Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Chương trình giáo dục môi trường dành cho du khách đến khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước hữu báo cáo đề tài nckh cấp trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Báo cáo đề tài NCKH cấp Trường

Tên đề tài:

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MƠI TRƯỜNG
DÀNH CHO DU KHÁCH
ĐẾN KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU

Người thực hiện: CN. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC

TP HCM – Tháng 6 năm 2007


Lời cám ơn
Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên trong thời kỳ đi dạy của tơi. Để hồn thành đề tài
này, tôi đã nhận được sự quan tâm và hỗ trợ rất tận tình của nhiều đơn vị trong và ngồi
trường.
Đầu tiên tơi xin gởi lời cám ơn đến BGH và phòng NCKH của trường
ĐHKHXH&NV TP HCM, nơi đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin
gởi lời cám ơn đến BCN khoa Địa Lý đã quan tâm sâu sắc và hỗ trợ về thời gian nghiên
cứu.
Nhiều đơn vị đã tạo điều kiện để tơi có thể tiếp cận nguồn dữ liệu và đối tượng
trong nghiên cứu. Tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban quản lý và các phòng ban trực
thuộc Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu Phước Bửu, BGĐ Vườn Quốc Gia Cát Tiên,
BGĐ Khu Dự Trữ Sinh Quyển Rừng Ngập Mặn Cần Giờ, BGĐ Vườn Quốc Gia Bạch
Mã, BGH trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP HCM), Trường THCS Bông Trang (Bình
Châu - BRVT), Trường tiểu học Bưng Riềng, Trường THCS Bình Châu (Bình Châu BRVT).
Tơi xin gởi lời cảm ơn đến bạn bè tôi trong diễn dàn Environment and More đã


trao đổi học thuật và hỗ trợ tài liệu để tơi hồn thành đề tài này. Cuối cùng, tơi xin gởi lời
biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến quý thầy cô trong khoa Địa Lý đã hướng dẫn và
góp ý kiến cho đề tài ”Thiết kế chương trình giáo dục mơi trường dành cho khu Bảo Tồn
Thiên Nhiên Bình Châu – Phước Bữu”
Người thực hiện đề tài

Phạm Thị Bích Ngọc

1


Mục lục
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ....................................................................... 6
I.
II.
III.
IV.
V.
VI.
VII.
VIII.
IX.

LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................... 6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................... 6
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 9
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 9
ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 9
CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 9
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 10

GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................. 13
CƠ QUAN ÁP DỤNG.......................................................................................... 13

CHƯƠNG II:

CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GDMT ........ 14

I.

QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN GDMT................................................................................ 14
I.1. Mục tiêu của GDMT.................................................................................... 14
I.2. Các nguyên tắc khi xây dựng chương trình GDMT ..................................... 15
I.3. Các khuynh hướng trong tiếp cận GDMT.................................................... 15
II.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GDMT................................................................................. 16
II.1. Đối tượng thụ hưởng................................................................................... 16
II.2. Hình thức giáo dục ..................................................................................... 17
II.3. Thời gian, địa điểm ..................................................................................... 19
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GDMT ................................................................... 20
III.1.
Các nội dung chính của chương trình GDMT.......................................... 20
III.2.
Các nội dung cần chú ý ......................................................................... 21
IV. PHƯƠNG PHÁP GDMT.......................................................................................... 24
V.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ....................................................................................... 25

CHƯƠNG III:
CHÂU –PHƯỚC BỬU


CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GDMT Ở KBTTN BÌNH
28

I.

GIỚI THIỆU KHU BẢO TỒN THIÊN THIÊN BÌNH CHÂU PHƯỚC BỮU ................................... 28
I.1. Khái quát về khu BTTN Bình Châu-Phước Bửu ........................................... 28
I.2. Điều kiện tự nhiên của Khu BTTN .............................................................. 30
I.3. Điều kiện kinh tế – xã hội .......................................................................... 33
I.4. Tình trạng bảo vệ rừng............................................................................... 33
I.5. Tình hình nhân sự và cơ sở vật chất phục vụ DLST và GDMT .................. 34
II.
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA KBTTN BC-PB ............................................................ 34
II.1. Các đặc điểm khu hệ thực vật .................................................................... 36
II.2. Các loài động vật chủ yếu .......................................................................... 38
III. HIỆN TRẠNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GDMT....................................................... 39
CHƯƠNG IV:

CHƯƠNG TRÌNH GDMT: MÔ HÌNH “TRẠI HÈ XANH” ................ 40

PHẦN A: CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CHƯƠNG TRÌNH TRẠI HÈ XANH

2


I.
PHÂN TÍCH CƠ SỞ LỰA CHỌN MÔ HÌNH “TRẠI HÈ XANH” ............................................. 40
II.
MỤC TIÊU .......................................................................................................... 41
III. MÔ TẢ CÁCH THỨC TỔ CHỨC .................................................................................. 42

III.1.
Cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 42
III.2.
Đối tượng và số lượng............................................................................ 45
III.3.
Thời gian................................................................................................. 45
III.4.
Địa điểm tổ chức .................................................................................... 45
III.5.
Các chủ đề chính.................................................................................... 46
PHẦN B: CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH TRẠI HÈ XANH
I.

THÔNG TIN CƠ SỞ CHO GIÁO ÁN ...................................................................... 47
I.1. Chủ đề đa dạng sinh học ........................................................................... 47
I.2. Chủ đề Rác thải .......................................................................................... 50
I.3. Chủ đề môi trường nước và ô nhiễm nước ................................................ 52
I.4. Chủ đề năng lượng và tiết kiệm năng lượng .............................................. 54
I.5. Các vấn đề môi trường toàn cầu ................................................................ 71
II.
CHUẨN BỊ CÁC MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM ...................................................................... 76
II.1. Mô hình năng lượng gió ............................................................................. 76
II.2. Mô hình năng lượng mặt trời...................................................................... 76
II.3. Mô hình thuỷ điện ...................................................................................... 76
II.4. Tính toán tiết kiệm năng lượng................................................................... 77
II.5. Mô hình hiệu ứng nhà kính ........................................................................ 77
II.6. Mô hình đường đi của rác .......................................................................... 78
III. CÁC KĨ NĂNG ...................................................................................................... 78
IV. NGÂN HÀNG TRÒ CHƠI GDMT ............................................................................... 79
IV.1.

Chủ để 1: “Giữ mãi màu xanh cho trái đất”........................................... 79
IV.1.1 Trồng cây .............................................................................................. 79
IV.1.2 Trò chơi mạng lưới sự sống................................................................... 79
IV.1.3 Rừng ơi! ................................................................................................ 80
IV.1.4 Diễn kịch............................................................................................... 81
IV.1.5 Vẽ tranh trong rừng .............................................................................. 81
IV.1.6 Thí nghiệm vai trò của khí hậu.............................................................. 82
IV.1.7 Trò chơi đấu tranh sinh tồn ................................................................... 84
IV.1.8 Trò chơi “ Mái nhà yêu thương” ............................................................ 86
IV.1.9 Trò chơi “Quà tặng của rừng”................................................................ 87
IV.1.10 Trò chơi Cây Cỏ Cần Gì....................................................................... 87
IV.1.11 Trò chơi “Tôi Là Ai” ............................................................................. 88
IV.1.12 Trò chơi Vòng Đời ................................................................................ 89
IV.2.
Chủ đề 2: “ Rác thải – SOS” ................................................................. 89
IV.2.1 Trò chơi phân loại rác ........................................................................... 89
IV.2.2 Tác chế và tái sử dụng: ........................................................................ 90
IV.2.3 Bạn quan tâm đến rác không?.............................................................. 90
IV.2.4 Làm phaân compost: .............................................................................. 93

