Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Lý luận và thực tiễn các tình tiết giảm nhẹ trong luật hình sự việt nam tại viện kiểm sát huyện tumorong, tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 48 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

TRẦN THỊ THU OANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CÁC TÌNH TIẾT GIẢM
NHẸ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TẠI
VIỆN KIỂM SÁT HUYỆNTU MƠ RƠNG, TỈNH
KON TUM

Kon Tum, tháng 8 năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CÁC TÌNH TIẾT GIẢM
NHẸ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TẠI
VIỆN KIỂM SÁT HUYỆNTU MƠ RÔNG, TỈNH
KON TUM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN THỊ ANH THƯ
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: TRẦN THỊ THU OANH

LỚP


: K915 LHV.KT

Kon Tum, tháng 8 năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trường Đại học
Đà Nẵng phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum đã tận tình dạy dỗ em trong suốt thời
gian học tại trường những kiến thức bổ ích mà các thầy cô giáo đã trang bị vừa là nền
tảng, vừa là hành trang hữu ích cho cơng việc sau này của em. Đồng thời, em cũng cảm
ơn giảng viên hướng dẫn thực tập Thạc Sỹ Nguyễn Thị Anh Thư đã tạo điều kiện thuận
lợi giúp đỡ em trong việc hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Được sự giới thiệu của Nhà trường và sự chấp nhận của lãnh đạo Viện kiểm sát
nhân dân huyện Tu Mơ Rông em đã có cơ hội thực tập tại quý cơ quan. Nhưng nhờ sự
quan tâm chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của ban lãnh đạo quý cơ quan cũng như các anh chị
công tác trong cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ em hịa nhập trong cơng việc cũng như
hồn thành tốt trong kỳ thực tập và báo cáo thực tập một cách thuận lợi nhất. Nhân đây
em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Tu
Mơ Rông, Tỉnh Kon Tum, các cô chú, anh chị trong Viện kiểm sát nhân dân huyện Tu
Mơ Rơng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em tiếp cận thực tế trong suốt thời gian thực
tập.
Tuy thời gian thực tập là không nhiều nhưng đây là khoảng thời gian vô cùng quý
giá. Đây là cơ hội để em được cọ xát với thực tế, được tận dụng những kiến thức đã học
vào thực tiễn công việc. Bên cạnh đó em cịn được quan sát cách làm việc của các cán bộ
Viện kiểm sát và rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân. Để khi ra trường em sẽ
vững tin hơn với kiến thức đã học và những trải nghiệm thực tế từ khóa thực tập để phục
vụ cho công việc sau này. Với nội dung mà báo cáo trình bày, do năng lực bản thân cịn
hạn chết và có nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý tận tình của q thầy, cô
giáo cùng các bạn để bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
l. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................1
2. Mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài ........................................1
3. Kết cấu của đề tài ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC
TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ ....2
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự .......2
1.1.1. Khái niệm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt
Nam ......................................................................................................................................2
1.1.2. Đặc điểm các tình tiết giảm nhẹ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự
Việt Nam ..............................................................................................................................3
1.1.3. Ý nghĩa việc áp dụng đúng đắn các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong
xét xử các vụ án hình sự.......................................................................................................4
1.2. Quy định của Pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự .................................................................................................................................5
1.2.1. Quy định của Pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự trước khi có Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ............................5
1.2.2. Quy định của Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ..............................................................................................9
CHƯƠNG 2. THỰC TIỂN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC
TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM ..22
2.1. Khái quát chung về Viện kiểm sát nhân dân huyện Tu Mơ Rông .......................22
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân huyện Tu Mơ Rông .......................22
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ được giao của Viện kiểm sát nhân dân huyện Tu Mơ Rông
............................................................................................................................................23

2.2. Thực tiển áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Viện kiểm sát
nhân dân huyện Tu Mơ Rơng .........................................................................................23
2.2.1. Tình hình áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Viện kiểm sát
nhân dân huyện Tu Mơ Rông ............................................................................................23
2.2.2. Thực tiển áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Viện kiểm sát
nhân dân huyện Tu Mơ Rông ............................................................................................24
2.2.3. Nhận xét về thực tiển áp dụng áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Tu Mơ Rông ...........................................................31
2.2.4. Những vấn đề rút ra và những vấn đề tồn tại từ thực tiển áp dụng áp dụng các
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Tu Mơ Rông ..33

i


CHƯƠNG 3. CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÁP
DỤNG CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TẠI VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM .....................35
3.1. Đánh giá tổng hợp về việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
tại huyện Tu Mơ Rơng, Tỉnh Kon Tum .........................................................................35
3.2. Các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự tại huyện Tu Mơ Rông, Tỉnh Kon Tum ...............................................37
3.2.1. Kiến nghị chung nhằm nâng cao chất lượng áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự tại huyện Tu Mơ Rơng, Tỉnh Kon Tum .....................................................37
3.2.2. Kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao chất lượng áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự tại huyện Tu Mơ Rơng, Tỉnh Kon Tum .....................................................38
3.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự tại huyện Tu Mơ Rông, Tỉnh Kon Tum ...........................................................39
KẾT LUẬN .......................................................................................................................41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


ii


MỞ ĐẦU
l. Lý do chọn đề tài
Các tình tiết có vai trò quan trọng trong việc xác định và xử lý tội phạm. Được sử
dụng để phân biệt các tội phạm khác nhau. Tội phạm là một hiện tượng của xã hội, tội
phạm xảy ra xâm phạm đến các quan hệ xã hội khác nhau, có tính chất và mức độ nguy
hiểm khác nhau, nhưng nếu cùng xâm phạm đến một quan hệ xã hội thì mỗi hành vi
phạm tội cũng có tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau, nếu tính chất và mức độ
xâm phạm như nhau thì vẫn có những yếu tố khác nhau. Chính do sự khác nhau này pháp
luật không thể quy định mức hình phạt cho từng hành vi phạm tội, mà chỉ quy định
khung hình phạt cho một nhóm hành vi giống nhau cơ bản về tính chất nhưng khác
lượng. Sự khác nhau về lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và được pháp luật quy định
thành hai nhóm tình tiết có nội dung trái ngược nhau. Các yếu tố nào làm thay đổi mức
độ nguy hiểm của hành vi theo mức độ ít nghiêm trọng hơn gọi là tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự quy định Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung
năm 2017).
2. Mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Như vậy, Luật quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là một trong
những căn cứ cần thiết để Tòa án xem xét quyết định hình phạt. Đây là một trong những
yếu tố quan trọng góp phần thực hiện ngun tắc cá thể hóa hình phạt. Do đó, việc nghiên
cứu tìm hiểu giải thích và làm sáng tỏ nội dung của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý rất quan trọng trong quá trình áp dụng
pháp luật hình sự để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, vấn đề tách nhiệm hình sự và
hình phạt của người phạm tội, cũng như thể hiện rõ phương châm: “Nghiêm trị kết hợp
với khoan hồng, trừng trị với giáo dục” trong chính sách hình sự của nước ta. Theo Điều
51 Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), một trong những căn cứ
để Tịa án quyết định hình phạt là xem xét tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với

người phạm tội. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những tình tiết thể hiện sự
nguy hiểm của hành vi phạm tội ở những mức độ khác nhau được xem xét dựa trên yếu
tố khách quan, chủ quan hoặc các đặc điểm nhân thân người phạm tội. Tất cả các tình tiết
này đều thuộc về các căn cứ để quyết định hình phạt.
3. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài được trình bày gồm có 3 phần mở đầu, nội dung và kết luận (
danh mục tài liệu tham khảo kèm theo), phần nội dung của đề tài thì gồm có 3 chương :
Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp luật hình sự về các tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự trong Luật hình sự
Chương 2. Thực tiển áp dụng các quy định pháp luật về các tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Tu Mơ
Rông, Tỉnh Kon Tum
Chương 3. Các kiến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng các tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại kiểm sát nhân dân huyện Tu Mơ Rông, Tỉnh Kon
1


