Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng đái tháo đường typ 2 và một số yếu tố liên quan của rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2018-2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.29 KB, 9 trang )

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG NĂM 2018 - 2019
Bùi Hồng Nhung*, Vũ Thị Mai Anh*
TÓM TẮT

43

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý rối loạn
chuyển hóa phổ biến hay gặp nhất hiện nay.
ĐTĐ typ 2 chiếm tỷ lệ cao và thường tiến triển
âm thầm. Đồng thời, xã hội càng hiện đại các
bệnh lý sức khỏe tâm thần càng gia tăng trong đó
trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp ở
BN ĐTĐ 2. Trầm cảm xuất hiện ở BN ĐTĐ typ
2 sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất
và tâm thần của người bệnh. Mục tiêu: Mô tả
đặc điểm lâm sàng của BN ĐTĐ typ 2 và mô tả
một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở BN ĐTĐ
typ 2 tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm
2018 - 2019.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu mô
tả, mô tả một loạt ca bệnh để thu thập các thông
tin chung, triệu chứng lâm sàng, các yếu tố liên
quan của 97 BN ĐTĐ typ 2 tại Bệnh viện Đại
học Y Hải Phòng năm 2018 - 2019 theo mẫu
bệnh án thống nhất.


Kết quả nghiên cứu: Bệnh gặp chủ yếu
nhóm tuổi từ 61 – 70 chiếm 38,1% với tuổi mắc
bệnh trung bình là 65,26 ± 10,95. Trong đó nữ
giới chiếm 62,9% và nam giới chiếm 37,1%. BN
chủ yếu sống tại thành thị (68%), hoàn thành bậc
*Trường Đại học Y Dược Hải Phịng
Chịu trách nhiệm chính: Bùi Hồng Nhung
Email:
Ngày nhận bài: 19.3.2021
Ngày phản biện khoa học: 21.4.2021
Ngày duyệt bài: 20.5.2021

300

học THCS (35,1%) và đã kết hôn (80,4%). Thời
gian mắc ĐTĐ của nhóm BN nghiên cứu khá dài
thường trên 3 năm và có nhiều bệnh đồng mắc
kèm theo phần lớn là bệnh tim mạch. Đa số BN
đều dùng thuốc hạ đường máu theo đường uống
để điều trị bệnh. Biến chứng gặp nhiều nhất là
tăng huyết áp với 46,39%. Về yếu tố liên quan
rối loạn trầm cảm thì ở những BN có tuổi đời trẻ
dưới 55 tỷ lệ trầm cảm chiếm 57,5%, độc thân
trầm cảm với tỷ lệ khá cao 89,5%. Trong 89 BN
có bệnh đồng mắc kèm theo thì 48 BN mắc trầm
cảm chiếm 53,9%. Những BN mắc ĐTĐ trên 3
năm thì có 29 BN chiếm 64,4% mắc trầm cảm.
Và những người BMI ≥ 23kg/m2 có 59,1% mắc
trầm cảm.
Kết luận: ĐTĐ typ 2 gặp nhiều ở người lớn

tuổi (61 – 70 tuổi), nữ mắc nhiều hơn nam, thành
thị mắc nhiều hơn nông thôn. Những người mắc
ĐTĐ trẻ tuổi, sống độc thân, ở nơng thơn, béo
phì và mắc thêm nhiều các bệnh đồng mắc thì dễ
bị rối loạn trầm cảm kèm theo.
Từ khóa: Đái tháo đường typ 2, rối loạn trầm
cảm, Bệnh viện Đại học Y Hải phòng.

