Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

So sánh đặc điểm của lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong tiếng việt và tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG VĂN PHONG

SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM CỦA
LỜI DẪN TRỰC TIẾP VÀ LỜI
DẪN GIÁN TIẾP TRONG
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUN NGÀNH NGƠN NGỮ HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG VĂN PHONG

SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM CỦA
LỜI DẪN TRỰC TIẾP VÀ LỜI
DẪN GIÁN TIẾP TRONG
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC

MÃ SỐ: 60.22.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. LÊ TRUNG HOA

TP. HỒ CHÍ MINH – 2008




LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc nhất đến ba mẹ đã sinh thành và
dưỡng dục; anh, chị, em trong gia đình ln dành những tình cảm tốt
đẹp và những lời động viên, giúp đỡ trong suốt q trình thực hiện luận
văn này.
Tơi xin gởi lời cám ơn đến bạn bè và các anh chị trong lớp Ngôn
ngữ 2005-2008 đã đưa ra những lời khuyên, lời động viên cũng như
những ý kiến đóng góp xác đáng để hồn thành luận văn này.
Tơi xin gởi lời cám ơn đến các Thầy Cô đã dạy dỗ và các Thầy Cô
trong Hội đồng chấm luận văn đã dành thời gian đọc, nhận xét và đóng
góp ý kiến cho luận văn.
Tơi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Lê
Trung Hoa đã đưa ra những gợi ý ngay từ khi viết đề cương cũng như
đã bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức hướng dẫn tận tình trong suốt
q trình tơi viết luận văn này.
Tơi xin được gởi lời cám ơn chân thành và chúc sức khỏe, hạnh
phúc đến tất cả.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 7 năm 2008
Tác giả

Hoàng Văn Phong


2

MỤC LỤC

DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................... 1
1.1 Về mặt lý luận .................................................................. 1
1.2 Về mặt thực tiễn ............................................................... 2
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................... 3
3. Mục đích, phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................. 5
3.1 Mục đích nghiên cứu ......................................................... 5
3.2 Phạm vi nghiên cứu........................................................... 5
3.3 Đối tượng nghiên cứu ....................................................... 6
4. Phương pháp và ngữ liệu nghiên cứu ........................................ 6
4.1 Phương pháp nghiên cứu ................................................... 6
4.2 Ngữ liệu nghiên cứu .......................................................... 7
5. Bố cục luận văn ....................................................................... 8

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT
1.1

Lời dẫn trực tiếp .............................................................. 10

1.2

Lời dẫn gián tiếp.............................................................. 11

1.3

Phân biệt LDGT với hành vi ngôn ngữ gián tiếp ................ 13

1.4


Các kiểu câu thể hiện LDTT và LDGT .............................. 15

1.4.1

Định nghĩa về câu ...................................................... 15

1.4.2

Các kiểu câu thể hiện LDTT và LDGT theo mục đích phát
ngơn ............................................................................. 18


3

1.4.2.1 Câu trần thuật ................................................. 18
1.4.2.2 Câu nghi vấn .................................................. 19
1.4.2.3 Câu cầu khiến ................................................. 20
1.4.2.4 Câu cảm thán .................................................. 20
1.5

Nghĩa của câu .................................................................. 21

1.6

Các phương diện nghĩa của câu ........................................ 24

1.6.1 Nghĩa miêu tả ............................................................... 24
1.6.2 Nghĩa tình thái .............................................................. 27
1.6.3 Nghĩa chủ đề................................................................. 28
1.6.4 Nghĩa mục đích phát ngôn ............................................. 28

1.7

Tiểu kết ........................................................................... 29

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM LDTT VÀ LDGT TRONG TIẾNG VIỆT VÀ
TIẾNG ANH
Đặc điểm LDTT và LDGT trong tiếng Việt ............ 30

2.1
2.1.1

Đặc điểm LDTT và LDGT trong tiếng Việt trên bình diện
cấu trúc ......................................................................... 30

2.1.1.1 Câu trần thuật ............................................................. 30
2.1.1.2 Câu nghi vấn .............................................................. 38
2.1.1.3 Câu cầu khiến ............................................................. 43
2.1.1.4 Câu cảm thán .............................................................. 44
2.1.2

Đặc điểm LDTT và LDGT trong tiếng Việt trên bình diện
ngữ nghĩa ..................................................................... 47