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TÌNH TIẾT
GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1.1.1. Khái niệm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự
Việt Nam
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là thuật ngữ khá phổ biến trong pháp luật
hình sự và có vai trị quan trọng trong quyết định hình phạt. Tuy nhiên, các Bộ luật hình
sự cũng như các văn bản pháp luật hình sự khác từ trước đến nay thì chưa có khái niệm
cụ thể về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong khoa học pháp lý, tồn tại những
quan điểm khác nhau về vấn đề này và chưa có sự thống nhất, đồng bộ để đưa ra một
khái niệm được áp dụng chung.
Từ điển pháp luật hình sự lí giải thuật ngữ “tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự”

là “tình tiết ảnh hưởng đến mức độ trách nhiệm hình sự của trường hợp phạm tội cụ thể
theo hướng làm giảm xuống so với trường hợp bình thường”.
Trên phương diện phân tích ngơn ngữ tiếng Việt thuật ngữ “tình tiết” được hiểu là
sự việc nhỏ trong quá trình diễn biến của sự kiện, tâm trạng . Còn thuật ngữ “giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự” được hiểu là việc miễn, giảm tác động cưỡng chế hình sự thuộc nội
dung của trách nhiệm hình sự. Căn cứ theo cách hiểu hiểu trên những tình tiết của tội
phạm trong một vụ án mà làm giảm bớt mức độ trách nhiệm hình sự của tội phạm cụ thể
so với bình thường có thể coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Theo Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung của Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh thì : Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những tình
tiết khơng có ý nghĩa về mặt định tội, định khung hình phạt mà chỉ có tác dụng làm giảm
mức độ trách nhiệm hình sự trong phạm vi một khung hình phạt nhất định.
Các tình tiết giảm nhiệm hình sự khơng được quy định trong các điều khoản của
phần các tội phạm như các tình tiết định tội, định khung hình phạt mà được quy định
riêng tại Điều 46 Bộ luật hình sự. Quan điểm trên giới hạn các tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự là làm giảm mức độ trách nhiệm hình sự trong một khung hình phạt, đồng
thời căn cứ vào cơ sở pháp lý để Tòa án áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự.
Cũng đưa ra khái niệm về vấn đề này, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam ( Phần
chung) của Trường Đại học Huế do Giáo Sư. Tiến Sĩ Võ Khánh Vinh chủ biên cũng có
nêu: “Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được cân nhắc khi quyết định hình phạt
là những tình tiết khác nhau về tội phạm đã thực hiện, về thân nhân người phạm tội được
quy định cụ thể trong luật hoặc không được quy định cụ thể trong luật nhưng được Tòa
án cân nhắc với ý nghĩa làm giảm trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm
tội”.
Nếu như khái niệm của Giáo trình Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên
đặc trưng pháp lí thì quan niệm này nêu ra cơ sở phân nhóm các tình tiết giảm nhẹ dựa
2



trên quy định của pháp luật, dựa trên các yếu tố của tội phạm liên quan đến tình tiết
nhưng khơng đề cập đến điều luật quy định cụ thể. Nhìn chung, ý nghĩa giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự của các tình tiết ln được chú trọng.
Qua đó, phản ánh mức độ ảnh hưởng đến quyết định xét xử và mức hình phạt của
cơ quan tiến hành tố tụng, đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Là cơ sở để người phạm tội có thể chịu trách nhiệm hình sự ở mức thấp nhất hơn so với
quy định của pháp luật.
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được sử dụng và có vai trị, ý nghĩa rất
quan trọng trong q trình cơ quan tố tụng tiến hành xét xử, là căn cứ để đưa ra mức hình
phạt của Tịa án. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 2015
khơng đưa ra khái niệm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Từ thực tế cho thấy, dù Bộ luật hình sự đã có những điều chỉnh mới những quy định
về Điều luật, nhưng bản chất, nội dung của tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mới
chỉ nêu đặc trưng pháp lý (Căn cứ tại Điều 46 của Bộ luật hình sự năm 1999, Điều 21 của
Bộ luật hình sự năm 2015). Chưa thể hiện được cách nhìn khái quái về các tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự, cách nhận biết như: “Khái niệm tội phạm” tại Điều 8, “Khái
niệm hình phạt” tại Điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015.
Trên cơ sở tiếp thu từ các cơng trình nghiên cứu của những người đi trước, tơi xin
đưa ra khái niệm định nghĩa: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những tình tiết
xảy ra trong vụ án hình sự . Có ý nghĩa làm giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội, phản ánh khả năng nhận thức của người có hành vi phạm tội trong q trình
diễn biến sự việc, ý thức ăn năn, hối cải và muốn cải tạo người phạm tội. Ngoài ra, yếu tố
hoàn cảnh, nguyên nhân tác động, nhân thân của người phạm tội cũng là tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự. Có giá trị làm cơ sở, xem xét giảm nhẹ mức hình phạt cho
người phạm tội được pháp luật quy định cụ thể và cơng nhận.
Khái niệm về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự giúp các cá nhân, tổ chức hoạt
động trong lĩnh vực pháp luật và người dân có thể hiểu hơn, sâu rộng hơn so với kiến
thức phổ biến chung hiện nay.
1.1.2. Đặc điểm các tình tiết giảm nhẹ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
hình sự Việt Nam

Thơng qua tìm hiểu về khái niệm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, có thể rút
ra một số đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có liên quan đến việc giải
quyết trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Đây là đặc điểm quan trọng thể hiện bản chất của tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự, giới hạn phạm vi của các tình tiết giảm nhẹ trong việc giải quyết vụ án hình sự.
Trong thực tiển, tội phạm diễn ra ngày một phức tạp, một vụ án có thể có nhiều tình tiết
liên quan. Ngồi những tình tiết đã được dùng để định tội hay định khung hình phạt,
những tình tiết có ảnh hưởng đến nguy hiểm cho xã hội của tội phạm theo hướng giảm đi

3


mức độ nguy hiểm của xã hội cho hành vi, sẽ là căn cứ để giảm trách nhiệm hình sự cho
người phạm tội.
Thứ hai, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có ý nghĩa giảm nhẹ mức độ
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, phản ánh khả năng cải tạo tốt của ngừơi phạm tội
hoặc phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội đáng được khoan hồng.
Đặc điểm này, thể hiện rõ giá trị của các tình tiết giảm nhẹ trong quyết định hình
phạt, phản ánh mức độ ảnh hưởng của các tình tiết giảm nhẹ đối với tính nguy hiểm cho
xã hội của hành vi. Giá trị của các tình tiết giảm nhẹ có thể hình dung rõ ràng trong sự so
sánh với các trường hợp phạm tội khác mà khơng có tình tiết giảm nhẹ.
Thứ ba, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chưa được quy định cụ thể giá trị
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong chế tài.
Đây cũng là cơ sở để các tình tiết giảm nhẹ được áp dụng được áp dụng để cá thể
hóa hình phạt và phân biệt với tình tiết định tội, định khung giảm nhẹ.
Việc xác định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự góp phần làm cho hình
phạt được tun phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội.
Giá trị của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sẽ cịn phụ thuộc vào nhiều

yếu tố cá biệt cho từng trường hợp khác nhau. Mỗi tình tiết có ý nghĩa khác nhau, sự ảnh
hưởng đến tính nguy hiểm cho xã hội, đến quyết định hình phạt dĩ nhiên cũng sẽ có sự
khác biệt. Có tình tiết thì ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho
hầu hết trường hợp phạm tội nhưng có tình tiết thì ảnh hưởng ít hơn. Có tình tiết chỉ có ý
nghĩa đáng kể tội phạm này nhưng tội phạm khác thì lại hạn chế.
Giá trị giảm nhẹ của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chưa được quy định
cụ thể, mức độ ảnh hưởng của các tình tiết giảm nhẹ đến đâu, mỗi tình tiết sẽ được giảm
nhẹ thế nào đều khơng được quy định theo một tuân chuẩn cụ thể nào, mà do Tịa án có
trách nhiệm cân nhắc, xem xét. Trong khi các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
được quy định cụ thể trong phần chung của Bộ luật hình sự, trong các văn bản hướng
dẫn, hoặc theo quy định mở cho theo sự xem xét của Tòa án, thì các tình tiết được dùng
làm giá trị định tội, định khung được quy định trong các tội danh cụ thể. Đồng thời, khi
xem xét các tình tiết liên quan cần lưu ý ưu tiên xem xét các tình tiết này có được dùng
để định tội, định khung hay chưa. Tình tiết nào đã được quy định là tình tiết định tội và
định khung thì khơng xem là tình tiết giảm nhẹ. Điều này, chứng tỏ tình tiết giảm nhẹ
không được sử dụng hai lần trong cùng một bản án.
Ví dụ minh họa: Tình tiết “Phạm tội do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng” là
một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trong tội “Giết người do vượt q
phịng vệ chính đáng” ( Điều 126 Bộ luật hình sự 2015) thì tình tiết này là tình tiết định
tội và giá trị giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của nó đã được ghi nhận trong chế tài.
1.1.3. Ý nghĩa việc áp dụng đúng đắn các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
trong xét xử các vụ án hình sự
Ý nghĩa trong việc thực hiện các nguyên tắc của pháp luật hình sự
4


Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là biểu hiện của nguyên tắc các nguyên
tắc công bằng, phân hóa nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân đạo của pháp luật hình sự.
Cơng bằng thể hiện ở giá trị của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự giúp cho
việc quyết định hình phạt được phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của từng tội

phạm.
Khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự vào quá trình giải quyết
trách nhiệm hình sự của người phạm tội, khơng phải bất kỳ tình tiết nào cũng có vai trị
như nhau với mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự riêng biệt. Khơng phải bất kỳ trường
hợp nào cùng một tội phạm cũng chịu mức hình phạt như nhau và không phải mọi trường
hợp bị kết án đều áp dụng hình phạt.
Qua đó, cũng cho thấy một trong những tinh thần chủ đạo của Nhà nước là chính
sách nhân đạo trong việc áp dụng pháp luật hình sự kết hợp giữa “Nghiêm trị với khoan
hồng”, “trừng trị với giáo dục”. Từ đó, cũng khơi gợi lịng hướng thiện của những người
lầm đường lạc lối được nhận sự khoan hồng, hướng dẫn đến những giá trị tích cực hơn và
tốt đẹp hơn.
Ý nghĩa trong việc áp dụng pháp luật hình sự
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng
pháp luật hình sự, là một trong những căn cứ để giải quyết đúng trách nhiệm hình sự.
Những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là cơ sở để nhìn nhận đúng đắn bản chất tội
phạm, khả năng cải tạo, giáo dục người phạm tội. Qua đó, có sự khách quan, tồn diện,
mềm dẻo trong quyết định hình phạt và xét xử đúng ngừơi, đúng tội, thấu tình đại lí.
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng là một trong những cách thức để
đạt được mục đích của hình phạt. Theo Điều 31 Bộ luật hình sự 2015: “Hình phạt khơng
chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục học ý thức
tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa học phạm tội mới; giáo dục
người, pháp nhân thương mại khác tơn trọng pháp luật, phịng ngừa và đấu tranh chống
tội phạm”. Mục đích của hình phạt đạt được khi đảm bảo người phạm tội chịu trách
nhiệm tương ứng với tính chất, mức độ tội phạm gây ra chứ không đơn thuần là trừng trị
người phạm tội. Đồng thời, qua các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng cho thấy
cơ sở để cân nhắc khả năng cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng của người phạm tội.
Bên cạnh, việc quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cụ thể trong
pháp luật hình sự, sự cho phép cơng nhận những tình tiết khác luật định tạo thuận lợi cho
việc áp dụng pháp luật, góp phần hạn chế sự bất cập trong trường hợp pháp luật chưa tiên
liệu được. Qua đó, góp phần vào cơng cuộc xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong tương

lai.
1.2. Quy định của Pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự
1.2.1. Quy định của Pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự trước khi có Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
a. Quy định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thời kỳ phong kiến
5


Pháp luật hình sự Việt Nam có q trình phát triển lâu đời. Trong thời kỳ phong
kiến, luật hình sự chiếm địa vị ưu thế trong nền pháp luật của nước ta. “Tất cả mọi điều
khoản trong cổ luật được chế tài về phương diện hình sự. Chính vì lẽ ấy, các bộ luật cổ
đàu tiên của Việt Nam, đều mệnh danh là bộ luật hình”. Pháp luật hình sự của các triều
đại phong kiến Việt Nam đã từng bước hình thành và phát triển và mang đậm dấu ấn của
những bước thăng trầm lịch sử. Đỉnh cao của sự phát triển đó là Bộ Quốc triều hình luật.
Vì nhiều lí do mà phần lớn các di sản pháp lí khơng cịn lưu truyền cho đến ngày nay.
Hiện nay, có thể nói Bộ Quốc triều hình luật thời Lê và Hồng Việt luật lệ thời
Nguyễn cịn được lưu truyền cho đến ngày naylà những bộ luật đại diện cho pháp luật
hình sự thời kỳ phong kiến Việt Nam. Quốc triều hình luật ( 1428 - 1788) là bộ luật xưa
nhất còn lưu giữ đầy đủ. Đây là Bộ luật quan trọng nhất và chính thống nhất của triều
Lê.
Hồng Việt luật lệ (1813 – 1945) đời nhà Nguyễn cũng là bộ luật được soạn thảo
theo tinh thần như hoàng đế Gia Long chỉ định : “Lấy luật lệ của các triều đại nước ta
làm căn bản, tham chiếu luật Hồng Đức và luật Thanh triều”.
Qua nghiên cứu quá trình hình thành và hồn thiện chế định các tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự thời kỳ phong kiến Việt Nam, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Quy định của pháp luật hình sự phong kiến tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
là yêu cầu khách quan. Dù là ở thời đại khác nhau với phương pháp và trình độ lập pháp
khác nhau thì tất cả đều gặp nhau cùng một điểm – sử dụng các tình tiết giảm nhẹ làm
căn cứ quyết định hình phạt.

2. Chế định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự thời
kỳ phong kiến mang dấu ấn của giai đoạn lịch sử này. Bởi lẽ, việc quy định một tình tiết
nào đó có phải là tình tiết giảm nhẹ hay khơng, các sử dụng nó như thế nào đều phụ thuộc
vào quan niệm của giai cấp thống trị về trật tự xã hội cần được bảo vệ bằng pháp luật
hình sự , phương pháp lập pháp hình sự cũng như trình độ lập pháp của thời kì đó. Do
vậy, xem xét về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khơng thể tách rời hồn cảnh
lịch sử cụ thể và cần thừa nhận sự vận động biện chứng của chế định này trong quá trình
vận động của xã hội. Dấu ấn lịch sử thời kì này thể hiện ở sự ảnh hưởng của tư tưởng
nho giáo, quan niệm về tôn ti trật tự xã hội và gia định của giai cấp phong kiến trong quy
định của pháp luật hình sự về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
3. Quá trình hình thành và phát triển của chế định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự là q trình phát triển có tính kế thừa chọn lọc. Thông qua việc nghiên cứu quy
định của pháp luật hình sự thời phong kiến, những giá trị văn hóa pháp lí mà dân tộc ta
tích lũy qua nhiều thế hệ đã được sáng tỏ. Những di sản pháp lí của dân tộc mà pháp luật
hình sự hiện đại có kế thừa chính là việc thừa nhận sự tương xứng giữa tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được thực hiện với mức độ trách nhiệm dân sự mà
người phạm tội gánh chịu.Những di sản pháp lí cần kế thừa cũng là truyền thống nhân
đạo, khoan hồng của ơng cha trong xử lí tội phạm. Biết kế thừa có lựa chọn những kinh

6


nghiệm ông cha cho chúng ta một cách tiếp cận hợp lí trong hoạt động xây dựng pháp
luật và áp dụng pháp luật.
b. Quy định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thời kỳ Pháp thuộc
Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc mang tính chất thực dân - phong kiến do xã hội Việt
Nam lúc bấy giờ chịu sự bảo hộ của thực dân Pháp. Các bộ luật hình thời kỳ này được
xây dựng chủ yếu trên cơ sở tư tưởng pháp lý phương Tây với ba bộ luật hình: Hình luật
Bắc phần, Hình luật Trung phần, Hình luật Canh cải. Những quy định của pháp luật
phong kiến mà trái với tư tưởng pháp lý tư sản Phương Tây đều bị loại bỏ ( chế định Bát