SUMMARY
STUDY OF CLINICAL
CHARACTERISTICS OF TYPE 2
DIABETES AND SOME RELATED
FACTORS OF DEPRESSIVE
DISORDER IN PATIENTS WITH TYPE
2 DIABETES AT HAIPHONG
MEDICAL UNIVERSITY HOSPITAL
DURING 2018 - 2019


TạP CHí Y học việt nam tP 503 - tháng 6 - sè ĐẶC BIỆT - 2021

Diabetes is the most common metabolic
disorder today. Diabetes type 2 diabetes accounts
for a high proportion and often progresses
silently. In addition, the more modern the society
is, the more the mental health conditions
increase, in which depression is a common
mental disorder in type 2 diabetes patients.
Depression appears in patients with diabetes.
Type 2 will cause serious physical and mental

consequences of the patient.
Objectives: To describe the clinical
characteristics of patients with type 2 diabetes
and describe some factors related to depression
in patients with type 2 diabetes at Hai Phong
Medical University Hospital in 2018 - 2019.
Subjects and research methods: We use
descriptive research methods, describe a series of
cases to collect general information, clinical
symptoms, and relevant factors of 97 diabetic
patients type 2 at Hai Phong Medical University
Hospital, 2018 - 2019, according to a unified
medical record.
Research results: The disease mainly
encountered in the age group of 61-70,
accounting for 38.1% with the average age of
disease was 65.26 ± 10.95. Women accounted
for 62.9% and men accounted for 37.1%.
Patients mainly live in urban areas (68%), finish
the secondary school (35.1%) and get married
(80.4%). The diabetes duration of the study
group is quite long, usually over 3 years and
many comorbidities are accompanied by the
majority of cardiovascular diseases. Most
patients take oral hypoglycemic agents to treat
the disease. The most common complication was
hypertension with 46.39%. Regarding the related
factors of depressive disorder, in patients with
young age under 55, the rate of depression
accounted for 57.5%, single depression with

quite high rate of 89.5%. Among 89 patients with
comorbidities, 48 patients with depression
accounted for 53.9%. Patients with diabetes over
3 years, 29 patients accounting for 64.4% of
depression. And those with BMI ≥ 23kg / m2,

59.1% had depression.
Conclusions: Type 2 diabetes is more
common in older people (61 - 70 years old),
women have more problems than men, and urban
women have more problems than in rural areas.
Young, single, rural, obese and more co-infected
people are more likely to suffer from the
accompanying depression disorder.
Keywords: Type 2 diabetes, depressive
disorder, Hai Phong Medical University Hospital

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
ĐTĐ là rối loạn chuyển hóa glucid mạn
tính. Năm 2000 mới có khoảng 171 triệu
người mắc tương ứng 2,8% dân số trên thế
giới. Đến năm 2018, chỉ tính trong độ tuổi 20
– 79, số người mắc ĐTĐ đã được ước tính là
425 triệu người (chiếm 8,8% dân số thế
giới). ĐTĐ typ 2 thường tiến triển âm thầm,
các triệu chứng vô cùng kín đáo và có nhiều
trường hợp vơ tình được phát hiện khi đi
khám sức khỏe định kỳ. Bệnh có thể gặp ở
mọi lứa tuổi nhưng đa số gặp ở lứa tuổi trên
30 [2]. Nhiều nghiên cứu cho thấy có tới hơn

50% BN ĐTĐ typ 2 khi được phát hiện đã có
biến chứng [3].
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường
gặp ở người bệnh ĐTĐ typ 2. Tỷ lệ mắc trầm
cảm ở quần thể này cao ít nhất gấp đơi trong
dân số chung. Một số nghiên cứu còn nhận
thấy tỷ lệ trầm cảm rất cao, như Khuwaja và
cộng sự công bố số người có dấu hiệu trầm
cảm chiếm 43,5% trong các BN ĐTĐ typ 2
[4]. Trầm cảm làm người bệnh ĐTĐ ít hoạt
động thể chất, dễ lạm dụng rượu và thuốc lá,
có thói quen ăn uống khơng tốt và kém tuân
thủ liệu trình điều trị đái tháo đường. Với
những hậu quả nghiêm trọng mà trầm cảm
gây ra ở người bệnh ĐTĐ typ 2 việc phát
hiện và điều trị sớm trầm cảm có ý nghĩa
quan trọng trong cải thiện triệu chứng, ngăn
ngừa phát sinh và làm nặng thêm các biến
301


