Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Đặc điểm của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong tiếng Việt và một số nhận xét bước đầu về kiểu câu này trong thơ Xuân Diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.43 KB, 97 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đặc điểm của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong tiếng Việt và
một số nhận xét bước đầu về kiểu câu này trong thơ Xuân Diệu
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện và các kiểu nghĩa biểu hiện của câu
là một trong những vấn đề trọng tâm của Ngôn ngữ học nói chung và của Việt
ngữ học nói riêng. Một trong những kiểu nghĩa biểu hiện của câu thu hút sự chú
ý của các nhà Việt ngữ học là các câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển có
hướng
- Nguyễn Kim Thản là người đầu tiên miêu tả đặc trưng của nhóm vị từ
hoạt động này. Ông cho rằng: “Trong những động từ thuần Việt có một nhóm từ
đặc biệt là những động từ vận động có phương hướng xác định như ra, vào, lên,
xuống, đến, tới, sang, qua, lại, về. Đứng về mặt phân phối, những động từ này
quả là rất giống với những động từ có ý nghĩa trừu tượng (làm lụng, yêu
thương...). Nhưng đứng về mặt cấu tạo, chúng có những đặc điểm khác. chúng
là những từ biểu thị vận động có phương hướng xác định, hay nói cách khác, tự
thân nó đã bao hàm ý nghĩa về phương hướng” (Nguyễn Kim Thản - 1967).
- Nguyễn Lai, trong cuốn “Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt”
thì tập trung vào việc nghiên cứu cách sử dụng một số vị từ chỉ hướng như đi,
ra, vào, lên, xuống, sang, qua, đến, tới, lại, về... trên ba trục không gian, thời gian
và tâm lý (sắc thái). Tuy nhiên, cũng giống như Nguyễn Kim Thản, tác giả
không đả động gì đến sự tình của câu mà các vị từ đó biểu thị.
- Trong cuốn “Ngữ pháp chức năng Tiếng Việt - Vị từ hành động” ,
Nguyễn Thị Quy cũng nghiên cứu khá kĩ về hoạt động di chuyển nhưng tác giả
chủ yếu đi sâu về miêu tả các vị từ hành động di chuyển như đi, lên, vào, ra,
xuống, chạy, rời, trốn...hơn là miêu tả các kiểu sự tình. Tác giả chia ra làm hai
loại vị từ hành động di chuyển:
+ Vị từ hành động di chuyển một diễn tố:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chiếc xe phóng như bay


+ Vị từ hành động di chuyển hai diễn tố:
Thủ trưởng đã đến Hà Nội
Nói chung, cả ba tác giả trên đây tuy đã có những nghiên cứu khá sâu về
những vị từ hành động di chuyển nhưng thực tế vẫn không có ai đề cập đến vấn
đề này ở cấp độ cao hơn, đó là câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong đó
vị từ di chuyển đóng vai trò làm trung tâm. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự
nghiên cứu sâu hơn về kiểu câu này nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm của chúng.
2. Mục đích, ý nghĩa của khoá luận này
- Khoá luận này là một trong những công trình nghiên cứu về cấu trúc
nghĩa biểu hiện của một kiểu câu: câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển.
- Bằng các cứ liệu cụ thể, khoá luận này muốn đi sâu tìm hiểu đặc điểm
của kiểu câu này thể hiện qua cấu trúc vị từ tham tố, ngữ nghĩa của vị từ trung
tâm và đặc điểm các vai nghĩa.
- Khoá luận còn bước đầu khảo sát và nêu ra những nhận xét sơ bộ về
kiểu câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong thơ Xuân Diệu trên hai bình
diện ngữ pháp và ngữ nghĩa.
3. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu
3.1. Phương pháp nghiên cứu: chúng tôi sử dụng 4 phương pháp:
- Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp: đây là phương pháp được
dùng để phân tích cấu trúc cú pháp của câu.
- Phương pháp phân tích nghĩa (biểu hiện): đây là phương pháp dùng để
phân tích cấu trúc vị từ - tham tố của câu.
- Phương pháp phân tích diễn ngôn nghệ thuật: phương pháp này dùng để
phân tích một văn bản thơ và các câu thơ trong văn bản.
- Phương pháp thống kê được sử dụng để nghiên cứu sự phân bố của kiểu
câu này trong văn bản.
3.2.Tư liệu: Khoá luận của chúng tôi dựa trên hai nguồn tư liệu chính:
- Tư liệu tiếng Việt khẩu ngữ: Chúng tôi chọn lọc những ví dụ điển hình
nhất trong tiếng Việt hàng ngày để khảo sát.
Website: Email : Tel : 0918.775.368

- Tư liệu văn bản thơ Xuân Diệu: Chúng tôi lấy tư liệu trong các tập thơ:
“Thơ thơ”, “Gửi hương cho gió” (giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945)
và “Riêng chung”, “Mũi Cà Mau”, “Cầm tay”, “Hai đợt sóng”, “Thanh ca” (giai
đoạn sau Cách mạng tháng Tám 1945).
4. Bố cục của của khoá luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bố cục của khoá luận gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết.
Chương II: Đặc điểm của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong
tiếng Việt.
Chương III: Một số nhận xét bước đầu về kiểu câu biểu thị sự tình hoạt
động di chuyển trong thơ Xuân Diệu
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm nghĩa biểu hiện và các kiểu nghĩa biểu hiện của câu
1.1. Khái niệm nghĩa biểu hiện của câu
Kế thừa quan điểm của Moris (1936), S.Dik (1981) cho rằng có ba
bình diện phân tích câu dựa trên quan hệ về chức năng: cú pháp, ngữ
nghĩa, ngữ dụng.
1. Chức năng cú pháp chỉ định cái khung quy chiếu (prespective)
mà từ đó sự tình được thể hiện trong các biểu thức ngôn ngữ học: Chủ
ngữ (Subject) và Bổ ngữ (Object).
2. Chức năng ngữ nghĩa chỉ định ra các vai, mang sở chỉ của các từ
ngữ có liên quan, hiện diện trong cái sự tình được biểu thị bằng kết cấu vị
ngữ (predication): Tác thể (Agent), Đích (Goal), Tiếp thể (Recipent)...
3. Chức năng ngữ dụng chỉ định tình trạng thông tin của các thành
tố với một tình huống giao tiếp rộng hơn mà trong đó nó xuất hiện: Chủ
đề (Theme) và Hậu đề (Tail), Đề (Topic) và Tiêu điểm (Focus).
Theo Dik, ở bình diện ngữ nghĩa, câu bao giờ cũng biểu thị một sự
tình (state of affairs) nhất định. Xét về mặt cấu trúc, kết cấu vị ngữ hạt