3


IV.3.
Chủ đề 3: “Nước là nguồn sống” ........................................................... 93
IV.3.1 Chuyển nước cứu trợ: ............................................................................. 93
IV.3.2 Thí nghiệm mưa được hình thành như thế nào?................................... 94
IV.4.
Chủ đề 4: “Năng lượng xanh”................................................................. 95
IV.4.1 Thi nấu nước:......................................................................................... 95

IV.4.2 Trò chơi olympic các nguồn năng lượng............................................... 95
IV.4.3 Trò chơi năng lượng có từ đâu............................................................... 96
IV.4.4 Trò chơi đi tìm nguồn năng lượng ......................................................... 96
IV.4.5 Trò chơi bóng đèn tri thức .................................................................... 96
IV.4.6 Trò chơi ai nhanh hơn ai ....................................................................... 97
IV.4.7 Tiết kiệm điện như thế nào? ................................................................. 97
IV.4.8 Xem tranh: ............................................................................................ 97
IV.4.9 Chiếu phim hoạt hình: ........................................................................... 97
IV.4.10 Tìm hiểu mô hình năng lượng gió........................................................ 98
IV.5.
Chủ đề 5 “Hãy cứu lấy trái đất” - Đêm lửa trại .................................... 98
IV.6.
Chương trình trại thử nghiệm ................................................................. 98

PHẦN C: KẾT QUẢ MONG ĐI VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO
I.
II.

KẾT QUẢ MONG ĐI ........................................................................................... 101
ĐÁNH GIÁ VÀ CHUYỂN GIAO CHƯƠNG TRÌNH ............................................................ 101
II.1. Phương pháp đánh giá.............................................................................. 101
II.2. Tiêu chí đánh giá ...................................................................................... 101
III. PHỔ BIẾN NHÂN RỘNG VÀ CHUYỂN GIAO HOẠT ĐỘNG ............................................... 102
III.1.
Hoạt động phổ biến .............................................................................. 102
III.2.
Hoạt động chuyển giao......................................................................... 102
IV. DỰ TRÙ KINH PHÍ ............................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 105
PHỤ LỤC 1 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA HS CÁC TRƯỜNG XUNG QUANH KBT VỀ MÔI TRƯỜNG 108

PHỤ LỤC 2 CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯNG .................................. 111
PHỤ LỤC 3 Một số hình aûnh cuûa khu BTTN BC –PB ...................................... 124

4


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BR-VT: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
GDMT: Giáo Dục Môi Trường
Khu BTTN BC-PB: Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu Phước Bữu
TV: Thực vật
ĐV: Động vật
HS: Học sinh
TNMT: Tài Nguyên Môi trường
UNEP: chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc
DLST: Du lịch sinh thái
NLMT: Năng lượng mặt trời
ĐDSH: Đa dạng sinh học
IUCN:
WWF: Quỹ Bảo Vệ Thiên Thiên Hoang Dã
HST: Hệ sinh thái
ĐMT: Điện mặt trời
NLSK: Năng lượng sinh khoái

5


CHƯƠNG I:

I.


TỔNG QUAN

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, môi trường đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Một trong
những biện pháp để ngăn ngừa các vấn đề ô nhiễm môi trường từ căn bản là phải cải
thiện nhận thức của người dân về môi trường. Chính vì thế, công tác giáo dục môi
trường đã và đang được quan tâm của toàn xã hội. Ở các nước phát triển, giáo dục
môi trường đã trở thành hệ thống ổn định. Còn ở các nước đang phát triển như nước
ta, công tác này mới chỉ được bắt đầu trong thời gian gần đây.
Giáo dục môi trường sẽ đạt hiệu quả tốt nhất là khi chúng ta “giáo dục về môi
trường - giáo dục vì môi trường – giáo dục trong môi trường ”. Khu Bảo Tồn Thiên
Nhiên Bình Châu Phước Bửu là nơi có điều kiện tốt chúng ta có thể sáng tạo các
chương trình giáo dục môi trường trong thiên nhiên.
Trên cơ sở đó, Ban giám đốc KBTTN BC- PB đã đề xuất và được phê duyệt đề
án “Tổ chức và hoạt động du lịch sinh thái tại KBTTN BC- PB” (giai đoạn 20052010) trong đó các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch đều được đề cập đến. Một
mảng khá quan trọng là loại hình du lịch kết hợp với học tập nghiên cứu và giáo dục
môi trường đã được đề cập đến nhưng chưa được thiết kế kỹ lưỡng. Chính vì vậy, đề
tài này sẽ nghiên cứu và triển khai sâu thêm các hoạt động giáo dục môi trường để bổ
sung, hỗ trợ cho sự phát triển của đề án nói trên.

II.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

II.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Tình hình nghiên cứu về GDMT trên thế giới đã đi vào ổn định, với mỗi dạng
chủ đề, đặc điểm đối tượng và lãnh thổ khác nhau đã có những thiết kế phù hợp và

đưa vào áp dụng. Như mô hình giáo dục môi trường về nguồn nước sạch
“environmental education module: freshwater resources” của tác giả Egil Skofteland
của tổ chức UNEP. Mục tiêu của thiết kế này nhằm giáo dục sử dụng bền vững nguồn
tài nguyên nước sạch cho học sinh.
Báo cáo tổng kết nghiên cứu veà “Environmental education in the educational
systems of the European Union” do các tác giả Eleanor Stokes, Ann Edge and Anne
West thuoäc Centre for Educational Research London School of Economics and
Political Science thực hiện nhằm tổng kết tình hình GDMT ở Châu u qua các bậc
học khác nhau của học sinh.
Báo caùo “environmental education in New Zealand Schools: research into
current practice And future possibilities. Volume 2: A review of national and
international research literature on environmental education practices” của tác giả
6


Rachel Bolstad and Robyn Baker (New Zealand Council for Educational Research) và
Miles Barker and Paul Keown (University of Waikato). Báo cáo đúc kết những kinh
nghiệm hoạt động triển khai chương trình GDMT ở New Zealand và 6 nước khác. Báo
cáo cũng chỉ ra tính phù hợp của mỗi mô hình đối với từng nước khác nhau.
“An Environmental Education Approach to the Training of Middle Level
Teachers: A Prototype Programme” của tác giả Thomas J. Marcinkowski, Maryville
College, St Louis, Missouri, U.S.A. Báo cáo này phân tích các đặc điểm của chương
trình đào tạo, đặc điểm học sinh và giáo viên để từ đó có những định hướng tập huấn
cho giáo viên cho phù hợp.
“Environmental literacy in America” của Kenvin Coyle (9/2005) báo cáo này
trình bày các chiến lược định hướng, các tác động của chương trình GDMT đối với
thanh thiếu niên và các chương trình hành động cụ thể để đạt được chiến lược đã đề
ra.
II.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam


Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, GDMT đã được chú trọng trong các hoạt
động xã hội của hệ thống chính thức như Chính Phủ, Bộ Giáo Dục, Bộ Tài nguyên
Môi trường… và cả trong những hệ thống phi chính quy như hoạt động của các NGO,
các tổ chức tự nguyện, các hoạt động xã hội…
GDMT là một bộ phận rất quan trọng trong toàn bộ hệ thống giáo dục, nhằm
đào tạo nên một thế hệ có nhân cách. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Thủ Tướng
Chính Phủ đã phê duyệt đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống
giáo dục quốc dân" thực hiện vào năm 2001 – 2005. Trên tinh thần đó, hiện nay
chương trình GDMT dần dần được chuẩn bị để đưa vào triển khai ở hầu hết các cấp
học.
Kênh GDMT quan trọng thứ hai là các hoạt động ngoài hệ thống chính qui của
nhà nước. Kênh này hiện nay đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam. Hoạt động
của các tổ chức xã hội, các NGO, các tổ chức tình nguyện này thường diễn ra với quy
mô nhỏ và một khoảng thời gian nhất định chính vì có những giới hạn về nguồn lực và
thể chế. Vì thế, hoạt động GDMT không đảm bảo được quy trình liên tục. Tuy nhiên
những hoạt động này cũng góp phần đáng kể, làm sôi nổi bức tranh chung của hoạt
động GDMT Nó không chỉ tác động tốt đến các đối tượng hưởng thụ: học sinh, cộâng
đồng…mà còn hình thành nên một đội ngũ nhân lực làm công tác GDMT, chương
trình, tài liệu, phương pháp, tổ chức và cả kinh nghiêm trong lónh vực hoạt động này.
Tóm lại, ở Việt Nam, hoạt động GDMT do nhóm này thực hiện có một vai trò cực kỳ
quan trọng trong giai đoạn bắt đầu như hiện nay.
Hiện nay có một số các chương trình có hợp phần GDMT được đưa vào thử
nghiệm và đi vào giai đoạn kết thúc và đã làm công tác lượng giá như :

7


1. Dự án VIE/98/018/ là dự án “GDMT trong các trường phổ thông” được
UNDP hỗ trợ thực hiện và được bộ GD - ĐT công nhận là chương trình
GDMT thí điểm quốc gia. Hiện nay, Dự án này đã triển khai trên cả 61

tỉnh/thành. Dự án này chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ 1994 đến 2000,
giai đoạn 2 từ 2001 đến 2010.
2. “Dự án cải thiện và làm sạch kênh Tân Hóa Lò Gốm” của TP HCM chương trình hợp tác của chính phủ Bỉ và chính phủ Việt Nam. Trong đó
có hợp phần GDMT thuộc phần nhóm hoạt động Xã Hội của dự án.
Chương trình GDMT này ban đầu được triển khai dưới hình thức hoạt động
ngoại khoá tại 5 trường sau đó chuyển giao cho cả 16 trường ở quận 6, Tp
HCM khi dự án kết thúc.
3. “Dự án GDMT thông qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh trường tiểu
học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận I.” thực hiện từ tháng 9/2005 – 6/2006.
4. “Dự án GDMT thí điểm tại các trường học” thuộc dự án Cải Thiện Môi
Trường TP HCM. Dự án đã thí điểm ở cả 3 cấp: 1-2-3. với cấp 1 triển
khai ở trường: Tân Phú Trung (Củ Chi) và Hoàng Hoa Thám (Hóc Môn);
Trường cấp 2: Tùng Thiên Vương (Quận 8) và Kim Đồng (Quận 5); cấp 3:
Lương Văn Can (Quận 8) và Giồng ng Tố (Quận 2). Đây là dự án với
nhiều điểm sáng tạo trong tổ chức hoạt động. Các trường được tập huấn
kỹ năng cơ bản rồi sau đó tự lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó. Đặc
biệt như trường Kim Đồng, đã tổ chức và cho học sinh tự quản lý câu lạc
bộ của mình. Điều này phát huy được khả năng học tập tích cực của học
sinh.
5. “Chương trình GDMT của vườn quốc gia Nam Cát Tiên”. Chương trình
gồm 2 phần: cho cộng đồng sống quanh vườn và cho du khách. Riêng
chương trình cho công đồng đã hoàn thành và kết thúc.
6. “Dự án PARC - Vườn Quốc gia Yok Đôn - Chương trình Giáo dục Môi
trường” đã thực hiện giáo dục môi trường cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 9.
7. “Chương trình DLST và GDMT của vườn quốc gia Bạch Mã”
8. “Chương trình DLST và GDMT của vườn quốc Phong Nha Kẻ Bàng”
9. “Chương trình DLST và GDMT của vườn quốc gia Tam Đảo”
10. “Chương trình DLST và GDMT của vườn quốc gia Cát Bà”
11. “Chương trình DLST và GDMT của Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn
Cần Giờ”

Tóm lại. GDMT ở Việt Nam đang ở giai đoạn đầu trong công tác GDMT. Có
hai nhóm đối tượng hiện nay đang được quan tâm nhiều là học sinh và cộng đồng.
Môi trường để giáo dục có thể là ở trường học cũng có thể ngoài thiên nhiên. Ở các
vườn quốc gia, hầu hết đều có triển khai chương trình DLST kết hợp với GDMT. Tuy
nhiên mức độ thực hiện và hiệu quả ở từng nơi rất khác nhau. Đề tài này nhằm xaây
8


dựng mô hình GDMT phù hợp dành cho đối tượng du khách là học sinh, sinh viên đến
KBTTN BC – PB tham quan, nghó ngơi vừa học tập, nghiên cứu.

III. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
-

Hiện nay có nhiều mô hình GDMT đang thử nghiệm, mỗi mô hình đều có
những ưu nhược điểm riêng, một trong những nhược điểm chung của các
chương trình là khả năng duy trì bền vững không được đảm bảo khi dự án
kết thúc. Vì vậy đề tài này nghiên cứu tìm ra mô hình giáo dục môi trường
bền vững dành cho học sinh.

-

Đề tài nghiên cứu sẽ triển khai chi tiết đề án phát triển du lịch sinh thái
kết hợp với nghiên cứu và giáo dục môi trường của KBTTN BC- PB để
đảm bảo tính khả thi cho đề tài và tăng tính khả thi của đề án trên.

IV. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-

Xác định đặc điểm của KBTTN BC-PB để tạo mô hình GDMT phù hợp


-

Xác lập cơ sở lý luận khi xây dựng các chương trình GDMT

-

Xây dựng mô hình GDMT cho du khách là học sinh, sinh viên đến du lịch
kết hợp với học tập, tìm hiểu về thiên nhiên – môi trường.

V.

ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chương trình GDMT dành cho khu khách
đến KBTTN BC- PC

VI. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Các chương trình GDMT theo hình thức ngoại khoá cho học sinh hiện nay
có những nhược điểm gì cần khắc phục?
2. Các chương trình GDMT ở các KBTN và Vườn Quốc Gia khác đã triển
khai như thế nào? Nhược điểm của chương trình hiện nay là gì?
3. Các đặc điểm chính nào của KBTTN BC- PB là cơ sở cho việc xây dựng
và triển khai các chương trình GDMT?
4. Những nội dung GDMT cần triển khai?
5. Đối tượng thụ hưởng của chương trình GDMT?
6. Cách thức tổ chức cách chương trình như thế nào?
7. Cách thức đánh giá thành công của chương trình?