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

chứng của bệnh. Xuất phát từ thực tế đó
chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài này
nhằm mơ tả đặc điểm lâm sàng của BN ĐTĐ
typ 2 và mô tả một số yếu tố liên quan của
rối loạn trầm cảm ở BN ĐTĐ typ 2 tại Bệnh
viện Đại học Y Hải Phòng năm 2018 – 2019.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian
nghiên cứu
Gồm 97 BN ĐTĐ typ 2 điều trị nội và
ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng
từ tháng 12/2018 đến hết tháng 6/2019.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn chung cho
nhóm BN nghiên cứu
Những BN đưa vào nghiên cứu phải đáp
ứng tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ týp 2:
* BN được các bác sỹ chuyên khoa nội
tiết chẩn đoán là có mắc ĐTĐ theo tiêu
chuẩn của Hội ĐTĐ Mỹ năm 2010:
1) Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l kèm
theo các triệu chứng của tăng glucose máu
(khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, gầy sút).
2) Glucose máu lúc đói (nhịn ăn từ 8 – 14
giờ) ≥ 7,0 mmol/l trong 2 buổi sáng khác
nhau.
3) Nghiệm pháp dung nạp glucose máu:
glucose máu 2 giờ sau uống 75 g glucose
khan ≥ 11,1 mmol/l.
4) HbA1C (định lượng theo phương pháp
chuẩn bằng sắc ký lỏng cao áp) ≥ 6,5%.
Nếu khơng có các triệu chứng của tăng
glucose máu thì tiêu chuẩn 2 – 4 phải được
làm nhắc lại.
* BN có các đặc điểm của ĐTĐ týp 2:
- Người trưởng thành.
- Thường có tiền sử gia đình.
- Triệu chứng lâm sàng khơng rầm rộ.

- Thường có cơ địa béo phì.
- Khơng có biến chứng nhiễm toan ceton.

302

- Điều trị lâu dài có hiệu quả bằng chế độ
ăn và/ hoặc các thuốc viên hạ glucose máu.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
trầm cảm
Sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm
theo ICD – 10 [20]: Một giai đoạn trầm cảm
được xác định khi BN có ít nhất 2 trong số 3
triệu chứng đặc trưng và 2 trong số 7 triệu
chứng phổ biến kéo dài trong khoảng thời
gian ít nhất 2 tuần.
Các triệu chứng đặc trưng bao gồm:
- Khí sắc giảm.
- Mất mọi quan tâm và thích thú.
- Giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi
và giảm hoạt động.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Giảm sút sự tập trung, chú ý.
- Giảm sút tính tự trọng và lịng tự tin.
- Ý tưởng bị tội và khơng xứng đáng.
- Nhìn vào tương lai ảm đạm, bi quan.
- Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại cơ thể
hoặc tự sát.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Ăn ít ngon miệng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu: chọn mẫu thuận tiện, không xác
suất được 97 BN.
Thu thập số liệu: theo mẫu bệnh án thống
nhất gồm các thông tin chung, đặc điểm lâm
sàng và các yếu tố liên quan với trầm cảm
2.3. Xử lý và phân tích số liệu: nhập và
xử lí số liệu trên phần mềm Epidata 3.1 và
SPSS 20.
2.4. Đạo đức nghiên cứu: nghiên cứu
được thông qua hội đồng khoa học và đạo
đức Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, sự
đồng thuận của Lãnh đạo Bệnh viện Đại học
Y Hải Phòng.