2.1.2.1 Nghĩa của câu trần thuật ............................................. 47


4

2.1.2.2 Nghĩa của câu nghi vấn ............................................... 49

2.1.2.3 Nghĩa của câu cầu khiến ............................................. 52
2.1.2.4 Nghĩa của câu cảm thán .............................................. 53
2.1.2.5 Tiểu kết...................................................................... 53
2.2 Đặc điểm LDTT và LDGT trong tiếng Anh .................... 55
2.2.1 Đặc điểm LDTT và LDGT trong tiếng Anh trên bình diện
cấu trúc ........................................................................... 55
2.2.1.1

Câu trần thuật ............................................................. 55

2.2.1.2

Câu nghi vấn .............................................................. 63

2.2.1.3

Câu cầu khiến ............................................................. 70

2.2.1.4

Câu cảm thán .............................................................. 74

2.2.2 Những điểm cần lưu ý khi chuyển từ LDTT sang LDGT
trong tiếng Anh ............................................................... 75
2.2.2.1

Thay đổi thì ................................................................ 75

2.2.2.2


Thay đổi trợ động từ ................................................... 78

2.2.2.3

Thay đổi đại từ ........................................................... 79

2.2.2.4

Thay đổi những từ chỉ không gian và thời gian ............ 80

2.2.3 Đặc điểm LDTT và LDGT trong tiếng Anh trên bình diện
ngữ nghĩa ........................................................................ 81
2.2.3.1

Nghĩa của câu trần thuật ............................................. 81

2.2.3.2

Nghĩa của câu nghi vấn ............................................... 82

2.2.3.3

Nghĩa của câu cầu khiến ............................................. 83

2.2.3.4

Nghĩa của câu cảm thán .............................................. 84

2.2.3.5


Tiểu kết...................................................................... 85


5

CHƯƠNG 3
SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM LDTT VÀ LDGT TRONG TIẾNG
VIỆT VÀ TIẾNG ANH
3.1

Sự giống nhau về đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của
LDTT và LDGT trong tiếng Việt và tiếng Anh ........... 87

3.1.1 Về mặt cấu trúc ................................................................. 87
3.1.1.1 Câu trần thuật ............................................................... 87
3.1.1.2 Câu nghi vấn................................................................. 89
3.1.1.3 Câu cầu khiến ............................................................... 90
3.1.1.4 Câu cảm thán ................................................................ 91
3.1.2 Về mặt ngữ nghĩa .............................................................. 92
3.1.2.1 Câu trần thuật ............................................................... 92
3.1.2.2 Câu nghi vấn................................................................. 92
3.1.2.3 Câu cầu khiến ............................................................... 94
3.1.2.4 Câu cảm thán ................................................................ 94
3.1.2.5 Tiểu kết ........................................................................ 95
3.2

Sự khác nhau về đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của
LDTT và LDGT trong tiếng Việt và tiếng Anh ........... 96

3.2.1 Về mặt cấu trúc................................................................... 96

3.2.1.1 Câu trần thuật ............................................................... 96
3.2.1.2 Câu nghi vấn................................................................. 97
3.2.1.3 Câu cầu khiến ............................................................... 99
3.2.1.4 Câu cảm thán .............................................................. 100
3.2.2 Về mặt ngữ nghĩa .............................................................. 101


6

3.2.3 Tiểu kết ............................................................................ 101

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


7

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CN

=

chủ ngữ

LDGT

=

lời dẫn gián tiếp


LDTT

=

lời dẫn trực tiếp



=

mệnh đề

P (predicative)

=

vị ngữ

S (subject)

=

chủ ngữ

Sb (some body)

=

người nào đó


Sđd

=

sách đã dẫn

Sth (some thing) =

điều gì đó/cái gì đó

VN

vị ngữ

=


8

DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
1.1

Về mặt lý luận

Cho đến nay, lời dẫn trực tiếp (LDTT) và lời dẫn gián tiếp
(LDGT) trong tiếng Việt và tiếng Anh đã được đề cập và nghiên cứu với
nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, rất ít cơng trình nghiên cứu đầy đủ
và toàn diện về LDTT và LDGT trong cả tiếng Việt và tiếng Anh, đặc

biệt là chưa có cơng trình nào so sánh LDTT và LDGT giữa tiếng Việt
và tiếng Anh. Hầu hết các cơng trình, các sách chỉ dành một phần rất
nhỏ, khiêm tốn để nói về LDTT và LDGT. Các kiểu câu thể hiện LDTT
và LDGT trong tiếng Anh đều được đề cập ở hầu hết các sách ngữ pháp
căn bản nhưng chỉ dừng lại ở mức độ là nêu lên cách chuyển từ LDTT
sang LDGT và ngược lại. Nhìn chung, tất cả đều mang nặng tính thực
hành.
Nói như vậy khơng có nghĩa là chúng tơi phủ nhận cơng lao cũng
như thành quả nghiên cứu của các cơng trình trước đây mà ngược lại
chúng tôi hết sức trân trọng và mong muốn được kế thừa, phát huy
những thành quả đó để phục vụ cho đề tài nói riêng và nghiên cứu ngữ
pháp tiếng Việt nói chung, đặc biệt là phục vụ cho việc so sánh, đối
chiếu giữa hai ngôn ngữ.
Đề tài dựa vào lý luận đại cương về LDTT và LDGT để phân biệt,
nhận diện và miêu tả LDTT và LDGT trong tiếng Việt và tiếng Anh.