nhân (nuclear predication) được tạo thành bởi thuộc tính hay quan hệ của
vị ngữ, liên kết với các thực thể do danh từ biểu thị có chức năng biểu thị
các “sự tình”. Có nhiều loại sự tình khác nhau nhưng theo Dik, có hai đặc
trưng cơ bản quy định sự khác biệt của các sự tình, đó là tính năng động
(Dynamism) và tính chủ ý hay tính kiểm soát được (Control).
Phối hợp 2 tiêu chí này S. C. Dik phân chia các sự tình thành 4 loại:
1. Một biến cố (sự tình động) chủ động là một hành động (Action).
2. Một biến cố (sự tình động) không chủ động là một quá trình (Process).
3. Một tình thế (sự tình tĩnh) chủ động là một vị thế (Situation).
4. Một tình thế (sự tình tĩnh) không chủ động là một trạng thái (State)
(Dik 1981:36).
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng phân loại sự tình của Dik được biểu hiện như sau:
[+ Động]
SỰ KIỆN
[– Động]
TÌNH HUỐNG
[+ chủ ý] Hành động Tư thế
[- chủ ý] Quá trình Trạng thái
M. A. K. Halliday (1985), một đại diện khác của Ngữ pháp chức năng cho
rằng bình diện nghĩa của câu ở bậc nghĩa (semantic level) là nghĩa biểu hiện
(representational meaning) tức là cái nội dung nghĩa phản ánh sự tình trong thế
giới được miêu tả. Ông gọi nghĩa này là nghĩa ý niệm, và phân biệt nó với nghĩa
liên nhân và nghĩa văn bản trong ngữ pháp chức năng (hệ thống) của ông.
Halliday chú ý nhiều đến chức năng động, đến quá trình nên ông đã chia nghĩa
câu thành 6 quá trình, mà ông gọi là các "kiểu quá trình" (process types) với
"phương thức phản ánh được thể hiện là hệ thống chuyển tác" (transitivity).
Sáu quá trình đó là:
1. Quá trình vật chất (material processes - MP) trong đó có một hành thể
(Actor) và có một đối thể (Goal ). Ví dụ:

Jack fell down and broke his crown.
Actor MP MP Goal
(Jack ngã và làm vỡ chiếc mũ miện của mình)
2. Quá trình tinh thần (mental processes) trong đó có nghiệm (Senser) và
có nhân tố gây cảm giác.Ví dụ:
Mary like the gift. (Mary thích món quà)
3. Quá trình quan hệ (relational processes) trong đó có trả lời câu hỏi: cái
gì, của ai, ở đâu mà tham tố có chức năng mang một thuộc tính xác định, đồng
nhất. Ví dụ:
Tom is a leader. (Tom là lãnh tụ)
4. Quá trình hành vi (behavioural processes) như nghe, nhìn, cử động và
tham tố duy nhất là người thực hiện hành vi. Ví dụ:
Fortune is smiling on you. (Vận may mỉm cười với chúng tôi)
5. Quá trình nói (verbal processes) trong đó có người nói (Sayer) nói ra
Website: Email : Tel : 0918.775.368
điều gì và người tiếp nhận (Receiver). Ví dụ:
Responding, the minister implied that the policy had been changed. (Phản
ứng lại, ông bộ trưởng muốn nói rằng chính sách đã thay đổi).
6. Quá trình hiện hữu (existential processes) trong đó có tham tố là vật tồn
tại. Ví dụ:
There was a storm. (Có một cơn bão)
Trong sáu quá trình nêu trên Halliday phân biệt ba quá trình "Vật chất”,
“Tinh thần”, “Quan hệ” là 3 quá trình chính trong hệ thống chuyển tác trong
tiếng Anh". Còn ba quá trình còn lại được "định vị trên đường ranh giới của các
quá trình này từ cái này qua cái kia, không thật sự rõ ràng", đó là:
- Trên đường ranh giới giữa các quá trình vật chất và quá trình tinh thần là
các quá trình hành vi.
- Trên đường ranh giới giữa các quá trình tinh thần và quá trình quan hệ là
phạm trù của những quá trình phát ngôn.
- Trên đường ranh giới giữa quá trình quan hệ và quá trình vật chất là các

quá trình liên quan đến sự hiện hữu .
Và nội dung cụ thể của các quá trình được miêu tả bằng các tham thể và
chu cảnh với tư cách là "những phạm trù ngữ nghĩa giải thích một cách khái quát
nhất các hiện tượng của thế giới hiện thực trong các cấu trúc ngữ nghĩa". Ví dụ:
The lion chased the tourist lazily through the bush
(tham thể) (quá trình) (tham thể) (chu cảnh) (chu cảnh)
(Con sư tử đuổi người khách du lịch uể oải trong rừng)
Ngoài các tham thể nêu trên còn có các tham thể khác: Lợi thể
(Beneficiaty), Cương vực (Range) và các thành phần chu cảnh.
Kế thừa các quan điểm của Dik và Halliday, ở Việt Nam đầu những năm
90, Cao Xuân Hạo đề cập đến nghĩa biểu hiện của câu. Theo Cao Xuân Hạo,:
"nghĩa biểu hiện phản ánh các sự tình của thế giới được nói đến trong câu". Để
phân loại nghĩa biểu hiện của câu, ông cũng dựa vào hai tiêu chí tối quan trọng
mà Dik đã nêu ra là [(+), (-)động] và [(+), (-)chủ ý], đồng thời bổ sung thêm tiêu
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chí khác: [(+), (-)nội tại]. Kết quả phân loại của Cao Xuân Hạo đã phân biệt
thành 4 kiểu nghĩa biểu hiện: Hành động [+động], [+chủ ý], Quá trình [+động],
[-chủ ý], Trạng thái [+động], [+nội tại], Quan hệ [+động], [-nội tại].
Ông cũng đưa thêm "Sự tồn tại" xếp ngang hàng với Biến cố và Tình
hình, thay ô Tư thế (bậc 2) của Dik bằng loại Quan hệ mà Halliday coi như một
trong 3 loại quá trình lớn của ông (bên cạnh quá trình vật chất và quá trình tinh
thần) và đặt ngang hàng với loại Trạng thái trong các loại lớn của những quá
trình tĩnh mà Dik gọi là Tình hình (situation).
Sơ đồ các kiểu nghĩa biểu hiện theo cách phân loại của Cao Xuân Hạo
được biểu diễn như sau:
Chuyển thái
Chuyển
vị
Tạo tác
Huỷ diệt

