nước sẽ không còn nữa. Do đó, tư nhân hóa, đặt biệt với những doanh
nghiệp nhà nước quy mô lớn, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó
sẽ dẫn đến nguy cơ tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hôi, tăng tỷ lệ thất
nghiệp, giảm phúc lợi xã hội, thâm chí gây bất ổn cho toàn nền kinh tế.
- Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta được thực hiện theo hướng không chỉ quan tâm đến khía cạnh kinh tế
của riêng Nhà nước hay của một số cá nhân hoặc nhóm người, mà quan tâm toàn
diện đến hoạt động và lợi ích của toàn doanh nghiệp, việc làm và lợi ích của người
lao động được hưởng những thành quả mà họ đã đóng góp cho doanh nghiệp trước
đó, được tạo điều kiện làm việc và có thu nhập, được tham gia quyết định những
vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp nếu họ trở thành cổ đông của
doanh nghiệp. Cổ phần hóa thu hút được các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân;
Nhà nước thu hồi vốn đã đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước để tập trung đầu tư
cho các lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế.
Như vậy, hai cách hiểu trên về cổ phần hóa là khác nhau. Quan điểm thứ nhất
phù hợp với xã hội tư bản chủ nghĩa với cơ chế thị trường chi phối hầu hết hoạt
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

động của xã hội. Quan điểm thứ hai mang tính xã hội chủ nghĩa và phù hợp với thực
tế của quá trình phát triển nền kinh tế của Việt Nam hiện nay
1.5 CỔ PHẦN HÓA - MỘT CHỦ TRƯƠNG LỚN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ
NƯỚC TA TRONG QUÁ TRÌNH SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP
Do nhiều năm thực thi một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tuyệt đối hóa
nền kinh tế nhà nước, coi kinh tế nhà nước đồng nhất với doanh nghiệp nhà nước
nên trong thời gian dài đã phát triển một hệ thống doanh nghiệp với số lượng lớn

(năm 1990 lên đến 12.300 doanh nghiệp), tràn lan.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp đã bộc lộ những yếu kém, bất cập
đưa đất nước đến cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội. Chính vì vậy, đổi mới, sắp xếp
lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước là một đòi hỏi tất yếu để đưa kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo, đủ khả năng dẫn dắt, điều tiết và định hướng các thành phần
kinh tế khác .
Xung quanh vấn đề này, Đảng và nhà nước đã có rất nhiều nỗ lực và đã đạt
được những thành tựu đáng tự hào. Ngày từ đầu thập niên 90, Đảng đã có chủ
trương chuyển một bộ phận doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần cụ thể :
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương khoá VII (tháng 11/1991)
nêu “Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành Công ty cổ phần”
- Nghị quyết số 10 ngày 17/03/1995 của Bộ chính trị đã bổ sung thêm về
phương châm tiến hành cổ phần hóa, tỷ lệ bán cổ phần cho người trong và ngoài
doanh nghiệp
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng khoá VIII (tháng
12/1997) xác định “Đối với doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm 100% vốn
cần lập kế hoạch cổ phần hóa để tạo động lực phát triển, thúc đẩy làm ăn có hiệu
quả”
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương Đảng khóa IX (ngày
24/09/2001) đã chỉ ra những nguyên nhân yếu kém của doanh nghiệp nhà nước:
chưa có sự thống nhất trong nhận thức và vai trò của, vị trí của kinh tế nhà nước và
doanh nghiệp nhà nước, về yêu cầu và giải pháp sắp xếp, đổi mới và phát triển
doanh nghiệp, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước còn yếu kém,
vướng mắc, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập chưa đồng bộ, còn nhiều điểm
chưa phù hợp với kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chưa tạo được động
lực mạnh mẽ thúc đẩy sức sáng tạo của người lao động . Nghị quyết xác định: đẩy
mạnh hơn nữa việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động ,
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