9



VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VII.1.Phương pháp tổng hợp tài liệu
Phương pháp tổng hợp tài liệu được áp dụng cả trước và trong nghiên cứu.
Nguồn của các tài liệu được thu thập từ: KBTTN BC- PB, các khu bảo tồn và
Vườn quốc gia khác, Từ thư viện, từ Internet, từ các hội thảo và đồng nghiệp trong
giới giáo dục môi trường và bảo tồn.
Nội dung tài liệu tổng hợp theo các hướng:
1. Các phương pháp luận để xây dựng một chương trình GDMT
2. Các mô hình GDMT dành cho học sinh ở các trường
3. Các mô hình GDMT đã triển khai tại các KBTTN và Vườn quốc gia khác
4. Các điều kiện tự nhiên và nhân văn của KBTTN BC –PB
VII.2.Phương pháp xã hội học
Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn sâu đối với các đối tượng và các nội
dung sau đây:
Nhóm 1: Các chuyên gia về GDMT ở các Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên
Đối tượng:
-

Phó giám đốc trung tâm DLST và GDMT của Vườn Quốc Gia Nam Cát
Tiên

-

Cán bộ bảo tồn Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên

-

Trưởng phòng DLST và GDMT của Khu dự trữ sinh quyển RNM Cần Giờ


-

Nhân viên trung tâm DLST và GDMT của Vườn Quốc Gia Bạch Mã

Nội dung phỏng vấn:
-

Các cách thức tổ chức các chương trình GDMT đã được tổ chức ở các
vườn quốc gia và Khu dự trữ sinh quyển như thế nào: thời gian, địa điểm,
đối tượng, phương thức, tài chính, hiệu quả tác động…

-

Ưu nhược điểm của mỗi chương trình?

-

Khả năng mở rộng duy trì chương trình?

Nhóm 2: Các Hiệu trưởng và giáo viên đã tham gia các chương trình GDMT ở
các trường tiểu học
Đối tượng:
-

Hiệu trưởng trường tiểu học đã từng tham gia các chương trình GDMT:
Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận I).

-


1 giáo viên đã tham gia chương trình GDMT ở mỗi trường trên.
10


Nội dung phỏng vấn:
-

Chương trình GDMT đã triển khai ở trường có những ưu điểm và nhược
điểm gì? (những khó khăn gặp phải trong quá trình triển khai chương
trình)

-

Sau khi dự án kết thúc chương trình có được tiến hành tiếp tục không?
Nếu có thì bằng cách nào? Nếu không thì tại sao?

-

Ở trường các anh chị có thường tổ chức các chuyến tham quan,cắm trại
cho học sinh không? Nếu có thì vào thời điểm nào?

-

Anh chị nghó gì khi kết hợp chương trình GDMT vào các chuyến cắm trại
đó?

Nhóm 3: Ban quản lý và chuyên viên KBTTN BC – PB
Đối tượng:
-


Giám đốc KBTTN BC – PB

-

Chuyên viên bảo tồn KBTTN BC – PB

-

Hướng dẫn viên của phòng DLST và GDMT của KBTTN BC – PB

Nội dung phỏng vấn:
-

Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất nhân tạo của KBTTN
BC- PB phục vụ cho công tác DLST và GDMT

-

Những định hướng trong công tác GDMT sắp tới

-

Tiềm lực về nhân sự để phát triển GDMT tại vườn

-

Khả năng sẵn sàng và tinh thần hợp tác của KBTTN BC- PB trong việc
triển khai chương trình GDMT

Nhóm 4: Học sinh phổ thông

Học sinh cấp 1 và 2 ở khu vực xung quanh khu bảo tồn được chọn làm mẫu phỏng vấn
với phân bố như sau:

Trình độ
lớp 6
lớp 7
lớp 8
lớp 9
Total

Số lượng
(người)
39
30
17
21
107

Phần trăm
(%)
36.4
28.0
15.9
19.6
100.0

Xin xem kết quả phỏng vấn trong phuï luïc 1

11



VII.3.Phương pháp thực địa
Phương pháp thực địa được áp dụng để quan sát cách thức tổ chức và tiến hành
các chương trình GDMT kết hợp với DLST ở Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên, Khu dự
trữ sinh quyển Rừng Ngập Mặn Cần Giờ. Đồng thời quan sát điều kiện tự nhiên và cơ
sở vật chất của KBTTN BC –PB nhằm xây dựng chương trình.
VII.4.Phương pháp triển khai ý tưởng
Trên các cơ sở:
1. Trang bị kiến thức lý luận về xây dựng chương trình GDMT
2. Nhận định các nhược điểm của các chương trình đã triển khai
3. Thói quen cắm trại, du lịch cuối khoá học của học sinh các trường phổ
thông
4. Nhận định các tiềm năng và điều kiện vốn có của KBTTN BC- PB
Từ 4 cơ sở trên, tác giả tiến hành phát triển ý tưởng xây dựng một mô hình
GDMT mới phù hợp và bền vững cho KBTTN BC –PB.

Cơ sở lý luận xây dựng
chương trình GDMT

Đặc tính của hoạt động
ngoại khoá vào dịp hè
của trường phổ thông

Những ưu nhược điểm
của chương trình GDMT
đã triển khai

Các điều kiện TNTN và vật
chất của KBTTN BC- PB


Xây dựng chương trình GDMT mới cho KBTTN BC- PB

12


VIII.

GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi xây dựng chương trình GDMT cho đối tượng
khác du lịch là học sinh đến tham quan và nghiên cứu học tập tại KBTTN BC –PC.

IX. CƠ QUAN ÁP DỤNG
1. Ban Quản lý khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu
Tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu

Huyện: Xuyên Mộc

2. UBND huyện Xuyên Mộc

13


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ XÂY DỰNG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH GDMT
I.

QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN GDMT

Từ giữa thế kỷ XX đã bắt đầu có nhiều bài viết của các tác giả nói lên tác

động của con người đối với môi trường. Tác phẩm Silent spring (1962) của Rachel
Carson về những tác động của thuốc trừ sâu đến môi trường đã làm cho vấn đề về con
người và môi trường trở nên cấp bách. Chính tác phẩm này đã là chất xúc tác để dấy
lên phong trào tăng cường ý thức con người về môi trường sống đang ngày càng suy
thoái. Như Daniel Einstein đã nói “ Một xu hướng giáo dục mới ra đời ” ( 1995), xu
thế giáo dục mà Daniel nhắc đến đó chính là giáo dục môi trường.
Vậy giáo dục môi trường là gì? Mỗi người tham gia vào công tác GDMT với
một khía cạnh tiếp cận khác nhau (có thể từ góc độ sinh học, hóa học, địa lý học, giáo
dục học…) sẽ có quan điểm và cái nhìn khác nhau về khái niệm này. Tuy nhiên, cuối
cùng thì các nhà khoa học trên thế giới đã thống nhất vơí mục tiêu chung của GDMT
trong Hiến chương Belgrade, năm 1975 tại Hội nghị Tổ chức Văn hóa, Khoa học,
Giáo dục Liên hiệp quốc ở Yugoslavia:
“ Mục tiêu của giáo dục môi trường là nâng cao ý thức và quan tâm của con
người đến môi trường. Giúp con người có những kiến thức, kỹ năng, thái độ, động lực,
và cam kết để mỗi cá nhân hoặc tập thể hành động tìm giải pháp cho các vấn đề hiện
tại và ngăn ngừa những vấn đề mới“
(UNESCO, 1976)
Sau Hiến chương Belgrade, Hội nghị về Giáo dục Môi trường Liên chính phủ
đầu tiên của thế giới được tổ chức ở Tbilisi, Georgia. Dựa trên cơ sở hiến chương
Belgrade, các đại biểu tại Hội nghị Tbilisi đã thông qua Tuyên ngôn Tbilisi, mà chính
Tuyên ngôn này đã tạo thách thức cho giáo dục môi trường về việc hình thành nên
nhận thức và đạo đức của con người nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và môi
trường.
I.1. Mục tiêu của GDMT
Tuyên ngôn Tbilisi mô tả chi tiết về 5 nhóm mục tiêu của giáo dục môi trường.
những mục tiêu này được hầu hết các nhà giáo dục môi trường trên thế giới chấp
nhận.
Kiến thức – GDMT cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng những kiến
thức, sự hiểu biết cơ bản về môi trường và các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau
giữa con người và môi trường.