+ hướng
- hướng
cử động
ứng xử
Chuyển thái
Chuyển
vị
Tạo tác
Huỷ diệt
Chuyển thái
Chuyển
vị
nảy sinh
Chuyển
thái
diệt
vong
th. tính ( + sinh)
th. tính (-
sinh)
trí tuệ
cảm tính
vật trạng
thể trạng
ấn tượng
cảm xúc
tương
đối
tương
liên

vị trí
thời
điểm
kết hợp
tương
tác
không
gian
thời gian
Tác động
Tạo diệt
+di chuyển
-di chuyển
Tác động
Tạo diệt
Chuyển biến
Sinh diệt
Phẩm chất
+thể chất
Tính khí
(-thể chất)
+ thể chất
- thể chất
(tâm trạng)
Với
vật thể
Với
hoàn cảnh
Với
sự tình

Với
hoàn cảnh
+Chuyển tác
Tính chất
(+ thường
tồn)
Vật thể
Sự tình
Hành động
(+ chủ ý)
Quá trình
( - chủ ý)
Trạng thái
( + nội tại)
Quan hệ
( - nội tại)
Tồn tại
+ định vị
- định vị
Biến cố
( + động)
Tình hình
( - động)
SỰ TÌNH
-Chuyển tác
+Chuyển tác
-Chuyển tác
Tình trạng
( - thường
tồn)

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Giải thích nội dung sơ đồ, Cao Xuân Hạo đã chỉ ra "3 loại nghĩa
biểu hiện cơ bản" đó là "câu tồn tại", "câu chỉ sự tình động hay sự việc,
biến cố" và "câu chỉ sự tình tĩnh hay tình hình". Và tiếp theo là lần lượt
xét 4 loại câu, nêu cụ thể hơn một bước nữa là câu "chỉ hành động", câu
"chỉ quá trình", câu "chỉ trạng thái" và câu "chỉ quan hệ với những tiểu
loại và cách thực hiện của nó".
Tiếp theo hướng đào sâu vào nghĩa của câu, gần đây Nguyễn Văn Hiệp đã
cố gắng tìm hiểu "cấu trúc câu tiếng Việt nhìn từ góc độ ngữ nghĩa". Tác giả cho
rằng "cú pháp lấy câu làm đơn vị nghiên cứu cơ bản - lại là một đơn vị phức tạp
về bản chất: có rất nhiều loại nội dung được truyền đạt trong một câu, dưới hình
thức này hay hình thức khác". Tác giả chủ trương không miêu tả cú pháp độc lập
với nghĩa và chú ý "dựa trên những kinh nghiệm tri nhận của chúng ta về thế
giới và cách chúng ta tổ chức, trình bày những kinh nghiệm đó".
Nguyễn Văn Hiệp thừa nhận "câu là một thực thể nhiều "chiều" và "đứng
trên góc độ ngữ nghĩa có thể có một cách nhìn "lập thể" về câu "đi đến một lối
phân tích mang tính mô-đun về các thành tố cấu trúc của nó". Tác giả đã phác
thảo những mô-đun phân tích câu tiếng Việt theo "5 cấp độ sau:
1 - Cấp độ lõi sự tình của câu;
2 - Cấp độ khung câu;
3 - Cấp độ các chỉ báo tình thái của câu;
4 - Cấp độ các chỉ báo cho lực ngôn trung tiềm tàng của câu;
5 - Cấp độ cấu trúc thông điệp của câu"
Như vậy, có thể hiểu, theo tác giả, cấp độ thứ nhất - cấp độ lõi sự tình
chính là cấp độ nghĩa biểu hiện của câu.
1.2. Các kiểu nghĩa biểu hiện của câu
Theo Cao Xuân Hạo (1991), các sự tình được biểu hiện trong câu/phát
ngôn mà hạt nhân là khung vị ngữ, gồm lõi vị ngữ (mà trung tâm là vị từ) và các
tham tố của nó trong đó có một tham tố làm đề (hay tiêu đề nếu câu có nhiều bậc

cấu trúc đề - thuyết). Ở cấp độ khái quát, căn cứ vào kiểu sự tình mà câu biểu
thị, có thể phân chia nghĩa biểu hiện của câu thành ba loại:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Câu tồn tại, nhận định rằng trong một thế giới hay một nơi nào đó có
một cái gì
- Câu chỉ sự tình hay sự việc, biến cố
- Câu chỉ sự tình tĩnh hay tình hình
* Sự tồn tại của một sự vật được biểu hiện trong câu tồn tại có thể được
định vị hay không được định vị. Có những loại câu bắt buộc phải định vị như:
(a) Có chuột
(b) Trong nhà có tiền
(c) Trên tường treo một bức tranh
(d) Trên giường chễm chệ một thằng đáng ghét
Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào câu dùng vị từ có hay còn
cũng đều là câu tồn tại. Câu tồn tại không có chủ đề mà chỉ có thể có khung đề.
Những câu như: Nó có nhà, Nó có lỗi là những câu chỉ trạng thái chứ không phải
là câu tồn tại.
* Trong những câu chỉ biến cố hay sự việc có thể chia ra thành câu chỉ
hành động và câu chỉ quá trình. Hành động là một sự việc có chủ ý có thể do con
người hay động vật thực hiện. Quá trình là một biến cố không có chủ ý, chủ thể
của nó (thực thể trải qua nó) có thể là người, động vật hay bất động vật.
* Trong các câu chỉ tình hình có thể phân biệt câu chỉ trạng thái với câu
chỉ quan hệ. Trạng thái là một tình hình có mặt trong bản thân chủ thể (thực thể
mang nó, hay ở trong trạng thái đó). Quan hệ là một tình hình mà nội dung là
một cái gì ở giữa hai sự vật, dù đó là sự tiếp xúc, một khoảng cách, một mối dây
nhân quả hay sự so sánh.
Trong luận văn này, chúng tôi dựa trên bảng phân loại các kiểu nghĩa biểu
hiện trên của Cao Xuân Hạo để nhận diện và miêu tả các sự tình cần khảo sát.
2. Sự tình động và các kiểu câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong
tiếng Việt