9

Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng các lý luận về ngữ nghĩa học để phân
tích đặc điểm ngữ nghĩa của LDTT và LDGT trong cả tiếng Việt và
tiếng Anh.
1.2

Về mặt thực tiễn

Trước hết, đề tài có ý nghĩa hết sức thiết thực trong công tác dạy
và học ngôn ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ. Hiện nay phong trào học ngoại
ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, đang phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu
hội nhập của Việt Nam khơng chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cịn trong

lĩnh vực giáo dục, khoa học và kĩ thuật. Tuy nhiên, người học ngoại ngữ,
đặc biệt là tiếng Anh, hiện gặp rất nhiều khó khăn khi đặt câu và viết
câu, do vậy chúng tơi muốn tìm hiểu và nghiên cứu đặc điểm LDTT và
LDGT trong tiếng Việt và so sánh với đặc điểm của LDTT và LDGT
trong tiếng Anh. Qua đó có thể khái quát những tương đồng và dị biệt
của LDTT và LDGT trong tiếng Việt, và LDTT và LDGT trong tiếng
Anh để phần nào có thể giúp người học tiếng Anh so sánh với tiếng Việt
và ngược lại, người học tiếng Việt so sánh với tiếng Anh nhằm tìm ra
những giải pháp tối ưu khi học để đạt kết quả như mong muốn.
Ý nghĩa thực tiễn rõ ràng tiếp theo của đề tài là trong lĩnh vực
dịch thuật. Nó giúp người làm cơng tác dịch thuật có thể xác định cấu
trúc và ngữ nghĩa của LDTT và LDGT trong tiếng Việt và tiếng Anh để
có thể chuyển tải ý nghĩa một cách trọn vẹn, chính xác giữa một ngơn
ngữ này sang một ngôn ngữ khác và ngược lại.


10

2.

Lịch sử vấn đề
LDTT và LDGT đã được một số tác giả trong và ngoài nước

nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau.
Hầu hết các sách ngữ pháp tiếng Việt và tiếng Anh đều đề cập đến
LDTT và LDGT như một phần nhỏ trong phạm vi nghiên cứu cấu trúc
câu.
Diệp Quang Ban [ 7 , 8 ] dành một phần khá khiêm tốn trong các
cơng trình của mình để đề cập đến hành động nói trực tiếp và hành động
nói gián tiếp được thể hiện qua bốn kiểu câu: trình bày, nghi vấn, cầu

khiến và cảm thán.
Nguyễn Thị Lương [ 35 ] đề cập đến hành động nói trực tiếp, hành
động nói gián tiếp và các kiểu câu thể hiện chúng như: câu trần thuật,
câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu phủ định.
Ngồi ra, mặc dù khơng đề cập trực tiếp đến LDTT và LDGT
nhưng có nhiều tác giả phân loại câu tiếng Việt dựa theo mục đích phát
ngơn liên quan đến phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Bùi Đức Tịnh [ 1 ] dành chương D để nói về “các thể câu”: câu xác
định, câu phủ định, câu nghi vấn, câu khuyến lệnh, câu tỏ sự mong ước
hay hối tiếc.
Đỗ Thị Kim Liên [ 12 ] dành trọn chương IV trong cơng trình của
mình để đề cập đến câu phân loại theo mục đích phát ngơn gồm: câu
trần thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh - cầu khiến, câu cảm thán. Tác
giả tiếp tục phân loại khá chi tiết về các tiểu loại của các kiểu câu ở
trên với những dẫn chứng khá phong phú.


11

Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hồng Trọng Phiến
[ 24 ] nêu ngắn gọn việc phân loại câu theo mục đích nói trong chương
XXIII. Theo nhóm tác giả này, câu phân loại theo mục đích nói gồm có
bốn kiểu câu:

câu tường thuật (câu kể), câu nghi vấn (câu hỏi), câu

mệnh lệnh (câu cầu khiến), câu cảm thán (câu cảm).
Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia [ 40 ] đề cập
đến câu khẳng định và phủ định, tường thuật, nghi vấn, cầu khiến và
biểu cảm nhưng dưới góc độ phân loại cấu tạo theo câu đơn.