TạP CHí Y học việt nam tP 503 - tháng 6 - sè ĐẶC BIỆT - 2021

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1 Phân bố nhóm tuổi của bệnh nhân
Nhóm tuổi
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
≤ 50
11
11,3
51 – 60
17
17,5
61 – 70

37
38,1
>71
32
33,0
Tổng số
97
100
Tuổi trung bình
65,26 ± 10,95
Nhận xét: Nhóm tuổi có tỉ lệ mắc cao nhất là nhất là 61 - 70 chiếm 38,1% và nhóm ≤ 50
có tỷ lệ thấp nhất chiếm 11,3%; tuổi mắc bệnh trung bình của nhóm nghiên cứu là 65,26 ±
10,95. Tuổi thấp nhất là 31, cao nhất là 86.
Bảng 3.2 Thời gian mắc đái tháo đường typ 2
Số lượng
n
%
Thời gian mắc ĐTĐ typ2
≤ 12 tháng
26
26,8
12 đến ≤ 36 tháng
26
26,8
>36 tháng
45
46,4
Tổng
97
100

Nhận xét: Phần lớn BN có thời gian mắc ĐTĐ typ 2 trên 36 tháng (3 năm) với 45 bệnh
nhân (46,4%), còn lại là số người mắc bệnh dưới 12 tháng và từ 12 đến 36 tháng bằng nhau
đều là 26 người chiếm 26,8%.
Bảng 3.3 Các bệnh cơ thể đã mắc trong tiền sử
Có mắc
Khơng mắc
n
%
n
%
Tim mạch
40
41,24
57
58,76
Thận, tiết niệu
12
12,37
85
87,63
Tiêu hóa
21
21,65
76
78,35
Cơ xương, khớp
27
27,84
70
72,16

Nội tiết
30
30,93
67
69,07
Khác
28
28,87
69
71,13
Nhận xét: Có nhiều BN trong nghiên cứu đã từng mắc các bệnh của hệ tim mạch chiếm
41,24%; bệnh nội tiết chiếm 30,93%; cơ xương khớp có 27,84%; các bệnh tiêu hóa là
21,65%; các bệnh lý khác là 28,87%; thấp nhất là thận, tiết niệu chiếm 12, 37%.

303


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Bảng 3.4 Các thuốc điều trị đái tháo đường đã dùng
Số lượng
n
%
Loại thuốc
Thuốc uống hạ glucose máu
48
49,48
Thuốc uống + insulin
20
20,6

Insulin
12
12,4
Khơng dùng thuốc
19
19,6
Nhận xét: Nhóm BN được sử dụng thuốc hạ glucose máu đường uống chiếm tỷ lệ cao
nhất (49,48%); sau đó là nhóm BN sử dụng thuốc uống phối hợp với tiêm insulin (20,6%); số
BN không dùng thuốc chiếm tỷ lệ 19,6%.
Bảng 3.5 Các biến chứng của đái tháo đường
Số lượng
n
%
Biến chứng
Võng mạc
26
26,80
Tăng huyết áp
45
46,39
Thận
13
13,40
Thần kinh
14
14,43
Nhiễm khuẩn
10
10,31
Biến chứng khác

16
16,49
Nhận xét: Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, biến chứng tăng huyết áp hay gặp nhất
chiếm tỷ lệ 46,39%, tiếp theo là biến chứng võng mạc 26,8%, biến chứng thần kinh chiếm
14,43%, sau đó đến biến chứng thận chiếm 13,4%, thấp nhất là biến chứng nhiễm khuẩn
chiếm 10,31%. Tổng số các biến chứng khác là 16,49%
Bảng 3.6 Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với trầm cảm
Không trầm cảm
Trầm cảm
Mức độ
p
Yếu tố
n
%
n
%
>55
11
64,7
6
35,3
>
Tuổi hiện tại
0,05
<=55
34
42,5
46
57,5
Giới