tăng khả năng cạnh tranh, bảo đảm các nhu cầu sản phẩm và dịch vụ thiết yếu, nhu

cầu cần thiết của an ninh, quốc phòng, phát huy vai trò nòng cốt thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của doanh nghiệp nhà nước.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng khoá IX vừa qua thì
quan điểm về CPH đặc biệt thông thoáng: Kiên quyết đẩy nhanh tiến độ cổ phần
hóa và mở rộng các DNNN cần cổ phần hóa, kể cả những doanh nghiệp lớn và một
số tổng công ty kinh doanh có hiệu quả .
Dưới sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách đổi mới, sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước:
Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 về đổi mới, tổ chức, sắp xếp, lại các
DNNN theo hướng DNNN là chủ thể sản xuất kinh doanh hàng hóa độc lập, tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, lời ăn, lỗ chịu.
Các quyết định số 90/Ttg và 91/Ttg ngày 07/03/1994 tổ chức, sắp xếp thành hệ
thống các tổng công ty nhà nước của một số ngành, lĩnh vực then chốt.
Chỉ thị số 20/1998/CT/Ttg ngày 21/04/1998 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy
mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Đối với chủ trương cổ phần hóa,
đây là chủ trương lớn của đảng và nhà nước liên quan đến nhiều đối tượng , nhiều
thành phần nên trong thực hiện ban đầu chỉ làm thí điểm ở một số doanh nghiệp và
sau đó triển khai đại trà trên cả nước .
Trong từng thời kỳ, Chính phủ đã có Nghị định số 28/CP ngày 07/05/1996,
Nghị định 25/CP ngày 26/03/1997, Nghị định 44/1998/NĐ/CP ngày 29/06/1998,
Nghị định 64/2002/NĐ –CP ngày 19/06/2002 và Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày
1/12/2004 “ Về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần”, Nghị
định 103/1999/NĐ/CP ngày 10/09/1999 “Về giao, bán, khoán, cho thuê doanh
nghiệp nhà nước” làm cơ sở thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu sắp xếp DNNN.
Qua thực tiễn cho thấy, cổ phần hóa là một biện pháp có tính khả thi, đem lại
lợi ích cho Nhà nước, người lao động, người góp vốn. Nó góp phần khắc phục việc
buông lỏng quản lý tài sản của Nhà nước, xoá bỏ tình trạng “vô chủ” của DNNN.
Cổ phần hóa nhằm đạt được các mục tiêu: Huy động vốn của toàn xã hội bao
gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu
tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh

tranh, thay đổi cơ cấu của DNNN. Tạo điều kiện để người lao động có cổ phần và
những người đã góp vốn được làm chủ thật sự, thay đổi phương thức quản lý tạo
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, tăng tài sản nhà nước, nâng
cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước
Như vậy việc cổ phần hóa đáp ứng được yêu cầu cấp bách, cần thiết của công
tác cải cách doanh nghiệp nhà nuớc. Bằng việc huy động vốn từ nguồn lực trong xã
hội sẽ giúp nhà nước rút bớt vốn từ các doanh nghiệp nhà nuớc được cổ phần hóa để
đầu tư vào các công trình trọng điểm của nền kinh tế quốc dân hoặc hỗ trợ thêm vốn
cho những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả để “bồi dưỡng” nguồn thu. Bên cạnh
đó, cổ phần hóa giúp cho người lao động trong doanh nghiệp phát huy quyền làm
chủ thực sự của mình và hình thành cơ chế kiểm soát có hiệu quả hơn của cổ đông
đối với doanh nghiệp, từ đó tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, hạ giá
thành sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng , thu nhập người lao động tăng.
Dưới hình thức công ty cổ phần, doanh nghiệp hoạt động với cam kết của các cổ
đông đầu tư vốn "lời ăn lỗ chịu", do đó không thể trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và
buộc doanh nghiệp phải tự thân vận động theo hướng năng động hơn để tồn tại và
ngày càng phát triển.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không phải là tư nhân hóa vì: cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nước là chuyển một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp (có một
chủ sở hữu là Nhà nước) sang Công ty cổ phần (có nhiều chủ sở hữu) trong đó
người lao động làm trong doanh nghiệp được mua cổ phần tham gia quản lý, kiểm
soát đồng vốn mình bỏ ra. Do đó, doanh nghiệp sau cổ phần hóa vẫn thuộc về đa số
người lao động và có thể còn một phần vốn nhà nước .Trong doanh nghiệp cổ phần
hóa, có cổ phần của nhà nước (cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt hoặc cổ phần ở
mức thấp) đồng thời có cổ phần của tư nhân và cổ phần của kinh tế tập thể. Theo
Luật doanh nghiệp trong các trường hợp chuyển nhượng cổ phiếu thì Công ty cổ
phần vẫn phải còn tối thiểu là 3 cổ đông, không thể tập trung vào tay của một cá
nhân nào. Các tổ chức Đảng, đoàn thể trong Công ty cổ phần đều được tôn trọng ,

tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt động theo đúng Hiến pháp, pháp luật và điều
lệ của tổ chức đó.
Nhìn chung việc cổ phần hóa không làm cho vốn nhà nước giảm mà ngược lại
tăng thêm bởi: vốn nhà nước được tăng thêm ở những doanh nghiệp phát hành thêm
cổ phiếu, vốn nhà nước ở những doanh nghiệp nhà nước bán cổ phần tuy giảm đi
nhưng nhà nước thu hồi vốn để sử dụng cho việc phát triển chính doanh nghiệp đã
cổ phần hóa hoặc đầu tư vào một doanh nghiệp mới, vốn nhà nước ở những doanh
nghiệp bán, khoán cho thuê hay chuyển quyền sở hữu vẫn là vốn nhà nước dùng để
phát triển sản xuất kinh doanh nói chung.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

1.6 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP
Ở VIỆT NAM
1.6.1 Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn thí điểm.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Quốc Hội, Chính phủ Việt Nam đã cụ thể
hóa các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội thành các văn bản pháp quy về vấn đề cổ
phần hóa. Trong giai đoạn thí điệm cổ phần hóa, văn bản pháp quy đầu tiên, Quyết
định số 143/HĐBT ngày 10 tháng 5 năm 1990 của Hội đồng Bộ Trưởng (Về tổng
kết thực hiện Quyết định số 217/HĐBT ngày 14 tháng 7 năm 1987, các Nghị định
số 50/HĐBT ngày 22 tháng 3 năm 1988, số 98/HĐBT ngày 02 tháng 6 năm 1988 và
làm thử việc tiếp tục đổi mới quản lý xí nghiệp Quốc doanh) đã cụ thể hóa chủ
trương của Đảng và Quốc hội, xác định mục đích của cổ phần hóa xí nghiệp quốc
doanh và quy trình tự chuyển đổi xí nghiệp quốc doanh thành công ty cổ phần. Việc
cổ phần hóa trong giai đoạn này chỉ dừng lại ở mức độ “ tiến hành làm thử việc tổ
chức lại bộ máy quản lý xí nghiệp; chuyển xí nghiệpquốc doanh thành công ty cổ
phần… trước mắt chỉ giới hạn một số ít các xí nghiệp có đủ điều kiện và tiêu biểu”
Trong giai đoạn này đã có một loạt quyết định, chỉ thị nhằm xúc tiến việc thực
hiện thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và các vấn đề liên quan đến việc
tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như: Quyết định số 143/HĐBT ngày
10/5/1990, Quyết định số 202/CT ngày 8/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,

Quyết định 203/HĐBT ngày 8/6/1992, chỉ thị số 84/CT/TTg…
1.6.2 Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn chính thức.
Giai đoạn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chính thức bắt đầu sau khi Thủ
tướng Chính Phủ thành lập Ban chỉ đạo Trung ương đổi mới doanh nghiệp trực
thuộc Thủ tướng Chính Phủ và Luật doanh nghiệp nhà nước dược Quốc hội thông
qua ngày 20/4/1995. Đây là những cở sở để tiến đến xây dựng các quy định về cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước một cách chi tiết và đẩy mạnh tiến trình này.
Ngày 7/5/1996, Chính phủ đã ra Nghị định số 28/NĐ/CP về chuyển một số
doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên
quy định tương đối đồng bộ và chi tiết về vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước.
Trong quá trình thực hiện, một số điểm của Nghị định này đã được sửa đổi
theo Nghị định số 25/NĐ/CP ngày 26/3/1997
Để tiếp tục tiến hành việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, ngày
29/6/1998, chính phủ đã ra Nghị định số 44/1998 NĐ/CP về chuyển doanh nghiệp
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