Mak Halliday [ 14 ] trình bày LDTT và LDGT trong tiếng Anh
theo quan điểm Ngữ pháp chức năng. Phân loại LDTT và LDGT thuộc
loại cú phức. Nêu lên mối quan hệ giữa các cú trong LDTT và LDGT
qua các kiểu câu: nhận định, câu hỏi, đề nghị.
Collins Cobuild [ 43 ] trình bày khá chi tiết về LDTT và LDGT
trong tiếng Anh. Tuy nhiên, tác giả chỉ nêu chi tiết những trường hợp và
dẫn chứng một số ví dụ cho từng trường hợp sử dụng LDGT mà rất ít
khái quát hoá về mặt lý luận.
Frank Marcella [ 47 ] trình bày khá ngắn gọn về định nghĩa câu,
cách phân loại câu dựa vào các kiểu câu (type) và dựa vào số lượng kết
cấu chủ vị đầy đủ (full predication).
Ngọc Lam [ 25 ] trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu,
mang nặng tính thực hành về LDGT trong tiếng Anh.
Lê Dũng [ 17 ] giới thiệu khái quát về LDTT và LDGT trong tiếng
Anh, nêu lên những thay đổi khi chuyển từ LDTT sang LDGT.


12

Ngồi ra, hầu hết các sách, giáo trình ngữ pháp tiếng Anh đều đề
cập đến LDTT và LDGT nhưng ở phạm vi thực hành, tức là trình bày
hết sức ngắn gọn, dễ hiểu và đưa ra một loạt các bài tập ứng dụng để
người học dễ dàng tiếp thu những điều cơ bản về LDTT và LDGT cũng
như cách chuyển từ LDTT sang LDGT.
3.

Mục đích, phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1

Mục đích nghiên cứu


Mục đích của đề tài là nhằm làm sáng tỏ những đặc điểm liên
quan đến LDTT và LDGT tiếng Việt và tiếng Anh về mặt cấu trúc và
ngữ nghĩa.
Trước hết, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, miêu tả những đặc
điểm về mặt cấu trúc của LDTT và LDGT tiếng Việt và tiếng Anh.
Sau đó, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu ngữ nghĩa của LDTT và LDGT
trong cả hai ngôn ngữ này.
3.2

Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về LDTT và LDGT trong văn bản
nghệ thuật, cụ thể là các tác phẩm văn học của những nhà văn nổi tiếng
Việt Nam, Anh và Mỹ. Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu LDTT và LDGT
tiếng Việt và tiếng Anh dựa vào phân loại câu theo mục đích phát ngơn,
tức là, chúng tơi nghiên cứu LDTT và LDGT được thể hiện qua các kiểu
câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán. Đề tài
không nghiên cứu LDTT và LDGT dựa vào phân loại theo cấu trúc câu
đơn, câu ghép và câu phức. Trong phần nghĩa của câu, theo các tác giả
John Lyons, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Thị Ly Kha, v.v.. thì nghĩa của


13

câu có nhiều loại: nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái, nghĩa chủ đề và nghĩa
mục đích phát ngơn. Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi tập trung
xem xét, nghiên cứu nghĩa của mục đích phát ngơn bao gồm nghĩa của
câu trần thuật, nghĩa của câu nghi vấn và nghĩa của câu cầu khiến và
cuối cùng là nghĩa của câu cảm thán trong cả tiếng Việt và tiếng Anh.

3.3

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là LDTT và LDGT tiếng Việt và
tiếng Anh. Chúng tôi xét LDTT và LDGT trên bình diện cấu trúc và ngữ
nghĩa.
4.

Phương pháp và ngữ liệu nghiên cứu
4.1

Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả, phân tích đặc điểm
LDTT và LDGT tiếng Việt và tiếng Anh trong các tác phẩm văn học mà
tác giả dùng làm ngữ liệu trên bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa. Sử dụng
phương pháp miêu tả, phân tích đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa LDTT
và LDGT sẽ giúp chúng tôi xác định một cách cụ thể, chi tiết những đặc
điểm nổi bật và những trường hợp ngoại lệ khi thể hiện LDTT và LDGT.
Sau đó chúng tơi sẽ tiến hành khái qt hố những cấu trúc thường gặp
của LDTT và LDGT thông qua các mơ hình. Đây là cơ sở để giúp chúng
tơi dễ dàng hơn trong việc sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu giữa
hai ngôn ngữ.
Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của luận văn, tất nhiên, chúng
tôi sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu tất cả những đặc điểm, yếu
tố mà chúng tôi đề cập đến giữa hai ngôn ngữ này. Việc so sánh, đối


