Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TÍNH CÁCH NGA TRONG TRUYỆN NGẮN SỐ PHẬN CON NGƯỜI CỦA M. SHOLOKHOV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.13 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ HỒI THƯƠNG

TÍNH CÁCH NGA TRONG TRUYỆN NGẮN
SỐ PHẬN CON NGƯỜI CỦA M. SHOLOKHOV

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

1


Đà Nẵng, tháng 5 năm 2021

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ HỒI THƯƠNG

TÍNH CÁCH NGA TRONG TRUYỆN NGẮN
SỐ PHẬN CON NGƯỜI CỦA M. SHOLOKHOV

Chuyên ngành: Cử nhân Văn học
Môn học: Văn học Đông Âu – Nga

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Người hướng dẫn khoa học:
T.s Vũ Thường Linh


2


Đà Nẵng, tháng 5 năm 2021

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU..................................................................................................................4
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT NỀN VĂN HỌC NGA VÀ TÁC GIA M. SOLOKHOV
....................................................................................................................................... 5
1.1 Khái quát nền văn học Nga – Xô Viết TK XIX-XX.........................................5
1.2 Tác giả M. Solokhov...........................................................................................7
1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác...................................................................7
1.2.2 Tác phẩm “Số phận con người”..................................................................8
CHƯƠNG 2.................................................................................................................. 9
TÍNH CÁCH CON NGƯỜI NGA THỂ HIỆN QUA CHIẾN TRANH VÀ CON
NGƯỜI TRONG SỐ PHẬN CON NGƯỜI CỦA M. SOLOKHOV........................9
2.1 Chiến tranh và số phận con người....................................................................9
2.1.1 Số phận của người lính Xơ-kơ-lốp...............................................................9
2.1.2 Số phận của cậu bé Va-ni-a........................................................................11
2.2 Giá trị nội dung và nghệ thuật........................................................................12
2.2.1 Về nội dung................................................................................................12
2.2.2 Về nghệ thuật.............................................................................................13
KẾT LUẬN................................................................................................................15

3


A. MỞ ĐẦU

Văn học Nga có phong cách riêng biệt, khác lạ, đặc biệt, tư tưởng dân chủ bộc
lộ trong văn học mạnh mẽ đến mức tạo ra nhu cầu đòi hỏi tư tưởng xã hội chủ nghĩa
như một qui luật tất yếu. Và đến với văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX là một trong
những nền văn học phong phú và tiên tiến của nhân loại, đạt những thành tựu rực rỡ
nhất trong lịch sử phát triển nghệ thuật thế giới cho tới bây giờ. Văn học hiện thực Nga
ra đời trong cuộc đấu tranh lâu dài, gay gắt của nhân dân Nga chống lại chế độ nông
nô chuyên chế tàn bạo, phản động của Nga hoàng. Trào lưu Văn học Hiện thực Xã hội
chủ nghĩa khởi nguồn từ đất nước Xô Viết lan dần sang các nước khác theo nhịp sóng
phong trào giải phóng dân tộc, đã tạo nên một trào lưu văn học rộng lớn mang tính
quốc tế. Chỉ trong vịng năm thập kỷ kể từ khi ra đời, văn học Xơ Viết đã góp phần
biến đổi hẳn văn học thế giới đương đại cả về nội dung và hình thức. Con người lao
động chân chính có ý thức về mình, về vai trị và khả năng làm chủ lịch sử, đã và đang
chiếm vị trí trung tâm của văn học đương đại và đẩy lùi dần về phía sau các loại nhân
vật “con người xa lạ” vị kỷ, cô đơn, chán đời... của văn học tư sản hiện đại. Trên bầu
trời văn học Liên Xô những năm đầu thế kỉ XX, Sholokhov là cái tên mà mọi người
không thể không nhắc đến bởi ông được xem là một trong những bậc văn hào vĩ đại
nhất của xứ sở bạch dương lúc bấy giờ. Truyện ngắn Số phận con người của
M.A.Solokhov được đăng lần đầu tiên trên báo Sự thật số ra ngày 31 tháng 12 năm
1956 và khi xuất hiện, nó đã trở thành một sự kiện làm rung chuyển văn đàn Xô Viết.

4


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT NỀN VĂN HỌC NGA VÀ TÁC GIA M. SOLOKHOV
1.1 Khái quát nền văn học Nga – Xô Viết TK XIX-XX
Văn học Nga cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX có nhiều sự chuyển biến trong
bối cảnh nước Nga xảy ra nhiều biến động: nạn đói, chiến tranh, sự thống trị tàn bạo
của Nga hoàng… Trên mọi miền đất nước, các cuộc cách mạng liên tiếp nổ ra. Cuộc
cách mạng Tháng Mười thành công đã đưa nước Nga bước sang một kỷ nguyên mới:

nhà nước Xơ Viết ra đời, nhân dân tự mình làm chủ đất nước. Quả thực, giao thời giữa
hai thế kỷ của Nga đã gặp rất nhiều sóng gió. Sống trong khơng khí sục sơi của thời
đại, những người nghệ sĩ đã trở thành “người thư kí trung thành của thời đại”. Bên
cạnh đó, những khuynh hướng mới của nền văn học cũng bắt đầu có sự chuyển đổi rõ
rệt. Vào những năm 90 của thế kỷ XIX, văn học Nga trở thành nơi giao tranh của các
hệ thống tư duy nghệ thuật. Văn học hiện thực Nga, thế kỷ XIX là một trong những
nền văn học phong phú và tiên tiến của nhân loại, đạt được những thành tựu rực rỡ
nhất trong lịch sử phát triển nghệ thuật thế giới cho đến ngày nay. Văn học hiện thực
Nga ra đời trong cuộc đấu tranh lâu dài, gay gắt của nhân dân Nga chống lại chế độ
nông nô chuyên chế tàn bạo và phản động của Nga hoàng. Nhân dân Nga tự hào về
văn đàn lớn lao bao gồm các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thế giới như Puskin,
Lermontov, Exinhin, Gogol, Gonsarov, Dostoievski, Turgeniev, Niercrasov, Sekhov, và
Lev Tolstoi cùng với các nhà phê bình và mỹ học dân chủ lỗi lạc như Gersen,
Bielinski, Sernưsevski, Dobroliubov.
M. Gorki đã từng nhận xét: “trong lịch sử phát triển của nền văn học châu Âu,
nền văn học trẻ tuổi của chúng ta là một hiện tượng kì lạ, tơi sẽ khơng phóng đại sự
thật khi nói rằng khơng có một nền văn học phương Tây nào ra đời với một khí thế
mạnh mẽ, với một tốc độ thần kì trong một ánh hào quang rực rỡ của tài năng như nền
văn học của ta. Ở châu Âu khơng có ai sáng tác được những cuốn sách lớn được cả thế
giới hâm mộ như thế, và khơng có ai sáng tạo được cái đẹp thần diệu như vậy trong
một hồn cảnh gian nan khơng sao tả xiết”. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, nhân dân Nga
lại có những đại biểu nghệ thuật của mình. Giai đoạn “quý tộc” có các nhà thơ Tháng
Chạp, có Puskin “người ca sĩ của tự do”. Giai đoạn “trí thức bình dân” có mỹ học, phê
bình, văn học dân chủ cách mạng, có nhà thơ chiến sĩ Nhecrasov. Giai đoạn “vơ sản”
có Gorki “chim báo bão” của cách mạng. Văn học Nga chính là “tấm gương phản
chiếu cách mạng Nga, phục vụ trực tiếp những nhiệm vụ lịch sử của từng giai đoạn”.
Khác với mọi nơi, văn học ở nước Nga có một vai trị đặc biệt trong cuộc đấu tranh
của nhân dân chống lại ách thống trị nặng nề. Các nhà văn Nga vô cùng cần thiết cho
nhân dân vì chính họ làm nhiệm vụ thức tỉnh nhân dân chống lại ách thống trị nặng nề.
Các nhà văn Nga vơ cùng cần thiết cho nhân dân vì chính họ đã làm nhiệm vụ thức