2.1. Sự tình động
Thuật ngữ sự tình được hiểu theo nghĩa rộng là "cái có thể là tình huống
trong một thế giới nào đó". Các sự tình có thể được chia thành nhiều kiểu khác
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhau theo các thông số nghĩa cần yếu của chúng. Hai thông số cơ bản đó là tính
động (dynamism) và chủ ý (control) (S. Dik 1981)
Trước hết chúng ta phải phân biệt sự tình [+động] và sự tình [-động]. Sự
tình [-động] bao gồm các sự tình không bao hàm bất kỳ sự biến đổi nào, tức là
những thực thể không đổi ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt thời gian tồn tại của
sự tình. Còn sự tình [+động] là những sự tình có sự biến đổi trong thời gian, tức
là các biến cố. Sự tình [+động] (biến cố) có thể chia thành hai loại sự tình: hành
động [+chủ ý] và quá trình [-Chủ ý].
(a) Hành động là một sự tình chủ ý, có một trong những thực thể hàm
chứa nó, có năng lực quyết định cái sự tình đó tồn tại hay không. Ví dụ:
Hạnh mở cửa sổ
Trong ví dụ này, Hạnh là người quyết định sự tồn tại của sự tình được
miêu tả - Hạnh có thể quyết định không mở cửa và là kẻ chủ ý của sự tình được
biểu thị trong ví dụ trên.
(b) Quá trình là một sự tình trong đó thực thể là chủ thể quá trình không
thể quyết định các quá trình đó có tồn tại hay không: Ví dụ:
Cái cây bị đổ
Trong ví dụ này thì cây không thể quyết định được quá trình đổ hay không
mặc dù Cây là chủ thể của quá trình này.
Như vậy, sự tình [+động] được chia ra thành hai loại sự tình là: hành
động: [+động], [+chủ ý] và quá trình: [+động], [-chủ ý]
2.1.1. Sự tình [+động], [+chủ ý] được gọi là hành động
Theo Cao Xuân Hạo (1991) thì : “một biến cố trong đó có một chủ thể
làm một việc có chủ ý gọi là hành động. Chủ thể của một hành động gọi là hành
thể hay kẻ hành động” (actor).
Tác giả chia ra làm hai loại hành động: hành động chuyển tác và hành

động vô tác.
(a)Một hành động không tác động đến một đối tượng khác được gọi là
hành động không chuyển tác hay vô tác. Hành động này có thể chỉ có một diễn
tố duy nhất là hành thể, tuy đó có thể là một diễn tố phức hợp, gồm nhiều nhân
Website: Email : Tel : 0918.775.368
vật cùng hành động. Trong các sự tình này ngoài diễn tố (argument) cũng còn có
các tham tố khác là các chu tố (circumstants).
- Đối với những vị từ như đi, chạy, bay, nhảy, ngoài hành thể (diễn tố duy
nhất) có thể có thêm các chu tố vị trí. Ví dụ:
Con chim bay trên trời
Diễn tố Vị từ Chu tố
Hành thể Hành động Vị trí
- Đối với các vị từ như đến, tới, vào, ra, rời, ngoài diễn tố hành thể còn
có thêm một diễn tố khác chỉ nguồn hay đích:
Cầu thủ vào sân
Diễn tố 1 Vị từ Diễn tố 2
Hành thể Hành động Đích
Với những hành động như xem, nhìn là hành động vô tác nhằm mục đích
tri giác đối tượng chứ không nhằm tác động đến đối tượng. Đối tượng của các
hành động như xem, nhìn là những diễn tố được coi là loại đối thể đặc biệt,
không bị tác động mà còn tác động lại người hành động. Đối thể này có thể
được gọi là đích hoặc là mục tiêu.Ví dụ:
Cậu bé nhìn cô bé
Diễn tố 1 Vị từ Diễn tố 2
Hành thể Hành động ứng xử Mục tiêu
(b) Một hành động cũng có thể tác động đến một đối tượng nào đó: đó là
hành động chuyển tác hay cập vật. Loại hành động này có hai diễn tố, là chủ thể
của hành động (hành thể) và vật hay người chịu sự tác động của hành động (đối
thể hay bị thể).
- Hành động không tác động vào vật có sẵn mà làm cho nó hình thành, là

một hành động tạo tác. Đối tượng của nó là một diễn tố được gọi là tạo thể. Ví
dụ:
Hùng xây nhà
Diễn tố 1 Vị từ Diễn tố 2
Hành thể Hành động Tạo thể
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Hành động biểu thị bằng một vị từ như nói, hỏi, trả lời, thuật lại kể…
khi dùng với một danh ngữ hay một câu làm bổ ngữ cũng là một hành động tạo
tác có tạo thể là một diễn tố thứ 2. Ví dụ:
Hạnh thuật lại một câu chuyện
Diễn tố 1 Vị từ Diễn tố 2
Hành thể Hành động Tạo thể
- Câu lấy hành thể làm đề và vị ngữ chứa vị từ hành động làm thuyết với
đối thể đặt ngay sau vị từ. Ví dụ:
Long đánh Dũng
Diễn tố 1 Vị từ Diễn tố 2
Hành thể Hành động Đối thể
- Trong câu biểu hiện hành động: cho, tặng, gửi thì tiếng Việt xử lý người
nhận như là một diễn tố thứ hai. Ví dụ:
Tuấn cho Long tiền
Diễn tố 1 Vị từ Diễn tố 2 Diễn tố 3
Hành thể Hành động Tiếp thể Đối thể
- Hành động gây nên một quá trình nào đó mà chủ thể chính là đối thể của
hành động chuyển tác ấy. Khi quá trình này được biểu hiện hiển ngôn thành một
vị từ riêng không đi liền với vị từ hành động thành chuỗi, hành động chuyển tác
được gọi là hành động gây khiến. Ví dụ:
Toản bóp quả cam nát bét.
Tâm đập cái cốc vỡ tan từng mảnh.
- Những hành động ngôn từ có tính chất điều khiển được biểu hiện bằng
những vị từ như: yêu cầu, đề nghị, ra lệnh, sai…kèm theo một câu hành động