14


chiếu sẽ giúp chúng tơi tìm ra những tương đồng và dị biệt về những
đặc điểm của LDTT và LDGT trong tiếng Việt và tiếng Anh. Tuy nhiên,
trước khi tiến hành so sánh và đối chiếu, chúng tôi phải khảo sát những
đặc thù của từng ngơn ngữ để có cái nhìn tồn diện, khái qt đặc trưng
của từng ngơn ngữ. Sau khi tiến hành so sánh và đối chiếu, chúng tôi
tiếp tục sử dụng phương pháp diễn dịch để diễn giải những kết quả đạt
được về những vấn đề đặt ra trong đề tài.
4.2

Ngữ liệu nghiên cứu

Chúng tôi khảo sát một số tác phẩm văn học của các tác giả nổi
tiếng để làm cơ sở, chứng minh cho các luận điểm của mình.
Về tiếng Anh, chúng tơi sử dụng tác phẩm: White Fang (1905),
(Nanh trắng), The Call of the Wild (1903), (Tiếng gọi nơi hoang dã) của
Jack London (1876-1916), và nhiều tác phẩm tiêu biểu, nổi tiếng của
văn học Mỹ được Lê Huy Lộc và Nguyễn Hoàng Linh biên soạn [ 1 ].
Chúng tôi chọn hai tác phẩm của Jack London bởi vì đây là những tác
phẩm nổi tiếng của nhà văn nổi tiếng người Mỹ. Còn những tác phẩm
được Lê Huy Lộc và Nguyễn Hoàng Linh biên soạn, đây là những tác
phẩm tiêu biểu cho từng thời kỳ khác nhau của nền văn học Mỹ, mỗi tác
phẩm có độ dài vừa phải, tiêu biểu cho phong cách của từng giai đoạn
trong lịch sử văn học Mỹ.
Về tiếng Việt, chúng tơi sử dụng tác phẩm Mùa gió chướng
(1975) của Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Xóm bàu láng(1968) của
tác giả Sơn Nam. Đây là những tác giả nổi tiếng người miền Nam nói


15


riêng và Việt Nam nói chung. Hai tác phẩm này có độ dài vừa phải:
Mùa gió chướng (438 trang) và Xóm bàu láng (395 trang).
Ngồi ra, để có cơ sở vững chắc cho những luận điểm được nêu
trong đề tài, chúng tơi cịn sử dụng những ví dụ phổ biến trong đời sống
hàng ngày để bổ sung, cũng cố cho những đặc điểm, vấn đề cụ thể,
những luận điểm được nêu ra trong luận văn.
Nguồn ngữ liệu tuy không phải là nhiều nhưng nó đáp ứng được
những nhiệm vụ đặt ra trong luận văn.
5.

Bố cục luận văn
Ngoài phần dẫn luận, luận văn gồm nội dung chính với ba

chương:
Chương 1: nêu lên các vấn đề mang tính lý thuyết về LDTT và
LDGT; phân biệt LDGT với hành vi ngôn ngữ gián tiếp, các kiểu câu
thể hiện LDTT và LDGT theo mục đích phát ngơn. Ngồi ra, chúng tơi
cũng nêu những đặc điểm cơ bản về nghĩa của câu, các bình diện nghĩa
của câu. Đây là chương đầu tiên trong nội dung của luận văn, do vậy
chúng tôi nêu lên những đặc điểm mang tính khái quát, làm tiền đề, lý
luận cho những vấn đề được đặt ra trong luận văn.
Chương 2: nêu lên những đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của
LDTT và LDGT tiếng Việt và những đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa
của LDTT và LDGT tiếng Anh. Đây là chương trọng tâm và là chương
có nội dung phong phú nhất của luận văn. Trong chương này chúng tôi
đã cụ thể hố những gì được nêu ra trong chương một. Chúng tơi khái
qt hố các mơ hình về các kiểu câu thể hiện LDTT và LDGT trong