tỉnh nhân dân đứng lên đòi quyền sống, quyền tự do dân chủ. Nhà văn lên tiếng tố giác
cái xấu, cái ác, phê phán những hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống và đề xướng, cổ
5


vũ cho những lý tưởng đẹp đẽ, những khát vọng cao quý trong cuộc sống mà mọi
người cần hướng tới. “Nghệ thuật vị nhân sinh” tràn đầy sức sống dồi dào, đã thắng
“nghệ thuật vị nghệ thuật”. Dòng văn học tiến bộ ln ln là dịng chủ lưu. Văn học
Nga từ rất sớm đã trở thành sự nghiệp của toàn dân tộc, gắn bó với vận mệnh của đất
nước, với phong trào quần chúng, có tác dụng giáo dục tinh thần, đạo đức thẩm mỹ
cho xã hội; lý giải, nhận thức những quy luật của cuộc sống, của lịch sử, tham gia giải
quyết những vấn đề của thời đại và dự báo tương lai.
Bước vào thế kỷ XX, trung tâm cách mạng thế giới đã chuyển từ Tây Âu sang
nước Nga.Từ đây nhân loại bước vào một thời đại mới như Lenin từng xác định là
“thời đại rung chuyển vũ bão, thời đại đấu tranh giai cấp hết sức gay gắt, thời đại nội
chiến, thời đại cách mạng và phản cách mạng”. Chỉ trong vòng hơn 10 năm đầu của
thế kỷ, nước Nga đã trải qua hai cuộc cách mạng (1905 và1917) làm chấn động cả thế
giới. Chế độ quân chủ chuyên chế phản động của Nga hoàn mục nát từ bên trong đã
không đứng vững được trước cao trào đấu tranh cách mạng của nhân dân do Đảng của
Lenin lãnh đạo, và cuối cùng nó đã sụp đổ hồn toàn vào tháng Mười 1917.
Từ năm 1905, Lenin đã đặt vấn đề: giai cấp vô sản cách mạng phải xây dựng nền văn
học của mình, nhằm phục vụ lợi ích cao cả của nhân dân lao động, đồng thời Người
cũng đề xuất nguyên lý và nhiệm vụ của nền văn học đó. Đến cuối năm 1917 khi cách
mạng đã thành công bước đầu, giai cấp vô sản và nhân dân lao động đã giành được
chính quyền thì mới nảy sinh cơ sở và điều kiện lịch sử cụ thể để xây dựng nền văn
học mới theo những nguyên lý đã đề ra: nền văn học vô sản cách mạng xã hội chủ
nghĩa, gọi tắt là Văn Học Xô Viết (gồm văn học Nga và các nước khác trong Liên
bang). Cùng với thời gian và sự nỗ lực tìm tịi sáng tạo, đi đôi với đấu tranh chống lại
những quan điểm tư tưởng đối lập, thù nghịch, những người cầm bút Xô Viết dần dần
nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc hơn về cách mạng, về chế độ mới và nền văn

học này, ngày càng tập hợp đông đảo dưới ngọn cờ cách mạng. Đại Hội Nhà Văn Liên
Xô lần thứ nhất (1934) đã đánh dấu sự lớn mạnh, trưởng thành của nền văn học Xô
Viết đa dân tộc. Chưa có một nền văn học nào trên thế giới phát triển và trưởng thành
nhanh chóng đến thế. Trong vịng chưa đầy hai thập kỷ từ khi ra đời, nền văn học này
đã có những tác phẩm đồ sộ được cả thế giới cơng nhận trong đó có giải thưởng Nobel
văn học cho tiểu thuyết Sông Đông êm đềm. Trong Đại Hội Nhà Văn Liên Xô 1934,
M.Gorki đã đọc báo cáo nhấn mạnh: “không nên quên rằng nền văn học tư sản Nga
phải cần đến gần một trăm năm, kể từ cuối thế kỷ XVIII mới gây được cho mình một
uy tín lớn trong cuộc sống và có ảnh hưởng nhất định đối với nó (văn học Xơ Viết).
Nền văn học Xơ Viết chỉ sau mười lăm năm đã có được một ảnh hưởng như vậy”.
Cuộc chiến tranh chống phát xít, bảo vệ Tổ quốc XHCN là một thử thách lịch
sử nặng nề và vinh quang đối với chế độ Xơ Viết nói chung và văn học Xơ Viết nói
riêng. Bước vào cuộc chiến tranh, khoảng chín nghìn văn nghệ sĩ Xơ Viết đã tình
nguyện ra mặt trận với những cương vị, nhiệm vụ khác nhau. Đến khi chiến tranh kết
thúc, một phần ba số văn nghệ sĩ ấy đã vĩnh viễn nằm lại ở chiến trường. Các nhà văn,
nhà thơ, nghệ sĩ A.Tonstoi, M.Solokhov, Simonov... đã ngày đêm sát cánh cùng các
chiến sĩ Hồng quân và dân quân du kích, chiến đấu bằng súng đạn và bằng tác phẩm
6