Trình độ học
vấn
Tình trạng hôn
nhân
Nơi ở

304

Nam
Nữ
<=THCS
>=THPT
Độc thân
Kết hôn
Thành thị
Nông thôn

21
24
17
28
2
43
36
9

58,3
39,3
34,7
58,3

10,5
55,1
54,5
29,0

15
37
32
20
17
35
30
22

41,7
60,7
65,3
41,7
89,5
44,9
45,5
71,0

>
0,05
<
0,05
<
0,05
<0,05



TạP CHí Y học việt nam tP 503 - tháng 6 - sè ĐẶC BIỆT - 2021

Nhận xét: Số BN từ 55 tuổi trở xuống
mắc trầm cảm chiếm 57,5% cao hơn số BN
không mắc trầm cảm (35,3%), tuy nhiên sự
khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê. Ở
phần giới tính, sự khác biệt giữa tỷ lệ trầm
cảm và khơng trầm cảm cũng khơng có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05.Trong số các BN
có TĐHV từ THPT trở lên, số người mắc

trầm cảm với tỷ lệ 41,7% cao hơn đáng kể so
với số người không mắc trầm cảm với p <
0,05 có ý nghĩa thống kê. Tình trạng trầm
cảm trong nhóm BN độc thân chiếm 89,5%
khác biệt so với tỷ lệ khơng trầm cảm với p <
0,05. Nhóm bệnh nhân ở nơng thơn có trầm
cảm chiếm 71% cao hơn số BN khơng trầm
cảm 29% có ý nghĩa với p < 0,05.

Bảng 3.7 Mối liên quan giữa bệnh cơ thể đã mắc trong tiền sử với trầm cảm
Trầm cảm
Mức độ Khơng trầm cảm
p
Bệnh cơ thể đã từng mắc
n
%
n

%
Có mắc
41
46,1
48
53,9
>
0,05
Khơng mắc
4
50,0
4
50,0
Nhận xét: Số BN mắc bệnh cơ thể trong tiền sử bị trầm cảm bao gồm 48 người, chiếm
53,9%; trong khi tỷ lệ khơng bị trầm cảm ở nhóm các BN này là 46,1%, sự khác biệt này
khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa các loại biến chứng với trầm cảm
Không trầm cảm
Trầm cảm
Mức độ
p
Loại biến chứng
n
%
n
%
Khơng
27
51,9
25

48,1
Biến chứng
>
THA
0,05

18
40,0
27
60,0
Khơng
39
46,4
45
53,6
>
Biến chứng thận
0,05

6
46,2
7
53,8
Biến chứng
võng mạc

Khơng

Khơng



36
9
42
3

Biến chứng thần
kinh
Nhận xét:
Tỷ lệ BN trầm cảm ở nhóm có biến chứng
tăng huyết áp 60% và tỷ lệ BN không trầm
cảm ở nhóm này là 48,1%.
Tổng số người mắc biến chứng thận là 13
trong đó có 7 người chiếm 53,8% mắc trầm
cảm và 6 người chiếm 46,2% không mắc
trầm cảm.
Trong số các BN có biến chứng võng
mạc, số người trầm cảm là 17 người chiếm

50,7
35
49,3
>
0,05
34,6
17
65,4
50,6
41
49,4

<
0,05
21,4
11
76,8
65,4% và số người không trầm cảm là 9
người chiếm 34,6%
Ba sự khác biệt trên khơng có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05.
Duy chỉ có biến chứng thần kinh gặp ở 14
BN, trong đó 11 người tương đương với
76,8% có biểu hiện trầm cảm và 3 người
tương đương với 21,4% không trầm cảm là
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <
0,05.