nghị, các hình phạt mang tính hà khắc, trách nhiệm tập thể....). Tuy nhiên, các quy định
nào thể hiện đặc thù của xã hội Việt Nam mà không trái với tư tưởng pháp lý phương
Tây thì vẫn tiếp tục được duy trì ( tính nhân đạo, trật tự gia đình...). Do vậy, một số tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ thời phong kiến vẫn được duy trì trong giai đoạn này
như: Tình tiết giảm nhẹ vì có quan hệ gia đình như việc trộm cắp, lừa gạt, sang đoạt giữa
vợ chồng hoặc những người có quan hệ gia đình như tơn thuộc, ty thuộc ( Điều 380 Hình
luật Canh cải; Điều 260 Hình luật Trung phần; Điều 355 Hình luật Bắc phần).
Các bộ luật hình thời kỳ này về cơ bản cũng gồm hai phần đặc trưng là phần đầu
quy định về những vấn đề chung và phần thứ hai quy định về các loại tội phạm cụ thể.
Một điểm tiến bộ so với pháp luật thời kỳ phong kiến đó là pháp luật thời kỳ này đã coi
hình phạt là cơng cụ đấu tranh phịng chống tội phạm chứ khơng phải là công cụ trả thù
xã hội. Điều này, được thể hiện qua việc quy định một số biện pháp tha miễn mới và có
mức độ giảm nhẹ cao hơn như án treo ( biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện
trong thời hạn 5 năm trên cơ sở đạo luật Beranger 26/03/1891 của Pháp); phóng thích có
điều kiện (trên cơ sở Luật về phóng thích có điều kiện của Pháp 14/08/1885); miễn chấp
hành hình phạt do hết thời hiệu thi hành án.
Có thể thấy những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm tại thời kỳ này tương tự như các
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định trong pháp luật hình sự hiện hành.
Đây là cơ sở quan trọng để các nhà lập pháp xây dựng và hồn thiện các quy định về tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong thời kỳ Pháp điển hóa luật hình sự Việt Nam lần
thứ nhất cũng như trong thời kỳ sau này cho đến hiện tại.
c. Quy định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thời kỳ 40 năm trước Pháp
điển hóa Luật hình sự Việt Nam lần thứ I (1945- 1985)
Trong những năm đầu tiên giành chính quyền, các quy định về tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự được ghi nhận trong các điều luật độc lập áp dụng chung cho các tội
phạm được quy định trong các văn bản đó. Pháp luật thời kỳ này tuy đã có một sự khái
quát hóa nhất định so với việc quy định các tình tiết giảm nhẹ với từng tội cụ thể, nhưng
các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cịn chưa đặt tên mà mới chỉ ra những trường
hợp đáng được khoan hồng trong một số văn bản cụ thể. Nhưng nó cũng thể hiện việc mở
rộng khả năng áp dụng của tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho tất cả tội phạm, là

cơ sở để xây dựng các nguyên tắc chung sau này.

7


Nhờ đó, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định khái quát hươn
thành một danh mục và có tên gọi về cơ bản là “Các trường hợp giảm nhẹ hoặc miễn hình
phạt”. Có thể nói mặc dù chưa có văn bản quy phạm pháp luật hình sự nào quy định
chung về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhưng sự ra đời của Cơng văn số 38Nghị định Chính phủ ngày 16/01/1976 của Tịa án nhân dân tối cao đã đánh dấu một
bước tiến bộ rõ rệt về việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người
phạm tội trong cơng tác xét xử. Công văn này là sự tổng kết việc áp dụng các tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong thực tiển xét xử, đã có tác dụng hạn chế sự tùy tiện
trong việc áp dụng.
Qua đó, chứng tỏ rằng các văn bản quy phạm pháp luật hình sự thời kì này là nền
tảng quan trọng cho việc xây dựng quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
người phạm tội trong Bộ luật hình sự 1985.
d. Quy định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ sau khi thơng qua Bộ
luật hình sự Việt Nam đầu tiên đến Bộ luật hình sự 1999 ( sửa đổi, bổ sung năm
2009)
Sau lần pháp điển hóa lần thứ nhất năm 1985, Bộ luật hình sự ra đời thể hiện một sự
tiến triển vượt bậc trong lĩnh vực lập pháp. Trong Bộ luật này, các tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể thành một điều và mang tính áp dụng chung
cho tất cả các loại tội phạm. Các tình tiết này được quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự
1985 với tên gọi “Những tình tiết giảm nhẹ”. Việc khái quát hóa thành một quy định
mang tính chất chung như vậy không chỉ thể hiện một bước tiến mới trong kỹ thuật lập
pháp, mà nó cịn đem lại hiệu quả cao trong việc vận dụng các tình tiết giảm nhẹ trong
thực tiển đấu tranh phòng và chống tội phạm.
Tuy nhiên, khi Bộ luật hình sự 1985 có hiệu lực thi hành thì cũng là lúc sự nghiệp
đổi mới bắt đầu. Sự thay đổi các mặt của đời sống xã hội, trong đó đổi mới về kinh tế giữ
vai trị quan trọng khơng chỉ là cơ sở mà cịn là địi hỏi cấp bách đối với sự thay đổi của

pháp luật nói chung cũng như Luật hình sự nói riêng. Bộ luật hình sự 1985 với ý nghĩa là
nguồn duy nhất trong đó quy định tội phạm và hình phạt dược xây dựng trên cơ sở kinh
tế xã hội của nền kinh tế bao cấp và trên cơ sở thực tiển của tình hình tội phạm thời kì đó.
Do vậy, có thể nói ngay khi ra đời Bộ luật hình sự 1985 đã ở trong tình trạng khơng phù
hợp với chủ trương đổi mới luật hình sự buộc phải có những thay đổi mang tính phát
triển. Sự phát triển này, được thể hiện trước hết và chủ yếu trong những sửa đổi, bổ sung
của Bộ luật này thông qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho đến năm 1999.
Bộ luật hình sự 1999 được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một cách tương đối
tồn diện Bộ luật hình sự 1985 nhưng có kế thừa những nội dung hợp lí, tích cực của Bộ
luật này qua bốn lần sửa đổi, bổ sung. So với Bộ luật hình sự 1985, Bộ luật hình sự 1999
có những thay đổi cơ bản mang tính tương đối tồn diện thể hiện sự phát triển mới của
Luật hình sự Việt Nam. Bởi vì, trong thực tiển xét xử , nếu người phạm tội có nhiều tình
tiết giảm nhẹ thì trách nhiệm hình sự mà học phải chịu càng ít đi. Và việc thêm hai tình
tiết mới cũng dựa vào thực tiển xét xử đó là những trường hợp thường xuyên gặp phải và
8


đáng được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Chính vì thế, những sự thay đổi về các
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của Bộ luật hình sự 1999 là hoàn toàn phù hợp với
thực tiển lúc bấy giờ.
1.2.2. Quy định của Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Trước sự phát triển và nhiều thay đổi về đời sống xã hội, nhận thức của người dân
ngày càng được nâng cao, các trào lưu sống và giải trí cũng được nâng lên một tầm cao
mới. Đồng hành cùng sự phát triển vượt trội đó là vấn đề loại hình tội phạm hình sự cũng
tăng nhanh và đa dạng về hình thức, bản chất phạm tội cũng như ngun nhân phạm tội.
Chính vì những nhu cầu thực tế từ sự phát triển của xã hội, đòi hỏi Đảng và Nhà
nước cần có sự thay đổi, điều chỉnh trong chính sách pháp luật nói chung và pháp luật
hình sự nói riêng để phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Quy định về quyết định hình phạt trong Bộ luật hình sự 2015(sửa đổi, bổ sung năm

2017) không bổ sung điều luật mới nhưng tách 10 điều của Bộ luật hình sự cũ thành hai
mục có mối liên hệ với nhau. Mục A là những quy định chung về quyết định hình phạt và
mục B là quyết định hình phạt trong trường hợp cụ thể.
Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định 22 tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51, nhiều hơn so với Bộ luật hình sự năm 1999 ( sửa
đổi, bổ sung năm 2009) quy định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 46 ba
tình tiết. Từ đó, có thể cho thấy rằng ở Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ
sung thêm 4 trường hợp hoàn toàn mới so với quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình
sự 1999 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009) đó là : “Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức
cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng
nhận thức mà khơng phải do lỗi của mình gây ra; phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc
khuyết tật đặc biệt nặng; Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, nguười có
cơng với cách mạng”. Ngồi 04 trường hợp trên, Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng đã sửa đổi dấu, câu từ ở một số quy định tại
Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) nhằm cụ thể hóa hơn
các quy định để việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trong thực tế được hiệu quả, chính
xác hơn.
Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại
Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017):
“Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm” tại
điểm a Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Ngăn chặn tác hại của tội phạm là khi người có hành vi phạm tội đang trong quá
trình thực hiện hành vi phạm tội hoặc sau khi hành vi phạm tội đó đã được thực hiện,
người phạm tội tự mình nhận thức được hoặc có sự tác động khách quan nên bằng những
khả năng có thể để ngăn chặn hành vi phạm tội, không để cho hậu quả từ tác hại của hành
vi phạm tội xảy ra.