nghệ thuật của mình. Nhiều nhà văn viết được nhiều tác phẩm xuất sắc, phản ánh kịp
thời cuộc sống và chiến đấu gian khổ, ác liệt và anh hùng của chiến sĩ Hồng quân
ngoài mặt trận, được dân chúng và binh sĩ nhiệt liệt đón nhận.
Những bài ký của I. Evenbua, B. Polevoi, thơ và kịch của Ximonov, truyện
ngắn và ký của A.Tonstoi, M. Solokhov, truyện thiếu nhi của A. Gaida. Sau chiến
tranh, cuộc chiến đấu chống phát xít vẫn còn là nguồn đề tài và cảm hứng mạnh mẽ
cho sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Xô Viết suốt nhiều thập kỷ, góp phần làm cho văn
học Xơ Viết đạt thêm nhiều thành tựu mới.
Thế hệ mới đi theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa sẽ khó có ai có thể vượt
qua nổi cái bóng của cây đại thụ như: Dostoyevskiy, Tolstoy, Chekhov…Vì vậy, họ

buộc phải tìm cho mình một lối đi mới với một phong cách mới. Cuộc rượt đuổi của
nhiều tài năng mới với nhiều trường phái khác nhau đã cho ra đời một nền văn học
Nga mới với tên gọi “Thế kỷ bạc”. Giới học thuật nghiên cứu văn học Nga đã dùng tên
gọi giai đoạn văn học sau thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX và để phân biệt với giai đoạn
văn học trước đó với tên gọi “Thế kỷ vàng”. Ngồi ra, cũng có ý kiến cho rằng, tên gọi
“Thế kỷ bạc” là sự phản ánh về một giai đoạn nền văn học đã bị đánh giá thấp, khơng
được nhận định đúng trước đó.
Vấn đề then chốt nhất của văn học thời kỳ này, đó là sự trỗi dậy và giải quyết
vấn đề cái tôi cá nhân. Cùng với các khuynh hướng tiêu biểu như: tân hiện thực, tân
lãng mạn, hiện đại chủ nghĩa…các tác giả đã có những lối đi riêng và tạo nên dấu ấn
cho riêng mình như: I.Bunin, A.Blok, V.Mayacovsky, A.Akhmatova, S.Esenin…
1.2 Tác giả M. Solokhov
1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
M. Solokhov là một trong những nhà văn lớn nhất của nền văn học Xô Viết, với
những tác phẩm đặc sắc mang tính sử thi về đất và người Cazac vùng sông Đông quả
cảm. Tiểu thuyết 4 tập Sông Đông êm đềm và truyện ngắn Số phận con người là những
kiệt tác kinh điển của văn chương Nga và thế giới thế kỉ XX.
Mikhail Alecxandrovich Solokhov sinh tại vùng sơng Đơng ở miền Nam nước
Nga trong một gia đình nông dân, mẹ là người Ucraina, vốn mù chữ nhưng đã tự học
để viết thư khi con trai đi học ở tỉnh khác. Từ tuổi thiếu niên M. Solokhov đã chứng
kiến và trực tiếp tham gia (năm 1918 ông làm việc trong Đội vũ trang trưng thu lương
thực) vào những sự kiện bi thảm của cuộc chiến giữa Hồng quân và Bạch vệ, đặc biệt
là cuộc nổi dậy của những người Cazac vùng Thượng Sơng Đơng địi quyền tự trị.
Sau nội chiến M. Solokhov tới Moxcva, vừa làm công nhân bốc vác, nhân viên
kế tốn vừa tham gia nhóm văn học Cận vệ trẻ (Молодая Гвардия) và đăng tiểu phẩm
văn học đầu tiên trên tờ báo Sự thật Thanh niên (Комсомольская Правда). Năm 1926
ông xuất bản cuốn sách đầu tiên Truyện Sông Đông - tập truyện ngắn viết về cuộc nội
chiến đẫm máu ở quê ông. Khác với các nhà văn cùng thời, M. Solokhov khơng lãng
mạn hóa cuộc đấu tranh, không ca ngợi "nơớc Nga được rửa bằng máu", mà đưa vào
văn học những bức tranh hiện thực tàn nhẫn, trần trụi của cuộc sống.


7


Cũng từ đó M. Solokhov trở về sống ở làng quê cho tới tận cuối đời và bắt đầu
sáng tác bộ tiểu thuyết đồ sộ Sông Đông êm đềm (1926-1940; tập 1 và 2 in năm 19281929, tập 3 in năm 1932-1933, tập 4 in năm 1937-1940). Đây là một trong những tác
phẩm lớn nhất của nền văn học Xô Viết, một thiên sử thi về Thế chiến I, cách mạng,
nội chiến diễn ra trên mảnh đất Nga. Nhơng thành cơng chính của M. Solokhov khơng
phải ở sự mơ tả hoành tráng các sự kiện lịch sử, mà ở những số phận con người được
khắc họa: Sông Đông êm đềm chứng minh rằng cá nhân chưa biến mất khỏi văn học,
số phận nhân vật chính Grigori Melekhov phản ánh bi kịch toàn dân trong bước ngoặt
dữ dội của lịch sử.
Đầu những năm 1930, trong bối cảnh công cuộc tập thể hóa nơng thơn, M.
Solokhov tạm ngừng Sơng Đơng êm đềm để viết bộ tiểu thuyết lớn thứ hai của ông
Đất vỡ hoang, tập 1 được đăng tải từng phần từ năm 1932, còn tập 2 phải gần 30 năm
sau mới hồn thành. Trong Thế chiến II, M. Solokhov là phóng viên mặt trận của báo
Sự thật (Правда). Tháng 6 năm 1942, một năm sau khi phát xít Đức tấn cơng Liên Xô,
M. Solokhov viết Khoa học căm thù kêu gọi “mang căm thù trên đầu lưỡi lê” giết giặc.
Năm 1943 ông đăng tải trên báo Sự thật cuốn tiểu thuyết thứ ba Họ đã chiến
đấu vì Tổ Quốc nói về cuộc sống khắc nghiệt của những người lính trong chiến hào,
nhưng tác phẩm đến cuối đời Sholokhov vẫn chưa được hoàn thành. Trong số báo Sự
thật cuối cùng của năm 1956 xuất hiện truyện ngắn kiệt tác của M. Solokhov Số phận
con người nói về số phận và chủ nghĩa anh hùng của người lính Nga bình dị.
Năm 1955, cả Liên Xô kỉ niệm 50 năm ngày sinh M. Solokhov, ông được nhận Huân
chương Lênin đầu tiên (về sau ông cịn được nhận hai lần nữa); năm 1956 ơng phát
biểu tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XX; năm 1959 ơng tháp tùng Tổng Bí
thư Khrusov trong các chuyến đi nơớc ngoài ở Châu Âu và Mỹ; năm 1961 ông trở
thành ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô; ông là viện sĩ Viện
Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Anh hùng Lao động Liên Xô. Năm 60 tuổi, M. Solokhov
là nhà văn Nga thứ ba nhận giải Nobel Văn học vì những tác phẩm mang tính sử thi về