305


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Bảng 3.9 Mối liên quan giữa thời gian mắc ĐTĐ với trầm cảm
Không trầm cảm
Trầm cảm
Mức độ
p
Thời gian mắc ĐTĐ
n
%
n

%
>3 năm
16
35,6
29
64,4
<
0,05
<= 3 năm
29
55,8
23
44,2
Nhận xét: Trầm cảm chiếm tỷ lệ cao ở các BN có thời gian mắc ĐTĐ typ 2 trên 3 năm
chiếm 64,4% cao hơn đáng kể so với tỷ lệ khơng trầm cảm ở nhóm BN này với p < 0,05.
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa những bệnh nhân có lo âu với trầm cảm
Trầm cảm
Khơng trầm cảm
Beck
OR
Zung
( 95% CI )
N
%
n
%
Có lo âu
22
75,9
7

24,1
3,98
( 1,5 - 10,56)
Khơng lo âu
30
44,1
38
55,9
Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy trong nhóm BN có lo âu thì có 75,9% BN bị trầm
cảm. Giá trị OR = 3,98 cho thấy BN có lo âu làm tăng nguy cơ bị trầm cảm và khoảng tin cậy
95% của OR là 1,5 – 10,56.
IV. BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 97 trường hợp ĐTĐ typ 2
tại bệnh viện Đại học Y Hải Phòng thấy bệnh
chủ yếu gặp ở lứa tuổi từ 61 – 70, tuổi trung
bình là 65,26 ± 10,95. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi cũng gần tương đồng với
nghiên cứu của Ferreira và cộng sự, tuổi
trung bình của nhóm BN ĐTĐ typ 2 là 65,1
± 5,6. Phần lớn BN trong nghiên cứu của
chúng tơi có thời gian bị bệnh trên 3 năm
chiếm tỷ lệ 46,4%. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của
Zhang và cộng sự nhận thấy thời gian mắc
ĐTĐ typ 2 trên 5 năm trong nhóm của họ là
60,9% [5],[6]. Có nhiều BN trong nghiên
cứu của chúng tơi đã từng mắc các bệnh mạn
tính khác trong tiền sử. Trong đó, phần lớn là
các bệnh của hệ tim mạch chiếm 41,24%.
Nghiên cứu của Raval và cộng sự nhận thấy

68% các đối tượng có bệnh tim mạch đồng
mắc hay như nghiên cứu của Mocan và cộng
sự cũng nhận thấy có 52,8% các BN vừa có
306

ĐTĐ typ 2 vừa có bệnh lý hệ tim mạch
[6].Về điều trị đa số BN trước thời điểm
nghiên cứu đều dùng thuốc hạ glucose máu
đường uống chiếm tỷ lệ 49,48%; tỷ lệ BN
chỉ sử dụng insulin là 12,4% và phối hợp
insulin với thuốc uống là 20,6%. Số BN
không dùng thuốc cũng chiếm một tỷ lệ
không nhỏ là 19,6%. Nghiên cứu của chúng
tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của
Mocan và cộng sự. Trong số các biến chứng
ở các đối tượng nghiên cứu, biến chứng tăng
huyết áp gặp nhiều nhất chiếm tỷ lệ 46,39%.
Trong nghiên cứu của chúng tơi, có một số
BN được phát hiện và điều trị ĐTĐ khi đã có
biến chứng, một số khác đã được chẩn đốn
là ĐTĐ typ 2 nhưng khơng uống thuốc vì
thấy bản thân khơng có triệu chứng của bệnh
hoặc có uống thuốc viên hạ glucose máu
nhưng lại ngừng thuốc ngay khi xét nghiệm
glucose máu về giới hạn bình thường. Đó
cũng chính là các lý do có thể làm xuất hiện
sớm và nhiều các biến chứng ở BN ĐTĐ typ