Nhận thức – GDMT thúc đẩy các cá nhân, cộng đồng tạo dựng nhận thức
và sự nhạy cảm đối với môi trường cũng như các vấn đề môi trường.
14


Thái độ – GDMT khuyến khích các cá nhân, cộng đồng tôn trọng và quan
tâm đến tầm quan trọng của môi trường, khuyến khích họ tham gia tích cực vào
việc cải thiện và bảo vệ môi trường.
Kỹ năng – GDMT cung cấp các kỹ năng cho việc xác định, dự đoán, ngăn
ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường.
Sự tham gia – GDMT mang lại cho những nhóm xã hội và các cá nhân cơ
hội được tham gia vào tất cả các mức độ của công việc giải quyết các vấn đề
môi trường.
( UNESCO, 1978)
I.2. Các nguyên tắc khi xây dựng chương trình GDMT
Hội nghị Tbilisi cũng đã thống nhất 6 nguyên tắc chính của GDMT là:
1. Coi môi trường là một tổng thể. Xem xét môi trường trên mọi khía cạnh
tự nhiên, nhân tạo, công nghệ và xã hội (kinh tế kỹ thuật, lịch sử – văn
hoá, đạo đức, thẩm mỹ)
2. GDMT là quá trình liên tục và lâu dài, bắt đầøu từ tuổi đến trường và tiếp
tục trong suốt thời kỳ trưởng thành ở tất cả các hệ đào tạo chính quy và
không chính quy.
3. Phương pháp tiếp cận của GDMT là liên ngành dựa trên cơ sở nội dung
riêng của từng ngành, từng môn học để hình thành những quan điểm
hoàn chỉnh, cân bằng và có tính hệ thống.
4. Xem xét những vấn đề môi trường cơ bản trên quan điểm ở cấp độ địa
phương, vùng, quốc gia và toàn cầu để người học có thể đánh giá điều
kiện môi trường ở từng vùng địa lý khác nhau.
5. GDMT tập trung vào tình hình môi trường hiện tại và tương lai có xét
đến bối cảnh lịch sử.

6. Đề cao giá trị và sự cần thiết của việc hợp tác ở cấp địa phương, quốc
gia và quốc tế trong việc phòng ngừa các vấn đề về môi trường.
I.3. Các khuynh hướng trong tiếp cận GDMT
Vì quan niệm của chúng ta về môi trường, phát triển và giáo dục có tiến triển
nên những khuynh hướng tiếp cận trong việc GDMT cũng có những thay đổi theo 3
hướng sau đây:
GDMT là giáo dục về môi trường: nghóa là tăng cường kiến thức và hiểu biết
về các quá trình sinh thái, xã hội, văn hoá, kinh tế và chính trị thiết yếu đối với cộng
đồng. Việc này giúp người học có thể đưa ra được những quyết định có thông tin đầy
đủ về cách ứng xử với môi trường.

15


GMT là giáo dục trong môi trường:nghóa là tạo cơ hội cho việc tìm hiểu trên
thực tế các vấn đề môi trường mà địa phương đang gặp phải và sử dụng môi trường
làm nơi học tập về các vấn đề môi trường.
GDMT là giáo dục vì môi trường: nghóa là giúp người học có khả năng thực
hiện thay đổi vì một thế giới tốt đẹp hơn, đương đầu với những vấn đề và nguy cơ của
địa phương. Việc này giúp thiết lập được sự đồng tâm nhất trí cũng như mối quan tâm
đến môi trường và phát huy trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên cần phải sử dụng cả 3 cách tiếp cận trên để có một cách tiếp cận
toàn diện nhất.
Như vậy, có thể nói rằng giáo dục môi trường là một hoạt động giáo dục nhằm
giúp con người hình thành nhận thức, thái độ, hành vi đúng đối với môi trường. Điều
quan trọng mà chúng ta cần nhấn mạnh trong các hoạt động giáo dục môi trường đó là
khơi gợi, kích thích tình yêu thiên nhiên, yêu môi trường vốn tiềm ẩn trong mỗi con
người. Chỉ cần có tình yêu thì mọi thứ đều có thể tiếp nhận dễ dàng! Kinh nghiệm
trong nghiên cứu và triển khai các hoạt động GDMT cho thấy rằng những đối tượng
có kiến thức, nhận thức về môi trường rõ ràng, đầy đủ chưa chắc đã có thái độ và

hành vi đúng. Nhưng nếu đã có một tình yêu thương dành cho thiên nhiên, môi trường
thì con người bằng nhiều cách sẽ tìm và trang bị cho mình những kiến thức để có hành
vi đúng và thân thiện với môi trường. Vì thế theo tôi, mục tiêu cao nhất của GDMT là
hướng con người đến tình yêu thiên nhiên_môi trường. Đây là cơ sở để những truyền
đạt về kiến thức, thái độ hành vi thân thiện với môi trường đến với con người dễ dàng
hơn. Khơi gợi được tình yêu thiên nhiên trong mỗi con người thì chúng ta đã thành
công trong việc mở cánh cửa để đi vào trái tim và khối óc của từng cá nhân, nhằm đạt
đến những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục môi trường.

II.

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GDMT

II.1. Đối tượng thụ hưởng
Với đối tượng là học sinh, việc tổ chức hoạt động giáo dục môi trường cũng có
nét khác biệt với các nhóm đối tượng khác như: cộng động, du khách… Khi triển khai
các chương trình GDMT cho học sinh cần quan tâm các đặc điểm sau đây:
-

Nhóm đối tượng rất tập trung

-

Có trình độ, hiểu biết tương đối đồng đều

-

Có khả năng tư duy logic, hiểu được các khái niệm trừu tượng, biết cách suy
luận để giải quyết vấn đề, biết xây dựng giả thuyết…


-

Lứa tuổi thanh thiếu niên có những đặc tính tâm lý lứa tuổi rất rõ nét: cảm
nhận trực giác tốt, nhạy cảm với các vấn đề môi trường có tính nhạy cảm, rất
hiếu động, thích khám phá những điều mới lạ_nhất là về thiên nhiên, có óc
tưởng tượng phong phú…

-

Quỹ thời gian rất lệ thuộc vào lịch học của nhà trường
16


-

Tính tự nguyện ở học sinh rất cao

tập

Cần quan tâm đến sự khác biệt giữa người lớn và thanh thiếu niên trong học
Người lớn

Thanh thiếu niên

ƒ Muốn học cái mà họ có thể áp
dụng ngay sau đó

ƒ Được dạy những bài học mà các
em sẽ áp dụng suốt cuộc đời


ƒ Biết rõ cái họ muốn

ƒ Cần hướng dẫn nhiều hơn khi học

ƒ có rất nhiều kinh nghiệm, thông tin
tác động tới việc học

ƒ Rất hạn chế về kinh nghiệm

ƒ Cách học và khả năng học rất khác
nhau

ƒ có thể cùng một giai đoạn phát
triển nhưng cách học tập của các
em khác nhau

(NAAEE,1994)
Đối tượng thụ hưởng của các chương trình GDMT không chỉ là học sinh mà còn
là các giáo viên tham gia trực tiếp vào chương trình. Cần chú ý tập huấn tăng cương
kỹ năng và kiến thức cũng như cổ vũ tinh thần truyền thông vì môi trường của họ. Vì
thế, khi chương trình hoàn thành thì nhà trường đã có một đội ngũ giáo viên được đào
tạo kỹ lưỡng và có kinh nghiệm dồi dào. Đây cũng là nhân tố rất quan trọng góp phần
quyết định sự thành công của chương trình.
II.2. Hình thức giáo dục
Hiện nay có hai hình thức tổ chức hoạt động giáo dục môi trường, mỗi hình
thức điều có những ưu và nhược điểm riêng.
¾ Hình thức tổ chức lồng ghép trong các môn học chính khoáù:
Hình thức này được Bộ GD_ĐT triển khai thông qua dự án VIE 98/018. Nó bao
gồm hai dạng:
Dạng I: một số bài trong môn học trùng khớp với nội dung GDMT.