9



Làm giảm bớt tác hại của tội phạm là khi người có hành vi đang trong q trình
thực hiện hành vi phạm tội hoặc sau khi hành vi phạm tội đó đã được thực hiện, người
phạm tội tự mình nhận thức được hoặc có sự tác động khách quan nên bằng những khả
năng có thể giảm bớt tác hại của hành vi phạm tội, không để cho hậu quả từ tác hại của
hành vi phạm tội xảy ra ở mức độ lớn nhất.
Đây là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội, nếu khơng có lý
do tác động nào khác vào hành vi phạm tội thì tác hại xảy ra đúng với bản chất của hành
vi. Nhưng vì tác động nào đó, người có hành vi phạm tội đã tự chủ động ngăn chặn
không để cho hành vi phạm tội đúng như bản chất ban đầu xảy ra hoặc làm hạn chế mức
độ tác hại của bản chất hành vi phạm tội. Việc tác động nhằm ngăn chặn hay hạn chế bản
chất hành vi phạm tội này đã làm giảm bớt mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Việc
làm giảm bớt mức độ nguy hiểm này có thể thực hiện trong q trình diễn biến hành vi
phạm tội hay ngay cả khi hành vi phạm tội đã được thực hiện.
Việc người có hành vi phạm tội tự chủ động ngăn chặn làm giảm bớt tác hại, mức
độ nguy hiểm phải xảy ra thực tế trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, tình tiết này
mới được xem xét là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Thiệt hại và tác hại khơng phải bao giờ cũng là một, có sự tác hại là thiệt hại cụ thể
có thể xác định được như tính mạng, sức khỏe, tài sản… nhưng có sự tác hại khơng phải
là thiệt hại có thể đánh giá cụ thể được như ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật
tự an tồn xã hội…
Để xác định một tình tiết được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, dưới
góc độ của nhà làm luật và người thực thi pháp luật phải xem xét rõ hành vi đã tác động
đến việc ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của hành vi phạm tội.
Người có hành vi phạm tội tự chủ động ngăn chặn hay có tác động làm giảm bớt tác
hại của bản chất hành vi phạm tội. Điều đó, có thể tự xuất phát từ trong nhận thức của
người có hành vi phạm tội hoặc có người nào đó đã tác động đến nhận thức của người có
hành vi phạm tội.
“Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu
quả” tại điểm b Khoản 1 của Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Người phạm tội phải tự nguyện ( không do ép buộc, cưỡng chế) sửa chữa, bồi

thường thiệt hại, khắc phục hậu quả. Cũng được coi là tự nguyện nếu do người khác tác
động ( khuyên bảo) hay theo yêu cầu của người bị thiệt hại mà người phạm tội sửa chữa,
bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả.
Căn cứ theo quy định của pháp luật, người có hành vi phạm tội gây thiệt hại cho
người khác sẽ bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền yêu cầu phải sửa chữa, bồi thường
thiệt hại, khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, để buộc người phạm tội bồi thường cần một quá
trình tố tụng mà thiệt hại cần được khắc phục, sửa chữa kịp thời.
Người có hành vi phạm tội muốn được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự này, phải tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả. Trường hợp do
người khác tác động khuyên bảo mà người có hành vi phạm tội thực hiện hành vi sửa
10


chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả. Trường hợp người có hành vi phạm tội
đang bị giam giữ khơng tự mình thực hiện hành vi sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc
phục hậu quả do tác động của hành vi phạm tội được mà có sự tác động đến gia đình,
người thân thực hiện việc bồi thường thay cho mình.
Trường hợp do tác động của cơ quan pháp luật (ép buộc, cưỡng chế) người có hành
vi phạm tội mới thực hiện hành vi sửa chữa, bồi thường, khắc phục hậu quả thì khơng
được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Hành vi tự nguyện, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả phải được thực hiện và
hoàn tất trước khi vụ án được xét xử. Hành vi tự nguyện, bồi thường thiệt hại ở thẩm
quyền cấp xét xử nào thì cơ quan xét xử đó có thẩm quyền đó mới được áp dụng.
Cơ sở pháp lý để xem xét tình tiết này là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,
đánh giá trên việc người có hành vi phạm tội tự nhận thức tự nguyện thực hiện hay do tác
động của người khác dẫn đến người có hành vi phạm tội đồng ý thực hiện và mức độ sửa
chữa, bồi thường, khắc phục hậu quả đối với những thiệt hại do chính tác động của hành
vi phạm tội gây ra. Hoặc do người khác tự nguyện thực hiện thay việc sửa chữa, bồi
thường, khác phục hậu quả những thiệt hại do chính tác động của người phạm tội gây ra.
“Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng” tại điểm c

Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Trường hợp người có hành vi phạm tội vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng là
thực hiện hành vi phản kháng, chống trả lại từ tác động của một hành vi nào đó trực tiếp
ảnh hưởng đến bản thân hoặc người thân của người của người có hành vi phịng vệ.
Người có hành vi phạm tội trong trường hợp vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng, là
người đang trực tiếp chịu tác động của hành vi khác hay đang bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của Đảng và Nhà nước, cá nhân, tổ chức khác.
Động cơ của người có hành vi phạm tội vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng có
phải là để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Đảng và Nhà nước, của bản thân, cá nhân,
tổ chức khác không.
Hành vi chống trả của người phạm tội vượt quá phòng vệ chính đáng là hành vi rõ
ràng vượt quá mức cần thiết. Bản chất của hành vi này phải phù hợp với tính chất, mức
độ nguy hiểm từ hành vi xâm hại của người bị hại.
Cơ sở xem xét, đánh giá tình tiết này phụ thuộc bản chất hành vi vào mức độ
giớihạn cho phép của hành vi phòng vệ. Tình tiết phạm tội vượt q giới hạn phịng vệ
chính đáng được các nhà chuyên môn và cơ quan tố tụng đánh giá là có ảnh hưởng lớn
đến quyết định hình phạt.
“Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết” tại điểm d
Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là người phạm tội
có hành vi phạm tội bị tác động từ một tình huống nguy cấp nào đó, vì muốn ngăn chặn,
làm giảm bớt tác hại hay tránh nguy cơ đang thực tế đe dọa ngay tức khắc đến các quyền
và lợi ích hợp pháp của Đảng và Nhà nước, của bản thân, và cá nhân, tổ chức khác mà
11


khơng có sự lựa chọn nào khác là phải thực hiện hành vi phạm tội gây ra vượt quá yêu
cầu của tình thế cấp thiết.
Trường hợp trong tình thế cấp thiết gây thiệt hại nhưng không bị xem là vượt q
giới hạn và khơng phải chịu trách nhiệm hình sự khi đáp ứng các điều kiện sau:

Trong tình huống nguy hiểm dang bị đe dọa, hậu quả thiệt hại cao và ngay thời
điểm sự việc diễn ra. Trường hợp sự việc chưa xảy ra hay đã kết thúc mới thực hiện hành
vi gây thiệt hại thì hành vi này khơng được xem là vượt quá yêu cầu của tình thế cấp
thiết.
Tình huống nguy hiểm phải mang tính trực tiếp và thực tế xảy ra, nếu không trực
tiếp và thực tế khơng mang tính nguy hiểm cấp thiết gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức
khỏe, tài sản, an ninh quốc gia… mà chỉ theo sự phỏng đoán hay suy nghĩ của riêng cá
nhân người thực hiện hành vi thì khơng được xem là vượt quá yêu cầu của tình thế cấp
thiết.
Hành vi gây ra một thiệt hại mới để giảm tránh mối nguy hại của mối nguy hại ban
đầu là tình thế bắt buộc khơng có sự lựa chọn nào khác để giải quyết sự việc phải đáp
ứng được điều kiện: Thiệt hại mới phải có giá trị thấp hơn thiệt hại đang diễn ra, ý nghĩa
của hành vi gây thiệt hại mới là xử lý những nguy hiểm sắp diễn ra, nếu khơng dùng biện
pháp này thì khơng cịn giải pháp nào để giải quyết và hậu quả xảy ra vơ cùng to lớn.
Cơ sở giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào cường độ của nguồn nguy hiểm
và mức độ thiệt hại trên thực tế. Mục đích của người thực hiện hành vi, mối quan hệ giữa
các bên liên quan.
“Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” tại
điểm đ Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Như vậy, “Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người
phạm tội” được hiểu là người có quyền bắt giữ tội phạm đã thực hiện hành vi vượt quá
giới hạn ( theo quy định của pháp luật hoặc tình huống bắt tội phạm thực tế ) đủ để có thể
bắt giữ người phạm tội. Để đánh giá hành vi bắt giữ người có vượt q mức cần thiết hay
khơng cần căn cứ vào các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của người phạm tội tại thời điểm
bị bắt giữ, bao gồm : Nhân thân người phạm tội ( người phạm tội lần đầu có nhân thân tốt
hay đối tượng giang hồ cộm cán đã từng chống trả lực lượng chức năng, vào tù ra tội,
hung hãn cơn đồ), vũ khí và phương tiện người phạm tội đang sử dụng để chống trả lực
lượng bắt giữ, số lượng người bị bắt ( chỉ có một người phạm tội hay cả một băng nhóm
phạm tội).