16

tiếng Việt, sau đó sẽ giải thích và đưa ra những minh chứng cụ thể
thơng qua nhiều ví dụ trích dẫn trong các tác phẩm mà chúng tôi sử
dụng làm ngữ liệu. Bên cạnh đó, chúng tơi cịn đưa ra những ví dụ
thường được sử dụng hàng ngày để củng cố thêm những luận điểm đã
nêu trong luận văn. Cuối mỗi phần chúng tơi đều diễn giải về các mơ
hình đó.
Chương 3: dựa trên những nội dung đã được trình bày trong
chương 2, chúng tôi tiến hành so sánh để tìm ra sự tương đồng và dị
biệt về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa của LDTT và LDGT trong tiếng Việt
và tiếng Anh. Trong phần đầu của chương ba, chúng tôi nêu lên những
điểm tương đồng giữa LDTT và LDGT trong tiếng Việt và tiếng Anh,
sau đó chúng tơi tiếp tục nêu lên những điểm dị biệt về LDTT và LDGT
giữa hai ngôn ngữ này.
Với tên đề tài “So sánh đặc điểm của LDTT và LDGT trong tiếng
Việt và tiếng Anh”, chúng tôi cho rằng bố cục và dung lượng của luận
văn gồm ba chương như vừa trình bày ở trên là hợp lý.
Ngồi ra, luận văn cịn có phần kết luận. Trong phần này chúng
tôi nêu lên kết quả đạt được của đề tài và đưa ra những kiến nghị cho
những cơng trình nghiên cứu sau liên quan đến LDTT và LDGT trong cả
hai ngơn ngữ.
Bên cạnh đó luận văn cịn bao gồm phần phụ lục, tài liệu trích dẫn,
tài liệu tham khảo.


17

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT

1.1

Lời dẫn trực tiếp
‘Lời dẫn trực tiếp (direct speech) là sự trích dẫn chính xác những

từ mà người phát ngơn nói ra, thường được biểu thị bằng dấu ngoặc
kép.’ [Asher Ronald E., 41 ]
LDTT dùng để chuyển tải những gì một người đã nói, thường để
nhấn mạnh, nhằm tạo ra ý nghĩa ngay lập tức hoặc nêu bật tầm quan
trọng của những từ được sử dụng.
Tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt LDTT với LDGT đó là
LDTT trích dẫn chính xác những gì mà người phát ngơn đã nói. Cịn
LDGT chỉ nêu lại những gì người phát ngơn đã nói ra, trong đó có thể
thêm hoặc bớt một số từ và thay đổi đại từ cho phù hợp với ngữ cảnh.
Ví dụ:
-

Hai Lành gượng gạo đứng dậy: ‘Thế là bọn hải tặc đã bắt sống
ông cai tổng Biện cho ăn uống tử tế rồi đem cái áo bành tô về
để làm tin, tống tiền gia đình cậu Hai’.
[Nguyễn Quang Sáng, 4 ]

-

‘That’s nothing,’ said Thornton. ‘Buck can pull three hundred
and fifty’.

[Jack London, 1 ]

Về mặt hình thức thì LDTT được đặt trong dấu ngoặc kép (“…”),

(‘…’) sau động từ chính hoặc mệnh đề chính.


18

Ví dụ:
-

“Look here, Henry,” Bill said. [Jack London, 3 ]. (1)

-

“Yes. I feel sorry for any man who hits you when Buck’s
near,” Said Pete. [Jack London, 1 ].

-

Cha của chú hay nói: “Trước sau gì chú Năm Bờ cũng trở
về. Đồng khởi tới nơi!” [Nguyễn Quang Sáng, 4 ]

1.2

Lời dẫn gián tiếp
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta rất thường dùng LDGT

khơng phải vì con người thích phức tạp, dài dịng mà là vì chúng ta
khơng thể biết và khơng thể nhớ một cách chính xác lời của người khác
đã nói. Vì vậy, chúng ta thường dùng LDGT để trình bày lại những gì
người khác đã nói cho người thứ ba nghe.
‘Lời dẫn gián tiếp (indirect speech, reported speech) là phát ngơn

có liên quan trong một mệnh đề phụ thuộc.’ [Asher, Ronald E., 41 ].
LDGT là lời nói được một người thứ hai chuyển tải lại lời của
người thứ nhất với một số thay đổi trong cách dùng từ. Điều chúng ta
quan tâm nhất trong LDGT đó là nội dung của thông điệp được chuyển
tải chứ không phải là từ ngữ mà người phát ngôn thứ nhất (người phát
ngôn ra lời nói đó) sử dụng. Thường thì người chuyển tải nội dụng
thơng điệp, lời nói đó sử dụng nhiều từ khác với từ mà người phát ngơn
nói ra thơng điệp đó sử dụng nhưng vẫn bảo đảm được nội dung của
thơng điệp.
Với đặc điểm là người chuyển tải lời nói hoặc thơng điệp có thể
sử dụng từ ngữ khác với người phát ngôn ra thông điệp cho nên đặc


19

điểm cơ bản trong LDGT là có sự thay đổi từ loại (đại từ) và những đặc
điểm ngữ pháp cho phù hợp tình huống, hồn cảnh tại thời điểm mà
người chịu trách nhiệm chuyển tải nội dung của thông điệp đó thực hiện.
Ví dụ:
Ví dụ (1) có thể được chuyển thành câu LDGT như sau:
-

Bill asked Henry to look there.