TạP CHí Y học việt nam tP 503 - tháng 6 - sè ĐẶC BIỆT - 2021


2. Chúng tôi nhận thấy trong số các BN ĐTĐ
typ 2 dưới 55 tuổi, có khá nhiều người mắc
trầm cảm với 57,5%. Trong nhóm nghiên
cứu của chúng tôi, giới nữ mắc trầm cảm cao
hơn giới nam. Về trình độ học vấn, BN học
THCS trở xuống mắc trầm cảm với tỷ lệ
65,3% cao hơn so với số các BN không mắc
trầm cảm 34,7% với p < 0,05. Có khá nhiều
nghiên cứu đồng thuận với nghiên cứu của
chúng tơi cho rằng những người có trình độ
học vấn thấp từ THCS trở xuống thường liên
quan với khả năng mắc trầm cảm cao hơn so
với những người có trình độ học vấn cao hơn
do họ có tình trạng kinh tế xã hội thấp hơn, ít
có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe
sớm... Về tình trạng hơn nhân, trong số các
BN độc thân có tới 3/4 BN mắc trầm cảm
(89,5%) cao hơn rất nhiều ở nhóm kết hơn có
trầm cảm 44,9% và sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê. Một số nghiên cứu đã cơng
bố tình trạng hơn nhân có liên quan với trầm
cảm, cụ thể là những người độc thân có khả
năng mắc trầm cảm cao hơn những người
đang sống cùng vợ hoặc chồng vì họ cho
rằng kết hơn là yếu tố bảo vệ, hỗ trợ, chăm
sóc người bệnh từ đó làm giảm cảm xúc tiêu
cực [2][9]. Về nơi ở, chúng tôi nhận thấy tỷ
lệ trầm cảm ở nông thôn chiếm 71% cao hơn
nhiều so với số BN không trầm cảm chiếm

29% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05. Khi nghiên cứu về tiền sử mắc
các bệnh cơ thể khác của nhóm đối tượng
nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy có 50% BN
trầm cảm trong tổng số BN ĐTĐ typ 2
khơng có tiền sử mắc các bệnh cơ thể trước
đó như tim mạch, tiết niệu, cơ xương khớp...
tương ứng với các BN khơng trầm cảm ở
nhóm khơng mắc bệnh với p > 0,05. Như

vậy, tiền sử đã từng mắc các bệnh cơ thể như
là một yếu tố bảo vệ đối với trầm cảm. Tác
giả Alonso – Moran và cộng sự cho biết
những BN ĐTĐ có tiền sử gia đình mắc
ĐTĐ trước đó thì khả năng mắc ĐTĐ thấp
hơn những người khơng có tiền sử này. Có
rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập tới
mối liên quan giữa các biến chứng của ĐTĐ
với sự phát sinh của trầm cảm và đa số các
biến chứng của ĐTĐ như biến chứng tăng
huyết áp, thận tiết niệu, võng mạc... đều
được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc
trầm cảm. Ở nhóm nghiên cứu của chúng tôi,
đây cũng là các biến chứng gặp với tỷ lệ cao
nhất. Biến chứng THA có 60% BN mắc trầm
cảm và 40% không mắc. Về biến chứng thần
kinh, tỷ lệ trầm cảm ở nhóm BN ĐTĐ typ 2
có biến chứng này là 76,8% trong khi tỷ lệ
khơng trầm cảm là 21,4%. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Biến chứng

thận trong nghiên cứu của chúng tơi, số BN
ĐTĐ typ 2 có biến chứng thận mắc trầm cảm
53,8% khơng cao hơn nhóm BN này không
mắc trầm cảm 46,2% với p > 0,05. Ở biến
chứng võng mạc có 26 BN mắc trong đó
65,4% có trầm cảm và 34,6% khơng mắc.
Tuy qua phân tích p > 0,05 khơng có ý nghĩa
thống kê nhưng trên thực tế việc giảm thị lực
thậm chí mù lịa mang lại sự hạn chế lớn cho
người bệnh trong các sinh hoạt hàng ngày.
Điều này tác động mạnh mẽ lên cảm xúc của
BN. Mối liên quan giữa thời gian mắc ĐTĐ
được thể hiện trong nghiên cứu của chúng tôi
rất cụ thể là những BN mắc ĐTĐ thời gian
dài mà trong nghiên cứu này là trên 3 năm
thì tỷ lệ trầm cảm là 64,4% cao hơn so với
nhóm BN cùng thời gian mắc khơng trầm
cảm chiếm 35,6%. Sự khác biệt này có ý