Thứ hai, là căn cứ vào biện pháp bắt giữ, việc sử dụng vũ lực, vũ khí và phương tiện
để bắt giữ, cũng như thiệt hại, hậu quả đã xảy ra để đối chiếu với yếu tố thứ nhất để làm
rõ vượt q hay khơng vượt q mức cần thiết.
Tình tiết giảm nhẹ này được áp dụng khi hành vi bắt người phạm tội vượt quá giới
hạn cho phép dẫn đến phạm tội ( trừ tội quy định tại Điều 126 và Điều 136 của Bộ luật
hình sự 2015 đã sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã sử dụng tình tiết này làm tình tiết định tội
12


thì khơng sử dụng làm tình tiết giảm nhẹ nữa theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 của Bộ
luạt hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017).
“Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của
nạn nhân gây ra” tại điểm e Khoản 1 Điều 51 của của Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ
sung năm 2017)
Hành vi trái pháp luật do nạn nhân gây ra không nhất thiết là hành vi vi phạm pháp
luật có tính chất nghiêm trọng. Hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra phải mang tính
trực tiếp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân hay người thân của người
có hành vi phạm tội.
Tình tiết này được xem xét, đánh giá là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi
đáp ứng các điều kiện: Có tác động từ hành vi trái pháp luật của nạn nhân và hành vi trái
pháp luật đó trực tiếp tác động xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân hay
người thân của người có hành vi phạm tội.
Cơ sở để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào tính chất và mức độ
tác động từ hành vi trái pháp luật mà nạn nhân gây ra, dẫn đến mức độ bị kích động và
tâm lý, phản ứng của người bị kích động và bản chất hành vi phạm tội.
“Phạm tội vì hồn cảnh đặc biệt khó khăn mà khơng phải do mình tự gây ra” tại
điểm g Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Người có hành vi phạm tội do hồn cảnh đặc biệt khó khăn mà khơng phải do mình
tự gây ra, vì điều kiện khách quan chi phối dẫn đến việc phạm tội và bản chất của hành vi
phạm tội khơng phải do chủ đích của người thực hiện hành vi phạm tội.

Có thể do hồn cảnh khó khăn nhất thời đưa tâm lý người đó vào sự quẫn bách
khơng thể suy nghĩ và có hướng giải quyết tốt nhất, dẫn đến nhất thời thực hiện hành vi
phạm tội để giải quyết khó khăn trước mắt.
Hồn cảnh đặc biệt khó khăn xuất phát từ điều kiện tự nhiên như đất đai, lũ lụt, hạn
hán, từ hậu quả của chiến tranh để lại… Đây không phải là lỗi của người có hành vi
phạm tội tự tạo ra.
Điều kiện xác định tình tiết này là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì cần
xem xét cụ thể hồn cảnh đặc biệt khó khăn của người phạm tội và mức độ ảnh hưởng
trực tiếp đén bản chất hành vi phạm tội.
Trường hợp xem xét và áp dụng tình tiết này đối với những người có hành vi phạm
tội do cố ý. Trường hợp người có hành vi phạm tội do vơ ý vì các tội phạm do vơ ý khơng
có mục đích phạm tội khơng được áp dụng.
Cơ sở xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào hồn cảnh đặc biệt khó
khăn mà người có hành vi phạm tội phải chịu và nỗ lực cố gắng tìm cách vượt qua khó
khăn của người có hànhvi phạm tội, mức độ hồn cảnh khó khăn càng lớn thì mức độ
xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự càng cao.
“Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn” tại điểm h
Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)

13


Người đã thực hiện hành vi phạm tội, nhưng hậu quả do hành vi phạm tội tác động
chưa gây ra thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn. Hành vi phạm tội đã xảy ra nhưng do
tác động xung quanh, điều kiện khách quan đã ngăn chặn làm cho mức độ thiệt hại thấp
và khơng như chủ đích của người thực hiện hành vi phạm tội.
Trường hợp này người có hành vi phạm tội có chủ đích và khơng có nhận thức tự
ngăn chặn, làm giảm bớt mức độ thiệt hại. Nhưng vì lý do khách quan đã tác động làm
cho hành vi phạm tội bị ngăn chặn hay giảm bớt mức độ làm ảnh hưởng đến mức thiệt
hại gây ra.

Điều kiện để xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự này là hành vi
phạm tội của người phạm tội, lý lịch nhân thân của người phạm tội, tính chất và mức độ
thiệt hại xảy ra.
Do việc hạn chế mức độ thiệt hại đén từ tác động của các nguyên nhân khách quan,
các nhà chuyên môn và cơ quan xét xử đều nhận định đánh giá về bản chất của tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự này ở mức độ nhất định khơng có giá trị cao.
Cơ sở để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào từ chính mức độ
thiệt hại do tác động của hành vi phạm tội gây ra, kết hợp với yếu tố nhân thân của người
có hành vi phạm tội để xem xét đối tượng có được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự hay khơng.
“Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” tại điểm i Khoản 1 Điều
51 của Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Người có hành vi phạm tội lần đầu là chưa chịu bất kỳ trường hợp quản lý giáo dục
nào tại địa phương, có lý lịch nhân thân tốt. Hành vi phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít
nghiêm trọng là xem xét từ bản chất của hành vi phạm tội, hậu quả tác động của hành vi
phạm tội không ở mức nghiêm trọng, không làm tổn thất nhiều về sức khỏe, tinh thần, tài
sản của người bị hại.
Điều kiện để xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự này cần phải
đáp ứng đủ hai điều kiện là “Phạm tội lần đầu” và “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”.
Nếu không đáp ứng đủ 1 trong 2 điều kiện trên thì người có hành vi phạm tội khơng
được xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự này.
Để xác định phạm tội lần đầu, dưới góc nhìn của các nhà chuyên môn và cơ quan
xét xử nhận định “Phạm tội lần đầu” là trong lý lịch nhân thân của người đó chưa chịu
bất kỳ bản án quyết định nào của tòa án tuyên phạm tội, chưa từng chịu bất kỳ hình thức
quản lý giáo dục tại địa phương hay chưa từng phải đi cơ sở cải tạo giáo dục bệnh nghề
nghiệp…
Trường hợp người đã từng phạm tội và đã được xóa án tích và tiếp tục có hành vi
phạm tội thì khơng được xem là phạm tội lần đầu.
Trường hợp người đã từng có hành vi phạm tội nhưng chưa bị kết án do hết thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, có hành vi phạm tội và bị truy cứu trách nhiệm hình

sự thì khơng được xem là phạm tội lần đầu.