vùng Cazac sơng Đơng. Từ cuối những năm 1950 ơng viết rất ít.
M. Solokhov được coi là niềm tự hào, là một trong những nhà văn lớn nhất của
văn học Xô Viết, nhưng cuộc đời ông gặp không ít gian nan. Cả Sông Đông êm đềm
lẫn Đất vỡ hoang ngay từ khi ra đời đã bị phê phán nặng nề từ phía giới phê bình chính
thống vì “thiếu lập trường vơ sản, ca ngợi Bạch vệ, culắc”. Trong những năm 1930 bản
thân ông suýt bị bắt và buộc tội phản động. M. Solokhov còn bị lên án đạo văn với tiểu
thuyết Sông Đông êm đềm - nghi án kéo dài hơn nửa thế kỉ, đầu tiên do những nhà văn
vô sản khởi xướng, đến những năm 1970 được một số nhà nghiên cứu khác tiếp tục (ý
kiến của họ được một nhà văn Nga đoạt giải Nobel khác là Solzhenitsyn ủng hộ). Tuy
nhiên cho đến nay chưa ai tìm ra chứng cứ thuyết phục về việc đó.
Sự nghiệp văn chương của Solokhov bắt đầu bằng các vở kịch tuyên truyền cách
mạng. Solokhov rất say sưa với nhiệm vụ mới này. Sáng tác của ông tuy tính nghệ
thuật chưa cao nhưng đã thu hút được sự đồng tình của quần chúng. Kể từ đó,
Solokhov quyết tâm trở thành nhà văn và thử sức với loại hình văn xi hư cấu ngắn.
Ơng muốn tái hiện lại bức tranh xã hội sống động của thời đại mình. Sau nhiều vật lộn
8


gian nan với thế giới ngơn từ, một vài kí sự và truyện ngắn của Solokhov được in trên
các tạp chí của Matxcova.
Solokhov đã giành được giải thưởng Lenin giải thưởng cao nhất dành cho lĩnh
vực văn học nghệ thuật của Xơ – Viết. Hịa bình lập lại, Solokhov viết truyện ngắn bất
hủ Số phận con người, đăng trên báo Sự Thật số ra ngày 31 tháng 12 năm 1956 và
ngày 1 tháng 1 năm 1957. Sau khi được công bố, tác phẩm đã nhanh chóng trở thành
một hiện tượng văn học của nền văn học Xô – Viết cũng như nền văn học thế giới lúc
bấy giờ.
Ngày 21 tháng 2 năm 1984, Solokhov qua đời tại quê nhà, bên dịng sơng Đơng. Ơng
là một trong những tấm gương lao động vĩ đại, là hiện thân cho ý chí vươn lên của
những nhà văn chân đất. Ngoài việc là một nhà văn lớn, năm 1937, M.A.Solokhov cịn
được bầu vào Xơ – Viết tối cao Liên Xô. Năm 1939, ông được bầu làm Viện sĩ Viện

Hàn Lâm Khoa Học Xô – Viết và thời gian sau đó là Phó chủ tịch Hội nhà văn Xô –
Viết.
1.2.2 Tác phẩm “Số phận con người”
Truyện ngắn Số phận con người là một trong những tác phẩm đầu tiên của nền
văn học Xô – Viết dám nhìn thẳng và tái hiện thành cơng nỗi đau của con người thời
hậu chiến vì những mất mát do chiến tranh phát xít gây ra. Tác phẩm được xem là
khúc tráng ca bi thương của cuộc sống người dân sau chiến tranh. Và đó cũng là lời
cảnh báo, lên án sâu sắc về tác hại của chiến tranh mà bọn phát xít đã gây ra cho nhân
dân vơ tội.
Tác phẩm ra đời khi người dân Xô – Viết bắt tay vào hàn gắn những vết thương do
chiến tranh gây ra, đồng thời tiếp tục công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Song
khơng phải vết thương nào cũng có thể hàn gắn ngay được. Để xây dựng cuộc sống
mới, bao người dân Liên Xô đã âm thầm chịu đựng, vượt lên những tổn thất đau
thương do chiến tranh gây ra, vượt lên những khó khăn, thử thách chồng chất của thời
hậu chiến. Tuy nhiên, dẫu có nỗ lực đến mấy, rất nhiều mất mát cũng không bao giờ
nguôi ngoai được. Đặc biệt là những cảnh ngộ mất đi những người thân yêu. Cảm
phục trước sức mạnh tinh thần của nhân dân, thấu hiểu những nỗi đau vô bờ ấy, và trăn
trở trước số phận tương lai của con người, Solokhov quyết định viết áng văn xuôi bi
hùng về số phận con người. Tác phẩm được ông thai nghén từ năm 1946, nhưng phải
đến mười năm sau, tức cuối năm 1956, trong tinh thần dân chủ của xã hội Xô Viết và
yêu cầu bức thiết của việc đổi mới sáng tạo nghệ thuật, truyện mới ra đời.
Truyện ngắn Số phận con người được công bố lần đầu tiên trên báo Sự thật số
ra ngày 31 tháng 12 năm 1956 và ngày 1 tháng 1 năm 1957. Truyện có ý nghĩa khá
quan trọng đối với toàn bộ sự phát triển của nền văn xuôi Xô Viết suốt giai đoạn sau
này. Bởi, người ta có thể tìm thấy ở tác phẩm này những phát hiện chủ yếu của văn
học Xô – Viết hiện đại. Đây là tác phẩm đầu tiên của văn học Xơ – Viết mà trong đó,
nhà văn tập trung thể hiện hình tượng con người bất hạnh sau chiến tranh, thêm vào
đó, tác phẩm đã nhìn chiến tranh một cách toàn diện, chân thực. Về sau, truyện được in
trong tập “Truyện sơng Đơng”. Với ngịi bút hết sức cơ đọng, tinh tế và gợi cảm, tác
giả không chỉ xây dựng một tình tiết làm hạt nhân cho cốt truyện như thường thấy ở