Ví dụ: bài Tài nguyên thiên nhiên trong môn Tự nhiên Xã Hội của lớp 5.
Dạng II: một số nội dung trong bài học có phần liên quan trực tiếp đến nội
dung GDMT.
Hình thức GDMT lồng ghép như vậy có ưu điểm:
- Không tăng thêm thời lượng học tập của học sinh
- Không thêm giáo viên, chỉ cần bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ
giáo viên.
17


Tuy nhiên nó cũng bộc lộ một số nhược điểm như:
- Khó tổ chức các hoạt động linh hoạt
- Bị ràng buộc về thời gian (1 tiết học) và không gian (lớp học)
- Nội dung hoạt động lệ thuộc vào tính tích cực của giáo viên
- Đội ngũ giáo viên không chuyên.
¾ Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá:
Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá được áp dụng nhiều trong hoạt động
của các tổ phi chính phủ (NGO), các cơ quan đoàn thể, các đội nhóm tự nguyện…
Hình thức này cũng có hai dạng chính:
Dạng I: Lồng ghép vào tiết sinh hoạt tập thể của các lớp học
Dạng này được chương trình GDMT ở trường tiểu học Bình Long_ Quận Bình
Tân áp dụng nằm trong khuôn khổ của Dự án 415. Kết quả hoạt động cho nó khắc
phục được những hạn chế về mặt thời gian tổ chức và khả năng duy trì bền vững
chương trình sau khi dự án kết thúc. Đồng thời, nó cũng có tính linh hoạt vì có thể
chuyển các tiết sinh hoạt tập thể thành giờ sinh hoạt trong thiên nhiên: có thể là sân
trường hoặc thảo cầm viên. Khả năng áp dụng đối với học sinh toàn trường của hình
thức này tương đối thuận lợi. Nội dung bài học không lệ thuộc nhiều vào sách giáo
khoa; chủ yếu là giáo viên cùng với nhóm tư vấn về GDMT soạn các giáo án mở phù
hợp với các vấn đề môi trường thực tế ở địa phương. Dạng hoạt động này cũng có lợi
thế về thời gian, không làm tăng thêm số giờ học của học sinh. Hiện nay, số trường

bán trú tăng lên rất nhiều. các trường này thì có ít nhất 2tiết sinh hoạt ngoại khoá
mỗi tuần. Đây là một thuận lợi để đưa các hoạt động GDMT vào các trường phổ
thông.
Dạng II: Tổ chức thành một buổi riêng, ngoài giờ học
Dạng này được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Người thiết kế chương trình
chọn riêng một buổi thuận lợi trong tuần mà học sinh không đi học để tổ chức sinh
hoạt GDMT. Hoạt động có thể rất linh hoạt, cả thầy và trò không bị gò bó về thời
gian, về không gian. Hình thức này được áp dụng trong các trường tiểu học Quận 6
thuộc dự án 415 và trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm Quận 1 thuộc “dự án GDMT
thông qua học động ngoại khoá cho học sinh trường Nguyễn Bỉnh Khiêm”.
Trong quá trình tổ chức hoạt động GDMT, hình thức hoạt động ngoại khoá có
những ưu điểm vượt trội như: Thời gian và kinh phí tương đối rộng rãi nên có thể tổ
chức được nhiều hoạt động năng động mà không sợ ảnh hưởng đến lớp học bên cạnh,
có thể tổ chức nhiều giờ học trong thiên nhiên, học sinh cảm thấy mình được thoát
khỏi “cái khung” của lớp học nên việc tiếp thu rất chủ động, tích cực. Ví dụ việc tổ
chức cho các em chơi các trò chơi vận động như trò chơi phân loại rác, chuyển nước
cứu trợ…cần có một không gian thoải mái cho các em. Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm
Quận I có may mắn nằm cạnh Thảo Cầm Viên nên các lớp học về môi trường chủ
18


yếu được tổ chức trong này nhằm tăng cường sự gần gũi của học sinh đối với thiên
nhiên.
Tuy nhiên, dạng hoạt động này cũng gặp một số khó khăn: độ bền vững kém
(thông thường khi hết nguồn tài trợ thì dự án kết thúc và chuyển giao sang dạng hoạt
động lồng ghép trong giờ sinh hoạt), thời gian tổ chức thường vào thứ 7 hoặc chủ nhật,
đây là lúc giáo viên các trường tập trung các đợt học tập nâng cao trình độ vì thế cũng
gặp nhiều khó khăn. Một số trở ngại từ phía học sinh và gia đình như phụ huynh
không muốn đưa đón con em mình đến lớp học vào ngày nghỉ. Tuy thế, khó khăn này
rất dễ khắc phục khi các em học sinh yêu thích chương trình và phụ huynh nhìn thấy

ích lợi của nó thì sẽ cho con em mình tham gia.
II.3. Thời gian, địa điểm
Thời gian cho các hoạt động GDMT phụ thuộc rất lớn vào loại hình tổ chức.
Nếu tổ chức hoạt động lồng ghép thì sẽ thực hiện đúng theo thời gian quy định cho
một tiết học. Còn nếu tổ chức hoạt động ngoại khoá thì thông thường thì thời gian
sinh hoạt chỉ nên kéo dài từ 1,5h đến 2h mỗi buổi, mỗi tuần sinh hoạt một lần.
Đối với việc tổ chức các hoạt động tham quan, học tập thì thời gian tổ chức
thông thường từ 0,5 đến 1 ngày. Để có một buổi học như thế, lực lượng giáo viên và
cả học sinh phải làm công tác tổ chức từ trước ít nhất là một tuần.
Khi chọn địa điểm tổ chức hoạt động GDMT, cần nắm vững nguyên tắc “học
về môi trường, học vì môi trường và học trong môi trường ” vì thế nên chọn những địa
điểm học tập theo hai khuynh hướng sau đây:
-

Những địa điểm có tính kỳ vọng: nghóa là chọn những nơi môi trường sạch sẽ,
trong lành, có khung cảnh thiên nhiên tốt để dạy những bài về tài nguyên thiên
nhiên, về bảo tồn đa dạng sinh học, về tình yêu thiên nhiên…Môi trường tốt
đẹp này sẽ tạo nên trong tâm hồn các em một ước mơ xây dựng một cuộc sống
xanh sạch đẹp như thế. Điều này có ý nghóa tích cực trong việc phát triển nhận
thức về môi sinh của thanh thiếu niên. Địa điểm lý tưởng để lựa chọn thường là
các công viên, các Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên, hệ sinh thái rừng hoặc hệ thống
kênh rạch đã được cải thiện…Ở TP HCM hiện nay, các điểm mà chúng tôi đã
lựa chọn để tổ chức hoạt động là Thảo Cầm Viên (học về tài nguyên thiên
nhiên_động vật), Khu BTTN Bình Châu-Phước Bữu (học về cây xanh và đa
dạng sinh học), rừng ngập mặn Cần Giờ(trồng rừng, học cách trồng và bảo vệ
rừng), Kênh Nhiêu Lộc (học về tài nguyên nước)…