14


Ngoài ra, căn cứ theo lý lịch nhân thân của người có hành vi phạm tội lần đầu để
xem xét áp dụng. Thể hiện tính nhân đạo của pháp luật với những người chưa bao giờ
thực hiện hành vi phạm tội, vì ngun nhân khách quan hay do hồn cảnh tác động nên
phạm tội lần đầu.
Trường hợp ít nghiệm trọng còn được hiểu là hậu quả chịu tác động từ hành vi
phạm tội thấp, bản chất của hành vi phạm tội khơng cao chỉ mang tính chất đồng phạm
hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Cơ sở xem xét đánh giá giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào bản chất của
hành vi phạm tội, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, hậu quả thiệt hại từ
hành vi phạm tội, lý lịch nhân thân của người có hành vi phạm tội.
“Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức” tại điểm k Khoản 1 Điều 51
của Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Đe dọa là dọa nạt, là tạo ra nỗi lo sợ về một tai họa có thể xảy ra.
Cưỡng bức là dùng sức mạnh uy hiếp tinh thần người khác để bắt buộc họ phải làm
dù khơng muốn cũng khơng được.
Người có hành vi phạm tội vì chịu tác động từ người khác đe dọa, cưỡng bức như
uy hiếp về mặt vật chất, tinh thần, dùng vũ lực. Hành vi đe dọa, cưỡng bức này tác động
trực tiếp đến bản thân hay người thân của người có hành vi phạm tội.
Hành vi đe dọa và hành vi cưỡng bức có bản chất khác nhau, tính chất và mức độ
cũng khác nhau. Nhưng cả 2 hành vi đều có tác động làm người khác lo sợ, tinh thần, tâm
lý bị kích động mạnh dẫn đến việc phản kháng tiêu cực trong suy nghĩ hay hành vi phạm
tội để giải thoát khỏi những áp bức từ hành vi cưỡng bức, đe dọa.
Cơ sở để xem xét, đánh giá giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào tính chất,
mức độ nguy hiểm từ hành vi đe dọa, cưỡng bức. Bản chất của hành vi phạm tội, hậu quả
từ hành vi phạm tội. Các mối tương quan về hoàn cảnh, điều kiện, nguyên nhân khách

quan và chủ quan của hành vi phạm tội.
“Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi
của mình gây ra” tại điểm l Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung
năm 2017)
Theo quy định nêu trên thì việc phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng
nhận thức mà khơng phải do lỗi mình gây ra là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự. Hạn chế khả năng nhận thức ở đây có thể hiểu là những người thiếu hiểu
biết, hạn chế hiểu biết chứ không phải là những người hạn chế khả năng nhận thức do
bệnh lý như bệnh thần kinh..
Ví dụ như một cậu bé 15 tuổi nghịch lửa dẫn đến việc cháy nhà. Lỗi của mình gây
ra cũng khơng phải là lỗi dẫn đến hành vi nghịch lửa mà là lỗi dẫn tới việc bị hạn chế
khả năng nhận thức như uống rượu, bia, chất kích thích dẫn đến mất khả năng nhận thức
avf điều khiển hành vi.

15


Khi xem xét đến khả năng hạn chế về nhận thức phải gắn liền với hành vi cụ thể mà
họ thực hiện để áp dụng giảm nhẹ. Mức độ giảm nhẹ của tình tiết này phụ thuộc vào mức
độ hạn chế nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của người phạm tội.
“Phạm tội do lạc hậu” tại điểm m Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015 ( sửa
đổi, bổ sung năm 2017).
Môi trường sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, miền núi… khơng có điều kiện. Người
có hành vi phạm tội do lạc hậu, từ nguyên nhân khách quan do hồn cảnh khó khăn, điều
kiện học tập và tiếp xúc với xã hội xung quanh. Nguyên nhân chủ quan là nhận thức thấp,
hạn chế khả năng nhận thức về các tác hại mang tính nguy hiểm cho xã hội từ hành vi
phạm tội của bản thân.
Người có hành vi phạm tội do lạc hậu xuất phát từ đời sống sinh hoạt cịn mang tính
phong tục, tập quán và tín ngưỡng theo quan điểm mê tín, dị đoan. Trình độ hiểu biết
thấp, ít quan tâm đến quy định pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra.

Nguyên nhân khách quan và chủ quan phải ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức lạc
hậu của người có hành vi phạm tội. Tính chất và mức độ của hành vi phạm tội phải ở
mức không nghiêm trọng, hậu quả từ tác động của hành vi phạm tội không cao.
Điều kiện để xem xét, áp dụng là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cần căn cứ
vào lý lịch nhân thân, hoàn cảnh, điều kiện, nhận thức của người có hành vi phạm tội khi
xảy ra sự việc. Bản chất của hành vi phạm tội, tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả từ
hành vi phạm tội.
Trường hợp người có hành vi phạm tội nghiêm trọng liên quan đến tính mạng, an
minh quốc gia, ma túy… khơng được xem xét là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Vì những hành vi đó đã được Đảng và Nhà nước tuyên truyền, phổ biến đến từng bản
làng, thôn xóm, từng hộ gia đình về tác hại và hạu quả của những hành vi phạm tội đó.
Cơ sở xem xét đánh giá giảm nhẹ tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tùy thuộc
vào hồn cảnh, điều kiện sinh sống, phong tục tập quán của địa phương… mức độ nhận
thức của người có hành vi phạm tội. Bản chất của hành vi phạm tội, tính chất, mức độ
nguy hiểm và hậu quả từ tác động của hành vi phạm tội.
“Người phạm tội là phụ nữ có thai” tại điểm n Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình
sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Người có hành vi phạm tội là phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, nguyên nhân
khách quan dẫn đến hành vi phạm tội là trong giai đoạn đang mang thai, tâm sinh lý
người phụ nữ có nhiều thay đổi, dễ bị kích động trước những tác động xung quanh, khả
năng nhận thức và kiểm soát hành vi của bản thân bị suy giảm.
Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể riêng đối với người có hành vi phạm tội là phụ
nữ mang thai. Căn cứ theo Điều 40 Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)
quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ mang thai hay phụ nữ đang
nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Đây là chính sách khoan hồng và nhân đạo của pháp luật
Việt Nam.

16



Người có hành vi phạm tội là phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai được xem là tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt áp dụng đối với phụ nữ đang trong thời
kỳ mang thai phải thấp hơn so với các người khác có cùng hành vi phạm tội.
Trường hợp người phụ nữ có hành vi phạm tội vào thời điểm chưa mang thai, sau
khi đã thực hiện hành vi phạm tội mới mang thai sẽ khơng dược xem xét áp dụng là tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Căn cứ xác định người phụ nữ đang mang thai khi thực hiện hành vi phạm tội phải
dựa trên kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền.
Cơ sở xem xét đánh giá giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào thời kỳ mnag
thai của người phụ nữ có hành vi phạm tội, ảnh hưởng từ tình trạng thai nhi, nguyên nhân
khách quan từ xung quanh tác động đến việc thực hiện hành vi phạm tội.
“Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên” tại điểm o Khoản 1 Điều 51 của Bộ
luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Người có hành vi phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên, nguyên nhân khách quan là
tuổi cao, lý trí và nhận thức bị giảm sút, khả năng kiểm soát hành vi thấp, hay mắc bệnh ở
dạng hoang tưởng dẫn đến hành vi phạm tội.
Điều kiện để xem xét, áp dụng là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải là
người đủ 70 tuổi trở lên có hành vi phạm tội chịu sự tác động từ nguyên nhân khách quan
hay từ bên ngồi dẫn đến bị kích động về tâm lý, mất khả năng kiểm soát nhận thức và
hành vi của bản thân. Bản chất của hành vi phạm tội, tính chất, mức độ, hậu quả từ tác
động của hành vi phạm tội.
Người có hành vi phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên được xem là tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt áp dụng đối với người đủ 70 tuổi trở lên thấp hơn
so với đối tượng khác có cùng hành vi phạm tội. Khơng phân biệt bản chất hành vi phạm
tội, tính chất, mức độ và hậu quả chịu tác động của hành vi phạm tội.
Cơ sở xem xét đánh giá tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào độ
tuổi của người có hành vi phạm tội, yếu tố sức khỏe cũng có ảnh hưởng nhiều đến việc áp
dụng mức hình phạt, sức khỏe càng yếu mức hình phạt càng thấp.
“Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng” tại điểm
p Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc
suy giảm chức năng, khơng tự kiểm sốt hoặc khơng tự thực hiện được một số hoạt động
đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá
nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc ( Khoản 2 Điều 3 Nghị
định 28/2012/ Nghị định – Chính phủ)
Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hồn tồn
chức năng, khơng tự kiểm sốt hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại,
mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân
hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc ( Khoản 1 Điều 3 Nghị định
28/2012/ Nghị định – Chính phủ).
17