9


thể loại truyện ngắn, mà xây dựng hàng loạt tình tiết xâu chuỗi với nhau tạo thành một
cốt truyện phong phú.
CHƯƠNG 2
TÍNH CÁCH CON NGƯỜI NGA THỂ HIỆN QUA CHIẾN TRANH VÀ
CON NGƯỜI TRONG SỐ PHẬN CON NGƯỜI CỦA M. SOLOKHOV
2.1 Xơ-kơ-lốp – nhân vật điển hình cho tính cách Nga
2.1.1 Cuộc đời và tính cách người lính Xơ-kơ-lốp
2.1.1.1 Trước chiến tranh
Số phận con người là một truyện ngắn mang hình bóng của con người thời hậu
chiến và ở đó những con người trở về từ chiến tranh luôn mang trong mình những vết
thương q khứ ln hằn sâu nơi tâm tưởng của họ. Có lẽ chính vì điều đó mà khiến
cho người cựu binh Xơ-kơ-lốp ln chìm trong ám ảnh dằn vặt và đau đớn và cũng có
thể nói rằng, Xô-lô-khốp đã xây dựng nhân vật Xô-kô-lốp làm nhân vật đại diện nổi
bật tính cách Nga.
Vào mùa xuân đầu tiên sau chiến tranh, có một câu chuyện về cuộc đời đau khổ
với những nỗi mất mát kéo dài của nhân vật Xơ-cơ-lốp, anh đã trải lịng mình cho
nhân vật “tơi” trong một cuộc gặp gỡ tình cờ trên bờ cát. Thông qua câu chuyện mà
Xô-kô-lốp kể ta thấy được tính cách Nga biểu hiện qua từng chặng đường đời của anh
và cụ thể là trước chiến tranh xảy ra, trong chiến tranh và sau khi chiến tranh kết thúc.
Điều mà chúng ta có thể khám phá, hiểu biết được những tính cách con người Nga
chính là thơng qua nhân vật chính – nhân vật Xơ-kơ-lốp.
Trước khi chiến tranh bùng nổ, Xơ-kơ-lốp đã có một cuộc đời bình thường như
chính lời của anh kể ban đầu thì cuộc sống của tơi cũng bình thường thơi, với mái ấm
gia đình như bao người khác: một người vợ hiền lành, ba đứa con ngoan ngoãn và học
giỏi. Người vợ mang tên Irina của anh lớn lên trong trại mồ côi. Cô ta khơng cha
khơng mẹ. Nhu mì, vui vẻ, ân cần niềm nở và thông minh. Từ tấm bé, cô ấy đã nếm đủ
những đắng cay của cuộc đời. Xô-kô-lốp cũng đã thú thật điều mà anh ta nhận ra được

tâm hồn đẹp đẽ và anh q trọng vợ mình chao ơi, q hố biết bao khi có được một
người vừa là vợ vừa là bạn gái thơng minh. Bên cạnh đó, anh cũng khơng ngừng tự
hào về kết quả tình u của anh và người vợ Irina của mình – ba đứa con, cả ba đứa
đều học vào loại giỏi; thằng anh lớn là A-na-tơ-li có năng khiếu về tốn, tới mức báo
chí trung ương đã viết về nó đấy, cậu bé con đầu lịng chính là niềm hãnh diện của Xơkơ-lốp.
Theo lời kể của Xơ-kơ-lốp thì có vẻ cuộc sống của anh cùng vợ và các con thật
hạnh phúc, cuộc sống hiện lên trần trụi như nó vốn có – khơng khoa trương hào
nhống, khơng bi kịch hố. Với cách hành xử của người vợ, khi Irina bị chồng gắt
gỏng, thô lỗ hay uống rượu say đã thức tỉnh, giúp anh vượt qua mọi cám dỗ của tuổi
trẻ và trở thành một người đàn ơng có trách nhiệm với gia đình. Trong mười năm anh
và người vợ hiền lành của mình đã chắt chiu dành dụm được một ít tiền và trước chiến
tranh đã dựng được một ngôi nhà nhỏ, hai phịng, có gian kho và một hành lang nho
10


nhỏ. Vợ của anh mua được hai con dê và các con anh có sữa ăn với cháo, trên đầu có
mái nhà che nắng, che mưa, giày dép đủ, áo quần đủ, thế là mọi sự đều ổn cả.
Ở đây ta có thể cảm nhận được niềm kiêu hãnh của người Nga nhưng bên cạnh
đó lại mang những phẩm chất vơ cùng q báu, điều đó cũng đã góp phần làm nên tính
cách Nga thơng qua nhân vật Xơ-kơ-lốp. Một phẩm chất cao quý, một sự chăm chỉ,
cần cù, phấn đấu cho một cuộc sống tốt đẹp, một cuộc sống giản dị nhưng không kém
phần hạnh phúc. Vẻ đẹp con người Nga tuy hiện lên rất đời thường nhưng lại mang
một ý nghĩa rất đẹp, rất đỗi đơn giản nhưng bên trong nó lại chứa đựng một sức mạnh
mãnh liệt, cứ rạo rực thắp sáng trong cuộc sống của con người Nga.
2.1.1.2 Trong chiến tranh
Thật éo le thay, Solokhov đã đặt nhân vật của mình đang sống với cuộc sống
hạnh phúc bình dị ấy thì bỗng chốc phải nhường chỗ cho những nỗi đau, thế rồi chiến
tranh nổ ra, chiến tranh nổ ra. Ngày hôm sau, tôi nhận giấy triệu tập của hội đồng
đăng ký quân sự, rồi ngày thứ ba lên tàu. Xơ-kơ-lốp phải chấp nhận lìa xa tất cả, tự
giác bước vào cuộc chiến một cách dứt khoát, mặc dù rất đau đớn giữa bao giằng xé,

níu kéo: sự đau khổ khi phải chia lìa vĩnh viễn của người vợ, những giọt nước mắt của
các con. Dù có đau đớn, có yêu thương vợ con như thế nào nhưng trong tinh thần của
Xô-kô-lốp vẫn quyết tâm thực hiện trách nhiệm với đất nước.
Khi bước vào cuộc chiến tranh tàn khốc, phải đối mặt với biết bao gian khổ,
thậm chí rằng phải cận kề với cái chết nhưng tình yêu đối với đất nước đã giúp Xô-kôlốp cực dậy, mạnh mẽ đấu tranh. Xô-kô-lốp phải chở đạn tiếp viện cho đồng đội trong
tình thế qn Đức tấn cơng dữ dội mà các đồng chí của anh hết đạn, phải chiến đấu
bằng tay. Tôi nhận chiếc “ZIS 5”. Tôi lái nó ra mặt trận. Trong thời gian trận đấu
tranh diễn ra căng thẳng như thế nhưng Xô-kô-lốp vẫn cứ viết thư về nhà, đại khái anh
viết rằng mọi thứ ở nơi đó vẫn đều ổn cả vì anh biết rằng nếu kể khổ, cứ than thở thì
khi nhận được bức thư thì người đàn bà hay đau khổ kia sẽ rụng rời tay chân, khơng
cịn làm được việc gì nữa. Vốn dĩ, suy nghĩ của bản thân Xô-kô-lốp đã là đàn ơng, là
một thằng lính, khi cần thiết phải chịu hết, phải gánh hết. Những tổn thương cứ liên
tục đến với anh, đánh giặc chưa được hai năm nhưng anh đã bị thương hai lần, lần đầu
bị máy bay bắn, lần sau bị mảnh trái phá. Bọn Đức bắn. thủng bánh xe tơi từ trên
xuống, từ bên hơng vào. Có thể nói rằng, Xơ-kơ-lốp mang một “tinh thần thép” với
một sức mạnh kì diệu nào đó tinh thần của anh đã đánh bại cả những vết thương, mặc
kệ cái chết đang kề cận để rồi anh tiếp tục đứng lên chiến đấu. Chiến trận diễn ra hết
sức căng thẳng cuộc chiến đấu đang lan tới, bên trái xe tăng ầm ĩ, không biết của ta
hay của địch, bên phải súng râm ran, phía trước cũng súng và bắt đầu ngửi thấy mùi
khét. Trong tình thế ấy, nghĩa là cái chết đang đến nhưng khi đồng chí chỉ huy đội xe
hỏi “Vượt qua chứ Xơ-kơ-lốp?” thì anh khơng một chút do dự mà đáp ngay “Tơi phải
vượt qua chứ, n trí!” và thế rồi anh lao vào trận địa, chính vì sự lo lắng cho đồng đội
đã thôi thúc anh lao vào nguy hiểm, khơng màng đến bản thân mình. Điều này đã phần
nào nói lên sự dũng cảm, tình đồng chí động đội gắn bó keo sơn từ chính nhân vật Xôkô-lốp.
11