Chúng ta tiếp tục xem xét ví dụ sau:
-

I hear you’re giving Irene Scherer a violent rush.
Qua hai ví dụ trên, chúng ta thấy rằng mỗi câu đều có hai mệnh đề


được liên kết với nhau bằng một động từ tường thuật «asked»; «hear»
và mệnh đề được tường thuật (-Henry to look there; - you’re giving
Irene Scherer a violent rush) không thể tồn tại (hoặc nếu có thì người
nghe khơng hiểu nội dung của mệnh đề tường thuật) nếu khơng có mệnh
đề tường thuật (Bill asked -; I hear-).
Ví dụ:
-

Elisa saw that he was a very big man.
[John Steinbeck, 1 , tr.169]
Ngày nay, với một lượng thông tin khổng lồ mà hàng ngày mỗi

người tiếp nhận thông qua tiếp xúc trực tiếp với người khác, qua báo
đài, sách vở, Internet…chúng ta khơng thể nhớ một cách chính xác và
trọn vẹn những phát biểu, những cuộc đối thoại giữa mọi người xung
quanh, do vậy, mọi người thường dùng LDGT để thuật lại những gì mà
mình thấy, nghe được cho người thứ ba.


20

Ví dụ 1
(Hai nam sinh viên gặp nhau trên giảng đường).
Sinh viên 1: Ủa, hôm qua tao nghe nhỏ Hà nói là mày bị bệnh mà?
Sinh viên 2: Bệnh cái đầu mày, mày mà nghe nhỏ Hà thì có nước bán
nhà.
Hoặc:
Nữ sinh viên 1: Ê, Lan, hôm qua tao thấy con nhỏ đó đi cặp với thằng
Hùng lớp Báo chí 3 đó!
Nữ sinh viên 2: Chuyện đó xưa như trái đất rồi.

Qua hai ví dụ nêu trên cũng như từ kinh nghiệm của mỗi người,
chúng ta thấy rằng LDGT được sử dụng rất phổ biến trong đời sống
hàng ngày, với nhiều mục đích khác nhau.
1.3

Phân biệt LDGT với hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, khảo sát

LDTT và LDGT chứ không nghiên cứu hành vi ngôn ngữ trực tiếp và
hành vi ngôn ngữ gián tiếp.
Ở đây cần phân biệt LDGT với hành vi ngôn ngữ gián tiếp
(indirect speech act). Trong lý thuyết hành động ngơn từ thì hành động
gián tiếp là một phát ngơn mà mục đích thơng tin khơng được phản ánh
trong hình thức ngơn ngữ đã sử dụng. Searle định nghĩa về hành vi ngôn
ngữ gián tiếp như sau: ‘Một hành vi tại lời được thực hiện gián tiếp qua
một hành vi tại lời khác sẽ được gọi là một hành vi gián tiếp’. [Dẫn
theo Nguyễn Đức Dân, 30 ]


21

Ví dụ 1
-

It is very cold. (Trời lạnh quá.)
Khi một người ngồi trong nhà nói lên câu này thì người nói với

mong muốn yêu cầu chủ nhà đóng cửa sổ lại.
Ví dụ 2 (trong phịng nữ ở ký túc xá sinh viên, đã 22h mà các bạn trai
vẫn chưa về)

Lan 1 (Một cơ gái trong phịng hỏi một cơ bạn):
-

Mấy giờ rồi ấy nhỉ?

Duyệt 1 (Bạn trai):
-

Thôi bọn này về nhé.

Hồng (Cơ gái khác trong phịng):
-

Sao vội thế, ngồi chơi đã.

Duyệt 2:
-

Thơi có người đuổi rồi, muốn ở cũng chẳng được.