nhà nước thành công ty cổ phần. Nghị định này ra đời thay thế Nghị định số 28/CP
ngày 7/5/1996 và Nghị định 25/CP/Cp ngày 26/3/1997 của Chính phủ. Đây là văn
bản quy định cụ thể hơn về vấn đề cổ phần hóa trong tình hình mới. Theo Nghị định
này mục tiêu cổ phần hóa được xác định rõ hơn. Tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị
định số 64/2002/NĐ/CP ngày 19/6/2002 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước
thành công ty cổ phần. Và để hoàn thiện hơn các quy định về thủ tục tiến hành cổ
phần hóa, Nghị định 187/2004/NĐ/CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển
công ty nhà nườc thành công ty cổ phần. Nghị định này ra đời thể hiện sự quyết tâm
của Chính phủ trong việc thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước nói chung và cổ
phần hóa doanh nghiệp nói riêng. Ngoài ra còn có một loạt các Nghị định, Quyết
định, Thông tư của Nhà nước và các Bộ, Ngành đã dược ban hành nhằm quy định,
hướng dẫn những vấn đề có liên quan đến việc tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước.

Như vậy, trong hơn 14 năm thực hiện cổ phần hóa, Chính phủ đã liên tục hoàn
thiện hoàn thiện cơ sở pháp lý cho cổ phần hóa để điều chỉnh có hiệu quả hơn các
vấn đề nảy sinh. So sánh văn bản pháp quy chủ yếu về cổ phần hóa sẽ cho thấy rõ
điều này.
Tiêu chí so sánh Quyết định số 143/HĐBT
Số lượng điều - Quyết định 143/HĐBT 1 điều
- Nghị định số 28/CP 22 điều
- Nghị định số 44/CP 23 điều
- Nghị định số 64/CP 36 điều
Mục tiêu Quyết định số 143/HĐBT
- Bảo đảm quyền sở hữu Nhà nước
- Huy động vốn nhàn rỗi
- Tạo điều kiện cho người lao động làm chủ doanh
nghiệp.
- Tăng iệu quả sản xuất kinh doanh
Nghị định số 28/CP
- Huy động vốn từ các nguồn khác nhau;
- Tạo điều kiện cho người lao động làm chủ doanh
nghiệp;
- Tăng động lực thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước kinh
doanh có hiệu quả.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Nghị định số 44/CP
- Bảo đảm quyền sở hữu nhà nước
- Huy động vốn nhàn rỗi;
- Tạo điều kiện cho người lao động làm chủ doanh
nghiệp.;
Nghị định số 64/2002/NĐ-CP
- Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp;

tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu;
- Huy động vốn của cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới cộng
nghệ, phát triển doanh nghiệp.
- Phát huy vai trò làm chủ của người lao động, sự giám
sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, bảo đảm hài
hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và
người lao động.
Hình thức Quyết định số 143/HĐBT
- Phát hành cổ phần để chuyển doanh nghiệp nhà nước
thành công ty cổ phần.
- Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp
nhà nước.
- Tách một bộ phận doanh nghiệp nhà nước để cổ phần
hóa;
Nghị định số 28/CP
- Phát hành cổ phần để chuyển doanh nghiệp nhà nước
thành công ty cổ phần.
Nghị định số 44/CP
- Phát hành cổ phần để chuyển doanh nghiệp nhà nước
thành công ty cổ phần.
- Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp
nhà nước.
- Tách một bộ phận doanh nghiệp nhà nước để cổ phần
hóa.
- Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại
doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần.
Nghị định số 64/NĐ-CP
- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp;
phát hành cổ phần thu hút thêm vốn.

- Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

- Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh
nghiệp.Thực hiện các hình thức hai hoặc ba kết hợp với
phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn.
Diện cố phần hóa Quyết định số 143/HĐBT
Doanh nghiệp nhà nướccổ phần hóa phải đủ các điều kiện
sau:
- Kinh doanh có lãi và có hướng phát triển;
- Tập thể đoàn kết
- Công nhân viên chức có đủ khả năng mua cổ phần.
- Công nhân viên chức có khả năng mua cổ phần.
Nghị định số 28/CP
Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa phải đủ các điều kiện
sau:
- Có quy mô vừa và nhỏ;
- Không thuộc diện nhà nước nắm giữ 100% vốn;
- Có phương án kinh doanh có hiệu quả.
Nghị định số 44/CP
- Tất cả các doanh nghiệp nhà nước trừ các doanh nghiệp
mà nhà nước cần nắm giữ 100% vốn.
Đối tượng mua cổ
phần
Quyết định số 143/HĐBT
- Công nhân viên chức của doanh nghiệp được cổ phần
hóa;
- Công nhân viên chức của doanh nghiệp nhà nước khác;
- Các tầng lớp nhân dân khác.
Nghị định số 28/CP

- Chỉ hạn chế cá nhân và pháp nhân nước ngoài.
Nghị định số 44/CP
- Không hạn chế về chủ thể tham gia mua cổ phần của
doanh nghiệp cổ phần hóa. Riêng đối với cá nhân và
pháp nhân nước ngoài có một vài hạn chế về định lượng
và thủ tục.
Nghị định số 64/2002/NĐ-CP
- Không có hạn chế về chủ thể tham gia mua cổ phần của
doanh nghiệp cổ phần hóa.
Hạn chế số lượng cổ
phần bán
Quyết định số 143/HĐBT
- Mỗi cổ đông nắm giữ không quá 2% cổ phần của doanh
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.
Nghị định số 28/CP
- Hạn chế ở mức không quá 10% giá trị doanh nghiệp
(đối với pháp nhân) và 5% (đối với cá nhân).
Nghị định số 44/CP
- Không hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần trong các doanh
nghiệp mà nhà nước không tham gia.
- Hạn chế ở mức 10% (đối với pháp nhân) và 5% (đối
với cá nhân) trong các công ty mà nhà nước giữ cổ phần
chi phối hoặc cổ phần đặc biệt.
- Hạn chế ở mức 20% (đối với pháp nhân) và 10% (đối
với cá nhân) trong các công ty mà nhà nước có cổ phần.
Nghị định số 64/2002/NĐ-CP
- Chỉ hạn chế mức mua tối thiểu 20% cổ phần phát hành
đối với cổ đông sáng lập và tỷ lệ tối đa 30% đối với các

nhà đầu tư nước ngoài.
Thể thức phát hành
cổ phần
Quyết định số 143/HĐBT
- Chỉ quy định một cách nguyên tắc
Nghị định số 28/CP
- Quy định việc bán cổ phần công khai hoặc thông qua
các trung gian được chỉ định.
Nghị định số 44/CP
- Quy định việc bán cổ phần công khai hoặc thông qua
các trung gian được chỉ định.
Xử lý nợ
Quyết định số 143/HĐBT
- Chưa quy định cụ thể
Nghị định số 28/CP
- Chưa quy định cụ thể
Nghị định số 44/CP
- Chưa quy định cụ thể trong Nghị định, song được quy
định trong văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Nghị định số 64/2002/NĐ-CP
- Quy định chi tiết về vấn đề xử lý nợ và xử lý tài sản
trong Chương II Nghị định.
Ưu đãi đối với
doanh nghiệp cổ
phần hóa
Quyết định số 143/HĐBT
- Chưa có quy định cụ thể
Nghị định số 28/CP
- Giảm thuế lợi tức 50% trong hai năm liền sau khi cổ
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