Trong một lần tiếp viện khơng thành cơng đó, trên đường anh bị thương ngất đi,
toàn thân run rẩy, vai trẹo xương. Nhưng khi tỉnh lại, anh vẫn cố gắng gượng đứng dậy
một cách chật vật lảo đảo vật vờ cứ như cây dương trong bão tố. Anh sợ mình nằm

xuống thì sẽ khơng thể đứng dậy được nữa. Sau đó, anh phải đối mặt trực diện với kẻ
thù. Khi bọn Đức tiến đến gần anh, và một trong số những thằng đó nhấc khẩu tiểu
liên ra và tiến lại gần Xơ-kơ-lốp. Xơ-kơ-lốp nghĩ rằng mình sẽ chết: Thế là cái chết
đang đến với mình đây. Anh đối mặt với cái chết không được báo trước một cách thản
nhiên đến lạ lùng: Con người nghĩ cũng buồn cười, trong giây phút ấy tôi không hề
hoảng hốt, không hề sợ sệt chút nào hay Cứ như là nó chọc thủng chỗ nào người tơi
vào chỗ nào thì cũng chẳng có gì là quan trọng. Tưởng rằng anh sẽ sợ hãi và tuyệt
vọng trước bọn Đức, thế nhưng anh không hề run sợ trước cái chết cũng như trước kẻ
thù gian ác. Anh nhìn thẳng vào mặt thằng cầm súng, im lặng đón chờ cái chết nhưng
lạ thay anh khơng bị chúng bắn bởi vì anh là “một thằng lính Nga chân chính”, thế
nhưng anh lại bị bắt làm tù binh và bắt đầu từ lúc đó, ý định trở về với Hồng quân luôn
thường trực trong anh. Trong một lần Xô-kô-lốp được một bác sĩ quân y chữa khỏi
bong gân và anh đã nhận xét rằng một người thầy thuốc chân chính là như thế đấy, bởi
lẽ ở đó, anh vẫn cảm nhận được tình thương và lịng nhân ái ngay chính trong hồn
cảnh vơ cùng khốn khổ ấy. Và ở đây tính cách Nga trong con người anh lại càng hiện
lên mạnh mẽ, đó là sự thẳng thắn, bộc trực, căm ghét lũ phản bội. Điều này được thể
hiện qua hành động xử một tên phản bội trong khi Xô-kô-lốp bị bắt làm tù binh khi
hắn định phản bội chỉ huy của mình. Anh nghĩ thằng chó đẻ kia ơi, đừng hòng tao để
cho mày phản bội chỉ huy của mày. Tao sẽ không cho mày bước ra khỏi nhà thờ này,
họ sẽ túm chân mày kéo ra như lôi con chó chết. Và từ suy nghĩ biến thành hành động,
anh đã nhảy chồm lên thằng ấy, mấy ngốn tay thít chặt cổ họng hắn. Hắn khơng kịp
kêu. Tơi đè chặt hắn mấy phút rồi đứng lên. Thế là xong đời một tên phản bội, Xô-kôlốp cũng đã thú tội với “tôi” đấy là lần lần đầu tiên trong đời, tơi đã giết người, mà đó
lại là người mình… Nhưng sao hắn lại là người mình được nhỉ? Hắn cịn tồi tệ hơn
người xa lạ nữa kia, hắn là thằng phản bội…. Suy nghĩ và hành động này của Xô-kôlốp thể hiện phẩm chất cương trực, tấm lịng ln đề cao sự trung thành, u lẽ phải
,trọng chính nghĩa, ln hướng tới lí tưởng cao đẹp đáng quý trong tính cách Nga. Đó
là hành động mang tính quyết định cho vận mệnh của bản thân cũng như tham gia
quyết định vận mệnh của dân tộc. Nó góp phần khẳng định tính cách Nga thời đại mới:
tự do trong tâm hồn, tự do trong nhân cách. Đây có lẽ là một sự khám phá tính cách
Nga trong Số phận con người mà Solokhov muốn làm nổi bật lên.
Xơ-kơ-lốp đã có một cuộc sống khốn khổ khi bị bắt làm tù binh anh bị hành hạ

và ngược đãi trong trại tù. Nhưng có lẽ cũng chính vì niềm kiêu hãnh, sức mạnh và ý
chí của người Nga ln chảy trong máu của anh nên anh vô cùng cứng rắn, kiên cường
khi đối mặt với bọn Đức. Khi ơng trưởng trại rót đầy một cốc rượu, lấy một miếng
bánh mì kẹp thịt đưa cho Xơ-kơ-lốp rồi nói Thằng Nga Ivan, trước khi chết hãy cạn
cốc mừng chiến thắng của quân đội Đức. Nhưng Xô-kô-lốp đã từ chối bằng cách nếu

uống mừng cái chết của mình được thốt khỏi mọi đau khổ thì tơi sẽ cạn cốc. Và
12


sau đó Xơ-kơ-lốp được tha chết thật vì Xơ-kơ-lốp là một thằng linh Nga chân chính, là
một thằng lính dũng cảm. Từ đó ta cảm nhận rõ tinh thần Nga trong chính con người
của Xơ-kơ-lốp, điều đó đã giúp anh mạnh mẽ tiếp bước vượt qua cái chết và Xô-kô-lốp
là nhân vật đại diện làm bừng sáng tính cách Nga với lòng trung thành và sức mạnh vĩ
đại. Bên cạnh đó sự đồng cảm, sẻ chia giữa những người lính tao cũng là lính, và tao
trân trọng những địch thù có khí tiết. Tao sẽ khơng bắn mày nữa.. Nó lấy trên bàn cho
tơi một khúc bánh mì khơng to lắm và một miếng thịt mỡ… đã tiếp thêm sức mạnh tinh
thần cho Xơ-kơ-lốp. Có thể khẳng định rằng, chính sự đoàn kết, sẻ chia ấy đã làm nên
một sức mạnh vơ cùng to lớn để người Nga có được những chiến thắng vang dội.