Căn cứ vào nội hàm của các cụm từ “khuyết tật nặng”, “khuyết tật đặc biệt nặng” và
hai cụm từ này được quy định cách nahu bởi từ “hoặc” nên được hiểu đây là hai tình tiết
giảm nhẹ khác nhau nhưng được quy định cùng tại điểm p Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật
hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Người phạm tơị có tỷ lệ thương tật càng cao thì mức độ giảm nhẹ hình phạt (chuyển
hình phạt nhẹ hơn, giảm mức hình phạt tù hoặc phạt tiền hoặc thời gian cải tạo không
giam giữ) cho họ càng nhiều và ngược lại.
“Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình” tại điểm q Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015 ( sửa
đổi, bổ sung năm 2017)
Người có hành vi phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức là
không ý thức được suy nghĩ, không phân biệt được nặng nhẹ, đúng sai… hạn chế khả
năng điều khiển hành vi của bản thân là không thể kiểm soát hành vi dẫn đến hành vi
phạm tội.
Điều kiện để xem xét, áp dụng là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải đáp
ứng được các điều kiện là người có hành vi phạm tội phải là người đnag mắc bệnh bị hạn
chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của bản thân. Từ những

nguyên ngân khách quan bên ngoài tác động gây ảnh hưởng đến tâm lý của người mắc
bệnh kích động dẫn đến hành vi phạm tội.
Cơ sở để xem xét đánh giá giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào kết luận
của cơ quan có thẩm quyền về tình trạng bệnh tật của người mắc bệnh. Bản chất hành vi
phạm tội, nguyên nhân tác động, tính chất, mức độ và hậu quả từ hành vi phạm tội.
“Người phạm tội tự thú” tại điểm r Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi,
bổ sung năm 2017)
Người có hành vi phạm tội tự thú do nhận thức được hành vi phạm tội của bản thân
hay từ sự tác động của người thân, nguyên nhân khách quan nào đó làm cho người có
hành vi phạm tội cảm thấy ăn năn, hối hận và tự nguyện đến cơ quan có thẩm quyền để
khai báo sự việc và hành vi phạm tội của bản thân.
Điều kiện xem xét, áp dụng tình tiết giảm nhẹ cần căn cứ vào việc người có hành vi
phạm tội chưa bị ai phát hiện, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Người có hành vi phạm
tội nhận thức được hành vi phạm tội của bản thân tự nguyện đến cơ quan có thẩm quyền
khai báo sự việc. Thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn, hối hận và lý lịch nhân thân của
người có hành vi phạm tội. Bản chất hành vi phạm tội, nguyên nhân tác động, tính chất,
mức độ và hậu quả từ hành vi phạm tội.
Trường hợp người có hành vi phạm tội ít nghiêm trọng tự thú và tố giác tội phạm
hay hỗ trợ cơ quan chức năng trong quá trình điều tra tội phạm có thể được xem xét miễn
truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ Khoản 2 Điều 29 của Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi,
bổ sung năm 2017)

18


Trường hợp người có hành vi phạm tội tự thú nhưng tính chất và mức độ phạm tội
nghiêm trọng, thì tình tiết tự thú được xem là tình tiết giảm nhẹ khi cơ quan tố tụng xem
xét sự việc.
Cơ sở xem xét, đánh giá giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào bản chất của
hành vi phạm tội, tính chất, mức độ và hậu quả từ hành vi phạm tội. Thời gian từ khi thực

hiện hành vi phạm tội đến khi tự thú. Mức độ thành khẩn, ăn năn của hành vi tự thú và lý
lịch nhân thân của người có hành vi phạm tội.
“Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” tại điểm s Khoản 1 Điều 51
của Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Người có hành vi phạm tội sau khi bị phát hiện hành vi phạm tội và bị cơ quan có
thẩm quyền bắt giữ. Trong giai đoạn tiến hành tố tụng hình sự đã thành tội, khai báo
thành thật đầy đủ tồn bộ q trình thực hiện hành vi phạm tội và các yếu tố có liên quan,
có thái độ ăn năn hối cải vì hành vi phạm tội của bản thân.
Điều kiện để xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cần căn cứ
vào mức độ thành khẩn khai báo và thái độ ăn năn hối cải, lý lịch nhân thân của người có
hành vi phạm tội. Bản chất hành vi phạm tội, nguyên nhân tác động, tính chất, mức độ và
hậu quả từ hành vi phạm tội.
Trường hợp người có hành vi phạm tội nhưng sau khi thực hiện hành vi phạm tội,
tự nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, lợi ích… của người khác và cảm thấy ăn năn, hối hận
muốn khắc phục hậu quả do hành vi của bản thân gây ra. Đồng thời tự nguyện đến cơ
quan có thẩm quyền thành khẩn khai báo sự việc.
Cơ sở xem xét, đánh giá giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào mức độ thành
khẩn khai báo và thái độ ăn năn của người có hành vi phạm tội trong giai đoạn tiến hành
tố tụng. Lý lịch nhân thân của người có hành vi phạm tội, bản chất hành vi phạm tội, tính
chất, mức độ và hậu quả từ hành vi phạm tội.
“Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có tách nhiệm trong việc phát hiện
tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án” tại điểm t Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật
hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Hành động tích cực tham gia giúp đỡ cơ quan có thẩm quyền phát hiện tội phạm
hoặc trong quá trình giải quyết vụ án bằng cách cung cấp thông tin, bằng chứng, tài liệu,
tin tức cho cơ quan phát hiện nơi tội phạm lẫn trốn, nơi cấu giấu tang vật … hoặc thực
hiện các công việc theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
Điều kiện để xem xét, áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cần căn cứ
theo mức độ thực tế và giá trị, ý nghĩa từ hành động của người có hành vi phạm tội giúp

đỡ cơ quan có thẩm quyền.
Cơ sở xem xét, đánh giá giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào mức độ hành
động giúp đỡ cơ quan có thẩm quyền phát hiện và trong quá trình giải quyết vụ án, giá trị
và ý nghĩa từ các tài liệu, thông tin đã cung cấp. Mức độ công trạng khi kết thúc vụ việc.

19


Bản chất hành vi phạm tội, tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội, lý lịch
nhân thân của người có hành vi phạm tội.
“Người phạm tội đã lập công chuộc tội” tại điểm u Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật
hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Người phạm tội đã lập công chuộc tội là trường hợp sau khi thực hiện cho đến khi
bị xét xử ( sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm ) thì người phạm tội khơng
những ăn năn hối cải, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội
phạm do họ thực hiện, mà họ cịn có những hành động giúp đỡ các cơ quan có thẩm
quyền phát hiện, ngăn chặn các tội phạm khác, tham gia phát hiện tội phạm, bắt kẻ phạm
tội, có hành động thể hiện sự quên mình vì lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và
lợi ích chính đáng của người khác … được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc
chứng nhận ( mục 5 Nghị quyết số 01/2000/ Nghị quyết – Hội đồng Thẩm phán). Mức độ
giảm nhẹ phụ thuộc vào công trạng của người phạm tội và việc lập công chuộc tội đó ở
giai đoạn nào.
“Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập
hoặc công tác” tại điểm v Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung
năm 2017)
Người có hành vi phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu,
học tập hoặc cơng tác và các thành tích này xuất phát từ nổ lực của bản thân người có
hành vi phạm tội, các thành tích này có giá trị thiết thực trong đời sống xã hội, có ích cho
quyền và lợi ích của cộng đồng và được duy trì thường xuyên trong đời sống bản thân
người phạm tội.

Điều kiện xem xét, áp dụng là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là các thành
tích phải được cơng nhận trước khi người này thực hiện hành vi phạm tội. Vì lý do nào
đó người này mới có hành vi phạm tội. Tính chất và mức độ phạm tội khơng nghiêm
trọng, khơng gây ảnh hưởng đến tính mạng, bí mật quốc gia..
Cơ sở xem xét đánh giá giảm nhẹ trách nhiệm hình sự xuất phát từ chính những nổ
lực cống hiến cho đất nước của bản thân người có hành vi phạm tội. Nguyên nhân tác
động, bản chất hành vi phạm tội, tính chất, mức độ và hậu quả từ hành vi phạm tội gây ra.
“Người phạm tội là người có cơng với cách mạng hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con của
liệt sĩ” tại điểm x Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm
2017)
Người phạm tội là người có cơng với cách mạng hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con của
liệt sĩ được hiểu là người phạm tội là người có cơng với cách mạng, cha mẹ đẻ của liệt sĩ,
cha mẹ nuôi của liệt sĩ, vợ chồng hợp pháp theo quy định của pháp luật của liệt sĩ, con
nuôi, con đẻ của liệt sĩ.
Căn cứ và nội hàm ngôn từ của các từ, cụm từ “người có cơng với cách mạng” tại
Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng sửa đổi 2012, gồm
“cha”, “mẹ”, “vợ”, “chồng”, “con” của liệt sĩ thì được hiểu đây là nhiều tình tiết giảm
nhẹ khác nhau nhưng được quy định chung tại điểm x Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình
20


×