phần hóa; được hạch toán chi phí cổ phần hóa vào giá trị
doanh nghiệp.
- Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển sở hữu
từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần;
- Được tiệp tục vay vốn, xuất nhập khẩu hàng hóa như
lúc đang là doanh nghiệp nhà nước.
- Được duy trì và phát triển các quỹ phúc lợi.
Nghị định số 44/CP
- Tương tự các ưu đãi quy định trong Nghị định số
28/CP. Ngoài ra, Nghị định số 44/CP quy định thêm
quyền được hưởng các ưu đãi theo luật khuyến khích
đầu tư nước ngoài.
Nghị định số 64/2002/NĐ-CP
Tương tự các ưu đãi trong Nghị định 44/CP. Ngoài ra,
Nghị định 64/2002/NĐ-CP còn quy định thêm các ưu đãi
sau:
- Được hưởng các quyền sử dụng đất trong trường hợp
giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm cả giá trị
quyền sử sử dụng đất.
- Được tiếp tục kinh doanh những ngành nghề đã đăng
ký và miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh khi chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công
ty cổ phần.
- Được trừ vào tiến bán cổ phần thuộc vốn nhà nước các
khoản chi phí thực tế, hợp lý, và cần thiết cho quá trình
chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
Ưu đãi người lao
động







Quyết định số 143/HĐBT
- Được cho nhà nước vay để mua 01 cổ phần.
Nghị định số 28/CP
- Được cấp cổ phiếu để hưởng cổ tức theo thâm niên song
không quá 6 tháng lương theo chức vụ
Nghị định số 44/CP và /CP
- Mỗi năm được mua tối đa 10 cổ phiếu với mức giảm
giá 30% so với các đối tượng khác
Nghị định số 187/CP.
- Mỗi năm được mua 10 cổ phiếu với giá giảm 40% so
với giá đấu giá bình quân
Xác định giá trị
doanh nghiệp cổ
phần hóa
Quyết định số 143/HĐBT
Chưa quy định cụ thể
Nghị định số 28/CP
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

- Giá trị doanh nghiệp là giá trị thực tế do người bán
người mua chấp nhận;
- Giá trị thực tế xác định theo số liệu trong sổ sách kế
toán của doanh nghiệp được cơ quan kiểm toán xác
nhận;
- Giá trị quyền sử dụng đất được tính vào giá trị doanh

nghiệp.
- Lợi thế doanh nghiệp.
Nghị định số 44/CP
Có quy định tương tự như Nghị định 28/CP. Ngoài ra, có
quy định việc trừ nợ của doanh nghiệp để xác định giá trị
thực tế. Lợi thế doanh nghiệp chỉ tính tối đa 30% vào giá
trị thực tế của doanh nghiệp
Nghị định số 64/CP và 187/CP
- Quy định phải thuê tổ chức có chức năng định giá
Số lượng doanh
nghiệp đã được cổ
phần hóa
Quyết định số 143/HĐBT
Trong thời gian cổ phần hóa theo quyết định số 143/NĐBT,
số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa được cố phần hóa là 6.
Nghị định số 28/CP
Trong thời gian cổ phần hóa theo Quyết định số 28/CP, số
lượng doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa là khoảng
350.
Nghị định số 44/CP
Trong thời gian cổ phần hóa theo Quyết định số 44/CP số
lượng doanh nghiệp được cổ phần hóa là 793.
Nghị định số 64/2002/NĐ-CP
Trong thời gian 11 tháng cổ phần hóa theo Nghị định
64/2002/NĐ-CP, số lượng doanh nghiệp nhà nước được cổ
phần hóa là 425.









PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



























CHƯƠNG 2:

TH
ỰC TRẠNG CÔNG TÁC CỔ PHẦN HÓA
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TỈNH
KHÁNH HÒA TRONG THỜI GIAN QUA.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com








2.1 SƠ LƯỢC VỀ TỈNH KHÁNH HÒA
Khánh Hòa là tỉnh ven biển cực Đông của Việt Nam, có diện tích tự nhiên
5.258 km, chiếm 1,6% diện tích của cả nước; có 200 km bờ biển ở phía đông, liền
kề với Tây Nguyên ở phía Tây, phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, Phía Nam giáp tỉnh
Ninh Thuận. Thành phố Nha Trang là của Khánh Hòa cách Đà Nẵng 500 km về
phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 450 km về phía Bắc. Có trục quốc lộ 1A
và đường sắt xuyên suốt chiều dài tỉnh, Khánh Hòa được nối liền thuận lợi với các
tỉnh trong khu vực miền Trung. Quốc lộ 26 nối Khánh Hòa với tỉnh Đắc Lắc và Tây
Nguyên. Tỉnh có các cảng biển như Cam Ranh, Nha Trang, Văn Phong; các sân bay
Nha Trang, Cam Ranh thuận lợi cho việc giao lưu giữa Khánh Hòa với cả nước và
quốc tế. Phần lãnh hải có huyện đảo Trường Sa một vị trí rất quan trọng về kinh tế
và quốc phòng của cả nước.
Khánh Hòa vừa có núi, vừa có biển và hệ thống gồm hơn 200 đảo lớn nhỏ

ven bờ, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển một nền kinh tế đa dạng, đặc biệt là du lịch,
công nghiệp đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu. Khánh Hòa là 1
trong 10 trung tâm du lịch lớn của cả nước, có Hòn Gốm - Vịnh Văn Phong, khu du
lịch sinh thái Đầm Nha Phu – Hòn Hèo, Bãi Dài Cam Ranh, khu du lịch Hòn Bà ở
trên độ cao 1500 m so với mặt nước biển, đặc biệt là thành phố du lịch nổi tiếng
Nha Trang.
Là một tỉnh ven biển Miền Trung , với khí hậu nhiệt đới gió mùa, so với các
tỉnh khác thì khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa do địa hình núi và biển tạo nên,
do đó thường chỉ có hai mùa là chủ yếu, mùa khô kéo dài khoảng từ 8 đến 9 tháng,
mùa mưa kéo dài khoảng từ 3-4 tháng. Mùa mưa chỉ tập trung chủ yếu trong hai
tháng là tháng 10 và tháng 11. Tuy vậy với địa hình dốc đồi núi nên khi có mưa lớn
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

gây ra tình trạng lũ lụt ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và đời sống của địa
phương.
Dân số trung bình năm 2002 vào khoản 1.094.000 người. Dân số trong độ
tuổi lao động chiếm khoảng 25% dân số
Với những điều kiện như trên tạo thuận lợi cho Khánh Hòa phát triển sản
xuất hàng hóa, mở rộng giao lưu kinh tế với các nước và quốc tế
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2005 CỦA
KHỐI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG KHÁNH HÒA
2.2.1 Tình hình chung.
2.2.1.1Tình hình doanh thu, lợi nhuận và nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà
nước: (bảng 1; bảng 2)
Năm 2005 khối DNNN tỉnh Khánh Hòa tiếp tục hoạt động ổn định, tốc độ
tăng trưởng khá, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao.
Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHỐI
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG
2004-2005

Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch
CHỈ TIÊU
Năm
2004
Năm
2005
+/- %
1.Kết quả kinh doanh

-Doanh thu 5.946.482

6.972.103

1.025.621

17,25

-Lãi thực hiện (trước thuế) 202.871

281.051

78.180

38,54

- Lỗ lũy kế -357.542

-108.159


249.383

-69,75

2.Tổng tài sản 4.315.563

4.789.114

473.551

10,97

3.Nguồn vốn chủ sỡ hữu 1.602.373

2.208.794

606.421

37,85

4.Nợ phải thu 804.995

740.485

-64.510

-8,01

Trong đó nợ khó đòi
6.499


10.836

4.337

66,73

5.Nợ phải trả 2.713.190

2.580.320

-132.870

-4,90

-Nợ ngắn hạn 1.807.525

1.572.255

-235.270

-13,02

- Nợ dài hạn 905.665

1.008.065

102.400

11,31


6.Tổng số lao động (người) 12.749

11.470

-1.279

-10,03

7.Tổng quỹ lương 274.371

334.450

60.079

21,90

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×