2.1.1.3 Sau khi chiến tranh kết thúc
2.1.2 Số phận của cậu bé Va-ni-a

13


2.2 Giá trị nội dung và nghệ thuật
2.2.1 Về nội dung
Đề tài chiến tranh là một đề tài gần như xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của
Solokhov. Chiến tranh cùng con người chiến trận xuất hiện trong văn chương ông với

mn hình mn vẻ. Và ở truyện ngắn Số phận con người dẫu chiến tranh đã lùi xa
nhưng vết thương quá khứ vẫn hằn sâu nơi tâm tưởng khiến người cựu binh Sokolov
ln chìm trong ám ảnh dằn vặt, đau đớn. Khi đọc tác phẩm Số phận con người người
đọc vô cùng xúc động trước số phận đầy nước mắt của Xơ-kơ-lốp. Năm 1941, phát xít
Đức bất ngờ tấn cơng Liên Xô. Cùng với hàng triệu người Xô Viết cầm vũ khí đứng
lên, Xơ-kơ-lốp ra trận. Anh nếm trải những gian truân, thất bại buổi đầu của Liên Xô.
Hai lần bị thương vào chân và tay. Rồi anh bị giặc bắt, bị đày đọa suốt hai năm trong
nhiều trại tập trung. Áo quần xơ xác, lao động khổ sai, người tù da bọc xương. Xô-kôlốp cũng như các tù binh khác bị cái chết bủa vây. Đúng như tên gọi của tác phẩm là
Số phận con người, nhà văn Solokhov dường như bám sát những diễn biến trong cuộc
sống của nhân vật Xơ-kơ-lốp và ln đặt anh vào những tình huống bất thường để bộc
lộ tính cách. Điều bất hạnh lớn nhất mà Xô-kô-lốp phải đối đầu trong cuộc sống hịa
bình khi chiến tranh kết thúc là anh đã mất tất cả những người thân yêu, mất niềm hi
vọng sum họp gia đình sau bao ngày chiến tranh ác liệt, luôn cận kề với cái chết. Anh
không muốn trở về q hương vì sợ khơng chịu nổi sự nhức nhối, day dứt do bao
nhiêu kỉ niệm êm đẹp gợi lên trong tâm trí. Lang thang nơi đất khách quê người, anh
chỉ còn nguồn an ủi duy nhất là vợ chồng người bạn chiến đấu cũ, nay cũng phải lăn
lộn vất vả mưu sinh. Xô-kô-lốp ở nhờ nhà họ và được bạn xin cho một chân lái xe chở
hàng trong đội vận tải. Công việc hằng ngày của anh là chở hàng hóa từ thành phố về
các huyện.
Bé Va-ni-a cũng là hiện thân của thảm họa chiến tranh. Cha chết ở mặt trận, mẹ
bị bom tàu hỏa khi mẹ con cháu đang đi tàu. Bé cũng không biết, không nhớ từ đâu
đến. Bà con thân thuộc khơng có ai cả. Hình ảnh bé Vania cũng như cuộc đời Xô-kôlốp được tác giả miêu tả một cách chân thực cảm động tố cáo thảm họa chiến tranh.
Chính sự thiếu thốn tình cảm gia đình và khao khát có được người thân bên cạnh là
nguyên nhân của cảm giác ấy. Xô-cô-lốp cảm thấy ấm lịng khi nhìn thấy Vania. Lịng
nhân hậu đã làm sống lại tình phụ tử thiêng liêng trong anh. Xơ-cơ-lốp cố gắng kiếm
14


sống để nuôi bé Vania. Anh vượt lên những nỗi đau, xe anh quệt nhẹ người ta mà anh
bị tước bằng lái, anh mất việc nên phải đi lang bạc kiếm sống. Đã thế thể chất sức

khỏe của anh cũng giảm đi trơng thấy. Anh đau đến khóc thế nhưng anh vẫn cố gắng
không để cho bé Vania biết. Trước mặt cậu anh vẫn tỏ ra bình thường. Dường như nhà
văn đang nhìn anh với một ánh mắt nhân đạo, anh đã khơng để cho bé Vania phải
khóc, điều đó thể hiện một sự hi sinh của người cha.
Kết thúc truyện ngắn Số phận con người là hình ảnh: Chú bé chạy tới, đứng bên
phải bố, túm lấy vạt áo bông của bố, chạy lon ton cho kịp bước sải dài của người lớn.
Hình ảnh ấy khơi dậy trong lịng tác giả một cảm xúc khó tả, một suy ngẫm sâu xa:
Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh
thổi bạt tới những miền xa lạ… Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước.
Số phận con người như một bản hùng ca khẳng định sức mạnh tiềm ẩn và
những cống hiến của nhân dân Nga nói chung trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ
Quốc, đồng thời thể hiện lịng khâm phục và tin tưởng ở tính cách Nga kiên cường và
nhân hậu, đồng cảm trước vô vàn khó khăn trở ngại mà con người phải vượt qua trên
con đường vươn tới tương lai, hạnh phúc. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là một
người lính dũng cảm trong chiến đấu trước kẻ thù, một người lao động có trách nhiệm
cao cả và nghị lực phi thường trong cuộc sống đời thường. Đặt nhân vật vào nhiều mối
quan hệ với dân tộc, nhân dân, thời đại, gia đình,.. nhà văn đã nâng nhân vật lên tầm
vóc sử thi. Nhân vật chính vừa là biểu tượng của nhân dân Nga, vừa là một số phận cá
nhân với những cảnh ngộ, sự từng trải và bước đường đời rất riêng.
2.2.2 Về nghệ thuật
Số phận con người được kể theo ngôi thứ nhất với kết cấu theo trình tự thời
gian. Số phận con người mang âm hưởng anh hùng ca về lòng dũng cảm, về tinh thần
chịu đựng và sức mạnh tinh thần của con người Nga, tính cách Nga. Tính chất anh
hùng ca của tác phẩm thể hiện ở cảm hứng ngợi ca, đề cao ý thức cộng đồng và thái độ
xem cái chết nhẹ tựa lông hồng của nhân vật Xơ-kơ-lốp. Phẩm chất anh hùng đó của
Xơkcơ-lốp được khắc tạc trên những chiến công lẫy lừng và cả trong chính cuộc sống
đời thường. Âm hưởng sử thi của tác phẩm cịn thể hiện ở chính người kể chuyện.
Giọng kể của tác giả trong truyện vừa trữ tình, sâu lắng, vừa cảm thông và ca ngợi vừa
tạo được mối tương giao khăng khít với giọng của chính Xơ-kơ-lốp. Tính chất nhập
vai mãnh liệt trong tự sự của Sô-lô-khốp đã giúp câu chuyện của ông thấm đẫm chất