-

Những địa điểm có tính phản ảnh hiện thực và đe doạ: Là những nơi minh

chứng cho tình trạng ô nhiễm và sự xuống cấp tài nguyên đang diễn ra nghiêm
trọng. Đây là sự cảnh báo trực quan nhất để các em ý thức rằng nếu không bảo
vệ môi trường thì cuộc sống sẽ không thể tốt đẹp được. Thông thường nên chọn
những điểm có vấn đề về môi trường ở ngay tại địa phương các em sống để các
em hiểu và tập tự tìm cách giải quyết vấn đề. Ví dụ trong chương trình GDMT
19


của 415, học sinh trong khu vực Tân Hoá Lò Gốm được tổ chức đi tham quan
các khu phố có hoạt động thủ công nghiệp và tham quan kênh Tân Hoá để thấy
nguyên nhân và cả mức độ ô nhiễm môi trường của khu vực này.
Ngoài ra, trong chương trình GDMT bao giờ cũng có những bài học có tính
trang bị kiến thức cơ bản, thì chúng ta có thể tổ chức sinh hoạt trong sân trường. Đây
cũng là nơi rất thuận lợi và quen thuộc để tổ chức các trò chơi có tính giáo dục.
b. Các nhân tố quan trọng
Khi nói đến các chương trình giáo dục môi trường ở các trường phổ thông thì
cần nói ngay đến nhân tố quan trọng đầu tiên có tính chất quyết định thành công của
chương trình đó là: Ban Giám Hiệu (BGH) mà đứng đầu là Hiệu Trưởng các trường
phổ thông. Chương trình có được tổ chức thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào
ý thức và tính tích cực của BGH. Vì thế một trong những hoạt động đầu tiên của
chương trình là thảo luận hợp tác và đả thông tư tưởng của BGH để họ nhận ra lợi ích
của chương trình đối với giáo viên, học sinh và với trường của họ. Khi BGH đồng ý và
tích cực tạo điều kiện hợp tác thì thành công của chương trình được đảm bảo.
Nhân tố quan trọng thứ hai là đội ngũ giáo viên, dưới sự điều động của BGH và
tinh thần tự nguyện họ sẽ tham gia tích cực vào chương trình. Thông qua đó, họ được
trang kỹ thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm hoạt động GDMT. Vì thế cần chú ý
kỹ phần tập huấn cho giáo viên trước khi triển khai hoạt động cho học sinh.
Nhân tố thứ ba không kém phần quan trọng là cơ chế của Sở_Phòng GD_ĐT,
đây chính là hành lang pháp lý để các trường có cơ sở có thể đón nhận hoạt động của
các chương trình GDMT.

Nhân tố khá quan trọng thứ tư chính là kinh phí hoạt động. Hiện nay, trong xã
hội có rất nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau trong và ngoài nước cũng rất quan tâm
đến hoạt động bảo vệ môi trường vì thế họ sẵn sàng tài trợ cho các chương trình này.
GDMT là một hoạt động kéo dài và nó đòi hỏi phải có sự đồng bộ giữa nâng cao
nhận thức và cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho môi trường thì GDMT mới có hiệu
quả. Chính vì thế cần tìm được những nguồn tài trợ ổn định để chương trình có thể
hoạt động tốt.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GDMT
Khi soạn nội dung các chương trình GDMT cần chú ý đến lớp học và lứa tuổi
của các em. Tuỳ vào mỗi lứa tuổi khác nhau mà chúng ta sẽ biên soạn nội dung cho
phù hợp. Tuy nhiên, đối với học sinh phổ thông việc soạn nội dung GDMT cũng có
những đặc điểm chung sau đây:
III.1. Các nội dung chính của chương trình GDMT
III.1.1 Những vấn đề môi trường có tính toàn cầu

o Tác động của tăng trưởng dân số đến môi trường
20


o Phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ảnh hưởng đến môi
trường
o Tài nguyên nước
o Tài nguyên rừng
o Khí quyển và khí hậu
o Mất đa dạng sinh học…
III.1.2 Những vấn đề môi trường ở Việt Nam

o Biến đổi khí hậu
o Suy giảm chất lượng nước ngọt

o Suy thoái vùng ven biển và ven bờ
o Giảm diện tích đất ngập nước
o Ô nhiễm nước và không khí ở đô thị
o Quản lý chất thải rắn
o Giảm chất lượng rừng
o Tổn thất đa dạng sinh học
o Suy thoái đất
III.1.3 Thay đổi hành vi

Đây vừa là nội dung quan trọng vừa là mục tiêu của các chương trình GDMT. Kết
quả của chương trình giáo dục môi trường bao giờ cũng mong đợi những thay đổi
trong hành vi tích cực và thân thiện với môi trường của đối tượng học tập.
III.2. Các nội dung cần chú ý
III.2.1 Triển khai giáo án mở

Đây là loại giáo án chỉ ghi lại những nội dung và các hoạt động chính. Giáo
viên tuỳ vào điều kiện cụ thể của địa phương và nguồn lực của trường, bản thân mà
thay đổi cho phù hợp. Loại giáo án này được thử nghiệm thành công trong chương
trình GDMT của dự án 415 áp dụng đầu tiên cho 5 trường của quận 6, sau đó mở rộng
ra toàn bộ các trường tiểu học trên địa bàn quận này. Khi chương trình kết thúc thì sở
GD_ ĐT TP HCM đã đồng ý tiếp nhận và chuyển giáo án đến tất cả các trường tiểu
học trong TP HCM để tạo điều kiện áp dụng chương trình này.

21


III.2.2 Tập trung có hệ thống vào các vấn đề môi trường

cơ bản nhất
Học sinh chính là thế hệ làm chủ đất nươc trong tương lai vì thế cần trang bị

cho các em một cách có hệ thống các vấn đề cơ bản nhất của môi trường. Trên cơ sở
này, các em sẽ tiếp tục phát triển các giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường
trong tương lai.
Các vấn đề cần quan tâm hiện nay là các thành phần cơ bản của môi trường:
đất, nước, không khí và sinh vật. Cũng cần hướng các em quan tâm đến các vấn đề
môi trường có tính toàn cầu. Tuy nhiên khi nhắc đến vấn đề môi trường toàn cầu,
người hướng dẫn nên dẫn các em đến các nguyên nhân cụ thể trong hành vi của mỗi
người để học sinh thấy rằng các vấn đề toàn cầu là do mỗi cá nhân gây ra. Vì thế bất
cứ ai cũng có thể góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, giảm mưa axit, giảm lủng
tầng ozôn. Vấn đề quan trọng nhất là để học sinh thấy rằng chính bản thân mỗi người
là một nhân tố tích cực trong việc bảo vệ môi trường.
III.2.3 Các chủ đề cần nhấn mạnh đến các vấn đề MT

hiện có và cấp bách tại địa phương
Trong các buổi sinh hoạt tôi nhận thấy rằng các bạn học sinh rất quan tâm và
tham gia tích cực vào việc thảo luận các vấn đề môi trường của địa phương. các đô
thị, các vấn đề được quan tâm nhiều nhất là:
-

Ô nhiễm nước: ô nhiễm nước sông, kênh rạch và vấn đề thoát nước gây ngập
lụt, vấn đề nước thải sinh hoạt.