làm bổ ngữ cũng được coi là hành động gây khiến. Ví dụ:
Khổng Minh sai Quan Vũ giết Tào Tháo nhưng Quan Vũ không làm.
Tào Tháo bắt Triệu Vân phải hàng nhưng Triêu Vân nhất định không hàng.
2.1.2. Sự tình [+động], [-chủ ý] được gọi là quá trình
Theo Cao Xuân Hạo: “một biến cố trong đó không có một chủ thể nào có
chủ ý được gọi là quá trình”.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tác giả chia ra làm hai loại quá trình: quá trình chuyển tác và quá trình vô
tác.
(a) Quá trình vô tác là một quá trình không tác động đến một đối tượng
nào khác ngoài cái đối tượng trực tiếp trải qua cái quá trình ấy. Một quá trình vô
tác có thể là một sự chuyển biến, cũng có thể là một sự nảy sinh hay huỷ diệt.
- Một quá trình chuyển biến có thể là một sự chuyển biến về vị trí (di
chuyển) hay một sự chuyển biến về trạng thái (chuyển thái).
+ Trong một quá trình di chuyển, sự di chuyển không chủ động có thể có
hướng và cũng có thể kết thúc ở một nơi hoặc một điểm nhất định. Những nơi,
điểm kết thúc này thường là chu tố. Ví dụ:
Hoa rơi trước thềm
Diễn tố Vị từ Chu tố
Quá thể Quá trình Vị trí
+ Ngoài ra trong quá trình di chuyển, điểm kết thúc cũng là một diễn tố
khi vị từ của những quá trình này là những vị từ biểu thị sự di chuyển có hướng
(đến, tới, vào). Ví dụ:
Mực bay vào mặt
Diễn tố 1 Vị từ Diễn tố 2
Quá thể Quá trình Đích
- Một quá trình chuyển thái khi một vật thay đổi vẻ bên ngoài hay (và)
trạng thái bên trong, hoặc một người hay động vật cũng thay đổi như vậy một
cách không chủ ý. Ví dụ:
Cô ấy tái mặt đi

- Một quá trình nảy sinh khi một hiện tượng mới bắt đầu, một đối tượng
xuất hiện: Một cô bé ra đời. Còn một quá trình huỷ diệt khi một hiện tượng kết
thúc, một đối tượng biến mất: Một con chó chết đi.
- Quá trình sinh diệt được xếp ngang với sự tồn tại vì những sự tình này
có cách xử lý giống nhau: diễn tố duy nhất của cả hai loại sự tình này đi sau vị
ngữ hạt nhân của phần thuyết. Ví dụ:
Từ nhà bếp bốc lên một mùi thơm
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Bên cạnh đó, cũng tồn tại một loại quá trình chuyển thái đặc biệt là
những tri giác và sự nảy sinh cảm giác, tình cảm. Ví dụ:
Tôi cảm thấy đau.
Tôi yêu anh ấy.
(b) Quá trình chuyển tác là những quá trình trong đó một vật vô tri gây
một tác động thay đổi trạng thái hay vị trí của đối tượng khác, hoặc huỷ diệt đối
tượng đó đi. Đó là những quá trình có hai diễn tố trong đó diễn tố thứ nhất là
chủ thể của sự tác động, được gọi là lực. Ví dụ:
Một trận bão huỷ diệt mùa màng
Tóm lại, dựa trên hai tiêu chí là động và chủ ý, chúng ta phân loại được 2
loại sự tình:
- Sự tình [+động], [+chủ ý] được gọi là hành động.
- Sự tình [+động], [-chủ ý] được gọi là quá trình.
2.2. Sự tình hoạt động di chuyển (vận động)
2.2.1. Khái niệm
Sự tình hoạt động di chuyển là một sự tình chỉ sự di chuyển có thể hướng
nhất định hay không và đến một cái đích nhất định hay không.
Trong khi biểu thị sự di chuyển bằng vị từ chỉ có hai diễn tố là chủ thể và
đích đóng vai trò quan trọng, còn các yếu tố khác ít khi là diễn tố của vị từ này.
Khi nghiên cứu ngữ nghĩa và ngữ pháp của câu chứa vị từ chỉ sự di chuyển có
hướng thì trước hết phải xác định rõ hai khái niệm hướng và đích.
Hướng là căn cứ vào một cái mốc chung trong cái không gian bao quanh

thế giới của nhân loại. Chẳng hạn hướng đi lên là xa dần trung tâm của Trái Đất,
còn hướng đi xuống là ngược lại. Sự di chuyển đó không phụ thuộc vào nguồn
và đích của nó. Còn hướng ra và hướng đi thì chỉ cần căn cứ và nơi xuất phát,
không phải chú ý đến nơi hay vật làm đích đến.
Còn đích là một vật cụ thể mà sự di chuyển nhằm thẳng vào. Nếu sự di
chuyển ấy có chủ ý thì đích chính là nơi kết thúc mong muốn của sự di chuyển
đang được biểu hiện trong câu. Đích qui định hướng và cách thức của sự di
chuyển.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2.2. Đặc điểm chung
(tiêu chí nhận diện)
Một sự tình hoạt động di chuyển bao giờ cũng phải thoả mãn các tiêu chí
về: [+động], [+di chuyển] và [+chủ ý] hay [-chủ ý], [+hướng] hay [-hướng].
Về mặt nội dung (ngữ nghĩa), cấu trúc nghĩa biểu hiện của hoạt động di
chuyển bao gồm:
- Trung tâm là vị từ chỉ hoạt động di chuyển: được thể hiện bằng động từ
hay động ngữ: Ví dụ:
(1)
Con chó chạy trong sân
Diễn tố Vị từ Chu tố
Hành thể Hành động Vị trí
(2)
Con mèo chạy vào bếp
Diễn tố 1 Vị từ Diễn tố 2
Hành thể Hành động Đích
(3)
Thằng bé ngã dưới đất
Diễn tố 1 Vị từ Chu tố
Quá thể Quá trình Vị trí
(4)