thơ, vừa mang âm hưởng hùng tráng của sử thi vừa mang chất bi thương của thơ hiện
đại. Đó là chất thơ tốt lên từ cái nhìn bi tráng về cuộc đời và những cảnh ngộ thương
tâm trên đời.
Số phận con người được viết theo kiểu truyện lồng trong truyện; nhân vật tôi –
tác giả thuật lại câu chuyện anh nghe được từ Xô-kô-lốp. Tác phẩm có hai người kể
chuyện: tác giả và nhân vật; nhà văn tạo được nhiều tình huống nghệ thuật đặc sắc để
thử thách, khám phá chiều sâu tính cách Nga, con người Nga. Sự luân phiên và bổ
sung điểm nhìn trần thuật của hai nhân vật này giúp cho chất trữ tình nhân vật và chất
trữ tình tác giả hoà quyện, làm tăng sức hấp dẫn của thiên truyện và niềm cảm thông
của người đọc trước “số phận con người”.
15


Với những lời lẽ giản dị, chân thành, người kể – nhân vật Xô-kô-lôp đã bộc lộ
một tâm hồn đau khổ nhưng đầy cương nghị, dũng cảm. Trong lời tâm sự, anh vừa nói
với người nghe, vừa nói với chính mình, vừa thuật kể, vừa tự phân tích những cảm
giác của mình: về đâu bây giờ? Chả nhẽ lại về Vơ-rơ-ne-giơ? Khơng được!; Tơi thấy
lịng vui khơng lời nào tả xiết,... Anh chân thành thú nhận những điều không phải ai
cũng dễ bộc lộ: những giọt nước mắt nóng hổi sôi lên ở mặt tôi, ban đêm thức giấc thỉ
gối ướt đẫm nước mắt. Quá khứ và hiện tại đan cài trong những lời tâm sự. Đặc biệt,
chính những sự thật về cuộc đời, về trạng thái tâm hồn, về những nghĩ suy và tình cảm
được miêu tả qua lời kể, lời phân trần, bộc bạch của Xơ-kơ-lốp tại có sức lơi cuốn
mạnh mẽ, sâu xa. Chất trữ tình man mác, sâu lắng bao trùm câu chuyện kể.
Còn lời kể của tác giả mang đậm chất trữ tình, tính chính luận hoà quyện làm
lời văn tràn đầy âm hưởng bi tráng và mãnh liệt. Tác giả nồng nhiệt lên án chiến tranh,
bày tỏ niềm cảm thương với hai số phận, bình luận về ý chí dũng cảm và lịng nhân
hậu của tính cách Nga. Lời trữ tình ngoại đề cuối tác phẩm là những lời văn mạnh mẽ
mà lắng đọng suy tư, chứa chan niềm tin và hi vọng vào sức mạnh tinh thần của con
người. Lúc chia tay, tác giả nhìn theo hai cha con Xơ-kơ-lốp và bày tỏ nồng nhiệt một
niềm tin mãnh liệt vào tính cách Nga. Ông hi vọng rằng, lớn lên bên con người kiên

cường, nhân hậu như Xô-kô-lốp, chú bé mồ côi Va-ni-a sẽ sống xứng đáng như một
con người, có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên
đường nếu như Tổ quốc kêu gọi.
Truyện ngắn Số phận con người, còn được gọi là truyện ngắn – sử thi hay tiểu
anh hùng ca, mang sức khái quát hiện thực lớn lao. Bởi thông qua Số phận một con
người, một thời đại của đất nước Xô – Viết được tái hiện. Câu chuyện về số phận một
con người được lí giải trong mối quan hệ với số phận lịch sử của nhân dân Xô – Viết
với hai chủ đề xuyên thấm: anh hùng và bi kịch. Cuộc đời bình thường của một người
lính những gian khổ và đau buồn trong chiến tranh đã là âm hưởng về ý chí anh hùng,
lòng dũng cảm, sức chịu đựng và sức mạnh tinh thần ghê gớm của con người Nga. Số
phận con người chứa đựng một nội dung sâu sắc về triết học và thẩm mĩ. Đó là nội
dung mang ý nghĩa nhân loại, sức mạnh tinh thần có khả năng cứu vớt con người và
nhờ nó con người có thể vượt qua sự tàn phá, huỷ diệt của chiến tranh, xây dựng cuộc
sống tự do, n lành. Đó là hình ảnh con người vừa mang cá tính sinh động, vừa kết
tinh những phẩm chất tốt đẹp nhất của cộng đồng. Hình tượng Xơ-kơ-lốp, do đó trở
thành biểu tượng cho số phận và vẻ đẹp tinh thần của con người qua những cơn bão
táp lịch sử của thế kỉ XX.

16


KẾT LUẬN
Qua số phận nhân vật này, ta cảm nhận sâu sắc nhiệt tình tố cáo thảm họa chiến
tranh, mơ tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó; biểu dương khí phách anh hùng của
người lính Xơ viết, khám phá chiều sâu tính cách Nga bình dị, nhân ái - được thể hiện
bằng một bút phát nghệ thuật điêu luyện, độc đáo của nhà văn Sôlôkhốp.
Số phận con người là câu chuyện kể chân thực về một con người bình thường
nhưng cuộc sống bủa vây những sóng gió nhưng điều đó khơng làm nhục chí mà đã tơi
luyện cho nhân vật chính một ý chí kiên cường cùng với một tình u bao la. Hình ảnh
người đàn ơng ấy đã siết lại vì những sự đau khổ, mất mát nhưng trái tim tổn thương

ấy vẫn chứa chan tình yêu nồng nàn với con người. Solokhov đã thay nhân vật lên
tiếng ở cuối truyện bằng tất cả những niềm xúc động sâu sắc và lịng cảm phục vơ hạn
trước nhân cách của một con người. Bên cạnh đó, Số phận con người đã cho ta thấy
những người Nga bình thường với vẻ đẹp tâm hồn kiên cường, giàu lòng nhân hậu,
đồng thời cũng làm dậy lên một thời đại hào hùng của dân tộc Nga.

17


Điểm

18

CB1

CB2



×