-

Ô nhiễm không khí: tập trung chủ yếu là tiếng ồn và khói bụi vào giờ cao điểm

-

Ô nhiễm rác: vấn đề thu gom vận chuyển và xử lý rác, vấn đề phân loại, tái
chế và tái sử dụng rác…


Ví dụ trên địa bàn quận 6, thì vấn đề quan tâm nhất của các em tập trung vào 3
chủ đề chính: nước sạch _ nước thải và rác. Vì thế các bài giảng cũng cần chú ý xoáy
sâu nguyên nhân và hướng cho các em tìm kiếm giải pháp cho vấn đề cấp bách này.
Một em học sinh ở quận 6 đã hỏi: “thưa thầy, tại sao ở dưới quê, ngoại em
cũng đổ rác xuống kênh nhưng nước kênh không đen. Còn vứt rác xuống kênh sau
nhà em thì nước lại đen và có mùi khó chịu” (Em này sống trong nhà chồ ven kênh
Tân Hoá).

22


III.2.4 Các chủ đề phải gắn liền với các hành động thực tế

nhằm giải quyết một vấn đề môi trường nhất định
Mục tiêu của GDMT không chỉ có nâng cao nhận thức, thái độ mà còn rèn
luyện hành vi đúng vì vậy các bài học nên gắn liền
với hoạt động thực tế nhằm rèn luyện thói quen
Câu chuyện hộp sữa
bảo vệ môi trường.
Trên chuyến phà Bình
Ví dụ, song song với hoạt động tập huấn cho Khánh, nhìn thấy 1 họp sữa trôi nổi
học sinh, dự án GDMT ở trường tiểu học Bình dưới sông, 1 học sinh lớp 4 đã
Long còn tổ chức hoạt động phân loại rác tại khều vai bạn hỏi:
nguồn. Các thùng rác được đặt cặp đôi nhằm giúp
- Ê, cậu vứt rác xuống sông
phân loại các thành phần có thể tái chế ra riêng.
hả? Gây ô nhiễm môi trường rồi.
Phần rác này được bán ve chai và số tiền thu được
cậu bạn thọc tay vào túi

từ hoạt động này được đưa vào quỹ kế hoạch nhỏ
của các em để dành phát thưởng cho những gương quần lôi ra một hộp sữa thanh
mặt ưu tú. Hoạt động này được học sinh tham gia minh:
rất nhiệt tình. Nó cũng giúp cũng cố các bài học về
- Không, hộp sữa của tớ còn
phân loại và tái chế rác trong chương trình.
á
III.2.5 Hướng học sinh đến gần với thiên nhiên

Một đặc điểm nổi bật của học sinh ở
khu vực đô thị là các em ít có dịp được tiếp
xúc với thiên nhiên cây cỏ. Từ nhỏ đã quen
sống trong môi trường hoàn toàn nhân tạo nên
thiên nhiên luôn là một kho tàng, mộât nguồn
khám phá kỳ thú vô tận cho các em. Tuy
nhiên, cũng có một số rất e dè, sống tách biết
với tự nhiên, có thái độ thờ ơ với thiên nhiên.

“Mình chưa bao giờ bị bẩn thế
này nhưng rất vui vì mình đã trồng
được 5 cái cây cho rừng. Sau này
mình hứa sẽ quay lại thăm cái cây
của mình và trồng thêm nhiều cây
nữa để môi trường được trong lành”

Vì vậy, để kích thích tình yêu thiên
Đó là phát biểu của bé Lê Hữu
nhiên, môi trường nên bắt đầu từ việc tập cho Quang, lớp 4/1 trường Nguyễn Bỉnh
các em tiếp xúc và khám phá thiên nhiên. Để Khiêm sau chuyến trồng rừng ngập
các em dần được hình thành một lối sống hài

hoà với thiên nhiên và hiểu rằng mình chỉ là một phần tử của tự nhiên. Từ đó, khi
quay về môi trường sống đô thị các em cũng có những hành vi ứng phó phù hợp để
bảo vệ môi trường sống tốt hơn.
Hiện nay, song song với việc xây dựng Vườn Trường, trồng cây trong sân
trường thì nên thường xuyên có những hoạt động tạo sự gắn bó với thiên nhiên như
trồng rừng, tham quan các Khu bảo tồn thiên nhiên, công viên văn hoá…

23


IV. PHƯƠNG PHÁP GDMT
Về các phương pháp giáo dục môi trường, mọi người trong chúng ta ở đây đều
đã rất rõ nên tôi xin không nhắc lại mà chỉ nêu ra những điều cần quan tâm về
phương pháp trong khi tổ chức các chương trình GDMT.
hoạt.

Thứ nhất: cần sử dụng đa dạng các phương pháp trong một buổi sinh

Việc sử dụng đa dạng các phương pháp (ít nhất là từ 3 phương pháp trở lên)
giúp buổi học sinh động, giảm cảm giác đơn điệu nhàm chán. Cả học sinh và cả người
thầy đều bị lôi cuốn vào buổi sinh hoạt.
Ví dụ, tổ chức buổi sinh hoạt trong sân trường có thể kết hợp: thuyết giảng
những kiến thức cơ bản, thảo luận giải quyết vấn đề cụ thể và một số trò chơi truyền
tải nội dung bài học.
Thứ hai: Cân đối các hoạt động và giảng giải
Nhiều người cho rằng việc giảng giải trong giáo dục môi trường là không cần
thiết vì nó sẽ làm cho học sinh cảm thấy chán ngán. Tuy nhiên, nếu chúng ta chuẩn bị
bài thuyết trình chu đáo và đưa những vấn đề trừu tượng trở nên cụ thể, gần gũi với sự
quan tâm của học sinh thì bài giảng cũng sẽ rất lôi cuốn sự chú ý. Theo tôi, hoạt động
truyền giảng là khó có thể thay thế được. Khác với đối tượng là cộng đồng, công

nhân…những kiến thức cung cấp cho họ là những thức có thể sử dụng ngay. Còn nếu
đối tượng của chúng ta là học sinh thì cần trang bị những kiến thức nền tảng về tài
nguyên môi trường mà các em sẽ sử dụng, phát triển trong suốt cuộc đời. Vì vậy cần
phải cần đối thời gian và liều lượng kiến thức truyền tải bằng phương pháp giảng giải
và các hoạt động để buổi sinh hoạt vừa truyền tải đủ lượng kiến thức kỹ năng cần
thiết vừa rất năng động, vui vẻ.
Thứ ba: Giảm truyền giảng
Việc truyền giảng là cần thiết đối với những kiến thức tương đối trừu tượng.
Tuy nhiên, cần phải giảm tải đến mức tối đa hoạt động này vì nó dễ gây cảm giác
nhàm chán cho buổi học.
Phần lớn các kiến thức về môi trường rất cụ thể, dễ thể hiện trực quan: thể
hiện dưới dạng hình ảnh, trò chơi, sắm vai đóng kích…vẫn đảm bảo truyền tải đầy đủ
thông điệp và rất sinh động. Vì thế cần tăng cường trực quan hoá kiến thức để người
nhận thông điệp được tiếp nhận một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
Thứ tư: Khai thác và giải quyết vấn đề cụ thể
Trong mỗi bài truyền thông, cần cố gắn khai thác một vấn đề thật cụ thể để
cùng người học tìm ra các giải pháp thích hợp. Phương pháp này giúp người học thật
sự vận dụng kiến thức cơ bản để giải quyết một vấn đề môi trường hiện hữu. Điều
này giúp cho việc hình thành kiến thức và thái độ, hành vi của người học một cách
vữngvàng hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là người tập huấn (Truyền thông
24


×