Quả bóng bay đến vị trí anh ấy
Diễn tố 1 Vị từ Diễn tố 2
Quá thể Quá trình Đích
- Có ít nhất là một diễn tố diễn tố:
+ Diễn tố thứ nhất (DT1) là hành thể hoặc quá thể: chủ thể của hoạt động
di chuyển. Diễn tố này luôn có mặt. Ví dụ:
(5)
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tôi chạy
Diễn tố Vị từ
Hành thể Hành động
(6)
Quả cầu bay
Diễn tố Vị từ
Quá thể Quá trình
+ Bên cạnh đó còn có diễn tố thứ hai (DT2) có thể là nguồn hoặc đích, tuỳ
theo ý nghĩa mà vị từ trung tâm biểu thị. Diễn tố này có thể có mặt hay không
tuỳ từng trường hợp cụ thể:
(8)
Hồ Chí Minh đến Pháp
Diễn tố 1 Vị từ Diễn tố 2
Hành thể Hành động Đích
(9)
Đoàn tàu rời bến Hàm Rồng
Diễn tố 1 Vị từ Diễn tố 2
Hành thể Hành động Nguồn
- Ngoài ra còn có thể có các chu tố (CT). Có các loại chu tố chính là:
+ Chu tố về vị trí:
(10)
Tôi đi trên con đường này

Diễn tố Vị từ Chu tố
Hành thể Hành động Vị trí
+ Chu tố về thời gian:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
(11)
Tàu đến lúc 5 giờ
Diễn tố Vị từ Chu tố
Hành thể Hành động Thời gian
+ Chu tố về công cụ:
(12)
Nam đi bằng xe máy
Diễn tố Vị từ Chu tố
Hành thể Hành động Công cụ
+ Chu tố về cộng cách:
(13)
Tôi đi với bạn gái
Diễn tố Vị từ Chu tố
Hành thể Hành động Cộng cách
Tuy nhiên trong một số trường hợp, người ta vẫn thường nhầm lẫn giữa
diễn tố 2 và chu tố dựa trên đặc điểm ngữ nghĩa mà vị từ biểu thị. Ví dụ:
(14)
Tôi đi Hải Phòng
Diễn tố Vị từ Chu tố
(15)
Tôi đến Hải Phòng
Diễn tố 1 Vị từ Diễn tố 2
Về mặt hình thức, câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển được biểu thị
bằng một hình thức cú pháp chung là :
D1 + V + D2
và D1 + V + g + D2

(16)
Cầu thủ chạy trên sân
D1 V g N2
(17)
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Huấn luyện viên vào phòng tập
D1 V D2
(a) Dựa trên những đặc điểm về [+hướng] và [-hướng], chúng ta chia ra
làm hai loại là: sự tình hoạt động di chuyển có hướng và sự tình hoạt động di
chuyển vô hướng.
- Sự tình hoạt động di chuyển có hướng là loại sự tình mà người ta xác
định được hướng và đích của sự di chuyển. Ví dụ:
(18)
Đội tuyển Tây Ban Nha sang Munich
Diễn tố 1 Vị từ Diễn tố 2
Hành thể Hành động Đích
(19)
Bão lụt vào miền Trung
Diễn tố 1 Vị từ Diễn tố 2
Quá thể Quá trình Đích
- Sự tình hoạt động di chuyển vô hướng là loại sự tình mà người ta không
xác định được hướng của sự di chuyển. Ví dụ:
(20)
Con chim bay trên trời
Diễn tố Vị từ Chu tố
Hành thể Hành động Vị trí
(21)
Chiếc lá rơi bên thềm
Diễn tố Vị từ Chu tố
Quá thể Quá trình Vị trí

(b) Dựa trên những đặc điểm về [+chủ ý] và [-chủ ý], chúng ta chia ra làm
hai loại sự tình hành động di chuyển và sự tình quá trình di chuyển:
- Sự tình hành động di chuyển là sự tình mà chủ thể của hoạt động làm
một việc có chủ ý (chủ động, tự điều khiển):
Website: Email : Tel : 0918.775.368
(22)
Tôi sang Paris
Diễn tố 1 Vị từ Diễn tố 2
Hành thể Hành động Đích
(23)
Tôi chạy trên sân
Diễn tố Vị từ Chu tố
Hành thể Hành động Vị trí
- Sự tình quá trình di chuyển là sự tình mà không một chủ thể nào có chủ
ý:
(24)
Mưa rơi bên thềm
Diễn tố Vị từ Chu tố
Quá thể Quá trình Vị trí
(25)
Bóng bay vào sân
Diễn tố 1 Vị từ Diễn tố 2
Quá thể Quá trình Đích
Tiểu kết: Trên đây chúng tôi đã trình bày sự tình động nói chung và sự
tình hoạt động di chuyển nói riêng. Trước khi khảo sát kiểu câu này trong tiếng
Việt, chúng tôi muốn giới thiệu sơ qua về thơ Xuân Diệu và lý do chọn thơ Xuân
Diệu để khảo sát kiểu câu này.
3. Lý do chọn thơ Xuân Diệu để khảo sát
3.1. Một vài nét về thơ Xuân Diệu
- Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Xuân Diệu - Hành trình nghệ

thuật và những đặc điểm nổi bật của một phẩm chất thơ.
Nhà thơ Xuân Diệu tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu (1916 - 1985) - Thuở
nhỏ ông còn có tên là Bàn - Ngô Xuân Bàn tiếng Bình Định, Khu V gọi thành
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bàng - Ký ức về thời thơ ấu được Xuân Diệu ghi lại thật chân thành và cảm
động trong một bài thơ có cái tên rất giản dị: “Về thăm chị Bốn” viết sau ngày
đất nước thống nhất:
Chị Bốn còn sống
Cho em về diện thăm
Chị ơi qua chết sống
Ôi! Cuộc đời muôn năm.
Chị đã bảy mươi tuổi
Tóc xanh nay pha sương
Từ khi em nhỏ xíu
Chị đã thương “thằng Bàng”
Quê nội Xuân Diệu là làng Trảo Nha - huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Quê
ngoại Xuân Diệu là Vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình
Định.
Nói về gia cảnh của mình, Xuân Diệu có hai câu thơ được lưu truyền rộng
rãi.
Cha Đàng ngoài mẹ ở đàng trong
Ông đồ Nho lấy cô làm nước mắm…
Thuở thiếu thời, Xuân Diệu học chữ Nho, chữ Quốc Ngữ và cả tiếng Pháp
với cha là cụ tú Kép (hai lần đỗ Tú tài) Ngô Xuân Thọ. Năm 1927 (11 tuổi),
Xuân Diệu từ giã nơi chôn rau cắt rốn của mình xuống nội trú tận trường Cao
đẳng tiểu học Quy Nhơn. Lần đầu tiên từ nông thôn ra thành thị, cậu bé mới học
lớp Nhì đệ nhị thấy có bao nhiêu điều mới lạ. Đặc biệt là khung cảnh biển trời
Quy Nhơn thơ mộng đã dội vào tâm hồn Xuân Diệu những gợn sóng lãng mạn
đầu tiên.
Năm 1935, Xuân Diệu ra Hà Nội học Tú tài phần thứ nhất (Trường Bảo