307


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

nghĩa thống kê với p < 0,05. Và đối với
những BN đã có lo âu thì nó ln là yếu tố
nguy cơ làm gia tăng trầm cảm ở BN mắc
ĐTĐ typ 2 với khoảng tin cậy 95% của OR
là 1,5 – 10,56.


khi không trầm cảm là 35,6%. Và quan trọng
là ở những người đã xuất hiện lo âu thì là
nguy cơ càng làm gia tăng rối loạn trầm cảm
với khoảng tin cậy 95% của OR là 1,5 –
10,56.

V. KẾT LUẬN
Bằng phương pháp mô tả cắt ngang trên
97 BN ĐTĐ typ 2 điều trị tại Bệnh viện Đại
học Y Hải Phòng năm 2018 - 2019 thấy bệnh
gặp chủ yếu ở nhóm tuổi từ 61 - 70. Tuổi
mắc bệnh trung bình là 65,26 ± 10,95. Tỷ lệ
nữ/nam= 3/2. Đa số đã có gia đình (80,4) và
sống tại thành thị chiếm 68%. Thời gian mắc
ĐTĐ lâu trên 3 năm chiếm chủ đạo 46,4%.
Các bệnh đồng mắc trong tiền sử đa phần là
bệnh lý hệ tim mạch chiếm 41,24%. Điều trị
chủ yếu vẫn là dùng thuốc hạ glucose máu
theo đường uống 49,48%. ĐTĐ gây rất nhiều
biến chứng nguy hiểm nhưng biến chứng
thường gặp nhất là tăng huyết áp với tỷ lệ
46,39%. Về các yếu tố liên quan với rối loạn
trầm cảm ở BN ĐTĐ qua nghiên cứu ta nhận
thấy, tình trạng hơn nhân và nơi ở có liên
quan mật thiết đến trầm cảm. Những BN độc
thân bị mắc ĐTĐ typ 2 dễ mắc trầm cảm hơn
những người có gia đình với tỷ lệ 89,5% 10,5% và vùng nông thôn cũng dễ mắc trầm
cảm hơn những BN ĐTĐ typ 2 tại thành thị
với tỷ lệ lần lượt là 71% và 29%. Trong các
loại biến chứng, thì biến chứng thần kinh

làm tăng nguy cơ trầm cảm ở những người
mắc hơn những người không mắc 1,5 lần.
Nhưng người mắc ĐTĐ typ 2 càng lâu (> 3
năm) thì tỷ lệ trầm cảm chiếm 64,4% trong

TÀI LIỆU THAM KHẢO

308

1.Peyrot M., Rubin R.R (1999). Persistence of
depressive symptoms in diabetic adults.
Diabetes Care, 22(3), 448–452.
2. Rahman M., Rahman M.A, Flora M.S et al
(2015). Depression and associated factors in
diabetic patients attending an urban hospital
of Bangladesh. Int J Collab Res Intern Med
Public Health, 3(1).
3. Alonso-Morán E., Satylganova A., Orueta
J.F et al (2014). Prevalence of depression in
adults with type 2 diabetes in the Basque
Country: relationship with glycaemic control
and health care costs. BMC Public Health, 14,
769.
4. Ferreira M.C, Piaia C., Cadore A.C et al
(2015). Clinical variables associated with
depression in patients with type 2 diabetes.
Rev Assoc Médica Bras, 61(4), 336–340.
5. Zhang W., Xu H., Zhao S. et al (2015).
Prevalence and influencing factors of comorbid depression in patients with type 2
diabetes mellitus: a General Hospital based

study. Diabetol Metab Syndr, 7, 1-9.
6. Palizgir M., Bakhtiari M., Esteghamati A.
(2013). Association of Depression and
Anxiety With Diabetes Mellitus Type 2
Concerning Some Sociological Factors. Iran
Red Crescent Med J, 15(8), 644–648.



×