Lan 2:
-

Đúng là trai khoa Văn. Sao hay tự ái thế!
[Đỗ Hữu Châu, 11 ]
Trong ví dụ này, rõ ràng Lan đã dùng hành vi ngôn ngữ gián tiếp

là hỏi một người bạn trong phòng nhằm làm cho các bạn trai hiểu được
hành vi trực tiếp đó là “đã trễ rồi, mời mọi người về cho”. Tất nhiên,
với thông điệp thơng thường này thì các bạn trai đang ngồi ở đó nhanh

chóng hiểu ra là: Có người đuổi rồi.
Như vậy, hành vi ngôn ngữ gián tiếp là hành vi mà người phát
ngơn thực hiện một hành vi ở lời nói này nhưng lại nhằm làm cho người


22

nghe dựa vào khả năng hiểu biết ngôn ngữ cũng như mối quan hệ, mơi
trường, hồn cảnh xung quanh giữa hai người để suy diễn, hiểu được lời
nói ở một hành vi khác. Cịn LDGT là thay vì lập lại chính xác lời nói
của người khác, chúng ta sử dụng những lời lẽ của riêng mình với một
số thay đổi so với LDTT nhưng vẫn bảo đảm nội dung của thông điệp.
1.4
1.4.1

Các kiểu câu thể hiện LDTT và LDGT
Định nghĩa về câu
Theo Sapir, câu là ‘sự thể hiện bằng ngôn ngữ của một mệnh đề

(proposition). Nó kết hợp một chủ thể của diễn ngôn với một nhận định
về cái chủ thể ấy’ [Dẫn theo Tơ Minh Thanh, 38 ]. Cịn theo Marcella
Frank thì ‘câu là một kết cấu chủ vị đầy đủ (full predication) gồm chủ
ngữ và vị ngữ với một động từ biến ngôi (finite verb) [Marcella Frank,
47 , tr.220]. Qua hai định nghĩa về câu của Sapir và Frank Marcella,
chúng ta nhận thấy cả hai định nghĩa trên đều có một điểm chung, đó là
một câu trọn vẹn thì bao giờ cũng gồm có chủ ngữ và vị ngữ. Frank
Marcella đã đi sâu hơn khi cho rằng trong thành phần vị ngữ gồm có
một động từ biến ngơi (finite verb). Đây là một đặc điểm tiêu biểu của
các ngơn ngữ biến hình như Anh, Pháp, Nga, v.v. mà trong trường hợp
này, tác giả muốn đề cập đến thứ tiếng mà tác giả đang nghiên cứu – đó

là tiếng Anh.
Theo Nguyễn Hiến Lê, câu là ‘phạm trù ngữ pháp cơ bản của cú
pháp học. Nó là đơn vị độc lập nhỏ nhất của lời nói, đơn vị hiện thực
của giao tiếp được cấu tạo từ và ngữ theo quy luật ngữ pháp và ngữ điệu
của một ngôn ngữ, là phương tiện cơ bản để hình thành, thể hiện và


23

thông báo ý nghĩ, cảm xúc về thực tại và mối quan hệ của chúng với
người phát ngôn. Câu là một số tiếng diễn đạt một ý độc nhất hoặc một
ý chính với nhiều ý phụ để thêm nghĩa cho ý chính đó như chỉ trường
hợp, ngun nhân, kết quả…của ý chính đó’. [Dẫn theo Nguyễn Như Ý,
34 , tr.32]
Theo Hồng Trọng Phiến, ‘câu là đơn vị lời nói có tổ chức riêng
và mang thông tin nhất định. Đơn vị này được xây dựng trên vật liệu từ
và các kết cấu, chủ yếu là kết cấu chủ vị. Ở kết cấu này thể hiện đầy đủ
tính vị ngữ và vị ngữ. Tính vị ngữ làm thành điều kiện đặc thù của câu.
Tất cả các tính chất khác đều thứ yếu.’ [Dẫn theo Nguyễn Như Ý, 34 ,
tr.32]
Còn theo Hữu Quỳnh, ‘câu là đơn vị ngơn ngữ dùng để thơng báo,
có tính giao tiếp, tính hình thái và tính vị ngữ’ [Dẫn theo Nguyễn Như
Ý, 34 , tr.32]
Qua các định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng về mặt cấu trúc, các
tác giả đều đồng ý là câu gồm có một kết cấu đặc trưng trong đó chủ
ngữ và vị ngữ là hai thành phần nòng cốt, còn về mặt chức năng thì câu
dùng để trình bày, thơng báo một sự kiện, một tình huống hay diễn tả
một nội dung trong một văn cảnh nhất định.
Theo nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng
Phiến [ 24 , tr.285], hiện nay có ba căn cứ để phân loại câu: thứ nhất là

căn cứ theo mục đích nói gồm bốn kiểu câu: câu tường thuật (câu kể),
câu nghi vấn (câu hỏi), câu mệnh lệnh (câu cầu khiến), câu cảm thán
(câu cảm); thứ hai là căn cứ vào mối quan hệ với hiện thực (hoặc điều


×