hộ). Năm sau 1936, ông vào Huế học tiếp Tú tài phần hai (Trường Khải Định).
Có thể nói rằng, sau những cảm xúc thơ trẻ tuổi cảnh trời xanh biển biếc của
“cái nôi lãng mạn Quy Nhơn”, hai lượt ra Hà Nội tiếp xúc với thiên nhiên xứ
Bắc và vô Huế tiếp xúc với cảnh vật kinh đô đã mang đến cho nhà thơ nguồn
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cảm hứng sâu sắc về vẻ đẹp của thiên nhiên, của non sông đất nước và con
người. Bài thơ “trình làng” đầu tiên của Xuân Diệu có tên “Với bàn tay ấy”
đăng trên báo Phong hóa năm 1935. Tập thơ đầu tay “Thơ thơ” của ông ra đời
năm 1938 với lời đề tựa trang trọng của Thế Lữ. Năm 1945, Xuân Diệu cho ra
đời tập thơ thứ hai “Gửi hương cho gió” (Nxb Thời đại ấn hành).
Với “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió” Xuân Diệu được đánh giá là một
trong những nhà thơ có tài năng và phong cách độc đáo vào hạng bậc nhất của
trào lưu thơ ca lãng mạn Việt Nam 1932 - 1945. Về nội dung ông đã mang đến
cho thi đàn những năm 30 một nguồn cảm hứng yêu đời trẻ trung sôi nổi, một
cái tôi tình yêu nồng nàn, say đắm và một nhịp sống gấp gáp, nhuốm màu sắc
hưởng thụ. Về hình thức, Xuân Diệu là người có nhiều cách tân vô cùng mới
mẻ: đã tìm ra nhiều kiểu cấu trúc mới lạ cho câu thơ Việt Nam và tạo ra một thế
giới nghệ thuật thơ phong phú, đa dạng với vô vàn những hình ảnh độc đáo và
những nét “nhạc điệu tân kỳ”. Chính nhà thơ Thế Lữ, người vẫn được mệnh
danh là có công sáng lập “khai sơn phá thạch” nên phong trào Thơ mới, người
đồng thời đã có công phát hiện đã phát hiện ra tài thơ Xuân Diệu đã hết lời ca
ngợi “nhà thi sĩ của tuổi xuân, của lòng yêu và của ánh sáng”.
“Nhà thi sĩ ấy …. Tóc như mây vương trên đài trán thơ ngây, mắt như bao
luyến mọi người và miệng cười mở rộng như một tấm lòng sẵn sàng ân ái”.
Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Vần thơ của ông
được xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”. Nhà phê bình danh tiếng
Hoài Thanh cũng đón chào Xuân Diệu hết sức nồng nhiệt: “Người đã đến giữa
chúng ta với một y phục tồi tàn và chúng ta đã rụt rè, không muốn làm thân với
con người có hình thức phương xa ấy”. Và đằng sau cái dáng dấp phương xa
kia, Hoài Thanh đã tinh tế nhận ra “Thơ Xuân Diệu là nguồn sống rào rạt chưa

từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” và “nhất quyết” khẳng định: “Xuân
Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh - Thi nhân Việt nam tr. 117,
118). Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong “Nhà văn hiện đại” cũng đã sắc sảo
nhận ra: “Xuân Diệu là người đã đem đến cho thi ca Việt Nam nhiều cái mới
nhất” và “Xuân Diệu mới nhất, đằm thắm và nông nàn nhất trong tất cả Thơ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
mới…”.
Có thể nói rằng: tuy không phải là người tiên phong, mở đầu như Thế Lữ
nhưng Xuân Diệu là người kế tục xuất sắc đã mang đến cho thi đàn những năm
1936 - 1939 một nguồn sinh lực dồi dào và đã đẩy trào lưu thơ ca này “đến thời
cực thịnh”. Trong số những tên tuổi lớn đã làm rạng danh “Một thời hoàng kim”
của thơ ca hiện đại Việt Nam. Như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Chế Lan
viên, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Bính… Xuân Diệu được đánh giá là một gương mặt
nổi bật, tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới.
- Cách mạng Tháng Tám 1945 bùng nổ, cũng như nhiều nhà thơ tiền
chiến khác, Xuân Diệu đã từ bỏ “tháp ngà tình yêu” riêng để hoà nhập vào làn
sóng cách mạng chung của cả dân tộc. Ông hăng hái tham gia hoạt động trong
nhóm “văn hóa cứu quốc”.
Là một nhà thơ chan chứa tình yêu cuộc sống và con người, Xuân Diệu đã
đón nhận Cách mạng Tháng Tám một cách hồ hởi, say sưa. Ông là nhà thơ lãng
mạn đầu tiên cất tiếng ngợi ca nền chuyên chính vô sản non trẻ bằng 2 tập
trường ca: “Ngọn quốc kỳ” và “Hội nghị non sông”. Từ đây, Xuân Diệu đã gắn
chặt cuộc đời mình vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc và lựa chọn cho mình
một lý tưởng sống, một con đường sáng tạo mới: “Vào cuộc chống Pháp, quá
trình lớn là quá trình quần chúng hóa và tôi thấy quá trình quần chúng hoá này
đối với người trí thức là một sự kỳ diệu, một sự tái sinh, nó làm cho anh ta vững
chãi và làm cho anh ta có hàng nghìn tay. Tâm hồn anh ta được nhân rộng, lớn
lên, và đứng về nghệ thuật, thì tôi được đi sâu hơn nữa vào tục ngữ ca dao và
ngôn ngữ quần chúng”.
Năm 1954 - Hoà bình lập lại, Xuân Diệu trở về Hà Nội sống cùng Huy

Cận - bạn thơ tri âm tri kỷ tại số nhà 24 - phố Cột Cờ (nay là đường Điện Biên Phủ):
Nhà ta 24 Cột Cờ
Ai yêu thì tới ai lờ thì thôi…
Một lần nữa, Xuân Diệu lại mang cái say nồng của tâm hồn và nhiệt tình
nóng bỏng của trái tim để đi vào cuộc sống mới; chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và
dựng xây đất nước. Thời đại, đất nước, nhân dân đã đưa đến cho ông một nguồn
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cảm xúc gắn bó máu thịt:
“Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao”
Từ một nhà thơ “Số 1 của cái tôi cá nhân”, Xuân Diệu đã hoà nhập với cái
ta chung của cuộc đời rộng lớn. Ông lại tiếp tục viết về sự sống với một tình yêu
vô bờ bến và một tinh thần nhân bản sâu xa: “Đã là sự sống thì chẳng bao giờ
chán nản” và: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non”… Ông hăm hở giang rộng
đôi cánh thơ để đón nhận những âm vang của cuộc sống mới “Hồn tôi cánh rộng
mở/ Hai bên gió thổi vào/ Nghĩ những điều hớn hở/ Như trời cao cao cao…”. Có
thể thấy đây là giai đoạn sáng tác sung sức nhất của Xuân Diệu - Ông đã đi đến
rất nhiều vùng quê trên miền Bắc thân yêu để ngợi ca công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội, hết lòng yêu thương ủng hộ đồng bào miền Nam trong sự nghiệp
đấu tranh thống nhất đất nước, và dĩ nhiên là vẫn mê mải làm thơ tình để tặng
cho những người đang yêu. Với các tập thơ: “Riêng chung” (1960), “Hai đợt
sóng” (1967), “Tôi giàu đôi mắt” (1970), “Hồn tôi đôi cánh” (1976), “Thanh
ca” (1982)… Chúng ta cũng đủ hình dung về hành trình nghệ thuật và năng lực
sáng tạo dồi dào của một nhà thơ có phong cách độc đáo: Đối với Xuân Diệu
“Sống là đồng nghĩa với sự đam mê, đam mê cuộc sống, đam mê tình yêu, đam
mê nghệ thuật…”. Cả cuộc đời mình, Xuân Diệu đã sống, đã “cháy hết mình”
cho sự sống và cho thơ, một đời người của ông là cả một đời thơ, những trang
đời trùng hợp với những trang thơ…

Với nửa thế kỷ miệt mài sáng tạo, Xuân Diệu đã để lại trong kho tàng văn
học dân tộc một gia tài văn chương có thể gọi là đồ sộ nhiều thể loại: bên cạnh
thơ ông còn có một mảng công trình nghiên cứu tiểu luận phê bình rất có giá trị
học thuật cùng với những tuyển tập văn xuôi, dịch thuật… Con đường đi của
Xuân Diệu từ một nhà thơ lãng mạn thành một nhà thơ cách mạng là sự lựa chọn
của riêng ông, đồng thời cũng là con đường tiêu biểu cho cả một thế hệ thi nhân
tiền chiến 1932 - 1945: “Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui” (Chế Lan
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Viên). Ở cả hai chặng đường ấy, Xuân Diệu đều có những đóng góp hết sức to
lớn và vị trí của ông trên thi đàn dân tộc là không thể thay thế. Nhà thơ Cộng sản
Tố Hữu gọi ông là “một nhà thơ lớn đặc sắc và độc đáo của nền thơ hiện đại
Việt Nam”, là “nhà thơ tình kiệt xuất của thơ Việt Nam thế kỷ 20”. Khi Xuân
Diệu qua đời, nhiều thế hệ nhà văn Việt Nam đều có chung cảm tưởng “một cây
lớn nằm xuống, cả khoảng trời trống vắng”…
Khái quát về hành trình sáng tạo của mình, trong bài “Một tâm sự thi sĩ”
Xuân Diệu đã viết: “Tôi muốn nói rằng tôi là cũ và tôi là hiện đại. Và cả bài
“hồn thơ”, bài bút pháp sáng tác, bài giai đoạn lịch sử của đất nước tôi hoà lẫn
trong tôi. Tôi đã biết trong thời trẻ của tôi cái thú của sự buồn rầu, đã thưởng
thức những êm dịu của niềm cô đơn vắng vẻ. Tôi đã có trong các bài thơ về
trước của tôi những vọt tràn lãng mạn và những hơi tiếng của chủ nghĩa tượng
trưng - Tôi không chút nào từ bỏ các sáng tác về trước của mình, nhưng tôi, nói
như Pôn Êluya: “Từ chân trời của một người đến chân trời của mỗi người”…
Tôi là một người hành động và mơ mộng bằng thơ”. (Lý Hoài Thu - Thơ Xuân
Diệu trước Cách mạng Tháng Tám 1945 - tr 169)
*
.
Có thể nói rằng: Xuân Diệu là một trong số rất ít những nhà thơ hiện đại
có một hệ thống quan niệm khá hoàn chỉnh về thơ, đặc biệt là về nghề thơ, ngôn
ngữ thơ. Điều Xuân Diệu quan tâm nhất đóng vai trò cốt lõi trong ý thức sáng
tạo của nhà thơ là những cách tân đổi mới thơ ca trên cả hai phương diện, nội

dung và hình thức, cảm xúc và ngôn từ. Là một nhà thơ uyên bác, có “tầm tri
thức rộng rãi” và “am hiểu tường tận” nền thơ cổ điển dân tộc, nhưng ông đồng
thời luôn biết cách gạt ra ngoài tác phẩm của mình những vết tích gò bó, khuôn
sáo của thơ cũ để đạt tới sự mới mẻ về cả”ý tưởng” lẫn “văn thể”. Đề cập đến
quá trình sáng tạo thơ, ông chỉ ra rằng: “Nhà thơ hay, hay bằng tư tưởng, bằng
tình cảm… Nhưng tất cả những cái hay đó phải hay thông qua cảm xúc, cảm
giác… Một thi sĩ có tư tưởng, tình cảm rồi thì phải chứng tỏ cái bản lĩnh của
mình trong xúc cảm, cảm giác, hình tượng…”. Đi sâu hơn về ngôn từ, bằng con
mắt sắc sảo của một nhà nghiên cứu cộng với độ nhạy cảm tuyệt vời tinh tế về
*

×